Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Đồ Án Tốt Nghiệp - Cải Tiến Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Tại Công Ty May 10 – Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.9 KB, 106 trang )

LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
Đề tài: Cải tiến Hệ thống quản trị chất lượng tại công ty May 10 –
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”
Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Nghiên cứu sự hình thành, phát triển của hoạt động quản lý chất lượng và
của hệ thống quản lý chất lượng.
- Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý chất lượng của công ty
May 10
- Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng cho công ty
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Khảo sát, tìm hiểu nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng và hoạt động của
hệ thống tại công ty.
Kết cấu đề tài gồm 5 phần chính:
Lời nói đầu.
Phần I: Giới thiệu sơ lược về công ty May 10.
Phần II: Những lý luận chung về hệ thống quản lý chất lượng trong doanh
nghiệp.
Phần III: Phân tích thực trạng các vấn đề trong hoạt động quản trị chất
lượng tại công ty May 10.
Phần IV: Lập kế hoạch xây dựng/ cải tiến và các giải pháp áp dụng 1 hệ
thống chất lượng mới nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng tại
công ty May 10.
Phần V: Xây dựng hệ thống hồ sơ chất lượng ( viết quy trình, thủ tục,
hướng dẫn công việc và biểu mẫu báo cáo )
Lời nói đầu
Đất nước ta hiện nay hoàn toàn khác so với 20 năm trước đây, nền kinh tế
phát triển nhanh, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, trẻ em được đến
trường, mọi nhà đều có cơm ăn áo mặc… tất cả là nhờ đương lối đổi mới
của Đảng năm 1986. Đặc biệt kinh tế có những chuyển biến mạnh mẽ và
những khởi sắc đáng mừng. Năm 2001 đánh dấu 1 sự phát triển lớn trong
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 1


LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
hoạt động thương mại của Việt Nam, khi chính phủ Việt Nam và chỉnh phủ
Mỹ ký kết hiệp định thương mai song phương. Hiệp định thương mại này
đã mở ra một cơ hội phát triển mới, một thị trường mới đầy hứa hẹn cho các
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực chế biến thực phẩm và hàng may mặc. Tuy nhiên cũng có không ít các
thách thức đặt ra, nhiều rào cản tiêu chuẩn mới và khắt khe buộc các sản
phẩm cuả các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua để vào thị trường Mỹ.
Và không chỉ thị trường Mỹ mà hiện nay, để có thể thâm nhập vào thị trường
thế giới, các sản phẩm phải có tính cạnh tranh cao, thương hiệu tốt. Và tất cả
phải bắt nguồn từ chất lượng.
Cần phải khẳng định, chất lượng phải được coi là vũ khí cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hóa. Chất lượng giúp doanh nghiệp tồn
tại và phát triển bền vững, chất lượng đem lại thương hiệu và giúp thương
hiệu Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới, giúp cho sản phẩm Việt
Nam có thể khẳng định mình trên thị trường, lọt vào sự lựa chon của khách
hàng. Và điều quan trọng hơn cả chất lượng không dưng mà có, cần phải tạo
ra nó, quản lý nó thì mới đem lại kết quả tốt nhất. Chất lượng hiện nay
không đơn giản chỉ là một sản phẩm hoàn thiện, đầy đủ chức năng, đẹp, đáp
ứng mọi yêu cầu kỹ thuật, mà là độ thỏa mãn của khách hàng, cần hướng tới
khách hàng. Vì thế, chất lượng được coi trọng ở tất cả các khâu từ thiết kế,
sản xuất, phân phối.
Là một con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam, với hơn nửa thế kỷ
tồn tại và phát triển, Công ty May 10 đã khẳng định được thương hiệu của
mình trên thị trường thế giớ, các sản phẩm của May 10 đã, đang có mặt ở
nhiều nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Đức… tháng 1/2000 công ty May 10
đã được tổ chức quốc tế AFAQ- ASCERT của Pháp cấp chứng nhận đạt tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9002-1994 cho hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty.
Và đến tháng 12/2003 Công ty May 10 đã được công nhận tiêu chuẩn quốc
tế ISO 9001-2000.

Thực tế, đối với ngành dệt may, nền tảng của công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước thì ấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Việt
Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO thì ngành dệt may trong nước
phải đổi mới về mẫu mã, nâng cao chất lượng sp để đáp ứng thị hiếu của
khách hàng cả thị trường nội địa lẫn thị trương ngoại đia. Tuy nhiên hiện nay
tình trạng thiết bị của ngành dệt may quá cũ kỹ lạc hâu so với thế giới. Do
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 2
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
đó chất lượng sản phẩm của ngành dệt may khó có thể đáp ứng một cách đầy
đủ về chất lượng sản phẩm như thị trường quốc tế. chính vì vậy sản phẩm
dệt may nước ta sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm từ thị trường ngoại
địa. Đây chính là thách thức với ngành dệt may nói chung và công ty May
10 nói riêng. Để thích ứng kịp thời với tình hình công ty May 10 đã và đang
thực hiện chiến lược sản phẩm kinh doanh và năng động đầu tư, đổi mới
công nghệ, nâng cáo chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của mình để
dẫn chiếm lĩnh thi trường, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp
có doanh thu xuất khẩu lớn nhất toàn ngành.
Xuất phát từ sự cần thiết của chất lượng sản phẩm với sự phát triển của mỗi
doanh nghiệp. nhóm em đưa ra những tìm hiểu với đề tài: “ nghiên cứu xây
dựng / cải tiến về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty May
10”.

Phần I: Giới thiệu về Công ty May 10.
1) Quá trình hình thành và phát triển.
• Tiền thân của công ty cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng may quân
trang thuộc ngành quân nhu được thành lập từ năm 1946 ở các chiến khu
trên toàn quốc để phục vụ bộ đội trong cuộc kháng chiến chống pháp bảo
vệ tổ quốc (1946-1954) đến năm 1952, xưởng may 1 (X1) ở Việt Bắc
được đổi tên thành xưởng May 10 với bí số là X10 và đóng ở Tây Đốc
( Phú Thọ). Sau hơn 60 năm thành lập công ty cổ phần May 10, trải qua

nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm cùng với tiến trình của lịch sử, đến
nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc.
Giai đoạn từ 1953-1960: Năm 1953, xưởng May 10 chuyển về Bộc
Nhiêu ( Định Hóa- Thái Nguyên). Tại đây, May 10 đã ngày đêm miệt mài
sản xuất trên 10 triệu sản phẩm quân trang, quân dụng các loại phục vụ
kháng chiến. Năm 1954 kháng chiến thắng lợi xưởng May 10 được
chuyển về Hà Nội, cùng thời gian đó xưởng may X40 ở Thanh Hóa cũng
chuyển về Hà Nội, sát nhập với Xưởng May 10, hiện nay tại Phường Sài
ĐỒng, quận Long Biên, Hà Nội là địa điểm sản xuất chính.
Tổng cục Hậu Cần tiến hành biên chế cho xưởng May 10.564 cán bộ,
công nhân viên. Xưởng may được mở rộng, máy móc được trang bị thêm,
có tất cả 253 chiếc máy may, trong đó có 236 chiếc chạy bằng điện.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 3
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
Nhiệm vụ của xưởng May 10 lúc này vẫn là quân trang cho quân đội là
chủ yếu.
Giai đoạn làm quen với hạch toán kinh tế (1961-1964): xuất phát từ yêu
cầu xây dựng đất nước khi miền Bắc đi lên CNXH, tháng 2/1961 xưởng
May 10 được chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành
XÍ nghiệp May 10 từ đó nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất theo kế hoạch
của Bộ Công Nghiệp nhẹ giao hàng hằng năm tính théo giá trị tổng sản
lượng. Tuy chuyển đổi việc quản lý nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là sản
xuất quân trang phục vụ cho quân đội, tỷ lệ hằng năm chiếm 90%- 95%,
còn sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng,
chiếm 5%-10%.
Giai đoạn sản xuất trong khói lửa chiến tranh phá hoại của Không quân
Mỹ (1965-1975): 1965 giặc Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, xí
nghiệp phải đi sơ tán, nhưng mặt khác vẫn tiến hành phát huy tinh thần
không ngại khó, ngại khổ, phát huy tinh thần trách nhiệm của Đảng viên

và quần chúng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. cuối năm 1968 chiến tranh
phá hoại lần 1 kết thúc , các phân xưởng lần lượt trở vềm trong 2 năm
1968-1969 xí nghiệp tuyển thêm công nhân mở thêm phân xưởng 4 và 5.
1972 Mỹ đánh phá Miền Bắc lần 2: Xí nghiệp bị tàn phá. 1973-1975
công nhân và cán bộ May 10 đã được cấp trên giao nhiệm vụ sản xuất
nhiều quân trang và đểu hoàn thành xuất sắc.
Giai đoạn chuyển hướng may gia công Xuất Khẩu (1975-1985):
Sau 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang sản xuất và gia công hàng xuất
khẩu, thi trường chủ yếu lúc này là Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông
Âu thường qua các hợp đồng mà Chính phủ Việt Nam ký kết với nước
này. Trong giai đoạn này, hàng năm xia nghiệp May 10 xuất sang thị
trường các quốc gia trên từ 4-5 triêu áo sơ mi.
Giai đoan đi lên theo con đường đổi mới của Đảng từ 1986 đến nay:
Kể từ Đại hội VI năm 1986, Đảng đã đề ra đường lối Đổi mới, chuyển
tuwd nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thi trường định
hướng XHCN. Nắm bắt được tinh thần của đường lối đổi mới, xí nghiệp
May 10 đã từng bước có những đổi mới tỏng tư duy kinh tế và định
hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tháng 11/1992 Bộ Công nghiệp
nhẹ quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành Công Ty May 10 với tên
giao dịch quốc tế là: “ GARCO 10”. Kể từ đó công ty đã mạnh dạn đầu
tư trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ mới, đào tạo công nhân và cán bọ
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 4
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
quản lý, cải tạo và xây dựng mới nhà xưởng, cải thiện điều kiện làm việc
cho công nhân, mở rộng thị trường quốc tế và coi trọng thi trường trong
nước…. Tháng 1/2005, theo Quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của Bộ
Công Nghiệp, công ty May 10 được chuyển thành Công ty Cổ phần May
10 trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam với số vốn điều lệ là 54 tỷ
đồng.
Tên tiếng việt : CÔng ty Cổ phần May 10.

Tên giao dịch quốc tế : GARMENT 10 JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: GARCO 10
Trụ sở chính: Sài Đồng – Gia Lâm – Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Công ty cổ phần May 10 hoạt động trong những lĩnh vực sau:
- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành
may mặc.
- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và
công nghiệp tiêu dùng khác.
- Kinh doanh văn phòng,bất động sản, nhà ở cho công nhân
- Đào tạo nghề
- Xuất khẩu trực tiếp
Trong đó, lĩnh vực chủ yếu của công ty vẫn là sản xuất kinh doanh hàng dệt
may.
PHẦN 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VÀ HTQTCL TRONG DN.
1. Chất lượng
- Chất lượng sp: phạm trù rộng và phức tạp=> đứng trên những góc độ
khac nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà các
doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng từ người sản
xuất, người tiêu dung, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi thị trường.
- Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm thì chất lượng cung cấp những
thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với các sản
phẩm cùng loại trên thị trường.
- Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402 định nghĩa: “ Chất lượng là tập
hợp các thuộc tính các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực
thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu
cầu tiềm ẩn.
2. Quản trị chất lượng:
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 5
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1

- Quản lí chat lượng là một khía cạnh của chức năng quản lí để xác định và
thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lí trong lĩnh vực chất
lượn được gọi là quản lí chất lượng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm
đúng đắn về quản lý chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng.
- Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO cho rằng: quản lí chất lượng là một
hoạt động có chức năng quản lí chung bằng các biện pháp như hoạch
định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến
chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng.
+ Chính sách chất lượng: Toàn bộ ý đồ và định hướng về chất lượng do lãnh
đạo cao nhất của doanh nghiệp chính thức công bố.
+ Hoạch định chất lượng: các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu
cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng.
+ Kiểm soát chất lượng: các kỹ thuật và hoạt động tác nghiệp được sử dụng
để thực hiện yêu cầu chất lượng.
+ Đảm bảo chất lượng: Mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống trong hệ
thống chất lượng và được khẳng định nếu cần, để đem lại long tin thỏa đáng
rằng thực thể thỏa mãn yêu cầu của đối tượng.
+ Cải tiến chất lượng: Các hành động tiến hành trong toàn bộ tổ chức để
nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động và quá trình để cung cấp lợi
nhuận thêm cho tổ chức và cả khách hàng.
+ Hệ thống chất lượng: Bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn
lực cần thiết để thực hiện công tác quản lí chat lượng.
Như vậy, tuy còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về quản lí chất lượng,
song nhìn chung chúng có nhiều điểm tương đồng và phản ánh được bản
chất của quản lí chất lượng như:
- Mục tiêu trực tiếp của quản lí chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải
tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu.
- Thực chất của quản lí chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức
năng quản lí như: hoạch định , tô chức, kiểm soát và điều chính.
- Quản lí chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp . quản lí chất

lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 6
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
hội,trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải
được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo.
- Quản lí chất lượng được thực hiện trong suốt chu kì sống sản phẩm, từ
thiết kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm.
3. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống quản trị định hướng chất lượng.
Đối với nền kinh tế quốc dân, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ
nâng cao khả năng cạnh tranh của đất nước. Khả năng công ty của mỗi nước
phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Vấn đề mang tính
cấp bách đối với doanh nghiệp nước ta là nâng cao chất lượng sản phẩm để
theo kịp trình độ về chất lượn sản phẩm ở các nước trong khu vực và trên thế
giới. Xét trên giác độ sử dụng sản phẩm, trong những điều kiện việc nâng
cao chất lượng tương đương với việc tăng năng suất lao động xã hội.
Chất lượng quản trị và chất lượng sản phẩm có mối liên hệ nhân quả. Chất
lượng sản phẩm do chất lượng của hệ thống quản trị quyết định. Các nhà
quản trị đều thống nhất cho rằng các đặc trưng kĩ thuật đơn thuần không đủ
đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng cần có
các điều khoản quản trị bổ sung thêm vào các đặc trưng kĩ thuật đơn thuần
không đủ đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng
vì vậy cần thiết phải xây dựng hệ thống quản trị chất lượng. Việc đảm bảo và
nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện không thể thiếu có thể tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế.
2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ THỐNG QUẢN TRỊ
CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY MAY 10.
1. Phân tích thực trạng hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm tại công
ty May 10
Công ty May 10 (GARCO 10) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản

xuất và kinh doanh hàng may mặc thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam
(Vinatex). Ra đời từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kì chống
thực dân pháp, đến nay công ty đã có hơn nửa thế kỉ tồn tại và phát triển.
Hiện nay công ty May 10 thuộc bộ công nghiệp, là một trong những con
chim đầu đàn nhiều năm liền của ngành dệt may Việt Nam.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 7
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong thời điểm
hiện nay, là vũ khí cạnh tranh số một, là điều kiện quan trọng và quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của công ty, nên lãnh đạo công ty quyết tâm xây
dựng cho mình một hệ thống đảm bảo chat lượng sản phẩm phù hợp.
Với những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong
công ty, sản phẩm của công ty chính thức được công nhận chứng chỉ ISO
9001-2000. Đây là một thành công lớn của công ty, giúp công ty thuận lợi
hơn trong đối ngoại, đảm bảo các yêu cầu theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Mặt khác, với chứng chỉ ISO 9001-2000 giúp công ty xây dựng cho mình
một hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm chặt chẽ, từ đoa có thể nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh
trên thị trường.
1.1 Công tác triển khai áp dụng hệ thống quản li chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000 và nâng cao nhận thức về chất lượng sản
phẩm.
Ngay từ khi được nhận chứng chỉ,ban lãnh đạo công ty bắt vào xây dựng bộ
máy quản lý chất lượng và các hệ thống văn bản chất lượng cần thiết để việc
quản lý được tiến hàng xuyên suốt và đạt hiệu quả. Hiện nay các văn bản
được xây dựng xong và Công ty luôn tiến hành sửa đổi liên tục cho phù hợp
với điều kiện thực tế.
Công ty tiến hành xây dựng triển khai chính sách chất lượng đến toàn công ty, huy
động mọi thành viên trong công ty tham gia quản lí chất lượng sản phẩm. Chính
sách chất lượng là tấm gương phản chiếu sự đổi mới nhận thức của ban lãnh đạo về

chất lượng sản phẩm.
Chính sách chất lượng của công ty: “Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều
đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty”
Song song với việc xây dựng, triển khai hệ thống văn bản chất lượng công ty còn
tập trung vào đào tạo, huấn luyện chất lượng cho tất cả các thành viên trong công
ty, đặc biệt là công nhân sản xuất. Công ty đã tổ chức liên tục các lớp học ngắn hạn
về ISO cho công nhân sản xuất. Mặt khác, để đảm bảo chính sách chất lượng của
công ty được hiểu thấu đáo.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 8
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
Công ty đã thành lập phòng ISO, cử đại diện lãnh đạo đi đào tạo, học hỏi kinh
nghiệm về hệ thống chất lượng. Công ty còn tập chung nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu
tư đổi mới và nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị cho nhà máy, phòng ban.
Nhìn chung, việc triển khai chương trình quản lý chất lượng sản phẩm được công
ty thực hiện xong và có hiệu quả, phong trào chất lượng lên cao tạo nên môi trường
làm việc khoa học, cán bộ công nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong công
việc.
1.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ:
Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm nhiều công đoank trong
cùng một quá trình sản xuất. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu, để sử
dụng thì có các nhà máy chuyên dung như: may, thêu, là, ép… Nhưng có
những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như: cắt chỉ, nhặt
xơ, đóng góp sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác
nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây truyền như
vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác,
đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm sản phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn
khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng
khách hàng cũng như đưa được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo
đặc điểm của sản phẩm may.
Ở công ty May 10 công tác chỉ đạo hướng dẫn kĩ thuật cho tới thực hành,

sản phẩm được triển khai từ phòng kĩ thuật xuống tới các xí nghiệp rồi
cả phân xưởng và sau đó xuống các tổ sản xuất và từng công nhân. Mỗi
bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy
cách may, lắp giáp và thông số kỹ thuật của sản phẩm.
1.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị vật tư của công ty:
Trước đây trong cơ chế bao cấp, hoạt động sản xuất của công ty May 10 chỉ mới
tập trung vào số lượng, chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy máy
móc thiết bị của công ty chậm đổi mới, thay thế, hơn nữa việc mua sắm thiết bị
thời kì này được liên hiệp may phê duyệt, thủ tục mua sắm phiền hà, tốn thời gian.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường tự hạch toán sản xuất kinh doanh với tổng số
vốn ban đầu ít ỏi công ty đã xác định quan điểm đầu tư cho mình là:
+ Cần xác định công trình tập trung, trọng điểm để tập trung vốn đầu tư.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 9
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
+ Đầu tư dựa vào sức mình là chính, bằng nguồn vốn tự bổ sung. Ngoài ra tranh
thủ sự hợp tác và giúp đỡ của khách hàng, khi thật cần thiết mới sử dụng vốn vay.
+ Xuất phát từ quan điểm này mà công ty quyết định đấu tư theo chiều sâu vào
việc thay thế, tổ chức lắp đặt thiết bị mới, đồng bộ và hiện đại, áp dụng công nghệ
tiên tiến để nhanh chóng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng kịp thời yêu
cầu của khách hàng.
+ Máy móc thiết bị chủ yếu hiện nay của công ty là máy chuyên dùng,phần lớn
được sản xuất ở các nước tư bản như : Nhật, Mỹ, Đức, Hungary.Nhờ việc đầu tư
máy móc thiết bị kịp thời tạo điều kiện cho việc cải tiến nâng cao chất lượng sản
phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của kách hàng.
Các công doạn sán xuất được chuyên môn hoá cao do đó đã hạ giá thành ở nhiều
công đoạn.Mặt khác do đặc điểm máy móc thiết bị ngành may là luôn được cải tiến
hiện đại nên công ty tổ chức theo 2 ca để khấu hao nhanh máy móc thiết bị và công
ty cũng kết hợp mở rộng sản xuất tới các địa phương, thành lập các công ty liên
doanh. Do đó mà công ty có thể chuyển giao máy móc thiết bị cũ cho địa phương,
tận dụng được lực lượng lao động nhà xưởng sẵn có ở địa phương để sản xuất kinh

doanh hàng may mặc, thực hiên cả hai bên cùng có lợi.
1.4 Công tác nghiên cứu, thiết kế chất lượng:
Công ty thường xuyên tiến hành các hoạt động Marketing nhằm thu nhận các
thông tin cần thiết, làm căn cứ để thiết kế các loại sản phẩm có chỉ tiêu, đặc trưng
cụ thể, có mức chất lượng phù hợp, thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Công
ty coi trọng các thông tin phản hồi của khách hàng. Kết quả xử lý các thông tin
phản hồi giúp Công ty có những bổ sung, điều chỉnh đúng dắn về chính sách chất
lượng, cải tién các biện pháp quản lý chất lượng.
Hiện nay Công ty May 10 chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu theo các tài
liệu tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và nước ngoài, hệ thống thông tin trên
internet Phương pháp này giúp Công ty có những thông tin khá chính xác, chi phí
thực hiện phương pháp thấp.
Quá trình nghiên cứu của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục , có hệ
thống và do các cán bộ có chuyên môn cao thực hiện.Do đó, Công ty cập nhật
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 10
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
nhanh chóng, kịp thời được những biến đổi, những yêu cầu của thị trường, những
yêu cầu của khách hàng, từ đó ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm .
Mặt khác, công tác thiết kế có tầm quan trọng rất lớn trong khâu đầu tiên, thể hiện
ý đồ mang tính chất quyết định trong chiến lược sản phẩm, chính sách chất lượng
của Công ty. Công ty luôn dảm bảo quá trình thiết kế đúng đắn, phù hợp với nhu
cầu của thị trường để góp phần lớn vào thành quả hoạt động, vào khả năng cạnh
tranh, chiếm lĩnh vị trí xứng đáng của sản phẩm trên thương trường.
Thiết kế là khâu cụ thể hoá các yêu cầu của khách hàng thành các quy định cụ thể
về chất lượng, kỹ thuật của sản phẩm . Chất lượng thiết kế được Công ty đánh giá
thông qua khả năng lượng hoá các yêu cầu về giá trị sử dụng một cách tối ưu, tạo
điều kiện cho việc chế tạo sản phẩm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với
chi phí hợp lý.
Để đảm bảo chất lượng thiết kế Công ty đã chia quá trình thiết kế thành các giai
đoạn sau:

- Lập kế hoạch và dự án thiết kế
+ Xác định nhiệm vụ thiết kế trên cơ sở đơn dặt hàng
+ Xác định trình độ kỹ thuật của sản phẩm
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của sản phẩm
- Thiết kế kỹ thuật
Trên cơ sở nhiệm vụ thiết kế và các giải pháp kỹ thuật Công ty tiến hành thiết kế
tổng thể, thiết kế chi tiết, thiết kế hồ sơ lắp ráp, lập các bảng dự toán nguyên vật
liệu , thiết kế quy trình công nghệ sản phẩm , hướng dẫn sử dụng, sửa chữa, quy
định về bao bì, đóng gói
- Kiểm tra chất lượng thiết kế
Công việc kiểm tra được Công ty tiến hành định kỳ trong suốt quá trình thiết kế,
để sớm phát hiện những sai sót và sự không hợp lý, tránh ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm .
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 11
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
Các thiết kế sau khi đã kiểm tra, đánh giá được triển khai xuống nhà máy bằng các
biên bản cụ thể để tránh sai sót, nhầm lẫn. Do các thiết kế của Công ty được xem
xét kỹ lưỡng, tỉ mỉ nên khi đưa vào sản xuất sản phẩm ít bị biến động.
1.5. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là một trong những khâu có tính quyết định đối với việc dảm
bảo chất lượng sản phẩm . Vì vậy, khi lập phương án sản xuất Công ty luôn tạo
điều kiện cho hoạt động quản lý chất lượng được tiến hành thuận lợi theo một quy
trình nhất định.
Mục đích quản lý quá trình sản xuất của Công ty không phải là loại bỏ những sản
phẩm xấu, kém chất lượng vừa sản xuất xong mà phải ngăn chặn không cho những
sản phẩm xấu xuất hiện trong quá trình sản xuất; mặt khác việc ngăn chặn những
sản phẩm xấu không chỉ dựa vào bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS), hoặc xem
phương pháp kiểm tra chất lượng là phương pháp chủ yếu để loại bỏ những phế
phẩm, thứ phẩm

Xác định được tầm quan trọng của khâu sản xuất, nên Công ty đã chọn phương
pháp quản lý từ bước đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng quản lý
là toàn bộ các yếu tố đầu vào trước khi đưa vào gia công chế biến, các sản phẩm
đầu ra trước khi nhập kho, đặc biệt là quá trình điều khiển các thông số vận hành.
Tại mỗi giai đoạn Công ty đều đề ra những yêu cầu và nội dung quản lý chất lượng
nhất định.
Khi nhận được lệnh sản xuất công ty tiến hành thiết kế quy trình sản xuất, trong
quá trình sản xuất luôn thực hiện đúng theo quy trình nhằm đảm bảo chất lượng
sản phẩm. Đặc điểm của sản xuất ra một sản phẩm như quần,áo…là qua nhiều
công đoạn liên tiếp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm , trong quá trình sản xuất bộ
phận kỹ thuật kết hợp với nhân viên chất lượng kiểm soát từng công đoạn sản xuất
chặt chẽ, phát hiện những nguyên nhân gây biến động chất lượng và kịp thời điều
chỉnh.
Dựa vào các chỉ tiêu chất lượng chuẩn của sản phẩm mà bộ phận phận kỹ thuật
nhập thân vào quá trình sản xuất, khống chế chất lượng từng công đoạn theo đúng
thiết kế. Nhân viên thí nghiệm theo quy định kiểm tra ,thực hiện kiểm tra từng chỉ
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 12
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
tiêu chất lượng , khi phát hiện sẽ có biện pháp diều chỉnh, sửa chữa máy móc, thay
thế thiết bị để không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm .
Nhìn chung tình hình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất được Công ty
thực hiện chặt chẽ và khoa học, giúp đảm bảo và nâng cao sản phẩm , giảm phế
phẩm, thứ phẩm , giảm chi phí. Tuy nhiên, quản lý chất lượng sản phẩm trong sản
xuất của Công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù Công ty đã đổi mới
nhận thức, luôn cho rằng quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ là trách nhiệm
của các nhà quản lý, mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong Công ty, nhưng
do vô tình hay hữu ý , vẫn còn tình trạng công nhân làm ẩu, chạy theo số lượng sản
phẩm . Mặt khác, Công ty chưa chưa có biện pháp khuyến khích, hướng dẫn công
nhân tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất.
Kiểm tra vẫn dựa vào bộ phận nằm ngoài sản xuất là chính, điều này gây sức ép

lớn đối với tinh thần công nhân. Công nhân làm việc thụ động, có thái độ căng
thẳng đối với bộ phận kiểm tra (đặc biệt là nhân viên thí nghiệm ), chưa tự giác,
chưa có quyết tâm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm
1.6. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
Với phương châm "làm đúng ngay từ đầu", quyết tâm tạo lập môi trường sản phẩm
không khuyết tật, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được Công ty chú trọng
hàng đầu.
Cơ sở kiểm tra chất lượng của Công ty là dùng phương pháp thống kê để ra quyết
định.
Hiện nay, Công ty đang sử dụng cả hai phương pháp kiểm tra thống kê là :
Kiểm tra quá trình : được thực hiện trong tất cả các công đoạn đang sản xuất.
Lấy mẫu chấp nhận : thực hiện trong khâu nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng.
Công tác kiểm tra của Công ty gồm tất cả các loại hình hoạt động như: thử nghiệm
và đo đạc, cần thiết để xác định xem có đạt tiêu chuẩn không. Phần lớn những công
việc kiểm tra của Công ty do nhân viên thí nghiệm có trình độ thực hiện.
Mỗi mặt hàng đều được Công ty phân tích xác định mức độ cần thiết phải kiểm tra
và đề ra được trình tự kiểm tra thích đáng cho nó. Các nhân viên kiểm tra được
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 13
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
trang bị những thiết bị kiểm tra thích hợp và được hướng dẫn cách xử lý các sản
phẩm không phù hợp.
Trong công tác kiểm tra, Công ty đã thiết lập và duy trì một hệ thống ghi chép
chính xác. Các kết quả kiểm tra được ghi chép đầy đủ vào các biểu mẫu quy định.
Với cách này, các kết quả được thống nhất và việc truy tìm nguyên nhân dễ dàng,
khắc phục tình trạng nhanh chóng.
Các vấn đề quan trọng Công ty thực hiện kiểm tra là:
Kiểm tra chất lượng vật tư. Khi nguyên vật liệu vảI mua về,sau khi đã được các
cơ quan kiểm định chấp nhận, trung tâm thí nghiệm phối hợp với thủ kho liên quan
để kiểm tra ngoại quan, số lượng, chủng loại của lô hàng so với hợp đồng. Lấy
mẫu kiểm tra các chỉ tiêu cơ, lí. Nếu đạt thì mới cho nhập kho. Nguyên vật liệu khi

nhập vào nhà máy để sản xuất sẽ được tổ chất lượng kiểm tra lại một lần nữa để
đảm bảo đúng về số lượng và chất lượng.
Kiểm tra trong khi sản xuất
Trong quá trình sản xuất Công ty thực hiện hai loại hình kiểm tra. Kiểm tra của
công nhân trực tiếp sản xuất, kiểm tra của bộ phận gián tiếp sản xuất như : nhân
viên thí nghiệm, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chất lượng . Công ty quy định cách kiểm
tra cụ thể cho từng công đoạn, nhân viên kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy
định đó. Khi kiểm tra, công nhân thí nghiệm sẽ thực hiện lấy mẫu theo quy định từ
các thùng bán thành phẩm đang sản xuất trên các máy. Các kết quả thu được của
từng chỉ tiêu được so sánh với bảng chỉ tiêu chuẩn, ghi vào biểu mẫu theo quy
định. Nếu phát hiện sai sót sẽ báo với bộ phận có trách nhiệm hiệu chỉnh hoặc sửa
chữa máy.Mỗi chỉ tiêu được kiểm tra theo một chu kì nhất định ,đảm bảo phát hiện
các sai sót kịp thời xử lý.
Kiểm tra sản phẩm cuối cùng
Mục đích của kiểm tra sản phẩm cuối cùng là không để những sản phẩm kém chất
lượng lọt ra ngoài thị trường và tới tay người tiêu dùng Sản phẩm cuối cùng, do
nhân viên KCS của công ty kiểm tra Sản phẩm sau khi sản xuất được xếp theo lô.
Mỗi lô có cùng chỉ số, cùng một ngày sản xuất được đóng trong bao túi có cùng ký
mã kiện Nhân viên KCS lấy mẫu kiểm tra một lần nữa các chỉ tiêu và phân cấp
theo quy định sau đó nhập kho Như vậy, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 14
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
của Công ty được thực hiện khá chặt chẽ, từ khâu đầu sản xuất đến khâu cuối sản
xuất. Do cách kiểm tra này mà Công ty đã giảm được lượng sản phẩm không phù
hợp, và lượng phế phẩm cũng giảm đi rất nhiều. Mặt khác, hầu như không có tình
trạng sản phẩm không phù hợp xuất ra ngoài Tuy nhiên, công tác tổ chức kiểm tra
chất lượng sản phẩm của Công ty cũng còn một tồn tại cần khắc phục. Công ty
chưa có hướng dẫn, khuyến khích công nhân sản xuất tự kiểm tra sản phẩm của
mình. Công tác kiểm tra vẫn chủ yếu do bộ phận nằm ngoài sản xuất tiến hành,
công nhân chỉ được kiểm tra một cách thô xơ. Chính vấn đề này gây nên mối căng

thẳng giữa hai bộ phận này. Người trực tiếp sản xuất sản phẩm thì chưa làm chủ
được chất lượng sản phẩm của mình, họ thụ động làm theo sự chỉ đạo của người
khác nên không phát huy hết tình thần sáng tạo của bản thân.
2.Nhận xét ưu điểm và tồn tại trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở
công ty May 10
Qua tình hình quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty May 10 cho thấy có một số
ưu điểm và một số tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như sau:
2.1. Ưu điểm
- Nhìn chung công tác quản lý của Công ty đã đi vào ổn định. Hệ thống văn bản
trong hệ thống chất lượng đã được xây dựng đầy đủ và qua sửa đổi nhiều lần để
hoàn thiện hơn. Công tác triển khai nhanh chóng, chặt chẽ, khoa học, tạo nên môi
trường chất lượng khá sôi nổi trong toàn Công ty.
- Chính sách chất lượng dễ hiểu, phản ánh được sự đổi mới trong nhận thức về
chất lượng là hướng tới sự thoả mãn nhu cầu khách hàng ,của ban lãnh đạo Công ty
- Công ty đã đào tạo được đội ngũ quản lý có trình độ cao, có kinh nghiệm quản lý,
năng nổ, nhiệt tình, trong công tác, có sự quyết tâm cao nên thường xuyên chủ
động, đổi mới cơ cấu tổ chức đúng lúc, đúng hướng có hiệu lực quản lý cao, góp
phần tốt trong việc thay đổi, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Ngoài ra, công ty cũng đã chú trọng đến việc đào tạo các chuyên gia đánh giá
chất lượng nội bộ để sát sao hơn nữa trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm .
- Nhận thức được tầm quan trọng của công nhân sản xuất , công ty đã tập trung,
đào tạo chất lượng cho toàn thể công nhân sản xuất . Cho đến nay, tất cả các công
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 15
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
nhân sản xuất đã có tầm nhận thức tương đối về chất lượng sản phẩm và có ý thức
trách nhiệm hơn trong công việc của mình.
- Việc quản lý chất lượng nguyên vật liệu và cải tiến đổi mới máy móc thiết bị
cũng được thực hiện khá tốt. Công ty đã mở rộng, nâng cấp kho nguyên vật liệu,
thành phẩm để việc bảo quản chất lượng sản phẩm được tốt hơn, dần dần thay thế
nguyên vật liệu nhập ngoại bằng nguyên vật liệu trong nước để giảm sự biến động

của chúng trong sản xuất . Đồng thời, công ty đã đầu tư, đổi mới nhiều loại máy
móc thiết bị tự động nên chất lượng đã không ngừng được nâng lên
- Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng được tiến hành chặt chẽ từ khâu đầu vào
sản xuất đến sản phẩm cuối cùng nhập kho nên đã phát hiện , xử lý, ngăn chặn
nhanh được các vấn đề bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2.2 Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng
- Mặc dù, công ty đã có sự chuyển biến nhận thức về chất lượng sản phẩm , song
cách tiếp cận nhận thức về quản lý vẫn còn bó hẹp chủ yếu trong khâu sản xuất .
- Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm và biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
còn thiếu đồng bộ, mới chỉ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các phòng
ban, các nhà máy và người lao động, mà chưa có chính sách động viên, khuyến
khích, hỗ trợ kịp thời để phát huy tính sáng tạo cải tiến chất lượng sản phẩm của
họ, đặc biệt là bộ phận sản xuất trực tiếp.
- Máy móc , thiết bị đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Một số máy
móc được mua mới, còn lại chủ yếu được mua theo hình thức chuyển nhượng máy
móc đã cũ của các công ty nước ngoài bỏ ra. Do đó, chất lượng máy móc nhiều khi
không đảm bảo chất lượng, còn lạc hậu so với sự phát triển khoa học kỹ thuật trên
thế giới
- Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm , tuy đã được tăng cường nhưng chưa
phát huy hết những tính năng của phương pháp quản lý hiện nay. Bộ phận kiểm tra
nằm ngoài sản xuất quá nhiều, trong khi đó công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
chưa phát huy hết được ưu thế của mình, vẫn làm việc thụ động và thường có quan
hệ căng thẳng với bộ phận kiểm tra.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 16
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
- Công tác đào tạo chất lượng mới chỉ ở mức tương đối, chưa đạt được kết quả
cao. Các công nhân mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức, tiếp nhận và thực hiện chỉ thị
từ trên ban xuống một cách máy móc mà chưa có sự sáng tạo để tìm ra các giải
pháp trong mọi tình huống. Như vậy, công tác quản lý chất lượng của Công ty May
10 đã có nhiều điểm mạnh đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng chính sách, mục

tiêu chất lượng đề ra, đảm bảo và nâng cao được chất lượng sản phẩm công ty cũng
cần phải khắc phục một số tồn tại còn lại một cách hữu hiệu nhất.
2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên
Có nhiều nguyên nhân đã gây ra những nhược điểm và yếu kém cho hệ thống quản
trị chất lượng dịch vụ ve cong ty, một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên
là:
- Trong doanh nghiệp vẫn còn một số cá nhân, tổ, nhóm bị lực cản “ đời thường”
đó là “bị” làm thêm, “bị” hạn chế quyền hạn và quyền lực phải làm việc theo thủ
tục quy trình nên thường phản ứng gián tiếp, do xuất phát từ thói quen lề lối làm
việc thiếu khách quan , thiếu khoa học.
- Cũng do tâm lý nhân viên đánh giá chất lượng nội bộ cảm thấy “bị làm thêm việc
đánh giá chất lượng” một công việc mới mẻ và khó khăn bên cạnh công việc
chuyên môn vẫ phải đảm bảo, sự thiếu hụt lực lượng cán bộ có kinh nghiệm làm
việc, dẫn đến ảnh hưởng cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn
do đây là lĩnh vực rất cần lao động có kinh nghiệm làm việc.
- Việc đào tạo lý thuyết chung chung, chưa sâu, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tra cứu
còn ít, chưa có nhiều ví dụ minh hoạ, chưa có hệ thống tài liệu cùng ngành nghề
làm mẫu… nên cán bộ nhân viên gặp phải khó khăn trong việc thực hiện và áp
dụng vào thưc tế công việc.
- Nhân sự chuyên trách chất lượng của công ty chưa có được sự hỗ trợ cần thiết về
kinh phí và tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vãn chưa có chế độ đãi ngộ thoả
đáng đối với cán bộ tham gia quản trị kiểm soát tình hình thực hiện hệ thống quản
trị chất lượng.
- Một số thiết bị kỹ thuật cho công tác chuyên môn và hệ thống thông tin trong
công ty vẫn còn thiếu.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 17
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
- Đội ngũ giám sát nhân viên trong doanh nghiệp chất lượng chuyên môn không
đồng đều.
-2: Thực hiện đánh giá sản phẩm và chất lượng quản lý

2.1. Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực
thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn.
Về sản phẩm của công ty may 10 hầu hết là các sản phẩm may mặc như: áo
sơ mi, áo jacket, quần âu, quần sooc Trong đó sản phẩm chính của công ty là áo
sơ mi nam. Áo sơ mi nam là 1 sản phẩm có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công
ty may mặc khác. Không chỉ với các công ty quốc tế mà cả với những công ty
trong nước, đặc biệt là các công ty thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam
(VINATEX). Đây là một sản phẩm thông dụng và nó biến đổi theo mùa, theo mốt
trên thị trường. Ví dụ mùa nóng mặc áo ngắn tay với gam màu sáng, chất liệu
mỏng và mát. Mùa lạnh mặc áo dài tay với gam màu đậm, chất liệu dày giữ
ấm các chất liệu cũng có đầu vào phong phú cả về chủng loại và chất lượng > tạo
điều kiện thuận lợi cho nhà sản xuất.
Có thể nói công ty may 10 có thế mạnh hơn các công ty khác đó là bề dày sản
xuát áo sơ mi, một thời gian dài xuất khẩu áo sơ mi sang Liên Xô cũ và các nước
Đông Âu. Đó là một thế mạnh lớn của công ty.
Với khẩu hiệu: “chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của
sản phẩm, được xác định bằng các thông số có thể đo được và so sánh được phù
hợp với những điều kiện kí thuật hiện đại và thỏa mãn được những nhu cầu nhất
định của xã hội”.
Với những hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn phù hợp, phản ánh chất lượng sản
phẩm tốt công ty may 10 đã cho ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao thỏa
mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong nhiều năm qua.
2.2. Chất lượng quản lí.
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của hàng loạt các yếu tố có
liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản
lí một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lí chất lượng là một khía cạnh của chức
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 18
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
năng quản lí để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Phải có hiểu biết và

quan điểm đúng đắn về quản lí chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng.
Trước năm 1998 công ty may 10 vẫn quản lí chất lượng sản phẩm theo
phương pháp truyề thống là kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện bởi
phòng KCS của công ty. Công ty chưa có một hệ thống quản lí chất lượng.
Xuất phát từ nhận thức cần nâng cao sự cạnh tranh trong thời kì mới và vị thế
trên thị trường, công ty đã quyết định xây dừng hệ thống đảm bảo chất lượng theo
bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 và đạt chứng nhận.
Từ khi áp dụng hệ thống chất lượng một sinh khí mới xuất hiện ở công ty.
Nhận thức của đại đa số các cán bộ trong công ty đã thay đổi, đặc biệt là lãnh đạo
cao cấp. Tiếp đến công ty xây dựng một hệ thống tài liệu đầy đủ sổ tay chất lượng
đến các quy trình tác nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Các tài liệu theo yêu cầu
hướng dẫn đều được kiểm soát toàn diện. Công ty có những buổi đào tạo và gửi
cán bộ đi học tập và nghiên cứu tìm hiểu nghiệp vụ để thực hiện cho công tác xây
dựng công ty.
3) Phân tích các nguyên nhân của các vấn đề chất lượng rồi đưa ra các yêu
cầu với sản phẩm.
*) Các nguyên nhân của các vấn đề chất lượng của công ty May 10.
3.1,Những lợi thế về vấn đề chất lượng,quản lý chất lượng của công ty:
***Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm trong thời điểm hiện này và là
vũ khí để cạnh tranh ,cũng là điều kiện quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của công ty nên lãnh đạo công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống
đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp.
- Công ty đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001-2000 và nâng cao nhận thức về chất lượng sản phảm cụ thể là:
+ Ngay khi nhận được chứng chỉ ISO 9001-2000 ban lãnh đạo công ty đã bắt tay
vào xây dựng bộ máy quản lý chất lượng và các hệ thống văn bản chất lượng cần
thiết để việc quản lý được tiến hành xuyên suốt và đạt hiệu quả.Hiện nay các văn
bản liên quan được công ty xây dựng xong và công ty luôn tiến hành sửa đổi liên
tục để phù hợp với điều kiện thực tế.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 19

LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
+ Công ty tiến hành triển khai chính sách chất lượng đến toàn công ty,huy động
mọi thành viên trong công ty tham gia quản lý chất lượng sẩn phẩm chính chất
lượng sản phẩm là tấm gương phản chiếu sự đổi mới về nhận thức của ban lãnh
đạo về chất lượng.
+ Công ty đã mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn về ISO cho công nhân.Công ty đã
thành lập phòng ISO cử đại diện lãnh đạo đi đào tạo,học hỏi kinh nghiệp về việc
quản lý ,quản lý chất lượng.Công ty còn chú trọng việc nâng cấp hạ tầng,đầu tư đổi
mới,nâng cấp hệ thống máy móc,trang thiết bị cho các phòng máy,phòng ban.
- Quy trình công nghệ:Quy trình công nghệ của ngành may rất nhiều công đoạn
trong cùng 1 quy trình sản xuất sản phẩm.Mỗi công đoạn gồm nhiều khâu nhưng
có những khâu mà máy móc không thể thực hiện được:cắt chỉ,nhặt xơ,…mỗi sản
phẩm lại có những bước công việc khác nhau,có mối quan hệ mật thiết với nhau
nên với tính chất dây truyền như vậy công ty May 10 đã triển khai từ phòng kỹ
thuật rồi xuống các xí nghiệp,phân xưởng về công tác hướng dẫn thực hành.
- Máy móc thiết bị vật tư liên tục được thay đổi phù hợp với yêu cầu của sản
phẩm.Máy móc mà công ty sử dụng phần lớn từ các nước:Nhật,Mỹ,Đức…nhờ việc
đầu tư máy móc kịp thời đã đáp ứng được yêu cầu sản phẩm của công ty và đến
khách hang.
- Công tác nghiên cứu ,thiết kế chất lượng:
+ Công ty thường xuyên tiến hành các hoạt động marketing nhằm thu nhận các
thông tin cần thiết làm căn cứ để thiết kế các loại sản phẩm có chỉ tiêu,đặc trưng cụ
thể,có mức chất lượng phù hợp,thỏa mẫn tối đa nhu cầu của khách hàng.
+ Công ty coi trọng việc phản hồi của khách hàng,các kết quả phản hồi đó giúp
công ty đưa ra các biện pháp,chính sách kịp thời .
+ Công tác thiết kế có tầm quan trọng rất lớn trong khâu đầu tiên,thể hiện ý đồ
mang tính chất quyết định trong chiến lược sản phẩm,chính sách chất lượng của
công ty.
+ Công ty kiểm tra chất lượng thiết kế nhằm phát hiện sớm những sai sót,sự không
hợp lý,tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất:
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 20
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
+ Quá trình sản xuất là 1 trong những khâu có tính quyết định đối với đảm bảo chất
lượng nên công ty đã đưa ra những phương pháp quản lý ngay từ bước đầu tiên của
quá trình sản xuất.
+ Dựa vào các chỉ tiêu chất lượng chuẩn cảu sản phẩm mà bộ phận kỹ thuật nhập
thân vào quá trình sản xuất,khống chế chất lượng từng công đoạn theo đúng thiết
kế.
3.2,Những khó khăn dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao do:
- Trong doanh nghiệp vẫn còn 1 số cá nhân,tổ ,nhóm bị lực cản đời thường đó
là bị làm thêm,bị hạn chế quyền hạn và quyền lực phải lầm việc theo thủ tục
quy trình nên thường phản ứng gián tiếp,do xuất phát từ thói quen lề lối làm
việc thiếu khách quan,thiếu khoa học.
- Cũng do tâm lý nhân viên đánh giá chất lượng nội bộ cảm thấy bị làm thêm
việc đánh giá chất lượng một công việc mới mẻ và khó khăn bên cạnh công
việc chuyên môn vẫn phải đảm bảo,sự thiếu hụt lực lượng cán bộ có kinh
nghiệm làm việc,dẫn đến ảnh hưởng việc đảm bảo và nâng cao chất lượng.
- Đào tạo lý thuyết chung chung,chưa sâu,tài liệu hướng dẫn,tài liệu tra cứu
còn ít,chưa có ví dụ minh họa,chưa có hệ thống tài liệu cùng ngành nghề làm
mẫu nên cán bộ nhân viên gặp khó khăn trong việc thực hiện và áp dụng
thực tế công việc.
- Nhân sự chuyên trách của công ty chưa có được sự hỗ trợ cần thiết về kinh
phí và tài chính.Bên cạnh đó doanh nghiệp chưa có những chế độ đãi ngộ
thỏa đáng đối với cán bộ và người lao động.
- Một số thiết bị và nguồn nguyên liệu chưa đảm bảo về kĩ thuật và chất lượng
nên ảnh hưởng đến chất lượng và sản phẩm của công ty.
- Đội ngũ giám sát viên và người lao động trình độ,tay nghè chưa đồng đều.
- Do đặc thù của ngành may nên vốn đầu tư vào máy móc thiết bị là không
lớn,yêu cầu của sản phẩm ngày càng đa dạng nên là vấn đề khó giải

quyết.Khách hàng thường xuyên đòi hỏi chất lượng pahri cao hơn.
II, Giải pháp đối với yêu cầu sản phẩm:
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu,tiêu chuẩn đánh gái chất lượng dịch vụ tư vấn
trong nội bộ doanh nghiệp.
- Đổi mới nhận thức,nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ nhân
viên.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 21
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
- Tùy vào vị trí chuyên môn,quyền hạn của người cán bộ,nhân viên mà cần
đào tạo,bổ trợ kiến thức chuyên môn cho phù hợp.
- Đào tạo công nhân ,tuyển dụng những người có tay nghề,kinh nghiệm vào
làm.
- Hoạch định mục tiêu chất lượng cho doanh nghiệp
- Phân công công việc phù hợp với từng người nhằm đạt kết quả cao.
- Tập trung vào đào tạo,bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp hiện
đại,quản trị chất lượng dịch vụ.
- Sử dụng những nguyên vật liệu ,máy móc có chất lượng.
- Ban lãnh đạo trong doanh nghiệp trên cơ sở hình thành thực tế của công
việc và nhu cầu về lao động mà doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược,kế
hoạch đào tạo cán bộ nhân viên.
- Thường xuyên kiểm tra đánh gái chất lượng công tác đào tạo,bồi dưỡng,tổ
chức các phong trào học hỏi tạo ra các động lực lao động bằng cả vật chất
tinh thần để khuyến khích lao động hăng say.
Phần IV: Lập kế hoạch cải tiến và các giải pháp áp dụng 1 hệ thống chất lượng
mới nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng tại công ty May 10.
1) Tìm hiểu và giới thiệu các yêu cầu của một hệ thống chất lượng có thể phù
hợp với Công ty May 10.
1) Công ty đã Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9000-1994


Trước năm 1998, phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm ở công ty May
10 vẫn theo phương pháp truyền thống là kiểm tra chất lượng sản phẩm
(KCS) được thực hiện bởi phòng KCS của công ty. Công ty chưa có một hệ
thống quản lý chất lượng. Xuất phát từ nhận thức cần nâng cao khả năng
cạnh tranh trong thời kỳ mới và nâng cao vị thế của công ty May 10 trên thị
trường, được sự giới thiệu của Tổng cục Đo lường chất lượng và tổng công
ty Dệt may Việt Nam, Công ty May 10 đã quyết định xây dựng hệ thống
đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 :1994 và đạt chứng nhận.

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 22
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
Tháng 5 năm 1998, công ty bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo
chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9002: 1994 qua sự tư vấn của tập đoàn
APAVE. Ngày 5/1/2000: Công ty May 10 được tập đoàn AFAQ ASCERT
chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty phù hợp theo tiêu
chuẩn ISO 9002: 1994 và cấp chứng nhận. Có thể nói rằng, sau khi công ty
đi vào áp dụng hệ thống chất lượng, một sinh khí mới xuất hiện ở công ty.
Đầu tiên là nhận thức của đại đa số cán bộ công nhân viên trong công ty đã
thay đổi, đặc biệt là lãnh đạo cao cấp. Chính sự thấu hiểu và thể hiện vai trò
của người lãnh đạo trong công ty đã là một nhân tố giúp cho việc triển khai
áp dụng hệ thống chất lượng thành công. Tiếp đến là việc công ty xây dựng
được một hệ thống tài liệu đầy đủ Sổ tay chất lượng đến các quy trình tác
nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống đều
được kiểm soát toàn diện. Việc quản lý và cung cấp các nguồn lực cho hệ
thống. Công ty có những đợt đào tạo và gửi cán bộ công nhân viên đi học,
nghiên cứu tìm hiểu nghiệp vụ để phục vụ cho công việc xây dựng công ty.
*) Đổi mới HTCL theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000:
Để bắt kịp với xu hướng CÔng nghiệp hóa hiện đại hóa, mở rộng thi trường,
đẩy mạnh xuất khẩu Công ty May 10 có thể triển khai áp dụng hệ thống quản trị
chất lượng theo phiên bản mới:

+) Tiếp cận với phương pháp quản lý mới, phương pháp quản trị theo quá trình:
ISO 9001-2000. Quá trình cắt may sẽ được quản lý theo đầu vào đầu ra, kết hợp
với biện pháp khác để giảm hao phí sx do loại bỏ các khâu kiểm tra. Đồng thời
tăng khả năng canh tranh của công ty, đặc biệt là trên thi trường quốc tế.
+) Áp dụng ISO 9001-2000 nhằm nhấn mạnh vai trò của lãnh đọa cấp cao và cải
tiến liên tục hệ thống chất lượng và tương thích với các hệ thống chất lượng khác
do vậy giúp công ty quản lý triển khai các hệ thống khác tốt hơn.
 Nâng cao nhận thức về chất lượng đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên
trong công ty: theo các chuyên gia thì công ty thì trách nhiệm đối với chất
lượng kém là 15-20% là lỗi trực tiếp sản xuất, 80-85% là do lỗi của hệ thống
không đảm bảo.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 23
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
Công ty có thể tổ chức quá trình đào tạo giáo dục nhận thức cán bộ công
nhân viên về chất lượng theo các bước sau:
Bước 1: Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ công nhân viên.
Khảo sát bằng các phiếu điều tra toàn công ty, trong đó cần quan tâm là phải
phản ánh đứng thực trạng nhận thức chất lượng tại công ty, khảo sát khách
quan, tránh tình trạng khảo sát sai thực tế do cán bộ công nhân viên ngại học
mà trong kiểm tra có sự chuẩn bị trước, trả lời phiếu điều tra một cách không
đúng thực tế.
Bước 2: Xác dịnh nhu cầu đào tạo: sau khi khảo sát, dựa vào kết quả xác
định nhu cầu cho các đơn vị trong công ty, phòng ban xí nghiệp.
Bước 3: Tổng hợp và phân loại nhu cầu đào tạo.
Văn phòng công ty tổng hợp nhu cầu đào tạo của cả công ty. Các nhu cầu
đào tạo được thu thập về văn phòng công ty. Văn phòng có nhiệm vụ tổng
hợp các nhu cầu và phân loại các nhu cầu giống nhau vào một nhóm để
thuận tiện cho việc đào tạo. chính do nhận thức của mỗi người khác nhau
nên các nhu cầu đào tạo của mỗi bộ phận không đồng nhất
Bước 4: Xây dựng kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo phải phù hợp với công ty, ko trùng với thời gian SX của
các bộ phận để đảm bảo công việc chung. Kế hoạch đào tạo gồm:
Thời gian bắt đầu đào tạo
Thời gian đào tạo
Nội dung đào tạo và mức độ cần đạt được.
 Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ, hợp
tác giữa các thành viên, bộ phận trong công ty.
*) Cải tiến và hoàn thiện nhóm chất lượng:
Xây dựng nhóm chất lượng là biện pháp quản lý chất lượng theo TQM. Đây
là một phương pháp quản lý không có torgn ISO 9000 nhưng mang lại hiệu
quả quản lý chất lượng cao. CÔNG TY MAY 10 rất cso điều kiện thuận lợi
để xây dựng các nhóm chất lượng. là một công ty may có nhiều công nhân
lao động trong điều kiện tập trung và các hoạt động sản xuất luôn lien quan
với nhau theo dây truyền.
Thường thì ngay cả những công nhân có tay nghề cao cũng không hài lòng
với nỗ lực bản thân khi làm ra những sản phẩm chất lượng cao. Lý do không
hài lòng này bắt nguồn từ việc thông đạt kém từ cấp trên, từ việc thiết kế tồi,
nguyên vật lieu không đạt tiêu chuẩn, công cụ máy móc thiết bị thiếu thốn
lạc hậu không đồng bộ. ngoài ra người công nhân mới chính là người sản
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 24
LỚP ĐHQT – Nhóm 4 Ca 1
xuất trực tiếp nên hiểu rõ về sản phẩm, về quá trình, về kỹ thuật. chính
nguyên nhân này đã dẫn đến sự sao nhãng công việc sản phẩm làm ra người
công nhân không cảm thấy được sự đóng góp của mình thay nghề lao động
trở nân sút kém. Người công nhân cho rằng chat xám của ọ không được các
cấp lãnh đạo chú ý.
Nhóm chất lượng cho phép người công nhân trong công ty cũng tham gia đề
xuất ý kiến giải quyết các bài toán chất lượng. Phát huy được sự sang tạo và
sự tham gia của tất cả mọi thành viên, xây dựng bầu không khí trong công
ty.

Để xây dựng nhóm chất lượng trong công ty cần thực hiện dựa trên các
nguyên tắc sau:
- Triết lý xây dựng con người : chương trình nhóm chất lượng được tiến hành
nếu ban lãnh đạo công ty có mong muốn giúp đỡ công nhân của mình trưởng
thành và phát triển.
- Tính tự nguyện : đấy là yếu tố quan trọng đòi hỏi phải có tính tự nguyện của
mỗi công nhân trong công ty thì nhóm mới có thể thành lập
- Mọi người đều được tham gia: nhóm chất lượng mang tính cộng đồng nên
mọi người có thể tham gia.
- Các thành viên cùng giúp đỡ nhau tiến bộ: vì khả năng và trình độ của mỗi
người là khác nhau nên mọi người phải giúp nhau cùng tiến bộ.
- Các kế hoạch phải là nỗ lực của tập thể chứ không phải của cá nhân : phải
thu hút được chí lực của cả nhóm. Những thành tựu được công nhận cũng
mang tên cả nhóm.
- Thường xuyên huấn luyện công nhân và ban giám đốc : người công nhân cần
được huấn luyện các kỹ thuật hữu hiệu để tìm ra giải pháp cho các vấn đề.
Ban giám đốc cũng phải được đòa tạo để đóng vai trò người lãnh đạo trực
tiếp thêm sức mạnh cho công nhân chứ ko phải cai trị họ.
- Kích thích sáng tạo : nhóm chất lượng phải tạo ra sự sáng tạo của con người.
giúp cho mọi người mạnh dạn đưa ra cải tiến hay biện pháp giải quyết vấn
đề.
- Các vấn đề thảo luận trong nhóm chất lượng phải có lien quan đến công việc
của nhóm viên: nội dung cuộc họp nhóm chất lượng cấn giới hạn trong lĩnh
vực mà nhóm viên am hiểu, đó là những công việc họ làm hàng ngày chứ
không phải những việc xa lạ.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Hưng Page 25

×