Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

skkn nghiên cứu những khả năng học tập của học sinh từ đó xây dựng mô hình học tập tốt cho các học sinh có học lực yếu kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 76 trang )


Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 01 Năm 2013

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC
***


Đề Tài Nghiên Cứu Sư Phạm ứng Dụng Trong Giáo Dục


“NGHIÊN CỨU NHỮNG KHẢ NĂNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH TỪ ĐÓ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC TẬP
TỐT CHO CÁC HỌC SINH CÓ HỌC LỰC YẾU KÉM”



GV: Thực Hiện
Phạm Quốc Đạt
(Gv Thể Dục Trường THPT
i
MỤC LỤC
***
MỤC LỤC i
Danh Mục Các Bảng iv
Danh Mục Hình Ảnh Biểu Đồ v
LỜI CAM ĐOAN vi
LỜI CẢM ƠN vii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU x
MỞ ĐẦU 1


Mục đích của nghiên cứu 1
Câu Hỏi Nghiên Cứu. 2
Giới hạn và giả định 2
Phạm vi nghiên cứu 2
Ý nghĩa nghiên cứu 2
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Làm Thế Nào Để Học Giỏi: 4
2.2. Tìm Phương Pháp Học Cho Riêng Cho Mình. 7
2.3. Phát Triển Kỹ Năng Sắp Xếp Thời Gian 10
2.4. Trí Nhớ Chìa Khóa Để Học Tập Tốt: 11
 Rèn luyện trí nhớ - Tài sản vô giá 14
2.5. Động Cơ Học Tập & Quá Trình Học Tập Tốt. 15
Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Thời gian nghiên cứu: 18
2.2. Mô hình nghiên cứu: 18
2.1. Quy trình nghiên cứu: 19
2.3. Phương Pháp Phân Tích Và Tổng Hợp Tài Liệu 20
2.4. Phương Pháp Phỏng Vấn: 20
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 21
3.1. Dùng SPSS Để Kiểm Định Thang Đo 21
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
ii
3.1.1. Kiểm Định Hệ Số Maiser Meyer Olkin (KMO): 22
3.1.2. Kiểm Tra Độ Tin Cậy Cronbach's Alpha Của Thang Đo. 22
3.1.3. Kiểm Định Phương Sai Trích Principal Component. 23
3.2. Trả Lời Câu Hỏi Nghiên Cứu: 23
3.2.1. Thành tích học tập của cách em năm vừa qua thế nào?. Giới tính có ảnh hưởng đến thành tích học tập
hay không ?. 23
3.2.2. Thành Phần Kinh Tế Gia Đình Của Học Sinh Như Thế Nào?. 25
3.2.3. Thành Phần Kinh Tế Có Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Học Tập Của Học Sinh Không?. 26

3.2.4. Nghề Nghiệp Của Cha Mẹ Học Sinh Là Gì?. 27
3.2.5. Nghề Nghiệp Của Cha và Mẹ Có Ảnh Hưởng Đến Thành Tích Học Tập Của Học Sinh Hay Không ? 29
3.2.6. Các Yếu Tố Để Học Sinh Học Tốt Trong Nhà Trường Là Gì ?. 31
 Môi Trường Gia Đình - Động Cơ Cá Nhân Để Học Sinh Học Tập Tốt. 31
3.2.7. Các Phương Pháp Để Học Sinh Học Tập Tốt 33
 Đối Với Môn Tự Nhiên: 33
 Đối Với Môn Xã Hội: 35
3.2.8. Ghi Nhớ Là Chìa Khóa Để Các Em Học Tốt 36
3.2.9. Các Yếu Tố Để Học Tập Tốt Trong Nhà Trường 37
3.3. Xây Dựng Mô Hình Học Tập Trong Nhà Trường. 38
3.3.1. Xây Dựng Môi Trường Gia Đình Và Động Cơ Cá Nhân Để Học Sinh Học Tập Tốt. 39
3.3.2. Xây Dựng Các Phương Pháp Học Tập Giúp Các Em Học Tốt Trong Nhà Trường 41
a/. Lập Sẵn Chương Trình Học 41
b/. Cụ Thể Đi Vào Các Môn Học 42
 Cách Học Môn Lý: 42
 Cách Học Môn Hóa: 43
 Cách Học Môn toán: 44
 Cách Học Môn Ngoại Ngữ: 47
 Cách Học Môn Văn: 48
 Cách Học Các Môn Học Xã Hội: 48
3.3.3. Xây Dựng Những Phương Pháp Ghi Nhớ Hiệu Quả Cho Học Sinh 49
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
iii
 Tưởng Tượng Và Liên Tưởng: 49
 Kết Nối Định Vị Gợi Ý: 50
 Học Thuộc Lòng 50
 Tự Diễn Đạt Theo Ý Của Mình 50
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHIẾU PHỎNG VẤN 55

CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ SỐ LIỆU TRONG SPSS 62
Sử lý thống kê mô tả: 62
Phân tích tần số: 62
Thống kê mô tả: 63
Sử lý kiểm định độ tin cậy: 64
Phép xoay, hệ số KMO, Và hệ số truyền tải 64
Kiểm định cronbach Alpha 64
Cách Thức Tiến Hành Lệnh Frequencies (Tính tần số) 65
Cách Thức Tiến Hành Lệnh Descriptives (Tính Giá Trị Trung Bình) 65
Cách Thức Tiến Hành Kiểm Định T-Test Giả Thuyết Về Trị Trung Bình Của 2 Tổng Thể Độc
Lập(Independent Samples T-Test) 65
Cách Thức Tiến Hành Phân Tích Phương Sai Một Yếu Tố (One-Way Anova – Analysis Of Variance) 65
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
iv
Danh Mục Các Bảng
***
Bảng 1: Bảng Ma Trận Phân Tích Một Phương Pháp Học Cụ Thể 9
Bảng 2: Bảng KMO and Bartlett's Test 22
Bảng 3: Bảng Cronbach's Alpha (Reliability Statistics) (n=46) 22
Bảng 4: Bảng Phương Sai Trích Principal Component 23
Bảng 5 : Thành tích học tập của các học sinh năm học 2011- 1012 (n=577) 24
Bảng 6: Bảng t
test
kiểm định thành tích học tập và giới tính của học sinh (n=577) 24
Bảng 7: Thống Kê Mô Tả Thành Phần Kinh Tế Gia Đình Của Học Sinh (n=577) 25
Bảng 8: Phương Sai Một Yếu Tố Về Sự Khác Biệt Giữa Kinh Tế (thu nhập TB của gia đình) Và Quá Trình Học
Tập Của Học Sinh 26
Bảng 9: Thống kê nghề nghiệp của (thân mẫu) người mẹ của học sinh (n=577) 27
Bảng 10: Thống kê nghề nghiệp của thân phụ học sinh (n=577) 28
Bảng 11: Phân Tích Phương Sai Một Yếu Tố (One Way ANOVA) Nghề Nghiệp Của Thân Mẫu Học Sinh Đối Với

Quá Trình Học Tậpcủa Học Sinh. 30
Bảng 12: Phân Tích phương sai một yếu Tố (One Way ANOVA nghề nghiệp của (thân phụ) học sinh đối với quá
trình học tập 31
Bảng 13: Thống kê mô tả các yếu tố môi trường, hình thức học tập và động cơ để học sinh học tập tốt. 31
Bảng 14: Thống kê mô tả các phương pháp học tập môn tự nhiên của học sinh (n=577) 34
Bảng 15: Thống kê mô tả các phương pháp học tập môn xã hội của học sinh (n=577) 35
Bảng 16: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của khả năng ghi nhớ (n=577) 36
Bảng 17: Thống kê mô tả các yếu tố để học học sinh học tập tốt (n=577) 37
Bảng 18: Tóm tắt mô hình các yếu tố để học học sinh học tập tốt 38
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
v
Danh Mục Hình Ảnh Biểu Đồ
***
Hình 1: Các thủ khoa đại học năm 2003. 4
Hình 2: Các giai đoạn của quá trình học 6
Hình 3: Minh họa sắp xếp bố trí thời gian hợp lý 10
Hình 4: Minh họa bộ não và ghi nhớ của con người 12
Hình 5: Minh họa biểu đồ câu hỏi phỏng vấn động cơ học tập (nghiên cứu của Trung tâm đánh giá và kiểm định
chất lượng giáo dục TP.HCM) 16
Hình 6: Mô hình nghiên cứu khả năng học tập của học sinh 18
Hình 7: Quy trình nghiên cứu 19
Hình 8: Các phép phân tích kiểm định 20
Hình 9: Biểu Đồ Thể Hiện Sự Thu Nhập TB Của Cha Mẹ Học Sinh 26
Hình 10: Biểu đồ minh họa nghề nghiệp thân mẫu học sinh 28
Hình 11: Đồ thị thể hiện sự phân bố nghề nghiệp của thân phụ học sinh 29
Hình 12: Biểu đồ thể hiện các yếu tố động cơ để học sinh học tập tốt chiếm từ mức đồng ý trở lên 33
Hình 13: Biểu đồ phương pháp học tập các môn tự nhiên 35
Hình 14: Biểu đồ phương pháp học tập các môn xã hội 36
Hình 15: Biểu đồ các yếu tố để học sinh học tập tốt 37
Hình 16: Mô hình học tập của học sinh 39


Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
vi
LỜI CAM ĐOAN
***


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi chưa được công bố trên bất kỳ các công trình nào khác, các
kết quả và số liệu sử lý trong nghiên cứu là trung thực, Tất cả các
số liệu, hình ảnh, biểu đồ.v.v… nếu lấy từ các nguồn tài liệu tôi
đều có trích dẫn rõ ràng và có nguồn gốc.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực của nghiên
cứu này.
Tác giả nghiên cứu

Phạm Quốc Đạt

Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
vii





LỜI CẢM ƠN
***
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Các thầy {Thầy Trần Thế Hòa Tổ
TD, Thầy Phạm Trần Trọng Trí Tổ TD, Thầy Trần Đình Hữu Tổ TD,
Thầy Phan Xuân Vinh Tổ Anh Văn} Là các giáo viên Trường THPT

Thủ Đức đã giúp tôi thu thập số liệu.
Cảm ơn các em học sinh các khối lớp 10, 11, 12 Trường THPT
Thủ Đức đã tiếp nhận phiếu phỏng vấn và trả lời các phiếu phỏng vấn
một cách khách quan giúp cho đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng
này hoàn thành!
Tác giả
Phạm Quốc Đạt



Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
ix

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

****


GDTC: Giáo dục thể chất.
H.s Học sinh.
Mean: Giá trị trung bình
Sig. Giá trị P
valua.
Std.Dev: Độ lệch chuẩn
TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
THPT Trung học phổ thông
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
x

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

***
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu những
khả năng học tập của các học sinh Trường THPT Thủ
Đức cụ thể là 577 học sinh của 3 khối lớp (10, 11, 12) từ
đó tìm hiểu những điểm chung nhất của các học sinh về
các điều kiện cần và đủ để một học sinh có thể học tập tốt.
Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp, phác thảo và xây
dựng một mô hình học tập cho các học sinh có học lực
yếu kém, góp phần nâng cao thành tích học tập của học
sinh và chất lượng giáo dục của Trường THPT Thủ
Đức



Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
1


MỞ ĐẦU
Trong xã hội ta việc học luôn có ý nghĩa quan trọng đối với mọi người, hầu hết các
bậc cha mẹ đều muốn con cái của mình học giỏi chăm ngoan, hầu hết các bạn học sinh còn
ngồi trên ghế nhà trường cũng đều mơ ước được học giỏi. Có người cho rằng học giỏi là phải
có sự siêng năng (cần cù bù thông minh), người khác lại nói phải nhạy bén tiếp thu thì sẽ học
tập tốt, cũng có ý kiến cho rằng động lực và không gian là điều quan trọng nhất, còn phương
pháp học, khả năng nhớ và tổng hợp cũng quan trọng chứ v.v….
Làm thế nào để học giỏi hả thầy một học sinh lớp 11 hỏi tôi như thế …. Tôi mỉm cười
và đưa ra rất nhiều lời giải thích và phân tích bằng với tất cả những gì tôi biết trong khả năng
của tôi như: (hãy chăm chỉ, hãy lắng nghe lời giảng của giáo viên, hãy đọc sách thật nhiều,
hãy học nhóm, học thêm v.v…) mỗi mục tôi đều liệt kê những phương án và những mục cụ thể
để một học sinh như em đang hỏi tôi có thể học tốt và hiểu bài, nhưng tôi không chắc những

suy nghĩ và lời nói của mình có đúng và có thiết thực với các em không ?, có thiết thực với xu
thế giáo dục hiện nay không?. Vì các phương pháp mà tôi đang nói ở trên, tôi đã áp dụng cách
đây gần 20 năm rồi Để tìm hiểu câu trả lời này đồng thời cũng là một nghiên cứu có thể
giúp các em học sinh có học lực từ loại yếu đến học lực loại trung bình có thể học tập tốt và
vươn lên, tôi quyết định phải tìm hiểu cách thức để một học sinh có thể học tập tốt, tôi đã
tham khảo rất nhiều tài liệu các bài báo, mạng internet viết về các phương pháp học tập, để có
thể giúp cho các học sinh học tập tốt, và tôi đã thu được rất nhiều đề xuất và những gợi ý xây
dựng kích thích tiềm năng học tập của các học sinh. Tuy nhiên để một học sinh học tập chăm
chỉ, tiếp thu bài tốt và đạt được thành tích, thì việc tìm ra một phương pháp không phải là dễ,
tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu những khả năng học tập của học sinh từ đó xây dựng
mô hình học tập tốt cho các học sinh có học lực yếu kém”.
Mục đích của nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu những khả năng học tập của học sinh Trường
THPT Thủ Đức từ đó phác thảo xây dựng một mô hình học tập cho các học sinh có học lực
yếu góp phần nâng cao thành tích học tập của học sinh.
Từ mục đích nghiên cứu chúng tôi có những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải
quyết mục đích nghiên cứu như sau:
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
2

Câu Hỏi Nghiên Cứu.
1. Thành tích học tập của cách em năm vừa qua thế nào?. Giới tính có ảnh hưởng đến
thành tích học tập hay không ?.
2. Thành phần kinh tế gia đình của học sinh như thế nào?.
3. Kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh không ?.
4. Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh là gì?.
5. Nghề nghiệp của cha và của mẹ có ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh hay
không ?.
6. Các yếu tố để học sinh học tốt trong nhà trường là gì ?.
Giới hạn và giả định

Giới hạn:
Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu học sinh cấp 3, cụ thể là Trường THPT Thủ
Đức TP.HCM với số học sinh được phỏng vấn nghiên cứu là 577 học sinh ở 3 khối lớp (lớp 10,
lớp 11, lớp 12). Kết quả nghiên cứu tác giả hi vọng sẽ góp phần bổ sung nhất định cho các cơ sở
lý thuyết về các giải pháp nhằm cải thiện năng suất và chất lượng học tập của học sinh Trường
THPT Thủ Đức nói riêng và các trường cấp 3 nói chung, góp phần cải thiện một phần nào đó
chất lượng giáo dục và đào tạo trong xu thế GD hiện nay ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Giả định:
Giả định bảng câu hỏi phỏng vấn được các học sinh trả lời hiểu và cảm nhận được, và học
sinh được phỏng vấn trả lời đúng những gì mà các em suy nghĩ.
Phạm vi nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu thuộc phạm vi nghiên cứu hành vi của con người về động cơ, nhu
cầu, về ý thức tự học của các học sinh cấp 3 trong đó có một số tác động của các yếu tố ngoại
cảnh. (tài chính, môi trường, gia đình, xã hội….) điều này sẽ được chứng minh qua phần kết
quả nghiên cứu.
Ý nghĩa nghiên cứu
Với cách tiếp cận hệ thống, đề tài sẽ cho ra những phương pháp phân tích tổng thể, từ đó
nhận diện được các vấn đề thực trạng về những khả năng học tập tốt của học sinh từ đó chọn
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
3

lọc và đưa ra mô hình học tập cho các học sinh Trường THPT Thủ Đức, TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ nhận diện được các nhu cầu, động cơ, các năng lực tự
học, các yếu tố ngoại cảnh tác động đến những khả năng học tập của học sinh cấp cải thiện
được một số yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan trong quan điểm học tập của học sinh, Đề tài
sẽ góp phần giúp cho thành tích học tập và giảng dạy của thầy trò Trường THPT Thủ Đức
phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
4


Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
***
2.1. Làm Thế Nào Để Học Giỏi:
Theo Việt Báo (Tuổi Trẻ) đăng trên website khi phỏng vấn các thủ
khoa đại học năm 2003 được đăng như sau:

Hình 1: Các thủ khoa đại học năm 2003.
Nguồn Việt Báo (TuoiTre) website
Đằng sau ánh hào quang của danh hiệu thủ khoa là biết bao mồ hôi khổ luyện. Một
cuộc gặp gỡ phỏng vấn các thủ khoa có điểm cao nhất của các đại học năm 2003 đó là [(Lê
Vũ Lâm - thủ khoa ĐH Bách khoa TP.HCM, khối A), (La Lễ Phúc - thủ khoa ĐH Y dược
TP.HCM, khối B), Phan Thanh Hà - điểm cao nhất khối D1, ĐH Sư phạm TP.HCM) và (Lê
Thư Phương Quỳnh - điểm cao nhất khối C, ĐH KHXH&NV TP.HCM _ “Hình” )] cùng trò
chuyện về cách học và đường đi đến ngôi vị quán quân các trường ĐH của mình đa số các
bạn đều thống nhất quan điểm:
- Tẩy chay học vẹt: “Muốn học giỏi phải có “chiêu” học tập riêng của mỗi người” Lê
Vũ Lâm khẳng định. Với những môn khoa học tự nhiên, bí quyết để học tốt của Lâm và Phúc
là: “Phải làm nhiều bài tập và tự giải theo cách của mình để tìm ra các dạng bài Không
đầu hàng trước các bài khó. Giải chưa được thì tìm bạn tranh cãi, nếu vẫn bí mới hỏi thầy cô.
Như vậy nhớ rất lâu ”.
Hệ thống các kiến thức đã học là việc cần thiết vì các bài học thường liên quan với
nhau. Bất kỳ môn nào nếu lý thuyết được hiểu đến nơi đến chốn sẽ giải quyết bài tập nhanh.
“Cây văn” Phương Quỳnh từ khi vào cấp III đã “cự tuyệt” với văn mẫu. Quỳnh tìm sách của
Từ trái qua: Lê Thư Phương
Quỳnh, La Lễ Phúc, Phan
Thanh Hà và Lê Vũ Lâm
Thủ khoa Đại học năm 2003
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
5


các giảng viên ĐH, đọc và tìm những suy nghĩ của chính mình, luyện cách diễn đạt ý. Với
môn sử, địa, Quỳnh đọc qua một lượt để hiểu, ghi lại những ý chính; sau đó tìm thêm sách
đọc, so sánh, bổ sung số liệu. Còn theo Hà, để học tiếng Anh giỏi phải nắm vững ngữ pháp,
giải bài tập nhiều. Cách học từ vựng dễ nhớ nhất là nên học theo ngữ cảnh, học từng từ dù dễ
thuộc nhưng lại rất mau quên. Tất cả đều kịch liệt phản đối “chuyện học vẹt” và cho rằng đó
chỉ là cách đối phó với những bài kiểm tra. Muốn thi ĐH cần phải có kiến thức thật sự của
mình, phải chịu khó và quyết tâm.
- Khắc Phục Môn Học Còn Yếu: Bạn nghĩ thủ khoa đâu dễ gì bị bí, nhất là với những
môn trong khối thi của mình? Thế mà có đấy. Với Hà: “Môn văn hơi yếu nên thường phải bắt
đầu bằng những đoạn viết ngắn. Khi thấy ổn thì viết tiếp những đoạn dài hơn”. Phúc lại
luyện môn sinh học theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, học từng chi tiết nhỏ, nhớ những ý chính
rồi học đi học lại nhiều lần cả bài cũ lẫn bài mới và “thế là nhớ bài thôi”. “Mình hơi ớn khi
đụng những sơ đồ, lược đồ của môn địa. Vì vậy, cách duy nhất là mở tập hình vẽ bản đồ, nhìn
thật kỹ để ghi vào bộ nhớ những hình ảnh đó” học bình thường các môn yêu thích và đầu tư
thời gian cho các môn xã hội yếu, Để tăng thêm vốn Anh ngữ, cần mua các phần mềm Anh
văn, sách song ngữ về tự học
Không Thích Việc “Thầy Đọc Trò Chép”: Dù mỗi người đều tự tìm cho mình một
phương pháp học riêng nhưng các bạn đều thích học “học nhóm để cùng thi xem ai làm bài
nhanh hơn, ai có cách giải hay hơn ”. Quan niệm “thầy đọc trò chép” ở phổ thông bị các
bạn đánh bật. Các bạn khảng định chắc nịch: “Tự ghi chép trong quá trình nghe giảng rất có
hiệu quả!”. Tất cả đều cho rằng: “Nếu nghe giảng rồi tự ghi lại ý chính, mình đã học bài
được hai lần. Còn những ý nảy ra lúc đó, mình ghi chú bằng bút chì bên cạnh”
Theo website phân tích và nhận định để có được một
phương pháp học tập hiệu quả cần phải có 3 giai đoạn đó là
1. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn trước khi học, bao gồm: (nhận thức, kiểm soát
bản thân và lên kế hoạch học tập).
2. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn trong quá trình học, được thể hiện: (Thực hiện và
lựa chọn môn học).
3. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sau khi học có một yếu tố là cần đúc kết và tổng
hợp lại bài các vấn đề đã học.

Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
6

Mỗi giai đoạn có đặc thù riêng cần phải chú ý (hình).

Hình 2: Các giai đoạn của quá trình học
Nguồn
(Tác giả vẽ lại từ Mindjet mindmanager)
Giai đoạn thứ nhất (Trước khi học): Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu
cầu mà quá trình học đòi hỏi, phải biết quản lý những đặc điểm tính cách Giả sử bạn là một
người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó
đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn học nữa  hãy tìm cách để kiểm soát cơn
giận đó hãy dùng những biện pháp đơn giản chẳng hạn như (trước khi học, hãy viết những
câu nhắc nhở lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để
trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó
lại bắt tay làm lại từ đầu để tìm ra được những vướng mắc của bài toán ). Bước tiếp theo là
lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một. Ví dụ như bạn quy định
trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho
mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia
đều ra mỗi môn học trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn
hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó
phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích
hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.
Giai Đoạn Thứ Hai (Trong Quá Trình Học): Tính linh động trong việc đưa ra những
lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này chúng ta
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
7

đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó thì cần áp dụng một bất
đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh

bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này chúng ta sẽ phải đặt mình trước
hai sự lựa chọn.
- Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn
khác.
- Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách
vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.
Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, chúng ta sẽ phải chọn cách
hai nếu như không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia khi gặp lại bài toán này trong một
bài kiểm tra, chúng ta có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng
bất đẳng thức A hay không?.
Giai đoạn thứ 3 (Sau khi học xong): Trong giai đoạn cuối cùng này hãy tự thực hiện
một "cuộc càn quét" lại những gì mà đã học được. Chẳng hạn chúng ta có thể ghi lại vào một
mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý mà
chúng ta vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ để ghi nhớ. Ðây sẽ
chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì
mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh
bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống
sách vở cũ.
2.2. Tìm Phương Pháp Học Cho Riêng Cho Mình.
Website giới thiệu cách học hiệu quả
như sau:
Chúng ta cần hiểu rõ các vấn đề sau:
 Bản thân.
 Khả năng học của bạn.
 Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng.
 Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học.
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
8

Hiểu rõ bốn vấn đề trên chúng ta sẽ học tập một cách tốt nhất có thể. Châm ngôn có câu

có thể bạn học môn Vật lý khá dễ dàng nhưng lại trật vật khi học đánh tennis và chơi các môn
thể thao (hoặc ngược lại). Tuy nhiên, mọi việc học đều có điểm chung, chúng bao gồm các
bước cơ bản sau: (bảng ma trận 1).
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
9

Bảng 1: Bảng Ma Trận Phân Tích Một Phương Pháp Học Cụ Thể
Bắt đầu
với
những
kinh
nghiệm
đã có
Trước đây bạn đã học như thế nào? Bạn có:
 Thích đọc không?, Giải toán?, Ghi nhớ?, Diễn thuyết?, Dịch?, Nói trước đám đông?.
 Biết cách tóm tắt? .
 Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học?.
 Ôn tập kiểm tra?.
 Có các thông tin từ các nguồn khác nhau? .
 Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?.
 Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?.
Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu
quả nhất? Kém hiệu quả nhất?. Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất?
Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?
Liên hệ
với việc
học hiện
tại
 Tôi thích học cái này đến mức nào?
 Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?

 Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?
 Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?
 Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?.
 Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện này để thành công không?
 Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?
 Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến những kinh
nghiệm đã có và hiện tại chưa?
Cân nh
ắc
quá trình
và vấn đề

 Tiêu đề là gì?
 Các từ khóa có bật ra ngay không?
 Tôi có hiểu không?
 Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?
 Tôi có biết các vấn đề liên quan không?
 Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?
 Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay không?
 Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?
 Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học không?
 Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?
 Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?
 Tôi có dừng lại và tóm tắt không?
 Tôi có dừng lại và xem nó có logic hay không không?
 Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)
 Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
10


Li
ệu tôi có cần thảo luận với bạn c
ùng h

c đ
ể “ti
êu hóa” các thông tin này không?

 Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ thư hay là một
chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?
Cùng
nhìn lại
 Tôi đã học đúng cách chưa?
 Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?
 Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?
 Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?
 Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân mình hay chưa?
 Tôi đã thành công?
Nguồn
2.3. Phát Triển Kỹ Năng Sắp Xếp Thời Gian
Mục đích là để bạn biết được mình đang sử dụng thời gian như thế nào, bạn nên dành
quỹ thời gian cho những công việc gì?, những ưu tiên gì để có thể thành công trong học tập
trong khi vẫn có những hoạt động khác chi phối như (đi vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho
gia đình…). Các nhà chuyên môn cho rằng sắp xếp thời gian học sẽ giúp cho học sinh học tập
hiệu quả, sau đây là một số trích dẫn về quản lý thời gian







Hình 3: Minh họa sắp xếp bố trí thời gian hợp lý
Nguồn
 Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học, liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được
không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ?. Có tổng kết
và cập nhật sau mỗi tuần.
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
11

 Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước, khi thi thì nên làm các
mục mình thấy dễ trước.
 Hãy học bài ở những nơi mà bạn ít bị phân tán để có được sự tập trung cao độ, ngoài
thời gian học ra bạn phải có “thời gian chết” [ Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp
trong đôi lát… ]
 Cần xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học, cũng rất cần thiết xem qua các tài
liệu ngay sau giờ học, nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn rất dễ quên
bài nhất.
 Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (To-Do list)danh sách những việc cần làm:
(Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào trước việc nào sẽ làm
sau, hoặc hoãn lại. Công việc nào cần làm trong một thời gian dài).
 Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/tháng (sổ nhật ký): Đánh dấu các buổi hẹn,
đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu của riêng bạn,
nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (quyển sổ sẽ khiến bạn học vào đầu
nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu cho riêng minh ví dụ như (Điều
đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì. Còn trước khi đi ngủ thì
xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa).
 Lịch ghi kế hoạch lâu dài sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch
trước những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt
quỹ thời gian của mình.

2.4. Trí Nhớ Chìa Khóa Để Học Tập Tốt:
Chúng ta có bao giờ bỏ quên một vật, hay quên làm việc gì hay không? Đó là một trong
những dấu hiệu cho thấy hoạt động trí não và trí nhớ của bạn giảm dần. Một trong những yếu
tố để học tập tốt là phải có trí nhớ khi chúng ta càng làm việc, càng cố ghi nhận tìm hiểu thì ta
càng nhớ được lâu hơn, nhiều hơn. Nếu chúng ta biếng suy nghĩ, không chịu để trí óc hoạt
động thì trí nhớ mỗi ngày một kém đi. Do vậy, để giúp trí não hoạt động, các chuyên gia đã
chỉ ra rằng:
Trí nhớ có 3 loại chính:
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
12

1. Trí nhớ hình tượng: Hương vị mặn ngọt, nóng lạnh, hình bóng…
2. Trí nhớ cảm xúc: Là một dạng đặc biệt, vì cùng chứng kiến một sự kiện nhưng
mỗi người thường có cảm xúc không giống nhau.
3. Trí nhớ logic: Nhớ theo tư duy, suy luận logic.

Hình 4: Minh họa bộ não và ghi nhớ của con người
Nguồn
Ba dạng trí nhớ tồn tại đồng thời, tuy nhiên tùy theo thời kỳ sinh học mà loại này
chiếm ưu thế hơn hai loại kia. Dạng trí nhớ hình tượng và logic giữ vai trò quan trọng nhất ở
tuổi học sinh. Bởi lẽ, tất cả những gì liên quan tới kiến thức toán, lý, hóa, văn… đều gắn bó
với trí nhớ logic, với sự hỗ trợ của trí nhớ hình tượng.
Có những học sinh thích lặng lẽ học bài một mình, đó là những bạn có trí nhớ hình
tượng phát triển. Ngược lại có những bạn ít đọc sách, chủ yếu nghe giảng và thích học nhóm,
trao đổi với bạn bè. Điều đó cho thấy chúng ta thường chỉ thích chọn và luyện cho mình một
dạng trí nhớ mà bỏ phí những khả năng ghi nhớ khác.
Để tăng cường trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải biết cách xoá bỏ những thông tin không
có ý nghĩa, hoặc cố nhớ một cách máy móc những thứ mình không hiểu. Thật ra, với những
"hiểu biết" không có tác dụng gì thì không cần nhớ và các "tri thức" nếu chưa hiểu rõ mà nhớ
thì cũng chẳng có tác dụng gì (cần chọn lọc những tri thức mà mình hiểu)

Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
13

Như vậy, để nâng cao trí nhớ, phải hiểu những nội dung tri thức đã học được, đây là
điều hết sức quan trọng các vấn đề để tăng cường trí nhớ (Đọc thêm tìm hiểu bài, các mẹo học
để hiểu và nhớ bài). Có lẽ sẽ có người phản đối rằng: để đối phó với các kỳ thi không thể
không dùng đến những cách nhớ này. Hẳn nhiên, việc giáo dục của các trường học hiện nay
buộc học sinh thường phải dùng cách nhớ máy móc chỉ với mục đích thi cử, xong rồi quên.
Rõ ràng, cách ghi nhớ máy móc không hề mang lại kết quả tốt.
Phải nắm bắt được vấn đề nêu ra: Khi đọc một cuốn sách, học một bài học xã hội, làm
một bài tập môn tự nhiên hay xem một bộ phim, bạn hãy cố thử tìm xem vấn đề chính của câu
chuyện này là gì? Có như thế bộ não của bạn mới có cơ hội làm việc, sắp xếp, suy luận vấn đề
một cách chính xác và là tiền đề cho sự ghi nhớ của chúng ta vấn đề tiếp theo các chuyên gia
cũng cho rằng phải để trí não bạn làm việc một cách tự nhiên, khách quan không nên gò ép và
khi suy nghĩ một vấn đề nào đó, bạn nên xét vấn đề đó ở nhiều khía cạnh khác nhau, loại bỏ
những ý kiến chủ quan khiến cho trí não trở nên lộn xộn, dễ phát sinh sự mau quên.
Một vấn đề quan trọng nó nằm sâu trong tiềm thức chúng ta là phải tập trung tư tưởng
không nên suy nghĩ nhiều vấn đề cùng một lúc. Nếu đang suy nghĩ vấn đề gì thì bạn nên để trí
óc của bạn vào việc ấy, đừng nên để vấn đề khác chen vào. Và nên thường xuyên tự tập nhớ:
(thử tập nhớ lại một câu chuyện ngắn có cả lời thoại (chuyện vui cười), hoặc một bản tin ngắn
trên tivi, hoặc lời thầy cô giảng, hoặc phương pháp làm một dạng bài tập trong môn tự
nhiên…), tập nhớ những hình ảnh đi kèm những sự kiện: [Khi tới nhà bạn bè chơi, nhiều khi
bạn không nhớ tên đường đi, nhưng bạn vẫn nhớ một vài đặc điểm nào đó trên đường đi như:
gần ngã tư có cây bàng to hoặc cạnh cây xăng…] Khi học các bài học dài câu từ khó nhớ dễ
làm bạn chán nản, tạo cảm tưởng lâu thuộc. Bạn có thể tìm những từ cần nhớ rồi gạch dưới,
khiến cho bài bị cắt đoạn thành khúc, tạo cảm tưởng như bài ngắn hơn. Đây cũng là một trong
những cách giúp cho chúng ta học bài hiệu quả, cuối cùng là không nên học thuộc lòng ngay
mà trước đó phải tóm tắt ý chính rồi sau đó chuyển ý chính thành ý của mình, tuy không hoàn
toàn giống nguyên văn nhưng đúng là được. Riêng đối với các bài thơ văn thì bạn phải học
thuộc lòng từng chữ, từng câu mới hiểu hết được nội dung. Trí nhớ của mỗi người làm việc

theo các kiểu riêng của nó. Có bạn chỉ cần nghe giảng bài là nằm chắc nội dung nhưng có bạn
cứ phải đọc to nhiều lần mới nắm được vấn đề. Đặc biệt có bạn chỉ cần đọc một hai lần là có
thể thuộc cả bài thơ dài…
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
14

 Rèn luyện trí nhớ - Tài sản vô giá
Vì thế, để có bản lĩnh cao cường về trí nhớ, học đâu nhớ đấy, bạn hãy rèn luyện trí
nhớ- tài sản vô giá của bạn. Sau đây là những lưu ý để cho bạn áp dụng cả 3 loại trí nhớ: Hình
tượng (nhìn), logic (nghe) và cảm xúc, các nhà chuyên môn đã nghiên cứu và đưa ra những
kinh nghiệm quý báu:
1) Ôn tập: Ôn tập là mẹ của trí nhớ, lập đi lập lại nhiều lần sẽ tạo thành mối liên hệ
thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ.
Nhưng học thuộc mà không hiểu thì cũng sẽ bị quên. Vì vậy, ôn tập cần phải
đủ hai phần đó là hiểu sâu và nhớ kỹ.
2) Cần hiểu rõ mục đích ghi nhớ: Trong một thực nghiệm, người ta đưa cho học sinh
hai loại tài liệu dài và khó như nhau, dặn: ngày mai sẽ kiểm tra tài liệu A, và tài
liệu B thì hai tuần nữa sẽ kiểm tra. Sau đó, cả tài liệu A và B đều kiểm tra sau
hai tuần, kết quả cho thấy hiệu quả ghi nhớ của tài liệu B cao hơn rất nhiều tài
liệu A. Rõ ràng, đề ra nhiệm vụ “cần phải nhớ lâu” có tác dụng rất lớn đối với
trí nhớ. Vì thế, khi tạm thời ghi nhớ để đối phó với thầy cô hoặc để đi thi, quả
nhiên ngay lúc ấy có thể nhớ nhưng rất chóng quên, chính là do không có mục
đích ghi nhớ lâu dài.
3) Cần tích cực hoạt động thực tế: Luôn quan sát, nắm bắt thông tin, tổng hợp thành
quy luật. Vì nó có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Ví dụ: học lý - hóa cần
tự tay làm thí nghiệm, học địa lý cần kẻ bảng, vẽ hình.
4) Cần hiểu rõ ý nghĩa nội dung ghi nhớ: Hiệu quả của hiểu và nhớ bài thường cao
hơn ghi nhớ máy móc rất nhiều. Riêng đối với những tài liệu khô khan như
niên đại, số liệu, thuật ngữ…, ta cố gắng tạo ra mối liên hệ hoặc ý nghĩa nhân
tạo để giúp cho dễ ghi nhớ (liên tưởng).

5) Sắp xếp hợp lý: Cùng một số lượng tài liệu, nhất là khi tài liệu quá dài, nếu ta cứ
học từ đầu đến cuối, sẽ lâu thuộc hơn so với cách học chia đoạn, rồi cuối cùng
tổng hợp lại.
6) “Tính chất” ảnh hưởng đến tài liệu ghi nhớ: Sẽ rất dễ nhớ hơn với các tài liệu
trực quan, hình tượng, giàu cảm xúc, có vần điệu… Vì thế, hãy sưu tầm hoặc
Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục
15

tự soạn những định lý toán, những bài ngữ pháp, dưới các dạng ca dao, hò vè
(chơi mà học) … dễ học, dễ thuộc lại nhớ lâu.
7) Hiểu và áp dụng: Những lưu ý cho cả ba loại trí nhớ trong việc học tập, tuân thủ
những quy luật khoa học của trí nhớ, có như vậy bạn sẽ đạt được kết quả mỹ
mãn. Không những thế, vì trí nhớ là một tư duy khoa học còn sẽ theo ta suốt cả
cuộc đời hoạt động, nên dù bạn đã có hoặc chưa có “trí nhớ tốt”, xin bạn hãy
tiếp tục rèn luyện, không bao giờ là muộn cả.
2.5. Động Cơ Học Tập & Quá Trình Học Tập Tốt.
Theo báo khoa học phổ thông đăng ngày Thứ sáu 04/06/2010 trình bày nghiên cứu của
Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục TP.HCM về động cơ học tập của học
sinh hiện nay khi thống kê phần phỏng vấn “Học để làm gì?” Nghiên cứu được thực hiện ở 4
thành phố lớn: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, với 981 học sinh phổ thông trung
học, 322 sinh viên cao đẳng và 697 Sinh viên đại học. Khi được hỏi ý kiến về động cơ thúc
đẩy việc học tập, kết quả thu được xếp theo mức độ từ cao đến thấp như sau:
 Có việc làm tốt trong tương lai (95%)
 Có sự hiểu biết rộng (94%)
 Tự khẳng định mình (81,5%)
 Phục vụ cho đất nước (74,7%)
 Được mọi người kính trọng (71,5%)
 Trở nên giàu có (69,1%), làm vui lòng gia đình (66,8%)
 Không thua kém bạn bè (62,5%), trở thành lãnh đạo (50,2%)
 Thỏa mãn ý thích cá nhân (46,7%), có thể đi du học (44,7%)

 Trở nên nổi tiếng (23,2%).

×