Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.94 KB, 55 trang )


Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Tháng 4, 2008
Được chuẩn bị bởi
Savills Vietnam Co, Ltd.

Tầng 13, Toà nhà Pacific,
83B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84 4961300
Fax: +84 4 9461 302
Email:

Tầng 3, Opera View
161 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84 8 8239 205
Fax: +84 8 8234571
Email:

Beverly Investment JSC
Bản thảo nghiên cứu thị trường Tỉnh Hà Tây

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Nội dung
1. TỔNG QUAN VỀ HÀ TÂY
1.1 Hồ sơ nhân khẩu
1.2 Việc làm và lao động
1.3 Phân loại xã hội theo thu nhập và chi tiêu hộ gia đình


1.4 Tình hình kinh tế

2. KHU VỰC DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Ở TỈNH HÀ TÂY
2.1 Tổng quan
2.2 Cung cấp
2.2.1 Tình hình cung
2.2.2 Cung trong tương lai

2.3 Nhu cầu
2.3.1 Những nguồn cầu hiện thời
2.3.2 Những nguồn cầu tiềm năng

3. PHÂN TÍCH SWOT KHU VỰC KHÁCH SẠN VÀ DU LỊCH Ở TỈNH HÀ TÂY
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC KHÁCH SẠN Ở HÀ TÂY
PHỤ LỤC 2: CÁC ĐIỂM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH Ở HÀ TÂY
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN Ở HÀ TÂY
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC KHÁCH SẠN Ở HÀ TÂY

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008

1. TỔNG QUAN HÀ TÂY

Hà Tây nằm ở trung tâm Đồng bằng Sông Hồng, phía Đông giáp Hà Nội,
phía Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây
giáp tỉnh Hoà Bình, và phía tây Bắc giáp 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Hà
Tây là một trong 8 tỉnh thuộc khu kinh tế trọng điểm ở phía Bắc Việt Nam. Cả
tỉnh có 2196km diện tích đất và có tổng số dân khoảng 2.5 triệu người năm
2006. Hà Tây cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40km, và thành phố trung tâm

tỉnh là Hà Đông cách Hà Nội 10km. Về mặt hành chính, Hà Tây được chia
thành 12 huyện (Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc
Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Phú Xuyên)
và có 1 thành phố Sơn Tây, 1 thành phố trung tâm là Hà Đông.

Kế hoạch mở rộng Hà Nội của bộ Xây dựng về phía Tây vẫn đang đợi sự
thông qua của chính phủ nhưng kế hoạch vẫn chưa được Hội đồng nhân dân
Hà Nội, Hà Tây và Hoà Bình chấp thuận. Theo kế hoạch mở rộng, diện tích
mới của Hà Nội sẽ rộng hơn 3.5 lần, trải dài 3,324.93 mét vuông và bao trọn
tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 4 xã (Đông Xuân, Tiên Xuân,
Yên Bình, và Yên Trung) của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Hà Nội mở
rộng sẽ cung cấp đủ nguồn lực để phát triển những dự án chuẩn quốc gia và
quốc tế như Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Khu Đại học quốc gia, và những

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
dự án Du lịch và Văn hoá của các làng Dân tộc Thiểu số ở tỉnh Hà Tây. Vào
thời điểm này, Chính phủ Việt Nam đang xem xét tất cả các dự án ở Hà Tây.

Vị trí địa lý
Hà Tây là tỉnh nối khu vực phía tây bắc và khu vực trung du phía bắc với các
tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng. Lãnh thổ Hà Tây đa dạng có núi, đồi và
đồng bằng sông tạo thành một cảnh quan đặc sắc bao gồm Rừng Quốc gia
Ba Vì, Ao Vua, và Thác Nga. Động thực vật phong phú và hệ sinh thái phức
tạp kết hợp với những cái hồ thiên nhiên tuyệt đẹp như Suối Hai, Đồng Mô,
Quan Sơn, Đông Sương, Văn Sơn và Khoang Xanh. Một dải các hang động
nổi tiếng như Hương Tích - được xem là một trong những động đẹp nhất Việt
Nam – cũng là những nơi hấp dẫn ở Hà Tây.


Hà Tây cũng có rất nhiều chùa chiền nổi tiếng và cổ xưa (Hương, Tây
Phương, Trăm Gian, Trầm, Dâu, Mía) và nhiều làng nổi tiếng (Tây Đặng, Chu
Quyền, Đại Phú, Hoà Xá). Hà Tây rất gần Hà Nội và nhiều nghề thủ công
truyền thống đã được sản xuất và cung cấp cho khách du lịch thủ đô. Đến
nay, Hà Tây có 120 làng chính thức được công nhận là làng thủ công truyền
thống với các sản phẩm như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, và điêu khắc gỗ
Sơn Động.

Hà Tây có hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước tốt.
Tất cả các điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh đều có thể đến dễ dàng trong phạm
vi 50km từ trung tâm thành phố Hà Nội.

Khí hậu

Khí hậu Hà Tây bị ảnh hưởng bởi nhiệt đới gió mùa và được chia thành ba
vùng khí hậu nhỏ - vùng đồng bằng có khí hậu nóng ẩm bị ảnh hưởng bởi gió
biến; vùng đồi núi có khí hậu lục địa bị ảnh hưởng bởi gió tây; và vùng núi Ba
Vì có khí hậu mát mẻ, dễ chịu với nhiệt độ trung bình khoảng 18 độ C.

Giao thông
Hà Tây cách Cảng biển Quốc tế Hải Phòng 110km dọc theo đường quốc lộ
số 5. Thành phố thị xã Hà Đông cách trung tâm Hà Nội 10km và có xe buýt
trên cả tuyến đường. Tỉnh Hà Tây có đường cao tốc Quốc Gia 32 nối với tỉnh
Phú Thọ, đường cao tốc Quốc gia số 6 nối với tỉnh Hoà Bình, và các tỉnh tây
bắc khác. Đường cao tốc 6 làn, 30km giữa Láng và Hoà Lạc, được dự kiến
hoàn thành trước năm 2010 và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế
trong vùng. Đường cao tốc Láng Hoà Lạc là đường giao thông huyết mạch

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi


Tháng 4, 2008
chính ở Hà Tây và rất quan trọng với sự mở rộng địa lý của Hà Nội. Tuy
nhiên, Savills cho rằng đường quốc lộ này sẽ không thể hoàn thành trong 7
tới 10 năm tới.

1.1 Hồ sơ nhân khẩu
Dân cư của Hà Tây trên Đồng bằng Sông Hồng nổi tiếng với văn hoá dân
gian và tín ngưỡng tôn giáo. Người Kinh chiếm 99% dân số của tỉnh và số
còn lại là người dân tộc Mường, Dao.
Dân số Hà Tây tăng nhanh từ 2,448,00 năm 2001, lên 2,543,500 năm 2006.
Dân số Hà Tây được dự báo sẽ tăng từ 2.54 triệu người năm 2006 lên 2.65
triệu người năm 1010. Đáng lưu ý, dân số thành phố đã cho thấy sự tăng
mạnh từ 202,000 người lên 265,000 người do sự đô thị hoá và mở rộng lãnh
thổ quá nhanh của thành phố thị xã Hà Đông. Tuy nhiên, dân số đô thị vẫn
chỉ chiếm 10.4% tổng số dân toàn tỉnh. Khoảng 89.6% dân số Hà Tây sống ở
khu vực nông thôn vào cuối năm 2006. Ở thời điểm đó, dân số thành phố
Sơn Tây là 120,289, chiếm 4.73% tổng số dân Hà Tây.
Mật độ dân số trung bình của Hà Tây là 1,158 người/km vuông nhưng phân
bố không đều trên toàn tỉnh. Mật độ dân số ở các khu vực trung tâm, là thành
phố Hà Đông và Sơn Tây lần lượt là 5,526 người/km vuông, 1060 người/km
vuông. Trong khi đó, các con số tương tự ở các khu vực không phải trung
tâm như huyện Mỹ Đức và Ba Vì lần lượt là 760 người/km vuông và 610
người/km vuông.
Đầu tư vào giáo dục là một trong những ưu tiên cao nhất của chính quyền địa
phương. Tất cả các huyện ở tỉnh Hà Tây hiện đều có hệ thống giáo dục phổ
cập cấp 2 và nhắm tới mục tiêu đào tạo giáo dục bậc cao hơn cho mọi người
vào năm 2010. Số người được đào tạo hiện nay chiếm 28.2% tổng số lao
động. Trong tương lai, kế hoạch phát triển thành phố đã được Thủ tướng
thông qua năm 2006 hướng tới mục tiêu tăng số lao động có kĩ năng lên 40%
vào năm 2010, và 60% năm 2020.

Bảng biểu 1: Dân số Hà Tây

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây

1.2 Lao động và việc làm

Hà Tây có tổng số người lao động là 1,299,371 người, làm việc trong các
lĩnh vực kinh tế khác nhau, chiếm 72.7% lực lượng lao động. Hà Tây có
dân số trẻ và lực lượng lao động khoẻ mạnh với 73.5% dân số tỉnh trong
độ tuổi lao động và trong số đó 96.7% đủ khả năng làm việc. Đa số lực
lượng lao động của Hà Tây là làm việc trong ngành nông nghiệp và lâm
ngiệp, chiếm 53% tổng số lao động đang làm việc. Số lượng lao động làm
việc trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đã giảm từ 75.6% năm 2001
xuống 53% năm 2006. Khu vực dịch vụ, công nghiệp, và xây dựng chỉ thu
hút được lần lượt 14.5% và 32.5% người lao động. Theo Phòng Thống kê
Hà Tây, số người thất nghiệp ở Hà Tây năm 2006 là 13,475. Tỉ lệ thất
nghiệp của tỉnh tăng từ 0.6% năm 2003 lên 0.72% năm 2006.

Bảng biểu 2 - Tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Tây

Nguồn: Phòng thống kê tỉnh Hà Tây

1.3 Phân chia xã hội theo thu nhập và chi tiêu hộ gia đình

Bảng 1 – Thu nhập trung bình theo nhóm ở Hà Tây
2004 2006



Nhóm
thu
nhập
Thu nhập
trung bình
mỗi người
mỗi tháng
(USD)
Chi tiêu
trung
bình mỗi
người
mỗi
tháng
(USD)
Chi
tiêu
/Thu
nhập
(%)
Thu nhập
trung
bình mỗi
người
mỗi
tháng
Chi tiêu
trung
bình mỗi

người
mỗi
tháng
Chi tiêu /
Thu
nhập (%)

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Thu
nhập
trung
bình
của tất
cả các
nhóm
24.7 19.56 79.18 35.89 24.51 68.28
Nhóm 1

9.08 14.29 157.34 13.00 12.32 94.74
Nhóm 2

15.37 16.44 107.02 19.53 16.24 83.12
Nhóm 3

21.14 19.87 93.99 26.19 19.97 76.25
Nhóm 4

28.83 19.17 66.52 35.4 26.56 75.04

Nhóm 5

51.75 28.32 54.72 85.16 45.16 53.03
Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây

Năm 2007, cơ quan thống kê tỉnh Hà Tây đã thực hiện một khảo sát về mức sống
người dân. Dân số được chia thành năm nhóm bằng nhau theo mức thu nhập. Bảng
biểu trên thể hiện thu nhập và chi tiêu bình quân của một người, một tháng trong
năm nhóm ở tỉnh Hà Tây. Thu nhập cao nhất trong 5 nhóm là 85%/người/tháng.
Chúng ta có thể thấy sự gia tăng đều đặn về thu nhập của tất cả các nhóm từ 2004
đến 2006. Xét một cách toàn diện, mỗi người của tỉnh tiêu khoảng 70% thu nhập của
họ vào các nhu cầu cơ bản và tiết kiệm khoảng 30% trên tổng số thu nhập. Tuy
nhiên, ở các nhóm thu nhập thấp hơn, chi tiết thường cao hơn. Cũng theo điều tra
này, hơn một nửa chi tiêu gia đình là vào thức ăn. 58% còn lại của chi tiêu gia đình là
vào giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và nhà cửa. Phần trăm chi tiêu của các khoản
không phải thức ăn tăng dần theo thời gian.

Các chỉ số kinh tế chính của Hà
Tây
2006
Tỷ lệ tăng trưởng GDP ở Hà Nội 11.53%
Tỉ lệ tăng trưởng GDP ở Hà Tây 12.79%
% Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp
29.56
% Công nghiệp, xây dựng 40.04
% Dịch vụ 30.4
FDI (tỷ VNĐ) 154.4
Doanh thu du lịch 62.124
Số lượng khách (triệu) 3.15

Khách nội địa (triệu) 0.17
Khách nước ngoài 2.98
Số lượng khách sạn 17
Số lượng phòng 547
Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây và Hà Nội

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Hà Tây đạt đượt sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong mười năm và 2006 đánh
dấu một năm cực kì rực rỡ của Hà Tây nhờ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước
ngoài. Kể từ 2002, tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Hà Tây rất cao
khoảng 9.5%, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP quốc gia là 8%. Kinh tế Hà Tây có
điểm nổi bật là nông nghiệp chiếm 90% tổng số dân cư sống ở các vùng nông thôn
và 53% lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp.
Bảng biểu 3: GDP của Hà Tây

Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Năm 2006, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đóng góp lần lượt là 29.56%,
40.4% và 30.4% vào GDP Hà Tây. Kế hoạch phát triển để trở thành thành phố công
nghiệp và hiện đại hoá đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng để tăng giá trị các
ngành công nghiệp lên 45% và ngành dịch vụ lên 35% vào GDP của tỉnh trước năm
2010. Phần trăm đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP của tỉnh sẽ giảm xuống
20% năm 2020 và 9% trước năm 2020. Suốt gia đoạn 2000-2006, xuất khẩu Hà Tây
tăng 2.5 lần từ 46 triệu đô lên 112 triệu đô.
Bảng biểu 4- GDP của Hà Tây theo ngành

Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây và Hà Nội
Bảng biểu 5 đã cho thấy xu hướng của GDP đầu người của Hà Tây và Hà
Nội. Các số liệu về Hà Nội luôn cao hơn Hà Tây xấp xỉ 4 lần. Năm 2006, khi
GDP đầu người của Hà Tây chỉ có 435.5$, thì ở Hà Nội, GDP đầu người là
1787.5$.
Bảng biểu 5 – GDP trên đầu người ở Hà Nội và Hà Tây

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008

Nguồn: phòng thống kê Hà Nội và Hà Tây
Năm 2007, Hà Tây xếp thứ 12 trong danh sách các tỉnh thu hút FDI, đã giảm
từ vị trí thứ 3 năm 2006. Tổng giá trị vốn FDI đã đăng ký vào Hà Tây năm
2007 là 537 triệu đô la, bằng 1/5 FDI vào Hà Nội. Số liệu 7 cho thấy phần
đóng góp của các dự án FDI được cấp phép vào cuối năm 2006. Hàn Quốc,
Singapore, và Nhật Bản đứng đầu danh sách các nhà đầu tư FDI vào tỉnh với
tổng số vốn đã đăng ký là 1,146 triệu đô la Mỹ.
Bảng biểu 6 – FDI vào Hà Tây
Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây
Bảng biểu 7 - Vốn đầu tư của các dự án FDI được cấp phép ở Hà Tây

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008

Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây
Không chỉ đạt được kết quả đáng kể trong việc thu hút số lượng đáng kể các
nhà đầu tư nước ngoài, Hà Tây đã chứng kiến xu hướng đi lên đều đặn của
các công ty địa phương được thành lập. Điều này được cho là do sự phát

triển kinh tế bền vững và sự tin tưởng của doanh nghiệp. Đến tháng 6 năm
2007, có 3,466 công ty địa phương thuộc đủ các ngành nghề của tỉnh, trong
số đó 236 công ty đặt trụ sở tại thành phố Sơn Tây. Sự phát triển tích cực
của khu vực tư nhân sẽ mang tới nhiều cơ hội nghề nghiệp và tăng thu nhập
hộ gia đình, làm cơ sở cho sự gia tăng nhu cầu cho giải trí.
Bảng 2: Số doanh nghiệp theo huyện ở Hà Tây
Số Huyện Tổng số doanh nghiệp Vốn đăng ký
(triệu VNĐ)
1 Thành phố Hà Đông 998 2,399,205
2 Thị xã Sơn Tây 236 1,694,714
3 Huyện Ba Vì 107 713,192
4 Huyện Phúc Thọ 62 106,455
5 Huyện Đan Phượng 178 343,721
6 Huyện Thạch Thất 349 983,208
7 Huyện Hoài Đức 339 717,434
8 Huyện Quốc Oai 145 641,322
9 Huyện Chương Mỹ 414 5,341,860
10 Huyện Thanh Oai 93 318,753
11 Huyện Thường Tín 242 493,783
12 Huyện Mỹ Đức 97 571,467
13 Huyện Ứng Hoà 77 153,534
14 Huyện Phú Xuyên 129 316,740
Tổng cộng 3466 15,355,388
Nguồn: Phòng Thống kê Hà Tây

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008

2. KHU VỰC DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN TRONG TỈNH HÀ TÂY


2.1 Tổng quan
Hà Tây là tỉnh cổ gần thủ đô Hà Nội. Tỉnh có ngành công nghiệp thủ công rực
rỡ và được yêu thích nhờ những ngón núi và hồ rất đẹp. Với thuộc tính văn
hoá và thiên nhiên đa dạng, Hà Tây đã trở thành điểm đến cho cả khách nội
địa và quốc tế, những người yêu thích du lịch sinh thái, những làng thủ công
mỹ nghệ và du lịch văn hoá.

Hà Tây nổi tiếng với tài sản thiên nhiên như Chùa Hương, thắng cảnh Núi
Tản, Rừng Quốc gia Ba Vì, Suối Nga, Hồ Tiên Sa. Hà Tây còn có 2,388 di
tích, trong số đó 12 thắng cảnh và chùa cổ đã được cấp bằng Di tích lịch sử
cấp quốc gia. Những di tích lịch sử này và các hoạt động văn hoá độc đáo
như “ca trù”, biểu diễn múa rối nước, nhà cộng đồng. Hà Tây còn nổi tiếng
nhờ 1160 làng nghề thủ công, gồm làng dệt lụa Vạn Phúc, làng khảm xà cừ
Chuyên Mỹ và làng điêu khắc Sơn Động. Mỗi làng đóng góp vào phát triển
kinh tế nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn văn hoá truyền
thống.

Du lịch cũng đã đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng của tỉnh năm 2007. Hà
Tây tiến bộ đáng kể trong phát triển ngành du lịch công nghiệp du lịch. Trong
5 năm qua, tổng số du khách tới Hà Tây đã tăng hàng năm 23.8%. Các chỉ
số du lịch khác của tỉnh, là doanh thu du lịch và đóng góp vào ngân sách
quốc gia, đều tốt và vượt các mức đặt ra ban đầu. Đây là nhờ sự cải thiện
môi trường du lịch và nỗ lực lớn trong phát triển cơ sở hạ tầng. Tỉnh đã cộng
tác thân thiết hơn với các tỉnh khác trong thực hiện các sự kiện và hoạt động
quảng bá. Thêm vào đó, năm 2007, một số điểm đến du lịch như Thiên Sơn -
Suối Ngà, nước khoáng Tản Đà, khu du lịch Khoang Xanh-Suối Tiên và vùng
du lịch sinh thái Bến Xưa. Ngoài nguồn lực quốc gia, Hà Tây thú hút khoảng
70 tỉ VNĐ cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch chỉ riêng năm 2007, đạt các
mục tiêu kế hoạch một cách thành công.


Tuy nhiên,vẫn có một số thiếu sót trong du lịch ở Hà Tây. Theo Phòng Du lịch
tỉnh Hà Tây, bên cạnh việc thiếu các sản phẩm du lịch mới, các du khách
không chi tiêu nhiều vì có quá ít sự lựa chọn và lưu lại ngắn ngày. Gía dịch
vụ bất hợp lý ở một số địa điểm và chất lượng của các doanh nghiệp đang
hoạt động cũng là một vấn đề cần quan tâm. Hà Tây vẫn chưa thu hút được
những khách hàng cao cấp từ thị trường du lịch. Điều này được lý giải là một

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
phần bởi lượng vốn đầu tư hạn hẹp từ các nhà đầu tư, sự kém hiệu quả của
việc cộng tác giữa các công ty du lịch và các sự kiện quảng bá hạn chế.

Ngoài ra, ngành kinh doanh khách sạn ở Hà Tây vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.
Vào cuối năm 2007, chỉ có 20 khách sạn toàn tỉnh, tất cả đều là khách sạn 1
hoặc 2 sao. Tuy nhiên, nhờ sự gần gũi về không gian với Hà Nội và môi
trường thiên nhiên phong phú, Hà Tây có tiềm năng lớn với các nhà đầu tư
quan tâm tới các dự án phát triển du lịch sinh thái. Hiện có khoảng 44 dự án
du lịch, gồm những dự án đang hoạt động, đang xây dựng, ở giai đoạn lên kế
hoạch và những dự án đang chờ cấp phép. Thiên nhiên tươi đẹp và di sản
phong phú đã tạo cho các dự án du lịch một điểm đến đầy hấp dẫn so với
các khu công nghiệp gần đó đông đúc và môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên, cần
nhiều nỗ lực hơn nữa để biến Hà Tây thành một điểm đến nổi tiếng cho các
kì nghỉ ở Việt Nam.

Những mục tiêu phát triển du lịch cho năm 2010:
 Du lịch và dịch vụ chiếm 30% GDP của tỉnh, trong đó du lịch chiếm
5.48%
 Doanh thu du lịch: 1,422 tỉ VNĐ

 Tổng số khách du lịch: 3,762,000
 Đóng góp vào ngân sách quốc gia: 42.66 tỉ VNĐ
2.2 Nguồn cung
2.2.1 Hiện trang nguồn cung hiện nay
Ngành kinh doanh khách sạn ở tỉnh Hà Tây
Số lượng khách sạn
Dù Hà Tây có rất nhiều điểm mạnh, nhưng những việc đã làm vẫn chư a đủ để phát
triển khu du lịch Hà Tây theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên thực tế, ngành công nghiệp
khách sạn và du lịch ở Hà Tây hiện đang rớt đằng sau rất xa các khu vực khác như Đà
Lạt và Sa Pa, những nơi có nhiều điểm tương tự về lịch sử và môi trường. Hiện không
có thị trường khách sạn cao cấp ở Hà Tây.
Bảng biểu 8 - Số khách ở Hà Nội và Hà Tây

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008

Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây và Hà Nội
Cuối năm 2006, chỉ có khoảng 17 khách sạn ở tỉnh Hà Tây, điều này minh hoạ cho sự
tương phản lớn với con số khách sạn ở Hà Nội là 698 khách sạn. Cuối năm 2007, con
số này tăng lên 20, tức là tăng 17.65% kể từ năm 2006. Trong số 20 khách sạn ở Hà
Tây, 10 khách sạn được công nhận bởi các công ty du lịch địa phương, 8 khách sạn
được xếp hạng 1 sao. Số còn lại không được phân loại. Hiện nay, không có khách sạn
nào có xếp hạng cao hơn ở cả 12 huyện, thành phố Hà Đông và thành phố thị xã Sơn
Tây. Đa số các khách sạn nằm ở huyện Ba Vì và thành phố Sơn Tây, nơi là địa điểm
tập trung nhiều địa điểm hấp dẫn như Núi Tản Đà, Rừng quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh
và Suối Tiên và thị thành phố Hà Đông nơi đặt trụ sở các cơ quan chính quyền địa
phương. Một danh sách chi tiết các khách sạn ở Hà Tây được liệt kê ở cuối bản báo
cáo, trong đó khách sạn Thu Hương, hiện đang tạm thời đóng cử, bị loại khỏi bản phân
tích này.

Hơn nữa, ít khách sạn hoạt động trong năm 2007 hơn năm trước đó là 2006, sau khi
giảm số lượng từ năm cao điểm 2005 khi có 25 khách sạn hoạt động trong tỉnh. Tuy
nhiên, như đã chỉ ra ở số liệu 11, số phòng ở Hà Tây đã cho thấy xu hướng đi lên từ
2003 đến 2007, lên tổng số 616 phòng, cao nhất trong 5 năm qua, dù có giảm đi số
lượng khách sạn. Đa số khách sạn là kinh doanh hộ gia đình và số lượng phòng ít ỏi
này thậm chí cũng không có đầy khách thường xuyên. Mặc dù Hà Tây ngày càng thu
hút được sự quan tâm của khách du lịch, điều này không dẫn tới sự tiến bộ rõ nét của
ngành du lịch đang dần đủ lông đủ cánh. Chất lượng hạn chế của các dịch vụ khách
sạn, cùng với những thiếu sót của các khu du lịch chất lượng cao và cơ sở hạ tầng kém
phát triển, đã luôn là một trở ngại đáng kể cho sự phát triển du lịch của Hà Tây.
Bảng biểu 9 - Số lượng khách sạn và phòng khách sạn ở Hà Tây

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008

Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây

Tỷ lệ phòng và tỷ lệ thời gian lưu lại
Các khách du lịch luôn sống ở các khách sạn hạng thấp, phần lớn trong số đó có trung
bình 25-40 phòng và trang thiêt bị vừa phải. Tỉ lệ trung bình cho một phòng này khoảng
200,000 VNĐ 1 người 1 phòng ngoại trừ một số khách sạn như Tàn Đà Spa Resort,
Thác Đa Hotel và ASEAN Resort. Mặc dù được xếp hạng 2 sao, những resort này
được công nhận là thiết kết đẹp với những dịch vụ chất lượng cao hơn những khách
sạn khác cùng hàng ở Hà Tây. Theo đó, tỉ lệ phòng (cho phòng đôi) trong những khách
sạn/resort này và giao động từ 35$ đến 145$ một phòng một đêm. Nhiều khách sạn có
ít hơn 20 phòng và có tỷ lệ thời gian lưu lại rất thấp, đôi khi chỉ tính dựa trên số giờ
khách ở. Không như các thành phố và tỉnh khác được trời phú cho bờ biển, Hà Tây
không bị ảnh hởng bởi sự dao động lương khách giữa các mùa.
Bảng biểu 10 - Tỷ lệ phòng ở một số khách sạn



Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Nguồn: phòng thống kê Hà Tây

Bảng biểu 11 - Tỷ lệ lưu trú ở Hà Tây

Nguồn: Phòng Thống kê Hà Tây

Tỷ lệ lư trú trung bình ở thị trường kinh doanh khách sạn của Hà Tây khá thấp, khoảng
từ dưới 50% tới 65%. Trong suốt năm 2006, tỉ lệ lưu trú trung bình là 49.6%, thấp thứ
hai kể từ năm 2003. Do Hà Tây không có một mùa du lịch cao điểm, tỉ lệ lưu trú ở các
khách sạn rất khó để dự đoán. Nhìn chung, mùa du lịch ở Hà Tây diễn ra vào mùa hè
(từ tháng Tư tới tháng Chín) và mùa đông được xem là mùa thấp điểm (từ tháng Mười
tới tháng Ba) với thay đổi nhỏ giữa các khoảng thời gian trong năm. Những khách sạn
xếp hạng thấp và không xếp hạng quá ít dể cho thấy được một xu hướng thực tế rõ
ràng, nhưng phần lớn các khách sạn và resort đông khách ở Hà Tây như Tản Đà Spa
Resort, và ASEAN Resort, nơi phần lớn khách du lịch lưu lại, có khả năng duy trì tỉ lệ
lưu trú cao quanh năm, và tỉ lệ lưu trú vào mùa hè từ tháng Tư tới tháng Chín có nhỉnh
hơn. Tỉ lệ lưu trú ở Tản Đà Resort được ước tính là 50% vào các tháng mùa Đông từ
tháng Mười tới tháng Ba và leo lên 90% trong những tháng mùa hè, một tỉ lệ cao hơn
nhiều tỉ lệ trung bình của thị trường kinh doanh khách sạn ở Hà Tây.
BẢNG 3 - TỶ LỆ LƯU TRÚ PHÒNG Ở MỘT SỐ KHÁCH SẠN VÀ KHU DU LỊCH Ở HÀ
TÂY (2007)
Số Khách sạn Số khách (lượt) Doanh thu
(triệu VNĐ)
Tỷ lệ lưu trú
1 Khách sạn Nhuệ 6,459 1,452.8 57


Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Giang
2 Khách sạn Khoang
Xanh - Suối Tiên
6,870 45
3 Ao Vua 488 128.270 45
4 Khách sạn Quan Sơn 8,864 318 40
5 Resort ASEAN 10,450 6,102 67
6 Khách sạn Tản Đà 8,925 2,390 52
7 Khách sạn Thiên Sơn
- Suối Ngà
4,523 1,526 40
8 Khách sạn Sông
Nhuệ
6,672 1,340 40

ASEAN Resort
ASEAN Resort là một trong những khách sạn được ưa chuộng nhất và hoạt động tốt
nhất. ASEAN Resort là một khách sạn hai sao được Công ty Cổ phần Liên doanh Thái
Thịnh phát triển. Khách sạn này nằm trên đường Láng –Hoà Lạc, xã Bình Yên, huyện
Thạch Thất, cách phía Tây Hà Nội 35km. ASEAN Resort được thiết kế hài hoà với môi
trường địa phương và kết hợp trang thiết bị hiện đại với phong cách phương đông. Trải
dài trên một diện tích 17 ha ở huyện vùng núi Ba Vì, ASEAN Resort là nơi có thể giải trí
quanh năm. Có khoảng 40 khách sạn và villa. Tiền phòng ở khách sạn này dao động
từ 75$ tới 184$ một phòng một đêm cho phòng đôi hoặc phòng ghép, trong khi giá tiền
cho một villa gồm hai phòng ngủ và một phòng khách là 184$ một đêm. ASEAN Resot
còn nổi tiếng là khách sạn tốt nhất của tỉnh với trang thiết bị tốt và các hoạt động giải trí

như đạp xe, trượt patin, câu cá sấu và những trò chơi truyền thống. Resort này còn
trang bị sáu sân tennis, bể bơi, nơi cắm trại, và khu trượt cỏ (khách sạn ASEAN mới
mở thêm hoạt động trượt cỏ) Giá cả ở ASEAN Resort (vào tháng Ba 2008) được liệt kê
trong bảng 4.
Bảng 4 – Gía dịch vụ ở ASEAN Resort
Dịch vụ Gía
Phòng Phòng đôi 75USD/đêm
Phòng ghép 86USD/đêm
Phòng VIP 115USD/đêm
Biệt thự 184USD/đêm
Trung tâm hội
nghị
Trung tâm kính 10-19 người
20-29 người
3,090,000VNĐ/ngày
3,650,000VNĐ/ngày
Trung tâm lợp mái lá 30-39 người
100-
129người
250-300
người
6,030,000VNĐ/ngày
11,630,000VNĐ/ngày
17,230,000VNĐ/ngày

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Trung tâm giải
trí

Phòng Karaoke



3,200,000VNĐ/ngày

Vé Người lớn
Trẻ em
30,000VNĐ/người
25,000VNĐ/người
Trượt cỏ 15,000VNĐ/giờ
Trượt patin mặt cỏ 50,000VNĐ/giờ
Trượt patin 50,000VNĐ/ giờ i
Trượt ván 50,000VNĐ/ giờ
Lăn bóng 60,000VNĐ/ giờ
Xe đạp đôi 60,000VNĐ/giờ
Đạp xe thể thao 50,000VNĐ/giờ
Đạp xe ba bánh 40,000VNĐ/giờ
Đập nồi 25,000VĐN/lần
Câu cá sấu 30,000VNĐ/mồi
Sân bóng nhỏ 1,000,000VNĐ/2giờ
Bóng chuyền 1,000,000VNĐ/2giờ
Nhảy sạp 400,000VNĐ/giờ
Cắm trại 6,500,000
Tennis 100,000-120,000VNĐ/giờ
Bơi Người lớn
Trẻ em
40,000VNĐ/người
30,000VNĐ/người
Nguồn: ASEAN Resort

Ghi chú: Giá phòng trên đây là giá giảm 30% vào tháng 3 năm 2008
Khu du lịch và ngành công nghiệp giải trí ở Tỉnh Hà Tây
Tới tháng Ba năm 2008, có 12 địa điểm du lịch gồm các khu du lịch, khu sinh thái và
resort ở tỉnh Hà Tây. Những dự án này trải dài trên diện tích từ 5 ha tới trên 350 ha.
Khu du lịch lớn nhất về diện tích đất trong vùng là Sân Golf Đảo Vua Đồng Mô với diện
tích 350ha. Những khu này được thiết kế hoà hợp với môi trường thiên nhiên và cho
khách du lịch hoà mình với văn hoá truyền thống. Ngoài việc tạo cơ hội cho du khách
tham gia những hoạt động giải trí ngoài trời và những trò chơi truyền thống, những khu
du lịch này còn cung cấp cho khách phòng ở hoặc trong khách sạn của họ hoặc ở nhà
nghỉ. Giống nhiều khách sạn của tỉnh, đa số các phòng nghỉ này chất lượng thấp và đó
là một lý do tại sao Hà Tây không thu hút được khách cao cấp. Một danh sách chi tiết
những dự án du lịch hiện có sẽ được kèm trong phụ lục 1 ở cuối bản báo cáo.

Sân Golf Đảo Vua

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Sân Golf Đảo Vua là sân golf 36 lỗ (một sân golf 18 lỗ với hướng núi và một sân golf 18
lỗ bên hồ) được xây dựng trên diện tích 350ha dọc theo hồ Đồng Mô. Du khách tới sân
golf được tận hưởng khung cảnh đồi núi nhấp nhô và năm 2007, sân golf đã đón
25,500 khách, gấp đôi số lượng khách ở ASEAN Resort, biến nơi đây thành địa điểm
du lịch và khu thư giãn giải trí được ưa chuộng nhất ở Hà Tây. Tỉ lệ lưu trú trung bình
của quần thể trong cả năm là 75%, là tỉ lệ cao nhất của cả tỉnh. Sân golf Đảo Vua còn
đạt doanh thu cao nhất, xấp xỉ 20 tỉ VNĐ. Vào thời điểm này, khu biệt thự đang được
xây dựng ở khu resort Đảo Vua. Quần thể sẽ gồm những câu lạc bộ và nhà hàng lắp
điều hoà, sân tập lái xe, các cửa hàng, câu lạc bộ mới, bể bơi, sân tennis, phòng tắm
hơi, các biệt thự cho khách và bến tàu.

Rừng Quốc gia Ba Vì

Rừng quốc gia Ba Vì gồm rừng rậm và những dãy núi tọa lạc ở xã Tản Lĩnh, Ba Vì, tỉnh
Hà Tây, cách phía Tây Hà Nội 60km. Đỉnh cao nhất trong số sáu ngọn núi đạt chiều cao
1296m, bao phủ diện tích rộng 11,372ha. Ba Vì có khí hậu mát lạnh với nhiệt độ trung
bình là 16 độ C. Nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú gồm 862 loại cây, trong đó có
nhiều loại cây quý hiếm, rừng quốc gia Ba Vì còn là nơi cư trú của 55 loài động vật, 139
loài chim, 27 loài lưỡng cư, 41 loài bò sát và 55 loài côn trùng, bao gồm 23 loài đang có
nguy cơ tuyệt chủng. Du khách có thể khám phá nhiều thác nước và rừng lan hoặc ghé
thăm những toà biệt thự xây thời Pháp thuộc. Thiên nhiên hoang dã đa dạng kết hợp
với khung cảnh đặc sắc đã biến Ba Vì, cùng với Đà Lạt, Sa Pa, và Tam Đảo, trở thành
một trong bốn địa điểm du lịch sinh thái vùng núi được ưa thích nhất ở Việt Nam.

Khách sạn Hoà Bình và khu vực Du lịch
Đi theo hướng Tây của Hà Tây, du khách sẽ tới Hoà Bình. Hoà Bình là một tỉnh vùng
núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 82km. Hoà Bình có phía bắc giáp với
Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp với Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà
Nam, và phía Tây giáp Sơn La. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 và 25 độ C. Đường
xá và hệ thống thoát nước tốt. Đường cao tốc số 6 từ Hà Nội qua Hà Tây chạy thẳng
tới Hoà Bình, Sơn La, đường cao tốc số 15 từ Mai Châu đi Thanh Hoá, đường cao tốc
12B từ Hoà Bình đi Nho Quan (Ninh Bình) Theo kế hoạch phác thảo mở rộng Hà Nội về

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
phía Tây của Bộ Xây dựng, 4 xã (Đồng Xuân, Tiên Xuân, Yên Bình, và Yên Trung) của
huyện Lương Sơn, Hoà Bình sẽ nằm trong địa phận Hà Nội.

Hoà Bình còn có tiềm năng lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp du lịch phát đạt.
Giống như Hà Tây, Hoà Bình nổi tiếng những thắng cảnh, núi non, suối và thác đẹp.
Nổi tiếng nhất Hoà Bình là suối nước nóng Kim Bôi, và các nhóm dân tộc Việt, những
người đã định cư ở vùng đất này hàng nghìn năm trước đây. Ngoài dân tộc thiểu số

Việt, tỉnh còn có năm nhóm dân tộc thiểu số khách gồm Mường, Thái, Tày, Dao, và
H’Mông. Theo đó, Hoà Bình đang cạnh tranh với Hà Tây để trở thành địa điểm du lịch
thu hút du khách từ Hà Nội.

V-Resort
Nằm ở xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, cách phía Tây Bắc Hà Nội 60km. V-Resort là
khách sạn ba sao duy nhất ở Hoà Bình, bao phủ khoảng 20ha đất. Dịch vụ tốt và khách
có thể ở một trong chín mươi phòng, nhà sàn, và biệt thự sang trọng và tiện nghi. Các
dịch vụ thư giãn và giải trí có từ bóng bàn tới bể bơi suối nước nóng. V-Resort còn
được hưởng suối nước nóng ngầm ở nhiệt độ 35-37 độ C, được kiểm nghiệm và đánh
giá là nước khoáng. Trong mùa cao điểm, tỷ lệ lưu trú có thể lên tới 90, và du khách
cần phải đặt phòng trước khi tới để đảm bảo một chỗ.

Bảng 5 – Gía dịch vụ ở V-Resort
Phòng Số phòng Gía
Khách sạn Sư tử
Phòng nhìn ra núi 9 phòng 590,000VNĐ/đêm
Phòng nhìn ra bể
bơi
11 phòng 690,000VNĐ/đêm
Phòng hạng sang 6phòng 990,000VNĐ/đêm
Biệt thự chuẩn
Biệt thự Hoa Ban 7 phòng 790,000VNĐ/đêm
Biệt thự Hoa Sim 2 phòng 990,000VNĐ/đêm
Biệt thự Hoàng
Lan 1
6 phòng 790,000VNĐ/đêm
Biệt thự Hoàng
Lan 2 (hạng sang)
1 biệt thự 990,000VNĐ/đêm

Biệt thự Mộc Lan
1
4 phòng 890,000VNĐ/đêm

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
Biệt thự Mộc Lan
2(hạng sang)
2 biệt thự 1,190,000VNĐ/đê
m
Biệt thự cao cấp
Biệt thự Hoa Mai
1
4 phòng 1,590,000VNĐ/đê
m
Biệt thự Hoa Mai
2
3 phòng 2,050,000VNĐ/đê
m
Biệt thự Hoa Mai
3
3 phòng 2,400,000VNĐ/đê
m
Biệt thự Hoa Mai
4
2 phòng 2,800,000VNĐ/đê
m
Nhà sàn
Nhà sàn Vườn

Bửơi
1 nhà 790,000VNĐ/đêm
Nhà sàn Vườn Cọ

1 nhà 1,200,000VNĐ/đê
m
Nhà sàn Vườn
Nhãn
1 nhà 1,590,000VNĐ/đê
m
Nhà sàn Vườn
Khế
1 nhà 1,590,000VNĐ/đê
m
Nhà sàn Vườn
Cam
1 nhà 1,590,000VNĐ/đê
m
Nhà sàn Vườn
Đào
1 nhà 1,800,000VNĐ/đê
m
Nhà sàn Vườn Vải

1 nhà 1,590,000VNĐ/đê
m
Nhà sàn vườn
Chanh
1 nhà 1,200,000VNĐ/đê
m


Nhà nghỉ Mai Châu
Nhà nghỉ Mai Châu, cách Hà Nội 170km, là một khách sạn mới ở Hoà Bình. Nhà khách
Mai Châu được nâng cấp và đổi tên thành Nhà nghỉ Mai Châu và bắt đầu đi vào hoạt
động vài tháng trước. Nhà nghỉ Mai Châu có năm phòng đôi sang trọng, chín phòng
ghép hạng sang và một phòng hạng vừa. Tất cả các phòng đều nhìn ra rừng, hồ, hồ
bơi hoặc thung lũng và giá cả chia thành ba cấp: 165$, 185$ và 225$, giá cao nhất ở
tỉnh Hoà Bình. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Savills, giá cả thật sự thường là 70% so
với giá được hỏi. Nhà nghỉ có các giá thấp hơn cho những ai đã đặt các tour trọn gói.
Vào tháng Tư năm 2008, các du khách tham gia tour trọn gói hai ngày/một đêm quanh
các làng dân tộc thiểu số ở Mai Châu sẽ chỉ bị tính giá 145$ một ngày (bao gồm giá
phòng và giá dịch vụ tour). Được xây dựng từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, nhà nghỉ
phục vụ chất lượng và tiện nghi giữa khung cảnh tuyệt đẹp. Các hoạt động của du

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
khách bao gồm đi xe kéo bằng trâu, đi xe jeep thám hiểm, đi chợ chơi vào ngày Chủ
nhật, chèo thuyền kayak, và đi bộ vào các khu dân tộc thiểu số. Nhà nghỉ Mai Châu mới
được kì vọng sẽ được xếp hạng ba sao và cạnh tranh trực tiếp với V-Resort.

2.2 Nguồn cung tương lai
Ở Hà Tây, hiện có khoảng 32 dự án đầu tư du lịch đang ở giai đoạn lên kế hoạch, đang
xây dựng hoặc chờ cấp phép. Những địa điểm này sẽ thu hút du khách nhờ cảnh quan
đẹp của Hà Tây. Các dự án gồm có Cầm Quy Golf Resort, khu du lịch quốc tế Ba Vì và
Rừng Sinh Thái và Gỉai trí Tuần Châu – Hà Tây. Chi tiết về những dự án sắp tới này
được lịêt kê ở phụ lục 2 ở phía cuối bản báo cáo này.
Đáng chú ý, 14 trên 32 dự án mới này nằm tập trung ở huyện Ba Vì, khu vực hiện đang
là nơi có nhiều khách sạn và nhà khách nhất ở tỉnh Hà Tây. Hiển nhiên, phong cảnh
tuyệt đẹp của Ba Vì, rưng quốc gia rộng lớn, kết hợp với núi non hùng vĩ và những thác

suối nước như Suối Nga, Suối Tiên, Ao Vua tiếp tục biến vùng đất này thành địa điểm
du lịch đầy hứa hẹn.
Nhiều dự án mới ở Hà Tây lớn hơn những dự án hiện có. Điều này cho thấy các nhà
đầu tư rất quan tâm tới việc kinh doanh chất lượng cao hơn, điều mà tỉnh cực kì cần
nếu muốn thành công trong việc thu hút những du khách nhiều tiền. Mặc dù một số
những dự án này theo kế hoạch chỉ gói gọn trong khoảng 5ha, nhiều dự án bao phủ
diện tích hơn 200ha, và thậm chí 1000ha. Dự án lớn nhất đang được tính sẽ là Khu du
lịch chuẩn Quốc Tế Hồ Suối Hai với 1204.8 ha.

Bảng 6 - Những dự án và Quy hoạch chủ yếu của Hà Tây tới năm 2010
Số Tên dự án Địa điểm Diện
tích
(ha)
Vốn đầu
tư (tỉ
VNĐ)
Các tiện ích
1 Khu Du lịch sinh
thái An Khánh
Huyện Hoài
Đức
15.49 111.2 Những dịch vụ giải trí
và du lịch sinh thái
2 Công viên giải trí
và du lịch sinh
thái Tuần Châu –
Hà Tây
Huyện Quốc
Oai
212.21 3,178 Biệt thự, khách sạn,

công viên giải trí, sân
golf và làng nghề thủ
công
3 Resort sân Golf
Hồ Vân Sơn
Huyện
Chương Mỹ
179.2 352 Sân golf 36 lỗ và các
tiện nghi đi kèm

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
4 Quy hoạch tổng
thể khu du lịch
Hồ Suối Hai
Huyện Ba Vì 1,996.9

Khách sạn, biệt thự,
công viên giải trí,
đường đua ngựa, sân
golf
5 Quy hoạch tổng
thể khu du lịch
Tây núi Ba Vì
Huyện Ba Vì 8,200 Du lịch sinh thái và
văn hoá, resort và các
phương tiện giải trí.
6 Quy hoạch tổng
thể khu du lịch

Hồ Quan Sơn
Huyện Mỹ
Đức
1,560.3

Du lịch sinh thái và
văn hóa, sân golf,
resort và các phương
tiện giải trí
7 Làng du lịch sinh
thái và An dưỡng
Tuỳ Lai
Huyện Mỹ
Đức
1120.3 Du lịch sinh thái,
resort, và các phương
tiện vui chơi giải trí và
thể thao
8 Quy hoạch mở
rộng khu du lịch
Ao Vua
Huyện Ba Vì 128 Trung tâm hội nghị
Quốc tế, khách sạn 3
sao và công viên giải
trí
9 Quy hoạch mở
rộng khu du lịch
sinh thái Đầm
Long
Huyện Ba Vì 100 Nhà hát múa rối Quốc

gia, resort và các
phương tiện giải trí
10 Quy hoạch tổng
thể khu du lịch
Thung lũng Tản
Viên
Huyện Ba Vì 200 Du lịch sinh thái, lịch
sử và văn hoá, biệt
thự, khách sạn và các
phương tiện giải trí
Nguồn: Sở du lịch Hà Tây
Công viên giải trí và Du lịch sinh thái Tuần Châu – Hà Tây


Đáng chú ý là Công viên Du lịch Sinh Thái và Gỉai trí Tuần Châu – Hà Tây, một dự án
của công ty Liên doanh Tuần Châu- Hà Tây thuộc Tập đoàn Tuần Châu, nhà đầu tư

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008
của khu Resort nổi tiếng Tuần Châu ở Thành phố Hạ Long. Trải dài trên diện tích
212.12 ha, quần thể này sẽ có một sân golf 93 ha, gồm sân golf 18 lỗ, sáng cả ban đêm
và hai sân tập golf cho thành viên câu lạc bộ., một công viên giải trí 22ha, một khu mua
sắm 180,000 mét vuông, một Phòng Golf Hoàng gia, những biệt thự sinh thái trên mảnh
đất rộng 54ha, và một khách sạn năm sao kết hợp với một trung tâm hội nghị chuẩn
quốc tế. Mục tiêu là tạo ra một quần thể cao cấp làm nổi bật khu vực xung quanh Chùa
Thầy và những nhà phát triển đã đầu tư khoảng 5000 tỉ VNĐ vào dự án này. Địa điểm
chỉ cách Hà Nội 20km, và cạnh tranh trực tiếp với những công ty kinh doanh du lịch gần
đó. Tuy nhiên, dựa trên tình hình hiện thời của dự án, và khả năng tài chính của những
nhà phát triển, Savills cho rằng dự án Tuần Châu – Hà Tây sẽ không hoàn thành trước

2010 như đã định.

Du lịch dân tộc thiểu số Việt Nam và làng văn hoá
Du lịch dân tộc thiểu số Việt Nam và làng văn hoá, một dự án của chính phủ, sẽ trải dài
trên diện tích 870ha, ở thị xã Sơn Tây. Toạ lạc trên vùng đô thị trong tương lai, Miếu
Môn-Xuân Mai-Hoà Lạc-Sơn Tây, tới phía nam của Hồ Đồng Mô, bao quanh bởi các
ngọn núi và hồ nước, quần thể sẽ có năm khu riêng biệt. Khu Văn hoá dân tộc thiểu số,
rộng 116ha, sẽ giới thiệu các hoạt động văn hoá và kiến trúc tiêu biểu của các dân tộc
thiểu số Việt Nam. 95ha thứ hai sẽ là nơi du khách có thể nhìn thấy được kiến trúc đã
thay đổi thế nào trong suối chiều dài lịch sử của đất nước. Khu thứ ba có 100ha, sẽ là
một công viên giải trí gồm những trò chơi truyền thống và trang thiết bị theo chuẩn quốc
tế. Hai phần còn lại là 37ha và 40 ha lần lượt sẽ được làm nhà nghỉ và những mô hình
thu nhỏ của những di sản thế giới. Dự án này cần khoảng 500 triệu USD vốn đầu tư và
dự kiến sẽ mở trước năm 2010. Du lịch dân tộc thiểu số Việt Nam và làng Văn hoá sẽ
giúp thu hút du khách nội địa và nước ngoài tới khu vực này. Theo đó, quần thể được
kì vọng sẽ làm tăng nguồn cầu cho những khu vực quanh nó.

2.3.1 Những nguồn cầu hiện thời
Doanh thu của ngành du lịch của tỉnh Hà Tây
Bảng biểu 12 – Doanh thu ngành du lịch Hà Tây

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi

Tháng 4, 2008

Nguồn: Sở du lịch Hà Tây
Doanh thu từ du lịch của Hà Tây tăng mạnh mẽ hàng năm với mức tăng 41.4% từ 350
tỉ VNĐ năm 2006 lên 495 tỉ VNĐ và năm 2007 doanh thu vượt quá chỉ tiêu 23%. Đây có
lẽ là nhờ vào việc quảng cáo mạnh mẽ hơn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, và sự tăng
trưởng thu nhập bình quân ở cả Hà Tây lẫn các khu vực gần đó. Bên cạnh nguồn lực

quốc gia, Hà Tây thu hút khoảng 70 tỉ VNĐ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch chỉ
riêng năm 2007.

Năm 2008, doanh thu từ du lịch của Hà Tây được kì vọng cao hơn năm 2007 25%. Vào
quý một năm 2008, Hà Tây đã đạt doanh thu 211 tỉ VNĐ, con số ấn tượng này tăng
hơn 32% so với cùng kì năm ngoái. Doanh thu quý 1 năm 2008 bằng 36.37% số lượng
chỉ tiêu của năm nay.

Ta có thể thấy từ thống kê của sở du lịch Hà Tây, tất cả các chỉ số, gồm số du khách và
doanh thu, đều vượt quá dự kiến. Điều này nêu bật được tiềm năng du lịch của Hà Tây.

Khách du lịch tới Hà Tây
Bảng biểu 13 - Lượng khách du lịch tới Hà Tây

×