Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn đơn vị thực tập công ty tnhh minh trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.73 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP







BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Minh Trung





Người hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Tạ Thị Lan
Ths. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp : K41 A2
















Hà Nội/2009

Lời mở đầu
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
– Trường ĐH Thương Mại, chúng em được tiếp cận và trang bị cho mình
về lý luận, các học thuyết kinh tế và bài giảng của thầy cô về các vấn đề tài chính,
nhân sự, marketing, sản xuất… Tuy nhiên, để khỏi bỡ ngỡ sau khi ra trường, nhà
trường, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với thực tế, từ đó
kết hợp với lý thuyết mình đã được học có nhận thức khách quan đối với các vấn
đề xoay quanh những kiến thức về quản lý doanh nghiệp.
Thực tập chính là cơ hội để chúng em tiếp cận với thực tế, được áp dụng
những lý thuyết đã được học trong nhà trường vào thực tiễn. Trong thời gian này,
chúng em được tiếp cận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như có
thể quan sát học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với những sinh viên sắp ra trường.
Để có thể áp dụng được những lý thuyết thuộc chuyên ngành quản trị doanh
nghiệp Thương mại, em đã chọn công ty TNHH Minh Trung. Bởi đây là một
doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực thương mại, với đội ngũ
nhân viên có trình độ, tác phong làm việc hiện đại, môi trường làm việc chuyên
nghiệp, em tin mình sẽ học hỏi được nhiều điều từ công ty. Và thực sự sau 3 tuần
thực tập, em đã phát hiện được những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng mình còn
thiếu và còn yếu để từ đó có kế hoạch học tập và rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
Ngoài ra, qua quá trình thực tập em cũng đã tích lũy cho mình thêm nhiều kiến
thức về quản trị văn phòng, về kỹ năng thương lượng, rèn luyện tác phong công
nghiệp, thấy được những khó khăn khi mở rộng mạng lưới tiêu thụ một mặt hàng,

Em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty, các anh chị
cán bộ công nhân viên của công ty đối với em trong thời gian thực tập vừa qua.

Đồng thời em xin cảm ơn sự hướng dẫn tỉ mỉ của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn
đã giúp em hoàn thành được bài báo cáo thực tập tổng hợp này.





Báo cáo kết quả thực tập tổng hợp

Phần chung: Phần này được thiết kế với mục tiêu tìm hiểu chung về công ty.
1. Doanh nghiệp thực tập:
Công ty TNHH Minh Trung.
Địa chỉ: số 685 Tân Mai – Đa Mai – Bắc Giang
Điện thoại: 0240.856 583 Fax: 0240.856 618
Văn phòng đại diện: số 30 – lô 6- khu đô thị Đền Lừ II
Email:
Website: www.chaosenbatbao.vn
Là loại hình: công ty TNHH
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
• Sản xuất và thương mại ngành nông sản
• Chế biến thực phẩm
• Trung tâm thương mại
2. Tổng số nhân viên hiện tại của doanh nghiệp là 150 người trong đó:
Số nhân lực có trình độ đại học trở lên: 50 người, chiếm tỷ lệ 30% trong
tổng số nhân lực của công ty.
Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và QTKD 40 người, trong đó từ trường
đại học Thương mại là 10 người.
Như vậy số lượng cử nhân tốt nghiệp đại học thương mại đang làm việc tại công
ty chiếm 6,67% trong tổng số lao động, chiếm 20% trong tổng số nhân lực có
trình độ đại học trở lên, tương ứng chiếm 25% nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế,

QTKD. Theo số liệu thu thập được như trên, ta thấy số cử nhân đại học thương
Mại cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong công ty. Với những học phần đã được
đào tạo trong trường không chỉ tạo nền kiến thức tốt mà còn tạo cho cử nhân của
trường những kỹ năng bổ trợ giúp cho họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đồng thời từng bước khẳng định được “thương hiệu” của sinh viên Thương Mại,
giúp nhà tuyển dụng tin tuởng hơn khi đưa ra quyết định tuyển dụng sinh viên
Thương Mại.

Phần cụ thể:
1. Theo kết quả khảo sát tại doanh nghiệp cho thấy, sinh viên tốt nghiệp chuyên
ngành Quản trị doanh nghiệp thuộc ngành Quản trị kinh doanh có khả năng làm
việc tốt ở các bộ phận sau:
1. bộ phận quản trị dự án kinh doanh (kết quả: 3/5 phiếu, chiếm 60% số phiếu
khảo sát)
2. bộ phận quản tri tuyển dụng nhân lực doanh nghiệp( kết quả: 4/5 phiếu,
chiếm 80% số phiếu khảo sát)
3. bộ phận quản trị mua, dự trữ, cung ứng hàng hóa và dịch vụ (kết quả: 3/5
phiếu, chiếm 60% số phiếu khảo sát)
4. bộ phận quản trị hoạt động bán hàng hóa của doanh nghiệp(kết quả: 5/5
phiếu, chiếm 100% số phiếu khảo sát)
5. bộ phận quản trị định mức lao động tiền lương và đãi ngộ phi tài chính
nhân lực (kết quả: 3/5 phiếu, chiếm 60% số phiếu khảo sát)
Nguyên nhân là do các sinh viên của trường được đào tạo tốt về quản trị dự án,
quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, quản trị nhân sự. Với những tình
huống thảo luận bắt buộc sinh viên phải suy nghĩ và tim hướng giải quyết cũng đã
giúp sinh viên gần hơn với thực tế. Qua thảo luận sinh viên lại được thảo luận
cùng bạn bè, từ đó đề ra được những phương án tối ưu nhất. Đồng thời sinh viên
cũng được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô để giải quyết tốt hơn nữa tình
huống đặt ra. Do đó khi vào thực tiễn cũng bớt được bỡ ngỡ, và quan trọng hơn là
sinh viên đã học được cách tư duy giải quyết vấn đề. Và thực tế tại công ty Minh

Trung, sinh viên trường ĐH Thương Mại hiện đang làm rất tốt những công việc
của nhà quản trị bán hàng, của người phụ trách nhân sự, và đưa ra được những
chính sách đãi ngộ có tính chất động viên tinh thần rất lớn cho nhân viên.
*Những bộ phận làm chưa tốt:
1. Bộ phận quản trị hành chính văn phòng (kết quả: 0/5 phiếu, chiếm 0% số
phiếu khảo sát)
2. Bộ phận hoạch định chiến lược, chính sách kinh doanh, kế hoạch kinh
doanh (kết quả: 1/5 phiếu, chiếm 20% số phiếu khảo sát)
3. Bộ phận phát triển cơ cấu tổ chức, nhân lực của doanh nghiệp( kết quả: 2/5
phiếu, chiếm 40% số phiếu khảo sát)
Bởi hầu hết các sinh viên mới ra trường nên chưa có những hiểu biết nhiều về
công việc văn phòng, có một số sinh viên đã được học qua học phần quản trị hành
chính văn phòng ở học phần tự chọn nhưng số này không nhiều. Hầu hết sinh viên
đều bỡ ngỡ. Chính vì không hiểu nên không thể quản trị tốt trong lĩnh vực này
là một người có tầm nhìn, và phải có năng lực tổ chức, có những hiểu biết đủ rộng
về ngành, về tình hình công ty mới có thể đưa ra được những chiến lược, những
chính sách và những kế hoạch đúng đắn. Sinh viên Thương mại hiện tại ở công ty
thường là giám sát kinh doanh, hoặc nhân viên phát triển thị trường hoặc kế toán.
Hầu như chưa đạt đến tầm của một nhà lãnh đạo bậc trung và bậc cao nên chưa thể
đưa ra được chiến lược, chính sách tốt được.
2. Để thực hiện tốt các chức trách, nhiệm vụ một quản trị viên của các bộ phận
trên ở phòng quản trị chức năng hoặc đơn vị tác nghiệp trực tiếp của doanh nghiệp
thì kết quả điều tra cho thấy:
2.1 Kiến thức
stt Cơ cấu kiến thức Cần
thiết(%)
Không
cần
Quan
trọng

Ít quan
trọng
I.kiến thức nền kinh tế. cụ thể:
1. Kinh tế học vĩ mô 80% 20% √
2 Kinh tế học vi mô 80% 20% √
3 Kinh tế học phát triển 40% 60% √
4 Kinh tế học mô trường 40% 60% √
5 Kinh tế và quản lý công 20% 80% √
6 Kinh tế thương mại 80% 20% √
7 Kinh tế xã hội Việt Nam 80% 20% √
8 Kinh tế khu vực Asean và thế giới 80% 20% √
II. kiến thức cơ sở về kinh doanh
1 Môi trường vĩ mô quốc gia và quốc tế 40% 60% √
- môi trường kinh tế xã hội 40% 60% √
- môi trường xã hội dân số 40% 60% √
- môi trường chính trị luật pháp 40% 60% √
- môi trường tự nhiên dân số 40% 60% √
- môi trường khoa học công nghệ 40% 60% √
2 Môi trường cạnh tranh ngành của DN 80% 20% √
3 Môi trường cạnh tranh trên thị trường
sản phẩm của DN
80% 20% √
4 Môi trường nội tại của DN 80% 20% √
5 Nguyên lý kinh doanh hiện đại
– Marketing căn bản
40% 60% √
6 Nguyên lý quản trị học 80% 20% √
7 Nguyên lý kế toán 40% 60% √
8 Nguyên lý tài chính – tiền tệ 40% 60% √
9 Nguyên lý thống kê kinh doanh 40% 60% √

10 Đại cương thương mại điện tử 80% 20% √
11 Đại cương kinh doanh quốc tế 40% 60% √
III. Kiến thức chung ngành quản trị kinh doanh
1 QT chiến lược kinh doanh 80% 20% √
2 QT nhân lực doanh nghiệp 80% 20% √
3 QT tài chính doanh nghiệp 60% 40% √
4 QT marketing kinh doanh 60% 40% √
5 QT logistics kinh doanh 20% 80% √
6 QT sản xuất và tác nghiệp 60% 40% √
7 Tổng quan thương mại hàng hóa 40% 60% √
8 Tổng quan thương mại dịch vụ 40% 60% √
9 Tổng quan thương mại hoạt động đầu
tư và sở hữu trí tuệ
20% 80% √
10 Quản lý NN về thương mại 60% 40% √
IV. kiến thức chuyên môn ngành
1 Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch
vụ
60% 40% √
2 Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp
thương mại
80% 40% √
3 Quản trị dự án 60% 40% √
4 Quản trị bán hàng 100% 0% √
5 Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế 20% 80% √
6 Quản trị văn phòng 60% 40% √
7 Nghiên cứu Marketing 60% 40% √
Như vậy để có thể làm tốt chức năng và nhiệm vụ của một quản trị viên, tất
cả các kiến thức trên đều rất quan trọng trong đó có 17 kiến thức là quan trọng và
23 kiến thức là ít quan trọng hơn.

2.2 kỹ năng
stt Tên kỹ năng Cần Không cần Quan Ít quan
thiết thiết trọng trọng
I. Kỹ năng nghề nghiệp
1 Hoạch định chiến lược, chính sách,
kế hoạch kinh doanh
80% 20% √
2 Nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề 80% 20% √
3 Giao tiếp và truyền thông trong kinh doanh 60% 40% √
4 Quan hệ công chúng và tuyển dụng 20% 80% √
5 Lập kế hoạch truyền thông 40% 60% √
6 Làm việc theo nhóm 40% 60% √
7 Làm báo cáo nghiên cứu và trình diễn
vấn đề tác nghiệp kinh doanh
40% 60% √
8 Lập kế hoạch quản trị nhân lực doanh
nghiệp
60% 40% √
9 Lập chương trình xúc tiến bán 40% 60% √
10 Tự học và phát triển kiến thức 60% 40% √
II. Kỹ năng công cụ
1 Tiếng anh(pháp,Trung) đạt chuẩn TOIEC
tương đương 450 điểm
60% 40% √
2 Đọc dịch thành thạo các văn bản chuyên
môn tiếng Anh(Pháp, Trung)
60% 40% √
3 Sử dụng thành thạo máy tính phục
vụ chuyên môn đạt chuẩn
80% 20% √

4 Truyền thông online 60% 40% √
5 Tìm kiếm việc làm và Pr bản thân 40% 60% √
Qua bảng khảo sát trên, tổng số có 15 kỹ năng nghề nghiệp, trong đó 6 kỹ năng là
quan trọng và 9 kỹ năng là ít quan trọng hơn. Quan trọng nhất là kỹ năng hoạch
định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh; nghiên cứu, phát hiện và giải
quyết vấn kinh doanh.
2.3 phẩm chất nghề nghiệp:
stt Tiêu chí phẩm chất nghề nghiệp Cần
thiết
Không cần
thiết
Quan
trọng
Ít quan
trọng
1 Tôn trọng và chấp hành pháp luật, nội quy
DN
80% 20% √
2 Ý thức trách nhiệm, tinh thần vượt khó,
dấn thân hoàn thành nhiệm vụ
80% 20% √
3 Khả năng hội nhập và thích nghi với sự đổi
mới, thay đổi
60% 40% √
4 Khả năng làm việc trong môi trường có áp
lực
80% 20% √
5 Khả năng làm việc trong môi trường quốc
tế
40% 60% √

6 Yêu nghề và có ý thức cầu thị học tập
vươn lên với nghề nghiệp
20% 80% √
7 An tâm làm việc, trung thành với đơn
vị/doanh nghiệp
40% 60% √
8 Tôn trọng, trung thực với cấp quản lý và
đồng nghiệp
40% 60% √
9 Tôn trọng, có ý thức phục vụ đúng nhu
cầu khách hàng, bạn hàng, đối tác
40% 60% √
10 Tinh thần trách nhiệm, gương mẫu tham
gia công tác, sinh hoạt chung
40% 60% √
11 Quan hệ đúng mực và ý thức xây dựng đơn
vị/ doanh nghiệp
20% 80% √
12 Tác phong hiện đại trong công tác 40% 60% √
13 Khả năng độc lập tự chủ, tự trọng và trung
thực với công việc
40% 60% √
14 Tinh thần năng động và sáng tạo trong đổi
mới
60% 40% √
15 Khả năng tự ý thức, tự quản lý bản thân 40% 60% √
Theo kết quả khảo sát, trong 15 phẩm chất nghề nghiệp, cả 15 phẩm chất đều cần
thiết song mức độ quan trọng của chúng là khác nhau. Có 4 phẩm chất quan trọng
để nhà quản trị làm tốt công việc của mình và quan trọng nhất là phẩm chất: “Tôn
trọng và chấp hành pháp luật, nội quy DN” và “Ý thức trách nhiệm, tinh thần vượt

khó, dấn thân hoàn thành nhiệm vụ” là hai phẩm chất quan trọng nhất để nhà quản
trị thực hiện tốt chức năng của mình.
Hiện tại công ty đã sử dụng 10 người, trong đó tốt nghiệp chuyên ngành quản trị
doanh nghiệp thương mại: 3 người, các chuyên ngành khác 7 người, cụ thể: 3
người thuộc chuyên ngành kế toán tài chính DNTM, 2 người thuộc chuyên môn
Marketing thương mại, 2 người thuộc chuyên ngành thương mại quốc tế. như vậy
còn có 3 chuyên ngành chưa có cử nhân của trường làm việc. điều này là bởi: thứ
nhất: doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn và du lịch. Thứ
hai: hệ thống cở sở thiết bị và tình hình tài chính chưa cho phép doanh nghiệp
triển khai thương mại điện tử trong doanh nghiệp. thứ 3: để phục vụ tốt cho những
lĩnh vực tác nghiệp cụ thể doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển đúng chuyên ngành như
kế toán, quản trị,…
Qua điều tra bằng phiếu khảo sát, ở bộ phận thu mua và kinh doanh do Phó Tổng
Giám Đốc Nguyễn Thị Huyền phụ trách, nơi 5 sinh viên trường thương mại đang
làm việc. Chị cho biết:
Sinh viên trường thương Mại chuyên ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại
có những mặt mạnh sau:
Phẩm chất:
• Tôn trọng pháp luật và ý thức chấp hành nội quy
• Khả năng làm việc trong môi trường có nhiều áp lực
• Khả năng tự ý thức và quản lý bản thân
Kiến thức:
Có kiến thức chung về quản trị doanh nghiệp, quản trị tác nghiệp doanh
nghiệp thương mại, quản trị chiến lược, quản trị nhân sự, nghiên cứu
Marketing,
Kỹ năng:
• Làm việc theo nhóm
• Lập các chương trình xúc tiến bán hàng và dịch vụ khách hàng
• Tuyển dụng nhân sự
Những mặt yếu cần nâng cấp:

Phẩm chất:
• Chưa nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc
• Chưa xây dựng được tác phong hiện đại trong công việc
Kiến thức
• Chưa có sự hiểu biết rộng và sâu về kinh tế xã hội – Việt
Nam
• Những kiến thức về khu vực Asean và thế giới chưa nhiều
Kỹ năng:
• Tiếng anh còn chưa thành thạo.
4. Đánh giá điểm đáp ứng yêu cầu công việc:
TT Tiêu chuẩn đáp ứng Mức đánh giá tổng hợp
5
Rất tốt
4
Khá
3
Trung bình
2
Yếu
1
Kém
1 Phẩm chất √

2 Kiến thức √

3 kỹ năng √

Qua phỏng vấn chị Huyền, em được biết chị đánh giá như vậy là bởi vì chị quan
niệm mỗi trường đều có chương trình giáo dục với mục tiêu đưa kiến thức cần
thiết xuống cho sinh viên. Khi sinh viên đã tích lũy đủ kiến thức cơ bản thì tốt

nghiệp, và quá trình tự học tự bồi dưỡng sau này của mỗi cá nhân sinh viên. Học
trường nào không quan trọng mà quan trọng là ra đi làm có làm được việc hay
không. Qua quá trình làm việc, chị thấy sinh viên trường thương mại chuyên
ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại có sự đáp ứng về các tiêu chuẩn loại
Khá, cần hoàn thiện hơn nữa đặc biệt là ngoại ngữ.
4.Qua điều tra bằng bảng hỏi:
Em xin tổng hợp về những vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình diện chung về kinh
doanh và quản trị của công ty như sau:
1. Quản trị bán hàng
2. Quản trị Marketing
3. Hoàn thiện công tác tổ chức nhân sự
4. Hoàn thiện chính sách trả lương cho nhân viên
5. Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
6. Đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm
Những vấn đề cụ thể đặt ra cần giải quyết trong phạm vi các bộ phận Quản
Trị doanh nghiệp thương mại nêu ở mục 1 của phiếu điều tra
1. Hoàn thiện kênh phân phối cho mặt hàng cháo sen Bát Bảo
2. Hoàn thiện hơn nữa công tác hoạch định và tổ chức bán hàng mặt hàng
cháo sen Bát Bảo
3. Phát triển kênh phân phối cho các mặt hàng
4. Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự
5. Hoàn thiện chính sách bán hàng
6. Tuyển dụng nhân sự và quản trị hành chính văn phòng
Trong những vấn đề cấp bách trên em lựa chọn vấn đề hoàn thiện kênh phân phối
cho sản phẩm cháo sen Bát Bảo làm đề tài luận văn hoặc chuyên đề tốt nghiệp sắp
tới bởi em nghĩ đây là vấn đề cấp bách cần giải quyết. Hiện tại sản phẩm cháo sen
bát Bảo mới tung ra thị trường được khoảng nửa năm và công ty đang tiếp tục mở
rộng mạng lưới các đại lý tiêu thụ sản phẩm.

×