Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

dự án cải tạo phục hồi môi trường dự án khai thác mỏ đất san lấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.77 KB, 28 trang )

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Thông tin chung.
2. Cơ sở để lập dự án cải tạo phục hồi môi trường
3. Vị trí địa lý
4. Mục tiêu của dự án cải tạo phục hồi môi trường
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1. Khái quát chung về khu vực khai thác khoáng sản
2. Phương pháp khai thác
3. Hiện trạng môi trường
4. Tác động đến môi trường
CHƯƠNG III. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường
2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
CHƯƠNG IV . TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
1. Chương trình quản lý
2. Giám sát môi trường
CHƯƠNG V. DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MT
1. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
2. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ
3. Đơn vị nhận ký quỹ
CHƯƠNG VI. CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN.
1. Cam kết
2. Kết luận
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 1
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác


Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp tư nhân Khai thác vận chuyển VLXD Tuấn Đạt có trụ sở
đóng tại khối 10, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 28.01.000.657 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Hà Tĩnh cấp lần đầu ngày 03 tháng 02 năm 2009, thay đổi lần 1 ngày
20/10/2009. Công ty chúng tôi kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có khai thác,
kinh doanh khoáng sản. Qua quá trình nghiên cứu thị trường, Công ty xét thấy
trong những năm tới nhu cầu về VLXD trên địa bàn tỉnh rất lớn, đặc biệt tại địa
bàn huyện Thạch Hà nhằm thưc hiện các Dự án san lấp mặt bằng Về nguồn
khoáng sản đất san lấp tại đồi Truông Rọ thuộc xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
qua khảo sát, có thể nhận thấy đây là khu vực có đất san lấp trữ lượng tuy không
lớn nhưng về chất lượng đủ điều kiện để san lấp mặt bằng, điều kiện dễ khai thác,
thảm thực vật chủ yếu phát triển một số cây bạch đàn, cây bui tự nhiên và cây
hoạng dại. Khu vực mỏ nằm cách xa khu vực dân cư, rất thuận lợi cho khai thác,
ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Việc khai thác mỏ đất sẽ tạo điều kiện
giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, tận thu nguồn tài nguyên
sẵn có, đồng thời góp phần tăng nguồn thu ngân sách tỉnh nhà.
Mỏ đất san lấp Truông Rọ, xã Thạch Tiến Doanh nghiệp tư nhân Khai thác
vận chuyển VLXD Tuấn Đạt xin khai thác có diện tích 1,0 ha, chiều cao khai thác
khu vực mỏ khoảng 7m, trữ lượng khoảng 70.000m
3
. Sau khi được UBND tỉnh
cấp giấy phép khai thác mỏ đất, Công ty cam kết thực hiện nghiêm túc các quy
định của pháp luật hiện hành, hoàn thiện các thủ tục hồ sơ theo quy định. Quá
trình hoạt động, đơn vị đảm bảo sản xuất an toàn, chấp hành nghiêm túc các nghĩa
vụ về thuế với Nhà nước cũng như các cam kết đối với địa phương.
Thực hiện quy định của Luật khoáng sản, luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật khoáng sản ngày 14/6/2005; Nghị định số 160/2005/NĐ - CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật khoáng sản;

Quyết định số 71/2008/QĐ - TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng chính phủ về ký
quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Doanh
nghiệp tư nhân Khai thác vận chuyển VLXD Tuấn Đạt lập Dự án cải tạo, phục hồi
môi trường sau khai thác tại mỏ đất đồi Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch
Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Công ty kính đề nghị UBND huyện Thạch Hà, phòng Tài
nguyên môi trường huyện xem xét, phê duyệt Dự án để đơn vị có cơ sở thực hiện
việc ký quỹ phục hồi môi trường.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 2
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Thông tin chung:
a. Chủ Dự án:
- Tên chủ dự án: Doanh nghiệp tư nhân Khai thác vận chuyển VLXD Tuấn
Đạt.
- Địa chỉ: Khối 10, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh.
- Điện thoại: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
- Giám đốc Công ty: Ông Trần Văn Tuấn
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 28.01.000.657 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Hà Tĩnh cấp lần đầu ngày 03 tháng 02 năm 2009, thay đổi lần 1 ngày
20/10/2009.
b. Hình thức đầu tư
Mỏ đất san lấp sau khi kết thúc khai thác, địa hình bị chia cắt, hình thành
khu vực khai trường trơ trụi không có thảm thực vật che phủ. Do vậy hình thức
đầu tư dự án "Cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ đất đồi Truông Rọ,
xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh" là đầu tư mới.
c. Hình thức quản lý dự án

Hình thức quản lý: Chủ dự án trực tiếp quản lý.
d. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư Dự án "Cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ
đất đồi Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh" là nguồn vốn
tự có của Công ty.
2. Cơ sở để lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường:
a. Cơ sở pháp lý:
- Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật khoáng sản,
- Quyết định số 71/2008/QĐ - TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng chính phủ
về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 quy định về lập, phê
duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 3
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
- Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ đất đồi
Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
- Căn cứ vào vị trí, điều kiện tự nhiên, chất lượng đất tại mỏ đất đồi Truông
Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
- Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh số: 28.01.000.657 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp lần đầu ngày 03 tháng 02 năm 2009, thay đổi lần 1
ngày 20/10/2009 cho Doanh nghiệp tư nhân Khai thác vận chuyển VLXD Tuấn
Đạt.
- Đơn giá khái toán xây dựng cơ bản tham khảo tại Công ty tư vấn thiết kế -
Sở xây dựng Hà Tĩnh.

- Tạp chí thị trường giá cả vật tư của trung tâm thông tin thương mại – Bộ
Thương mại.
b. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng:
- TCVN 5326:2008 – Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên;
- TCVN 5178-2004 – Quy định về kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế
biến mỏ lộ thiên;
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
3. Vị trí địa lý
Mỏ đất san lấp Truông Rọ nằm trên đơn vị hành chính thuộc xã Thạch
Tiến, huyện Thạch Hà- tỉnh Hà Tĩnh, diện tích 01 ha, có vị trí địa lý:
- Phía Bắc: giáp đồi
- Phía Nam: giáp đồi
- Phía Đông: giáp đồi thoải
- Phía Tây: giáp đồi
được xác định bởi các điểm góc 1, 2, 3, 4 có toạ độ xác định trên bản đồ
kèm theo.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 4
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
TT X (m) Y (m)
1 2031186 532366

2 2031213 532366
3 2031261 532409
4 2031252 532496
5 2031224 532549
6 2031153 532521
7 2031202 532521
8 2031202 532419
9 2031160 532419
Điều kiện tự nhiên khu vực thực hiện dự án
Khu vực mỏ đất đồi Truông Rọ nằm trong đối tượng qui hoạch sản xuất;
phần lớn diện tích phát triển cây bạch đàn do dân tự bỏ vốn trồng, bụi tự nhiên và
cây hoang dại, nay có chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển giao thông,
các công trình phúc lợi, nhất là trên địa bàn huyện, phương án sử dụng đất tại đây
để làm đường, đặc biệt là phục vụ thi công san lấp mặt bằng các công trình có thể
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đây cũng là điều kiện để phát huy nguồn tài nguyên đáp
ứng một phần nhỏ có ích cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Các khu vực khai thác xong sẽ có độ bằng phẳng tạo điều kiện để người
dân có thể cải tạo đất, trồng cây có giá trị kinh tế. Tương lai khu vực này khi khai
thác xong sẽ có mặt bằng để thay đổi cơ cấu cây trồng thích hợp có lợi về kinh tế
và môi trường.
Khí hậu
Khu vực mỏ đất đồi Truông Rọ, xã Thạch Tiến thuộc vùng đồi núi phía
nam tỉnh Hà Tĩnh có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mang những đặc trưng riêng
của khu vực Bắc Trung Bộ.
Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, trời nắng nóng, thường có gió tây nam
thổi mạnh và khô, nhiệt độ có ngày lên đến 39 - 40
o
C, những tháng cuối mùa này
hay có mưa bão, gây lũ lụt, không thuận lợi cho hoạt động khai thác tại mỏ.
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết thường hanh khô, có các đợt gió

mùa đông bắc gây mưa phùn, lượng mưa thấp, thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình
17-19
o
C, có ngày xuống 12-13
o
C; mùa này thuận lợi cho hoạt động khai thác tại
mỏ.
Nhiệt độ thống kê từ năm 2007 – 2009 tại trạm Thạch Hà
Yếu tố thống kê 2007 2008 2009
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 5
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
Ttb năm (
0
C) 24,7 24,2 24,3
Ttb tháng cao nhất (
0
C) 38,8 38,0 37,5
Ttb tháng thấp nhất (
0
C) 11,1 10,8 11,9
Biên độ giao động nhiệt TB
năm (
0
C)
27,7 28,2 25,6
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh - 2009)
* Nắng và bức xạ:

Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh cho thấy tổng thời
gian chiếu sáng tại trạm Thạch Hà năm 2008 là 1.320 giờ, năm 2009 là 1.525 giờ.
* Độ bền vững khí quyển:
Độ bền vững khí quyển ảnh hưởng đến khả năng phát tán các chất gây ô
nhiễm. Độ bền vững khí quyển phụ thuộc vào tốc độ gió, bức xạ mặt trời vào ban
ngày và độ che phủ của mây vào ban đêm. Khu vực dự án có số giờ nắng khá cao,
trung bình >1.425 giờ/năm, lượng mây trung bình, bức xạ mặt trời dồi dào, trung
bình 155-160kcal/cm
2
, phân bố điều hoà giữa các tháng. Với tốc độ gió trung bình
2,7m/s, độ bền vững khí quyển vào ban ngày thuộc loại không bền vững loại
trung bình.
Xác định các cấp độ ổn định của khí quyển theo Pasqill
Vận tốc gió
ở độ cao
Bức xạ mặt trời ban ngày Độ mây vào ban đêm
Mạnh Vừa Yếu Mây mỏng hoặc
độ mây ≥ 4/8
Quang mây hoặc
độ mây ≤ 3/8
<2 A A-B B - -
2≤3 A-B B C E F
3≤5 B B-C C D E
5≤6 C C-D D D D
≥6 C D D D D
Ghi chú:
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 6
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác

Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
A: Không ổn định
B: Không ổn định vừa
C: Không ổn định nhẹ
D: Trung bình
E: ổn định nhẹ
F: ổn định vừa
* Độ ẩm không khí:
Nhìn chung, độ ẩm không khí khu vực triển khai dự án tương đối cao. Theo
số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh tại trạm Thạch Hà cho thấy độ
ẩm không khí trung bình năm 2009 ở khu vực này là 80,5%.
Biên độ dao động độ ẩm không khí qua các năm không đáng kể (từ 81,7 –
84,4%). Thời kỳ độ ẩm cao nhất vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thời
kỳ độ ẩm thấp nhất vào khoảng tháng 6 và tháng 7, với thời kỳ gió Tây Nam khô
nóng hoạt động mạnh.
Độ ẩm không khí từ năm 2007 – 2009 tại trạm Thạch Hà
Yếu tố thống kê 2007 2008 2009
Độ ẩm không khí TB (%) 83,8 81,7 81,0
Độ ẩm không khí TB tháng
thấp nhất (%)
47 46 42
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh - 2009)
* Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình trong khoảng 3 năm (2007-2009) trên địa bàn Thạch
Hà khoảng 2.517mm. Trong đó tổng lượng đo cả năm đo được cao nhất là
2.971,3mm (năm 2007), năm 2008 giữ lại ở mức 2.262,2mm, năm 2009 là
2.378,5mm.
Lượng mưa, bốc hơi từ năm 2007 – 2009 tại trạm Thạch Hà
Đặc trưng 2007 2008 2009
Tổng lượng mưa (mm) 2.971,3 2.262,2 2.378,5

Lượng mưa ngày lớn nhất (mm) 573 207 312
Tổng lượng bốc hơi (mm) 1.269,2 1.318,0 1.097,7
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh - 2009)
* Gió:
Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng là khu vực chịu tác động
hoàn lưu gió mùa rõ rệt: gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hè. Đặc điểm cụ thể
như sau:
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 7
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
- Gió mùa mùa Đông: Trong các tháng 12, 1, 2 hướng gió thịnh hành là
Đông bắc, thời kỳ cuối đông từ tháng 3 trở đi hướng gió dịch chuyển dần từ Đông
Bắc về Đông.
- Gió mùa mùa Hè: Hướng gió thịnh hành là Tây nam và Nam, thường bắt
đầu từ giữa tháng 5, thịnh hành vào tháng 6,7.
Ngoài ra, trong năm vào tháng 4 là tháng chuyển tiếp giữa gió mùa mùa
Đông sang gió mùa mùa Hè nên khu vực Thạch Hà gió chuyển dần từ Đông bắc
sang Đông đến Đông Nam. Tháng 10 là tháng chuyển tiếp giữa gió mùa mùa hè
sang gió mùa mùa đông nên gió chuyển dần từ tây nam đến Nam sàn gió Tây bắc
đến Bắc.
Tốc độ gió (m/s) đo được tại Thạch Hà trong năm 2009
Hướng
gió/tháng
Bắc Đông
bắc
Đông Đông
Nam
Nam Tây

Nam
Tây Tây
Bắc
Lặng
1 4 4 3 3 2 3 3 4
2 3 3 4 2 3 3
3 3 3 3 3 2 2 2 3
4 3 3 3 3 2 4 2 2
5 4 3 4 3 2 3 3 3 3
6 2 4 3 3 1 3 4 1
7 3 4 3 4 1 4 4 1
8 3 3 3 2 2 3 2 1
9 5 5 4 2 2 2 1 3
10 3 3 4 2 1 2 2 3
11 6 6 4 2 1 1 2 3
12 3 3 2 2 1 2 4
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh - 2009)
* Bão:
Bão thường xuất hiện vào tháng 8 và kết thúc vào tháng 11 hoặc 12. Theo
số liệu thống kê nhiều năm, bình quân mỗi năm Hà Tĩnh có 3 – 4 cơn bão đi qua,
trong đó có từ 2-3 cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp, cấp độ gió lên tới cấp 11, giật
cấp 12.
b. Đặc điểm địa hình - Sông suối
Khu vực mỏ đất nằm trong địa hình sườn núi khá thoải. Trên bề mặt địa
hình đá gốc gần như bị phong hoá hoàn toàn, thảm thực vật thưa thớt.
Điều kiện giao thông khu vực thực hiện dự án.
- Đường bộ: Nằm cách đường quốc lộ 1A khoảng 3.000m nên rất thuận lợi
trong quá trình vận chuyển, có đường ô tô ra vào đến tận mỏ
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 8
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH

SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
Địa hình rất thuận lợi cho việc vận chuyển đáp ứng nhu cầu sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm của mỏ.
Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án
Cách khu vực mỏ khoảng 150m dân cư sống tập trung thành các thôn xóm
nhỏ. Dân cư trong vùng là người kinh, mật độ dân cư tương đối dày, trình độ dân
trí cao, an ninh chính trị tốt, lực lượng lao động dồi dào. Nhân dân sống bằng
nghề nông nghiệp, trồng rừng. Trong vùng đã có mạng lưới giao thông, điện lưới
quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc. Tại trung tâm xã Thạch Tiến đã có trường
học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm y tế. Đời sống kinh tế, văn hoá trong
vùng đang phát triển mạnh mẽ.
Nhìn chung, khu vực mỏ có điều kiện kinh tế nhân văn và giao thông thuận
lợi cho công tác khai thác.
4. Mục tiêu của Dự án cải tạo phục hồi môi trường
a. Mục tiêu chung
Đưa ra những phương án hợp lý để cải tạo phục hồi môi trường sau khi
khai thác nhằm tái lập cân bằng sinh thái và hoàn trả lại môi trường tự nhiên bảo
đảm an toàn cho dân cư xung quanh sau khi kết thúc khai thác;
Trên cơ sở các phương án phục hồi môi trường lập nên dự toán kinh phí
phục hồi môi trường để thực hiện việc ký quỹ môi trường theo Thông tư
34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009;
Cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý để các cơ quan Nhà nước có chức
năng về quản lý môi trường và các cơ quan, ban ngành có liên quan xét duyệt,
thẩm định. Đồng thời, Dự án cũng giúp Công ty có cơ sở để thực hiện phương án
cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác.
b. Mục tiêu cụ thể
- San gạt bề mặt khu khai trường
- Trồng cây xanh tái tạo môi trường

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 9
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1. Khái quát chung về khu vực khai thác khoáng sản
a. Điều kiện địa chất khu vực thực hiện dự án.
Đất san lấp được hiểu là các lớp đất bị phong hoá đạt đến mức bán phong
hoá hoàn toàn, có độ cứng nhỏ hơn cấp V (tương đương cường độ kháng nén ≤
240kg/cm
2
, hoặc lẫn các cục có độ cứng lớn hơn cấp V, nhưng thể tích cục ≤
0,3m
3
và tỷ lệ cục cứng ≤ 20%).
Diện tích khu vực mỏ đất phân bố trọn vẹn trên một dải đồi thuộc đồi
Truông Rọ, diện tích khoảng 1,0 ha.
Các lớp đá phiến sét, bột kết phân lớp mỏng đến phân lớp vừa có chiều dày
từ 3-5m, hầu hết đã bị nứt nẻ mạnh và bị phong hoá mềm bở.
Các lớp cát kết phân lớp vừa đến phân lớp dày có chiều dày 1 ÷ 3m, nằm
xen kẹp trong các lớp cát kết là các lớp bột kết, phần lớn đều đã bị nứt nẻ mạnh và
bị phong hoá mạnh mẽ.
Các lớp, thấu kính cát kết dạng quăczit phân lớp dày, có chiều dày từ 0,5 ÷
1m, nằm xen kẹp trong các lớp bột kết; các lớp, thấu kính cát kết dạng quăczit
phần lớn đều đã bị nứt nẻ mạnh, mức độ phong hoá yếu hơn.
Các thành tạo phiến sét, bột kết, cát kết trong khu vực mỏ có lỗ hổng tương
đối lớn, thành phần hạt chủ yếu là thạch anh, felspat, xi măng gắn kết là bột sét.
Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo, các đá bị phá huỷ và hình thành nhiều hệ

thống khe nứt phát triển theo các phương khác nhau, khoảng cách giữa các khe
nứt từ 10 ÷ 15cm, tạo điều kiện cho quá trình phong hoá các đá bột kết, đá phiến
sét, cát kết, cát kết dạng quăczit đạt mức độ bán phong hoá đến phong hoá hoàn
toàn. Bằng mắt thường nhìn thấy các loại đất đá có thành phần khác nhau thì có
mức độ phong hoá khác nhau, đất đá có thành phần là bột kết, đá phiến sét, cát kết
thì mức độ phong hoá xảy ra mạnh mẽ, đất đá tương đối mềm bở, độ cứng của đất
đá thấp, chỉ đạt cấp II đến cấp III; các thấu kính cát kết dạng quăczit ít bị phong
hoá, chỉ đạt mức độ bán phong hoá, nhưng đã bị nứt nẻ mạnh, tạo thành các cục
cứng riêng biệt có kích thước ≤0,3m
3
, có thể đào bằng máy xúc được. Chiều dày
phong hoá có thể đạt đến 10-4m, đạt tiêu chuẩn đất san lấp công nghiệp.
b. Đặc điểm địa chất thủy văn:
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 10
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
Nước trong mỏ chủ yếu là nước mặt vào mùa mưa rất thuận tiện cho công
tác thoát nước của mỏ và xử lý môi trường khi tác nghiệp.
2. Chế độ làm việc, công suất khai thác và tuổi thọ mỏ
a. Biên giới mỏ:
Biên giới khai trường được xác định trên cơ sở khu vực lấy đất khoanh định
tại bản đồ xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh.
Mỏ có diện tích 1,0 ha, chiều cao trung bình khu mỏ là 7 m.
b. Trữ lượng mỏ:
Trữ lượng của mỏ được xác định theo công thức:
V = S × h
TB
Trong đó: S là diện tích mỏ, S = 1,0ha = 10.000 m

2
h
TB
là chiều cao trung bình mỏ, h
TB
= 7 m
⇒ V = 10.000 m
2
× 7 m = 70.000 m
3
c. Chế độ làm việc
Đáp ứng nhu cầu về tiến độ công trình, chế độ làm việc của mỏ được xác
định theo chế độ hiện hành của nhà nước, của Luật lao động (trừ các ngày lễ,
Tết )
+ Số ngày làm việc trong năm = 240 ngày.
+ Số tháng làm việc trong năm = 10 tháng
+ Số ngày làm việc trong tháng = 24 ngày
+ Số ngày làm việc trong tuần = 06 ngày
+ Số ca làm việc trong ngày = 01 ca.
+ Số giờ làm việc trong ca: = 8 giờ.
+ Hệ số sử dụng thời gian = 0,8
+ Số giờ làm việc thực tế: = 6,4 giờ.
Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu tiến độ của khách hàng là chủ các dự án phát
triển giao thông, các công trình xây dựng, theo đó việc khai thác cũng theo nhu
cầu của các công trình xây dựng mà đáp ứng kịp tiến độ làm 1 hoặc 2 ca; hoặc
điều động thêm thiết bị xúc bốc, vận tải vì vậy sản lượng sẽ có sự điều chỉnh cho
phù hợp yêu cầu thực tế.
d. Công suất khai thác
Căn cứ vào năng lực của Công ty và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dự kiến
công suất khai thác:

A = 50.000 m
3
/năm.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 11
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
e. Tuổi thọ của mỏ
Tuổi thọ của mỏ được xác định trên cơ sở trữ lượng có thể khai thác được
trong biên giới mỏ, sản lượng khai thác hàng năm và thời gian xây dựng cơ bản,
thời gian đóng cửa mỏ, cụ thể được xác định theo công thức:
T = V- b + T
ck
= năm
A
Trong đó:
A- Sản lượng đất khai thác trong năm: 50.000 m
3
/năm
V - Trữ lượng đất trong biên giới khai trường:
V = 70.000 m
3
b - Sản lượng đất trong thời gian xây dựng mỏ:
b = 0
Tck - Thời gian xây dựng cơ bản và đóng cửa mỏ:
T
ck
= 0,5 năm
T = 70.000 + 0,5 = 1,9 năm (quy tròn 2 năm)

50.000
Xác định trên cơ sở trữ lượng có thể khai thác được và công suất khai thác
theo phân kỳ đáp ứng với tiến độ san lấp mặt bằng các công trình, tuổi thọ của mỏ
khoảng 2 năm.
2. Phương pháp khai thác.
Mở vỉa khoáng sàng là một trong những khâu quan trọng trong công tác
khai thác mỏ, mở vỉa là tạo nên hệ thống đường nối từ các tầng khai thác đầu tiên
tới các điểm tiếp nhận.
Hiệu quả của công tác mở vỉa được đánh giá qua các chỉ tiêu:
- Khối lượng đào mở vỉa nhỏ nhất, chi phí đào hào nhỏ nhất.
- Cung độ vận tải nhỏ nhất.
- Thời gian đưa mỏ vào sản xuất nhanh nhất.
- Sơ đồ mở vỉa đáp ứng được nhu cầu sản lượng của mỏ và có thể dễ dàng
áp dụng những công nghệ hiện đại trong tương lai mà mỏ có thể áp dụng.
* Hệ thống khai thác.
Do điều kiện tự nhiên của mỏ là đất pha sỏi, sạn nằm khu vực đồi thấp
thuận lợi cho việc đắp nền, ở đây dùng máy xúc đào chạy bằng bánh lốp trực tiếp
mở mỏ tạo gương tầng có hướng chạy dọc sườn núi. Chiều cao tầng khai thác
thực tế thấp hơn hoặc bằng chiều cao vươn tối đa của máy xúc bảo đảm độ an
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 12
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
toàn cao cũng như bảo đảm về năng suất. Tuy vậy ở đây vẫn phải áp dụng hệ
thống khai thác dọc một bờ công tác, ô tô Bel có tải trọng trung bình vào nhận tải
theo sơ đồ đảo chiều quay, để phát huy hết công suất của máy xúc sơ đồ vào nhận
tải bố trí làm 2 máng.
* Vận tải mỏ.
Sự phối hợp đồng bộ giữa máy xúc chạy bằng bánh lốp có dung tích gàu E

= 0,5 - 0,8 m
3
và ô tô vào nhận tải là loại ô tô Bel có tải trọng từ 5 - 9 tấn là hoàn
toàn phù hợp trong điều kiện khai thác có tốc độ gương dịch chuyển nhanh với
một giải khấu có bề rộng bình quân từ 15 - 20m, ô tô vào nhận tải hai máng theo
sơ đồ đảo chiều quay.
Sơ đồ xúc bốc, vận chuyển:
Bãi khai thác Xúc bốc lên ôtô Bel Công trình
* Cung cấp điện
Xe, máy xúc, máy bơm chủ yếu dùng dầu diezen. Mỏ chỉ làm việc ban ngày,
do đó nguồn điện ở mỏ không cần thiết.
*. Cung cấp nước và thải nước
+ Cung cấp nước cho sản xuất
Quá trình khai thác đất chỉ cần dùng nước tưới ẩm những vị trí phát sinh bụi
trong khai trường. Tuy nhiên lượng nước này không lớn có thể lấy từ giếng khoan
trong khu vực.
+ Nước dùng cho sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt ở mỏ là rất nhỏ, lượng nước thải này không đáng kể.
+ Thoát nước mỏ
Thoát nước mỏ lộ thiên bao gồm ngăn không cho nước vào mỏ, tháo khô mỏ
bằng hệ thống thoát nước tự chảy, thoát nước cưỡng bức và các lỗ khoan hạ thấp
nước ngầm.
Công tác tháo khô thoát nước mỏ được bắt đầu từ khi chuẩn bị xây dựng mỏ
và được tiếp tục trong quá trình hoạt động của mỏ và kéo dài tận thời điểm kết
thúc mỏ. Vì vậy việc nghiên cứu xây dựng phương án thoát nước hợp lý cho mỏ
là một nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua và coi nhẹ.
Yêu cầu của hệ thống thoát nước mỏ là:
- Khi thoát nước mỏ sau những trận mưa lớn trong những thời hạn nhất định
vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất của mỏ;
- Hoạt động chắc chắn kể cả lúc mưa to;

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 13
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
- Không làm ảnh hưởng đến các mỏ và công trình khai thác ở lân cận;
- Không làm sáo trộn mạng lưới thủy văn trong vùng;
- Nếu nước thải có chất lượng xấu cần tiến hành xử lý trước khi cho hòa
nhập vào mạng thủy văn khu vực.
* Tổng mặt bằng
Nguyên tắc chung
Do không có các công trình phụ trợ, mặt bằng sân công nghiệp, công tác
khai thác mỏ chỉ khai thác đất đưa đến các công trình nên tổng mặt bằng chỉ có
mỗi mỏ với diện tích 1,0ha.
3. Hiện trạng môi trường
a. Môi trường nước ngầm
Khu vực thực hiện dự án có nguồn nước ngầm không ổn định, mực nước
ngầm phụ thuộc theo mùa, chất lượng nước phụ thuộc theo vùng, vùng đồi núi có
chất lượng khá tốt nhưng trữ lượng thấp; vùng đồng bằng có trữ lượng lớn hơn và
chất lượng cao hơn, nhất là các khu vực có mực nước ngầm nông hơn.
b. Môi trường nước mặt
Nước mặt chủ yếu là nước mưa, tuy trữ lượng nhỏ song chất lượng tốt, có
khả năng cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã, đặc biệt là
khả năng cung cấp khi dự án đi vào hoạt động.
c. Môi trường không khí
Không khí trong khu vực thực hiện dự án tương đối thoáng đãng. Môi
trường xung quanh đựơc đánh giá trên các lĩnh vực: Độ ồn, bụi, khí SO
2
, CO và
Hidroxitcacbon…

d. Môi trường sinh thái cảnh quan:
Khu vực dự án nằm trong vùng có hệ sinh thái đơn giản. Thảm thực vật tự
nhiên như sim, mua, cây dây leo…
Động vật: Nhóm động vật không xương sống chủ yếu thuộc nhóm động vật
đất như giun đất, giun khoang, một số côn trùng như chuồn chuồn, cào cào, bọ xít,
bướm, kiến
Khu hệ thú không nhiều thành phần, chủ yếu một số thú nhỏ như chuột đồng,
chuột chù, một số loài chim như chào mào, chích choè, chích bông
Nhóm các loài ếch nhái, bò sát gồm: Nhái, cóc, chàng hưu, thằn lằn bóng, tắc
kè và một số loài rắn
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 14
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
Khu hệ động - thực vật tại khu vực thực hiện dự án tuy không thể hiện được
tính đa dạng và phong phú về thành phần loài của hệ sinh thái rừng nhưng sự tồn
tại của chúng có một ý nghĩa lớn cho sự cân bằng sinh thái, bảo vệ tính đa dạng
sinh học.
4. Tác động đến môi trường
a. Các loại chất thải phát sinh
Trong quá trình triển khai dự án sẽ không tránh khỏi các tác động tiêu cực
đối với môi trường trong khu vực. Các nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi
trường chính của dự án là do hoạt động khai thác, vận chuyển và sinh hoạt của
công nhân gây ra. Căn cứ vào các hoạt động thực tế khi triển khai dự án, ta có thể
liệt kê các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, cụ thể như sau:
Nguồn phát sinh và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường
TT
Các nguồn phát sinh chất
thải

Các yếu tố gây ô nghiễm môi
trường
1
Hoạt động khai thác:
- Đào, Xúc bốc đất
- Sửa chữa, bảo dưỡng máy
móc trên công trường
- Bụi, khí độc, tiếng ồn.
- Nước thải chứa dầu mỡ, cặn lơ lửng.
- Chất thải rắn.
- Phá hủy cảnh quan
2
Hoạt động vận chuyển:
- Vận chuyển
- Bốc dỡ đất lên và xuống xe
- Bụi, khí độc, tiếng ồn.
- Chất thải rắn
3 Hoạt động sinh hoạt của công
nhân
- Chất thải rắn .
- Nước thải.
Nhận xét:
- Trong quá trình hoạt động của dự án môi trường bị tác động chính là môi
trường không khí, các tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động
của dự án bao gồm bụi, khí độc (NO
x
, SO
2
), tiếng ồn v.v
- Môi trường đất, nước cũng bị tác động nhưng mức độ không lớn lắm.

b. Bụi, khí thải và tiếng ồn
- Từ hoạt động khai thác
Trong các hoạt động khai thác của dự án, chất gây ô nhiễm không khí chủ
yếu là bụi sinh ra từ quá trình khai thác, bốc xúc đất, máy móc hoạt động. Tiếng
ồn và khí thải (NO
x
, SO
2
, CO, C
n
H
m
) của hoạt động các máy ủi, máy đào trên
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 15
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
công trường. Mức độ và phạm vi tác động (theo không gian, thời gian) của chúng
lên môi trường không khí phụ thuộc vào thành phần, nồng độ, tải lượng thải và
các điều kiện về địa hình, khí hậu khí tượng tại khu vực khai thác (vận tốc gió,
hướng gió, ).
* Tác động của bụi:
Lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển chủ yếu là do rơi vãi đất
đá, cuốn theo bụi từ mặt đường khi xe vận chuyển và hoạt động đốt cháy nhiên
liệu trong động cơ của các xe vận chuyển. Thành phần chính của bụi trong hoạt
động vận chuyển chủ yếu là bụi silic.
Với đặc điểm của nguồn thải là thấp, tuyến đường vận chuyển, mặt đường
gồ ghề nên lượng bụi tạo ra tương đối lớn, có thể tạo ra các đám mây bụi mịt mù
sau khi xe chạy qua. Tuy nhiên khả năng phát tán của nó không xa và phạm vi

ảnh hưởng chủ yếu là dân cư sống ở hai bên tuyến đường. Mức độ và vùng bị tác
động của bụi do quá trình vận chuyển đất của dự án phụ thuộc vào mùa và hướng
gió chính trong từng mùa, cụ thể như sau:
Do thời điểm khai thác chủ yếu sẽ vào mùa khô nên với nhiệt độ trung bình
trong không khí cao và độ ẩm trong các hạt đất đá thấp vì thế lượng bụi phát tán
xa hơn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí ở hai bên đường
dọc theo tuyến vận chuyển. Lượng bụi lớn sẽ gây ra một số các tác động trực tiếp
đến công nhân như các bệnh về đường hô hấp, có thể gây dị ứng cho những người
mẫn cảm với bụi, bịt kín lỗ chân lông gây cản trở quá trình bài tiết, bụi bám lên
các cây hai bên đường làm giảm khả năng quang hợp của chúng, làm mất vẻ đẹp
tự nhiên của lớp thảm thực vật (khu vực dân cư cách 500m nên ảnh hưởng không
đáng kể). Trong mùa hè hiện tượng đối lưu trong không khí diễn ra tương đối
mạnh nên phạm vi phát tán và vùng bị tác động của bụi rộng hơn so với các mùa
khác. Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là hướng Tây Nam (gió Lào) nên vùng
bị ảnh hưởng mạnh là hai phía đoạn đường vận chuyển đất đến các công trình.
* Tác động của khí thải: Khi dự án đi vào hoạt động, việc sử dụng các máy
móc để khai thác nguyên liệu sẽ thải ra một lượng khí thải (NO
x
, CO, CO
2
, SO
2
,
C
n
H
m
) tương đối lớn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí
trong khu vực khai thác và một số vùng lân cận. Có thể nêu ra một số tác động
của từng loại chất khí như sau:

* Tác động của tiếng ồn, độ rung:
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 16
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
Tiếng ồn cũng là một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn
phát sinh từ hoạt động động cơ (từ buồng đốt, pít tông, các bộ phận chịu tải, ống
xả). Tiếng ồn tác động nhiều nhất đến công nhân tại nơi mà họ trực tiếp tham gia
sản xuất. Tiếng ồn làm giảm năng suất lao động, gây ra trạng thái mệt mỏi, làm
giảm khả năng tập trung và dễ dẫn đến tai nạn lao động. Tiếng ồn sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đối với những người thường xuyên phải tiếp xúc, có thể mắc các bệnh về
tai (thủng màng nhĩ, ù tai, điếc ).
Tiếng ồn được đánh giá ở mức tác động mạnh tới con người làm việc tại
mỏ. Tuy nhiên đối với dự án này do số lượng máy móc hoạt động là không lớn và
hoạt động trong khoảng không gian rộng nên mức độ tác động là không đáng kể.
- Độ rung: tiếng ồn do rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn của còi xe,
phanh rít, ma sát mặt đường tác động lâu dài và liên tục ít nhiều có ảnh hưởng đến
người lao động.
- Hoạt động vận chuyển
Trong hoạt động vận chuyển, các tác nhân gây ô nhiễm không khí ở đây
bao gồm bụi, tiếng ồn, độ rung và khí thải của xe chở đất.
Chất ô nhiễm được phát tán từ hệ thống đường vận chuyển, từ các xe chở
đất và ở các vị trí xúc bốc. Như vậy tuyến đường vận chuyển từ khu vực mỏ đến
công trình sẽ là trục phát tán cố định, các điểm xúc, đổ đất của các xe vận chuyển
trong một giới hạn thời gian nhất định sẽ là nguồn phát tán cố định và mỗi xe là
một nguồn phát tán di động (nguồn đường).
c. Nước thải và chất thải rắn
Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ các nguồn:
- Phát sinh từ việc rửa các dụng cụ, thiết bị máy móc, ô tô các loại, nước

thải sinh hoạt .v.v., có chứa nhiều chất ô nhiễm, đặc biệt là dầu mỡ, tuy nhiên loại
này có khối lượng không đáng kể.
- Trong quá trình triển khai dự án, lượng chất thải rắn phát sinh chủ yếu là
chất thải rắn sinh hoạt của công nhân gồm các loại như túi nilon, thực phẩm thừa,
chai lọ, .v.v. với tổng lượng thải ước tính khoảng 1,5 kg/ngày, lượng thải này chủ
yếu phát sinh tại nơi ở . Ngoài ra còn có một số chất thải rắn sản xuất bao gồm
các thiết bị, phụ tùng bị hỏng, dẻ lau có thấm dầu mỡ, các vỏ chai đựng dầu
nhớt .v.v…, loại này có khối lượng cũng không đáng kể.
* Tác động của nước thải sinh hoạt: Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của số
cán bộ và công nhân tại khu mỏ sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt trên có khả
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 17
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
năng gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi
trường nước phụ thuộc chủ yếu vào vào số lượng công nhân làm việc tại mỏ và
cách thức quản lý chất thải sinh hoạt mà dự án thực hiện. Lượng nước thải sinh
hoạt của các công nhân trong mỏ khoảng 1,0m
3
/ngày, tuy lưu lượng nước thải này
không cao nhưng nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt khi
không xử lý lớn gấp nhiều lần giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Đặc trưng của loại
nước thải này có nhiều chất lơ lửng, nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh, nồng độ các
chất hữu cơ cao nếu không được thu gom, xử lý nước thải sẽ tác động đến môi
trường không khí, môi trường đất, chất lượng nguồn nước mặt tại khu dự án.
Lượng nước thải khi tích tụ lâu ngày sẽ phân huỷ gây mùi hôi, có nguy cơ lây lan
mầm bệnh. Để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và
xử lý lượng nước thải này một cách hợp lý.
d. Tác động của nước mưa chảy tràn:

Tác động dễ nhận thấy nhất của nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này là
sự ngập úng cục bộ tạo ra các ổ vi khuẩn tập trung truyền nhiễm bệnh cho người
và động vật. Nước mưa chảy tràn cuốn theo một lượng lớn đất, cát nguyên vật
liệu thừa và các chất hữu cơ rơi vãi như rễ cây, cành cây, gây nên hiện tượng bồi
lắng, tăng độ đục của nước và giảm hàm lượng ô xi hoà tan trong các khu suối. Sự
ô nhiễm này sẽ góp phần làm suy giảm động vật, thực vật dưới nước gây ô nhiễm
môi trường nước trong khu vực.
e. Tác động đến môi trường đất
Khu vực mỏ có cấu tạo địa chất là mỏ lộ thiên, tầng đất phong hoá feralit
khá dày, quá trình khai thác sẽ làm biến dạng bề mặt địa hình, làm tăng mức độ
rửa trôi của đất bở rời, có thể dẫn đến trượt lở đất, sụp lún và xói mòn đất.
f. Tác động đến môi trường sinh thái
Hoạt động dự án sẽ xuất hiện nhiều bụi, chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân
cây, lá cây làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh.
Quá trình khai thác sẽ phá huỷ hoàn toàn thảm thực vật trên diện tích khai thác,
thực vật tại khu vực khá nghèo nàn, chủ yếu là cây bụi phân bố rải rác theo lớp bề
mặt.
Trong vùng chỉ có các loài động vật nhỏ, không có thú lớn. Hoạt động khai
thác sẽ làm mất nơi cư trú của chúng, tuy nhiên trên phạm vi nhỏ và chúng sẽ tự
di chuyển tạo lập môi trường sống mới tại các khu vực lân cận.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 18
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
Hoạt động khai thác đất sẽ gây biến dạng bề mặt, gò đồi có thể bị san bằng,
do vậy khu vực khai thác sẽ mất đi cảnh quan ban đầu, không thể tái tạo. Nhưng
xét chung về quy hoạch phát triển thì có thể chấp nhận, khu vực mỏ nằm trong
không gian khai thác không lớn.
g. Các tác động khác

Do hoạt động khai thác đá diễn ra cần tới một lượng cán bộ, công nhân nhất
định điều này làm gia tăng dân số cơ học trong khu vực. Vấn đề này cũng sẽ làm
phát sinh những mối quan hệ mới giữa dân cư địa phương với lực lượng tham gia
lao động trên công trường. Nếu các mối quan hệ này không được giải quyết một
cách triệt để các mâu thuẫn sẽ phát sinh. Các mâu thuẫn mới này có thể làm ảnh
hưởng đến trật tự trị an trong khu vực và ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
6. Dự báo rủi ro và sự cố môi trường
a. Sự cố cháy nổ:
Trong quá trình thi công có sử dụng các loại nguyên nhiên liệu dễ cháy
xăng dầu cho các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển, nếu không được
bảo quản tốt dễ gây ra cháy nổ rất nguy hiểm. Ngoài ra các máy móc thiết bị sử
dụng điện năng cũng là mối nguy cơ đe doạ cho sự cố chập điện nếu như không
có hệ thống dẫn điện và quản lý tốt.
b. Sụt lún bờ moong:
Có thể xảy ra trong quá trình khai thác, vận chuyển đất và san gạt tạo mặt
bằng. Vách bờ sạt lở sẽ gây thiệt hại cho thiết bị, máy móc và có thể nguy hiểm
đến tính mạng con người. Nếu không tuân thủ góc dốc bờ moong theo thiết kế thì
các hiện tượng trượt, sạt lở có thể xảy ra.
c. Tai nạn lao động
- Có thể xảy ra do điều kiện thời tiết xấu gây trơn trượt;
- Do sự bất cẩn của người công nhân trong quá trình quản lý và vận hành
máy móc, thiết bị; không chấp hành các Quy định về an toàn lao động như: không
mang mũ nón bảo hiểm, vận hành máy móc, thiết bị không an toàn
CHƯƠNG III
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
1. Mục tiêu cải tạo, phục hồi môi trường:
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 19
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác

Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
- Khôi phục, cải tạo lại và đưa môi trường tự nhiên (đất, nước sinh thái
cảnh quan) đến một trạng thái tốt nhất có thể như trước khi khai thác mỏ;
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường có thể xảy ra sau
khi kết thúc khai thác mỏ;
- Giải quyết những vấn đề có liên quan đến văn hoá, kinh tế - xã hội, việc
làm của người lao động.
2. Nguyên tắc cải tạo, phục hồi môi trường
Việc hoàn nguyên môi trường sau khi kết thúc khai thác mỏ sẽ tuân thủ các
nguyên tắc chung như sau:
- Phương án hoàn phục được đề cập ngay từ khi nghiên cứu, lên kế hoạch
thiết kế mỏ.
- Quá trình hoàn phục môi trường tiến hành song song với quá trình sản
xuất và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan (Luật bảo vệ môi trường,
luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước).
- Tôn trọng đặc thù, phong tục tập quán, văn hóa xã hội của địa phương.
- Hạn chế tới mức thấp nhất tác động của chất thải trong quá trình khai thác
đến các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa mạo, sinh thái,…
- Ít gây xáo trộn về mặt kinh tế - xã hội của khu vực xung quanh Dự án.
Mọi xáo trộn về mặt kinh tế - xã hội của khu vực sẽ được kiểm soát chặt chẽ.
3. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
a. Phương án 1:
Thực hiện lấp đầy hố mỏ, trả lại địa hình, hình dáng như trước. Lượng đất
dùng để hoàn trả mỏ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: Có thể mua từ các mỏ
đất hoặc lấy đất loại thải từ các dự án xây dựng (lớp đất bề mặt)
Theo phương án này lượng đất cần đắp để trả lại hiện trạng ban đầu là rất
lớn, việc đắp và đầm nén để đạt được độ ổn định cũng tốn kém và khó thực hiện.
b. Phương án 2:
Sau khi khai thác xong toàn bộ khu mỏ sẽ được đào sâu thêm 1-2m để tạo
nên hồ chứa nước. Phương án này thường được thực hiện ở các mỏ khai thác theo

chiều sâu, sau khi khai thác để lại các hố sâu. Theo phương pháp này, sau khi khai
thác xong sẽ được san gạt phần đáy mỏ, củng cố bờ mỏ, xây dựng các hàng rào
chắn gia súc và dẫn nước vào, biến khu mỏ thành hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu
thuỷ lợi hoặc nuôi trồng thuỷ sản.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 20
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
Tuy nhiên, đối với mỏ đất đồi Truông Rọ, phục hồi môi trường theo
phương án này không khả thi.
c. Phương án 3
Để lại địa hình dạng hố mỏ, san gạt, tạo mặt bằng để phủ xanh hoặc
chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo phương án này chỉ cần san gạt tạo mặt bằng và trồng các loại cây để
phủ xanh đất, chống xói mòn.
4 - Phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
Căn cứ vào điều kiện thực tế của mỏ đất, ảnh hưởng của quá trình khai
thác đến môi trường, cộng đồng cư dân xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất,
thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực triển khai Dự án cải
tạo phục hồi môi trường, chúng tôi đề ra các phuơng án cải tạo, phục hồi môi
trường sau:
+ Tháo dỡ những công trình hiện có trên mặt bằng không còn nhu cầu sử
dụng nữa (các nhà tạm, các biển hiệu, biển báo, trạm gác );
+ Dùng máy xúc đào SH 200 và máy ủi san gạt mặt bằng sau kết thúc khai
thác;
+ Tạo độ dốc bờ mỏ theo quy phạm khai thác lộ thiên;
+ Trồng cây keo lá tràm, bạch đàn xung quanh khu vực mỏ (đơn vị sẽ ký
hợp đồng với xã hoặc thuê dân tại khu vực mỏ trồng và chăm sóc cây);
+ Chăm sóc, bảo vệ cây trong thời hạn 03 năm sau đó giao cho UBND xã

Thạch Tiến bảo vệ, quản lý.
Tháo dỡ công trình San lấp mặt bằng Trồng cây
2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Sau khi được các sở, ban, ngành chức năng phối hợp với địa phương cùng
đơn vị kiểm tra hiện trạng khu vực mỏ, thống nhất kế hoạch đóng cửa mỏ của đơn
vị đề ra thì công tác đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường sẽ được tiến hành.
Công việc san gạt mặt bằng khu vực moong khai thác được thực hiện, bảo đảm an
toàn khi mỏ ngừng hoạt động. Khoanh định khu vực hành lang xung quanh mỏ,
xung quanh khu vực nhà ở công nhân, nhà văn phòng, xác định các khoảnh trồng
cây bảo vệ môi trường. Việc trồng cây phải bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật, cây
giống phải có nhiều rễ; hố đào để trồng cây đủ rộng thường đào với kích thước
50cm x 55cm x 30cm, trước khi cho cây xuống phải có lớp đất và phân hữu cơ
bón lót, cây trồng cách cây 1,5m có rào xung quanh bảo vệ. Công ty sẽ ký hợp
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 21
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
đồng với xã hoặc với dân tại khu vực mỏ trồng và chăm sóc cho cây trong thời
gian khoảng 03 năm.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
1. Tổ chức quản lý cải tạo, phục hồi môi trường
Công tác cải tạo, phục hồi môi trường được tổ chức theo sơ đồ quản lý sau:
Sơ đồ tổ chức quản lý, cải tạo phục hồi môi trường
2 – Chương trình quản lý môi trường:
Để bảo vệ tốt môi trường, hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng tới môi
trường do hoạt động của dự án gây ra, Công ty sẽ thiết lập một chương trình quản
lý môi trường, đảm bảo các biện pháp môi trường được thực hiện nghiêm túc và
đầy đủ. Chương trình quản lý môi trường được thực hiện chi tiết, cụ thể trong suốt

quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
Công ty sẽ chịu trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường, lập ra đội
bảo vệ quản lý; phối hợp với UBND xã Thạch Tiến và cơ quan quản lý môi
trường huyện để quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường được tốt hơn.
Các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường được áp dụng theo
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã quy định; ban quản lý dự án sẽ đề ra chương
trình kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Hàng quý sẽ tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi
trường dưới sự phối hợp của Ban quản lý Công ty, các cơ quan chức năng quản lý
môi trường trên địa bàn huyện và các tổ chức có liên quan.
3. Chương trình giám sát môi trường
Công ty phối hợp với cơ quan chức năng giám sát định kỳ chất lượng
nước, không khí; phối hợp với truyền thông về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao
nhận thức bảo vệ môi trường cho công nhân và cán bộ làm việc trong Công ty.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 22
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Công ty
Giám đốc
mỏ
Đội cơ giới
Lao động thủ
công
An toàn kỹ thuật
Củng cố bờ mỏ
Trồng cây xanh
Sự cố
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
Mục đích của việc giám sát môi trường nhằm kiểm tra chất lượng môi

trường trong quá trình hoạt động của dự án, đánh giá hiệu quả của các biện pháp
khống chế ô nhiễm, kịp thời có giải pháp bổ sung điều chỉnh khi các biện pháp
khống chế chưa đạt yêu cầu.
Các số liệu đo đạc và phân tích chất lượng môi trường sẽ được lưu trữ và
báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý môi trường.
a. Giám sát chất thải:
- Giám sát chất lượng khí thải, tiếng ồn:
+ Vị trí giám sát: 01 điểm tại khu vực thực hiện dự án
+ Các chỉ tiêu giám sát: Bụi lơ lửng, CO, SO
2
, NO
2
, tiếng ồn.
+ Tần suất giám sát: 01 lần, thực hiện sau khi thực hiện cải tạo, phục hồi
môi trường được 01 tháng.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT và TCVN 5949:1998
- Giám sát chất lượng nước thải:
+ Vị trí giám sát: 01 điểm sau miệng xả của hệ thống xử lý nước thải (bể tự
hoại) trước khi thải vào môi trường tiếp nhận.
+ Các chỉ tiêu giám sát: PH, DO, COD, BOD
5
, Amoni, SS, Nitrit, Nitrat,
Nitơ tổng, Photpho tổng, dầu mỡ, tổng Colifom, độ dẫn.
+ Tần suất giám sát: 01 lần, thực hiện sau khi thực hiện cải tạo, phục hồi
môi trường được 01 tháng.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BNTMT.
b. Giám sát môi trường xung quanh
- Giám sát chất lượng nước mặt:
+ Các chỉ tiêu giám sát: Nhiệt độ, pH, DO, BOD
5

, độ muối, Amoniac,
Nitơrat, Fe, Cu, Colifom, độ dẫn, TSS, Asen.
+ Vị trí giám sát: 01 điểm tại gần khu vực mỏ.
+ Tần suất giám sát: 02 lần/năm.
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT
- Giám sát chất lượng không khí xung quanh:
+ Vị trí giám sát: 01 điểm ở phía bắc khu vực mỏ.
+ Các chỉ tiêu giám sát: Tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO
2
, NO
2
.
+ Tần suất giám sát: 02 lần/năm.
+ Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2008/BNTMT; TCVN 5949:1998.
c. Giám sát khác:
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 23
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
- Giám sát các yếu tố như thẩm thấu, xói mòn, trượt lở, sụt lún đất
- Tần suất giám sát: 01 lần/năm.
CHƯƠNG V
DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Chi phí cho công tác phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác mỏ đất
san lấp Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà được tính theo căn cứ:
- Quyết định số 55/2003/QĐ-BNN ngày 09 tháng 4 năm 2003 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành tạm thời chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây
dựng cơ bản công trình ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Quyết định 59/2006/QĐ - UBND ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành đơn giá xây dựng công trình phần xây
dựng.
- Công văn số 702/TNMT ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Hà Tĩnh về việc hướng dẫn lập dự án cải tạo, phục hồi môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
A- Khối lượng Thực hiện :
1. Cải tạo vách moong:
Công tác cải tạo vách moong khai thác là xử lý các vị trí đá treo, phần đất
nhô cao còn sót lại tại sườn tầng khai. Mục đích của công tác này nhằm đảm bảo
an toàn trách trượt lở cho vách moong, tạo vách độ dốc thoải để trồng cây và dễ đi
lại.
- Khối lượng đất đá cải tạo vách moong sẽ được tiến hành trong quá trình
khai thác, tuân thủ theo chương trình thiết kế mỏ và điều kiện khu vực khai thác.
2. Cải tạo đáy moong:
Trong quá trình khai thác, đất thải được đổ vào phần đáy moong đã khai
thác. Quá trình đổ đất thải được thực hiện thành nhiều lớp, bắt đầu từ đáy bằng
cho xe vận chuyển vào bãi thải. Chính công tác này đã tạo cho bề mặt moong đã
khai thác bằng phẳng hơn.
Vì vậy công tác cải tạo đáy moong sau khi khai thác xong chỉ dùng máy ủi
san gạt những phần đất nhô cao tạo mặt bằng phù hợp với địa hình xung quanh
mỏ .
- Diện tích khoảng 10.000m
2
lấy chiều dày trung bình cần san gạt chung cho
toàn khu vực là 0,1m.
- Khối lượng san gạt: 0,1m x 10.000m
2
= 1.000m
3

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 24
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Mỏ đất san lấp khu vực Truông Rọ, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà
- Nếu sử dụng thiết bị để san gạt là máy ủi năng suất trung bình 800m
3
/ca, thì
số ca máy ủi cần thiết để cải tạo phục hồi môi trường là:
1.000m
3
: 800m
3
/ca = 1,25 ca, làm tròn 1,3 ca
2. Đường nội bộ vận chuyển :
- Chiều dài thực tế đường nội bộ vận chuyển từ khu vực mỏ ra đến đường đi
chung của khu vực dài khoảng 0,5km rộng 4-6m (lấy chiều rộng trung bình 5m).
Như vậy diện tích cần san gạt để tu sửa đường:
500m x 5m = 2.500m
2.
- Lấy chiều sâu trung bình cần san gạt khoảng 0,3m
2.500m
2
x 0,3m = 750m
3
- Số ca máy ủi cần thiết để cải tạo phục hồi môi trường là:
750m
3
: 800m
3

/ca = 0,94ca; lấy tròn 1 ca
3. Trồng cây xanh
Diện tích tổng cộng toàn khu mỏ phải trồng cây là 1,0 ha, theo định mức
trồng rừng số cây trồng khoảng 1.500 Cây/ha dự kiến trồng là cây keo, tràm
khai thác đến đâu trồng cuốn chiếu đến đó theo từng năm.
Sau khi thực hiện các nội dung trên tiến hành làm hệ thống thoát nước, biển
báo, đê bao xung quanh khu vực mỏ.
4. Chi phí làm hàng rào bảo vệ:
Chiều dài khoảng 200m, dự kiến làm hàng rào bằng cọc BTCT chằng dây
thép gai;
5. Chi phí thẩm định:
Gồm chi phí cho các thành viên xin ý kiến thẩm định
B- Kinh phí thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường
1. Chi phí san gạt: 3.500.000đồng/ca x (1,3+1) ca
= 3.500.000đồng/ca x 2,3 ca = 8.050.000 đồng
(giá ca máy ủi tính theo giá thị trường hiện tại 3.500.000 đ/ca)
2. Chi phí trồng cây
Bao gồm chí phí mua cây giống, đào hố trồng cây, bót lót, chăm sóc trong
thời kỳ 2 - 5 năm đầu, trồng dặm cây chết.
Diện tích tổng cộng toàn khu mỏ phải trồng cây là 1 ha, theo định mức số
lượng cây phải trồng khoảng 1.500 cây;
Công đào một hố trồng cây (kích thước hố: 40 x 40 x 50cm) là:
4.000 đồng/hố.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KTVC VLXD TUẤN ĐẠT 25
Đ/C: KHỐI 10, THỊ TRẤN THẠCH HÀ, HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
SỐ ĐT: 0393. 264 039; DĐ: 01685 064 999

×