Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

bản cam kết bảo vệ môi trường dự án đường giao thông tỉnh lộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.99 KB, 20 trang )

Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thạch Hà, ngày 12 tháng 4 năm 2012
Kính gửi : Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà;
Chúng tôi là: Ban quản lý đầu tư xây dựng dự án Nâng cấp, mở rộng đường
Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà;
Địa chỉ: Khối 10, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
Xin gửi đến Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà bản cam kết bảo vệ môi trường
để đăng ký với các nội dung sau đây:
MỞ ĐẦU
Đường Tỉnh lộ 21 là tuyến đường đi qua khu vực phía Tây của huyện Thạch
Hà được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Điểm đầu tuyến
được nối với Tỉnh lộ 3 tại Km12+471.15 thuộc xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, điểm
cuối được nối với Tỉnh lộ 17 tại xã Thạch Điền, huyện Thạch Hà.
Việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường này sẽ đẩy nhanh sự phát triển kinh tế
vùng đồi, lâm nghiệp và bảo vệ rừng, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái gắn với hồ
Kẻ Gỗ, hồ Bộc Nguyên … nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
ninh Quốc phòng vùng ven Trường Sơn phía Tây Nam huyện Thạch Hà và thành
phố Hà Tĩnh.
Chấp hành Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; căn cứ vào
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ
Nghị định số 21/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định 80 ngày 09/8/2006 của Chính phủ; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư
26/2011/TT- BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ TN&MT hướng dẫn về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 3538/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2009 v/v phê duyệt


dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21, huyện Thạch Hà, tỉnh
Hà Tĩnh; Quyết định số 1481/QĐ-UBND v/v phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây
dựng công trình: Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21, huyện Thạch Hà; Ban quản
lý dự án đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà tiến hành lập bản cam kết bảo vệ môi

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 1
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
trường cho Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21, huyện Thạch Hà” trình
các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để Dự án sớm được triển khai.
Mục đích của bản cam kết bảo vệ môi trường
- Cung cấp các thông tin chung về Dự án;
- Địa điểm xây dựng;
- Quy mô sản xuất kinh doanh;
- Nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu sử dụng;
- Các tác động môi trường;
- Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực;
- Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi trường;
- Cam kết thực hiện.
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21, huyện Thạch Hà”.
2. Địa điểm thực hiện: huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
3. Địa chỉ liên hệ: Khối 10, thị trấn Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
4. Quản lý dự án: BQL ĐT-XD dự án đường Tỉnh lộ 21, huyện Thạch Hà.
5. Đại diện ban quản lý dự án:
Ông: Nguyễn Xuân Tương Chức vụ: Phó Trưởng ban
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Vị trí địa lý:
Dự án “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21, huyện Thạch Hà” được xây
dựng tại huyện Thạch Hà đi qua địa bàn 05 xã: Ngọc Sơn, Bắc Sơn, Thạch Xuân,

Nam Hương, Thạch Điền
Tổng chiều dài tuyến: 17,2km
2. Địa hình, địa chất:
Khu vực có địa chất là những lớp đất sét, cách nước và không chứa nước.
Cường độ đất đảm bảo Rn>1,5kg/cm2, mạch nước ngầm nằm ở độ sâu 60-70m.
Tính từ độ sâu 10m gồm các lớp sau:
Lớp 1: Đất màu vàng nhạt, nâu nhạt có các ion kết ô xít sắt.
Lớp 2: Đất màu xám đen, có chứa các ion kết ôxít sắt và có chứa tạp chất hữu cơ.
Lớp 3: Đất sét màu sém đen có tạp chất hữu cơ.

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 2
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
3. Điều kiện tự nhiên khu vực thực hiện dự án
Trong quá trình thực hiện dự án “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21, huyện
Thạch Hà” sự lan truyền và chuyển hóa chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
khí tượng tại khu vực như:
3.1. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn khu vực:
Trong quá trình thực hiện dự án sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm
trong không khí và nước phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khí tượng thuỷ văn tại khu
vực như nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, chế độ thuỷ văn
Khu vực Dự án nằm trong vùng tiểu khí hậu Hà Tĩnh có những nét đặc trưng
riêng so với toàn tỉnh và có khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Trung bộ với một số nét
đặc điểm chính như sau:
3.2. Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí khu vực huyện Thạch Hà dao động không lớn giữa các
tháng trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở khu vực khoảng 24,5
0
C. Trong
năm, khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt.

- Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 5
đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình từ tháng từ 24,9
0
C (tháng 4) đến 31,5
0
C (tháng 6).
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng
từ 18,8
0
C (tháng 1) đến 21,6
0
C (tháng 2).
Bảng: Biến trình nhiệt độ tại trạm Hà Tĩnh năm 2010
Đặc trưng 2006 2007 2008 2009 2010
TB năm 25 24,8 23,98 24,9 25,1
TB năm cao nhất 31,2 31 30,03 31,1 31,6
TB năm thấp nhất 18,3 17,2 13,6 16,5 17,5
Biên độ giao động nhiệt TB năm 12,9 13,8 15,54 14,6 16,8
(Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Hà Tĩnh năm 2010)
3.3. Nắng và bức xạ:
Theo số liệu của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh thì tổng thời
gian chiếu sáng tại trạm Hà Tĩnh từ 1.237 - 1.658 giờ/năm. Độ bức xạ cực đại từ
1.838 ÷ 1.851 Kcal/năm. Độ dài ngày và độ cao mặt trời lớn nên tổng lượng bức xạ
cao, tổng giờ nắng trung bình năm từ năm 2006-2010 là 1.593 giờ.
3.4. Độ bền vững khí quyển:
Độ bền vững của khí quyển ảnh hưởng đến khả năng phát tán các chất gây ô
nhiễm. Độ bền vững khí quyển phụ thuộc vào tốc độ gió, bức xạ mặt trời vào ban

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 3
Cam kết bảo vệ môi trường

Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
ngày và độ che phủ của mây vào ban đêm.
Bảng: Xác định các cấp độ ổn định của khí quyển theo Pasquill:
Vận tốc gió ở độ
cao 10m, m/s
Bức xạ Mặt Trời ban ngày Độ mây vào ban đêm
Mạnh Vừa Yếu
Mây mỏng
hoặc độ
mây ≥ 4/8
Quang mây hoặc
độ mây ≤ 3/8
< 2
2 ≤3
3 ≤ 5
5 ≤ 6
≥ 6
A
A -B
B
C
C
A-B
B
B-C
C-D
D
B
C
C

D
D
-
E
D
D
D
-
F
E
D
D
Ghi chú:
- A: Không ổn định mạnh
- B: Không ổn định vừa
- C: Không ổn định nhẹ
- D: Trung tính
- E: ổn định nhẹ
- F: ổn định vừa
3.5. Độ ẩm không khí:
Nhìn chung độ ẩm không khí khu vực dự án tương đối cao (trung bình
khoảng từ 78,9 ÷ 83,75%). Thời kỳ độ ẩm cao nhất vào khoảng tháng 11 đến tháng 3
năm sau; thời kỳ độ ẩm thấp nhất vào khoảng tháng 6, 7 ứng với thời kỳ gió Tây
nam khô nóng hoạt động mạnh.
Bảng. Độ ẩm không khí đo được tại Trạm Hà Tĩnh:
Yếu tố thống kê 2006 2007 2008 2009 2010
Độ ẩm KK TB (%) 78.9 80.2 80.42 83.75 82,7
Độ ẩm KK TB tháng min (%) 68 68 66 49.41 44,41
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh)
3.6. Chế độ mưa:

Khu vực dự án có lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm. Mùa Đông
thường kết hợp giữa gió mùa Đông Bắc và mưa dầm, lượng mưa mùa này chiếm
khoảng 25% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tập trung trong năm vào mùa hạ và
mùa thu, chiếm 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối thu thường mưa rất to. Theo
số liệu của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh tổng lượng mưa năm
2010 đo được tại trạm Hà Tĩnh là: 3.643,0 mm.
Bảng: Lượng mưa, bốc hơi tại trạm Hà Tĩnh
Đặc trưng 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng lượng mưa (mm) 2.516 1.851,2 2990,7 2473,8 1167,8
Lượng mưa ngày lớn nhất (mm) 260,9 239,4 428 217.2 101.4
Tổng lượng bốc hới (mm) 1409.8 1033.8 704.7 856.1 770.6
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh năm 2010)

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 4
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
3.7. Gió, bão:
Hà Tĩnh là nơi chịu tác động hoàn lưu gió mùa rõ rệt, đó là gió mùa mùa
đông và gió mùa mùa hạ. Xen kẽ giữa các thời kỳ hoạt động mang tính bột phát của
gió mùa là thời kỳ hoạt động của gió tín phong.
Gió mùa mùa đông: đối với khu vực Hà Tĩnh trong các tháng (12, 1, 2) hướng
gió thịnh hành là Đông Bắc, thời kỳ cuối đông từ tháng 3 trở đi hướng gió thay đổi
dịch chuyển dần từ Đông Bắc sang Đông.
Gió mùa mùa hè: đối với khu vực Hà Tĩnh hướng gió thịnh hành là Tây Nam
và Nam, thường bắt đầu từ giữa tháng 5, thịnh hành vào tháng 6, tháng 7 và suy yếu
vào tháng 8.
Ngoài ra trong năm vào tháng 4 là tháng chuyển tiếp giữa gió mùa mùa đông
sang gió mùa mùa hè, nên ở khu vực Hà Tĩnh gió chuyển dần từ Đông Bắc sang
Đông đến Đông Nam, gió Đông Nam thường thổi vào ban đêm. Tháng 10 là tháng
chuyển tiếp giữa gió mùa mùa hè sang gió mùa mùa đông, nên gió chuyển dần từ

Tây Nam đến Nam sang gió Tây Bắc đến Bắc.
Tốc độ các hướng gió chính của năm 2010 tại trạm Dự báo khí tượng thuỷ
văn Hà Tĩnh được dẫn ra trong bảng sau:
Bảng: Tốc độ gió (m/s) đo được tại trạm Hà Tĩnh năm 2010
Hướng
gió
Tháng
Lặng
gió
Bắc
Đông
Bắc
Đông
Đông
Nam
Nam
Tây
Nam
Tây
Tây
Bắc
1 2 2 2 1 1 2
2 2 2 1 1 2 1 1
3 2 1 2 1 2 1 1 1
4 2 2 2 2 1 1 2 1
5 1 2 2 2 4 2 2 2
6 1 2 2 1 2 2 2 2
7 2 1 2 1 2 1 3 1
8 2 2 2 2 2 1 2 1
9 2 3 2 1 2 1 2 2

10 3 2 1 2 2 2 2
11 2 4 3 1 1 1 2 2
12 2 3 1 2 1 1 2 2
(Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
Bão thường xuất hiện từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 11 hoặc 12. Theo số
liệu thống kê trong nhiều năm, bình quân mỗi năm tỉnh Hà Tĩnh có từ 3 đến 6 cơn
bão đi qua trong đó có từ 2 đến 4 cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp.
4. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 5
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
Thạch Hà là một huyện đồng bằng duyên hải nằm phía bắc thành phố Hà Tĩnh,
với tổng dân số của toàn huyện hơn 12 vạn người, lao động chiếm khoảng 40% tổng
dân số. Đức Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.503,78 ha, trong đó: Đất nông
nghiệp 22.977,69ha; Đất Lâm nghiệp: 8.315,39ha; Đất ở: 1.118,31ha; Đất chưa sử
dụng: 3.322,11ha, với đặc điểm địa hình phức tạp, Thạch Hà có đủ các vùng sinh
thái rừng núi, trung du bán sơn địa, đồng bằng và biển, đây là một thế mạnh cho các
hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển các vùng tiểu thủ công nghiệp. Ngoài
ra Thạch Hà còn có Quốc Lộ 1A và đường tránh đi qua, có các tuyến đường Tỉnh lộ
quan trọng như Tỉnh lộ 3, Tỉnh lộ 17, Tỉnh lộ 21… thuận lợi cho giao thương, trao
đổi hàng hóa, và bảo vệ an ninh quốc phòng.
5. Các thành phần môi trường
5.1. Hiện trạng môi trường nước:
Hiện tại, trữ lượng nước dưới đất tại khu vực thực hiện dự án chưa có số liệu
khảo sát, đánh giá cụ thể. Theo số liệu quan trắc các thông số cơ bản của môi trường
nước dưới đất cho kết quả như sau:
Bảng: Chất lượng nước dưới đất tại khu vực dự án
TT Thông số phân tích Đơn vị đo Kết quả
QCVN09:2008(m

ức B1)
1 Nhiệt độ
0
C 33 -
2 pH Thang pH 6,2 5,5 - 8,5
3 Sunfat mg/l 114 400
4 Nitrat mg/l 23,5 15
5 Sắt mg/l 1,0 5
6 Đồng mg/l 0,4 1,0
7 Clorua mg/l 112,4 250
8 Tổng chất rắn hoà tan mg/l 149 1500
9 Độ cứng (tính theo CaCO
3
) mg/l 174 500
10 Coliform MPN/100ml 2 3
11 Mangan mg/l 0,21 0,5
12 Asen mg/l 0,002 0,05
13 Cadimi mg/l < 0,0002 0,005
14 Amoni
mg/l 0,03 0,1
15 Chì mg/l 0,001 0,01
16 Kẽm mg/l 1,01 3,0
(Nguồn: Báo có hiện trạng môi trường năm 2009)
Ghi chú:
- QCVN09:2008 : Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 6
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
Kết quả phân tích được ở bảng cho thấy chất lượng nước ngầm tại khu vực thực

hiện dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các thông số môi trường đều nằm trong giới
hạn cho phép theo QCVN 09:2008. Tuy nhiên, để sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì
cần phải xử lý sơ bộ trước khi đưa vào sử dụng.
5.2. Nước mặt:
Tại vùng triển khai thực hiện dự án nước mặt chủ yếu là nước mưa chảy tràn.
Lượng nước mặt ở đây phụ thuộc rất lớn lượng mưa hàng tháng và thay đổi theo các
mùa trong năm.
Bảng: Chất lượng nước mặt tại khu vực dự án
TT
Thông số
phân tích
Đơn vị đo
Kết quả
QCVN 08:2008
M
1
M
2
B
1 Nhiệt độ
0
C 32,2 35
-
2 pH Thang pH 7,0 6,9
5,5 – 9
3 Ô xi hoà tan mg/l 6,5 6,8
≥ 4
4 BOD
5
mg/l 12,2 10,4

15
5 COD mg/l 17,4 15,8
30
6 Sắt mg/l 1,0 0,7
1,5
7 Đồng mg/l 0,012 0,011
0,1
8 Amoniac mg/l 0,48 0,52
0,5
9 Nitrat mg/l 5,45 6,3
10
10 Tổng Coliform MPN/100ml 150 200
7.500
11 Phốt phát mg/l 0,18 0,15
0,3
12 Kẻm mg/l 0,05 0,05
1,5
13 Asen mg/l <0,001 0,002
0,05
14 Chất rắn lơ lửng mg/l 23 31
15 Dầu mỡ mg/l 0,12 0,09
0,1
16 Cadimi mg/l <0,0002 <0,0002
0,01
17 Chì mg/l <0,001 0,001
0,05
(Nguồn: Báo có hiện trạng môi trường năm 2009)
Ghi chú:
- TCVN 5942 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
Nhìn chung, các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép theo

TCVN 5942-1995 cột A - áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn nước
cấp sinh hoạt, tuy nhiên một vài thông số vượt quá mức cho phép ở cột A nhưng vẫn
đạt ở mức cho phép ở cột B - áp dụng đối với nước mặt sử dụng cho mục đích khác,
như: BOD
5
, COD, dầu mỡ
5.3. Môi trường không khí:
Không khí trong khu vực thoáng đãng, không gian rộng rãi. Khi dự án triển
khai thì một số vấn đề về môi trường có thể nảy sinh đó là bụi, khí do hoạt động xây
dựng, san gạt mặt bằng,

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 7
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
Bảng: Chất lượng không khí tại khu vực dự án
TT
Chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị
đo
Kết quả
K
1
K
2
1 Độ ồn dB 70 65,5
75* (Theo TCVN 5949:
1998)
2 Bụi lơ lửng µg/m
3

250 215 300
3 SO
2
µg/m
3
110 114 350
4 NO
2
µg/m
3
35 45 200
5 CO µg/m
3
420 500 30.000
(Nguồn: Báo có hiện trạng môi trường năm 2009)
Ghi chú:
- TCVN 5937- 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng môi trường
không khí xung quanh.
Kết quả tiếng ồn được so sánh theo TCVN 5949-1998 (Âm học-Tiếng ồn khu
vực công cộng và dân cư -Mức ồn tối đa cho phép). Qua kết quả đo được cho thấy
mức độ tiếng ồn tại khu vực thực hiện dự án nằm trong giới hạn cho phép.
Nhìn chung, các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép, điều
này chứng tỏ môi trường không khí tại khu vực thực hiện dự án chưa bị ô nhiễm.
5.4. Môi trường sinh thái cảnh quan:
Hệ sinh thái tại khu vực dự án tương đối nghèo nàn, trên địa bàn khu vực và
vùng lân cận đều chỉ thấy chủ yếu là nhóm động vật nuôi và thực vật trồng, rất ít
thấy các loài tự nhiên.
Hệ thực vật: Bắt gặp chủ yếu là các loại cây bóng mát như bàng (Terminalia
catappa), hoa sữa (Alstonia scholaris) được trồng dọc đường phố và các loại cây
ăn quả như: Chanh (Citrus aurantiifolia), Ổi (Psidium guajava), Na (Annona

squamosa), Bưởi (Citrus grandis) do nhân dân trồng trong vườn.
Phần đất nông nghiệp gồm có các loại cây lương thực và hoa màu như lúa
(Oryza sativa), Bầu (Lagernaria siceraria), Bí (Benincasa pepo), Khoai lang
(Ipomoea batatas), Đu đủ (Carica papaya), Bên cạnh đó ở các ao hồ trong khu
vực là nhóm các loài thực vật thuỷ sinh bao gồm : Rong đuôi chó (Ceratophyllum
demersum), Rong mái chèo (Vallisneria spiralis), Bèo vẩy ốc (Salvinia natans)
Hệ động vật ở đây chủ yếu là các động vật nuôi như : Chó (Canis dingo), Mèo
(Felis bengalensis dometicus), Gà (Gallus gallus), Thành phần thuỷ sinh ở vùng
này cũng rất nghèo nàn, chỉ gồm các loài cá nước nhỏ ngọt sống ở ruộng, kênh
mương thuỷ lợi và các ao hồ.
III. QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 8
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
1. Quy mô xây dựng, các thông số kỹ thuật chủ yếu:
Đường Tỉnh lộ 21 được phân làm 02 tuyến chính như sau:
- Tuyến chính: Tỉnh lộ 21, tổng chiều dài 17.175,15m;
+ Điểm đầu tuyến (Km0+00): nối với đường Tỉnh lộ 3 tại Km12+471,15 thuộc
xã Ngọc sơn, huyện Thạch Hà;
+ Điểm cuối (Km17+175,15): Giao với TL17 tại trạm bù xã Thạch Điền,
huyện Thạch Hà;
+ Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III Miền núi (TCVN 4054-2005):
Bề rộng nền đường: 9m;
Bề rộng mặt đường: 2x3m;
Bề rộng lề đường: 2x1,5m;
Mặt đường: lựa chọn và tính toán kết cấu áo đường từ trên xuống như sau:
Lớp láng nhựa 03 lớp, dày 4,5cm, tiêu chuẩn nhựa 5,5kg/m
2
;

Móng đá 4x6 chèn đá dăm, dày 16cm;
Cấp phối đá dăm loại II, dày 20cm.
- Tuyến nhánh: đường Phan Đình Phùng kéo dài, với tổng chiều dài tuyến:
6.270,5m:
+ Điểm đầu tuyến (Km0+00): nối với đường tránh thành phố Hà Tĩnh thuộc
xã Thạch Đài, huyện Thạch hà;
+ Điểm cuối (Km6+270,5): giao với Tỉnh lộ 21 tại Km8+060 thuộc xã Thạch
Xuân;
+ Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng:
Bề rộng nền đường: 12m;
Bề rộng mặt đường: 2x3,5m;
Bề rộng lề đường: 2x2,5m;
Bề rộng lề gia cố: 2x2m.
Riêng đoạn từ Km0+00 - Km0+400 thiết kế với quy mô như sau:
Bề rộng nền đường: 28m;
Bề rộng mặt đường: 2x10m;
Bề rộng lề đường: 2x10,5m;
Bề rộng lề gia cố: 2x1m.
Mặt đường: lựa chọn và tính toán kết cấu áo đường từ trên xuống như sau:
Bê tông nhựa hạt mìn dày 4cm;
Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 1kg/m
2
;
Bê tông nhựa hạt trung dày 7cm;
Tưới nhựa thám bám tiêu chuẩn 1kg/m
2
;

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 9
Cam kết bảo vệ môi trường

Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
Cấp phối đá dăm loại I dày 18cm;
Cấp phối đá dăm loại II dày 25cm;
Kết cấu lề gia cố: giống kết cấu mặt đường.
2. Các công trình Cầu cống:
Tải trọng thiết kế: H30-XB80 (đối với cống); HL93 (đối với cầu);
Tần suất thiết kế: tuyến cống, cầu nhỏ P=4%; cầu lớn và cầu trung P=1%. Bao
gồm 7 cống và 10 cầu.
3. Tổng mức đầu tư: 367.032.000.000 đồng
Trong đó:
Chi phí xây dựng: 246.130.000.000 đồng;
Chi phí bồi thường GPMB: 63.947.000.000 đồng;
Chi phí quản lý dự án: 3.130.000.000 đồng;
Chi phí tư vấn đầu tư: 17.292.000.000 đồng;
Chi phí khác: 6.533.000.000 đồng;
Dự phòng: 30.000.000.000 đồng;
4. Nguồn vốn: Trái phiếu chính phủ và các nguồn voons hợp pháp khác.
5. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án
theo quy định của Nhà nước.
IV. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG:
- Nguồn điện: Dùng theo điện lưới địa phương;
- Nguồn nước: Nguồn nước sử dụng nước ngầm, nước mặt từ các ao hồ, suối;
- Cơ sở sửa chữa xe máy, nhà điều hành, kho bãi tập kết vật liệu lán trại cho
công nhân được bố trí thích hợp dọc tuyến đường.
- Các loại vật liệu xây dựng đều được mua trên địa bàn, không tự khai thác mỏ
vật liệu.
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Căn cứ vào các hoạt động thực tế khi triển khai xây dựng dự án, ta có thể xác
định các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phát sinh từ hoạt động của dự án
như sau:

+ Tác động từ chất thải rắn.
+ Tác động từ nước thải.
+ Tác động từ bụi và khí thải.
+ Tác động đến các yếu tố kinh tế - xã hội.
5.1. CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH:
5.1.1. Chất thải rắn:

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 10
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
a. Giai đoạn thi công xây dựng:
+ Chất thải xây dựng:
Nếu chất thải xây dựng không được thu gom, khi có nước mưa chảy tràn cuốn
trôi đất, đá, vật liệu xây dựng sẽ làm cản trở dòng chảy của các thuỷ vực, làm ô
nhiễm nguồn nước do các chất thải có trên bờ mặt công trường như: hàm lượng chất
rắn lơ lửng cao, làm mất vẽ mỹ quan môi trường, lấn chiếm các diện tích đất không
thuộc phạm vi dự án gây ảnh hưởng đến mục đích sử dụng đất của các diện tích đất
bị lấn chiếm… Vì vậy chủ dự án cần áp dụng các biện pháp giảm thiểu hợp lý để
tránh những tác động tiêu cực do nước mưa chảy tràn gây ra.
+ Rác thải sinh hoạt:
Việc tập trung công nhân xây dựng làm phát sinh rác thải sinh hoạt tại công
trường. Theo quy hoạch ban đầu các hạng mục công trình không thi công cùng lúc
mà thi công theo giai đoạn. Nên số lượng công nhân tham gia thi công xây dựng tại
dự án là không đáng kể, chủ yếu là lao động địa phương làm việc theo thời vụ và trở
về nhà, chỉ có vài người ở lại trông coi và bảo vệ tài sản, rác thải sinh hoạt ở đây
chủ yếu là thức ăn thừa.
Thải lượng được tính như sau:
- Đối với lượng công nhân ở lại lán trại (khoảng 20 người): với hệ số phát thải
trung bình 0,5kg/người/ngày ta tính được lượng rác thải sinh hoạt là: 20 người x 0,5
= 10kg/ngày.

- Rác thải sinh hoạt có thành phần đơn giản chứa chủ yếu chất hữu cơ dễ phân
hủy (có nguồn gốc động, thực vật) và các loại bao bì (giấy bìa, chất dẻo, thủy
tinh…). Rác thải sinh hoạt nếu không thu gom và đưa đi xử lý ngay sẽ phân hủy sinh
ra các chất khí gây mùi hôi thối như H
2
S, NH
3
, CH
4
…đồng thời, thu hút chuột, ruồi
nhặng và các loại côn trùng truyền bệnh. Tuy nhiên lượng rác thải loại này trong dự
án là không đáng kể khoảng 10kg/ngày.
- Chất thải xây dựng như xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, vụn nguyên liệu… nếu
không được quản lý, thu gom chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan, đồng thời bị nước
mưa cuốn trôi hoặc chảy tràn sẽ góp phần gây ô nhiễm nước mặt bằng việc làm tăng
độ đục và SS trong nguồn nước đặc biệt là vào đầu mùa mưa.
b. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động:
Chất thải rắn sinh ra trên tuyến đường khi đi vào hoạt động hầu như không
đáng kể, gồm đất, đá rơi vãi do hoạt động vận chuyển trên đường, dẻ lau, giấy chứa
dầu sinh ra khi các phương tiện gặp sự cố trên đường cần sửa chữa.
5.1.2. Nước thải:
a. Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng:

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 11
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
Nước thải phát sinh trong giai đoạn này bao gồm: nước mưa chảy tràn; nước
thải sản xuất, nước thải sinh hoạt.
- Nước mưa chảy tràn: Với diện tích xây dựng là 500.000 m
2

, lượng mưa
trung bình năm trên khu vực khoảng 2.500 mm, với giả thiết lượng bốc hơi và ngấm
xuống đất khoảng 20% thì lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực xây dựng trụ sở
được tính như sau: 2.500 x 500.000 x 10
-3
x 80% = 1.000.000 m
3
/năm. Nước mưa
chảy tràn sẽ cuốn theo một lượng nhất định các chất gây ô nhiễm, tuy nhiên do trong
khi mưa lượng chất ô nhiễm này sẽ được pha loãng vì vậy nồng độ chất ô nhiễm
trong nước có hàm lượng thấp.
- Nước thải thi công: Loại này phát sinh trong quá trình (trộn vữa, tưới
tường…), đổ bê tông (rửa đá sỏi, cát, trộn và tưới bê tông, chống thấm), rửa thiết bị
xây dựng,…đặc trưng của loại nước thải này là có độ pH cao. Tuy nhiên các công
đoạn này diễn ra không thường xuyên và khối lượng không nhiều, gây ảnh hưởng
không đáng kể đối với môi trường xung quanh.
- Ngoài ra nước ở các mương thoát, kênh, rạch ở vị trí làm cầu, cống sẽ có độ
đục rất cao do hoạt động xây dựng cầu, cống trên đó.
- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt do đội công nhân thi công trên công
trường từ các hoạt động như tắm giặt, vệ sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
lượng nước tiêu thụ bình quân cho mỗi người là 100 lít/ngày, với khoảng 20 công nhân
làm việc tại công trường ước tính lượng nước thải ra mỗi ngày khoảng 2m
3
/ngày.
b. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động:
- Nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án cuốn theo chất rắn lơ lững, bụi,
nhưng hàm lượng ít hơn nhiều so với giai đoạn xây dựng.
- Tuy nhiên việc hình thành tuyến đường sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy vào
mùa mưa lũ, có thể gây ra cản trở dòng chảy lũ nên có thể sinh ra hiện tượng ngập
úng cục bộ ở một số vị trí.

5.1.3. Bụi và khí thải, tiếng ồn.
a. Giai đoạn thi công xây dựng:
- Khí thải:
• Khí thải từ phương tiện giao thông và các thiết bị thi công
Khí thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động của máy móc động cơ, các phương
tiện vận tải, thi công cơ giới. Thành phần chính gây ô nhiễm không khí bao gồm bụi
lơ lửng, các khí CO, NO
2
, SO
2
, các hợp chất hữu cơ dể bay hơi (VOCs)… Các
phương tiện thi công chủ yếu là máy đào 1,25m
3
, máy xúc 1,25m
3
, máy san nền,
máy ủi 140CV; phương tiện vận tải là ô tô tự đổ 7 tấn.

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 12
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
Theo tính toán của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì:
Khi đốt cháy một tấn dầu diesel thải vào không khí 4.3kg bụi lơ lửng, 64kg
SO
2
, 28kg CO, 55kg NO
2
, 12kg VOC;
Khi đốt cháy 1 tấn xăng sinh ra 3 - 5kg bụi lơ lửng, 64kg SO
2

, 30kg VOC
s
Khí thải từ các thiết bị động cơ tùy theo từng loại mà lượng khí phát thải ra
nhiều hay ít. Còn mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường
sá, lưu lượng, chất lượng xe qua lại và số lượng nhiên liệu tiêu thụ. Xe ô tô sử dụng
xăng khi chạy 1 km trên đường sẽ thải vào không khí các chất ô nhiễm như bảng sau:
Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông
STT Chất ô nhiễm Tải lượng (g/km)
Xăng Điezen
1 CO 60 0.69-2.57
2 C
m
H
n
5.9 0.14 -2.07
3 NO
x
2.2 0.68- 1.02
4 Muội ( C) 0.22 1.28
5 SO
2
0.17 0.47
6 Chì (Pb) 0.49 -
7 Xăng -piren 14 x10
-6
24x 10
-6
[Nguồn : Rapid Environmental Assessment, WHO, 1995]
Như vậy, trên công trường thi công nồng độ các khí nói trên sẽ tăng lên. Tuy
nhiên mức độ ô nhiễm được đánh giá không cao do khu vực dự án nằm trên mặt thoáng

rộng nên các thành phần gây ô nhiễm nhanh chóng phát tán vào không khí.
Khí thải của các phương tiện vận tải có chứa bụi, SO
2
, NO
x
, CO, tổng
hydrocarbon và chì (Pb) làm tăng tải lượng các chất ô nhiễm trong không khí.
Hệ số ô nhiễm do các phương tiện giao thông sử dụng dầu DO
(kg/1.000km)
Trọng
lượng xe
kg/1000km
Bụi SO
x
NO
x
CO VOC
< 3,5 tấn 0,2 1,16 x S 0,7 1 0,15
3,5 – 16 tấn 0,9 4,29 x S 11,8 6 2,6
Nguồn WHO, 1993
Ghi chú: S: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO 0,5 - 1%
Mùi hôi (NH
3
, H
2
S) sinh ra từ nước thải, chất thải rắn sinh hoạt.
- Bụi
Trong quá trình thi công xây dựng, nồng độ bụi và khí thải sẽ tăng cục bộ theo
tuyến đường giao thông và trong khu vực xây dựng, nhất là vào các ngày khô nóng
và có gió. Nguyên nhân gây ra bụi là do:

- Từ quá trình giải toả di dời, san ủi đất; vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu
xây dựng (xi măng, đất, cát, đá, sắt thép…), máy móc, thiết bị đến điểm tập kết;

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 13
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
- Bụi phát sinh từ quá trình xây dựng các công trình chính và công trình phụ
của chợ như đào đất, đắp đất, trộn bê tông, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng (xi
măng, cát, đất, đá, sắt thép…).
Bụi chủ yếu là đất, xi măng, cát, đá thuộc loại bụi nặng, không phát tán đi xa, dễ
sa lắng và gây tác hại chủ yếu cho các đối tượng ở gần khu vực sinh bụi.
Căn cứ vào tài liệu tính toán tải lượng ô nhiễm của tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) ta có bảng sau:
Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển và thi công xây dựng
TT Nguyên nhân gây ô nhiễm Hệ số (g/m
3
)
1
Bụi sinh ra do quá trình đào đất, Bụi sinh ra do san
ủi mặt bằng bị gió cuốn lên (bụi cát)
1 - 100
2
Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng
(xi măng, đất cát, đá…), máy móc, thiết bị.
0,1 - 1
3
Xe vận chuyển cát, đất đắp làm rơi vãi trên mặt
đường ( phát sinh bụi ….
0,1 - 1
4

Quá trình vận chuyển đất/bùn nạo vét đi đổ thải
( phát sinh bụi ….
0,1 - 1
[Nguồn: Đánh giá nhanh của WHO]
∗ Ô nhiễm bụi trong quá trình san gạt mặt bằng
Theo thiết kế, khu vực được xây dựng trên khu vực tương đối bằng phẳng hạn chế
tối đa việc san ủi. Tuy nhiên, vẫn có việc san lấp cục bộ để xây dựng các công trình.
+ Đánh giá các tác động
Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng.
STT Đối tượng bị tác động Quy mô tác động
1
Cảnh quan Cảnh quan khu vực thay đổi do hoạt động đào
đắp san lấp, xây dựng công trình;
2 Đất đai 500.000m
2
- Quỹ đất dự án
3
Bầu khí quyển khu vực
dự án
Bán kính ảnh hưởng khoảng 300m từ tâm khu
đất dự án
4 Công nhân
Ảnh hưởng đến sức khoẻ của 20 - 25 công nhân
tham gia xây dựng tại công trường; tạm thời,
gián đoạn.
5 Nguồn nước Có thể ô nhiễm do nước thải, chất thải rắn
Khí thải và bụi của việc đốt nhiên liệu vận hành máy móc, thiết bị và phương
tiện vận chuyển là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Những đối tượng trực

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 14

Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
tiếp chịu ảnh hưởng ô nhiễm không khí là con người, sinh vật, đặc biệt là các đối
tượng gần khu vực dự án.
Các chất ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe những người trực tiếp thi công
thông qua đường hô hấp.
Bụi kết hợp với các chất ô nhiễm bám trên các công trình làm hư hại, giảm mỹ
quan. Đối với thực vật bị phủ lớp bụi trên mặt lá sẽ gây cản trở quá trình quang hợp
làm cây chậm phát triển.
Theo ước tính số lượng xe vận chuyển trong quá trình thi công khoảng 08 xe
(trong đó gồm máy xúc, xe chuyên chở vật liệu xây dựng, máy trộn). Tuy nhiên, các
khí thải phát sinh này khả năng phát tán đi xa là rất kém do đó chúng sẽ gây nguồn ô
nhiễm cục bộ ở khu vực vùng dự án.
Các tác động này chỉ mang tính tạm thời không kéo dài chỉ xảy ra trong giai
đoạn xây dựng.
- Tiếng ồn
+ Nguồn gây tác động
Nguồn gây ồn trong giai đoạn này là từ hoạt động các phương tiện xe, máy
móc, thiết bị thi công.
Tiêu chuẩn đã ban hành về giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công
cộng và dân cư (TCVN 5949 - 1998), mức ồn lớn nhất cho phép là 60 dBA trong
thời gian từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
Mức độ ồn phát sinh từ các loại thiết bị và phương tiện thi công khác nhau, kết
quả đo mức ồn của một số phương tiện theo tài liệu tham khảo của Mackernzic trình
bày trong bảng sau:
Mức độ ồn phát sinh từ các loại thiết bị và phương tiện thi công
TT Thiết bị Mức ồn (dBA) Ghi chú
2 Xe tải 82,0 – 94,0
Vị trí cách
nguồn ồn 15m

3 Máy phát điện 72,0 – 82,5
4 Máy cạp đất 80,0 – 93,0
5 Xe lu, máy đầm nén 72,0 – 74,0
6 Xe trộn bê tông 75,0 – 88,0
(Nguồn tham khảo: Mackernzic, năm 1985)
+ Đánh giá các tác động
Trong giai đoạn xây dựng tiếng ồn phát sinh sẽ trực tiếp tác động đến công
nhân làm việc trong khu vực: Công nhân mệt mỏi, mất tập trung và dễ gây tai nạn.
Đánh giá chung: Tác động đáng chú ý nhất trong giai đoạn xây dựng vẫn là bụi
do quá trình vận chuyển vật liệu, làm đường, làm cầu, làm cống. Nó không chỉ ảnh

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 15
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
hưởng đến công nhân xây dựng lao động trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến nhân dân
sống hai bên tuyến.
b. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động:
- Bụi phát sinh do các phương tiện giao thông lưu thông trên tuyến. Tuy nhiên
lượng bụi phát sinh từ hoạt động này sinh ra không nhiều do đường được bê tông,
nhựa hóa.
- Khí thải ra từ óng xả của các phương tiện giao thông đều là các khí độc hại
nên ít nhiều sẽ có tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường không khí trên khu
vực.
VI: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC.
6.1. Các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm chất thải rắn:
a. Giai đoạn thi công xây dựng:
Để giảm thiểu tác động đến môi trường đất trong cả quá trình thực hiện dự án
chúng tôi sẽ thực hiện những biện pháp sau:
- Đối với đất, đá, vữa bê tông, gạch vỡ, được tập trung vào một chỗ quy định
và sử dụng cho việc tận dụng để đổ nền.

- Đối với rác là gỗ, ván cốt pha được thu gom và tái sử dụng lại, số bị hư hỏng,
gãy nát được tận dụng làm chất đốt.
- Đối với rác thải sinh hoạt của công nhân:
+ Lập các điểm thu gom rác thải tại công trình.
+ Có quy định nghiêm ngặt về vấn đề xả rác đối với cán bộ, công nhân làm
việc trên công trình.
b. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động:
- Giao cho đơn vị quản lý, sử dụng tuyến đường định kỹ kiểm tra, vệ sinh dọc
tuyến, xử lý các trường hợp như đất đá rơi vãi dọc tuyến. Giao địa phương trên
tuyến thuộc địa bàn xã nào phải quản lý chất thải rắn phát sinh tại địa bàn đó.
6.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước:
a. Giai đoạn thi công xây dựng:
Để giảm thiểu các tác động của dự án đến môi trường nước trong giai đoạn
này, Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Nước thải từ quá trình đào thải của con người chúng tôi sẽ xử lý như sau:
Tuyến đường được thi công theo hình thức cuốn chiếu do đó xây dựng hệ thống vệ
sinh cố định là không kinh tế, nên chúng tôi sẽ sử dụng nhà tiêu di động bằng vật
liệu Composite có bán sẵn trên thị trường;

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 16
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
- Đối với nước thải như tắm, giặt, rửa chân tay chúng tôi sẽ thu gom vào hố
gas xử lý bằng phương pháp lắng rồi mới thải ra môi trường;
- Thiết lập tạm thời hệ thống mương thoát nước mưa hai bên tuyến trên đường
đó có bố trí các hố gas để xử lý nước mưa chảy tràn bằng phương pháp lắng.
- Quá trình thi công cầu cống áp dụng các biện pháp an toàn cho dầu mỡ từ
các máy móc, thiết bị đỗ xuống mương thoát nước
b. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động:
- Hai bên taluy đường sẽ thiết kế rãnh thoát nước mưa để tránh ứ đọng nước

ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Hướng dẫn cho đơn vị quản lý sử dụng tuyến đường các biện pháp duy tu,
bảo dưỡng thường xuyên khơi thông cống, hệ thống thoát nước hai bên taluy đường.
- Trồng cỏ chống sạt lở hai bên taluy đường, đặc biệt đoạn gần vị trí cầu, cống
và đoạn hay ngập nước.
6.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung:
a. Giai đoạn thi công xây dựng:
Đây là giai đoạn các hoạt động của dự án gây tác động mạnh nhất lên môi
trường không khí trong vùng bởi khói, bụi từ công trường. Chúng tôi sẽ yêu cầu các
nhà thầu thi công áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để giảm thiểu tác động
lên môi trường không khí một cách triệt để. Cụ thể là:
- Khi thời tiết khô hanh, trên công trường cần bố trí xe phun nước giữ độ ẩm
cho tuyến đường thi công đặc biệt là khu vực dân cư tránh trường hợp những hạt
bụi có kích thước nhỏ bị gió cuốn hoặc bị cuốn lên những lúc có phương tiện thi
công đi qua.
- Tại những khu vực thi công cần có biện pháp che chắn tránh bụi trong công
trường phát tán ra môi trường xung quanh.
- Bắt buộc các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công phải có bạt
phủ che kín thùng xe.
- Bố trí thi công đoạn gây ra chấn động lớn vào thời gian hợp lý như công
đoạn đóng cọc móng làm cầu, hạn chế thi công cùng một lúc các công đoạn có phát
ra tiếng động lớn.
- Không thi công ngoài thời gian quy định, ban đêm để không ảnh hưởng đến
nhân dân khu vực lân cận.
b. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động:

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 17
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
- Đơn vị quản lý tuyến đường phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng tuyến

để tránh hư hỏng đường, tạo ổ gà vì đây cũng là nguyên nhân phát sinh bụi trên
đường;
- Phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương các
xã khu vực dự án để ngăn chặn, hướng dẫn các phương tiện vận chuyển trên tuyến
phải có bạt che kín thùng để hạn chế bụi.
6.4. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Sự cố cháy nổ:
Xây dựng phương án phòng chống, cháy nổ nội quy an toàn phòng chống
cháy, nổ treo nơi dễ nhìn thất ở khu vực lán trại, trên công trường.
Trang bị các dụng cụ chữa cháy cầm tay (bình CO
2
) ở khu vực lán trại.
Sử dụng bơm phun nước phục vụ thi công để ứng cứu sự cố cháy nổ những
trường hợp cần thiết.
Phối hợp với lực lượng tại địa phương để ứng cứu các sự cố cháy nổ.
6.5. AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Trang bị các phương tiện an toàn lao động và quần áo bảo hộ lao động cho
công nhân
Tại các thiết bị, máy móc vận hành có các biển báo, nội quy vận hành thiết bị,
nội quy an toàn thiết bị và con người.
Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra sức khỏe định kỳ, hạn chế bệnh
nghề nghiệp cho các cán bộ và thực hiện các chế độ nghỉ ngơi thích hợp.
VII. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG,
CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
7.1. Các công trình xử lý môi trường
Sau đây là các công trình xử lý môi trường mà chủ đầu tư sẽ tiến hành xây
dựng:
TT Tên công trình
1 Nhà tiêu di động bằng composite
2 Hố gas để xử lý nước thải sinh hoạt

3 Bơm phun nước chống bụi
4 Hệ thống rãnh thu gom, thoát nước mưa, có bố trí hố gas
5 Xe tưới nước chuyên dụng
6 Thùng đựng rác chất thải rắn sinh hoạt
7 Bình khí chữa cháy
7.2. Chương trình giám sát môi trường:

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 18
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
Để có căn cứ khống chế các tác động xấu đối với môi trường xung quanh, hạn
chế tối đa các sự cố môi trường, chương trình giám sát môi trường sẽ được chúng tôi
phối hợp với các bên có liên quan thực hiện như sau (giám sát chất lượng môi
trường chỉ thực hiện trong giai đoạn xây dựng):
* Không khí: Các chỉ tiêu giám sát (05 chỉ tiêu)
- Chỉ tiêu giám sát: Bao gồm độ ồn, bụi lơ lững, NO2, SO2, CO.
- Vị trí giám sát: Một điểm trên tuyến ở khu vực xây dựng.
- Tiêu chuẩn so sánh: Áp dụng QCVN 19:2009/BTNMT; QCVN
20:2009/BTNMT và TCVN 5949:1998 để so sánh
* Tần suất giám sát: 06tháng/lần khi dự án đi vào thi công.
Các kết quả giám sát môi trường đều có văn bản gửi cho cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường để kiểm tra, theo dõi.
* Nước mặt:
- Chỉ tiêu giám sát: pH, TDS, độ muối, DO, COD, BOD, colliform, Dầu mỡ,
Nitorat, Amoni, Clorua, Tổng chất rắn lơ lững.
- vị trí giám sát: Tại mương thoát gần vị trí đang thi công vào thời điểm lấy
mẫu.
- Tần suất giám sát: 2 lần/năm.
- Áp dụng QCVN 08:2008/BTNMT để so sánh.
PHẦN VIII: CAM KẾT THỰC HIỆN

Chúng tôi xin cam kết rằng các số liệu cung cấp trong bản cam kết bảo vệ môi
trường của dự án “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21, huyện Thạch Hà” có tính
chính xác cao và cam kết rằng dự án của chúng tôi không sử dụng hoá chất, chủng vi
sinh trong các danh mục cấm của Việt Nam và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam
đã tham gia.
Chủ dự án và chính quyền địa phươn g cam kết sẽ tiến hành các biện pháp bảo
vệ môi trường đúng như trong bản cam kết bảo vệ môi trường này. Đồng thời, nhằm
thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, chúng tôi sẽ thực hiện các trách nhiệm và nghĩa
vụ của mình như sau:

Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 19
Cam kết bảo vệ môi trường
Dự án: “Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21 huyện Thạch Hà ”
1. Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường như đã nêu ra trong phần VI của
bản cam kết bảo vệ môi trường này và xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường trước khi thải ra môi trường
2. Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi
trường theo quy định của Pháp luật.
3. Đền bù mọi thiệt hại cho cộng đồng xã hội nếu để xảy ra sự cố môi trường
theo quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường.
4. Chịu mọi sự kiểm tra khảo sát đánh giá và các phí tổn để giải quyết xử lý sự
cố môi trường.
Kính mong được sự giúp đỡ chỉ đạo giám sát của Quý cơ quan trong quá trình
thực hiện.
ĐẠI DIỆN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TRƯỞNG BAN
PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN
Ngô Văn Tân


Ban quản lý dự án Nâng cấp, mở rộng dự án Tỉnh lộ 21 20

×