Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

nhóm 5 phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển hạ tầng thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.07 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THANH HÓA

GIẢNG VIÊN HD: NGUYỄN NGỌC THỨC
NHÓM : 05
LỚP : CDKT14BTH
THANH HÓA, THÁNG 12 NĂM 2014
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 05
TT Họ và tên MSSV Ghi chú
1 Lê Thị Thương 12010523
2 Lê Thị Hiền 12010513
3 Lê Thị Giang 12004
4 Phạm Tuấn Anh 12001033
5 Lê Ngọc Bắc 12004993
6 Nguyễn Thị Ngọc 12010543
7 Nguyễn Sỹ Tuân 12010503 Nhóm trưởng
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


















Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2014
Giảng viên
1
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 05 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 5
Kinh tế việt nam đang hòa nhập với kinh tế thế gới, Việt Nam gia
nhập WTO năm 2007 có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế nước nhà
. Nó đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng đồng nghĩa
với việc các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức ngày càng
lớn. Do nền kinh tế của thế giới có nhiều biến động đã tác động đến nền
kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và tác động đến nền kinh tế
Việt Nam nói riêng, mà cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh trong
nước.Do đó tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng
gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ hiện nay 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH 6

1.1. Khái niệm, vai trò ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 6
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 6
1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 7
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 8
1.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 10
1.2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 10
1.2.2. Doanh thu 10
1.2.3. Chi phí 12
1.2.4. Lợi nhuận 14
2
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ
TẦNG THANH HOÁ 21
2.1. Một số thông tin cơ bản về Công ty: 21
2.1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển hạ
tầng Thanh Hóa 21
2.1.2: Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 21
2.2.Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty tnhh một thành viên đầu tư
phát triển hạ tầng thanh hoá 22
2.2.1.Phân tích cơ cấu 22
2.2.1.1.Bảng cân đối kế toán 22
2.2.1.2. Báo cáo thu nhập 27
2.2.2. Phân tích tỷ số tài chính 29
2.2.2.1. Đánh giá khả năng sinh lời 29
2.2.2.2. Phân tích hiệu suất tài sản (vòng quay tài sản) 31
2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động SX-KD 34
2.2.2.4. Đánh giá khả năng thanh toán nợ 35
2.2.2.5 Đánh giá khả năng quản lý nợ 38
2.2.3. Đánh giá về mức tăng trưởng thu nhập 40
2.2.3.1 Tỷ số tăng trưởng: 40

2.2.3.2. Tỷ số giá trị thị trường: 41
2.2.3.3 Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu: 41
2.2.3.4. Tỷ số giá thị trường 42
2.3. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty 43
3
CHƯƠNG 3 : 45
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THANH HOÁ 45
3.1. Kiến nghị 45
3.2. Giải pháp 45
3.2.1. Quản trị khoản phải thu: 45
3.2.2. Quản trị tiền mặt: 46
KẾT LUẬN 47
4
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế việt nam đang hòa nhập với kinh tế thế gới, Việt Nam gia nhập
WTO năm 2007 có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế nước nhà . Nó đã
mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng đồng nghĩa với việc các
doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn. Do nền kinh
tế của thế giới có nhiều biến động đã tác động đến nền kinh tế của các nước
trên thế giới nói chung và tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng, mà cụ
thể là các doanh nghiệp kinh doanh trong nước.Do đó tình hình hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ
hiện nay.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đi sâu nghiên cứu phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua đề tài “PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THANH HOÁ ".
5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Khái niệm, vai trò ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho các
nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh. Những thông
tin có giá trị và thích hợp cần thiết này thường không có sẵn trong các báo cáo
tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có được những
thông tin này phải thông qua quá trình phân tích.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản với qui mô nhỏ, nhu cầu
thông tin cho các nhà quản lý chưa nhiều thì quá trình phân tích cũng được
tiến hành đơn giản, có thể được thực hiện ngay trong công tác hạch toán. Khi
sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển với qui mô lớn, nhu cầu thông tin
cho các nhà quản lý ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp đòi hỏi các thông
tin hoạch toán phải được xử lý thông qua phân tích, chính vì lẽ đó phân tích
hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển không ngừng.
Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung
kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học. Nhằm thấy
được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó
đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của
doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động
sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh
nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức tiền lương, công tác
mua bán, công tác quản lý, công tác tài chính…giúp doanh nghiệp điều hành
từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức
6
năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Nó là công cụ quan
trọng để liên kết hoạt động của các bộ phận này làm cho hoạt động chung của

doanh nghiệp được ăn khớp, nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả
hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Ta có
thể khái quát đối tượng của phân tích qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh








( Nguồn : giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh )
Phân tích nhằm nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Các kết quả do hoạt động kinh doanh mang lại, có thể là kết quả của
quá khứ hoặc các kết quả dự kiến có thể đạt được trong tương lai.
Kết quả hoạt động kinh doanh mà phân tích nghiên cứu có thể là kết quả
7
Đối
tượng
Quá trình và kết
quả
Nhân tố tác động
Chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp của nhiều quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và
đạt được trong khoảng thời gian nhất định, chứ không thể là kết quả chung
chung. Các kết quả hoạt động kinh doanh phải được định hướng theo các

mục tiêu trong kinh doanh. Quá trình định hướng này phải được lượng hóa cụ
thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các
chỉ tiêu để đánh giá. Các chỉ tiêu kinh tế phải được xây dựng hoàn chỉnh và
không ngừng được hoàn thiện.
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở cho việc ra các quyết định đúng
dắn,phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ như sau:
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu
kinh tế đã xây dựng.
Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa
kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức…đã đặt ra
để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số
mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh.
Ngoài quá trình đánh giá trên phân tích cần xem xét đánh giá tình hình
chấp hành qui định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của
nhà nước đã ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế.
Thông qua quá trình kiểm tra đánh giá, người ta có được cơ sở, là cơ sở
định hướng để nghiên cứu sâu hơn các bước sau, nhằm làm rõ các vấn đề mà
doanh nghiệp cần quan tâm.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây
nên các mức độ ảnh hưởng đó.
8
Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây
nên, do đó ta phải xác định trị số của nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên
biến động của trị số nhân tố đó.
Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình thực hiện định mức giá thành sản phNm,
ta phải xác định trị số gây nên biến động giá thành. Căn cứ vào các khoản
mục chi phí, xác định số của khoản mục nào là chủ yếu: nguyên liệu, lao động
hay chi phí sản xuất chung? Nếu là chi phí nguyên liệu trực tiếp, thì do lượng

nguyên liệu hay do giá nguyên liệu. Nếu là lượng nguyên liệu tăng lên thì do
khâu quản lý, do thiết bị cũ hay do tình hình định mức chưa hợp lý…?
Đề suất các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng và khắc phục những
tồn tại yếu kém của quá trình hoạt đông kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung
chung, mà cũng không chỉ dừng lại ở chổ xác định nhân tố và tìm nguyên
nhân mà phải từ cơ sở nhân thức đó phát hiện các tiềm năng cần phải được
khai thác, và những chổ tồn tại yếu kém nhằm đề suất giải pháp, phát huy thế
mạnh và khắcphục tồn tại ở doanh nghiệp của mình.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ và mục tiêu đã định.
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là để nhận
biết tiến độ thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp
cho doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo. Nếu như
kiểm tra và đánh giá đúng đắn, nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp điều
chỉnh kế hoạch và đề ra các giải pháp tiến hành trong tương lai.
Định kỳ kinh doanh phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía
cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào điều kiện tác động ở bên ngoài như môi
trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp
đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án xây dựng chiến luợc kinh
9
doanh có còn thích hợp nữa không? Nếu không phù hợp thì cần phải điều
chỉnh kịp thời.
Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét dự báo, dự toán có thể đạt được
trong tương lai rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị truờng.
1.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh .
1.2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Khái niệm: Hiệu quả là sự so sánh mức chênh lệch giữa chi phí bỏ ra
và doanh thu đạt được qua một quá trình của cá nhân hay của một tập thể.
Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao

động và chất lượng công tác quản lý. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày
càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải nắm
chắc các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc
cung cầu hàng hoá trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh…
Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa
trên chi phí đầu vào. Mặt khác, hiểu được thế mạnh, thế yếu của doanh nghiệp
nhằm khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng
của thị trường, có nghệ thuật kinh doanh để doanh nghiệp được vững mạnh và
phát triển không ngừng.
1.2.2. Doanh thu
* Khái niệm: Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung
ứng dịch vụ sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không
phân biệt là đã trả tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh
nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao
vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu bao gồm hai bộ phận:
10
1. Doanh thu về bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá
thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch
vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của
doanh nghiệp.
2.Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm:
Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.
Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền
lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ
đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.
Thu nhập bất thường như thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã
chuyển vào thiệt hại.Thu nhập từ các hoạt động khác như thu về nhượng bán,
thanh lý tài sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản
quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế
phẩm.

Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu:
Doanh thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán hàng và
cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm
trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại.
Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu
nợ khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo.
* Phân tích doanh thu:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà
quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình
biến động doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu
11
của doanh nghiệp. Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều gốc độ
khác nhau: doanh thu theo từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu
theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc, doanh thu theo thị trường…
1.2.3. Chi phí
* Khái niệm:
Sơ đồ 2.2: Các khái niệm chi phí
( Nguồn : quản trị tài chính )
* Phân loại chi phí
- Phân loại chi phí trong quá trình sản xuất
+ Chi phí sản xuất (Chi phí trong sản xuất): là khoản mục chi phí phát
sinh tại nơi sản xuất hay tại phân xưởng gắn liền với sự chuyển biến của
nguyên liệu thành thành phẩm thông qua sự nỗ lực của công nhân và việc sử
dụng thiết bị sản xuất. Chi phí sản xuất được cấu thành từ 3 khoản mục: chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung.
+ Chi phí thời kỳ (chi phí ngoài sản xuất): là những chi phí phát sinh
ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản
12

Chi phí sản xuất
(Chi phí sản phẩm)
Nguyên vật liệu
trực tiếp
Nhân công
trực tiếp
Chi phí sản xuất
chung
phẩm hàng hoá. Chi phí sản xuất bao gồm hai bộ phận: chi phí bán hàng và
chi phí quản lý.
- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
+ Chi phí khả biến: là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm
theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng khi
mức độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị của
mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp.
Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động.
+ Chi phí bất biến: là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi
khi mức độ hoạt động thay đổi.
+ Chi phí hỗn hợp: là khoản chi có cả yếu tố bất biến và khả biến.
Khoản chi luôn có một phần ổn định và cộng thêm phần chi biến động theo
hoạt động tăng hoặc giảm.
- Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
+ Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp: là những chi phí được tính thẳng vào các đối tượng sử
dụng như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, nó được tính
thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm…
+Chi phí gián tiếp: là những chi phí không thể tính trực tiếp cho một
đối tượng nào đó mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp
như: chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo số giờ lao động trực tiếp, số
giờ máy, số lượng sản phẩm…

+ Chi phí chênh lệch: là khoản chi có ở phương án này, nhưng lại
không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. Khoản chi chênh lệch chỉ
xuất hiện khi so sánh lựa chọn giữa các phương án kinh doanh khác nhau.
13
+ Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn
phương án này thay cho phương án khác
+ Chi phí chìm (lặn, ẩn): là những chi phí bỏ ra trước đó, dù thực hiện
phương án nào thì khoản chi vẫn tồn tại và phát sinh.
* Phân tích chi phí
Đối với những người quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu,
bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi
phí đã chi ra. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản
chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động sinh ra chi phí để có thể quản lý
chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh
nghiệp biết chắc rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu và
cũng có thể biết với tình trạng chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở
mức sản lượng nào để đạt được mức lợi nhuận tối đa, hoà vốn, hoặc nếu lỗ thì
tại mức sản lượng nào là lỗ ít nhất.
Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị
doanh nghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Đây là một vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào
và xử lý đầu ra.
Ngoài việc phân tích chi phí, tính toán chi phí, cần phải tìm mọi biện
pháp để điều hành chi phí theo chiến lược thị trường là một trong những công
việc cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp.
1.2.4. Lợi nhuận
* Khái niệm: Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh
nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền

14
chênh lệch giữa doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các
khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật.
Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá
nhân hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng mục đích
vào lợi nhuận, có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại
của mình. Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy
hơn nữa, nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi
bù lỗ kịp thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp tiến đến bờ
vực phá sản là tất yếu không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp muốn tái sản
xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa,
lợi nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to
lớn nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao
động vốn được xem là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của
doanh nghiệp.
Lợi nhuận của một doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, chỉ tiêu này được tính
toán trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và các dịch vụ trừ chi phí bán hàng
và quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm dịch vụ đã bán
trong kỳ báo cáo.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả hoạt động của hoạt
động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu
nhập hoạt động tài chính trừ ra các chi phí phát sinh từ hoạt động này.
15
- Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp không dự
tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra, những khoản lợi

nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đưa tới.
*Ý nghĩa phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền bộ phận của sản phẩm thặng dư do kết
quả lao động của công nhân mang lại.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất
kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất,
nó thể hiện kết quả của các chính sách, biện pháp trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế
quốc dân và doanh nghiệp.
Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của ngân sách Nhà
nước, giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất
nước.
Lợi nhuận được để lại các doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện
mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người
lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối
đúng đắn.
*Nhiệm vụ phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, vì vậy việc phân tích
tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có qua phân tích tích tình
16
hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa quan trọng đó nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận
bao gồm:
- Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và từng doanh nghiệp.
- Đánh giá những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố đến sự biến động về lợi nhuận.
- Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp
nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.
* Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong
phú, đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội
dung, đặc điểm, của lợi nhuận từng bộ phận tạo cơ sở để thực hiện tốt công
tác phân tích lợi nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh
nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ
Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch
giữa doanh thu hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ trừ đi giá thành toàn
bộ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. Trong đó:
+ Doanh thu của hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ là toàn bộ
tiền bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh
toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
+ Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ bao gồm:
• Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ (giá vốn hàng bán).
17
• Chi phí bán hàng.
• Chi phí quản lý.
Qua phân tích trên, lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau:
Lợi nhuận = doanh thu - giá thành sản xuất - CPBH và CPQL
Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ thường
chiếm một tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây cũng là
điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ cho tái sản xuất kinh
doanh mở rộng. Đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của
doanh nghiệp như: quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc

lợi… là điều kiện tiền đề để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho người lao động.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp được cấu thành từ các bộ phận sau:
+ Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh
nghiệp.
+ Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh phụ của doanh
nghiệp.
+ Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động
kinh tế kể trên.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận thu từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp là phần chênh
lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:
+ Lợi nhuận thu được do tham gia góp vốn liên doanh.
18
+ Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán.
+ Lợi nhuận thu được do hoạt động cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận thu được do chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi trả
tiền vay ngân hàng.
+ Lợi nhuận thu được do vay vốn.
+ Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
được ngoài dự tính đến, nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc là những khoản
lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi
nhuận này thu được có thể do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan
đem lại. Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ
các hoạt động bất thường của doanh nghiệp. Các khoản thu từ hoạt động khác
bao gồm:
+ Thu từ khoản nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

+ Thu từ khoản được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ.
+ Thu từ các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ
sót hoặc lãng quên không ghi trong sổ kế toán, đến năm báo cáo mới phát
hiện ra….
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản chi như: chi về thanh lý
hợp đồng, bán tài sản cố định, chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng… sẽ là
lợi nhuận từ hoạt động khác của doanh nghiệp.
19
* Phương pháp phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp
- Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp
Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiến
hành như sau:
+ So sánh lợi nhuận giữa thực hiện với kế hoạch nhằm đánh giá
chung tình hình hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ So sánh lợi nhuận giữa thực hiện với các kỳ kinh doanh trước
nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đánh giá, phân tích cần xác định đúng đắn những nhân tố
ảnh hưởng và kiến nghị những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
- Phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là xem xét sự biến động của bộ phận lợi nhuận này, đồng thời
xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến sự biến động đó.
20
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ
TẦNG THANH HOÁ
2.1. Một số thông tin cơ bản về Công ty:
2.1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển hạ
tầng Thanh Hóa
- Tên giao dịch : Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển
Hạ Tầng Thanh Hoá
- Tên viết tắt : Công ty TNHH MTVDTPTHTTH
- Trụ sở chính: Khu Công Nghiệp Lễ Môn Tp. Thanh Hoá
- Mã số thuế: 2800796754. Cục thuế Thanh Hoá cấp ngày 06/03/2004.
- Điện thoại : ( 037 ) 3839.027 . - Fax : 0373.839.564
- Vốn pháp định: 1.834.000.000vnđ
2.1.2: Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
-Mục đích kinh doanh thực hiện theo đúng qui định thành lập của doanh
nghiệp và kinh doanh các mặt hàng dịch vụ đã đăng ký cụ thể.
- Với tinh thần tự lực tự cường với quyết tâm vươn lên để tồn tại và phát
triển được là do sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của các phòng ban lãnh đạo
trong Công Ty và sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn bộ cán bộ công nhân viên
nhằm mục đích vừa sản xuất vừa xây dựng Công Ty TNHH MTV đầu tư phát
triển hạ tầng Thanh Hóa có uy tín và chất lượng tốt hơn để phục vụ người tiêu
dùng tốt hơn và thu được lợi nhuận cao nhằm mục đích thực hiện tốt nghĩa vụ
với nhà nước như nộp thuế và các khoản phải nép khác vào ngân sách nhà
nước.
- Doanh nghiệp phaỉ tổ chức tốt quá trình quản lý lao động.
21
Chức năng:
- Công Ty TNHHMTVDTPTHTTH là một doanh nghiệp chuyên kinh
doanh các loại hàng hoá dịch vụ điện dân dụng có quyền tự chủ kinh doanh
theo phẩm cấp của Công Ty và thực hiện chức năng cơ bản như một doanh
ngiệp Thương Mại.

-Dịch vụ tư vấn đầu tư, chuyển dao công nghệ mới, thiết kế chế tạo và
xây lắp các công trình chuyên ngành, họi chợ triển lãm, hội thảo, thông tin
quảng cáo và kinh doanh du lịch khách sạn nhà hàng, đại lý bán hàng, tiến
hành các hoạt động khai thác theo qui định của pháp luật.
Ngành nghề kinh doanh.
Bán buôn bán lẻ đồ điện gia dụng
Kinh doanh nhà ở cho sinh viên
Sử lý nước thải của các khu công ngiệp.
2.2.Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty tnhh một thành viên đầu
tư phát triển hạ tầng thanh hoá
2.2.1.Phân tích cơ cấu
2.2.1.1.Bảng cân đối kế toán
Cơ cấu 2011 2012 2013
TSNH / Tổng Tài Sản 83.40% 62.76% 55.30%
22
STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tài sản ngắn hạn 301.150.803.969 227.540.764.977 200.504.127.941
2 Tài sản dài hạn 59.958.236767 135.027.043.176 162.056.675.688
Tổng tài sản 361.109.040.736 362.567.808.153 362.560.803.629
3 Nợ phải trả 148.457.815.799 170.050.208.469 160.950.231.328
Trong đó:Nợ ngắn hạn 126.928.829.906 150.026.481.000 139.529.245.720
Nợ dài hạn 21.528.985.893 20.023.727.469 21.420.985.608
4 Vốn chủ sở hữu 212.651.221.937 192.517.598.731 201.610.572.301
Tổng nguồn vốn 361.109.037.736 362.567.807.200 362.560.803.629
TSDH / Tổng Tài Sản 16.60% 37.24% 44.70%
Tổng Tài Sản 100% 100% 100%
NỢ / Tổng Nguồn Vốn 41.11% 46.90% 44.39%
VCSH / Tổng Nguồn Vốn 58.89% 53.10% 55.61%
Tổng Nguồn Vốn 100% 100% 100%
( Nguồn : phòng kế toán công ty )

Trong cơ cấu tổng tài sản ở cả ba năm của công ty ta điều dể dàng thấy
được tài sản ngắn hạn chiếm đa số trong tổng cơ cấu. Cụ thể là: năm 2011 tài
sản ngắn hạn chiếm dến 83.4%, và năm 2012 tỷ số này giảm xuống 62,76 %
và liên tục giảm đến năm 2013 còn 55.3%. Mặc dù đã giảm nhưng cả 3 năm
điều thể hiện tài sản ngắn hạn chiếm đa số.
- Tiền và các khoản tương đương tiền: phản ánh toàn bộ số tiền hiện có
của doanh nghiệp trong 3 năm từ 2011 đến 2013: bao gồm tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn có thời hạn thu hồi
không quá 3 tháng. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. do vậy
tiền và các khoản tương đương càng lớn càng thể hiện khả năng thanh toán
của doanh nghiệp càng cao. Tuy vậy, dự trữ tiền mặt quá lớn sẽ làm giảm khả
năng sinh lời thấ, không sinh lời, thậm chí sinh lời âm khi nền kinh tế lạm
phát cao.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn như: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư
ngắn hạn khác có thời gian đầu tư hơn 3 tháng và dưới 1 năm
- Các khoản phải thu: là những khoản mà khách hàng và các bên liên
quan đang nợ doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo có thời hạn trả dưới 1 năm.
Do vậy, đây cũng là loại tài sản có tính thanh khoản cao. Trong nền kinh tế thị
trường, bán chịu và cho thiếu chịu được xem là chính sách khuyến mãi, khách
hàng chưa có tiền vẫn có thể mua hàng hóa, dịch vụ nhờ vậy doanh nghiệp có
thể mở rộng thị trường tăng doanh số, củng cố mối quan hệ lâu dài. Tuy vậy
23

×