Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt và bước đầu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền lai sind phối với tinh bò bbb tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 70 trang )

Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu, số liệu và kết quả được thể hiện trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và ngoài nước.
Tôi xin cam đoan những tài liệu trích dẫn trong luận văn đều được thể
hiện rõ địa chỉ, nguồn gốc và tên tác quyền.
Tôi xin cám ơn các đồng nghiệp, các tác giả trong và ngoài nước đã cho
phép sử dụng tài liệu cho mục đích tham khảo, so sánh với nghiên cứu này.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2014

___
Nguyễn Văn Ngọ i
Tác giả luận văn
NGUYỄN VĂN NGỌ
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gia học tập và rèn luyện tại khoa Chăn nuôi & NTTS, Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trải qua 4 năm học tập, rèn luyện với sự quan tâm
dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong trường, đến nay tôi đã hoàn
thành chương trình đào tạo. Nhân dịp này tôi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên chức trong trường, trong khoa
Chăn nuôi & NTTS đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm qua.
Thầy giáo, Ths. Lê Mạnh Dũng bộ môn Sinh học-Động vật, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội cùng các thầy cô trong bộ môn, những người đã quan tâm,
giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện
đề tài.
Toàn thể công nhân viên Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giống
gia súc Hà Nội, đặc biệt là các cô chú, anh chị làm việc tại Xí nghiệp bò Bãi
Vàng.
Các cô chú cán bộ làm việc tại phòng Kinh tế Nông Nghiệp, trạm Thú y


huyện Gia Lâm đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp DDTA-K54 những người luôn sát cánh
cùng tôi trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014


___
Nguyễn Văn Ngọ ii
Sinh viên
Nguyễn Văn Ngọ
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
MỤC LỤC
Bảng 2.1. Một số đặc điểm của chu kỳ động dục ở động vật nhai lại 9
Bảng 2.2. Khả năng sản xuất thịt của một số bê lai 15
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn cho bò 16
Bảng 2.4. Một số công thức vỗ béo cho bò thịt 17
Bảng 2.5. Kết quả thụ thai khi phối giống cho bò ở những thời điểm 29
động dục khác nhau 29
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ theo giá thực tế 41
Bảng 4.2. Tổng diện tích trồng cây nông nghiệp tại huyện Gia Lâm 42
Bảng 4.3. Cơ cấu đàn bò trong huyện Gia Lâm 43
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sản xuất của đàn bò tại Gia Lâm 44
Bảng 4.5. Khẩu phần cho bò hướng thịt nuôi ở Gia Lâm 45
Bảng 4.6. Khẩu phần thức ăn cho bê lai F1 (BBB x Lai Sind) 47
Bảng 4.7. Khối lượng bò cái nền Lai Sind 49
Bảng 4.8. Tỷ lệ thụ thai của bò Lai Sind với một số giống bò khác 51
Bảng 4.9. Thời gian mang thai của bò Lai Sind phối với giống bò khác 52
Bảng 4.10. Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ của bò Lai Sind 53
Bảng 4.11. Thời gian phối giống sau khi đẻ của bò Lai Sind 54

Bảng 4.12. So sánh khối lượng bê lai F1 (BBBxLai Sind) với bò khác 55
Bảng 4.13. khả năng tăng trọng của bê lai F1 (BBBxLai Sind) 56
Bảng 4.14. Kết quả theo dõi tăng trọng của bê lai F1 (BBB x Lai Sind) nuôi trong các điều
kiện khác nhau 58
___
Nguyễn Văn Ngọ iii
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số đặc điểm của chu kỳ động dục ở động vật nhai lại 9
Bảng 2.2. Khả năng sản xuất thịt của một số bê lai 15
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn cho bò 16
Bảng 2.4. Một số công thức vỗ béo cho bò thịt 17
Bảng 2.5. Kết quả thụ thai khi phối giống cho bò ở những thời điểm 29
động dục khác nhau 29
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ theo giá thực tế 41
Bảng 4.2. Tổng diện tích trồng cây nông nghiệp tại huyện Gia Lâm 42
Bảng 4.3. Cơ cấu đàn bò trong huyện Gia Lâm 43
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sản xuất của đàn bò tại Gia Lâm 44
Bảng 4.5. Khẩu phần cho bò hướng thịt nuôi ở Gia Lâm 45
Bảng 4.6. Khẩu phần thức ăn cho bê lai F1 (BBB x Lai Sind) 47
Bảng 4.7. Khối lượng bò cái nền Lai Sind 49
Bảng 4.8. Tỷ lệ thụ thai của bò Lai Sind với một số giống bò khác 51
Bảng 4.9. Thời gian mang thai của bò Lai Sind phối với giống bò khác 52
Bảng 4.10. Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ của bò Lai Sind 53
Bảng 4.11. Thời gian phối giống sau khi đẻ của bò Lai Sind 54
Bảng 4.12. So sánh khối lượng bê lai F1 (BBBxLai Sind) với bò khác 55
Bảng 4.13. khả năng tăng trọng của bê lai F1 (BBBxLai Sind) 56
Bảng 4.14. Kết quả theo dõi tăng trọng của bê lai F1 (BBB x Lai Sind) nuôi trong các điều
kiện khác nhau 58
___

Nguyễn Văn Ngọ iv
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BBB Blanc Blue Belge
FSH Follicle Stimulating Hormone
LH Luternizing Hormone
h Hệ số di truyền
FCI Hệ số tiêu tốn thức ăn
TTNT Thụ tinh nhân tạo
UBND Ủy Ban Nhân Dân
n Dung lượng mẫu
TB Trung bình
Mean Trung bình cộng
SD Độ lệch tiêu chuẩn
Max Giá trị lớn nhất
Min Giá Trị nhỏ nhất
Cv Hệ số biến động
STDEV Ước lượng độ lệch chuẩn
___
Nguyễn Văn Ngọ v
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
Phần I
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan và Cục Thú y, năm 2011 Việt Nam
đã nhập khẩu tới 110 ngàn tấn thịt tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh các loại, tăng
30% so với năm 2010 (năm 2010 nhập 83,5 ngàn tấn, tăng 5,2% so với năm
2009). Trong tổng số thịt nhập khẩu năm qua thì thịt trâu bò 9 ngàn tấn.
Cũng theo AgroMonitor, tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan, năm

2011 nước ta đã chi 35,25 triệu USD cho nhập khẩu thịt trâu bò tươi, ướp lạnh,
đông lạnh, tăng 40,87% (tương đương tăng 10,23 triệu USD) so với năm 2010.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhập khẩu thịt bò tăng cao trong năm 2011
là do nguồn cung thiếu dẫn đến giá bán trong nước tăng cao, chất lượng thịt
chưa được nâng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng lại tăng.
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò thịt nhằm không ngừng thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng thịt bò chất lượng cao trong nước và xuất khẩu là một
vấn đề đang được Đảng và Chính phủ quan tâm. Quyết tâm của Chính phủ trong
việc phát triển đàn bò thịt nước ta cả về số lượng và chất lượng được thể hiện
trong Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ. Đến 2020, đàn bò thịt cả nước đạt khoảng 12,5 triệu con,
trong đó tỷ lệ bò lai và lai chuyên thịt đạt trên 50%, sản lượng thịt ước đạt 200
nghìn tấn chiếm tỷ lệ 4% trong tổng sản lượng thịt xẻ các loại (Cục Chăn nuôi,
2009). Tuy nhiên, số lượng tổng đàn bò đang có xu hướng giảm dần qua các
năm, cụ thể năm 2010, tổng đàn bò cả nước ước khoảng 5.808,3 nghìn con, năm
2011, tổng đàn bò cả nước ước khoảng 5.436,6 nghìn con, đã giảm khoảng
371,7 nghìn con, bằng 93,6% so với năm 2010 (Tổng cục thống kê, 2012); Tỷ lệ
___
Nguyễn Văn Ngọ 1
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
bò lai và lai chuyên thịt chiếm tương đối thấp, khoảng 38 - 40% tùy theo vùng,
đạt 3,6 triệu tấn thịt hơi (Cục Chăn nuôi, 2010).
Khu vực Hà Nội là một địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi
bò thịt do điều kiện địa lí tương đối tốt và nhu cầu tiêu thụ thịt bò rất cao. Năm
2010, đàn bò trong khu vực Hà Nội ước khoảng 184,6 nghìn con, năm 2011, đàn
bò khoảng 173,3 nghìn con, chiếm tỷ lệ 3,2% tổng đàn bò cả nước (Tổng Cục
Thống Kê, 2012). Số lượng bò có chiều hướng giảm dần và tỷ lệ bò lai hướng
thịt có xu hướng tăng dần lên qua các năm cùng với các dự án cải tạo, nâng cao
năng suất chất lượng đàn bò thịt.
Đứng trước những yêu cầu cấp bách về chiến lược phát triển kinh tế, xã

hội của địa phương và cả nước, vấn đề đặt ra là cần phải có những đánh giá một
cách khoa học về sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các
nhóm bò lai chuyên thịt. Trên cơ sở đó, giới thiệu những con lai có tiềm năng
vào sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt bò trong nước và xuất khẩu, đồng
thời góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Xuất phát từ những lý do
trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt và
bước đầu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền Lai Sind phối
với tinh bò BBB tại Gia Lâm – Hà Nội”
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt nói chung tại khu vực huyện Gia
Lâm – Hà Nội.
Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền Lai Sind phối với
tinh bò BBB tại huyện Gia Lâm – Hà Nội.
Đề tài sẽ góp phần tư liệu hóa về hiện trạng chăn nuôi bò thịt và một số
chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền Lai Sind phối với tinh bò BBB tại huyện Gia
Lâm – Hà Nội.
___
Nguyễn Văn Ngọ 2
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA BÒ
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là
sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ
cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước (Nguyễn Đức Hưng
và cs, 2008).
Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng, tức là tăng thêm, hoàn chỉnh
các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể vật nuôi. Cơ thể động vật
không chỉ tăng chiều cao, chiều ngang, khối lượng mà còn có sự thay đổi, tăng
cường chức năng hoạt động, tính cách hoạt động của các cơ quan, bộ phận. Quá

trình như vậy, người ta gọi là phát dục của gia súc (Nguyễn Đức Hưng và cs,
2008).
Sinh trưởng là số lượng và phát triển là chất lượng. Quá trình sinh trưởng
của sinh vật bao gồm các quá trình phân chia của tế bào nhằm làm tăng số lượng
tế bào, tăng kích thước của tế bào, tăng tích lũy cơ sở vật chất trong tế bào thông
qua quá trình sinh tổng hợp Protein. Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình
phát triển của cơ thể đó là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn
thiện tính chất và chức năng của các bộ phận trong cơ thể, đó là sự phát triển
toàn diện của cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền. Sinh
trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay
của toàn bộ cơ thể con vật (Đặng Vũ Bình, 2007).
2.1.1. Quy luật phát triển theo giai đoạn
Quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể gia súc nói chung và bò thịt nói
riêng trải qua hai giai đoạn lớn là giai đoạn trong bào thai và giai đoạn ngoài bào
thai. Mỗi giai đoạn có một đặc thù về sinh trưởng và phát dục riêng.
___
Nguyễn Văn Ngọ 3
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
2.1.1.1. Giai đoạn trong bào thai
Giai đoạn trong bào thai của bò được tính từ lúc trứng được thụ tinh tạo
thành hợp tử cho đến khi con vật được sinh ra, thời gian này kéo dài khoảng 285
ngày và chia ra làm các thời kì. Thời kì phôi thai (1-34 ngày); Thời kì tiền thai
(35 - 60 ngày); Thời kì thai (61-285 ngày) (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 2001).
2.1.1.2. Giai đoạn ngoài bào thai
Bắt đầu từ khi con vật sinh ra đến khi già cỗi. Mỗi thời kỳ khác nhau bò
thịt có quá trình sinh trưởng, phát dục khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng từng thời
kỳ cũng khác nhau. Nhìn chung, sinh trưởng thời kỳ đầu vẫn còn khá mãnh liệt,
đến giai đoạn trưởng thành con vật đi vào thế ổn định. Thời gian dài ngắn của
mỗi giai đoạn khác nhau tùy thuộc loài, giống gia súc. Tốc độ và cách thức sinh
tổng hợp protein chính là phương thức hoạt động của gene điều khiển sinh

trưởng của cơ thể (Williamson và cs, 1978; Wood và cs, 1987).
Trong chăn nuôi bò hướng chuyên thịt, giai đoạn sau bào thai được chia
làm 3 thời kì chính:
2.1.1.2.1. Thời kì thứ nhất (thời kì sinh trưởng)
Tính từ khi sinh đến thời kì xuất hiện tính dục (9-12 tháng). Ở thời kì này
bê phát triển chiều dài, chiều rộng, mô cơ, mô xương. Lúc này các bộ phận cơ
thể có tốc độ và cường độ phát triển mạnh nhất. Vì vậy, các nước chăn nuôi tiên
tiến lợi dụng đặc điểm này tác động thức ăn dinh dưỡng cao thúc đẩy phát triển
đối với bê giống chuyên thịt nhằm đạt khối lượng 200-300kg vào lúc 200 ngày
tuổi hoặc 400-500kg vào lúc 400 ngày tuổi, tuỳ theo từng giống nuôi thịt.
2.1.1.2.2. Thời kì thứ hai (thời kì thành thục về tính)
Ở thời kì này bò phát triển chiều rộng và chiều sâu. Khối lượng và kích
thước cơ thể có có tốc độ sinh trưởng tối đa cho đến lúc sinh sản. Thời kì này
hình thành lượng mỡ dự trữ. Vì vậy tất cả bò nuôi hướng thịt đều giết mổ để bán
sản phẩm. Chỉ chọn lại đàn bò giống bổ sung cho đàn sinh sản để tiếp tục phát
triển đàn bò hướng thịt.
___
Nguyễn Văn Ngọ 4
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
2.1.1.2.3. Thời kì thứ ba (thời kì già cỗi)
Đặc điểm của thời kì này là các mặt sản xuất sút kém dần, sự đồng hoá
thấp hơn dị hoá. Do vậy, cần loại thải con vật trước tuổi già cỗi.
2.1.2. Quy luật sinh trưởng, phát triển không đồng đều
Cũng như các loài gia súc khác, bò phát triển không đồng đều: Pha thứ
nhất: tăng trọng nhanh, xảy ra trước kh i thành thục sinh dục, trong pha này con
vật có mức tăng trọng tương đối tăng dần. Pha thứ hai: tăng trọng thấp dần, bắt
đầu từ khi con vật thành thục sinh dục cho đến khi con vật thành thục về thể chất
( lúc con vật đạt tới khối lượng ổn định). Thông thường, lúc 15-18 tháng tuổi,
tầm vóc của bò đạt khoảng 70-80% so với bò trưởng thành.
2.1.3. Quy luật sinh trưởng bù

Quy luật sinh trưởng bù là hiện tượng ở một giai đoạn nào đó sự sinh
trưởng bị kìm hãm do bị hạn chế thức ăn, nhưng đến giai đoạn sau nhờ nhận
được dinh dưỡng tốt hơn làm cho cường độ sinh trưởng của nó sẽ mạnh hơn so
với những con không bị ức chế để cuối cùng cũng đạt được khối lượng như
những con khác.
2.2. CẤU TẠO CƠ QUAN SINH SẢN VÀ SINH LÍ SINH SẢN Ở BÒ
2.2.1. Cơ quan sinh dục bò cái
2.2.1.1. Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng gần
mút sừng tử cung, cạnh trước của xương ngồi hay ở phía dưới sừng tử cung.
Buồng trứng thường nằm trong xoang chậu khi chưa sinh sản.
Hình dáng của buồng trứng rất da dạng, nhưng phần lớn có hình bầu dục
hoặc hình ô van dẹt, không có lõm rụng.
Buồng trứng bên ngoài là một lớp màng liên kết, bên trong được chia làm
hai miền là miền vỏ và miền tủy. Hai miền này được cấu tạo bằng lớp mô liên
kết sợi xốp tạo cho buồng trứng một chất đệm. Trên buồng trứng của bò có từ
70.000-100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngoài là
___
Nguyễn Văn Ngọ 5
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
những noãn bào sơ cấp được phân bố tương đối đồng đều. Tầng trong là những
noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung
quanh là các tế bào noãn. Khi noãn bào chín sẽ được trồi lên trên bề mặt buồng
trứng. Đến một giai đoạn nhất định, noãn bào vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn
bào đi vào loa kèn và đi vào ống dẫn trứng. Nơi noãn bào vỡ ra sẽ hình thành thể
vàng và thể vàng tồn tại phụ thuộc vào tế bào trứng được thụ tinh hay không thụ
tinh. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì thể vàng tồn tại không lâu, rồi tan
biến mất. Còn nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại tới khi sinh đẻ. Thế
vàng tồn tại sẽ tiết ra Progesterone. Buồng trứng ngoài chức năng sinh ra tế bào
trứng còn tiết ra dịch nội tiết (trong đó có hormone Oestrogen)

2.2.1.2. Ống dẫn trứng (Ovidustus)
Ống dẫn trứng của bò nằm trên màng treo ống dẫn trứng, một đầu thông
với xoang bụng gần sát buồng trứng và có hình loa kèn, đầu kia thông với mút
sừng tử cung.
Có thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua diềm, phễu,
phồng ống dẫn trứng và đoạn eo của ống dẫn trứng (Nguyền Tấn Anh, 1995).
Ống dẫn trứng được cấu tạo bởi 3 lớp:
Lớp ngoài là lớp sợi liên kết.
Lớp giữa là lớp cơ.
Lớp trong là lớp niêm mạc.
Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều
ngược nhau và đồng thời rnộl lúc. Dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện thích
hợp cho sự thụ tinh và phân chia của phôi bào gồm chất dinh dưỡng và bảo vệ
cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử - phôi sau đó. Ngoài ra niêm mạc ống dẫn
trứng và tử cung còn tiết ra men hyaluronidaza tham gia vào quá trình thụ tinh
(Xukhaep, 1975, V.S.Sipilep, 1976).
___
Nguyễn Văn Ngọ 6
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
2.2.1.3. Tử cung (Uteus)
Tử cung của bò hình sừng cừu, đi từ ngoài vào trong gồm cổ tử cung, thân
tử cung và sừng tử cung. Đối với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang
chậu, khi đẻ nhiều lứa thì tử cung nằm trong xoang bụng.
Cổ tử cung : Là phần cuối cùng của tử cung, cổ tử cung tròn thông với âm đạo
và luôn đóng, chỉ mở khi hưng phấn cao độ, lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh.
Thân tử cung : Thân tử cung của bò ngắn, và là phần nối giữa sừng tử cung và
cổ tử cung.
Sừng tử cung : Bao gồm 2 sừng : trái và phải, 2 sừng này gắn với thân tử cung
và dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng phía trên của tử cung gọi
là rãnh đầu tử cung.

Tử cung cũng được cấu tạo bởi 3 lớp:
Lớp ngoài cùng là lớp liên kết sợi mỏng.
Lớp giữa là lớp cơ trơn: Đây là lớp cơ khoẻ nhất trong cơ thể, nó giữ vai
trò quan trọng trong việc đẩy thai ra ngoài.
Lớp cơ trong cùng là lớp niêm mạc: Niêm mạc tử cung bò gấp nếp nhiều
lần làm cho tử cung không đồng đều tạo thành những thùy, gọi là thuỳ hoa nở.
Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, hợp tử sau này phát triển thành thai
được là nhờ dưỡng chất từ cơ thể mẹ thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp.
Giai đoạn đầu hợp tử sống được một phần dựa vào noãn hoàng một phần dựa
vào "sữa tử cung" thông qua cơ chế thẩm thấu. Sau này giữa mẹ và con hình
thành hệ thống nhau thai.
Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình
sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức năng của
thể vàng, đảm nhận sự làm tổ của hợp tử, mang thai và đẻ.
2.2.1.4. Âm đạo (Vagina)
Âm đạo là một ống tròn để chứa cơ quan sinh dục đực khi giao phối, đồng
thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ. Trước âm đạo là tử
___
Nguyễn Văn Ngọ 7
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
cung, phía sau là tiền đình có màng trinh (hymen) che lỗ âm đạo. Cấu tạo âm
đạo cũng được chia làm 3 lớp: Tổ chức liên kết ở ngoài, cơ trơn ở giữa, lớp niêm
mạc ở trong.
2.2.1.5. Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận trên thì cơ quan sinh dục bò cái còn có : âm môn, âm
vật. Đây là những bộ phận sinh dục bên ngoài, có thể nhìn, sờ và quan sát được.
2.2.2. Sinh lí sinh sản ở bò cái
2.2.2.1. Sự thành thục về tính
Bò thành thục về tính khi nó đã sinh trưởng, và phát triển đến giai đoạn có
khả năng sinh sản. Lúc này cơ quan sinh dục bắt đầu sinh các tế bào sinh dục có

khả năng thụ tinh đồng thời dưới tác dụng của Hocmon cơ quan sinh dục cũng
phát triển.
Lúc này bò cái xuất hiện chu kỳ động dục. Tuổi thành thục về tính ở các
giống bò khác nhau là khác nhau, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mùa vụ,
thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc và khí hậu.
Đối với bò VN tuổi thành thục về tính là 12-15 tháng, nhưng không thể cho
bò phối vào lúc này vì sẽ ảnh hưởng xấu đến con bê sinh ra.
Bò cái nên cho nhảy lần đầu khi đã thành thục về thể vóc. Người ta thấy
rằng nên cho bò cái phối giống có chửa khi đạt ít nhất 18 tháng tuổi.
2.2.2.2. Chu kỳ động dục
Sau khi thành thục về tính, động dục xuất hiện một cách tương đối đều
đặn trong năm hay theo mùa phụ thuộc vào giống và loài. Bò là một động vật đa
chu kỳ động dục và nếu không có chửa, chu kỳ động dục ở bò lặp lại hầu như
một cách liên tục trong năm (Peter và Ball, 1995). Chu kỳ động dục ở bò trung
bình là 21 ngày, thời gian biểu hiện hành vi động dục giao động từ 12-30 giờ.
Rụng trứng thường xẩy ra 10-12 giờ sau khi kết thúc thời gian động dục (Allrich
1993) và ở thời điểm này nang trứng vỡ ra và giải phóng trứng chưa thụ tinh vào
ống dẫn trứng. Sau khi trứng rụng, những tế bào còn lại trong nang trứng vỡ
___
Nguyễn Văn Ngọ 8
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
tăng sinh và hình thành nên thể vàng, thể vàng sau đó hoạt động từ ngày 4-17
của chu kỳ. Trong pha thể vàng này, nồng độ cao progesterone tiết ra từ thể
vàng sẽ ức chế sự chín của các nang trứng khác thông qua cơ chế tác động
ngược lên hypothalamus (vùng đồi) và tuyến yên. Thể vàng bắt đầu thoái hoá
sau ngày 17 do ảnh hưởng của Prostaglandin F
2a
tử cung trong một quá trình gọi
là tiêu thể vàng (luteolysis). Khi quá trình thoái hoá thể vàng xẩy ra, những nang
trứng khác của buồng trứng lại bắt đầu phát triển để chín.

Trong một chu kỳ động dục thường có 2 pha. Pha thứ nhất là pha thể
vàng. Pha này kéo dài từ lúc hình thành thể vàng sau rụng trứng đến khi nó thoái
hoá ở cuối chu kỳ động dục. Pha thứ hai là pha noãn nang. Pha này bắt đầu từ
khi thể vàng thoái hoá và kết thúc bằng động dục và rụng trứng. ở bò, pha thể
vàng kéo dài 16-17 ngày và pha noãn nang kéo dài 3-5 ngày. Một số đặc điểm
của chu kỳ động dục của một số loài được trình bày ở bảng sau.
Bảng 2.1. Một số đặc điểm của chu kỳ động dục ở động vật nhai lại
Đặc điểm Cừu Dê Bò
Thời gian động dục (giờ) 24-36 24-48 18 (12-30)
Thời gian rụng trứng (giờ) 24-27 24-36 30 (18-48)
Độ dài chu kỳ động dục (ngày) 17 (1-19) 21 (18-22) 21 (14-29)
Viện Chăn Nuôi, 2011
2.2.2.3. Động dục của bò cái và thời kỳ phối giống thích hợp
Động dục là lúc mà bộ máy sinh dục của bò cái chuẩn bị mọi điều kiện
để thụ thai, cũng là lúc bò cái muốn gần bò đực, bò cái động dục trong khoảng
18-36 giờ và sau khi đẻ 20-28 ngày thì bò cái có thể động dục trở lại.
2.2.2.3.1. Biểu hiện của động dục
Động dục bình thường kéo dài khoảng 6-30 giờ.
___
Nguyễn Văn Ngọ 9
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
Trong thời kỳ động dục con cái biểu hiện các dấu hiệu điển hình về các
hành vi này do khối lượng lớn oestrogen tiêt ra từ các noãn nang trước khi rụng
trứng tác động đến não gây ra. Các dấu hiệu này là: Bồn chồn, nhảy lên các bò
cái khác, đứng yên cho con khác nhày lên, từ tử cung giải phóng một lượng
niêm dịch dạng sợi trong suốt được xem là các sợi thu hút con đực. Các biểu
hiện bên ngoài về hoạt động tính dục có thể nhìn thấy được là âm hộ trở nên
sưng, đỏ, lông và đuôi xù lên, có các vết cọ sát ở phần đầu của đuôi và các
xương đuôi nhỏ.
Biểu hiện ở cơ quan sinh dục: Âm hộ sưng, mép trong âm hộ màu đỏ,

chảy nước nhờn từ lỏng đến đặc dần, màu chuyển từ từ trong sang đục dần, kiểm
tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường, đuôi bò cái thường cong lên
hoặc lệch sang một bên.
2.2.2.3.1. Thời điểm phối giống thích hợp
Thời gian rụng trứng 10-12 giờ sau khi kết thúc động dục và trứng chỉ
sống trong khoảng 6-10 giờ sau khi trứng rụng. Còn tinh trùng chỉ sống trong
đường sinh dục bò cái 12-18 giờ sau khi dẫn tinh. Vì vậy ta phải nên phối giống
cho bò 2 lần để đón trước và sau, tức là lần đầu vào lúc 12 giờ sau khi bắt đầu
động dục và lần 2 sau khi phối lần trước 12 giờ.
Về biểu hiện lâm sàng: Khi thấy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và
mặt trong chuyển sang màu đỏ đậm, nhìn thấy đuôi bò quệt nước nhờn dính và
bò cái chịu đứng im cho bò đực nhảy lên. Đó là triệu chứng phát hiện thời điểm
để thụ tinh cho bò đạt kết quả cao.
2.2.2.4. Thụ thai
Thụ thai là sư thụ tinh thành công của một trứng bởi một tinh trùng sau
khi rụng trứng. Rụng trứng do luternizing hormone (LH) được giải phóng từ
tuyến yên ở não gây ra rụng trứng thường xảy ra khoảng 12 giờ sau khi các biểu
hiện động dục kết thúc. Tuy nhiên giới hạn này có thể nằm trong khoảng 2-26
giờ. Rụng trứng chậm sau khi kết thúc biểu hiện động dục bảo đảm rằng tinh
___
Nguyễn Văn Ngọ 10
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
trùng đã ở trong đường sinh dục con cái ít nhất 1- 6 giờ trước khi trứng chuyến
xuống ống dẫn trứng để thụ tinh. Thời gian này cho phép tinh trùng trải qua một
quá trình tăng hoạt lực, quá trình này giúp cho sự thụ tinh xảy ra. Quá trình này
nhằm thay đổi cấu trúc đầu tinh trùng làm cho nó có khả năng thụ tinh với tế bào
trứng có hiệu quả. Sự thụ tinh cần phải xảy ra trong vòng 6 giờ sau khi rụng
trứng. Sau thời gian này trứng không được thụ tinh sẽ thoái hoá hoặc nếu được
thụ tinh thì hợp tử cũng không có khả năng sống. Sau khi thụ tinh hợp tử mất 6-
7 ngày để chuyến xuống ống dẫn trứng đi vào trong sừng tử cung và bám vào

đó.
Sau khi rụng trứng khoảng trống do noãn nang rụng đi để lại ở trong
buồng trứng được lấp đầy bởi các tổ chức có màu da cam hơi vàng và sau 5
ngày hình thành thế vàng. Thể vàng sản sinh ra progesterone cần thiết để duy trì
thai. Sau 5-6 tháng thai nghén các cấu trúc khác như nhau thai sản xuất đủ
progesterone để duy trì thai cho đến sau khi sinh. Progesterone cũng tác động
đến não, ức chế giải phóng hormone tuyến yên và ngăn cản bò có thai động dục.
Nếu bò cái không có thai, tử cung sẽ giải phóng prostaglandin khoảng 16-
17 ngày sau khi rụng trứng. Các prostaglandin làm tiêu tan thể vàng và như vậy
ngăn cản sự sản xuất tiếp tục progesterone. Tiếp theo đó hormone kích thích
noãn nang (FSH) được giải phóng từ tuyển yên bò và làm cho chu kỳ động dục
mới bắt đầu. FSH co thể tạo khả năng cho một hoặc nhiều noãn nang đang phát
triển có kích thước nhỏ (đường kính 1-2 mm) lớn lên đủ kích thươc để rụng
trứng. Một con cái sẽ tiếp tục chu kỳ động dục 21 ngày một lần trừ khi nó có
thai hoặc chịu stress về dinh dưỡng làm cho não giảm sản xuất hormone từ
tuyến yên.
2.2.2.5. Chửa
Phôi thai rời khỏi ống dẫn trứng và đi vào tử cung vào ngày thứ 6 hoặc
thứ 7. Một số ngày sau đó phôi bám vào vách tử cung. Sau đó phôi giải phóng ra
các tín hiệu hoá học nhắc nhở các hệ thống ở bò cái về sự hiện diện của nó. Điều
___
Nguyễn Văn Ngọ 11
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
này ngăn cản tử cung bò giải phong prostaglandin làm tiêu tan thể vàng, chấm
dứt việc chửa. Không phải toàn bộ sự thụ thai đều đưa đến có chửa. Bình thường
khoảng 25% phôi bị mất đi trong vòng 17 ngày từ khi thụ thai. Điều này có thể
là do khuyết tật nhỏ về di truyền hoặc phôi không có khả năng chuyển được các
tín hiệu hoá học mạnh đến hệ thống hormone của bò. Trên thực tế một tỷ lệ có
thai 75% là tỷ lệ có thể đạt được ở một chu Kỳ động dục đơn. Điều này giải
thích tại sao 3 chu kỳ động dục hoặc nhiều hơn (tối thiểu 9 tuần) là cần thiết để

đạt được tỷ lệ có thai 95%. Tỷ lệ phôi chết tăng lên trong vòng 17 ngày sau khi
thụ thai có thể do bò cái chịu stress từ nhiệt độ không bình thường, nghèo dinh
dưỡng hoặc mắc bệnh. Trong phần lớn trường hợp mất phôi sớm được xem là
không thụ thai vì bò cái sẽ động dục trở lại ở thời điềm bình thường.
Tỷ lệ không có chửa sau 17 ngày không nên vượt quá 3% nếu khộng có
chửa quá mức này cần phải được điều tra vì có thể liên quan đến các bệnh: phẩy
khuẩn (vilriosis) bệnh Trichomonas (Trichomonasis), Leptospirosis.
2.2.2.6. Đẻ
Khi bào thai đạt đến một giai đoạn phát triển nhất định, não bò sẽ giải
phóng các hormone Relaxin làm dãn dây chằng vùng chậu, chính hormone này
làm cho bò cái đi lại kém vững chắc hơn và đuôi dường như nâng cao hơn khi
bò cái đứng dậy. Oxytocin gây co bóp tử cung mạnh hơn xảy ra ở thời kỳ cuối
của giai đoạn đẻ. Oxytocin cũng là hormone làm tăng thêm sữa.
Bò cái có thời gian chửa trung bình là 283 ngày, bình thường khoảng 275-
295 ngày. Chửa bê đực thường dài hơn chửa bê cái 1 hoặc 2 ngày.
Triệu chứng bò sắp đẻ: Bò có hiện tượng sụt mông, bầu vú căng, đầu vú
chĩa về hai bên, niêm dịch treo lòng thòng ở mép âm môn, đau bụng, đứng lên
nằm xuống, chân cào đất, ỉa, đái nhiều lần, khi bắt đầu đẻ bọc ối thò ra ngoài
trước.
Đỡ đẻ cho bò : Trong trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận) không
cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ trợ cho bò cái bằng cách dùng tay kéo nhẹ thai ra.
___
Nguyễn Văn Ngọ 12
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
Cắt dây rốn dài khoảng 10- 12 cm (không cần buộc dây rốn), sát trùng bằng cồn
Iốt 5%. Lau rớt, rãi trong mũi, mồm bê, để bò mẹ tự liếm con. Bóc móng để bê
con đỡ trơn trượt khi mới tập đi. Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò
mẹ uống nước thêm ít muối, cám và nước ấm. Trường hợp đẻ khó phải gọi cán
bộ thú y can thiệp kịp thời.
2.2.2.7. Tiết sữa

Khả năng tiết sữa của con mẹ là nhân tố quyết định chủ yếu sự sống sót
của bê va khối lượng cai sữa ở bê. Yêu cầu về thức ăn và năng lượng của bò cái
ở thời kỳ sau của giai đoạn có chửa và ở giại đoạn tiết sữa rất cao. Những người
sản xuất có thể xác định điều này bằng cách đánh giá thay đổi điểm thể trạng ở
bò cái.
2.3. LAI GIỐNG VÀ MỘT SỐ HỆ THỐNG LAI GIỐNG BÒ THỊT
Lai giống là phương pháp nhân giống được ứng dụng rộng rãi trong chăn
nuôi gia súc nhằm tăng mức độ dị hợp và làm giảm mức độ đồng hợp. Phương
pháp nhân giống này làm cho tần số kiểu gene đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi
còn tần số kiểu gene dị hợp tăng lên. Lai giống sẽ tạo ra đời con lai có sức sống
tốt hơn, khả năng thích ứng và chống đỡ bệnh tật cao hơn, đồng thời làm tăng
khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho sản phẩm (Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Lai giống vừa lợi dụng tác động cộng gộp và không cộng gộp của gene.
Mục đích của lai giống là thông qua các phương pháp lai cụ thể để làm tăng khả
năng cho sản phẩm như thịt, trứng, sữa ở thế hệ con lai, đồng thời cũng là điều
kiện hình thành giống mới. Hiện nay các giống mới hình thành phần lớn là do lai
tạo. Lai giống cũng có mục đích lợi dụng một hiện tượng sinh học quan trọng,
đó là ưu thế lai. Phương thức này hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong lai tạo
giống bò thịt.
Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2006), những lý do cơ bản để thực hiện
lai giống trong chăn nuôi bò thịt là:
___
Nguyễn Văn Ngọ 13
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
Sử dụng ưu thế lai, có nghĩa là khai thác sức sống và sức sản xuất vượt
trội có được ở con lai so với các cá thể thuộc giống thuần của bố mẹ.
Khai thác các ưu điểm của các giống khác, có nghĩa là để tổ hợp được các
đặc tính tốt của giống bố và giống mẹ ở trong thế hệ con lai.
Thay thế đàn, có ý nghĩa sử dụng các cá thể con lai vào mục đích sinh
sản.

Tạo giống, có ý nghĩa là tạo ra giống mới trên cơ sở tổ hợp nguồn gene từ
các giống khác nhau.
Hiện nay, trên thế giới và trong nước việc ứng dụng lai tạo giống trong
chăn nuôi bò thịt có các hệ thống lai giống: Lai kết thúc và lai giống liên tục, tùy
theo mục đích tạo ra thế hệ con lai phục vụ cho sản xuất thịt hoặc sản xuất giống
mà có thể lựa chọn áp dụng theo từng hệ thống lai phù hợp.
2.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG Ở BÒ
2.4.1. Yếu tố di truyền
Sinh trưởng của bò thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó di truyền là
một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến mức độ sinh trưởng của chúng.
Năng suất đời con ở các công thức lai khi thay đổi giống bố sẽ cho khối lượng
và tỷ lệ thịt tinh khác nhau. Khối lượng và chất lượng thịt ở con lai phụ thuộc
vào giống bố và con cái làm nền lai tạo, các giống bò thịt ôn đới có xu hướng di
truyền tính trạng năng suất cao và phẩm chất tốt cho con lai. Do đó yếu tố giống
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất thịt của các con
lai.
Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt ở bảng 2, ta thấy con lai F1 của bò
BBB cho khối lượng giết mổ cao nhất, đạt 378kg, bên cạnh đó cùng chỉ tiêu này
thì khối lượng giết mổ của bò Lai Sind là khá thấp, đạt 244kg và chỉ cao hơn
con lai F1 Hà Việt đạt 240kg. Tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của bò BBB cũng
luôn đạt mức cao nhất, lần lượt là 60,3% và 48%, trong khi đó hai chỉ tiêu này
của bò Lai Sind lại thấp nhất với tỷ lệ thịt xẻ là 46,3% và tỷ lệ thịt tinh là 38%.
___
Nguyễn Văn Ngọ 14
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
Do đó, việc tiến hành lai tạo giữa hai giống bò này nhằm cải thiện khả năng sản
xuất của đàn bò Lai Sind.
Bảng 2.2. Khả năng sản xuất thịt của một số bê lai
Chỉ tiêu đánh giá
F1

BBB
F1
Charolais
F1 Santa
Getrudis
F1
Hà Việt
Lai Sind
Khối lượng giết mổ (Kg) 378 243 260 240 244
Tỷ lệ thịt xẻ (%) 60,3 50,6 53,4 49,8 46,3
Tỷ lệ thịt tinh (%) 48 40,6 44,5 39,8 38
Nguồn: Tổng hợp số liệu
2.4.2. Yếu tố dinh dưỡng
Quá trình phát triển của con vật sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức độ dinh
dưỡng. Nếu mức dinh dưỡng cao, con vật sẽ sinh trưởng nhanh và đạt khối
lượng tối đa trong thời gian ngắn. Nếu mức dinh dưỡng thấp, con vật sẽ sinh
trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài. Không chỉ có vậy, mức dinh dưỡng còn
ảnh hưởng đến sự tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể con vật (chất lượng
sản phẩm).
Một thí nghiệm sử dụng khẩu phần gồm cỏ voi, bột sắn, urê và rơm lúa để
nuôi vỗ béo bò Lai Sind giai đoạn 15-18 tháng tuổi trong thời gian 90 ngày tại
Huế năm 2006 đã cho thấy, tăng khối lượng của bò ở các lô được cho ăn bột sắn
cao hơn bò không được ăn bột sắn từ 114-315g/con/ngày (tương đương 48,10
đến 132,91%). Bổ sung bột sắn +2% urê vào trong khẩu phần cơ sở là cỏ voi và
rơm lúa đã đem hiệu quả chăn nuôi bò thịt cao hơn so với không bổ sung, trong
đó ở mức 1,32% bột sắn thu thêm 6930 đồng và lãi 3018 đồng/con/ngày so với
đối chứng (Nguyễn Hữu Minh và cs, 2006).
Thân cây lạc là một loại phụ phẩm nông nghiệp có hàm lượng protein cao,
khi sử dụng nuôi bò vỗ béo sẽ giảm giá thành và nâng cao hiệu quả kinh tế cho
sản xuất. Năm 2008, tại Quảng Trị một nghiên cứu sử dụng khẩu phần gồm

___
Nguyễn Văn Ngọ 15
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
100kg thân lá lạc ủ chua, 5kg bột sắn, 0,5kg muối và cỏ tự nhiên để nuôi vỗ béo
bò Lai Sind 22 tháng tuổi trong thời gian 98 ngày (bò thí nghiệm có 14 ngày làm
quen thức ăn). Kết quả đã được công bố cho thấy, hiệu quả kinh tế nhất khi thân
lá lạc ủ chua sử dụng ở mức 26% VCK của khẩu phần ăn (tương đương 43%
lượng thức ăn thô xanh). Sử dụng ở mức này, bò đạt tăng khối lượng
0,833kg/con/ngày; tiêu tốn thức ăn 8,29kg VCK/kg tăng khối lượng; chênh lệch
giữa thu và chi đạt 333.909 đồng/con/tháng (Đỗ Thanh Vân và cs, 2008).
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn cho bò
Thức ăn
Năng suất
(Tấn/ha/năm)
Vật chất khô
(%)
Protein (CP)
%
Năng lượng (ME)
MJ
Cỏ Voi 250 16 7 8
VA-06 300 16 7.5 8
Lông Para 70 22 12 8
Ghinê 150 16 13 9
Cây Ngô 60 27 10 11
Rơm ủ Ure - 80 12 Không đáng kể
Nguồn: Số liệu tổng hợp
Từ Bảng 2.3 cho thấy năng suất luôn tỷ lệ nghịch với chất lượng, về năng
suất thì nhóm Cỏ Voi và cỏ VA-06 đạt cao nhất, song về giá trị dinh dưỡng thì
nhóm cỏ Lông Para và Ghinê cao hơn. Riêng cây Ngô thì năng suất cao và đồng

đều hơn giữa tỷ lệ Protein và Năng lượng. Rơm ủ Urê thực chất là một sản phẩm
đã qua xử lý, mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao, hơn nữa, đây được coi là
nguồn thức ăn dự trữ cho đàn bò vào mùa khan hiếm thức ăn.
___
Nguyễn Văn Ngọ 16
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
Bảng 2.4. Một số công thức vỗ béo cho bò thịt
Nguyên liệu
Công thức
1 2 3 4
Sắn lát (%) 40 40 50 50
Bột ngô (%) 10 10 10 10
Rỉ mật (%) 30 30 20 20
Khô dầu lạc (%) 18 12 18 12
Bột keo dậu (%) - 6 - 6
Urê (%) - 0.5 0.5 1
Bột xương (%) 1 1 1 1
Muối ăn (%) 1 0,5 1 0,5
Kỹ thuật nuôi bò thịt, Đinh Văn Cải
Trong điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta có hai cách vỗ béo.
Vỗ béo bằng chăn thả: Chăn thả bò trên bãi chăn 8-10 giờ mỗi ngày để
tận dụng cỏ tươi mà không tốn công phu cắt và vận chuyển về chuồng. Ban đêm
bổ sung thêm thức ăn tinh và muối ăn. Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi
có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tươi tương đối khá, bảo đảm cho trâu
bò mỗi ngày thu lượm được 20-25kg cỏ tươi.
Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: Áp dụng cho những nơi ít bãi chăn
(như vùng đồng bằng, vùng ven đô, khu công nghiệp). Bò chỉ tận dụng được
một phần hoặc một nửa khẩu phần thức ăn trên bãi chăn. Phần còn lại phải bổ
sung tại chuồng nuôi, trong đó phải lưu ý đến thức ăn tinh.
Theo Đinh Văn Cải, 2009, nhu cầu thức ăn và năng lượng vỗ béo bò: Để

bò có tốc độ lớn nhanh nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao được ăn
vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng
5kg vật chất khô trong một ngày, còn thức ăn thô xơ khoảng 15 - 20kg. Khẩu
phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Bò có thể tự
do lựa chọn sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với
nhau. Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng.
Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen
với khẩu phần năng lượng cao. Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể
___
Nguyễn Văn Ngọ 17
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
bị chết do ngộ độc axít (acidosis). Thức ăn thô xanh cần sử dựng kết hợp với
thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh. Bò bị bệnh phải điều trị
khỏi bệnh trước khi đưa vào vỗ béo.
Thức ăn dùng vỗ béo bò bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn
tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin. Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để
lựa chọn các nguyên liệu chính như sau:
Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp,
phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm
55-60% vật chất khô trong khẩu phần.
Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc, họ Đậu, cám (cám gạo, cám mỳ ),
các loại khô dầu, thức ăn hỗn hợp chiếm 40-45% vật chất khô trong khẩu
phần.
Trên cơ sở các loại nguyên liệu thức ăn trên, bổ sung khoáng và vitamin
phối hợp thành khẩu phần hoàn chỉnh để vỗ béo bò theo công thức ở bảng 2.4.
2.4.3. Yếu tố môi trường
Các điều kiện tự nhiên như: Độ ẩm, nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, lượng
mưa Đều có những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể con vật. Ngay cả các điều
kiện về dịch bệnh, thổ nhưỡng, chất đất của cây thức ăn sử dụng thiếu hay đủ
đều có ảnh hưởng nhất định đến trao đổi chất của con vật, từ đó tác động tới sự

sinh trưởng và phát triển của chúng.
Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt thì nuôi các giống địa phương có
lợi hơn nhập nội vì các giống này đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh thuận lợi mới thể
hiện được tiềm năng di truyền ưu việt. Theo nghiên cứu của Burns và cs. (2001),
khả năng sản xuất thịt của gia súc là do tương tác giữa các kiểu gene với môi
trường. Nhìn chung, các giống bò chuyên dụng sản xuất thịt có quá trình sinh
trưởng rất cao trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đồng cỏ thâm canh và
các điều kiện môi trường thuận lợi.
___
Nguyễn Văn Ngọ 18
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
2.5. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN Ở BÒ
2.5.1. Nhân tố bên trong (nhân tố di truyền)
Các tính trạng sinh sản thường có hệ sô di truyền (h) rất thấp. Ở bò hệ số
di truyền về khoảng cách giữa hai lứa đẻ h
2
= 0,05 - 0,10, khả năng đẻ sinh đôi
h
2
= 0,08 - 0,10 và độ dài sử dụng bò có h
2
= 0,15 - 0,2 (Venge, 1961).
Hầu hết các biến đổi quan trọng quan sát thấy về khá năng sinh sản đều
do ánh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Nhìn chung nhiều công trình nghiên
cứu về gen ảnh hưởng đến sinh sản chưa được đề cập đến nhiều, mặc dù gen ánh
hưởng đến sinh sản bẳng 3 con đường:
Có thể những gen gây chết, nửa gây chết, làm trứng không thụ tinh rồi
chết.
Do rối loạn nội tiết di truyền làm ảnh hưởng đến các Hormon hướng sinh
dục, từ đó gây ảnh hưởng đến sinh sản.

Các gen hoạt động cho phối đến sinh sản có những chênh lệch khác nhau
(do tác động của môi trường). Sự chênh lệch cộng gộp đó có thể làm kém sinh
sản hoặc gây chết (Hoàng Kim Giao,1996).
2.5.2. Nhân tố bên ngoài
2.5.2.1. Dinh dưỡng
Đây là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất kín đáo, chậm chạp và đa
dạng, ở bò tơ nếu được nuôi dưỡng tốt thì tốc độ sinh trưởng nhanh, tuổi thành
thục về tính sớm. Năm 2007, Đinh Văn Cải đã tiến hành thí nghiệm ở bò Lai
Sind với mức dinh dưỡng 140% và 60% so với tiêu chuẩn và thu được kết quả
về tuổi động dục lần đầu tương ứng là 8,5 và 16,6 tháng. Bò trưởng thành nếu
nuôi với mức dinh dưỡng thấp thì chức năng sinh sản bị kìm hãm. Còn nếu nuôi
với mức dinh dưỡng cao thì có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ trong cơ thế, khi đó mỡ
sẽ bao bọc lấy buồng trứng và cố định hormone cũng sẽ dẫn đến sinh sản thấp.
Như vậy cần phải xác định mứu dinh dưỡng phù hợp và điều chỉnh sao cho khẩu
phần được cân đối về Protein, axit amin, khoáng, đường, vitamin cho gia súc
___
Nguyễn Văn Ngọ 19
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN
từng giai đoạn cụ thể. Nếu khẩu phần thiếu khoáng đa lượng hay vi lượng cũng
sẽ gây rối loạn sinh sản. Đặc biệt nếu cung cấp cho bò thiếu Photpho thường
xuyên thì buồng trứng những con bò này sẽ nhỏ, sau khi đẻ thuờng chỉ động dục
một lần. Nếu không phối kịp thời thì sau cai sữa mới động dục trở lại.
Còn khẩu phần cung cấp thiếu kẽm sẽ dẫn đến thiếu vitamin A. Nếu thiếu
vitamin A khi đó niêm mạc trong cơ thể sẽ khô cứng và sừng hóa , đặc biệt nếu
niêm mạc đường sinh dục bị sừng hoá làm cho họp tử khó lảm tổ, khó bám dính
vào niêm mạc tử cung dễ dẫn đển sảy thai. Do vậy nếu cung cấp một lượng kẽm
đầy đủ và thường xuyên sẽ làm tăng độ mắn đẻ và làm giảm tỷ lệ chết của phôi
(Nguyễn Trọng Tiến, 1991).
2.5.2.2. Quản lý chăm sóc
Đây là khâu rất quan trọng trong sinh sản đặc biệt là công tác tổ chức phối

giống, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và đẻ của gia súc cái. Các nhà nghiên cứu
đã chứng minh được rằng: Sau khi giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo từ 3-4h tinh
trùng trong đường sinh dục của bò cái đã di chuyển đến ống dẫn trứng và giữ
khả năng thụ tinh trong vòng 20-30h (A.A.Xukhaep, 1975).
Còn theo Paplop.V.A(1976), Sipilop.V.S(1976) cho rằng thời gian di
chuyển của trứng từ khi rụng đến vị trí thụ tinh trong khoảng vài giờ. Thời điểm
rụng trứng của bò cái nằm trong khoảng 10-15h sau khi kết thúc động dục. Nên
cần chọn thời gian phối phù hợp để đạt tỷ lệ thụ thai cao.
2.5.2.3. Thời tiết khỉ hậu
Thời gian chiếu sáng, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí là những yếu
tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của động vật. Thí nghiệm thời
gian chiếu sáng trong ngày bằng phương pháp nhân tạo có tác dụng kích thích rõ
rệt chức năng sinh sản và làm thay đổi mùa sinh dục ở thú cho lông và gia cầm
đẻ trứng. Sinh sản theo mùa thể hiện rõ rệt ở động vật hoang dã và một số loài
gia súc như cừu, trâu, ngựa, đó là quãng thời gian trong năm mang lại nhiều điều
kiện thuận lợi cho hoạt động sinh sản. Đối với bò, nếu được nuôi dưỡng phù
___
Nguyễn Văn Ngọ 20

×