Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

chuyển giá và kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.01 KB, 37 trang )

Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập quốc tế, mở cửa nền kinh tế đã và đang là xu hướng chung
của các quốc gia trên thế giới, không chỉ đối với các nước đang phát triển,
mà còn ở các nước phát triển. Trong nền kinh tế thế giới, toàn cầu hóa là
cách hiệu quả giúp cho các nước chậm tiến thực hiện con đường phát triển
rút ngắn và từng bước đuổi kịp các nước kinh tế phát triển. Tại nhiều nơi
trên thế giới , Chính phủ các nước thực hiện những chính sách thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, khiến cho làn sóng vốn FDI luôn ở mức cao. Nguồn vốn
FDI đã góp sức không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế, tăng nguồn thu
ngân sách, đồng thời hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh
đó, việc nhận đầu tư từ nước ngoài còn đem lại nhiều vấn đề tiêu cực, điển
hình là việc trốn thuế của các công ty đa quốc gia thông qua hoạt động
chuyển giá. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều khai báo kinh doanh thua lỗ
nhưng thực tế vẫn có khoản lợi nhuận chuyển về công ty mẹ.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhóm chúng tôi thực hiện bài tập
nghiên cứu về đề tài: “Chuyển giá và kinh nghiệm kiểm soát hoạt động
chuyển giá của các quốc gia”, dựa trên các kiến thức đã học từ môn “đầu tư
quốc tế” và sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Phạm Thị Mai Khanh. Vấn đề
mà đề tài này mong muốn giải quyết đó là phân tích hoạt động chuyển giá
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nêu lên các kinh nghiệm của
các quốc gia trong kiểm soát chuyển giá và các giải pháp chống chuyển giá
phù hợp với tình hình Việt Nam.
1
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ
1.Khái niệm chuyển giá:
1.1 Định giá chuyển giao là gì?
Ngày nay, phần lớn các quy trình sản xuất các bộ phận của một sản
phẩm hoàn chỉnh được thực hiện tại nhiều nước. Ví dụ như một chiếc điện
thoại di động được lắp ráp ở một nước với linh kiện sản xuất từ nhiều nước


khác. Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ để bán cho các khách hàng độc
lập mà còn được chuyển giao cho các công ty con hoặc các công ty liên
doanh mà doanh nghiệp có một phần sở hữu, sản phẩm đó được gọi là sản
phẩm chuyển giao nội bộ. Khi một công ty sở hữu dây chuyền sản xuất
quốc tế như vậy thì sẽ xảy ra vấn đề định giá nội bộ, đó là giá mà tại đó các
chi nhánh trong cùng một công ty “bán” hàng hóa hay dịch vụ cho nhau.
Việc định giá nội bộ không chỉ tác động lên kết quả hoạt động của chi nhánh
mà còn lên ngân sách quốc gia, bởi giá nội bộ có thể dựa trên cơ sở thị
trường, chi phí hay qua thương lượng tuy nhiên thường thì yếu tố quyết định
là giảm thiểu số thuế công ty phải nộp. Theo thuật ngữ tài chính công việc
trên được gọi là định giá chuyển giao.
Định giá chuyển giao (price transferring) là việc sử dụng các phương
pháp để xác định giá cả của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong một
TNC phù hợp với thông lệ quốc tế và được chấp nhận tại các quốc gia mà
các công ty con của TNC đang hoạt động với mức giá xác định cao hay thấp
trong từng giao dịch lại tác động trực tiếp đến nghĩa vụ nộp thuế cho các
quốc gia và sự di chuyển ngoại tệ giữa các nước.
2
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
1.2.Khái niệm chuyển giá:
Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, câu hỏi làm sao để lợi
ích tổng thể đạt tối ưu luôn được đặt ra với các chủ thể kinh doanh. Chuyển
giá được xem là một lời giải cho bài toán lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không
cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Đơn giản vì phương cách này giúp các
TNC tận dụng từ những ưu đãi khác nhau của các quốc gia trên toàn thế giới
về các chính sách thuế, lãi suất để nâng giá các yếu tố đầu vào, chi phí
nguyên vật liệu, chi phí gián tiếp… các yếu tố đầu ra thì kê khai thấp hơn giá
bán thực tế trên thị trường sao cho có lợi nhất. Từ đó, giảm tổng nghĩa vụ
thuế phải nộp, lợi nhuận sau thuế sẽ gia tăng.
Như vậy, chuyển giá (transfer pricing) được hiểu là việc thực hiện

chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa
các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm
tối thiểu hóa số thuế của các TNC trên toàn cầu.
Có thể hiểu hai khái niệm định giá chuyển giao và chuyển giá là hai
mặt của một vấn đề. Định giá chuyển giao mang hàm ý tích cực về một
chính sách của TNC thực hiện đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư (host
country) và quốc gia đi đầu tư (home country). Ngược lại, chuyển giá là việc
công ty mẹ (parent company) áp đặt giá lên công ty con (subsidiary
company) hay các công ty có mối liên kết với mục đích giảm nghĩa vụ nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên vấn đề chuyển giá ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ. Trong
xu thế mở rộng cửa chào đón các tập đoàn kinh tế quốc tế thì chuyển giá sẽ
là công cụ dễ được các chủ thể kinh doanh sử dụng nhằm thay đổi những
nghĩa vụ thuế phải thực hiện với nhà nước.
3
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
2. Nguyên nhân xuất hiện hoạt động chuyển giá:
Khi thực hiện các giao dịch xuyên biên giới quốc gia, những điểm
khác nhau trong chính sách của các nước sẽ trở thành những điều kiện cho
các TNC thực hiện thủ thuật chuyển giá.
• Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hiện nay chính sách thuế giữa các quốc gia có sự chênh lệch rất lớn,
chính vì điều đó đã tạo môi trường thuận lợi để TNC thực hiện hành vi
chuyển giá. Có rất nhiều quốc gia ban hành một chính sách thuế vô cùng ưu
đãi, trong khi đó thì các quốc gia còn lại đánh mức thuế suất tương đối cao.
Cụ thể như sau:
Thuế TNDN
Bahamas 0% Trung quốc 25%
Bahrain 0% Việt Nam 25%
Bermuda 0% Anh 28%

Macau 12% Thái Lan 30%
Hồng Kông 16.5% Mỹ 40%
Nguồn: KPMG’s Corporate and Indirect Tax Rate Survey 2010
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình, các TNC luôn tìm kiếm
một lợi thế từ thuế suất thuế TNDN của các quốc gia có mức thuế suất khác
nhau bằng các hành vi chuyển giá. Các thủ thuật thường sử dụng là nâng giá
mua đầu vào các nguyên vật liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuất
khẩu thấp tại các công ty con đóng tại các quốc gia có thuế suất thuế TNDN
cao. Nhờ vậy, các MNC đã chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia có thuế
suất thuế TNDN cao sang quốc gia có thuế suất thuế TNDN thấp, như thế
các MNC đã thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Nói
tóm lại, sự khác biệt về thuế suất thuế TNDN là động cơ lớn thúc đẩy
chuyển giá.
4
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
• Tỷ giá: Với mục tiêu bảo toàn vốn ban đầu theo nguyên tệ, TNC rút
vốn đầu tư ở quốc gia mà họ kỳ vọng vào việc đồng tiền nước đó sẽ
yếu đi trong tương lai. Như vậy lúc này ngoài lợi nhuận thu được,
TNC còn thu được một khoản lợi nhuận chênh lệch do sự biến động
có lợi về tỷ giá.
• Hoạt động liên doanh liên kết: Nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong
hoạt động liên doanh liên kết, TNC định giá thật cao các yếu tố đầu
vào từ công ty mẹ để nắm quyền quản lý.
• Lạm phát: TNC sẽ tiến hành chuyển giá ở các nước có tỷ lệ lạm phát
cao để bảo toàn số vốn đầu tư và lợi nhuận trong điều kiện đồng tiền
nước đang đầu tư bị mất giá.
• Tình hình kinh tế - chính trị: TNC sẽ thực hiện chuyển giá để chống
lại các tác động bất lợi của các chính sách kinh tế ở nước đang đầu tư,
mặt khác hoạt động chuyển giá làm giảm các khoản lãi dẫn đến giảm
áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động.

• Ưu đãi của các quốc gia: Lợi dụng sự ưu đãi mà các quốc gia đưa ra
trong chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài, TNC xem công ty con đặt
tại các quốc gia này như một nơi tập trung toàn bộ lợi nhuận của
TNC, thực hiện hành vi chuyển giá.
• Các TNC bị thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì chuyển
giá là cách cứu cho TNC qua việc lấy thu nhập nơi này san sẻ cho
thua lỗ ở nơi khác.
• Các TNC ý thức được việc chiếm thị phần là quan trọng hơn so với lợi
nhuận trong ngắn hạn và vì vậy các TNC không ngần ngại bằng mọi
cách đoạt được thị phần, chuyển giá là một chiêu thức quen thuộc mà
các TNC sử dụng. Bằng cách định giá thấp các sản phẩm đầu ra được
bán ra trong thị trường của nước tiếp nhận đầu tư mà các TNC với
tiềm lực tài chính mạnh sẵn sàng chấp nhận thua lỗ trong một thời
5
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
gian phù hợp để đánh bật các đối thủ cạnh tranh trong nước có tiềm
lực nhỏ bé hơn. Khi đã chiếm được thị phần thì các TNC này sẽ độc
quyền nâng giá sản phẩm để bù lại phần thua lỗ trước đó.
3. Các hình thức của hoạt động chuyển giá:
3.1 Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn:
Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm
cho phần vốn của bên có ý nâng giá trị góp vốn tăng nhờ đó sự tri phối trong
các quyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và
mức lời được chia sẽ tăng. Ngoài ra khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ giá
trị tài sản được chia cao hơn.
Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài
sản góp vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí
đầu vào. Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:
+ Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư.
+ Giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cho nước tiếp nhận

đầu tư.
3.2 Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình (công
nghệ, thương hiệu…):
Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết
sức khó, lợi dụng việc này mà các TNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn của
mình lên. Một số trường hợp phía góp vốn bằng tài sản vô hình có xuất trình
giấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy, trung thực của các
giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.
3.3 Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ
công ty đối tác trong liên doanh với giá cao:
6
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua
việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra việc mua hàng nhật khẩu với
giá đắt làm chi phí sản xuất tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp giảm.
3.4 Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành
chính và quản lý:
Các công ty mẹ thường sử dụng các hơp đồng tư vấn hay thuê trung
gian. Một số đối tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao
nhưng hiệu quả lại thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh
chịu.
Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao,
ngoài ra còn phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp
nhà quản lý. Ở một số trường hợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này
khi công ty cung cấp nguồn nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập
đoàn.
Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào
tạo ở nước ngoài: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công
ty mẹ với chi phí cao.

Một hình thức chuyển giá của một công ty vó vốn FDI là trả lương,
chi phí cho chuyên gia tư vấn được gửi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn
này rất khó xác định số lượng và chất lượng đẻ xác định chi phí cao hay
thấp. Lợi dụng điều này nhiều công ty FDI thực hiện hành vi chuyển giá mà
thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là dịch vụ tư vấn.
3.5Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng
hóa:
7
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với
giá thấp nhằm tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này công
ty mẹ đã tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao
để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm với giá thấp. Đối với hàng hóa nhập
khẩu mà thuế suất thấp, thì công ty ký hợp đồng nhập khẩu với giá cao nhằm
nâng chi phí để tránh thuế.
3.6 Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ
công ty mẹ:
Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn
bất hợp lý như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố
định và tài sản đầu tư dài hạn mà không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu
nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá,
chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay,
chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau.
3.7 Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn:
Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty
mẹ và công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty
nơi sản xuất hàng hóa qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm
này lại bán lại cho công ty phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ
kèm theo. Thông qua việc này sẽ định vị lại loại ngoại tệ của cả đơn vị sản
xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn, hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ

công ty sản xuất qua thẳng công ty phân phối .
CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ
CỦA CÁC QUỐC GIA
Nhìn chung các phương pháp chống chuyển giá của các nước đều liên
quan đến các chính sách định giá chuyển giá chuyển giao của tổ chức
8
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
OECD. Với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ cùng
với việc mở rộng của các MNC, do đó vấn đề chuyển giá – nó mang tính
quốc tế. Kinh nghiệm thế giới cho thấy rằng mỗi nước có một kinh nghiệm
riêng của nó. Có hai nước được xem là có tính đặc trưng trong vấn đề này là
Hoa Kỳ và Trung Quốc
1. Kinh nghiệm chống chuyển giá của Hoa Kỳ
Trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia đã ban hành rất nhiều quy định
về định giá chuyển giao nhằm đảm bảo doanh thu thuế không hoàn toàn mất
quyền kiểm soát, và Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ.
Điều 482 (§482) của Bộ luật thuế (IRC) là đạo luật chống chuyển giá
cơ bản và đầy đủ nhất tại Hoa Kỳ. Trong đó quy định nguyên tắc căn bản giá
thị trường là cơ sở cho việc thưc hiện giá chuyển giao giữa các MNC.
Điều 482 cho phép Sở thuế vụ (IRS) phân bổ tổng thu nhập, các
khoản khấu hao và các khoản tín dụng giữa các bên có liên quan ở một mức
độ cần thiết để ngăn chặn hành vi trốn thuế hoặc để phản ánh rõ ràng thu
nhập của họ. Điều 482 được quy định dựa trên các nguyên tắc giao dịch giữa
các bên có liên quan, được đánh giá trên cơ sở nguyên tắc ALP. Lưu ý rằng
điều 482 áp dụng cho bất kỳ các giao dịch có liên quan dù là trong nước hay
quốc tế.
Điều 482 cung cấp các hướng dẫn cần thiết cho các bên liên quan về
việc xác định giá chuyển nhượng thích hợp trong các giao dịch được tính phí
giữa các bên. Điều 482 và Quy chế kèm theo nhằm ngăn chặn các đối tượng
nộp thuế có liên quan trong các khu vực pháp lý có mức thuế khác nhau dễ

dàng thay đổi các mức thu nhập và chi phí để né tránh các nghĩa vụ nộp
thuế. Vi phạm điều 482 sẽ bị xử phạt như sau:
9
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
Căn cứ vào mục 6662 (e) và 6662 (h) trong IRC, đối với những người
có hành vi vi phạm các quy tắc được quy định trong điều 482, có hai loại
ngưỡng hình phạt cần phải được xem xét (tạm dịch là ngưỡng xác định giá
trị (trong giao dịch) và ngưỡng điều chỉnh theo net §482). Như mô tả dưới
đây, mỗi mức phat là 20% hoặc 40% của tax underpayment
*
, hậu quả của
việc điều chỉnh giá chuyển giao.
Nếu giá chuyển giao cho một giao dịch cụ thể lớn hơn hoặc bằng
200% ( hay nhỏ hơn hoặc bằng 50%)của mức giá chính xác được xác định
theo §482 (ngưỡng xác định giá trị),hoặc lợi nhuận ròng tăng ít hơn 5 triệu
USD hoặc 10% tổng doanh thu của người nộp thuế trong năm tính thuế
(ngưỡng phân bổ và điều chỉnh theo net§482), thì hình phạt là 20%. Nếu giá
chuyển giao của một giao dịch cụ thể lớn hơn hoặc bằng 400% ( hay nhỏ
hơn hoặc bằng 25%) của mức giá xác định theo §482, hoặc lợi nhuận ròng
tăng ít hơn 20 triệu USD hoặc 20% tổng doanh thu của người nộp thuế trong
năm tính thuế thì hình phạt là 40%.
Ngoài ra, còn một số điêu khoản liên quan đến hình phạt 20% hoặc
40%:
• Áp đặt hình phạt 40% đối với trường hợp bị buộc tội không có
giá chuyển giao
• Áp đặt hình phạt 40% đối với trường hợp không có báo cáo về
hoạt động chuyển giá
• Áp đặt hình phạt 20% hoặc 40% đối với các trường hợp báo cáo
về hoạt động chuyển giá không đầy đủ ( ví dụ, một báo cáo chuyển
giá bỏ qua một số bước trong số 10 bước cần thiết được quy định

trong §482).
10
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
Theo nhiều nhà phân tích kinh tế, vụ việc của tổng công ty DHL và
công ty con DHLI (chi nhánh ở Hồng Kông) là vụ việc đầu tiên mà Tòa án
Thuế Hoa Kỳ áp đặt mức hình phạt 40% (phán quyết vào ngày 30, tháng 12,
năm 1998). Vụ việc này liên quan đến những vấn đề xung quanh quyền sở
hữu trí tuệ về thương hiệu (hợp đồng pháp lý giữa DHL và DHLI về bản
quyền thương hiệu là không rõ ràng và chưa đầy đủ tính pháp lý), hơn nữa
báo cáo về tài liệu chuyển giá, được chuẩn bị bởi công ty Bain được DHL
thuê để xác định giá trị thương hiệu, đã bị Tòa án bác bỏ vì không đủ tính
minh bạch và độc lập.
Để doanh nghiệp có thể tránh bị áp đặt các hình phạt chuyển giá, thì
họ phải áp dụng Hiệp định giá nâng cao (advance pricing agreement –
APA). APA là một thỏa thuận (chủ yếu là hợp đồng), theo đó người nộp
thuế IRS và thẩm quyền tài phán đa bên đồng ý về một phương pháp chuyển
giá áp dụng trong tương lai về việc phân bổ thu nhập và các khoản khấu trừ
giữa người nộp thuế và các bên liên quan tại các nước đánh thuế khác nhau.
APA buộc đối tượng nộp thuế phải cam kết với IRS là sẽ không có bất kỳ
một thách thức nào về định giá chuyển giao trong thời gian từ 3 – 5 năm.
Tuy vậy, luật thuế của Hoa Kỳ thường tỏ ra thất bại trong việc cố
gắng đạt các mục tiêu vĩ mô đã đề ra. Chẳng hạn, IRS đưa ra các bằng chứng
là các công ty MNC không thuộc sở hữu của người Hoa Kỳ hầu hết là nộp
thuế ít hơn so với các công ty Hoa Kỳ thuần túy nội địa. Kẽ hở trốn thuế đó
cũng đã được ngay cả các công ty MNC sử dụng và tạo xu hướng cho các
công ty của Hoa Kỳ dịch chuyển đầu tư và công ăn việc làm ra nước ngoài.
Chuyển giá là vấn đề hết sức phức tạp và thường là không thể tìm
được hướng tiếp cận để xác định được chính xác phần nào trong tổng số lợi
nhuận của các MNC được tạo ra trên đất Hoa Kỳ và do đó phải đóng thuế
theo luật pháp Hoa Kỳ. Các công ty MNC có thể cho rằng lợi nhuận của họ

11
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
tại Hoa Kỳ bị đánh thuế quá cao hoặc chi phí của họ tại Hoa Kỳ không được
xem xét hết (xin lưu ý rằng thuế suất CIT tại Hoa Kỳ khá cao: 40%). Trong
trường hợp đó các MNC sẽ cố gắng để tối thiểu hóa thu nhập chịu thuế của
họ ở Hoa Kỳ bằng cách chuyển lợi nhuận ra khỏi nước Hoa Kỳ và khai tăng
chi phí của các hoạt động tại Hoa Kỳ.
Còn một cách thức phổ biến khác để tránh thuế mà các MNC có thể
dùng đến đó là đầu tư vào các công ty dược phẩm hay các công ty điện tử có
các chi nhánh tại các nước đang phát triển. Sau đó, họ chuyển nhượng các
tài sản đáng giá nhất của mình như bằng sáng chế, bí quyết thương mại,…
cho các hoạt động tại các nước đang phát triển. Bằng cách đó, họ có thể
khai báo rằng một phần rất lớn lợi nhuận mà họ kiếm được, được tạo ra tại
các nước đang phát triển và vì vậy mà né tránh được thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp. Trong các thông báo chính thức của cơ quan thuế vụ Hoa
Kỳ về vấn đề thuế đối với các hoạt động của MNC, hành vi chuyển giá đã
làm thiệt hại cho công khố ít nhất 96 tỷ USD trong vòng 7 năm qua.
2. Kinh nghiệm chống chuyển giá của Trung Quốc
Riêng trong năm 2005, Trung Quốc là nước thu hút vốn FDI nhiền
nhất trên thế giới với số vốn lên đến 52 tỷ USD, hơn 150.000 công ty có vốn
FDI vào hoạt động tại đất nước này. Các công ty nước ngoài đã sử dụng trên
20 triệu lao động, chiếm khoảng một nửa kim nghạch xuất khẩu và nhập
khẩu nhưng hầu hết các hoạt động này là kết quả của giao dịch nội bộ trong
tập đoàn. Nguồn vồn FDI giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nền
kinh tế xã hội cũng như góp phần đưa nền kinh tế Trung Quốc hội nhập với
các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Theo chính phủ Trung Quốc, thông qua các hoạt động đầu tư sản xuất
kinh doanh, một số công ty có vốn FDI đang sử dụng thủ thuật chuyển giá
để nhằm làm giảm hoặc tránh nghĩa vụ nộp thuế. Có nhiều công ty nước
12

Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
ngoài tuy tiếp tục báo cáo thua lỗ nhưng lại tăng cường mở rộng hoạt động
tại Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh việc kiểm tra hoạt động của
các MNC, đặc biệt là thực hiện chính sách cứng rắn đối với vấn đề chuyển
giá. Trung Quốc đã ban hành quy định về chống chuyển giá và kế hoạch
kiểm toán đặc biệt. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang đào tạo hơn 500 viên
chức thuế quan để thực hiện việc thanh tra hoạt động chuyển giá.
Thực tế cho thấy dù các cuộc kiểm toán về định giá chuyển giao đang
diễn ra do cơ quan thuế nhà nước – SAT tiến hành nhưng cũng chỉ trong
phạm vi khu vực có vốn đầu tư nhỏ, đơn giản và có kim ngạch xuất khẩu
lớn, những công ty cung cấp nguyên vật liệu và bán thành phẩm do nước
ngoài kiểm soát. Tuy vậy SAT cho rằng các cuộc điều tra này trong thời gian
trước mắt chỉ là để thử nghiệm thu nhập các kinh nghiệm chống chuyển giá
hơn là đưa ra kết luận cụ thể.
Các quy định về chống chuyển giá của Trung Quốc được xây dựng
gần với thông lệ quốc tế và dựa theo các hướng dẫn của OECD. Tuy nhiên,
có bốn điểm khác nhau cơ bản mà luật chống chuyển giá của Trung Quốc
được tăng cường so với luật của Hoa Kỳ:
• Một là, nghĩa vụ thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, một
tập đoàn đa quốc gia đầu tư thành lập một vài công ty con tại nước
này có thể sẽ chịu thanh tra về chống chuyển giá nhiều lần. Quan
trọng hơn, những vấn đề đã được cục thuế Thượng Hải chấp nhận
nhưng không có nghĩa là sẽ được chấp nhận bởi cơ quan thuế ở Quảng
Châu. Trong khi đó, các công ty hoạt động kinh doanh ở những nơi
khác nhau ở Hoa Kỳ là đối tượng của cuộc thanh tra chống chuyển giá
duy nhất.
13
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
• Hai là, các điều chỉnh về định giá chuyển giao được cơ quan

thuế Trung Quốc đưa ra không chỉ áp đặt để tính tính thuế thu nhập
mà còn tính thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và các khoản thuế
khác có liên quan. Trong khi đó, cơ quan thuế Hoa Kỳ chỉ áp đặt và
tính lại phần thuế thu nhập.
• Ba là, ở Hoa Kỳ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan
thuế lập nên dựa trên các nguồn thông tin mà mọi người đều biết. Còn
ở Trung Quốc, cơ quan thuế xây dựng các dữ liệu từ việc so sánh bí
mật.
Pháp luật thuế chống chuyển giá của Trung Quốc là công cụ pháp
lý quan trọng, tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho cơ quan thuế Trung Quốc
quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các MNC hoạt động sản
xuất kinh doanh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, họ cần một sự cân bằng giữa
thất thu thuế và nhu cầu đầu tư nước ngoài nên họ chỉ áp dụng hình phạt
theo luật trong những trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
So sánh về hoạt động chống chuyển giá giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
Dự so sánh chỉ mang tính tương đối vì do mức độ phát triển của
từng nền kinh tế khác nhau rất xa. Hoa Kỳ - với một nền kinh tế hùng
mạnh nhất thế giới, họ phải đối đầu với các hoạt động chuyển giá tinh vi,
phức tạp do các MNC tiến hành. Để đối phá với các hoạt động chuyển
giá này họ đã trang bị cả một hệ thống luật pháp chặt chẽ như các đạo
luật về chống chuyển giá như IRS §482 và sau đó đạo luật bổ sung IRS
§6662 với các nguyên tắc chế tài rất rõ ràng, nghiêm khắc cho hành vi
chuyển giá của các MNC. Thế nhưng chính phủ Hoa Kỳ không phải lúc
nào cũng ngăn chặn được tình trạng này. Còn Trung Quốc – chuyển giá
đối với quốc gia này chưa phải là vấn đề mà chính phủ quá quan tâm vì
14
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
họ đang dành ưu tiên cho việc thu hút FDI. Sở dĩ lựa chọn Trung Quốc vì
những đặc điểm tương đồng giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Trung
Quốc chẳng hạn như đều là các nền kinh tế thị trương sơ khai, vừa mới

chuyển tiếp từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp. Hệ thống chính trị giữa
hai quốc gia cũng giống nhau đó là đều do một Đảng lãnh đạo và trong
khi nỗ lực phát triển kinh tế thị trường thì cả hai quốc gia đều đặt dưới sự
giám sát chặt chẽ của nhà nước với định hướng XHCN. Chính vì thế,
việc theo dõi và rút kinh nghiệm từ các chiến lược phát triển kinh tế của
Trung Quốc mà trong đó bao gồm cách ứng xử của chính phủ Trung
Quốc đối với các MNC trong các hoạt động chuyển giá là thực sự cần
thiết.
3.Kết luận
Các hoạt động chuyển giá của các MNC ngày càng đa dạng và
phức tạp. Chính vì thế mà các điều luật cùng các chế tài sử phạt luôn
được các quốc gia quan tâm để đảm bảo quyền lợi của chính phủ. Nhưng
thực tế cho thấy vẫn còn rất nhiều kẽ hở trong các điều luật đã ban hành
ngay cả với đế quốc hùng mạnh như Hoa Kỳ. Vì vậy, cần phải nghiên
cứu và từng bước hoàn thiện hệ thống luật chống chuyển giá ngay từ bây
giờ.Từ kinh nghiệm của hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam
cũng cần xem xét và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tránh những ảnh
hưởng của các hoạt động chuyển giá, nhưng vẫn thu hút được FDI để
phát triển nền kinh tế.
CHƯƠNG III: CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
CHỐNG CHUYỂN GIÁ
1. Thực trạng hoạt động chuyển giá ở Việt Nam
15
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
Trong những năm gần đây, thủ thuật chuyển giá của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được coi là một trong những lỗ hổng quản lý
tài chính lớn nhất hiện nay. Thực trạng này không những gây thất thu thuế
cho Nhà nước mà còn dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
1.1 Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam

- Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, hiện có đến 20- 30% trong tổng số
doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên các địa bàn kê khai có kết quả kinh
doanh lỗ liên tiếp trong 2- 3 năm, thậm chí 5 năm. Rõ ràng, theo các quy
định hiện hành, với tình trạng kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp đó sẽ tránh
được việc nộp thuế. Nhưng nghịch lý ở chỗ, dù lỗ triền miên, nhưng các
doanh nghiệp đó vẫn liên tục mở rộng sản xuất- kinh doanh.
- Theo các quy định hiện hành, với tình trạng kinh doanh thua lỗ, doanh
nghiệp đó tránh được việc nộp thuế. Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, dù lỗ triền
miên, nhưng các doanh nghiệp đó vẫn liên tục mở rộng sản xuất - kinh
doanh.
- Thực tế cho thấy, trong rất nhiều trường hợp, các nhà đầu tư nước
ngoài đã xác định giá chuyển giao khác xa giá thị trường. Kết quả giám định
của Công ty giám định quốc tế Thuỵ Sĩ (SGS) cho thấy: “Liên doanh Khách
sạn Thăng Long (TP Hồ Chí Minh) - giá trị thiết bị khai báo 496.906 USD,
giá trị thẩm định khai khống là 190.006 USD, chiếm tỷ lệ 40,43%. Trung
tâm quốc tế dịch vụ văn phòng (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là
1.288.170 USD, giá trị thẩm định khai khống là 260.000 USD, tỷ lệ 21,16%.
Công ty ô tô Hoà Bình (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là 5.823.818 USD,
giá trị thẩm định khai khống là 1.602.298 USD, chiếm tỷ lệ 27,51%”
- Theo Cục thuế TP.HCM, 60% trong 3.500 doanh nghiệp FDI hoạt
động trên địa bàn Thành phố báo lỗ trong năm 2009, năm 2008 là 50% và
16
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
năm 2007 là 70%. Mới đây, Cục Thuế TP.HCM đã tiến hành thanh tra thuế
tại Khách sạn Equatorial (liên doanh giữa Công ty Dịch vụ tổng hợp Hoàng
Việt và Công ty Planego – Hồng Kông) và Khách sạn Metropolitan (liên
doanh giữa Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng và Công ty
Saigon Metropolitan Ltd. Thuộc Tập đoàn British Virgin Island – Vương
quốc Anh). Tại các cuộc thanh tra này, đã xác định được các khoản trốn thuế
và lỗ lên tới hàng chục triệu USD.

- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong thành phố thu hút nhiều đầu tư
của doanh nghiệp FDI, nhưng cũng là nơi xáy ra nhiều trường hợp chuyển
giá nhất so với các thành phố khác trong cả nước. Một doanh nghiệp thuộc
quận Bình Tân, TP.HCM năm 2007 lỗ 2.354 tỷ đồng; năm 2008 lỗ 2.668 tỷ
đồng; năm 2009 lỗ 2.654 tỷ đồng. Có điều lạ là lỗ như vậy nhưng doanh
nghiệp này vẫn mở rộng sản xuất, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể
nguyên liệu đầu vào nhập từ các công ty mẹ với giá cao ngất ngưởng; hàng
đầu ra xuất sang các nước có thuế suất thấp nên báo cáo lỗ ở công ty con
nhưng lãi cực lớn ở công ty mẹ.
- Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cũng là một trong những địa phương có tình
trạng báo lỗ của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh này rất phổ biến,
theo thống kê của Tỉnh, có đến 104/111 doanh nghiệp có báo cáo lỗ trong
năm 2009. (Báo Đầu tư đã đề cập tại số báo 83, ra ngày 12/7/2010)Tổ khảo
sát có nhiệm vụ khảo sát tất cả các hồ sơ khai thuế, đồng thời sử dụng mọi
biện pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin liên quan.
- Sau đó sàng lọc, nghiên cứu từng hồ sơ, hợp đồng xuất khẩu, báo cáo
kế toán của từng doanh nghiệp FDI để so sánh với các doanh nghiệp trong
nước có cùng lĩnh vực kinh doanh. Việc kiểm tra đã phát hiện ra rằng, giá
xuất khẩu của doanh nghiệp FDI luôn thấp hơn rất nhiều so với giá thành
sản xuất.
17
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
- Bộ thanh tra của ngành thuế tỉnh Lâm Đồng cho biết, sau khi chế biến
ra trà thành phẩm, các doanh nghiệp đóng gói xuất sang Đài Loan với giá chỉ
từ 2,8 đến 4 USD/kg, trong khi chi phí sản xuất 1 kg trà thành phẩm là 8 - 9
USD/kg.Sau khi chuyển về công ty mẹ, sản phẩm trà được phân nhỏ rồi mới
gắn nhãn mác và bán với giá bao nhiêu thì không rõ. Qua điều tra, chính các
doanh nghiệp cũng thừa nhận, giá xuất khẩu thực tế là từ 5,5 đến 11,6
USD/kg (gấp 2 - 3 lần so với báo cáo).
- Theo Cục Thuế Lâm Đồng, thông qua kiểm tra, hướng dẫn 17 doanh

nghiệp FDI trong ngành chè, đã xử lý hết số lỗ lũy kế trong hạn chuyển lỗ
đến hết ngày 31/12/2009 là trên 316,5 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH
HaiYih xử lý lỗ lũy kế với số tiền là 63,6 tỷ đồng, Công ty TNHH Trà Kinh
Lộ 56,8 tỷ đồng, Công ty TFP Việt Nam 47,9 tỷ đồng… đồng thời các
doanh nghiệp này cũng đã kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với số
tiền gần 8 tỷ đồng.
- Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010 của Tổng cục Thuế cho biết:
“Trong năm 2010 đã thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp sản xuất,
lắp ráp ôtô, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè tại Lâm Đồng , truy
thu 133,4 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 1.400 tỷ đồng”
1.2 Đánh giá của các chuyên gia về thực trang chuyển giá ở Việt Nam
- Ông Thomas McClelland, chuyên gia thuế của Công ty kiểm toán Deloitte
Việt Nam cho biết, khó khăn của cơ quan thuế tại Việt Nam trong việc thực
hiện kiểm soát về chuyển giá bắt nguồn từ sự kém hiểu biết về hoạt động
chuyển giá và sự thiếu dữ liệu trong những giao dịch chuyển giá của các
doanh nghiệp FDI. Mặc dù Thông tư 117/2005/TT- BTC của Bộ Tài chính
ban hành vào tháng 12/2005 đã có những quy định cơ bản về thủ thuật
18
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
chuyển giá và những yêu cầu về mặt cung cấp tài liệu, nhưng ông
McClelland cho rằng, nhiều người nộp thuế vẫn lờ đi những yêu cầu này và
thậm chí, chỉ nộp những tài liệu bắt buộc đối với việc báo cáo về những giao
dịch với các bên liên quan.
- Một chuyên gia kinh tế có uy tín nhấn mạnh rằng, hoạt động chuyển
giá sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Hoạt động này đem về lợi nhuận cho công ty mẹ ở
nước ngoài, nhưng lại tạo ra khoản lỗ giả cho các doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam.
- Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó giám đốc Cục thuế TP.HCM cho biết,
việc các doanh nghiệp FDI sử dụng thủ thuật chuyển giá để trốn thuế là điều

không thể chấp nhận được. “Các doanh nghiệp FDI hoạt động và kiếm lợi
nhuận tại Việt Nam nên có trách nhiệm với việc kinh doanh của mình. Nếu
họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận và sử dụng thủ thuật để trốn thuế, đó không
chỉ là hành động trái pháp luật, mà còn là vấn đề về đạo đức,” ông Hạnh
bình luận.
- Mới đây, ngành thuế của Việt Nam đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ
đào tạo từ các chính phủ Nhật Bản và Australia, cũng như những dữ liệu mới
cần thiết để có thể phát hiện thủ đoạn chuyển giá. “Cùng với Thông tư
66/2010/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 22/4/2010, các cơ quan
thuế có thể lạc quan hơn về sự bắt buộc thi hành những quy định về chuyển
giá đối với các doanh nghiệp FDI”.
- Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế
hoạch-Đầu tư cho biết cần có những biện pháp mạnh tay hơn nữa để kiểm
soát doanh nghiệp. Khi bàn về một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI gần đây có hiện tượng chuyển giá, ông Hoàng, cho biết:
19
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
“Sau khi đã thu hút, cấp phép cho doanh nghiệp rồi thì chúng ta phải có một
cơ chế theo dõi, rà soát, sàng lọc một cách chặt chẽ”.
- Về lâu dài, các chuyên gia cho rằng nhà nước cần xây
dựng Luật Chống chuyển giá, đồng thời sửa đổi bổ sung các
văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật
Đầu tư, Luật Thương mại, Luật thuế, Luật phá sản… Hình
thành cơ quan chuyên trách chống chuyển giá ở cấp quốc
gia và các tỉnh thành. Theo đó, cơ quan thuế được quyền ấn
định thuế đối với ngành nghề tương đương.
1.3 Kết luận
- Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Tài chính mặc dù
đã tích cực trong việc triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra
để hạn chế việc chống chuyển giá nhưng việc chống chuyển

giá vẫn vô cùng khó khăn. Lý do là việc xác định giá trị thiết
bị, nguyên nhiên vật liệu nhập từ công ty mẹ nhìn trên giấy
tờ không dễ do không nắm được xuất xứ hàng hóa. Thêm
vào đó, khi Việt Nam gia nhập WTO, việc áp định bảng giá tối
thiểu làm căn cứ để xác định thuế đã phải hủy bỏ và cơ quan
quản lý phải chuyển sang xác định thuế trên cơ sở giá trị
theo chứng từ hóa đơn dẫn đến quá trình triển khai về thanh
tra, kiểm tra rất khó khăn.
- Hiện tại, Bộ Tài chính đang tiếp tục triển khai một chương
trình thanh tra toàn diện đối với doanh nghiệp FDI, đối chiếu
với các chứng từ đầu vào và đầu ra, tham khảo giá trên thị
trường thế giới, trong quy định gọi là tham vấn giá… Bộ Tài
chính đã có văn bản đề nghị với Bộ Ngoại giao, Bộ Công
20
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
Thương phối hợp chỉ đạo các cơ quan thương vụ, các cơ quan
tham tán và đại sứ quán nước ngoài xin thu thập các thông
tin có liên quan khi cơ quan thuế có yêu cầu phối hợp chống
chuyển giá này.
2. Hậu quả hoạt động chuyển giá với nền kinh tế Việt Nam
Như đã trình bày ở trên , hoạt động chuyển giá với mục tiêu chính là tối
đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
Do vậy hoạt động của các MNC gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đối với
nền kinh tế Việt Nam. Những tác động này hầu hết đều có ảnh hưởng lâu dài
và rất khó khắc phục nếu không có một thể chế pháp luật đủ mạnh và minh
bạch nhằm kiểm soát , khống chế hành vi này .
Thông qua việc nâng giá đầu vào cao hơn giá thị trường thì vốn đầu tư
nước ngoài sẽ dần dần bị chuyển ra khỏi nước được đầu tư. Qua đó làm
thay đổi cơ cấu vốn trong nền kinh tế , tạo ra sự phẩn ánh sai lệch kết quả
hoạt động kinh doanh của cả khu vực kinh tế và làm ảnh hưởng tới GDP của

quốc gia nhận đầu tư. Sự thờ ơ về nguyên nhân này khiến cho các MNC thúc
đẩy hoạt động chuyển giá. Về lâu dài, nguồn thu do chênh lệch về thuế suất
tạo ra là nguồn thu không bền vững , cán cân thanh toán bị thâm hụt khủng
hoảng kinh tế là tất yếu.
Xét trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế phụ thuộc khá
nhiều từ FDI đầu tư trực tiếp từ các MNC. Khi các MNC thực hiện hành vi
chuyển giá dẫn tới một hậu quả tất yếu làm giảm nghĩa vụ của thuế . Nói
cách khác thì hoạt động chuyển giá đã làm giảm thu ngân sách nhà nước một
lượng lớn. Sau hơn 20 năm mở cửa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu, giải quyết
việc làm cho người lao động và hiện đang trở thành đầu tàu tăng trưởng về
giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, đóng góp của khu vực
21
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
kinh tế này cho ngân sách quốc gia lại khác hẳn. Đó là một kết quả đáng thất
vọng.
Thống kê của Cục Thuế TPHCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của
doanh nghiệp FDI trên địa bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo
thua lỗ. Đây hoàn toàn không phải là kết quả bất thường so với những năm
trước đó, nên khó đổ lỗi cho hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở TPHCM thua lỗ cũng chiếm tới
61,3% và trước đó, năm 2007, năm hưng thịnh của kinh tế Việt Nam, vẫn có
gần 70% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này lỗ. Kết quả trên đồng
nghĩa với TPHCM không thu được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp
từ những công ty này.
Có thể nói, thua lỗ là xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ
ở TPHCM, mà trên cả nước. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân
sách quốc gia của khối này (không kể dầu thô) khá thấp. Trong các năm
2005-2008 chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia.
Riêng năm 2009, phần đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm 11,2% so

với kế hoạch, trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4,4%, còn
doanh nghiệp nhà nước tăng 6,2%. Có thể thấy, mức đóng góp cho ngân
sách của doanh nghiệp FDI đã không tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu và quy mô về giá trị sản xuất công nghiệp.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tỷ lệ thua lỗ cao bất thường của doanh
nghiệp FDI không hẳn tại khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà
còn do nhiều công ty thực hiện chính sách chuyển giá ra nước ngoài, nhằm
trốn thuế ở Việt Nam. Đó là một thực tế mà không phải bây giờ mới xảy ra
mà nó đã âm thầm diễn ra trên đất nước ta từ 15 năm trước. Khi đó một số
chuyên gia đã nhận thấy vấn đề này khi một số dự án của nước ngoài có chi
phí đầu tư ban đầu cao bất thường. Chẳng hạn như, cùng với số vốn đầu tư
22
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
ban đầu như nhau, nhưng Công ty Pomina xây dựng được một nhà máy thép
(thiết bị, công nghệ của Ý) có công suất lớn gấp đôi hai công ty FDI khác ở
Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Cũng vậy, suất đầu tư của nhà máy dầu
thực vật Bình An chưa tới một nửa những công ty liên doanh khác và có thể
kể ra hàng loạt ví dụ khác trong các ngành bao bì, nhựa, sản xuất điện
Trước tình trạng này, năm 2009-2010, Cục Thuế đã chọn khoảng 40
DN, mời lên làm việc trực tiếp với từng DN qua đó yêu cầu DN giải trình vì
sao DN lỗ liên tục trong khi doanh thu tăng cao theo từng năm. Động thái
này đã tác động đến các DN, nên đến cuối năm 2010 đã có 1.342 DN FDI
trên địa bàn khai có lãi, chiếm 55,14% số DN phải nộp báo cáo quyết toán.
Tuy nhiên đay chỉ là một số ít trong số các doanh nghiệp trốn thuế. Phải
chăng các biện pháp luật của chúng ta chưa đủ cứng rắn?
Các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên liệu máy móc đầu vào từ
công ty mẹ ở mức giá cao. Sau đó, họ bán lại hàng hóa sản xuất ở Việt Nam
cho công ty mẹ với giá thấp, các doanh nghiệp FDI “né” được thuế thu nhập
doanh nghiệp, và tiếp tục được hoàn thuế giá trị gia tăng. Điều này làm giảm
nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Tuy nhiên , nếu doanh nghiệp khai khống

giá nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước
ngoài cũng làm cho mức nhập siêu tăng lên. Hậu quả của việc này là giá
thành sản phẩm do các doanh nghiệp FDI sản xuất ra trở nên đắt hơn. Giá
thành cao là cơ sở để các doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ . Ngược lại nếu các
MNC hạ giá sản phẩm trong nước , dẫn tới các doanh nghiệp cùng ngành ở
nước ta sẽ không cạnh tranh được và buộc phá sản hoặc chuyển sang kinh
doanh mặt hàng khác. Các MNC với sự độc quyền của mình có thể dễ dàng
thôn tính toàn bộ thị trường và tạo nên tính cạnh tranh không công bằng. Khi
đó chính phủ không thể thực thiện các chính sách kinh tế vĩ mô do không thể
23
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
đã định hướng từ trước.
Khi FDI tham gia vao Việt Nam dưới hình thức liên doanh, chính sách
chuyển giá sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài ở công ty liên doanh - công
ty con, dẫn tới đối tác trong nước bị giảm dần, có thể dẫn tới tình trạng mất
vốn , từ đó dẫn tới MNC mẹ thôn tính hoàn toàn , chuyển công ty vốn 100%
nước ngoài với quyền sở hữu hoàn toàn thuộc về MNC. Tiêu biểu là vụ
Megastar đổi chủ sở hữu.Thương vụ đổi chủ của hệ thống rạp chiếu
megastar vói trị giá hàng chục triệu đôla giữa CJ-CGV và EMP đã thu hút sự
chú ý trong thời gian qua. Thương vụ mua bán này cũng là dấu hiệu cho
thấy, xu hướng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang tiếp tục lấn
sâu vào Việt Nam. GS-TSKH Nguyễn Mại cho rằng, đầu tư theo cách mà
CJ-CGV đang thực hiện dễ hơn nhiều so với việc đầu tư một dự án mới.
"Một bên muốn bán, một bên muốn mua. Họ có tiền và sẵn sàng đầu tư. Họ
sẽ chỉ mất vài tháng để thương lượng chuyện mua bán, trong khi đầu tư dự
án mới thì vừa mất công làm thủ tục, rồi còn xây dựng cụm rạp, điều
hành ". Tuy nhiên đây chỉ là một trong số rất nhiều phi vụ chuyển giá mà
chúng ta được biết. Có lẽ đã đến lúc pháp luật Việt Nam cần thay đổi để làm
giảm hoạt đọng chuyển giá đang diễn ra từng ngày từng giờ.

Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam mói chỉ được nhìn thấy qua các biến
rời rạc , không điển hình nhưng chuyển giá không còn là vấn đề mói mẻ nữa
và việc kiểm soát nó đang gặp khá nhiều khó khăn.
Sự chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập
khẩu chưa phải là động cở thực sự của hành vi chuyển giá , mà động cơ
chính trong chuyển giá tại Việt Nam là chiến lược thôn tính các liên doanh ,
đẩy đối tác ra ngoài cuộc chơi sau khi đã sử dụng đối tác Việt Nam làm bàn
đạp thâm nhập thị trường , nhằm mục tiêu thống nhất sự quản lí điều hành
24
Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh
theo hướng chuyên nghiệp hơn. Một động cơ nữa của việc chuyển giá tại
Việt nam theo các nhà đầu tư nước ngoài là rủi ro về chênh lệch tỷ giá khi
cho rằng VND được định giá quá cao và sớm muộn cũng phải hạ thấp
xuống. Rủi ro này thúc đẩy các nhà đầu tư dùng hoạt đọng chuyển giá nhằm
sớm thu hồi vốn đầu tư. Có thể nói chính phủ Việt Nam đã rất chậm chễ
trong việc đưa ra các quy định về chống chuyển giá. Điều này có nguyên
nhân từ việc còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý nền kinh tế Việt Nam khi
bước từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường vói những tư duy
hoàn toàn mới về sản xuất kinh doanh. Mặc dù bộ tài chính có những hướng
dẫn thực hiện các quy định về chuyển giá song nhưng lại không thể đưa ra
hướng dẫn áp dụng cho các nhân viên thuế vụ cũng như những yêu cầu của
cơ quan thuế về hồ sơ, chứng từ đối với các MNC làm cho các quy định về
chống chuyển giá không thể thực hiện được.
Vậy thì các biện pháp nào để có thể chống lại hành vi chuyển giá ở
nước ta hiện nay. Chúng sẽ được trình bày ngay sau đây.
3. Giải pháp chống lại hoạt động chuyển giá
Như đã trình bày ở các phần trước, định giá chuyển giao là công cụ để
các MNC dịch chuyển vốn trên quy mô toàn cầu nhằm phục vụ các mục tiêu
của bản thân MNC. Còn chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan của
các MNC nhằm tìm cách tối thiểu hóa số thuế phải nộp thông qua việc xác

định các giá trị chuyển giao trong các giao dịch nội bộ của MNC không theo
đúng giá thị trường, qua đó chủ động chọn quốc gia để khai báo thuế với các
thuế suất có lợi nhất cho MNC mà không quan tâm đến quyền lợi của quốc
gia liên quan. Điều đó đã đặt ra cho các quốc gia liên quan thách thức về các
giải pháp chống chuyển giá. Sau đây là hai giải pháp chính được coi là cơ
25

×