Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

dư án trồng rừng tai xiêng khoảng - lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.22 KB, 63 trang )

Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
MỞ ĐẦU
Giới thiệu chung về Xiêng Khoảng - Lào
Trải qua bao đời nay, các phương thức trồng chọt và sản xuất thủ công nghiệp đã
tồn tại và phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, đặc biệt góp phần cải thiện đời sống nông thôn. Do yêu cầu phát triển tất yếu của
xã hội nên nhu cầu lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng ngày
càng tăng, quy mô cũng ngày càng lớn và đa dạng. Xieng Khuoang là 1 tỉnh nằm ở đông
bắc Lào, nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, biên giới giữa 2 nước Lào- Việt nam. Diện
tích 15.880km
2
. Dân số 262.000người (2004). Mật độ trung bình 17người/1km
2
. Độ cao
1200m so với mực nước biển. Khí hậu mát mẻ, có nhiều núi cao, tỉnh có 7 huyện. Các
dân tộc Thái, Hmông, Dao…và 1 ít người Việt sinh sống. Nông nghiệp có lúa nước, lúa
nương, chăn nuôi gia súc v.v. Chủ yếu nơi đây là rừng già với vô vàn các loại gỗ quý
hiếm khác nhau, cùng các cao nguyên rộng mênh mông đang chờ con người khai phá,
nuôi trồng .
Cao Nguyên Xiêng Khoảng có nhiệt độ trung bình là 13
0
c, với 2 mùa khô và mưa
(từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch là mùa khô, còn lại là mưa), vào mùa khô trời
Xiêng Khoảng xanh cao vời vợi, nắng mật ong rải khắp núi rừng, hòa trong cái lành
lạnh của vùng đất có độ cao từ 1200 -2000m so với mực nước biển. Giao thông chủ yếu
được hình thành từ thời Pháp thuộc với những con đường nhỏ chỉ vừa cho hai chiếc ô tô
tránh nhau nối từ Cửa khẩu Nậm Cắn đến Thị xã Phon sa van dài 130km, quanh co, vắt
vẻo qua những sườn đồi, triền núi, xuyên qua những bản làng của người Lào Xủng, Lào
Lùm, Lào Cang, Thái đen. Giống như Sa Pa, Tam Đảo và Đà Lạt. Từ các thung lũng xa
kéo đến bên vệ đường là bạt ngàn hoa, mênh mông màu vàng của dã quỳ, điểm xen màu
đỏ của hoa Trạng Nguyên, lớt phớt hồng những đóa Đào nở sớm và màu tím hoa dại. Xa


xa, những quả đồi trọc trơ lộ màu đất đỏ - không rõ có phải vì do bom đạn chiến tranh
hay do nạn khai thác gỗ bừa bãi gây nên? Và còn màu đất kia đỏ au đến thế có phải do
thấm máu thịt của bao chiến sỹ Pa thẹt Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam? (Xiêng
Khoảng là căn cứ của các lực lượng yêu nước và cách mạng Lào trong các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Xiêng Khoảng là
địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng.
Toát lên cảnh đẹp về sự thanh bình, cuộc sống nhàn hạ trong những ngày lễ hội thả
đèn hoa đăng rằm tháng Tám của người Lào. Suốt dọc đường đi mấy trăm cây số, hễ cứ
thấy đông người là y rằng linh đình cỗ bàn, hát và múa Lăm vông
Xa xa, những cánh rừng săng lẻ bạt ngàn thẳng tắp, thác nước trắng xóa, đồi
thông ngút ngàn nối tiếp những nương Ngô xanh mướt. Ở đây, màu trắng của mây trời
quyện vào màu xanh của rừng tạo thành bức tranh thủy mặc đẹp đến nao lòng.
Không ở đâu trên đất nước Việt Nam còn những cánh rừng nguyên sinh dài rộng
bao la đến thế. Cuối mùa mưa, rừng Lào rực rỡ khoe sắc màu. Những thân cây già cỗi
bạc trắng lấp ló trong muôn trùng xanh lá. Những hoa Đại, hoa Dâm Bụt và Dã Quỳ nở
rộ ven con đường. Màn mưa xa mờ mịt những thung lũng sâu vắng lặng chấp chới tiếng
ve rừng.
Vết tích chiến tranh vẫn còn hiện hữu khắp mọi nơi trên vùng đất Cánh đồng
Chum - Xiêng Khoảng. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cánh đồng
Chum là nơi chịu nhiều bom đạn và nóng bỏng nhất nước Lào. Từ năm 1964 đến 1973,
không quân Mỹ liên tục oanh tạc Xiêng Khoảng, hòng tiêu diệt quân đội Pathet Lào và
ngăn chặn hậu cần của miền Bắc Việt Nam tiếp tế vào các chiến trường miền Nam qua
đường mòn Hồ Chí Minh. Với con số gần 600.000 phi vụ (trung bình 8 phút/phi vụ),
trong 10 năm, khối lượng bom Mỹ rải xuống nơi này đủ để mỗi người dân chịu 350
kilôgam bom đạn.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 1 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
Hiện tại, Chính phủ Lào đã cấp phép cho gần 20 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư,
phát triển Xiêng Khoảng. Sau Nghệ An và Sơn La, mới đây Xiêng Khoảng đã kết nghĩa
hợp tác với tỉnh Vĩnh Long - một tỉnh ở vùng ĐBSCL của Việt Nam. Chiến lược hợp tác

Việt Nam - Lào giai đoạn 2011-2020 đang và sẽ rất hiệu quả ở vùng đất Xiêng Khoảng.
Tiềm năng phát triển của Xiêng Khoảng là rất lớn. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
cho trồng trọt và trăn nuôi, đặc biệt Xiêng Khoảng là địa danh di sản văn hoá, nơi có cánh
đồng Chum nổi tiếng thế giới. Mỗi năm nơi đây đón hàng nghìn lượt khách Quốc tế. Một
vùng đất cách mạng đang hồi sinh mạnh mẽ. Xiêng Khoảng là biểu tượng về liên minh
Việt Lào trong kháng chiến chống kẻ thù chung, giờ đây là nơi thể hiện sinh động sự hợp
tác về phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới.
Tỉnh trưởng Xiêng Khoảng cho biết, ưu tiên hàng đầu hiện nay là sản xuất Nông
nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm cho thị trường trong nước và tiếp đó xuất khẩu sang
các nước láng giềng. Tỉnh khuyến khích nông dân mở rộng trồng chọt, chăn nuôi và
chăm sóc sức khoẻ cho đàn gia súc.
Đặc biệt Xiêng Khoảng là “vùng đất trong mơ” để phát triển cây Ngô. Với sự hợp
tác nghiên cứu giống Ngô thích hợp của Cty Hồng Hà đã cho năng suất tăng gấp đôi,
thậm chí gấp 3 lần. Vụ ngô 2007, Cty Hồng Hà đã trực tiếp thu mua từ nông dân Lào gần
3.000 tấn ngô. Nhiều hộ dân ở Xiêng Khoảng có thu nhập cao hẳn lên sau vụ Ngô đó.Từ
những bước đi đầu tiên cực kỳ triển vọng, Bộ Nông nghiệp Lào đã chính thức có công
văn đề nghị phía Việt Nam mà trực tiếp là Cty Hồng Hà - TCty Lương thực miền Bắc
sang đầu tư trồng, chế biến và thu mua Ngô tại Xiêng Khoảng. Họ khẳng định: Đây là
vùng đất rất phù hợp cho phát triển cây Ngô cả về khí hậu và chất đất. Nếu có giống ngô
mới phù hợp đưa vào, Ngô được chăm sóc và được chế biến, tiêu thụ có hệ thống, diện
tích Ngô của Xiêng Khoảng có thể lên tới hàng trăm ngàn ha. Chính phủ Lào và tỉnh
Xiêng Khoảng sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để Cty Hồng Hà – Cty nước ngoài đầu
tiên đầu tư vào ngành nông nghiệp tỉnh này sản xuất, chế biến tiêu thụ Ngô tại đây…
Hội đồng Hiệp hội xúc tiến nông nghiệp và thủ công, Cty Phát triển KDTM XNK,
Sở TM-CN, Sở Giao thông, Sở Nông nghiệp tỉnh Xiêng Khoảng…tìm hiểu về cơ chế
cung cấp giống Ngô, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật, cách thức thu mua, chế biến…GĐ Sở
TM-CN Xiêng Khoảng Khăm Pao khẳng định: Chúng tôi hết sức ủng hộ các bạn Việt
Nam vào đầu tư tại Xiêng Khoảng. Còn GĐ Cty phát triển KDTM XNK Xiêng Khoảng
thì cho rằng: Chúng tôi sẵn sàng hợp tác toàn diện với Cty Hồng Hà trong việc đầu tư vào
sản xuất chế biến kinh doanh nông sản tại Xiêng Khoảng. Với các mô hình phát triển

nông nghiệp như: mô hình trồng Ngô thương phẩm, sản xuất Ngô giống, xây dựng trung
tâm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc Ngô, sản xuất giống cây trồng rừng, VAC,
trang trại sinh thái…Tỉnh Xiêng Khoảng và Chính phủ Lào hi vọng, sự đầu tư này sẽ tạo
đà phát triển mạnh mẽ nông-lâm nghiệp của vùng núi phía Tây dãy Trường Sơn còn
nghèo nàn này.
Với chất đất đỏ vàng và đỏ nâu là chủ yếu có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ,
nhiều mùn, đạm, lân, cali, ít chua lại nằm trên cao độ 1.200mét, quanh năm mát mẻ nên
Xiêng Khoảng rất phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn, dài ngày và các
loại hoa màu, cây ăn quả như: Cây Gió, cây Hồi, cây Keo, cây Bạch Đàn, cây Ngô, cây
Sắn, Tiêu, Chè, Lạc, Các loại Hoa, rau củ và các loại cây thuốc….
Qua khảo sát cho thấy, người dân tại Xiêng Khoảng – Lào có nguồn thu chủ yếu dựa
vào nông nghiệp và khai thác rừng. Từ những đặc điểm cơ bản trên tôi nhận thấy việc
đầu tư khu “ Nuôi trồng, chế biến Lâm Nông nghiệp và xuất khẩu” tại đây là vô cùng
thuận lợi và đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho Công ty trong việc đầu tư ra nước ngoài.
Sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Công ty thành Tổng Công ty đa nghành nghề như đã
đề ra.

Công ty CPTM Đức Phương Trang 2 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
CHƯƠNG I
MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu chung:
+ Trong những năm đầu mới xây dựng do phải nghiên cứu về loại đất phù hợp cho
từng loại cây trồng và quy hoạch đất để rà phá bom mìn nhằm mở rộng diện tích nên ta
sẽ tổ chức khai phá những vùng đất thuận tiện để chồng cây nông nghiệp và trồng rừng
xen kẽ các loại Ngô, Sắn là những loại cây ngắn ngày nhằm chế biến thức ăn cho gia
súc và đồng thời cũng xuất khẩu về Việt Nam.
+ Tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, ổn định lâu dài, tổ chức thu mua để cấp nguyên
liệu cho trung tâm chế biến và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân viên
cùng nhân dân địa phương. Phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Xiêng

Khoảng nói riêng, Lào nói chung, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển đa ngành nghề
của Công ty CPTM Đức Phương theo mục đích đã đề ra.
2. Mục tiêu cụ thể:
+ Đảm bảo công tác trồng rừng đúng thời vụ, nâng cao chất lượng và sản lượng cây
trồng.
+ Bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện tại của địa phương, tăng hiệu quả sử dụng đất,
nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo tính phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh
thái.
+ Tổ chức liên kết trồng rừng để chủ động nguồn nguyên liệu.
+ Hỗ trợ giống, nguồn vốn và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lâm nghiệp xen kẽ Nông
nghiệp cho người dân đồng thời thu mua cả nông, lâm sản mà họ làm ra để chế biến và
xuất khẩu.
+ Nghiên cứu ứng dụng vật nuôi dưới tán rừng để tăng hiệu quả kinh tế trên một diện
tích đất đồng thời tận dụng nguồn phân xanh để bón cho cây rừng.
+ Bao tiêu thu mua sản lượng Rừng trồng và rừng khai thác để chế biến hàng lâm sản
đúng quy cách chất lượng xuất khẩu cùng tiêu thụ nội địa.
+ Sản xuất và chế biến một số sản phẩm thủ công, mỹ nghệ theo đơn đặt hàng để tiêu
thụ nội địa và xuất khẩu.
+ Tổ chức chế biến các loại sản phẩm thô xuất về Việt Nam để tinh chế nhằm đáp
ứng nhu cầu nội địa Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài.
+ Tạo việc làm cho người lao động tại địa phương góp phần xoá đói giảm nghèo và
xây dựng các cơ sở hạ tàng cho nước bạn.
+ Mở các chi nhánh tại các địa phương có nguyên liệu để tổ chức thu mua nhằm chủ
động trong sản xuất và xuất khẩu.
+ Xây dựng môi trường xanh, sạch góp phần chống xói mòn đát, hạn chế lũ lụt và
hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường.
Các mô hình Nông Lâm kết hợp vùng đồi núi:
a. Các mô hình Nông Lâm kết hợp:
- Trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày với cây rừng trong giai đoạn rừng trồng chưa
khép tán

- Trồng xen cây lương thực, thực phẩm, dược liệu dưới tán rừng
- Trồng xen cây nông nghiệp ở cả 2 giai đoạn của rừng trồng: Khi rừng chưa khép tán:
trồng xen Ngô, Sắn, Lạc…. Khi rừng trồng đã khép tán: trồng xen các loại cây thích hợp
với môi trường ít ánh sáng như: Sa Nhân, cây họ đậu, cây thuốc… dưới tán rừng.
- Trồng và kinh doanh các cây công nghiệp lâu năm với cây công nghiệp (Cà Phê, Ca
Cao, cao Su, Cây Gió Trầm …)
Công ty CPTM Đức Phương Trang 3 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
- Trồng và kinh doanh “rừng lương thực, thực phẩm” (rừng dẻ, rừng sến mật, rừng dừa,
rừng điều…)
- Vườn quả, vườn rừng và rừng vườn (Táo + lạc + đậu tương; Vải thiều + dong riềng;
Mít + chè, dứa; …)
- Chăn nuôi trâu bò, chăn thả luân phiên dưới tán rừng trồng (bạch đàn + keo lá tràm +
cỏ Panggola…)
Nông lâm kết hợp trên địa bàn thực chất là sự sắp xếp hợp lý các loại hình sản xuất
nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp dài ngày trên
một địa bàn đất đai sản xuất cụ thể của một huyện, một xã, một đội sản xuất, thậm chí
trên một quả đồi.
Trong thời kỳ kinh tế tập trung, trước đây việc kết hợp nông lâm nghiệp đã đóng góp
cho nền kinh tế tự cung tự cấp. Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, việc trao đổi
hàng hoá và tiếp thị là yếu tố cơ bản trong nền kinh tế. Sự kết hợp nông nghiệp và lâm
nghiệp trên địa bàn sẽ phát triển hàng loạt sản phẩm và tạo ra thu nhập cho cộng đồng.
Hiện nay, nhiều vùng núi hẻo lánh của nước ta, nông lâm kết hợp đã tạo ra sản
phẩm lương thực tại chỗ nhằm duy trì cuộc sống của đồng bào địa phương và ở nhiều
vùng, sản phẩm nông lâm kết hợp đã trở thành hàng hoá, cần được chế biến, tiêu thụ
nhằm nâng cao thu nhập của người dân. Mặt khác, sự phát triển đòi hỏi những chính sách
thích hợp của Chính phủ nhằm khuyến khích sản xuất và các chính sách thuận tiện cho
xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, bến bãi làm cầu nối giao thương tới các thị trường
lớn ở mọi nơi. Có như vậy, mới phát triển được sản xuất, cải thiện đời sống vật chất cũng
như văn hoá xã hội của nông dân sống ở vùng nông thôn miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh.

Tóm lại, nông lâm kết hợp được tiến hành không chỉ nhằm nâng cao năng suất nông
lâm nghiệp mà còn tạo ra môi trường ổn định cho mọi vùng.
b. Đặc điểm của mô hình nông lâm kết hợp:
NLKH là sự phối hợp có suy tính giữa các thành phần khác nhau, nó đã mang đến
cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp các điểm chính sau:
+ Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững.
+ Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất.
+ Sắp xếp hoa màu canh tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm, hoa màu hay
vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất.
+ Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh, kinh tế và hoàn
cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hóa, xã hội của họ.
+ Kỹ thuật của nó mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường.
+ Tạo ra nhiều sàn phẩm nông lâm trên một đơn vị diện tích, nâng cao kiệu quả kinh tế
đối với người dân.
c. Điều kiện tạo thành hệ thống NLKH bền vững:
Một hệ thống NLKH phù hợp khi hội đủ các điều kiện sau đây:
+ Có sức sản xuất cao, tạo ra nhiều loại sản phẩm: sản xuất các lợi ích trực tiếp như
lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi, gỗ, cừ cột và xây dựng, các sản phẩm khác như
chai, mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị bệnh thực vật v.v.
+ Mang lại các lợi ích gián tiếp như bảo tồn đất và nước, cải tạo độ phì của đất, cải thiện
điều kiện tiểu khí hậu (băng phòng hộ, che bóng) làm hàng cây xanh, v.v. Gia tăng thu
nhập của nông dân.
+ Sản xuất mang tính bền vững: Áp dụng các chiến thuật bảo tồn đất và nước để đảm bảo
sức sản xuất lâu dài.
- Mức độ chấp nhận của nông dân: kỹ thuật phải phù hợp với văn hoá (tương thích với
phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nông dân). Để đảm bảo sự chấp nhận cao, nông dân
phải được tham gia trực tiếp vào lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hệ thống nông
lâm kết hợp.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 4 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu

* Hệ canh tác nông - lâm kết hợp:
Cây trồng chính là cây nông nghiệp, cây lâm nghiêp nhằm mục đích phòng hộ cho
cây nông nghiệp, kết hợp để cung cấp gỗ củi.
Hệ canh tác lâm - nông kết hợp.
Cây trồng chính là cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp là cây trồng xen kết hợp để:
- Hạn chế cỏ dại xâm chiếm trong các rừng mới trồng.
- Chăm sóc bảo vệ rừng trồng được tốt hơn.
- Chống cháy rừng trong mùa khô.
- Giảm giá thành trồng rừng.
- Đặc biệt là giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân địa phương làm nghề rừng.
- Tăng năng suất và chất lượng rừng trồng.
d. Lợi ích thiết thực từ nông lâm kết hợp
- Hệ thống nông lâm kết hợp đã đem lại nhiều lợi ích thực tế về kinh tế xã hội và môi
trường sinh thái, thể hiện ở các mặt sau:
-Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày: đồ dùng, củi đun, thức ăn, sinh tố
-Tạo thêm việc làm, tận dụng được mọi nguồn lao động ở nông thôn.
-Tăng cường tiếp cận với kỹ thuật, thị trường, nâng cao trình độ hiểu biết của người dân.
-Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và đất đai, phân bón, sự màu mỡ của đất và nâng
cao được sinh khối trên đơn vị diện tích.
Giữ gìn được cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền.
e. Ý nghĩa của nông lâm kết hợp
e.1. Ý nghĩa kinh tế
- Nông lâm kết hợp là “lấy ngắn nuôi dài”. Trong khi chờ đợi thu hoạch cây lâm nghiệp,
người trồng rừng có thể thu hoạch cây trồng vật nuôi nông nghiệp để giải quyết những
nhu cầu trước mắt về đời sống và tích lũy vốn đầu tư trồng cây công nghiệp, cây lâm
nghiệp.
- Tạo ra sản phẩm đa dạng.
- Giảm chi phí chăm sóc rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng.
e.2. Ý nghĩa môi trường
- Nhiều loài cây sử dụng trong nông lâm kết hợp có tác dụng cố định đạm, cải tạo và

nâng cao độ phì đất, che phủ đất chống xói mòn, làm phân xanh. Kỹ thuật thâm canh
nông nghiệp như chăm sóc cây trồng, bón phân có tác dụng trực tiếp đến đất rừng trồng
tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng phát triển.
Có rất nhiều biện pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững, trong đó có biện pháp canh
tác nông lâm kết hợp cho nên cần được quan tâm và phát huy cả về mặt mô hình lẫn quy
mô. Tin rằng trong thời gian tới mô hình này sẽ được áp dụng rộng rãi đặc biệt là các
vùng miền núi.
Thực chất của trồng rừng thâm canh là phải đầu tư cao nhưng không phải chỉ đầu tư
tiền vốn là được mà mấu chốt là phải đầu tư cao về kỹ thuật. Vấn đề trồng rừng thâm
canh hiện nay là rất cần thiết nhằm nâng cao năng suất gỗ rừng trồng để đáp ứng nhu cầu
về gỗ nguyên liệu tiêu dùng trong nước cũng như cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 5 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
CHƯƠNG II
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Xây dựng khu trung tâm “Nuôi trồng, chế biến Lâm Nông nghiệp và xuất
khẩu” khoảng 2,5ha bao gồm:
+ Khu điều hành: 200m
2
gồm:
- Bộ phận phòng ban và giám đốc điều hành:
* Phòng Giám đốc điều hành
* Phòng TC-KT
* Phòng Nghiệp vụ Kỹ thuật - Vật tư
* Phòng Thị trường và Xuất nhập khẩu
+ Khu chế biến, mua bán xuất nhập khẩu: 500m
2
( Sân bãi tập kết 450m2 và bộ phận
phân loại điều hành 50 m
2

)
+ Kho bảo quản và đóng gói sản phẩn Lâm, nông nghiệp: 300m
2
Ngô, Sắn ( Buồng
sấy, sắt, bóc tách…)
+ Trung tâm nghiên cứu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn KT và nhân giống: 100 m
2
+ Khu tập thể công nhân viên: 200 m
2
+ Khu sân chơi và vườn ươm: còn lại (13.000 m
2
)
2. Bắt tay vào thu mua, sản xuất, trồng chọt và xuất khẩu: 30 ha
+ Tiến hành xem lại những vùng đất đã được rà phá bom mìn để trồng chọt và xây
dựng.
+ Rà phá bom mìn tại các vùng đất mà tỉnh Xiêng Khoảng giao và cho thuê để tiến
hành chồng chọt các loại cây lương thực ngắn ngày như: Ngô, Sắn, Khoai… để chế
biến xuất khẩu về Việt Nam.
+ Tiến hành khảo sát và nghiên cứu, nhân giống cây trồng Lâm nghiệp để chồng xen
kẽ với các loại cây lương thực nhằm lấy ngắn nuôi dài đi đúng mục tiêu đã đề ra.
+ Tiến hành ký kết các hợp đồng thu mua Nông sản, Lâm sàn nhằm chủ động trong
việc chế biến và xuất khẩu.
+ Tiến hành hỗ trợ giống, nguồn vốn và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp xen
kẽ nông nghiệp cho người dân.
+ Mở rộng quy mô trung tâm, nghiên cứu chế biến các mặt hàng thích hợp mà thị
trường đang cần cả về Mỹ nghệ, Lâm, Nông nghiệp để tạo thêm công ăn việc làm cho
nhân dân địa phương và nhân viên Công ty.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 6 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
CHƯƠNG III

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG
I) Vốn đầu tư:
A) Nguồn vốn nuôi trồng:
a. Trồng rừng xen canh: Cây Keo, cây Bạch Đàn, cây Hồi, cây Gió, cây Quế…xen với
cây nông nghiệp, cây thuốc…tuỳ loại cây thích hợp để trồng, trước tiên phải tính đến
hiệu quả kinh tế.
- Vốn đầu tư: 5.804.000.000 đồng/30ha.
B) Nguồn vốn đầu tư xây dựng trung tâm và trang thiết bị:
- Vốn đầu tư trang thiết bị: 1.024.000.000 đồng
- Vốn xây dựng trung tân: 2.161.000.000 đồng
C) Chi phí nhân công:
- Quỹ lương: 648.000.000 đồng.
D) Vốn lưu động:
- Dùng để vận hành ban đầu: 1.000.000.000 đồng.
Tổng giá trị đầu tư: 11.000.000.000 đồng
+ Trong đó: Vốn tự có: 6.000.000.000 đồng.
Vốn vay : 5.000.000.000 đồng.
II) Cơ sở lập dự toán đầu tư:
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh rừng và bảo vệ rừng. Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-
BNN ngày 06/07/2005 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT.
- Căn cứ vào Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011 quy định mức
lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2011 là 830.000 đồng/tháng.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của đất đai được tỉnh Xiêng Khoảng, nước
CHDC Nhân dân Lào, cấp, cho thuê …
- Căn cvứ vào giá cả thị trường tại thời điểm hiện tại.
- Căn cứ mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng theo quyết định số…………… của
thủ tướng chính phủ Lào ban hành ngày ( QĐ số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng chính phủ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày
10/09/2007)

- Căn cứ luật “Khuyến khích đầu tư nước ngoài” của Quốc hội nước CHNC
nhân dân Lào số 11/NA ngày 22/10/2004.
- Căn cứ vào tiềm năng, chính sách và thủ tục đầu tư nước ngoài tại Lào
- Căn cứ Thông tư số 80/2009/TT-BTC ngày 22/4/2009 của Bộ Tài chính quy
định về “Hướng dẫn thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập
khẩu có xuất xứ từ Lào”
III) Dự toán kinh phí:
A.Dự toán nuôi trồng: 6.000.000.000 đồng
1. Trồng chọt:
a. Trồng rừng thuần loại:
I) CÂY TRÀM
+ Các chỉ thiêu để xác định:
- Mật độ: 1.270 đến 1.500 cây/ha.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 7 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
- Quy cách trồng: 2,5m x 3m
- Kích thước hố: 30 cm x 30 cm x 30 cm, hố bố trí so le hình nanh Sấu giữa
các hàng.
- Cấp thực bì: 2 – 3
- Cấp đất: 2 – 3
- Cự ly đi làm: < 1.000 mét
+ Dự toán các hạng mục đầu tư:
- Chi phí cây giống: 1333 cây x 750đ/cây = 999.750 đồng.
- Chi phí phân bón: 0,2kg x 1.333 cây x 5.000đ/kg = 1.333.000 đồng.
- Chi phí ngày công lao động trong 1 chu kỳ: 20.420.485 đồng.
Tổng mức đầu tư/ha: 25.085.985 đồng/ha
Bảng chi tiết công lao động bao gồm các khoảng theo bảng sau:
Tổng chi phí đầu tư trồng rừng dự toán trên mỗi hecta bao gồm các hạng mục sau:
STT Nội dung công việc Khối lượng công Đơn giá Thành tiền
1 Phát dọn thực bì

15,00 100.000 1.500.000
2 Đào hố + lấp hố
12,00 100.000 1.200.000
3 Trồng dặm
1,50 100.000 150.000
4
Phát cỏ + chặt tỉa + chăm sóc
trong 6 năm
45,00 100.000 4.500.000
5 Xới vun gốc + bón phân
25,00 100.000 2.500.000
6 Thiết kế
3,00 100.000 300.000
7 Nghiệm thu
5,00 100.000 500.000
8
Lao động quản lý 7,00 100.000 700.000
9 Bảo vệ
12,00 100.000 1.200.000
10 Vận chuyển & trồng cây
40,00 100.000 4.000.000
11 Vận chuyển và Bón phân
8,00 100.000 800.000
A Cộng hạng mục phí

17.350.00
0
12 Cây giống
1.333,00 750,00 999.750
13 Phân bón các loại

0,2kg x 1333 cây x 5.000
đồng/kg x 3 (bón thên trong
các năm sau 2 lần) X 3
3.999.000
B
Cộng hạng mục cây + Phân
bón
4.998.75
0
Tổng cộng A + B
22.348.750
Như vậy tính tổng chi phí đầu tư cho 30 ha là:
30 ha x 22.348.750 đồng = 670.462.500 đồng cho 1 chu kỳ chồng là 6 năm ( vì
cây trồng trong 5 đến 6 năm thì thu hoạch).
* Dự kiến kết quả tài chính thu được sau mỗi chu kỳ chồng rừng là:
Công ty CPTM Đức Phương Trang 8 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
- Tổng sản lượng gỗ thu được trong 1 ha rừng là: 100 m
3
tương đương 110tấn gỗ
- Giá bán cho các Công ty sản xuất dăm gỗ xuất khẩu hiên tại theo giá thị trường
tháng 11 năm 2011 là: 720.000 đồng/tấn
- Ta có: 110 tấn x 720.000 đồng/ tấn = 79.200.000 đồng/ha
- Trích quỹ cho địa phương: 500.000 đồng/ ha.
- Trích chi phí khác: (thuế tài nguyên, phí cắt, bóc vỏ, vận chuyển…)
+ 79.200.000 x 30% = 23.760.000 đồng/ha
* Tổng thu nhập trong I chu kỳ/ ha:
79.200.000 – (500.000 + 23.760.000 + 22.348.750) = 32.591.250 đồng/ha.
Tổng thu nhập trên 30 ha rừng là: 30 x 32.591.250 = 977.737.500 đồng.
II) CÂY KEO LAI

Để có cơ sở đề xuất và khuyến cáo nhân rộng các mô hình này trong thời gian đến,
chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập các số liệu cần thiết để hạch toán kinh tế thử
nghiệm mô hình keo lai hom xen chuối so với mô hình trồng keo lai hom thuần (mật độ
trồng 2.000 cây/ha). Cả hai mô hình này đều có chu kỳ kinh doanh là 7 năm (2010 ÷
2018), riêng cây chuối thu hoạch 2 vụ quả/2 năm đầu. Dựa vào các chỉ tiêu tính toán:
BPV, CPV, NPV, BCR, IRR và các hệ số lạm phát (có tính dự phòng giá, tính dự phòng
khối lượng) và tỉ lệ lãi suất vay ngân hàng (r) để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô
hình. Sau đó đối chiếu và so sánh các chỉ tiêu với nhau, đặc biệt dựa vào so sánh chỉ tiêu
IRR với tỉ lệ lãi suất vay ngân hàng để xác định hiệu quả kinh tế của từng phương thức
canh tác. Kết quả hạch toán kinh tế cho thấy: Sau 7 năm mô hình trồng keo lai hom thuần
có tổng doanh thu khoảng 70 triệu đồng/ha, trừ tất cả các khoản đầu tư (giống, vật tư,
công lao động…) 32 triệu đồng/ha thì mô hình có lãi 38 triệu đồng/ha và chỉ số IRR =
26,58%. Trong khi đó mô hình nông – lâm kết hợp keo lai hom xen chuối có tổng doanh
thu khoảng 130 triệu đồng/ha, trừ tất cả các khoản đầu tư 50 triệu đồng/ha thì lãi ròng thu
được từ 80 triệu đồng/ha và chỉ số IRR = 67,15%. Nếu so sánh chỉ số IRR của hai mô
hình với nhau và với tỉ lệ lãi suất vay ngân hàng (r) thì chúng ta đánh giá được hiệu quả
kinh tế của từng mô hình.
Về nguyên tắc, tất cả các mô hình canh tác muốn có hiệu quả cao đều cùng có
chung đặc điểm là có sức sản xuất cao, mang tính bền vững và phù hợp với mức độ chấp
nhận của người nông dân. Ở đây, các mô hình bố trí trồng thuần có nhược điểm là không
khai thác hết hiệu quả sử dụng đất do không trồng xen các loại cây nông nghiệp ngắn
ngày trong giai đoạn đầu khi rừng chưa khép tán nhằm vừa khống chế thực bì chèn ép,
cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây rừng trồng; lại vừa giữ ẩm cho đất, hạn chế
xói mòn, rửa trôi. Đồng thời, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình. Còn các
mô hình nông – lâm kết hợp được bố trí trồng xen các loài cây nông nghiệp, cây ăn quả
ngắn ngày trong giai đoạn đầu đã khắc phục các nhược điểm trên. Vì vậy, trong những
năm đến cần phải tiếp tục duy trì đầu tư, phát triển và nhân rộng sẽ tạo công ăn việc làm
cho nhiều người dân; đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, làm tăng nhanh
độ che phủ, cải thiện môi trường sinh thái, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng
trung du, miền núi.

A- Phương án trồng Keo Lai.
- Nhưng trong điều kiện cụ thể keo lai không thể trồng trên các loại đất sau: Đất bị ngập
úng nước, đất sét nặng, đất ngập mặn, đất bị đá ong hoá. Và chú ý, keo lai giâm hom
không thể trồng trên nền đất cát di động.
- Keo lai sinh trưởng tốt trên các loài đất giàu chất dinh dưỡng.
- Keo lai sinh trưởng và phát triển bình thường ở độ cao từ 0 - 400 m.
b/ Khí hậu :
Công ty CPTM Đức Phương Trang 9 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
- Nhiệt độ trung bình thích hợp cho keo lai sinh trưởng từ 22 - 35
O
C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 - 2.500mm.
- Keo lai trồng thuần loại hoặc hỗn giao với các loài cây khác, được dùng làm cây phù
trợ trong trường hợp trồng hỗn giao với các loài cây gỗ lớn như: dầu, sao, xà cừ…
B- Trồng rừng Keo Lai:
- Keo lai có thể gây trồng được trên nhiều vùng đất khô nóng.
- Keo lai giới hạn trồng trên các vùng đất ngập úng nước.

1/ Chuẩn bị đất trồng rừng:
* Xử lý thực bì:
- Tùy theo mức độ thực bì mà tiến hành xử lý bằng phương pháp phát đốt dọn toàn
diện, phát đốt dọn theo băng hay không cần xử lý.
- Xử lý thực bì cần phải hoàn tất trước khi trồng 1 tháng.
* Làm đất:
- Căn cứ vào điều kiện đất đai và mức độ thâm canh, tình hình xói mòn để lựa chọn
cách làm đất thích hợp như:
+ Cày toàn diện, cày lật đất độ sâu 20 - 25cm.
+ Cày theo băng độ sâu 20 - 25cm.
+ Làm đất cục bộ.

- Sau khi làm đất xong tiến hành cuốc hố theo quy cách 30 x 30 x 30cm. Khi đào hố
phải để phần đất mặt một bên, phần đất đáy hố để một bên.
- Có thể cuốc hố trước hoặc vừa cuốc vừa trồng.
2/ Mật độ trồng rừng:
Phương thức trồng rừng: Trồng thuần loại hoặc hỗn giao.
- Trồng thuần loại: Tùy theo mục đích canh tác và điều kiện đất đai mà bố trí mật độ
trồng khác nhau.
- Thông thường trồng với mật độ 2000 cây/ ha với khoảng cách 2,0m x 2,5m (Hàng
cách hàng 2,5m, cây cách cây 2m). Hoặc có thể trồng thưa hơn với các mật độ khác nhau
như: Mật độ 1.666 cây/ ha (hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2m). Hoặc mật độ 1.333
cây/ ha (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2,5m).
- Trồng hỗn giao: Mật độ 1.666/ ha (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m ) trong đó
keo lai là 833 cây và xoan chịu hạn là 833 cây. Hoặc 1.250 cây/ ha ( 4m x 2m ) trong đó
keo lai là 652 cây/ ha, cây điều 625 cây/ ha.
- Cũng có thể trồng theo phương pháp nông-lâm kết hợp sẽ phát huy việc chăm sóc
cây nông nghiệp và bảo vệ cây lâm nghiệp. Hơn nữa cây nhờ sự che chắn của vành đai
cây lâm nghiệp mà cây nông nghiệp mang lại hiệu quả sản xuất cao, năng suất ổn định ít
phụ thuộc vào tự nhiên, ít bị sâu bệnh phá hoại.
3/ Thời vụ trồng:
- Căn cứ vào vào điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi mà tiến hành trồng. Tuy nhiên
thông thường:
+ Các huyện phía Nam tỉnh từ tháng 6 đến tháng 9.
+ Các huyện phía Bắc tỉnh từ tháng 8 đến 10.
4/ Bón lót:
- Kết hợp khi lấp đất bón lót mỗi hố 100 – 150g NPK (5:10:3) hay 200 – 300 g phân
vi sinh
5/ Chăm sóc:
- Trồng dặm cây chết sau khi trồng 8 – 10 ngày
- Chăm sóc trong 3 năm liền:
* Năm đầu, chăm sóc 2 lần

+ Lần 1 (sau khi trồng 1 – 2 tháng): cắt dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích,
Công ty CPTM Đức Phương Trang 10 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
dẫy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 80cm.
+ Lần 2 (tháng 10 – 11): phát thực bì và vun xới quanh gốc rộng 80cm.
* Năm thứ hai, chăm sóc 3 lần
+ Lần 1 (tháng 3 – 4): chăm sóc như lần 1 năm đầu. Bón thúc mỗi gốc 200g NPK
(5:10:3) hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh.
+ Lần 2 (tháng 7 – 8): phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ vun xới quanh gốc 1m, tỉa cành
cao đến 1m.
+ Lần 3 (tháng 10 – 11): phát thực bì quanh gốc rộng 1m.
* Năm thứ ba, chăm sóc 2 lần
+ Lần 1 (tháng 3 – 4): phát thực bì toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5 – 2m. Dẫy
cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc lần hai như bón lần một nhưng rạch bón cách gốc 40 –
50cm.
+ Lần 2 (tháng 7 – 8): phát thực bì toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dẫy cỏ quanh
gốc cây.
C- Bảo vệ rừng:
- Phòng chống sâu bệnh: keo lai bị sâu cắn lá và bệnh rộp lá, phấn hồng, phấn trắng gây
hại, phòng trừ bằng thuốc hóa học cùng với các biện pháp tổng hợp khác.
- Phòng chống cháy rừng và các sự cố khác: làm băng cản lửa, rộng 8 – 10m, trước mùa
khô. Đề phòng trâu bò phá hại rừng.
D- Khai thác:
Với mục đích trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, ván dăm áp dụng khai
thác chính là chặt trắng và tiếp tục trồng lại rừng mới bằng cây hom. Sản lượng khai thác
gỗ 150 – 200 m3/ha với chu kỳ 7 – 8 năm.
Với mục đích trồng để phủ xanh, phòng hộ sau khi chặt có thể cho tái sinh tự
nhiên bằng hạt nhưng phải tỉa thưa chỉ để lại cây ưu trội khi rừng khép tán.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 11 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu

DỰ TOÁN CHI PHÍ TRỒNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆ 1 HA RỪNG
Mật độ:1100 cây/ha Loài cây trồng: keo lai Cự ly đi làm 2-3km
TT Thành phần chi phí ĐVT Mức áp dụng
Hệ
số
Khối
lượng
Đơn giá Tiền
Ghi chú(đồng) (đồng)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
I Trồng rừng 12.912.295
1 Chi phí nhân công (NC) 6.985.500

- Cuốc hố Công 132 hố /công 8,33 100.000 833.000
QĐ38/2005/QĐ
-BNN

- Vận chuyển và bón phân Công 147 cây/công

7,48 100.000 748.000
QĐ38/2005/QĐ
-BNN

- Vận chuyển cây con và
trồng
Công 32 cây/công

34,375 100.000 3.437.500
QĐ38/2005/QĐ
-BNN

- Cắm và buộc cọc tre Công 100 cây/công 11 100.000 1.100.000 Nhu cầu

- Trồng dặm(10%) Công 16 cây/công

6,875 100.000 687.500
QĐ38/2005/QĐ
-BNN
- Bảo vệ Công 7,3 công/năm 1,8 100.000 180.000 tính 3 tháng
2 Chi phí Vật liệu (VL) 3.683.000
- Cây con (Cả trồng dặm) Cây 1,210.00 900 1.089.000

- Vi sinh (cả vận chuyển
100đ/kg)
Kg 0,2 kg/hố 220 1.700 374.000
- AMS-1(cả vận chuyển) Kg 0,05 kg/hố 55 26.000 1.430.000
- Thanh tre Thanh 1.100,00 500 550.000 Nhu cầu
- Dây NiLon Kg 6 40.000 240.000 Nhu cầu
3 Chi phí quản lý (QL)
10%(1+2)

1.066.850
QĐ38/2005/QĐ
-BNN
4 Thu nhập chịu thuế tính 5,5%(1+2+3) 645.444 QĐ 09/HD-
Công ty CPTM Đức Phương Trang 12 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
trước SXD
Chi phí trước thuế (1+2+3+4) 12.380.794
5 Thuế GTGT đầu ra (VAT) 5%(1+2+3+4) 619.040
Chi phí sau thuế 12.999.834

Chi phí trồng và chăm sóc cây trong một năm trên 1 ha là: 13.000.000 đồng
Chi phí chăm sóc, bón phân, phát cỏ, bảo vệ năm thứ 2 là: 5.500.000 đồng.
Chi phí chăm sóc, bón phân, phát cỏ, bảo vệ năm thứ 3 là: 3.500.000 đồng.
Chi phí trong các năm còn lại 4 đến 7 là 10.000.000 đồng.
Tổng chi 32.000.000 đồng.
Tổng chi phí trồng cây trên toàn bộ diện tích 30 ha là:
32.000.000 x 30 = 960.000.000 đồng
Bằng chữ: Chín trăm sáu mươi triệu đồng ./.
Bảng 1. Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng keo lai và keo tai tượng của các hộ điều tra ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
(Tính bình quân 1 ha rừng trồng)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng

Tỷ lệ chiết khấu
(r=6,5%) 1.000 0,935 0,870 0,805 0,740 -

Keo
lai
Keo tai
tượng
Keo lai
Keo
tai
tượng
Keo
lai
Keo
tai
tượng
Keo

lai
Keo
tai
tượng
Keo lai
Keo tai
tượng
Keo lai
Keo tai
tượng
1 IC 3358,8
2.856,
7
2.180,
0
1.125,
0 - -

-

- - -
5.538,
8 3.981,7

1,1 Giống 899,3 636,5 0 0 0 0 0 0 0 0 899,3 636,5

1,2 Phân bón 2.194,5 2.010,2 2.000 1.005,0 0 0 0 0 0 0 4.194,5 3.015,2

1,3 Chi khác 265 210 180 120 0 0 0 0 0 0 445 330
Công ty CPTM Đức Phương Trang 13 Biên soạn: Văn Hồng Đông

Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
2
Lao động gia
đình
2.203,
0 2.233,0 520,0 500,0
350,
0 350,0
350,
0 350,0 350,0 350,0 3.773,0 3.783,0
2,1
Trồng, chăm
sóc… 2.153,0 2.183,0 470,0 450,0
300,
0 300,0
300,
0 300,0 300,0 300,0 3.523,0 3.533,0
2,2 Bảo vệ rừng 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 250,0 250,0
I
Tổng chi phí 1 +
2
5.561,
8 5.089,7 2.700,0 1.625,0
350,
0 350,0
350,
0 350,0 350,0 350,0 9.311,8 7.764,7
- CPV
2
5.561,8 5.089,7 2.524,5 1.519,4 304,5 304,5 281,8 281,8 259,0 259,0 8.931,6 7.454,3

II GO 0 0 0 0 0 0 0 0
27.625,
0
20.975,
0
27.625,
0 20.975,0
- BPV
2
0 0 0 0 0 0 0 0
20.643,
0
15.673,
7
20.643,
0 15.673,7
III VA - - - - - - - - - -
22.086,
2 16.993,3
IV Chỉ tiêu hiệu quả
4,1 GO/IC (lần) - - - - - - - - - - 4,99 5,27
4,2 VA/IC (lần) - - - - - - - - - -

3,99 4,27
4,3 NPV (1000 đồng) - - - - - - - - - -
20.643,
0 15.673,7
4,4 BCR (lần) - - - - - - - - - - 2,31 2,10
4,5 IRR (%) - - - - - - - - - - 36,46 32,64


Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm
2009.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 14 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
Công ty CPTM Đức Phương Trang 15 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
III) TRỒNG CÂY GIÓ ( DĨ BẦU) TẠO TRẦM
a. Ươm giống
Cây Gió Bầu 5 tuổi mới ra hoa kết trái. Ra hoa vào đầu tháng 3 - 5 âm lịch, trái chín và kết hạt
vào cuối tháng 5 - âm lịch. Trái chín sẽ tách ra làm 2 và bên trong có 2 hạt màu nâu sậm, có thể tự
rụng. Muốn thu hạt dễ nhất là trải nilon ở dưới gốc cây hứng hạt rơi xuống đe, gieo trồng.
- Chú ý: Hạt không được phơi khô, mà phải gieo ngay.
- Cách gieo:
+ Hàng cách hàng 10 cm; hạt cách hạt 2 cm.
+ Rải một lớp đất trên hạt dày 1 cm.
+ Nếu có che đậy thì tưới 1 lần/ ngày. Nếu không 3 lần/ ngày.
+ Ươm được 6 tháng tuổi mới đem trồng.
b. Cách trồng
- Đào hố 25 x 25 x 25 (cm)
- Hàng cách hàng 5 m; Trồng cây cách cây 4 m. Có thể 3 x 3 (m) hoặc 3 x 6 (m).
- Mặt bầu cách mặt đất 5 cm.
- Kiểm tra từ 1 đến 2 tháng sau khi trồng nếu thấy cây chết thì trồng dặm.
c. Bón phân
- Sau khi trồng 20 ngày bón phân urê 1 muỗng café/ gốc.
- 20 ngày kế tiếp bón NPK cũng 1 muỗng café/ gốc.
- Cây đạt 1 năm tuổi, tưới 2 lần/ tháng. Cây 2 năm tuổi tưới 1 lần/ tháng. Từ năm thứ 3 trở đi
không cần tưới.
- Cây 4 - 5 tuổi thì chăm sóc tỉa cành để lấy hạt giống.
Xử lý tạo trầm
Cây 2 năm tuổi thì bắt đầu tỉa nhánh. Mỗi cây chỉ chừa lại 15 - 20 nhánh chính mọc từ thân cây.

Mỗi năm tỉa 4 đợt (1 lần/ quí). Chỗ cắt nhánh cũng được trầm gọi là Trầm mắt kiếng.
Dựa vào cách tạo trầm tự nhiên của cây Gió Bầu như gió bão gẫy cành hoặc bom đạn làm cây bị
thương tích mà tạo Trầm.
- Cách tạo trầm: Dùng khoan đề khoan vào thân cây 2 - 3 lỗ, mỗi lỗ cách nhau 2 - 3 cm, khoan
theo chiều ngang, độ sâu phụ thuộc vào cây lớn hay nhỏ. Khoan cách dọc theo thân cây ta khoan lỗ
chừa từ 20 - 30 cm để sau này dễ cưa khúc lấy trầm.
- Cách cây tạo trầm: Chỗ lỗ khoan người ta cho dung dịch hóa chất vào, thịt cây thối rửa, quanh
vùng thối rửa sẽ tạo một lớp viền có màu đen, đó chính là trầm. Nếu để lâu hơn sẽ có những chỉ đen
chạy dọc theo thân cây tạo một lớp trầm mới.
Tóm lại, cây không có sự cố gây thương tích thì chắc chắn sẽ không tạo được trầm
Công ty CPTM Đức Phương Trang 16 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
.
Bảng : Chi phí tối đa cho 5 năm trồng dĩ bầu lấy trầm hương (tính trên 1 ha)
Giai đoạn Công đoạn
Chi phí (đvt:
đồng)
Doanh thu
Năm thứ 1
Công phát dọn mặt bằng 1 triệu
Tiền thu hoạch hoa màu phụ do
trồng xen
Công giăng dây, đào hố 1 triệu
1.000 cây giống với giá từ 5.000-25.000 đồng/cây (ở
đây chọn mức giá tối đa là 25.000 đồng/cây)
25 triệu
Công dọn cỏ và chăm sóc 2 triệu
Phân bón lót và bón thúc 2 triệu
Công trông coi bảo vệ 1 triệu
Năm thứ 2

Công dọn cỏ và chăm sóc
7 triệu
Tiền thu hoạch hoa màu phụ do
trồng xen
Công trông coi bảo vệ
Năm thứ 3
Công dọn cỏ và chăm sóc
9 triệu
Tiền thu hoạch hoa màu phụ do
trồng xen
Công trông coi và bảo vệ
Năm thứ 4
Chọn 200 cây đủ chuẩn (cao 10 m, đường kính 15 cm)
trong số 1.000 cây để cấy hóa chất tạo trầm. Hiện nay,
giá hóa chất từ 100.000-400.000 đồng/cây, ở đây chọn
mức giá tối đa là 400.000 đồng
80 triệu
thu hoạch hoa màu phụ do trồng
xen
Năm thứ 5
Tiếp tục cấy hóa chất tạo trầm cho 800 cây còn lại với
mức giá cấy hóa chất tối đa là 400.000 đồng/cây
320 triệu
1)Thu hái cành, trái, ngọn để làm
nhang và dược phẩm.
2)Bán trầm từ 200 cây đã cấy
(nếu không thu hoạch mà để lâu
hơn, cây sẽ càng có giá trị)
Sau 5 năm (từ
năm thứ 6 trở đi)

Thu hoạch đồng loạt (giả định hao hụt chỉ còn 1.000
cây/ha) với giá 4 triệu đồng/cây
Tổng chi phí tối
đa = 448 triệu
Tổng doanh thu tối thiểu = 4 tỉ
Bài toán thu lãi cũng rất rõ ràng, mỗi cây trầm dó từ 12 đến 15 năm tuổi cao từ 8 đến 10 m, bình quân trọng lượng mỗi cây từ 50 đến 80
kg, đem chế biến thành bột trầm. Tính bình quân từ 60 đến 70 kg, mỗi kilôgram giá bình quân 100,000 đồng. Như vậy, mỗi cây tính thấp nhất
cũng thu được 5 triệu đồng. Mỗi hécta trồng được 1,000 cây. Thu được 5 tỉ đồng, trừ chi phí đầu tư, lãi được trên 4,5 tỉ đồng. Ngoài ra vẫn có
những phát sinh làm tăng chi phí đầu tư hay các rủi ro khác, nhưng chắc chắn an toàn vì lợi nhuận từ cây dó quá cao. Ông phân tích tiếp: “Ðó
là tôi chỉ đề cập đến cái khiêm tốn nhất là làm bột trầm. Còn nếu có kỹ thuật và đầu tư xử lý tạo trầm thì hiệu quả kinh tế còn cao hơn nhiều.
Trầm hương dùng làm vị thuốc, hương liệu, nước hoa cao cấp, ướp xác. Tùy theo chất lượng của trầm mà có được giá bán cao hay thấp”.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 17 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu

Tuy nhiên, nhiều DN cũng như các nhà khoa học khuyến cáo rằng, hoạt động trồng cây gió
bầu lấy trầm luôn cần chú ý đến 2 yếu tố quan trọng là chọn giống và kỹ thuật cấy trầm cho
cây.
Với việc chọn giống hiện nay, Viện Sinh học Nhiệt đới và tổ chức Rừng mưa nhiệt đới
(Hà Lan) đã giới thiệu những cây giống mới năng suất cao. Thời gian sắp tới, Viện Sinh học
sẽ hoàn tất đề tài nghiên cứu tạo giống cho xác suất trầm cao. Đây chắc chắn là một tín hiệu
lạc quan cho những DN đang hy vọng làm giàu từ trầm!
Ngoài ra, kỹ thuật cấy trầm cho đến nay cũng đang là một điều bí ẩn. Hiện nay, mỗi DN,
mỗi chủ trang trại đều nghiên cứu bí quyết tạo trầm riêng từ việc gây vết thương hay bơm
hóa chất cho cây. Tuy nhiên, từ năm 2006, thêm hai tin vui cho những ai đang và sẽ kinh
doanh trầm hương là: Viện Sinh học Nhiệt đới tiếp tục tìm hiểu, hoàn thiện cơ chế tạo trầm
và dự án “tạo nguồn trầm ở Việt Nam” của tổ chức Rừng mưa Nhiệt đới đang tiếp tục thực
hiện quá trình thử nghiệm kỹ thuật tạo trầm (đã thành công ở Mỹ) tại Việt Nam.
Song, vấn đề mà các DN kinh doanh trầm hương hiện nay băn khoăn là đầu ra của sản
phẩm và thương hiệu cho trầm hương Việt Nam.
Nhưng dù giá cao thế nào đi nữa, các chuyên gia về tinh dầu VN vẫn khẳng định, nhu cầu

đặt mua tinh dầu trầm hương và kỳ nam (sản phẩm quý nhất của cây gió bầu có được do
trồng nhiều năm) từ đối tác nước ngoài, đặc biệt là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản và nhiều
quốc gia Châu Âu đến VN hiện nay vẫn rất lớn, chất lượng dầu trầm hương VN vượt cả tiêu
chuẩn quốc tế.
Theo đánh giá của một số DN đang hoạt động, tổng chi phí cho 1 ha trồng 1.000 cây trầm
hương (được trồng xen với cây hoa màu) trong 5 năm khoảng 448 triệu đồng, song doanh thu
là rất lớn.
Sau 5 năm, DN đã có thể thu hoạch đại trà, mang về doanh thu 4 tỉ đồng. Bên cạnh đó,
những cây không cho trầm vẫn tận dụng các sản phẩm phụ như giác, vỏ cây, gốc rễ để làm
nhang. Nếu để càng lâu, từ 10-20 năm trở lên, giá một cây trầm hương có thể đạt tối thiểu 5-
20 triệu đồng/cây. Trong khi đó, trên thị trường, trầm hương được chia làm 6 loại với các
mức giá khá cao (xem bảng 1).
Bảng : Giá trị trầm kỳ trên thị trường thế giới
Loại Giá (USD/kg)
Tinh dầu trầm hương 50.000 (USD/lít)
Kỳ nam 30.000-35.000
Trầm hương loại 1 3.000-4.000
Trầm hương loại 2 2.000-3.000
Trầm hương loại 3 1.200-2.000
Trầm hương loại 4 800-1.200
Trầm hương loại 5 400-800
Trầm hương loại 6 200-400
Trầm kỳ (trầm hương và kỳ nam) có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho thị trường y học -
dược liệu truyền thống, đặc biệt ở các quốc gia châu Á, trong công nghiệp hương liệu và mỹ
phẩm, mỹ nghệ. Trầm hương còn được giới doanh nhân giàu có ở các quốc gia Ấn Độ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ưa chuộng để trưng bày trong phòng khách.
IV)
Trồng Cây Hông (Paulownia)
1.Phương án canh tác cây Hông (paulownia) đạt hiệu quả kinh tế cao
a. Phương án trồng làm nguyên liệu giấy:

Công ty CPTM Đức Phương Trang 18 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
1 Ha = 10.000m
2
trồng 1000 cây, cây cách cây 3,3m; hàng cách hàng 3,3m. Sau 3 năm
thu hoạch đợt 1 (chặt toàn bộ rồi chăm bón cho chồi mọc lên, chỉ giữ lại một gốc một chồi
để chăm sóc). Ba năm sau thu hoạch đợt hai (cũng như năm thứ nhất chặt toàn bộ rồi chăm
bón cho chồi mọc lên và mỗi gốc cũng chỉ để lại một chồi). Cứ như vậy 3 năm khai thác 1
lần, cho tới khi chặt đủ 6 lần = 18 năm mới phải đào gốc trồng lại.
Sau 3 năm, cây trung bình cho 0,25 m3 gỗ giấy, 1 ha cho 250 m3 gỗ. Giá thu mua hiện
nay là 2,000,000 VNĐ/m3. Thu nhập trung bình là 500,000,000 VNĐ/ha.
Như vậy, cách 3 năm thu hoạch 1 lần, mỗi lần cho thu nhập trung bình là 500 triệu/ha.
Thời gian cho thu hoạch là 18 năm.
2. Phương án trồng cây hông để lấy gỗ giấy và gỗ cứng
Mật độ trồng cũng 1000 cây/ha, cây cách cây 3,3m; hàng cách hàng 3,3m. Sau 3 năm
thu hoạch đợt 1 (chặt 500 cây rồi chăm bón cho chồi mọc lên, chỉ giữ lại một gốc 1 chồi để
chăm sóc). Ba năm sau thu hoạch đợt hai gồm 500 cây cho gỗ cứng(cũng như đợt 1 chặt
toàn bộ rồi chăm bón cho chồi mọc lên và mỗi gốc cũng cũng để lại 1 chồi ). Cứ như vậy 3
năm khai thác 1 lần, cho tới khi chặt đủ 6 lần = 18 năm mới phải đào gốc trồng lại.
Phân tích thu nhập:
Thu hoạch đợt 1: chặt 500 cây gỗ giấy cho 125 m3 gỗ x 2,000,000 VNĐ/m3 = 250
tr/ha.
Ba năm sau, thu hoạch đợt 2: gồm 500 cây gỗ cứng, mỗi cây cho 0,8 m3 gỗ, tổng 500
cây cho 400 m3 gỗ x 4,000,000 VNĐ/m3 = 1,6 tỷ VNĐ.
Tiếp tục 3 năm sau thu hoạch 500 cây cho gỗ cứng từ đợt 1, cho thu nhập trung bình là
1,6 tỷ VNĐ/ha.
Như vậy, cách 3 năm thu hoạch 1 lần, đợt 1 cho thu nhập trung bình là 250triệu/ha, từ
đợt 2 trở đi cho thu nhập trung bình là 1,6 tỷ/ha. Thời gian cho thu hoạch là 18 năm.
3. Phương án trồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, kết hợp thu hoạch gỗ giấy – gỗ
cứng – gỗ quý:

Mật độ trồng : 1000 cây/ha, cây cách cây 3,3m; hàng cách hàng 3,3m.
Phương pháp thu hoạch:
Sau 3 năm: chặt tỉa thưa 400 cây cho gỗ giấy 3 năm tuối, để lại 600 cây. Bón phân,
chăm sóc cho các cây đã tỉa nảy chồi, mỗi gốc chỉ để lại 1 chồi.
Sau 6 năm : chặt 400 cây cho gỗ cứng 6 năm tuổi. Bón phân, chăm sóc cho các cây đã
tỉa nảy chồi, mỗi gốc chỉ để lại 1 chồi.
Sau 9 năm: chặt 400 cây cho gỗ cứng từ tỉa thưa đợt 1 và 200 cây cho gỗ quý 9 năm
tuổi. Bón phân, chăm sóc cho các cây đã tỉa nảy chồi, mỗi gốc chỉ để lại 1 chồi.
Cứ như vậy 3 năm khai thác 1 lần, cho tới khi chặt đủ 6 lần = 18 năm mới phải đào gốc
trồng lại. Lần thu hoạch cuối cùng, chặt hết toàn bộ cây
Phân tích thu nhập:
Thu hoạch đợt 1: chặt 400 cây gỗ giấy cho 100 m3 gỗ x 2,000,000 VNĐ/m3 = 200tr/ha.
Thu hoạch đợt 2: Chặt 400 cây gỗ cứng, mỗi cây cho 0,8 m3 gỗ, tổng 400 cây cho 320
m3 gỗ x 4,000,000 VNĐ/m3 = 1,28 tỷ VNĐ
Thu hoạch đợt 3: chặt 200 cây gỗ quý và 400 cây gỗ cứng từ đợt 1
Từ 200 cây gỗ quý, mỗi cây trung bình cho 1 m3 gỗ, tổng 200 cây cho 200 m3 x
8,000,000 VNĐ/m3 = 1,6 tỷ VNĐ
Từ 400 cây gỗ cứng đợt 1, cho thu nhập 1,28 tỷ VNĐ
Tổng thu nhập đợt 3 = 2,28 tỷ VNĐ
Tổng thu hoạch 3 đợt: 3.76 tỷ VNĐ
Như vậy, cách 3 năm thu hoạch 1 lần, đợt 1 cho thu nhập trung bình là 200 triệu/ha, đợt
2 (3 năm sau) cho thu nhập trung bình là 1,28 tỷ/ha, đợt 3 (3 năm sau) cho thu nhập trung
bình là 2,28 tỷ VNĐ/ha. Tổng thu hoạch 3 đợt: 3.76 tỷ VNĐ .
Công ty CPTM Đức Phương Trang 19 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
Thời gian cho thu hoạch là 18 năm. Tổng doanh thu đạt được: 7.52 tỷ VNĐ
PHỤ LỤC
Công thức tính sinh khối cây
Công thức tính thể tích sinh khối của một cây = S x H x F = (3.14*D2)/4 x H x F
Trong đó: D: Đường kính của thân cây (m) đo tại chiều cao cách mặt đất 0,3m

H: Chiều cao của cây (m)
F: 0.45 hệ số tính trừ hao (cây lâm nghiệp)
Bảng : Sinh khối cây qua các chu kỳ
Đợt thu
hoạch
Đường
kính
Chiều
cao
Hệ số
trừ
hao
Sinh
khối
Hao
hụt
Sinh
khối
thực tế
D (m)
H
(m)
F
m3/c
ây 20%
m3/cây
Chu kỳ 1
(3 năm) 0.26 13 0.45 0.31 0.06 0.25
Chu kỳ 2
(6 năm) 0.44 15 0.45 1.03 0.21 0.82

Chu kỳ 3
(9 năm) 0.5 15 0.45 1.32 0.26 1.06
* CÂY PAULOWNIA:
Hướng đi mới trong trồng rừng nguyên liệu
Cây Paulownia thuộc họ Scrophulariaceae – có tên khoa học là Paulownia sp. Ở Việt Nam
gọi là cây Hông. Người Trung Quốc gọi là cây “Thần Tài” vì nó mang lại lợi nhuận không
nhỏ cho người trồng, chẳng khác gì thần tài ban lộc. Người Mỹ gọi là “Cây Sinh Tiền” vì
trồng nó thu được nhiều lợi nhuận. Còn người Nhật Bản trồng cây Paulownia để làm của hồi
môn cho con gái.
Paulownia có nguồn gốc từ châu Á. Hiện nay đã thống kê được 25 loài khác nhau. Nhưng
chỉ có 2 loài đã thuần chủng, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại Việt Nam, đó là Paulownia
Elongatta và Paulownia Fortunei. Cây Paulownia Fortunei có giá trị kinh tế cao hơn cây
Paulownia Elongatta nên được trồng phổ biến hơn.
Paulownia Fortunei là loài cây gỗ lớn, chúng không kén đất, chỉ cần đất xốp, dễ thoát nước.
Trong điều kiện bình thường, mỗi năm cây có thể tăng trưởng 3 – 4 cm đường kính. Trong
điều kiện tối ưu, cây có khả năng tăng trưởng 8 – 9 cm đường kính/năm. Chỉ sau 18 tháng,
đường kính của cây có thể đạt 16 – 22cm, chiều cao 10 – 12m. Sau 9 năm, trung bình 1 cây
có chiều cao 20m, có thể tích từ 1 – 1,5m3. Nếu trong điều kiện tối ưu nhất, một cây có thể
đạt thể tích từ 2 đến 3m3 gỗ.
Paulownia Fortunei sinh trưởng phát triển nhanh và có tiềm năng phát triển rộng diện tích
theo mục đích trồng rừng nguyên liệu và tạo cảnh quan môi trường. Chúng là loại cây sống
lâu năm và cũng được sử dụng trong mục đích trồng rừng phòng hộ đầu nguồn - bảo vệ môi
trường.
Paulownia Fortunei là loài cây đa giá trị - trước hết là gỗ. Cây Paulownia Fortunei sau khi
trồng 3 năm có thể khai thác gỗ làm các loại giấy cao cấp như giấy in tiền, làm than hoạt
tính, làm ván ép… Paulownia Fortunei trồng 9 năm sẽ cho gỗ quý hơn gỗ pơmu. Gỗ cứng,
nhẹ, không cong vênh, có tính đàn hồi, không nứt nẻ khi nhiệt độ thay đổi, vân mịn đẹp, chịu
ẩm tốt, chống mối mọt, lại chịu nhiệt cao, khó cháy… Gỗ cây Paulownia được dùng sản xuất
đồ trang trí nội thất cao cấp, đồ gia dụng, xây dựng, đóng vỏ du thuyền, nội thất máy bay…
Gỗ Paulownia Fortunei chỉ cháy ở nhiệt độ trên 400oC nên người ta có thể trồng cây

Paulownia thành những “đường băng xanh” để chống cháy rừng.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 20 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
Lá của chúng có nhiều lông, tiết ra chất dính, có thể hút bụi, làm sạch không khí, chống
chịu rất mạnh đối với các khí độc như SO2, Clo, HF, sương axít nitric… vì vậy có tác dụng
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lá chứa nhiều protêin và vitamin, có thể dùng làm thức ăn
cho gia súc. Khi lá rụng xuống mau phân hủy, nếu thời tiết vào mùa mưa, trong 45 ngày đã
hòa nhập vào tầng đất màu trên mặt tạo xốp đất và tăng độ phì nhiêu cho đất. Hoa chứa nhiều
mật có thể phát triển nghề nuôi ong. Chính những đặc điểm này nên chúng còn được trồng
xen với các loại hoa màu khác như chè, càphê, tiêu, đậu, ngô
V) TRỒNG RỪNG TẾCH:
(Tectona grandis Lin.f)
Việt Nam có điều kiện khí hậu đất đai thích hợp cho trồng rừng Tếch trên nhiều vùng rộng
lớn, Đặc biệt là Đông nam bộ, Tây Nguyên, Bắc trung bộ
Rừng Tếch có giá trị nhiều mặt, vừa có giá trị kinh tế lớn, vừa có tác dụng phòng hộ, cải
tạo môi sinh. Tếch (Tectona grandis Lin.f), một loài cây rất hợp cho trồng rừng công
nghiệp trên quy mô lớn, là loại rừng có vai trò không thể thiếu trong trong công cuộc công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đồng thời Tếch còn là loài cây được sử dụng rộng rãi để
phát triển các mô hình nông lâm kết hợp xen cây lương thực, thực phẩm rất thích hợp cho
phát triển lâm nghiệp cộng đồng, trồng cây nhân dân, vườn rừng, trang trại, phát triển kinh
tế hộ gia đình.
Gỗ Tếch có giá trị kinh tế to lớn, là một mặt hàng truyền thống ổn định lâu đời rất được ưa
chuộng trên thị trường thế giới. Gỗ Tếch không ngâm tẩm đã chống chịu được hà, mọt,
không cong vênh, ít biến dạng, được dùng trong xây dựng, đóng tầu thuyền, cầu cảng, tà
vẹt, xuất khẩu,
Điều khoản chung
Điều 1:Quy trình quy định những biện pháp kỹ thuật phải thực hiện từ khâu chọn giống
đến trồng thành rừng (rừng khép tán).
Điều kiện trồng rừng
Điều 2: Khí hậu

Chọn vùng trồng rừng thoả mãn các điều kiện:
- Khí hậu nóng ẩm, có hai màu mưa- khô rõ.
- Nhiệt độ bình quân năm 20-270C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dưới 20C, nhiệt độ
bình quân tối đa tháng nóng nhất là 400C, nhiệt độ bình quân tối thiểu tháng lạnh nhất là
130C.
- Độ ẩm không khí bình quân năm 80-90%. Lượng mưa 1250-2500mm/năm. Một năm có
3-5 tháng khô (lượng mưa <40mm/tháng).
Điều 3: Đất đai
- Trồng Tếch trên đất thoát nước, tầng dày ³50cm. Đất còn tốt, nhất là đất còn tính chất đất
rừng là thích hợp cho trồng Tếch.
- Tếch thích hợp phát triển trên đất thịt nhẹ, cát pha, có tỷ lệ mùn khá. Đất hơi chua hay
kiềm nhẹ. Đất có độ pH="6,5-7,5" cây Tếch sinh trưởng phát triển tốt.
- Chọn đất tương đối bằng có độ dốc <250, phát triển trên các loại đá mẹ Bazan, grannit,
phù sa ven sông, phù sa cổ để trồng Tếch.
- Rừng trồng trên đất đá ong, đất cát, đất laterite (sói mòn trơ sỏi đá).
- Không trồng rừng trên đất ngập nước vào mùa mưa.
Tạo giống trồng rừng
Điều 4: Chọn cây mẹ lấy giống
- Chọn cây 25-45 tuổi để lấy hạt giống.
- Cây mẹ là cây cao to, thẳng đẹp, tán đều không sâu bệnh, ít u bướu.
- Lấy giống vào tháng 2-3 khi quả chín, vỏ quả màu hơi vàng, nâu, xám nhạt.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 21 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
- Quả thu hái về sát sạch vỏ, quạt sạch, phơi thật khô, loại bỏ hạt nhỏ, hạt sâu. Lấy những
hạt to đường kính 0,8-1cm.
- Hạt bảo quản khô thông thường. Nếu gieo ngay tỷ lệ nảy mầm cao hơn.
- 1kg có khoảng 2000 hạt.
Điều 5: Vườn ươm
- Chọn nơi đất tốt, bằng, thoát nước, gần đường giao thông, có hàng rào bảo vệ làm vườn
ươm.

- Đất vườn ươm phải được cày bừa 3 lần cho đất nhỏ, tơi xốp.
- Lên luống rộng 1m, dài 10m.
- Đất luống gieo phải đập nhỏ, nhặt sạch cỏ; đất chua phải khử chua bằng vôi. Đất luống
gieo được bón lót bằng phân chuồng hoai 4-5kg/m2. Trước khi gieo 1-2 tuần đất gieo phải
được khử côn trùng bằng Benlat hoặc Bi58 đều có nồng độ 1% tưới 1 lít dung dịch/m2.
Điều 6: Xử lý hạt
Cho hạt vào túi, bao, rồi ngâm trong nước nóng 80-1000C trong 14-15 giờ, vớt ra rửa chua,
phơi nắng. Ngâm-phơi như vậy 4 ngày liền rồi đem gieo
Thời vụ gieo: vào đầu mùa xuân hay đầu mùa mưa.
Điều 7: Gieo hạt
Gieo theo rạch. Rạch cách nhau 20cm. Hạt cách hạt 4-5cm. Gieo xong lấp đất vừa kín hạt.
Cũng có thể gieo vãi, tốn hạt hơn và khi ấy phải tỉa dặm để điều chỉnh mật độ. Tuỳ vùng có
thể gieo xong cần che phủ bằng rơm, cỏ khô để giữ ẩm hoặc không che phủ (khi ấy phải
tưới nước ngày 2 lần).
Gieo xong tưới đẫm nước, đảm bảo đất luôn đủ ẩm. Sau khoảng 1 tháng hạt nảy mầm.
Thông thường tỷ lệ nảy mầm đạt 30-35%.
Điều 8: Chăm sóc cây con
- Tưới nước hàng ngày đủ ẩm, liên tục 1,5 tháng đầu. Sau đó 2-3 ngày tưới 1 lần.
- Định kỳ làm cỏ phá váng 2lần/tháng, kết hợp tỉa cây mạ nơi dày cây sang chỗ thưa. Từ
tháng 6 đến tháng thứ 10 mỗi tháng 1 lần tưới cho 1m2.
Ngừng chăm sóc 2 tháng trước khi trồng.
- Cây con ít bị sâu bệnh. Nếu có sâu bệnh hại thì dùng các loại thuốc thích hợp có bán trên
thị trường theo hướng dẫn ghi trên nhãn để tưới.
Điều 9: Tạo cây thân cụt (Stump)
* Tiêu chuẩn cây con để tạo cây thân cụt:
+ Cây con 1 tuổi
+ Cây có Dcổ rễ³1cm, cao khoảng 0,5m.
+ Cây khoẻ không bị sâu bệnh.
* Kỹ thuật tạo thân cụt
+ Bứng cây: Tưới đẫm nước, rồi dùng bay, xẻng bứng cây nhẹ nhàng, không làm dập cây,

bong vỏ.
+ Dùng dao sắc, mỏng lưỡi, đòn kê phẳng để chặt. Chặt vát một góc nghiêng 30-450 theo
phương thẳng đứng, cách cổ rễ 3-4cm và không được dập cây. Thân cụt nên trồng hết trong
ngày. Nếu không hết phải để nơi dâm mát, tưới đủ ẩm và không để quá 3 ngày. Nếu địa bàn
trồng rừng cách xa vườn ươm, nơi tạo thân cụt, phải tiền hành hồ rễ phân cho bộ rễ giữ ẩm
và gói bọc bằng bao tải, nilon, trước khi vận chuyển tới nơi trồng. Vận chuyển không làm
dập thân và rễ cây, không để lộ cây ngoài nắng.
Trồng rừng
Điều 10: Thời vụ trồng
Trồng vụ xuân hè vào đầu mùa mưa sau khi có 1 trận mưa rào hoặc trồng vụ hè thu. Tuỳ
vùng mà định tháng trồng phù hợp.
Điều 11: Phát dọn thực bì
Công ty CPTM Đức Phương Trang 22 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
Vào cuối năm, trước khi cuốc hố thực bì được phát toàn diện, chất thành nhiều đóng nhỏ
cách xa nhau để đốt. Đốt theo quy định phòng chống cháy, không để cháy lan.
Điều 12: Cuốc hố
Cuốc hố: kích thước hố 40x40x40cm; lớp đất mặt vun riêng 1 bên hố để khi lấp đưa xuống
dưới hố.
Lấp hố tiến hành trước khi trồng 1 tháng, đất lấp cao hơn miệng hố.
Điều 13: Phương pháp trồng rừng
Phương pháp đảm bảo hiệu quả nhất là phương pháp trồng bằng cây thân cụt.
Điều 14: Phương thức và mật độ trồng
- Trồng thuần loại hay trồng xen cây nông nghiệp.
- Trồng xen cây nông nghiệp theo phương thức nông lâm kết hợp. Mật độ trồng Tếch 1100
cây/ha (3mx3m). Loài cây trồng xen có thể là một trong các loài: Đậu tương, Lạc, Ngô,
Lúa nương, Đu đủ, Thuốc lá, Điều, Đậu tràm.
- Thời gian trồng xen là 2 năm
- Trồng thuần loại: 1700-2200 cây/ha (3mx2m; 3x1,5m)
Điều 15: Kỹ thuật trồng

Dùng cuốc trộn đều đất trong hố, lấp thêm đất, sau đó đào hố nhỏ sâu hơn 20cm, đặt stump
vào cho đứng thẳng, dùng tay vun đất, nén chặt xung quanh, thân cụt nhô cao 2cm trên mặt
đất.
Điều 16: Chăm sóc rừng trồng
Chăm sóc liên tục trong 3 năm đầu:
* Năm thứ nhất: Sau khi trồng chậm nhất 3 tháng phải tiến hành chăm sóc. Nhiệm vụ chăm
sóc là páht dọn thực bì, rẫy cỏ xới vun quanh gốc 1m. Nếu trồng vụ xuân hè thì phải chăm
sóc 2 lần vào quý 3 và quý 4. Nếu trồng vụ hè thu thì chăm sóc 1 lần. Chăm sóc năm đầu
còn có nhiệm vụ trồng dặm để đảm bảo mật độ ban đầu.
* Năm thứ hai: Chăm sóc hai lần với nhiệm vụ như năm thứ nhất.
* Năm thứ ba: Cũng chăm sóc hai lần như năm thứ hai.
Điều 17: Nghiệm thu rừng trồng
Sau khi trồng 3 tháng tiến hành nghiệm thu rừng trồng. Nội dung nghiệm thu:
- Xác định diện tích, các lô khoảnh trồng rừng trên thực địa đối chiếu với bản đồ.
- Tỷ lệ cây sống phải đạt 90% so với mật độ thiết kế
- Cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Kiểm tra việc chăm sóc và trồng dặm.
Điều 18: Nuôi dưỡng, bảo vệ rừng trồng
- Phòng chống cháy rừng, lập đường ranh cản lửa, dọn bỏ vật liệu cháy trên mặt đất rừng
trước mùa khô.
- Phòng chống sâu bệnh hại rừng
- Không để gia súc, người vào chặt phá.
Điều khoản thi hành
Điều 20:Quy trình áp dụng trong phạm vi toàn quốc, thay thế cho quy phạm trồng Tếch do
Bộ Lâm nghiệp ban hành năm 1983.
Các quy định trồng rừng Tếch trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Quy trình có hiệu lực từ ngày ký quyết định.
VI) CÂY SẮN THUẦN
a) Chọn hom:
- Hom giống phải lấy ở những cây đủ già, đặc ruột, sạch sâu bệnh, nhặt mắt, cây phát

triển tốt, có đường kính cây trên 1,5cm. Cây giống phải được bảo quản ở nơi râm mát.
Công ty CPTM Đức Phương Trang 23 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
- Kích thước hom: dùng dao sắc chặt lấy đoạn giữa cây, loại bỏ phần gốc già và phần
ngọn non. Chặt cây thành đoạn hom dài từ 15-20cm, đảm bảo có từ 4-5 mắt trở lên, tránh
làm tổn thương lớp vỏ.
- Bảo quản hom: Sau khi chặt hom, tốt nhất là đem trồng ngay, trong trường hợp chưa
trồng được thì có thể áp dụng một trong các biện pháp sau để bảo quản hom:
+ Chôn hom xuống đất, để nơi râm mát.
+ Dùng bẹ chuối buộc xung quanh bó hom.
+ Dựng đứng hom và phủ rơm, rạ lên trên.
1.Chuẩn bị đất: Đất được dọn sạch cỏ, cày sâu 20-25cm, bừa 2 lượt, trồng bằng hoặc lên
luống tuỳ điều kiện canh tác của vùng. Đất có độ dốc cao nên cuốc hốc trồng trực tiếp theo
đường đồng mức có các băng cốt khí, vỏ vertiver để chống xói mòn.
2. Mật độ:
- Đối với đất bằng: đất tốt phải lên luống. Hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây 0,7-0,8m.
Đảm bảo mật độ 10.500-12.000 cây/ha.
- Đối với đất đồi vệ: Hàng cách hàng 1m, cây cách cây 0,7-0,8m. Đảm bảo mật độ
12.500-14.000 cây/ha.
3.Phương pháp trồng:
Có thể trồng theo hai phương pháp sau :
- Đặt hom nghiêng 15-30
o
, lấp 3/4 độ dài của hom.
- Cắm hom thẳng đứng, phần cắm xuống đất chiếm khoảng 1/3 chiều dài của hom.
phương pháp này đang được dùng phổ biến cho các vùng trồng sắn nguyên liệu ở Thái Lan.
Lưu ý: Cắm đúng phần gốc xuống dưới, phần ngọn lên trên.
Trồng xen với mục đích để bồi dưỡng đất và tăng thu nhập, nên trồng xen với lạc và các
cây họ đậu. Có thể trồng xen 2 hàng lạc giữa 2 hàng sắn. Khoảng cách xen 0,4x0,15x(1-2
cây)/hốc.

b) Bón phân: Do đất trồng sắn (ở miền Bắc) hầu hết đều là đất nghèo dinh dưỡng và ít
được cung cấp phân bón, vì vậy cần phải tăng cường bón phân.
- Phân chuồng 5-10 tấn/ha; đạm 160kg/ha; lân 200kg/ha; kali 160kg/ha, tương đương 5-6kg
đạm + 8kg lân+ 5- 6kg kali/sào.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 50% lượng đạm; bón thúc lần 1 (sau
trồng 40-50 ngày) 50% lượng đạm và 50% kali; bón thúc lần 2 (sau trồng 90 ngày) bón 50%
lượng kali còn lại.
c) Chăm sóc
1. Dặm hom
Sau khi trồng 15-20 ngày cần kiểm tra, nếu hom nào không mọc mầm thì dặm ngay.
Những hom đã mọc mầm tỉa bớt mầm, chỉ để 2-3 mầm/cây.
2. Làm cỏ, chăm sóc
- Lần 1, khi mầm sắn cao 15-20cm: làm sạch cỏ, xới tơi đất.
- Lần 2, sau khi cây sắn mọc mầm 40-45 ngày: làm sạch cỏ kết hợp với bón thúc phân lần
một.
- Lần 3, sau khi cây sắn mọc mầm 70-75 ngày: làm cỏ, vun gốc kết hợp bón thúc phân
lần hai.
3. Tưới nước
Tuy sắn là cây có khả năng chịu hạn và nhu cầu nước ít hơn các cây trồng khác, nhưng
giai đoạn đầu đất cần phải đủ ẩm, nếu gặp hạn cần phải tổ chức tưới.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Công ty CPTM Đức Phương Trang 24 Biên soạn: Văn Hồng Đông
Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu
Một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ chủ yếu đối với các sâu bệnh hại thường gặp trên
cây sắn:
- Mối: Đối với vùng đất dễ nhiễm mối, cần rắc thuốc Basudin hạt khi lên luống với
lượng 1,5kg/sào.
- Rệp và sâu cuốn lá: dùng thuốc hoá học như Regent 800 WP pha tỷ lệ 0,1-0,2%,
Diptrex, Trebon để phun.
Chú ý:

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất được in trên vỏ bao, vỏ chai thuốc để phun
có hiệu quả nhất.
- Chỉ phun thuốc vào sáng sớm, hoặc chiều mát. Không phun khi trời sắp mưa, có gió
lớn.
d) Thu hoạch và bảo quản sắn
1. Xác định thời gian thu hoạch sắn
Dựa vào lý lịch của giống: phải nắm được thời gian sinh trưởng của từng giống sắn để
xác định thời điểm thu hoạch hợp lý. Tránh thu hoạch non hoặc quá già. Thu hoạch xong
chở đến nơi chế biến ngay. Thu hoạch sắn cần chú ý:
- Lúc đào sắn cẩn thận tránh để củ bị cắt hay bị trầy vỏ nhiều.
- Tránh cắt sát gần củ quá. Nên chừa lại một đoạn thân dính với chùm củ, vì như vậy sẽ
hạn chế được sư hư hỏng củ phát sinh từ vết cắt.
- Tránh thu hoạch sắn sau khi trời mới mưa xong hay lúc đất còn quá ẩm.
2. Bảo quản sắn
Bảo quản củ sắn tươi gồm những phương pháp:
- Vùi dưới đất hay vùi cát: Chọn củ sắn già, còn nguyên vẹn, còn cùi và ít bị tróc vỏ gỗ.
Cuống chặt dài hoặc để nguyên cả gốc càng tốt và sau khi thu hoạch không để lâu quá 8
giờ. Chọn nền đất cao không đọng nước. Xếp sắn thành từng lớp xen với những lớp đất
hoặc lớp cát dày 5-7cm. Lớp trên cùng dày 10-15cm và nện chặt để hạn chế ngấm nước. Có
thể xếp sắn và đắp đất thành hình tròn với đường kính đống khoảng 1,5-2,0m, sau khi đắp
đống phải đào rãnh thoát nước xung quanh đống. Với phương pháp này thời gian bảo quản
tối đa có thể là 45 ngày.
- Chôn vùi bằng rơm: chất sắn thành đống và bao phủ bằng một lớp rơm nện đất có thể
bảo quản sắn tươi trong 1 tháng./.
Dự toán trồng 1 ha sắn
TT Hạng mục ĐVT
Số
lượng Đơn giá Thành tiền
I. Tổng chi phí trồng 1 ha sắn
14.945.000

1 Vật tư
6.370.000
- Đạm U rê Kg
150 7.000 1.050.000
- Super lân Kg
240
3.00
0
720.000
- Kali Clorua Kg
120 12.500 1.500.000
- Phân chuồng Tấn
10 200.000 2.000.000
- Thuốc BVTV Chai
8 50.000 400.000
- Thuốc trừ cỏ Chai
14 50.000 700.000
2 Công
67 6.700.000
- Làm đất Công
20
100.00
0
2.000.000
Công ty CPTM Đức Phương Trang 25 Biên soạn: Văn Hồng Đông

×