Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ NHIỄM VI KHUẨN VIBRIO SPP GÂY BỆNH TRÊN TÔM SÚ (Penaeus Monodon Fabricius, 1798) NUÔI THÂM CANH TRONG HỆ THỐNG NUÔI ĐA CẤP TẠI HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 64 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TRƯƠNG THỊ HÀ
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ NHIỄM VI KHUẨN
VIBRIO SPP GÂY BỆNH TRÊN TÔM SÚ
(Penaeus Monodon Fabricius, 1798) NUÔI THÂM
CANH TRONG HỆ THỐNG NUÔI ĐA CẤP
TẠI HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI QUANG TỀ
HÀ NỘI - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu,
kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ
công trình nghiên cứu nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả


Trương Thị Hà
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường đại
học Nông nghiệp Hà Nội, Ban giám đốc và Phòng Đào tạo Viện nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản I đã ủng hộ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
tốt khóa học này.


Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T.S Bùi Quang Tề, người thầy đã tận
tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn tới các cán bộ Phòng Sinh học thực
nghiệm - Viện nghiên cứu NTTS I và các cán bộ thuộc đề tài KC - 07.11/06 -
10 đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,
những người đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả
Trương Thị Hà
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 3
1.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái vi khuẩnVibrio 3
1.1.2. Đặc tính phân bố và nuôi cấy 4
1.1.3. Đặc tính sinh hóa 4
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú 6
1.2.1. Trên thế giới 6
1.2.2. Ở Việt Nam 12
1.3. Mô hình nuôi tôm thâm canh đa cấp 15
PHẦN 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 19
2.1.1. Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 10/2010 19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2. Vật liệu nghiên cứu: 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19

2.3.1. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu 20
2.3.2. Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn 20
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 27
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Kết quả về thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp gây bệnh trên tôm ở
các mô hình nuôi 28
3.2. Tỷ lệ nhiễm Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình nuôi 33
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong tháng nuôi
thứ 1 33
iii
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong tháng nuôi
thứ 2 33
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong tháng nuôi
thứ 3 34
3.2.4. Tỷ lệ nhiễm Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong tháng nuôi
thứ 4 35
3.3. Mật độ vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình nuôi 35
3.3.1. Mật độ vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong tháng
nuôi thứ 1 35
3.3.2. Mật độ vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong tháng
nuôi thứ 2 36
3.3.3. Mật độ vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong tháng
nuôi thứ 3 37
3.3.4. Mật độ vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong tháng
nuôi thứ 4 37
3.4. Thảo luận 38
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 41
4.1. Kết luận 41
4.2. Đề xuất 41
iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm sinh hoá của một số loài Vibrio spp là tác nhân
gây bệnh ở động vật thuỷ sản [6] 5
Chuẩn bị ủ 26
Ủ mẫu 26
Đọc kết quả 26
* Phân loại vi khuẩn: 27
Bảng 3.1. Đặc tính sinh hóa của Vibrio spp phân lập được 28
v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH vi
ANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU viii
- TCBS: Thiosulphate Citrate Bilesalts Sucrose viii
- ctv: Cộng tác viên viii
- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long viii
- KL: Khuẩn lạc viii
Hình 1.1. Vi khuẩn V. parahaemolyticus Hình 1.2. Vi khuẩn V.
vulnificus 3
Hình 1.3. Vi khuẩn V. harveyi Hình 1.4. Vi khuẩn V.
alginolyticus 4
Hình 1.5. Các mô hình nuôi tôm sú đa cấp ( mô hình 1 cấp và 2
cấp) 17
Hình 1.6. Các mô hình nuôi tôm sú đa cấp ( mô hình 3 cấp) 17
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu phân lập vi khuẩn 19
Chuẩn bị ủ 26
Ủ mẫu 26
Đọc kết quả 26
* Phân loại vi khuẩn: 27

Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Vibrio spp trên tôm sú ở các mô
hình trong tháng nuôi thứ 1 33
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Vibrio spp trên tôm sú ở các mô
hình trong tháng nuôi thứ 2 33
Hình 3.12. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Vibrio spp trên tôm sú ở các mô
hình trong tháng nuôi thứ 3 34
Hình 3.13. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Vibrio spp trên tôm sú ở các mô
hình trong tháng nuôi thứ 4 35
Hình 3.14. Biểu đồ mật độ vi khuẩn Vibrio spp ở các mô hình
trong tháng nuôi thứ 1 35
Hình 3.15. Biểu đồ mật độ vi khuẩn Vibrio spp ở các mô hình
trong tháng nuôi thứ 2 36
vi
Hình 3.16. Biểu đồ mật độ vi khuẩn Vibrio spp ở các mô hình
trong tháng nuôi thứ 3 37
Hình 3.17. Biểu đồ mật độ vi khuẩn Vibrio spp ở các mô hình
trong tháng nuôi thứ 4 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
vii
ANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
- ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm
- CFU: Colony Forming Unit (Số đơn vị khuẩn lạc hay còn gọi là khuẩn lạc)
- TCBS: Thiosulphate Citrate Bilesalts Sucrose
- ctv: Cộng tác viên
- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
- KL: Khuẩn lạc
viii
MỞ ĐẦU
Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) là đối tượng thủy sản có
giá trị thương phẩm cao và cũng là đối tượng nuôi quan trọng của một số

nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Philippines, Việt Nam và Ecuador (Nam Mỹ). Nghề nuôi tôm không chỉ góp
phần lớn làm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cho các nước trên mà còn có
tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống
cho người nuôi thủy sản.
Theo thống kê của VASEP, hàng năm diện tích nuôi trồng thuỷ sản của
Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nếu năm 2000 diện tích nuôi tôm mới
đạt 283,610 ha với sản lượng đạt 97,628 tấn thì năm 2005 diện tích đã tăng
lên 604,479 ha, sản lượng đạt 324,680 tấn và đến năm 2008 diện tích nuôi
tôm nước lợ lên đến khoảng 638.614 ha, sản lượng tôm nuôi đạt khoảng
375,000 tấn, đứng thứ 3 trên thế giới. Những năm gần đây do việc ảnh hưởng
của sự suy thoái kinh tế trên toàn cầu nên giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm có
giảm, tuy nhiên trong hai năm gần đây đã tăng trở lại: Theo số liệu thống kê
của VASEP, trong 10 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu tôm cả nước là 158,527
tấn, trị giá hơn 1,3 tỉ USD chiếm tỷ trọng 35,4%; còn năm 2009, theo số liệu
thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 10 tôm vẫn đứng đầu về
kim ngạch xuất khẩu, chiếm 38,4% tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu
thủy sản, xuất khẩu 170,3 tấn với kim ngạch đạt 1354,7 triệu USD, tăng 7,4%
về khối lượng và tăng 0,03% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà nghề nuôi tôm đem lại, còn nhiều
vấn đề phát sinh liên quan đến việc phát triển nuôi tôm như ô nhiễm môi
trường nuôi, dịch bệnh Một thực tế cho thấy trong những năm gần đây bệnh
đã xuất hiện với tần suất dày và diễn biến phức tạp hơn, bệnh tôm đã trở
thành rào cản chính đối với sự phát triển và mở rộng nuôi tôm cả về mặt số
lượng, chất lượng, tính cân đối, tính liên tục và ảnh hưởng tới thị trường xuất
1
khẩu. Theo báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2003 của ngành cho thấy
cả nước có 546,757 ha nuôi tôm nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích có
tôm bị bệnh và chết là 30,083 ha; các tỉnh từ Đà Nẵng đến Kiên Giang có tới
29,200 ha, chiếm 97,06% diện tích có tôm bị chết trong cả nước. Năm 2008

diện tích tôm sú và tôm thẻ bị bệnh của cả nước là 98,955 ha và tổng thiệt hại
là 160 tỷ đồng. Hậu quả là có nhiều vùng nuôi tôm thất bại liên tục đã bị bỏ
hoang, gây nên những tác động nghiêm trọng về kinh tế - xã hội.
Trong số các tác nhân gây bệnh cho tôm, ta thấy vi khuẩn Vibrio spp là
tác nhân phân bố rộng khắp; hầu như chúng đều xuất hiện trong các môi
trường nuôi nước mặn, lợ, gây bệnh phổ biến nhất ở tôm. Để xác định thành
phần loài, tỷ lệ nhiễm và mật của chúng cảm nhiễm trên tôm trong hệ thống
nuôi đa cấp, tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu mức độ nhiễm vi khuẩn Vibrio
spp gây bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) nuôi thâm
canh trong hệ thống nuôi đa cấp tại Hải Phòng".
* Mục tiêu
Xác định được mức độ nhiễm vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú nuôi
thâm canh trong hệ thống nuôi đa cấp.
* Nội dung
- Xác định thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp cảm nhiễm trên tôm ở
các mô hình nuôi.
- Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Vibrio spp trên tôm ở các mô hình
nuôi.
- Xác định mật độ vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú ở 3 mô hình khác
nhau của hệ thống nuôi.
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái vi khuẩnVibrio
Hệ thống phân loại:
Ngành Proteobacteria
Lớp Gammaproteobacteria
Bộ Vibrionales
Họ Vibrionaceae Véron, 1965

Giống Vibrio Pacini, 1854
Loài Vibrio spp
Hình thái:
Đặc điểm chung của các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm,
hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5x1,4-2,6 µm; chúng
không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiêm mao hoặc nhiều tiêm
mao mảnh.
Hình 1.1. Vi khuẩn V. parahaemolyticus Hình 1.2. Vi khuẩn V. vulnificus
Nguồn: www.khoahoc.com.vn Nguồn: www.golbamboo.com
3
Hình 1.3. Vi khuẩn V. harveyi Hình 1.4. Vi khuẩn V. alginolyticus
Nguồn: University of Wisconsin Nguồn: wwwsoc.nii.ac.jp
1.1.2. Đặc tính phân bố và nuôi cấy
Ngoài tự nhiên vi khuẩn Vibrio phân bố rất phổ biến trong môi trường
nước biển và vùng nước lợ ven biển; có thể tìm thấy chúng trong các tầng
nước, vùi trong trầm tích đáy hoặc bám trên bề mặt của các sinh vật sống
trong vùng nước đó. Vibrio là vi khuẩn đặc trưng cho vùng nước biển ấm,
phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-30
0
C [5].
Trong môi trường nuôi cấy tất cả các loài thuộc giống Vibrio đều cần
NaCl để phát triển, nồng độ muối cho phép trong môi trường nuôi cấy thường
là 1 - 2 %
TCBS là môi trường chọn lọc của các loài Vibrio, sau 18 - 24h nuôi cấy
hình thành khuẩn lạc với kích thước khoảng 2 – 5mm, có màu vàng như V.
cholerae, V. alginolyticus, V. fluvialis hoặc xanh như V. parahaemolyticus, V.
harveyi, V. vulnificus.
1.1.3. Đặc tính sinh hóa
Các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio đều yếm khí tuỳ tiện, hầu hết là
oxy hoá và lên men trong môi trường O/F Glucose, không có khả năng sinh

H
2
S và mẫn cảm với Vibriostat (0/129) [5].
4
Bảng 1.1. Đặc điểm sinh hoá của một số loài Vibrio spp là tác nhân
gây bệnh ở động vật thuỷ sản [6].
Đặc điểm sinh hóa 1 2 3 4 5 6
Nhuộm Gram - - - - - -
Di động + + + + + +
Phản ứng Oxydase + + + + + +
Phát sáng + + - - - -
Phát triển ở nhiệt độ 4
0
C - - - - - +
Phát triển ở 37
0
C + + + + + -
Phát triển ở 0%NaCl - - - - - -
Phát triển ở 3%NaCl + + + + + +
Phát triển ở 7%NaCl + + + - - -
Nhậy cảm 0/129 (10 µg)
S S R S S S
Nhậy cảm 0/129(150 µg)
S S S S S S
Mầu khuẩn lạc trênTCBS xanh xanh vàng vàng xanh -
Thử O/F Glucose +/+ +/+ +/+ +/+ +/+ +/+
β galactosidase
- + + -
Arginine dihydrolase - - - - - -
Lysine Decarboxylase + + + - + -

Orinithine Decarboxylase + - + - - -
Phản ứng Citrate + - d + + -
Phản ứng Urease - - - - - -
Khử Nitrate NO
3
→NO
2
+ + + + + -
Indol + + + + - -
Sinh H
2
S - - - - - -
Methyl red - + - d -
Voges-Proskauer - - + + - -
Dịch hóa Gelatin + + + + + -
Axit hoḠArabinose d - - + - -
Axit hoḠGlucose + + + + + +
Axit hoḠInositol - - - - - -
Axit hoḠMannitol + + + + - d
Axit hoḠSalicin - - - - - -
Axit hoḠSorbitol - - + - -
Axit hoḠSucrose - - + + - -

Chú thích:
1 - Vibrio parahaemolyticus 4 - Vibrio anguillarum
2 - Vibrio harveyi 5 - Vibrio vulnificus
3 - Vibrio alginolyticus 6 - Vibrio salmonicida
" + " > 90 % các chủng phản ứng dương
" - " < 90 % các chủng phản ứng âm


5
“ d " 11 - 89 % các chủng phản ứng dương
“ R ": Không mẫn cảm
“ S ": Mẫn cảm
n: Chưa có số liệu.
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú
1.2.1. Trên thế giới
Dịch bệnh xảy ra và những thiệt hại to lớn của nó là động lực thúc đẩy
sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học và cùng với nhu cầu cấp thiết
của nền sản xuất mà trong một thời gian ngắn, hàng loạt các thành tựu nghiên
cứu bệnh tôm đã được công bố và áp dụng. Dựa vào tác nhân gây bệnh, các
nhà khoa học chia ra thành các bệnh chủ yếu: Bệnh do virus, bệnh do vi
khuẩn, bệnh do nấm, bệnh do ký sinh trùng và một số bệnh do các yếu tố vô
sinh gây ra ở tôm.
Trong số các tác nhân gây bệnh ở tôm nuôi thì vi khuẩn là một trong
những tác nhân thường gặp, được coi là có ảnh hưởng kinh tế rất lớn tới các
trang trại nuôi tôm trên toàn thế giới [49]. Trong điều kiện ao nuôi có mật độ
cao, đầu tư thức ăn lớn, hiện tượng ô nhiễm thường xuyên xảy ra là điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây tác hại. Theo thống kê của
Sindermann và Lighter (1988) cho biết: Các bệnh ở tôm do vi khuẩn gây ra
chiếm 45,5% trong tổng số các loại bệnh, trong khi virus chỉ chiếm 25,3%,
nấm chiếm 2,7%, ký sinh trùng chiếm 26,5% [24]. Bệnh do vi khuẩn chủ yếu
là các bệnh do Vibrio gây ra, chúng được báo cáo trong các hệ thống nuôi tôm
trên toàn thế giới gồm có ít nhất 14 loài: Vibrio harveyi, V. splendidus, V.
parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. anguillarum, V. vulnificus, V.
campbelli, V. fischeri, V. damsella, V. pelagicus, V. orientalis, V. ordalii, V.
mediterrani, V. logei [49].
6
Theo một số tác giả, Vibriosis là bệnh vi khuẩn có liên quan đến tỉ lệ
chết ở tôm nuôi trên toàn thế giới. Sự nhiễm khuẩn Vibrio thường xuất hiện

trong các trại sản xuất giống, nhưng dịch bệnh lại hay xảy ra ở ao nuôi tôm
[49]. Sự bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra khi các yếu tố môi trường gây nên
sự nhân lên nhanh chóng mật độ vi khuẩn đã nhiễm ở mức thấp trong máu
tôm (Sizemore & Davis, 1985), hoặc do sự xâm nhập của vi khuẩn vào rào
cản vật chủ [49].
Nghiên cứu về tác nhân gây bệnh Vibrio ở tôm sú (P. monodon),
Jiravanichpaisal (1995) cho rằng: Có 2 con đường xâm nhập của vi khuẩn là
xâm nhập vào gan tụy và xâm nhập vào biểu mô phụ. Sự xâm nhập theo con
đường gan tụy lại rất mạnh và thường xảy ra ở giai đoạn ấu trùng và tôm
giống, trong khi đó sự xâm nhập theo đường biểu mô phụ xảy ra chủ yếu trên
tôm trưởng thành [22]; vì ở giai đoạn tôm trưởng thành, hoạt động kháng
khuẩn có thể mạnh ở ống gan tụy [38]. Theo Anderson I. G (1988) khi bề mặt
cơ thể tôm bị tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio xâm
nhập qua con đường này [13].
Khi nghiên cứu về bệnh do Vibrio trong các trại sản xuất tôm giống,
Adam A (1991) và nhiều tác giả khác cho rằng: Tôm ấu trùng và hậu ấu trùng
khi bị nhiễm khuẩn nặng có thể gây hiện tượng phát sáng và chết hàng loạt
[12], [25]. Lightner D.V (1996) và cộng sự cũng đã thông báo, trong số các
bệnh gây ra ở ấu trùng tôm, bệnh phát sáng là bệnh nhiễm trùng toàn thân và
gây thiệt hại lớn nhất, hiện tượng phát sáng trong bóng tối là dấu hiệu đặc thù
của bệnh này [27], [33]. Còn theo Kamorporn Tonguthai (1995), ấu trùng tôm
bị bệnh phát sáng thì cơ thể trở nên yếu ớt, chuyển màu trắng nhợt và lắng
xuống đáy, tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong 1 đến 2 ngày, khi bệnh phát
sáng xuất hiện trong trại sản xuất thì việc ngăn ngừa giữa các bể ương nuôi là
rất khó khăn và có thể đợt sản xuất đó bị thất bại hoàn toàn [39]. Tiến hành
giải phẫu ấu trùng tôm bị nhiễm bệnh phát sáng và quan sát dưới kính hiển vi
7
cho thấy vi khuẩn nhiễm dày đặc trong khoang máu của ấu trùng phát quang
đã gần chết [30]. Nghiên cứu về tác nhân gây bệnh phát sáng trên ấu trùng
tôm sú, Baticados M.C.L (1988) và nhiều tác giả khác đều có chung nhận

định: V. harveyi được coi là vi khuẩn chủ yếu gây ra bệnh phát sáng [14],
[17], [33]. Tác nhân gây bệnh V. harveyi là một dân cư tự nhiên của môi
trường nước biển, ở đó có thể tìm thấy chúng trong những thành viên bậc thấp
[35]. Trong khoảng thời gian bể ương nuôi ấu trùng bị bệnh phát sáng, số
lượng vi khuẩn Vibrio tăng dần theo thời gian. Tuy vậy, Lightner D.V (1996)
cho rằng ấu trùng tôm sú có thể bị phát sáng khi nhiễm mức độ cao các loại vi
khuẩn V. harveyi, V. parahaemolyticus và V. vulnificus [26]. Theo de la Pẽna
et al (2001), vi khuẩn gây bệnh phát sáng V. harveyi đã gây ra tỉ lệ chết cao
trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi ở Philippin, nó được coi là loài hiện
diện trong ao nuôi với tỷ lệ rất cao, chiếm 65,5% (trích từ [19]). Liên quan tới
tần số xuất hiện Vibriosis trên tôm nuôi tại một số trang trại ở Ấn Độ, theo S.
K. Otta et al (2000) thì V. alginolyticus chiếm tỉ lệ cao nhất từ 7,8% đến 50%,
sau đó là V. harveyi 13% - 23%, V. parahaemolyticus 6,6% - 11,5% và một số
loài khác [37].
Khi nghiên cứu về khả năng gây bệnh do vi khuẩn Vibrio trên tôm,
nhiều tác giả đã khẳng định đa phần vi khuẩn Vibrio là tác nhân gây bệnh thứ
cấp. Lightner D. V (1998) đã kết luận: Bản thân cơ thể tôm có khả năng đề
kháng với vi khuẩn Vibrio, cho nên ngay trên tôm khỏe vẫn tồn tại một lượng
vi khuẩn này, chúng chờ cơ hội để tăng cường số lượng và độc lực gây bệnh
cho tôm [28]. Các nghiên cứu về bệnh tôm ở Châu Á cho thấy có sự kết hợp
giữa vi khuẩn Vibrio với các tác nhân khác như virus, ký sinh trùng gây tác
hại tổng hợp trên tôm [16], [23]. Nghiên cứu bệnh đốm trắng ở tôm sú nuôi,
Chanratchakool (1995) cho biết: Vi khuẩn Vibrio là tác nhân cơ hội tấn công
vào tôm nuôi khi tôm bị nhiễm virus, thu thập các mẫu bệnh để phân lập và
8
xác định mầm bệnh thì ngoài việc tìm thấy các tiểu thể virus còn có một số
lượng lớn vi khuẩn Vibrio [15].
Theo báo cáo của nhiều công trình nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn
Vibrio thuộc khu vực Châu Á thì dịch bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở các
trang trại nuôi tôm tại các quốc gia này; Daud H. M (1992) thông báo: Mầm

bệnh vi khuẩn phổ biến nhất trên tôm he ở Philippine là V. ordalii, V.
anguillarum, V. vulnificus, V. harveyi và V. splendilus [18]. Theo Kou G. H
và cộng sự, ở Đài Loan những chủng Vibrio được tìm thấy gồm: V. tubiashii,
V. anguillarum, V. harveyi, V. mereis hoặc V. damsela (trích từ [23]).
Ruangpan L. và Kitao (1991) đã phân lập và xác định được 5 chủng Vibrio,
gồm: V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. vulnificus, V. fluvialis và
Vibrio spp từ tôm sú bệnh ở Thái Lan [32].
Khi nghiên cứu về sự phân bố của vi khuẩn Vibrio trong tự nhiên, các
tác giả đã thống nhất rằng: Vi khuẩn Vibrio tồn tại một lượng đáng kể trong
môi trường nước biển, trong các bể ương ấp và đặc biệt là trong ruột tôm bố
mẹ. Ruột tôm bố mẹ có thể nhiễm 2x10
9
cfu/g, trong đó Vibrio chiếm từ 63 -
67% và khoảng 16 - 18% trong tổng số vi khuẩn Vibrio là tác nhân gây bệnh
phát sáng [31]. Lila Ruangpan (1995) cho rằng, số lượng vi khuẩn Vibrio tồn
tại và phát triển trong bể ấp và ao nuôi phụ thuộc vào mật độ nuôi, ao nuôi
tôm mật độ cao thì số lượng vi khuẩn này luôn cao hơn so với ao nuôi mật độ
thấp [34].
Vi khuẩn Vibrio là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi, chúng
là vi khuẩn cơ hội vì bình thường chúng luôn tồn tại trong môi trường ương
nuôi. Khi điều kiện sống có những thay đổi bất lợi như các yếu tố về khí hậu,
môi trường, dinh dưỡng hoặc do mắc các bệnh gây trạng thái “stress” làm
giảm sức đề kháng của tôm nuôi, lúc đó chúng mới tấn công gây nên bệnh.
Theo Lavila-Pitogo (1995), bệnh vi khuẩn ở tôm nuôi luôn xuất hiện cùng với
những quá trình bệnh lý khác hoặc phản ánh hậu quả của việc phá vỡ cân
9
bằng sinh thái trong bể hoặc ao nuôi [30]. Theo Pornlerd Chanratchakool
(1995), tôm nuôi trước khi cảm nhiễm bệnh vi khuẩn Vibrio đã có sự thay đổi
màu sắc tự nhiên sang màu đỏ, điều đó chứng tỏ là tôm nuôi bị “stress”. Sự
suy giảm môi trường ao nuôi đóng một vai trò quan trọng trong việc gây

“stress” của tôm, dẫn đến sự cảm nhiễm thứ phát của vi khuẩn Vibrio [15].
Để giảm thiểu tác hại của các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên tôm
nuôi, người ta đã sử dụng một số loại hóa chất và thuốc kháng sinh trong công
tác phòng trị bệnh. Các hóa chất thường được sử dụng rộng rãi là Chlorin A,
KMnO
4
, Iodine tuy nhiên chúng luôn có tác dụng hai mặt; như khả năng
diệt khuẩn của Chlorin đối với vi khuẩn phát sáng V. harveyi đã được Pitogo
(1995) xác định: Chlorine chỉ có tác dụng kìm hãm vi khuẩn ở nồng độ 15 -
30 ppm và vi khuẩn xuất hiện lại trong 12 giờ sau khi ngừng khử trùng bằng
Chlorine [30]; ngoài ra khi sử dụng Chlorin còn kích thích sự phát triển của
gen kháng kháng sinh ở vi khuẩn và tiêu diệt tảo [43].
Một số loại kháng sinh đã được sử dụng nhiều trong các trại nuôi tôm
trên thế giới như Chloramphenicol, Furazolidone, Oxytetracycline và
Streptomycin Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả
trước mắt nhưng để lại hậu quả về hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, đồng
thời thị trường tiêu thụ của một số nước nhập khẩu không chấp nhận do sự tồn
dư thuốc trong sản phẩm dẫn đến sự ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Nhằm hạn chế nhược điểm của thuốc kháng sinh, đã có một số nghiên
cứu với nhiều giải pháp thay thế như: Dùng chế phẩm sinh học để bổ sung
vào ao nuôi hoặc vào thức ăn cho tôm được cho là rất an toàn và có hiệu quả;
theo David J. W. Moriarty (1999), tôm nuôi ở một số nông trại thuộc Negros
– Philippines đã bị bệnh do vi khuẩn phát sáng Vibrio, thay vì sử dụng kháng
sinh người ta đã bổ sung vi khuẩn có ích vào ao nuôi tôm và kết quả cho thấy
số lượng lớn vi khuẩn phát sáng giảm khi bổ sung dòng chọn lọc Bacillus
[43]. Hoặc thử nghiệm bổ sung vi khuẩn probiotic Arthrobacter XE – 7 vào
10
thức ăn cho tôm chân trắng (Penaeus vannamei), sau đó cảm nhiễm V.
parahaemolyticus bằng cách tắm, kết quả cho thấy tỉ lệ chết của tôm giảm
đáng kể so với lô đối chứng [47]. Hiện nay một số nước Châu Á như

Philippin, Trung Quốc, Việt Nam đã sử dụng chế phẩm sinh học như một chất
không thể thiếu để bổ sung vào thức ăn hoặc cho vào môi trường ao nuôi
nhằm phòng và trị bệnh do Vibriosis gây ra trên tôm, hiệu quả là giảm thiểu
bệnh xảy ra và tăng tỉ lệ sống cho tôm, một số chế phẩm sinh học được sử
dụng: ES 2A Aquakit, EMS, Bio - DW
Việc nghiên cứu sử dụng các chất kích thích hệ miễn dịch cho tôm
cũng đã được quan tâm như: S. Felix, P. Herald Robins và A. Rajeev (2004)
với việc thử nghiệm nâng cao khả năng miễn dịch của tôm sú (P. monodon)
đối với vi khuẩn V. parahaemolyticus bằng cách sử dụng các hợp chất chiết
xuất từ một loại tảo biển (Sargassum wightii) phối hợp vào khẩu phần ăn cho
tôm, kết quả cho thấy tôm có khả năng miễn dịch cao (tỉ lệ sống 83%), đây là
nghiên cứu mở đầu để sử dụng nguồn thực vật tự nhiên dồi dào ở biển thay
thế cho một số chất kích thích miễn dịch được lấy từ động vật (trích từ [45]).
Su-Tuen Yeh, Jiann-Chu Chen (2008) đã thử nghiệm dùng các hợp chất chiết
xuất từ cây cỏ biển (Chondrus crispus) để tiêm cho tôm chân trắng
(Litopenaeus vannamei), sau đó cảm nhiễm V. alginolyticus lên tôm, kết quả
cho thấy tôm có khả năng miễn dịch với loại vi khuẩn này [48].
Ngoài ra, người ta cũng đã nghiên cứu các hình thức nuôi ghép để hạn
chế mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm như: Eleonor A. Tendencia
(2007) nuôi ghép tôm sú (P. monodon) với vẹm hoặc hầu đã làm giảm mật độ
vi khuẩn phát sáng V. harveyi; thí nghiệm của ông chỉ ra rằng khi nuôi ghép
vẹm xanh (Perna viridis), vẹm nâu (Perna indica) hoặc hàu (Crassostrea sp)
với tôm sú theo mật độ phù hợp đã làm giảm mật độ vi khuẩn phát sáng trong
ao từ 10
4
cfu/ml xuống còn 10
1
cfu/ml, ngoài ra động vật thân mềm còn góp
phần làm sạch môi trường ao nuôi [44].
11

1.2.2. Ở Việt Nam
Tình hình dịch bệnh đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm ở
Việt Nam, đây là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu khoa học Thuỷ sản.
Để giải quyết vấn đề thực tiễn này đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về
bệnh tôm Sú của Việt Nam được tiến hành:
Năm 1994, Đỗ Thị Hoà và ctv với đề tài “Nghiên cứu một số bệnh chủ
yếu trên tôm sú (Penaeus monodon) ở khu vực miền Trung Việt Nam và đề ra
biện pháp phòng trị thích hợp’’ [2] đã đưa ra 8 loại bệnh có tác nhân hữu sinh
như: Vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật. Nhưng quan trọng nhất phải kể
đến các kết quả nghiên cứu về bệnh tôm ở các tỉnh ven biển phía Nam như:
“Khảo sát vi sinh vật gây bệnh trong môi trường và tôm nuôi thương phẩm ở
các tỉnh ven biển phía Nam’’ (Nguyễn Văn Hảo và ctv., 1994) [1] thuộc
chương trình: “Khảo sát nguyên nhân gây chết tôm nuôi tại khu vực phía
Nam và biện pháp phòng trừ để phát triển nghề nuôi tôm’’ (Phan Lương Tâm,
1994). Đến năm 1999 có đề tài độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu phương
pháp chẩn đoán và biện pháp phòng ngừa bệnh tôm do vi sinh vật và virus
gây ra ở ĐBSCL’’ (Nguyễn Việt Thắng và ctv, 1999) [8]. Các nghiên cứu này
đã thu hút sự tham gia của nhiều Viện nghiên cứu và trường Đại học nhằm
tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng tôm chết dữ dội ở các
tỉnh Nam Bộ.
Năm 2003, Lý Thị Thanh Loan với đề tài "Nghiên cứu một số vi khuẩn
và virus gây bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi thương phẩm ở
ĐBSCL”, là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống các vi sinh vật gây
bệnh quan trọng như nhóm Vibrio, MBV, WSSV trên tôm sú nuôi ở các mô
hình khác nhau tại các tỉnh ĐBSCL. Khi xác định tần số xuất hiện của
Vibriosis trong các hệ thống nuôi, kết quả cho thấy các loài gây bệnh thường
gặp gồm: V. parahaemolyticus, V. harveyi và V. alginolyticus chiếm tỉ lệ cao
hơn hẳn những loài khác trong các mẫu phân tích [3].
12
Nghiên cứu về bệnh Vibriosis ở tôm thì theo một số tác giả, những loài

gây bệnh cho tôm là: Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus, V.
splendidus, V. alginolyticus, V. anguilarum, V. damsela chúng gây bệnh
phát sáng, đỏ dọc thân và ăn mòn vỏ ki tin Những loài này thường là tác
nhân cơ hội; khi tôm bị sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các
bệnh khác như virus, nấm, ký sinh trùng thì chúng sẽ tấn công gây bệnh, làm
tôm chết rải rác tới hàng loạt. Tôm bị bệnh phát sáng thường biểu hiện yếu, lờ
đờ, kém bắt mồi, nặng có thể bỏ ăn, trong bóng tối phát ra ánh sáng xanh liên
tục; bệnh xảy ra ở trong các trại giống tác hại thường lớn, đặc biệt ở các giai
đoạn tiền ấu trùng như Zoea, Mysis. Nếu bệnh xảy ra ở dạng cấp tính, có thể
làm tôm ấu trùng chết hàng lọat, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong bể ấp do
sự nhiễm khuẩn toàn thân; đặt ấu trùng bị phát sáng lên kính hiển vi ở độ
phóng đại > 400X có thể quan sát thấy từng đám vi khuẩn đang họat động
chiếm chỗ ở một số nội quan như: máu, gan tụy, mang Bệnh phát sáng
thường gây tác hại lớn ở giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng, giai đoạn ấu niên
trong ao nuôi thịt cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng tác hại thấp hơn. Từ mẫu
tôm bị phát sáng, người ta đã phân lập được V. harveyi, V. vulnificus, và V.
parahaemolyticus [5].
Theo Bùi Quang Tề (2003), tôm nuôi ngoài ao khi bị bệnh do Vibrio thì
có hiện tượng: Nổi lên mặt ao, dạt bờ, kéo đàn bơi lòng vòng. Tôm ở trạng
thái hôn mê, lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn. Có sự biến đổi màu đỏ hay màu xanh,
vỏ mềm và xuất hiện các vết hoại tử, ăn mòn trên vỏ, các phần phụ bị mòn
gẫy hoặc cụt dần; ông cho rằng tác nhân gây ra là do các loài V.
parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus, V. anguillarum Còn ở tôm sú
ấu trùng V. alginolyticus gây ra bệnh đỏ dọc thân, với các dấu hiệu xuất hiện
các điểm đỏ ở gốc râu, vùng đầu ngực, thân và các phần phụ của ấu trùng [4].
Trong các hệ thống nuôi thủy sản, vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao, bể
theo một số con đường: Nguồn nước, dụng cụ dùng, tôm mẹ hoặc tôm giống,
13
thức ăn; đặc biệt là thức ăn tươi sống như Artemia và chúng có thể nằm sẵn
trên thành bể, dưới đáy ao. Trong bể ương ấu trùng thì mật độ Vibrio tăng

theo thời gian nuôi, tầng đáy cao hơn tầng mặt, do đó khi xiphong tầng đáy có
tác dụng giảm mật độ Vibrio trong bể ương [5].
Xác định mức độ nhiễm bệnh do vi khuẩn Vibrio trên tôm thông qua
định lượng, Đỗ Thị Hòa và ctv (1994-1995) đưa ra các thông số [4]:
Postlarvae: Tôm khỏe trung bình nhiễm 358 khuẩn lạc/cá thể, tôm bệnh
trung bình nhiễm 3.255 khuẩn lạc/cá thể.
Tôm giống: Tôm khỏe trung bình nhiễm 3.008 khuẩn lạc/cá thể, tôm
bệnh trung bình nhiễm 14.450 khuẩn lạc/cá thể.
Nhằm hạn chế tác hại của bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên tôm nuôi,
các tác giả đã khuyến cáo việc áp dụng các biện pháp phòng trị thích hợp như:
Để phòng bệnh, theo Đỗ Thị Hòa và Bùi Quang Tề thì cần áp dụng biện pháp
phòng bệnh tổng hợp như sát trùng ao bể, dụng cụ, nguồn nước, tôm bố mẹ,
rửa trứng hoặc rửa Nauplius, xử lý tảo và Artemia trước khi cho ấu trùng ăn
bằng các thuốc diệt khuẩn như: Benzalkonium chloride (BKC), Iodine,
Formalin Ngoài ra còn thường xuyên xiphong, thay nước để loại bỏ các chất
hữu cơ lắng đáy, quản lý thức ăn tốt, dùng chế phẩm vi sinh (Probiotic) để
cân bằng sinh thái trong hệ thống nuôi và giảm lượng chất thải hữu cơ trong
ao bể có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Vibrio gây bệnh, bổ sung các loại
vitamin để tăng cường khả năng miễn dịch của tôm [4], [5]. Để trị bệnh do
Vibrio spp gây ra trên tôm thì các tác giả đã đưa ra 2 giải pháp: (1) Dùng
thuốc kháng sinh thuộc nhóm Sulphamid, Oxytetracyline, Erythromycin
trộn vào thức ăn để diệt vi khuẩn cảm nhiễm bên trong cơ thể tôm. (2) Giảm
mật độ vi khuẩn trong nước và cải thiện điều kiện môi trường bằng một số
biện pháp kỹ thuật như xiphong và thay nước đáy, dùng một số loại thuốc diệt
khuẩn như trên, sau đó thay một phần nước trong ao, gây lại màu nước. Tuy
nhiên họ cũng cho rằng, ở giai đọan tôm tiền ấu trùng và hậu ấu trùng, do sức
14
chịu đựng của chúng với thuốc rất kém và khi bệnh đã xảy ra cấp tính, phần
lớn tôm trong bể ấp đã bỏ ăn, do vậy dùng thuốc khó khăn và ít có hiệu quả
[4], [5]; ngoài ra việc sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay đã bộc lộ nhiều

nhược điểm, đó là tạo sự kháng thuốc và tồn dư thuốc trong sản phẩm.
Để hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong công tác phòng trị bệnh cho
tôm nuôi, đã có nhiều công trình nghiên cứu tạo ra các sản phẩm thay thế:
Theo Trần Thị Kiều Trang (2004), sử dụng Ozon giúp làm giảm mật độ vi
khuẩn Vibrio trong bể ương nuôi ấu trùng và tăng tỷ lệ sống cho tôm [41].
Phòng và trị bệnh Vibrio spp bằng thảo dược cho tôm được coi là một cách an
toàn và hiệu quả có thể thay thế kháng sinh như: Ekavarin, Microcin Gần
đây công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Linh (2010) dùng dịch chiết từ
lá trầu không, với tên thương mại là chế phẩm sinh học Bokashi để phòng và
trị một số bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm, trong đó có vi khuẩn Vibrio spp
cho hiệu quả tốt [40].
1.3. Mô hình nuôi tôm thâm canh đa cấp
Lịch sử của nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) trên thế giới nói chung,
ở Việt Nam nói riêng đã có từ lâu đời: Từ hình thức nuôi đơn giản là nuôi quảng
canh, rồi đến quảng canh cải tiến, sau đó là bán thâm canh và thâm canh. Hiện
nay đã có nhiều hình thức nuôi thâm canh khác nhau cho năng suất cao như nuôi
nước chảy (Raceways), nuôi tuần hoàn Thực tế cho thấy mô hình nuôi thâm
canh thường ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là dịch bệnh.
Năm 2003, Jack M. Wetstone và cộng sự đã có những phân tích, đánh
giá về các yếu tố làm cho nghề nuôi tôm ở Mỹ cũng như một số nước khác
trên thế giới gặp nhiều khó khăn, trong đó ông nhấn mạnh yếu tố dịch bệnh và
chất lượng môi trường suy giảm. Đồng thời tác giả cũng đề xuất ý tưởng về
một số giải pháp nhằm hạn chế các mối nguy này, trong đó tập trung nhiều về
vấn đề đổi mới công nghệ nuôi. Ông cho rằng: Việc nuôi tôm theo giai đoạn
khác nhau và bằng phương pháp lưu thông hoặc tuần hoàn khép kín sẽ làm
15
giảm đáng kể những rủi ro nói trên [20]. Trước đó, năm 2000 Jaw-Kai Wang
và Junghans Leiman (2000) cũng đã giới thiệu hệ thống nuôi tôm he thương
phẩm đa giai đoạn, trong đó khi chuyển từ một giai đoạn sang giai đoạn tiếp
theo thì mật độ tôm sẽ thay đổi theo kích cỡ sinh trưởng; qua quá trình nghiên

cứu, lựa chọn số giai đoạn tối ưu cho chu kỳ sản xuất và dùng những dữ liệu
giá trị để chứng minh, tác giả cho rằng hiệu quả tối ưu có thể đạt được trong
hầu hết các trường hợp dùng hệ thống nuôi hai giai đoạn, bao gồm giai đoạn
ương giống và giai đoạn thương phẩm [21]. Năm 2005, nhóm tác giả Run Yu,
Pin Sun Leung đã giới thiệu cấu tạo mạng của một mô hình chương trình tối
ưu cho hệ thống nuôi tôm đa cấp dựa trên giả thuyết thu hoạch tối ưu cho một
đơn vị sản xuất; họ đã áp dụng mô hình này cho nuôi tôm ở Hawaii với 40 ao
(mỗi ao 0,4 ha) và hoạt động tối ưu được thực hiện trong toàn bộ một năm sản
xuất, mô hình hoạt động đã làm tăng tổng sản lượng 5% so với mô hình thông
thường [36].
Tại Việt Nam, nuôi tôm sú thâm canh chủ yếu theo quy trình công nghệ
ít thay nước và nuôi một giai đoạn (một cấp), năng suất 4 - 6 tấn/ha/vụ khá
phổ biến ở ba miền Bắc - Trung – Nam [7], [9], [10]. Ưu điểm của công nghệ
này là một năm nuôi một vụ chính từ tháng 4 - 9 ít bị rủi ro, còn nuôi vào thời
gian khác gặp rất nhiều rủi ro do thời tiết và những yếu tố môi trường khác.
Dựa trên các thông tin đã công bố ở nước ngoài về hiệu quả của mô hình nuôi
thâm canh tôm chân trắng trong hệ thống đa cấp. Năm 2008, Bùi Quang Tề và
cộng sự đã đề xuất mô hình nuôi Tôm Sú thâm canh theo hình thức đa cấp tại
Trung Tâm nghiên cứu Hải sản nước lợ Tân Thành - Dương Kinh - Hải
Phòng [7].
16

×