TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
o0o
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI TẠI CÔNG TY
TNHH LỢN GIỐNG NGOẠI THÁI DƯƠNG
HÀ NỘI - 2014
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
o0o
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI TẠI CÔNG TY
TNHH LỢN GIỐNG NGOẠI THÁI DƯƠNG
Người thực hiện : DƯƠNG THỊ PHƯƠNG
Lớp : CNTYA
Khoá : 54
Ngành : CHĂN NUÔI THÚ Y
Người hướng dẫn : TS. PHẠM KIM ĐĂNG
: ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG GIANG
Bộ môn : Hóa sinh – Sinh lý động vật
HÀ NỘI - 2014
ii
LỜI CẢM ƠN!
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội, đến nay tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, nhân dịp này tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới:
Cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Phương Giang cùng thầy TS. Phạm
Kim Đăng, cán bộ giảng dạy bộ môn Hóa sinh – Sinh lý động vật, khoa Chăn
nuôi và Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Toàn thể thầy cô giáo khoa Chăn nuôi và nuôi trồng Thủy sản đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Kỹ sư Phạm Trung Kiên, cùng các cô chú anh chị em công nhân trong
Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực tập, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này.
Gia đình bạn bè đã luôn quan tâm giúp đỡ, động viên tôi học tập để hoàn
thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều có gắng song do kiến thức cũng như kinh nghiệm
thực tế của bản thân còn chưa nhiều nên báo cáo còn nhiều thiếu xót. Vì vậy tôi
rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo, đóng góp của thầy cô giáo, bạn bè và
đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 1 tháng 08 năm 2013
Sinh viên
Dương Thị Phương
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN! I
MỤC LỤC II
DANH MỤC BẢNG IV
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT V
PHẦN I
MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 2
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ TÍNH NĂNG SẢN SUẤT CỦA LỢN LANDRACE VÀ
YORKSHIRE 3
2.1.1. GIỐNG LỢN YORKSHIRE 3
2.1.2. GIỐNG LỢN LANDRACE 4
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC Ở LỢN CÁI 4
2.2.1. CHU KỲ TÍNH 4
2.2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHU KỲ TÍNH CỦA LỢN 6
2.2.3. SỰ ĐIỀU HÒA CHU KỲ TÍNH 7
2.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG 8
2.3.1. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 8
2.3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI 12
2.4. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỢN TRONG BÀO THAI VÀ GIAI ĐOẠN BÚ SỮA 17
2.4.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỢN Ở TRONG BÀO THAI 17
2.4.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỢN Ở GIAI ĐOẠN BÚ SỮA 18
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 20
2.5.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 20
2.5.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 21
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG 23
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 23
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
3.3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRẠI LỢN BA VÌ CỦA CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNG NGOẠI
THÁI DƯƠNG 23
3.3.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI ĐƯỢC NUÔI TẠI TRẠI LỢN BA VÌ 23
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
ii
3.4.1. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI 24
3.4.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU 24
3.4.2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 25
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. HIỆN TRẠNG TRẠI LỢN BA VÌ CỦA CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNG NGOẠI THÁI DƯƠNG 26
4.1.1. HỆ THỐNG CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN 26
4.1.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA TRẠI 27
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE. 33
4.2.1. CÁC CHỈ TIÊU VỀ SINH LÝ SINH DỤC CỦA LANDRACE VÀ YORKSHIRE 33
4.2.3. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LANDRACE, YORKSHIRE QUA CÁC LỨA ĐẺ 40
4.2.4. TIÊU TỐN THỨC ĂN CHO 1KG LỢN CON CAI SỮA 52
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
55
5.1. KẾT LUẬN 55
5.2. KIẾN NGHỊ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
iii
DANH MỤC BẢNG
4.1.2.1. Cơ cấu đàn lợn 27
4.1.2.2. Chế độ chăm sóc 28
4.1.2.3. Công tác vệ sinh thú y và phòng bệnh của trại 29
4.2.3.1. Năng suất sinh sản của 2 giống Landrace, Yorkshire ở lứa đẻ 1 40
4.2.3.2. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire ở lứa đẻ thứ 2 42
4.2.3.3 Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire ở lứa thứ 3 44
4.2.3.4. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire ở lứa đẻ thứ 4 46
4.2.3.5. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire ở lứa đẻ thứ 5 48
4.2.3.6. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire ở lứa đẻ thứ 6 50
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Y : Yorkshire
L : Landrace
SCSS/O : Số con sơ sinh/ổ
SCCS/O : Số con cai sữa/ổ
SCĐN/O : Số con để nuôi/ổ
TĂTN : Thức ăn thu nhận
GnRH :Gonadotrpine Releasing hormone
FSH :Follicle Stimulating Hormone
LH :Luteinizing hormone
v
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, chăn nuôi đang là trọng tâm phát triển của
toàn ngành nông nghiệp, nó chiếm phần lớn sản phẩm nông nghiệp. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế nói chung, nghành chăn nuôi nước ta không ngừng
được nâng lên nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao của cuộc sống,
thu hẹp cán cân nông nghiệp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Trong đó chăn nuôi lợn
chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, nó không chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu
thịt trong nước, nâng cao hơn nữa chất lượng bữa ăn mà còn phục vụ xuất khẩu.
Với vai trò đó, nghành chăn nuôi lợn đã có những bước tiến vượt bậc.
Xu hướng chăn nuôi lợn hiện nay ở nước ta đang chuyển dần từ chăn nuôi
nhỏ lẻ mang tính tận dụng sang chăn nuôi tập trung với quy mô trang trại. Do vậy
số lượng trang trại tăng lên một cách nhanh chóng cả về số lượng và quy mô.
Theo tổng cục thống kê, 6 tháng dầu năm 2012 tổng đàn lợn là 26,7 triệu
con tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011. Đàn lợn nái khoảng 4,15 triệu con tăng
8,7% so với cùng kỳ, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1936,2 ngàn tấn tăng
4,8%. Định hướng phát triển dài hạn đến năm 2020 chăn nuôi cơ bản chuyển
sang phương thức trang trại, công nghiệp đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu
dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến
năm 2015 đạt 38% và đến năm 2020 đạt 35 triệu con trong đó đàn lợn ngoại
trang trại chiếm 37%.
Chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những bước tiến bộ nhất định nhưng so với
tốc độ phát triển chăn nuôi của một số nước trong khu vực và thế giới thì ngành
chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn ở mức độ thấp, năng suất và chất lượng chưa cao.
Để phù hợp với công cuộc hội nhập, ngành chăn nuôi lợn không những được mở
1
rộng về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm cũng không ngừng được cải
thiện. Điều này là do đàn lợn hướng nạc ngoại nhập ngày càng phát triển, đặc
biệt là những giống lợn có tỷ lệ nạc cao và năng suất sinh sản tốt như: Landrace,
Yorkshire, Duroc…Vì vậy việc tạo ra những con giống tốt có chất lượng cao để
phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là một nhiệm
vụ trọng tâm của các công ty giống.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, nhu cầu của người
tiêu dùng trong nước về thịt lợn tăng cao đặc biệt là thịt lợn nhiều nạc, đòi hỏi
phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn
nhất là lợn có tỷ lệ nạc cao. Vì vậy việc mở rộng chăn nuôi lợn thịt siêu nạc là
việc làm cần thiết. Tuy nhiên để sản xuất đạt năng suất và hiệu quả cao thì trước
khi đưa vào sản xuất đại trà, cần phải tiến hành khảo sát và đánh giá khả năng
sinh sản của giống lợn trong các điều kiện chăn nuôi khác nhau.
Trại lợn Ba Vì thuộc Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương được
chuyển nhượng từ Công ty CP mới đi vào hoạt động năm 2011. Mới đầu chỉ
nuôi lợn xuất thịt, đến năm 2012 trại mở rộng quy mô và cơ cấu nuôi thêm một
số giống lợn nái ngoại từ trại Đô Lương chuyển ra như Landrace, Yorkshire,
PiDu…Do điều kiện chăn nuôi thay đổi như vậy nên việc đánh giá năng suất
sinh sản là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá khả năng
sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty TNHH lợn
giống ngoại Thái Dương”.
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Đánh giá được năng suất sinh sản của lợn nái giống thuần Landrace và
Yorkshire từ lứa đẻ 1 tới lứa đẻ 6.
Khả năng sinh sản của từng giống.
Xác định khả năng tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa.
2
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ TÍNH NĂNG SẢN SUẤT CỦA LỢN
LANDRACE VÀ YORKSHIRE
2.1.1. Giống lợn Yorkshire
– Nguồn gốc: Giống lợn Yorkshire được hình thành do lai giữa một giống
lợn địa phương Yorkshire (có màu lông trắng, cứng, trên da thường có vết xám
đen. Tai rủ, chân cao, đi lại nhanh nhẹn trên đồng cỏ, phát triển nhanh, khả năng
sinh sản trung bình) với giống lợn Châu Á, giống này có đặc điểm nhanh thành
thục, dễ vỗ béo. Xương nhỏ, lưng võng, tai ngắn và đứng, lông màu đen hoặc
khoang. Mắn đẻ và đẻ sai con, mông đùi kém phát triển. Nhà chăn nuôi
Bakewell đã cải tiến giống lợn Leicester đen bằng giống lợn Châu Á để hình
thành giống lợn Leicester đen cho nhiều thịt và mỡ. Cho lai với giống lợn
Yorkshire trắng đã tạo ra giống Small Yorkshire hay Small White. Trong quá
trình lai tạo, dần dần xuất hiện một kiểu Large White và một kiểu Middle White.
Năm 1851, giống lợn Yorkshire Large White đã được hội đồng khoa học Hoàng
Gia Anh công nhận là một giống mới (Võ trọng Hốt và cộng sự, 2000).
– Đặc điểm: Lợn Yorkshire nuôi ở nước ta hiện nay được nhập từ Liên Xô
cũ từ năm 1964 và Cuba năm 1978. Yorkshire Liên Xô cũ có đặc điểm toàn thân
màu trắng, lông dày mềm, tai thẳng đứng, vai đầy đặn, ngực sâu, bốn chân khỏe.
Yorkshire Cuba có đặc điểm toàn thân màu trắng đầu to, trán rộng, mõm dài hơi
cong, tai đứng hơi nghiêng về phía trước (Trương Lăng, 2001).
– Một số tính năng sản xuất: Lợn Yorkshire có ưu điểm là dòng đực có tỷ
lệ nạc cao, dòng nái sinh sản cao; cả đực và cái đều có thân hình chữ nhật, bộ
phận sinh dục đực lộ rõ, mắn đẻ, sai con, nuôi con khéo, chịu đựng kham khổ,
3
có chất lượng thịt tốt, khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu, môi trường
thay đổi cao. Con đực trưởng thành có trọng lượng 350 – 380 kg, con cái đạt
250 – 280 kg. Số con/lứa là 10 – 12 con (có lứa đạt 17 – 18 con). Con cai sữa ở
60 ngày tuổi đạt 16 – 20 kg/con (Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000).
2.1.2. Giống lợn Landrace
– Nguồn gốc: Giống lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, được hình
thành từ sự lai tạo giữa giống lợn Yout land có nguồn gốc từ Đức và lợn
Yorkshire có nguồn gốc từ Anh. Từ năm 1907 – 1919, lợn Landrace có mức
tăng trọng 546 g/ngày với 3,73 đơn vị thức ăn. Từ năm 1972 – 1973 mức tăng
trọng đạt 735 g/ngày với 3 đơn vị thức ăn. Ngày nay, lợn Landrace có mức tăng
trọng trung bình từ 750 – 800 g/ngày tùy theo yêu cầu chăn nuôi của từng nước.
– Đặc điểm của giống lợn này là: Tai to, dài, che phủ xuống mặt, lưng
thẳng, xườn tròn, bụng gọn, phần sau rất phát triển, mông xuôi thể hiện rõ tính
hướng nạc, có từ 14 vú trở lên.
– Tính năng sản xuất: Lợn nái đẻ 10 – 11 con/lứa, một năm từ 2 – 2,2 lứa.
Khối lượng sơ sinh đạt 1,3 – 1,4 kg/con. Lợn đực trưởng thành đạt 300 – 350
kg/con, lợn nái trưởng thành đạt 250 – 300 kg. Lợn Landrace được dùng trong
lai kinh tế với các giống lợn nội để nâng cao khối lượng và tỷ lệ nạc cho lợn nội
(Trương Lăng, 2001).
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC Ở LỢN CÁI
2.2.1. Chu kỳ tính
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể cái đặc biệt là cơ quan sinh dục
có biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Sự phát triển của trứng dưới sự điều tiết của
hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có chu kỳ
và biểu hiện bằng những triệu trứng động dục có chu kỳ gọi là chu kỳ tính. Thời
gian của chu kỳ động dục được tính từ lần động dục trước đến động dục sau.
Lợn có chu kỳ động dục 18 – 23 ngày, trung bình 21 ngày. Thời gian động dục
4
kéo dài 3 – 7 ngày, trung bình 5 ngày và chia ra làm 4 giai đoạn: Giai đoạn trước
động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh.
Giai đoạn trước động dục (kéo dài khoảng 1 – 2 ngày)
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục và tính từ khi thể vàng của chu
kỳ động dục trước đến lần động dục tiếp theo. Nó xuất hiện đầy đủ các hoạt
động về sinh lý, tính thành thục, trong đó có sự phát triển của bao noãn. Bao
noãn thành thục nổi rõ trên bề mặt buồng trứng, buồng trứng to hơn bình
thường. Đường sinh dục xung huyết, nhu động của tử cung tăng cường, mạch
quản trong màng nhày của âm đạo tiết ra niêm dịch, cổ tử cung hé mở. Tất cả
những biến đổi này đều chuẩn bị cho tế bào trứng tách ra khỏi bao trứng. Đầu
giai đoạn đường kính bao noãn là 4mm, đến cuối giai đoạn tăng 8 – 12 mm. Giai
đoạn này cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm đạo sưng đỏ, có hoặc ít nước nhờn,
con vật bồn chồn không yên, biếng ăn hoặc bỏ ăn, thích nhảy lên lưng con khác
hay thành chuồng nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó hoăc bỏ chạy khi
người dẫn tinh ấn tay vào mông. Ở đoạn này không nên phối ép vì trứng chưa
rụng không có khả năng thụ thai.
Giai đoạn động dục (kéo dài 2 – 3 ngày)
Gồm 3 thời kỳ liên tiếp là hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực, giai đoạn này
tế bào trứng tách khỏi noãn bao. Toàn bộ cơ thể gia súc và cơ quan sinh dục
biểu hiện hàng loạt các biến đổi sinh lý.
Lượng oestrogen tiết ra đạt mức cao nhất 112 mg% trong đó bình thường chỉ
có 64 mg% do đó gây hưng phấn mạnh mẽ toàn thân.
Các biểu hiện ở cơ quan sinh dục: Âm hộ xung huyết, tấy sưng lên, chuyển
từ màu hồng đỏ sang màu mận chín, tử cung hé mở rồi mở rộng, âm đạo tiết
dịch nhiều chuyển từ trong suốt và loãng sang đặc dần keo dính có tác dụng làm
trơn đường sinh dục và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Các biểu hiện về thần kinh: Thần kinh hưng phấn, con vật ít ăn hoặc bỏ ăn,
bồn chồn không yên tĩnh, hoặc kêu rít lên phá chuồng nhảy lên lưng con khác.
Lúc đầu chưa cho con đực nhảy sau đó mới chịu đực, mắt đờ đẫn đứng yên cho
5
con đực nhảy.
Trứng rụng: Ở lợn sau khi động dục 24 – 30 giờ thì trứng rụng và thời gian
trứng rụng kéo dài 10 – 15 giờ. Vì vậy nên phối 2 lần cho lợn sản xuất có hiệu
quả thụ thai cao.
Các biểu hiện về sinh lý khi trứng rụng: thân nhiệt tăng 0,8 – 1,2
o
C nhịp tim
tăng, bạch cầu trung tính tăng.
Sau khi trứng rụng mà được thụ tinh thì chuyển sang thời kỳ chửa, nếu không
được thụ tinh thì chuyển sang giai đoạn sau động dục.
Giai đoạn sau động dục (thường kéo dài 2 ngày).
Đặc điểm giai đoạn này là toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói
riêng dần dần được khôi phục ở trạng thái hoạt động sinh dục bình thường, âm
hộ bắt đầu teo lại, tái dần, lợn ăn uống tốt hơn. Bên trong trứng xuất hiện thể
vàng. Thể vàng tiết hormone progesterone làm ức chế trung khu sinh dục vùng
dưới đồi (Hypothalamus) ức chế tuyến yên, làm giảm tiết hormone Oestrogen,
làm giảm hưng phấn thần kinh và ngừng tiết dịch ở tử cung, từ đó con vật không
tiết dịch nữa.
Khi gia súc cái mang thai, thể vàng tồn tại trong suốt quá trình mang thai (từ
2 – 3 ngày trước khi đẻ). Nếu không mang thai thể vàng sẽ tiêu biến sau 14 – 15
ngày. Sau khi thể vàng tiêu biến thì một chu kỳ mới bắt đầu.
Giai đoạn yên tĩnh
Đây là giai đoạn dài nhất (12 – 14 ngày) thường bắt đầu từ ngày thứ tư sau
khi rụng trứng mà không được thụ tinh đến khi thể vàng tiêu biến. Đây là giai
đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh để khôi phục lại cấu tạo, chức năng cũng như năng
lượng cho chu kỳ tiếp theo.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ tính của lợn
Yếu tố ngoại cảnh
Chu kỳ động dục của lợn cái thay đổi theo giống, điều kiện nuôi dưỡng, tuổi
và mùa vụ. Theo Burger (1952) xác định chu kỳ động dục ở lợn Large White là
20,9 ngày, còn ở lợn Large Black là 21,7 ngày. Lợn Ỉ là 19,9 ngày, Lê Xuân
6
Cương và Ngô Thị Thọ (1986) (trích theo Nguyễn Thị Huệ, 2009). Lợn nái hậu
bị thường có chu kỳ động dục dài hơn lợn nái cơ bản. Nếu nuôi dưỡng và chăm
sóc tốn kém thì chu kỳ sẽ kéo dài hơn. Mùa hè chu kỳ động dục của lợn thường
kéo dài hơn những mùa khác.
Thời gian động dục của lợn nái phụ thuộc vào giống, tuổi và điều kiện nuôi
dưỡng, chăm sóc. Thời gian động dục của lợn nái ngoại trung bình là 5 ngày,
lợn Ỉ là 5,6 ngày, Lê Xuân Cương và Lưu Kỷ (1986). Lợn cái hậu bị thường có
thời gian động dục dài hơn lợn nái cơ bản, Pikeanea 1961 (trích theo Nguyễn
Thị Huệ, 2009).
Yếu tố thần kinh thể dịch
Hoạt động chu kỳ tính được điều khiển bởi 2 cơ chế thần kinh và thể dịch
của vùng dưới đồi, của tuyến yên, của buồng trứng theo cơ chế điều hòa ngược.
2.2.3. Sự điều hòa chu kỳ tính
Khi gia súc thành thục về tính, dưới sự kích thích hay ức chế của các nhân tố
như: Pheromon của lợn đực, ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng, thì vùng
dưới đồi (Hypothalamus) tiết hormone GRH (Gonadotropine Releasing
Hormone). Hormone này kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH (Follicle Stimulating Hormone) có tác dụng kích thích bao noãn phát
triển. LH (Luteinizing hormone) có tác dụng thúc đẩy quá trình trình rụng trứng
và hình thành thể vàng. LH và Prolactin thúc đẩy thể vàng tiết progesterol. Hai
loại hormone này luôn có tác dụng hỗ trợ nhau, FSH tiết ra trước LH tiết ra sau.
Trứng rụng khi tỷ lệ LH/FSH = 2/1 - 3/1.
Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục, tế bào hạt trong thượng bì
bao noãn tiết ra Oestrogene chứa đầy trong xoang bao noãn rồi đổ vào máu.
Hàm lượng hormone trong máu tăng từ 64µg% đến 112µg%, từ đó kích thích
toàn thân, lúc này con vật biểu hiện động dục: cơ quan sinh dục biến đổi, tử
cung hé mở, âm đạo xung huyết, niêm dịch đặc, keo dính, sừng tử cung và ống
dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này.
Đến cuối chu kỳ động dục Oestrogen lại kích thích lên tuyến yên tiết LH và
giảm tiết FSH. Khi LH tiết ra nó kích thích làm cho bao noãn chín và rụng. Tại
7
vị trí trứng rụng mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát triển thành thể vàng. Thể
vàng tiết ra Progestrone giúp cho quá trình tiếp nhận hợp tử ở thành tử cung
đồng thời ức chế sự phân tiết FSH và LH của tuyến yên. Từ đó ức chế quá trình
phát triển của bao noãn, làm cho con cái ngừng động dục.
2.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá
Khả năng sinh sản của lợn nái là vấn đề được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm
vì đây là yếu tố quyết định đến lợi nhuận kinh tế của người chăn nuôi.
Theo Mabry và cộng sự (1994) cho rằng: các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh
sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra trên ổ, số con cai sữa/ổ, khối
lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các chỉ tiêu này có ảnh hưởng
lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái.
Nước ta đưa ra các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái theo
TCVN – 1280 – 81, 3879 – 54, 3900 – 84 ngày 1/1/1995 như sau:
Tuổi động dục lần đầu
Là thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái động dục lần đầu. Tùy theo từng
giống và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau mà tuổi động dục khác
nhau, lợn nội có tuổi động dục sớm hơn lợn ngoại.
Bảng 2.1. Tuổi động dục lần đầu một số giống lợn
Giống lợn Tuổi động dục lần đầu (ngày)
Lợn Ỉ 120 – 135
Lợn Móng cái 130 – 140
Lợn Yorkshire 203 – 208
Lợn Landrace 208 – 209
Lợn lai F1 (Đại Bạch – Móng Cái) 190 – 203
Nguồn: Võ Trọng Hốt và Trần Đình Miên, 2000
Tuổi động dục lần đầu sớm hay muộn còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
Khả năng sinh trưởng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu, kích thích của con
đực…
8
Chế độ nuôi dưỡng: Nếu thiếu protein trong khẩu phần làm rối loạn chức
năng nội tiết mất cân đối các cặp hormone FSH – LH, Oestrogen – Progesteron
làm cho gia súc chậm động dục, chậm sinh.
Quá thừa protein và năng lượng cũng làm cho tỷ lệ thụ thai thấp do gan,
thận, buồng trứng tích quá nhiều mỡ. Protein thừa sẽ cản trở chuyển hóa các
hormone sinh dục hoặc cản trở quá trình phát triển của bao noãn, rụng trứng.
Thiếu hoặc thừa các nguyên tố đa, vi lượng (phốt pho, canxi, đồng, kẽm,
coban…) đều ảnh hưởng đến động dục lần đầu. Photpho quy định chức năng nội
tiết của tuyến yên, thiếu photpho gia súc cái không động dục. Mn, Zn giúp cho
việc sản sinh các hormone sinh dục ở tuyến yên. Vì thế thiếu chúng đều làm
chậm tuổi động dục lần đầu.
Tuổi phối giống lần đầu
Thông thường ở lần động dục đầu tiên người chăn nuôi thường bỏ qua
không phối giống vì ở thời điểm này con vật chưa phát triển về thể vóc và số
trứng rụng lần đầu tiên còn ít, cho nên thường phối giống ở lần động dục thứ 2
hoặc thứ 3.
Tuổi đẻ lứa đầu
Là tuổi mà lợn cái hậu bị đẻ lứa thứ nhất, chính là tuổi phối giống lần đầu có
chửa cộng với thời gian mang thai. Tuổi đẻ lứa đầu của gia súc phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tuổi phối giống lần đầu, kết quả phối giống, thời gian mang
thai và giống lợn. Đối với lợn nái nội thường sớm hơn so với lợn ngoại do tuổi
thành thục về tính sớm hơn. Theo Ducos và cộng sự (1996), tuổi đẻ lứa đầu của
Yorkshire và Landrace là 361,4 ngày và 367,8 ngày, tốt nhất ở 12 tháng tuổi và
không quá 18 tháng tuổi.
Số con đẻ ra/ổ
Là số con lợn nái sinh ra bao gồm cả số thai gỗ, thai chết và số thai sống.
Đối với chỉ tiêu này trong sản xuất, người ta chú ý đến số con còn sống
đến 24 giờ. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời điểm phối giống và phương thức
9
phối giống, dùng phương pháp phối kép thì số con đẻ ra/ổ sẽ cao hơn so với
phối đơn.
Loại thai gỗ: Là thai chết trong tử cung từ 35 – 90 ngày tuổi, thai chết
trong giai đoạn này thường không gây sảy thai mà các bào thai thường chết và
khô cứng lại. Nguyên nhân là các bào thai này không được cung cấp chất dinh
dưỡng đầy đủ.
Loại thai chết: Từ 90 ngày tuổi trở lên thai chết trong thời gian chửa hoặc
trước lúc sinh ra. Nguyên nhân có thể do lợn mẹ nhiễm bệnh hoặc bị thiếu chất
dinh dưỡng. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi thai của nái, đánh giá kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai của người chăn nuôi.
Khối lượng sơ sinh/ổ
Là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi thai của lợn mẹ, khả năng sinh trưởng
của thai cũng như sức sống của thai ở thời kỳ trong bụng mẹ. Khối lượng sơ
sinh/ổ phụ thuộc vào yếu tố giống. Các giống lợn ngoại có khối lượng sơ sinh/ổ
cao hơn so với giống lợn nội nước ta. Khối lượng sơ sinh/ổ còn phụ thuộc vào yếu
tố dinh dưỡng của lợn nái trong thời kỳ chửa, nhất là trong giai đoạn chửa cuối.
Thời gian mang thai
Sự khác nhau về thời gian mang thai của các giống lợn không đáng kể và
biến động trong khoảng 113 – 115 ngày vì quá trình phát trển của bào thai lâu
hay nhanh ít phụ thuộc vào đặc tính của con cái, hơn nữa thời gian mang thai
quá ngắn cũng chưa hẳn là tốt vì đó thường là đẻ non.
Số con còn sống đến 24h/ổ
Là số con đẻ ra còn sống đến khi đẻ xong con cuối cùng.
Tỷ lệ đàn con sống đến 24 giờ/ổ (con)
Tỷ lệ sống đàn con (%) =
Số con sống đến 24 giờ
x100
Số con đẻ ra
Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thật quan trọng vì nó phản ánh đúng khả năng đẻ
nhiều con hay ít con của lợn nái đồng thời phản ánh cả chất lượng đàn con đẻ ra,
10
nó quyết định đến nhiều chỉ tiêu sinh sản khác như số con sống đến 21 ngày
tuổi/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ.
Số con để lại nuôi/ổ
Đây là số con do lợn nái đẻ ra để lại nuôi (loại bỏ những con quá nhỏ và số
con mang đi nuôi gửi) và số con được mang tới gửi nuôi.
Số con để nuôi/ổ (con) = Số con sống đến 24 h – (Số con loại thải ± Số
con nuôi gửi).
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi con của lợn nái tốt hay không tốt.
Người ta thường để lại nuôi 10 - 12 con.
Số con cai sữa/ổ
Là số con được nuôi sống cho đến khi cai sữa mẹ. Số con cai sữa/ổ đánh
giá được khả năng nuôi con của con nái, chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái và lợn
con trong giai đoạn bú sữa cửa các nhà chăn nuôi.
Tỷ lệ nuôi sống đàn con đến cai sữa (%) =
Số con cai sữa/ổ
x 100
Số con để nuôi/ổ
Hughes và cộng sự (1980) cho rằng năng suất của đàn lợn giống được xác
định bằng chỉ tiêu số lợn con bán được khi cai sữa/nái/năm. Vì vậy số con cai
sữa/ổ là chỉ tiêu năng suất rất quan trọng.
Khối lượng cai sữa/ổ
Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Khối
lượng cai sữa càng cao thì hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn càng lớn và khả
năng tăng trọng khi nuôi trong giai đoạn sau càng cao. Khối lượng cai sữa/ổ
khác nhau tùy thuộc vào thời gian cai sữa như cai sữa ở 21 ngày tuổi, 28, 35, 56,
60 ngày tuổi.
Khối lượng cai sữa còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn
mẹ và lợn con giai đoạn bú sữa.
Khoảng cách lứa đẻ
11
Là khoảng thời gian từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau. Do đó được tính bằng
tổng thời gian mang thai, thời gian nuôi con và thời gian không sản xuất cộng lại
(thời gian chờ phối hay thời gian không mang thai, không nuôi con). Chỉ tiêu
này phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nuôi con hay thời gian cai sữa và thời gian
không sản xuất vì thời gian mang thai luôn không thay đổi và nếu có chỉ biến
động trong vài ngày. Vì vậy biện pháp để tăng thời gian sử dụng nái, tăng hiệu
quả chăn nuôi lợn nái là rút ngắn thời gian cai sữa và thời gian không sản xuất.
Nếu khoảng cách lứa đẻ càng ngắn thì càng làm tăng số lứa đẻ/nái/năm.
Số lứa đẻ/nái/năm =
365
x 100
Khoảng cách lứa đẻ
Số con cai sữa/nái/năm
Là chỉ tiêu đánh giá tổng quát nhất đối với nghề chăn nuôi lợn, nó đánh
giá được phẩm chất con giống cũng như trình độ kỹ thuật chăm sóc quản lý và
phòng bệnh của người chăn nuôi. Đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, nó
quyết định đến mục đích kinh tế của người chăn nuôi lợn nái.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào
hai yếu tố: di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con
giống.Các giống lợn khác nhau có tính năng sản suất khác nhau. Yếu tố ngoại
cảnh bao gồm: Thức ăn dinh dưỡng, vệ sinh thú y chuồng trại. Mặt khác, năng
suất sinh sản của lợn nái còn được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu: Số trứng rụng, tỷ
lệ thụ thai, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa trên lứa, thời gian chờ phối…
Các chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp nên chúng chịu sự tác động mạnh mẽ
của các điều kiện ngoại cảnh.
Giống là nhân tố di truyền quyết định sức sản suất của lợn nái, giống khác
nhau thì sức sản suất khác nhau. Thường các giống lợn ngoại cho năng suất sinh
12
sản về khối lượng đàn con cao hơn lợn nội. Trong điều kiện nước ta, lợn Móng
Cái thì nuôi con khéo hơn các giống lợn ngoại như: Yorkshire, Landrace…
Yếu tố dinh dưỡng và chăm sóc
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tất cả các hoạt
động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm.
Protein: Các axit amin đặc biệt là các axit amin không thay thế ảnh hưởng
rất lớn đến thành tích sinh sản của lợn mẹ. Nếu khẩu phần ăn của lợn nái thiếu
protein thì sẽ chậm động dục và giảm số lứa đẻ/năm. Trong giai đoạn mang thai
nếu thiếu lượng protein cung cấp so với nhu cầu thì trọng lượng sơ sinh của lợn
con sẽ thấp và thiếu ở giai đoạn tiết sữa, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
của lợn con.
Năng lượng: Là yếu tố cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu
không đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sống của
lợn nhất là lợn chửa và lợn nuôi con. Điều này dẫn tới tình trạng suy dinh
dưỡng, còi sức kháng bệnh kém. Tuy nhiên nếu cung cấp quá thừa năng lượng
trong thời gian có chửa lại dẫn đến tình trạng phôi thai to, đẻ khó, mặt khác năng
lượng thừa sẽ dự trữ dưới dạng mỡ và lợn con sẽ mắc bệnh đường ruột do sữa
mẹ có hàm lượng mỡ cao.
Vitamin: Có khoảng hơn 15 axit amin được coi là thành phần không thể
thiếu trong khẩu phần của gia súc, đây là những tố chất rất quan trọng trong quá
trình trao đổi chất của gia súc. Trong thức ăn cho lợn cũng có nhiều loại vitamin
nhưng thường không đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy trong khẩu phần cho lợn cần
bổ sung lượng vitamin cho phù hợp. Khẩu phần ăn cho nái chửa cần lượng
vitamin A là 7980 UI/con, vitamin D là 400 UI/con, vitamin E là 119,1 UI/con
và một số vitamin thiết yếu khác.
Khoáng: Gồm 2 loại đó là khoáng vi lượng và khoáng đa lượng. Khoáng
chỉ chiếm một lượng nhỏ trong khẩu phần ăn của lợn, nhưng nó lại là yếu tố rất
13
cần thiết trong việc tạo xương, tạo máu và cân bằng nội môi. Trong điều kiện
chăn nuôi công nghiệp, lợn mẹ ít được chăn thả để bổ sung rau xanh và khoáng
chất. Vì vậy ta phải bổ sung đầy đủ khoáng chất cho lợn mẹ.
Yếu tố số trứng rụng
Số trứng rụng trong một chu kỳ động dục là giới hạn cao nhất của số con đẻ
trong một lứa. Do đó, số trứng rụng nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến số con sinh ra.
Ở lợn mỗi chu kỳ động dục có thể rụng 15 – 20 trứng, có khi đến 40
trứng. Trong đó, buồng trứng bên trái rụng nhiều hơn. Số trứng rụng ở các chu
kỳ động dục cũng khác nhau. Ở lần động dục đầu tiên là 11,3 trứng, ít hơn so
với chu kỳ thứ 2 và 3. Do đó, nên phối ở lợn ngoại vào chu kỳ thứ 2 và 3 để tăng
số lượng bào thai.
Theo Phạm Hữu Doanh (1995), thì ở lợn dùng phương pháp pháp phối
kép có thể làm thời gian thải trứng sớm hơn và tăng số trứng rụng. Trong nuôi
dưỡng cái hậu bị trước ngày dự kiến phối giống 10 – 14 ngày tập trung mức
năng lượng cao để tăng số trứng rụng ngay từ lần động dục đầu tiên. Trong vòng
1 ngày (trước động dục) nếu lợn ăn mức dinh dưỡng cao thì số trứng rụng tăng
lên 0,4 trứng, trong vòng 2 – 7 ngày thì số trứng rụng tăng lên 1,6 trứng và trong
vòng 21 ngày số trúng rụng tăng lên 3,1 trứng.
Yếu tố tỷ lệ thụ tinh và thụ thai
Xác định thời điểm phối giống thích hợp quyết định tỷ lệ thụ tinh trong
một chu kỳ động dục của lợn nái. Trong điều kiện bình thường tỷ lệ thụ tinh cơ
thể đạt 90 – 100%. Nếu phối giống trực tiếp tỷ lệ thụ tinh thường cao hơn 10 –
20% so với phối nhân tạo. Trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, môi trường pha
loãng để bảo tồn tinh dịch ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh (Nguyễn Tấn
Anh, Nguyễn Thiện và Lưu Kỷ (1995), Nguyễn Văn Thưởng (1998)).
Tỷ lệ thụ tinh còn phụ thuộc vào mùa phối giống. Nếu cho lợn nái phối
giống vào các tháng 6 – 8, tỷ lệ thụ tinh giảm 10% so với phối giống ở các tháng
11, 12.
Yếu tố lứa đẻ, khoảng cách lứa đẻ và thời gian mang thai
14
Khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác
nhau. Lợn nái đẻ ở lứa thứ nhất số lượng con thấp hơn, ở lứa thứ 2 trở đi số
lượng con/ổ tăng dần cho đến lứa thứ 6, đến lứa thứ 7 thì bắt đầu giảm dần.
Cũng có thể dùng các biện pháp kỹ thuật, quản lý, chăm sóc để duy trì chỉ tiêu
số con/ổ từ lứa thứ 6 trở đi nhằm hạn chế thay nái hậu bị.
Khoảng cách lứa đẻ là số ngày tính từ ngày đẻ lứa trước đến ngày đẻ lứa
tiếp theo bao gồm: Thời gian chờ động dục trở lại sau thời gian cai sữa và phối
giống có chửa, thời gian chửa, thời gian nuôi con. Nếu khoảng cách lứa đẻ ngắn,
số lứa đẻ của nái/năm tăng lên. Trong 3 yếu tố cấu thành khoảng cách lứa đẻ
thời gian có chửa không thể rút ngắn được, vấn đề đặt ra là cần áp dụng các biện
pháp kỹ thuật tiên tiến để rút ngắn khoảng cách còn lại. Hiện nay người ta đã cai
sữa sớm cho lợn con ở 21 ngày tuổi.
Nhìn chung hiệu quả chăn nuôi lợn nái được đánh giá bằng số lợn con cai
sữa. Chỉ tiêu này lại phụ thuộc vào tỷ lệ thụ thai, tổng số lợn con đẻ ra, số lứa
đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống. Giữa các chỉ tiêu trên có mối liên hệ với nhau (Pfeifer,
1974, dẫn theo Đinh Văn Chỉnh, 2006).
Yếu tố tuổi và khối lượng phối lần đầu
Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái động dục
lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu khác nhau tùy theo giống lợn, ví dụ: lợn nội
động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại.
Tuổi phối giống lần đầu: Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta
chưa cho phối giống vì ở thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc và tính
dục chưa ổn định.
Thành thục sinh dục tức là lợn cái hậu bị phải có biểu hiện về động đực và
rụng trứng. Tuổi thành thục về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và
điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý của cơ sở chăn nuôi. Lợn cái nội như: Ỉ
Móng Cái… có tuổi thành thục về sinh dục vào 4 – 5 tháng tuổi. Lợn ngoại như:
Yorkshire, Landrace…có tuổi thành thục sinh dục từ 7 – 8 tháng tuổi.
15
Yếu tố thời gian mang thai
Theo Trần Cừ và cộng sự (1975), thời gian mang thai của lợn dao động từ
110 – 120 ngày và tùy thuộc vào giống, tuổi, khí hậu, thời tiết và điều kiện dinh
dưỡng. Brand và cộng sự (1954) lại cho rằng thời gian mang thai có sự sai khác
không đáng kể và dao động không đáng kể trong khoảng 113 – 115 ngày.
Yếu tố thời gian nuôi con và số con cai sữa trong ổ
Thời gian nuôi con của lợn mẹ có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ và
qua đó ảnh hưởng đến số con cai sữa/nái/năm.
Theo Phạm Hữu Doanh (1995) cho biết: Đối với lợn nái cai sữa sớm hơn
10 – 15 ngày so với cai sữa truyền thống vẫn động dục trở lại trong vòng 5 – 7
ngày sau khi cai sữa lợn con, tỷ lệ hao mòn của cơ thể thấp hơn (7,5% và 8,72%
so với 15,08%).
Để rút ngắn thời gian nuôi con của lợn mẹ thì phải cai sữa sớm cho lợn
con. Muốn vậy, một trong những vấn đề quan trọng là phải tập ăn cho lợn con
sớm từ 7 ngày tuổi để đến cai sữa lợn con để có thể sống bằng thức ăn được
cung cấp, không cần sữa mẹ.
Số con cai sữa/ổ: Chỉ tiêu này cùng với số lứa đẻ/nái/năm quyết định số
lợn con cai sữa/nái/năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả chăn nuôi
lợn nái sinh sản. Số con đẻ ra/ổ nhiều chứng tỏ trạng thái hoạt động của buồng
trứng tốt, tình trạng sinh lý của lợn mẹ bình thường. Tuy nhiên số con đẻ ra/ổ có
sự biến động với mức độ khác nhau: phần lớn lợn nái đẻ 11 con/lứa chiếm tỷ lệ
cao nhất (29,68%); số nái đẻ trên 13 con/lứa không nhiều (15,25%); còn số lợn
đẻ dưới 10 con/lứa chiếm tỷ lệ tương đối cao (34,64%).
Yếu tố thời gian động dục trở lại sau cai sữa
Một trong những biện pháp để nâng cao năng suất sinh sản lợn nái là cai
sữa sớm cho lợn con. Nhưng thời gian cai sữa cho lợn con có liên quan đến thời
gian động dục trở lại sau khi cai sữa của lợn mẹ. Nếu thời gian cai sữa càng sớm
thì thời gian động dục trở lại sau cai sữa càng dài và số trứng rụng càng ít.
16