Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

so sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.09 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II
ĐỀ TÀI: SO SÁNH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC
TRONG KHU VỰC
GVHD : ThS. Phạm Thành Hiền
Thục
Nhóm thực hiện : Nhóm 6
Lớp : K49E
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2012
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
DANH SÁCH NHÓM
1. Huỳnh Thị Diễm 1001017038
2. Nguyễn Thị Đinh San 1001017248
3. Trần Thị Thanh Tâm 1001017255
4. Hứa Viết Thanh Tân 1001017257
5. Nguyễn Đoàn Châu Thanh 1001017267
6. Nguyễn Thị Như Thủy 1001017302
7. Nguyễn Tuấn Vũ 1001017365
8. Trần Thị Bích Phượng 1001017526
9. Nguyễn Thị Thanh Tâm 1001017536
10. Phạm Thiên Vũ 0951015906
2
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
MỤC LỤC
3
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển nhanh chóng và đầu tư
nước ngoài đang trở thành xu thế quan trọng, các nước đang và kém phát triển có rất
nhiều cơ hội để cải thiện và phát triển nền kinh tế nước nhà nhờ việc thu hút các nguồn


vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng để có được lợi thế so với các nước khác trong việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài thì các nước phải không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng
môi trường đầu tư trong nước. Và Việt Nam không phải là quốc gia ngoại lệ. Trải qua 5
năm gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số bất cập. Do đó, nhóm
chúng tôi đã thực hiện đề tài “So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước
trong khu vực” để có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về môi trường đầu tư ở Việt
Nam, đồng thời, qua đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ những nước trong
khu vực.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi không tránh khỏi sai sót, mong cô và các bạn
thông cảm. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:
Xin chân thành cám ơn!
4
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm
Theo báo cáo phát triển thế giới 2005: môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù
địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu
quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất.
Môi trường đầu tư quốc gia là tổng hoà các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động
đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lực
thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của
nhà đầu tư.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư
1.2.1.1 Các yếu tố tự nhiên và kinh tế
1.2.1.2 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
- Vị trí địa lý: một quốc gia được cho là có thế mạnh về kinh tế khi nằm trong khu vực
phát triển kinh tế sôi động có đường giao thông quốc tế (đường biển, đường hàng không,
…). Yếu tố vị trí địa lí ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới môi trường đầu tư.
- Tài nguyên thiên nhiên: quốc gia nào được ưu đãi một nguồn tài nguyên dồi dào

phong phú thì có thể dựa vào việc khai thác nguồn tài nguyên đó nhằm tích lũy vốn cho
phát triển. Đây là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còn. Ví dụ như
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản nhưng lại có nền kinh tế phát triển vào
loại hàng đầu trên thế giới.
1.2.1.3 Lao động và dân số
- Lao động quyết định đến sự tăng trưởng của một quốc gia. Nhân tố tác động tới chất
lượng của môi trường đầu tư là chất lượng lao động và nhân tố chất lượng lao động ngoài
việc phụ thuộc vào yếu tố văn hóa truyền thống nó còn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống
5
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của quốc gia đó. Như vậy, giáo dục đào tạo
có vai trò trọng tâm làm tăng chất lượng nguồn vốn nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư.
- Yếu tố dân số có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường đầu tư. Một quốc
gia có dân số đông là thị trường tiêu thụ sản phẩm đầy tiềm năng và để xem xét thị trường
tiêu thụ sản phẩm cần tìm hiểu kết cấu của dân số (ví dụ dân số trẻ hay già, nhiều nam
hay nữ ….)
1.2.1.4 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cảng biển,
cảng hàng không,…
Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng tốt là yếu tố
làm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, ngược lại việc cơ sở hạ tầng yếu kém làm
tăng chi phí sản xuât cúa nhà đầu tư và tạo ra những rào cản với môi trường đầu tư.
Môi trường đầu tư và cơ sở hạ tầng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Môi
trường đầu tư tốt sẽ góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng và cơ sở hạ tầng tốt là yếu tố quan
trọng cải thiện môi trường đầu tư. Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố hết sức cần thiết đối
với việc phát triển kinh tế, làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn, tiềm năng hơn
trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2.1.5 Các ngành công nghiệp phụ trợ
Ngành công nghiệp phụ trợ là những ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp và chia
sẻ trong chuỗi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có tính chất bổ trợ ở các

khâu của quá trình sản xuất. Ngành công nghiệp phụ trợ bao gồm sản xuất chi tiết linh
kiện, các công nghệ sản phẩm đầu vào để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành phụ trợ càng mạnh thì tiềm năng
cạnh tranh của doanh nghiệp mũi nhọn càng lớn, cơ hội thành công trong cạnh tranh của
doanh nghiệp càng cao. Do vậy các nhà đầu tư thường quan tâm tới hoạt động và sự phát
triển của các ngành công nghiệp phụ trợ. Sự hiện diện của các cụm công nghiệp phụ trợ
6
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
là một lợi thế cho nhà đầu tư, giúp họ giảm thiểu chi phí sản xuất và quốc gia nào có một
ngành công nghiệp phụ trợ phát triển cũng có lợi thế trong thu hút nguồn vốn đầu tư.
1.2.2 Môi trường chính trị kinh tế
Các nhà đầu tư luôn đòi hỏi một môi trường đầu tư với mức độ ổn định về kinh tế và
chính trị. Sự ổn định về chính trị và tiềm lực kinh tế vững chắc, dồi dào, bền vững là cơ
sở cho an toàn tài chính. An toàn tài chính là một trạng thái tài chính ổn định không bị
nguy hiểm từ các tác động bên ngoài hay bên trong, không tự gây hại cho mình đồng thời
ngăn chặn được sự tấn công phá hoại từ bên ngoài. Chỉ khi có sự đảm bảo an toàn về tài
chính thì các nhà đầu tư mới có thể yên tâm khi mang vốn đi đầu tư.
1.2.3 Thể chế kinh tế
1.2.3.1 Khái niệm
Thể chế kinh tế là những quy tắc, cơ chế thực hiện và tổ chức gắn liền được hình
thành một cách tất yếu nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của các chủ thể hoạt động tìm
kiếm lợi nhuận cùng các lợi ích xã hội khác trong một nền kinh tế nhất định, phản ánh
trình độ phát triển của nền kinh tế tương ứng.
Theo nghĩa hẹp, thể chế kinh tế thường được đề cập như là thể chế kinh tế chính thức.
Về phương diện này thể chế kinh tế được hiểu là những quy định được thể hiện thành văn
bản quy phạm pháp luật do các cơ quan tố chác có thẩm quyền ban hành nhằm điêu chỉnh
các quan hệ kinh tế nói chung.
1.2.3.2 Phân loại
Khi đặt thể chế kinh tế trong mối quan hệ với môi trường đầu tư thì thể chế được phân
loại thành:

- Thể chế kinh tế đối với việc giảm thiểu chi phí đầu tư: bao gồm các thể chế về tài chính
như chính sách về thuế và tín dụng
- Thể chế kinh tế giảm thiểu rủi ro của hoạt động đầu tư: bao gồm mức độ ổn định của
chính sách hay thể chế kinh tế, thể chế đảm bảo quyền tài sản của nhà đầu tư.
7
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
- Thể chế kinh tế đối với tăng cường cạnh tranh: thuôc nhóm thể chế này là những quy tắc
hay quy định luật pháp về việc thừa nhận việc điều tiết đối với việc gia nhập hay rút lui
khỏi thị trường.
1.2.3.3 Ảnh hưởng của thể chế kinh tế tới môi trường đầu tư
a) Ảnh hưởng của thể chế liên quan tới chi phí hoạt động sản xuất của nhà đầu tư
đối với môi trường đầu tư
- Thể chế thuế và môi trường đầu tư: tác động của thuế đối với tính hấp dẫn của môi
trường đầu tư thường được nhìn thấy một cách trực tiếp. Thực tế cho thấy một sự tác
động ngược chiều giữa mức thuế suất cao và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư; với mức
thuế cao thường làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và do đó làm mức tăng
trưởng kinh tế giảm. Thể chế thuế ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư song môi
trường đầu tư tốt phải đảm bảo lợi ích của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp, do đó để nhà
đầu tư có cơ sở hạ tầng thuận lợi thì cần phải đánh đổi giữa thuế và lợi nhuận.
- Thể chế thị trường tài chính và tác động tới môi trường đầu tư: thể chế này có quan
hệ mật thiết với chi phí của doanh nghiệp và do đó sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư nếu như
tính hoàn thiện cao. Ngược lại nếu thể chế này làm tăng chi phí đầu tư sẽ làm giảm tính
hấp dẫn của môi trường đầu tư.Tác động của thị trường tài chính với hiệu quả thấp, tính
thiếu ổn định cao thường làm chi phí đầu tư cao.
b) Ảnh hưởng của nhóm thể chế liên quan tới rủi ro trong hoạt động đầu tư đối
với môi trường đầu tư
- Nhóm thể chế này chịu tác động mạnh mẽ của chính phủ do vậy những quy tắc do
chính phủ đặt ra liên quan tới vấn đề này sẽ có tác động rất lớn với tính hấp dẫn của môi
trường đầu tư.
- Sự ổn định của thể chế kinh tế: sự bất ổn định luôn đóng vai trò trung tâm trong

những cân nhắc về đầu tư, bất ổn định trong chính sách là những nhân tố cản trở lớn nhất
đối với các quyết định đầu tư. Khi những chính sách, thể chế kinh tế không ổn định hoặc
8
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
thiếu minh bạch sẽ làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Những lo ngại về sự
không ổn định của chính sách có thể bắt đầu từ tính chất mơ hồ của chính sách hoăc thể
chế hiện hành. Thậm chí ngay cả khi chính sách được thể hiện một cách rõ ràng trên giấy
tờ thì chưa hẳn đã hết quan ngại về viêc các chính sách đó được thực thi như thế nào trên
thực tế. Một môi trường đầu tư được coi là hấp dẫn khi và chỉ khi các thể chế loại trừ hay
hạn chế tối đa những bất định đối với nhà đầu tư.
- Thể chế đảm bảo quyền tài sản bao gồm hiến pháp, những quy định về chế độ sở
hữu, hệ thống luật pháp và các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền tài sản …Việc
đảm bảo quyền tài sản có ý nghĩa hai mặt đối với việc tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn.
Việc đảm bảo quyền tài sản bảo đảm cho nhà đầu tư thu được thành quả từ công cuộc đầu
tư của mình. Khi các quyền tài sản được bảo vệ bởi một thể chế phù hợp, minh bạch thì
các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đem vốn đi đầu tư và làm tăng tính hấp dẫn của môi
trường đầu tư. Thể chế đảm bảo quyền tài sản cải thiện môi trường đầu tư rõ rệt qua các
chức năng cụ thể như xác lập quyền về đất đai, tạo sự thuận lợi trong việc thực hiện hợp
đồng. Đối với các tài sản trí tuệ như bằng sáng chế, phát minh, thương hiệu, bản quyền
tác giả … để có được chúng phải đòi hỏi rất nhiều chi phí. Do vậy trong hoạt động của
các tập đoàn, doang nghiệp phát triển luôn có sự hiện diện của của thể chế đảm bảo việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy một môi trường đầu tư được coi là hấp dẫn khi cơ
chế đảm bảo quyền tài sản trí tuệ mạnh.
c) Ảnh hưởng của nhóm thể chế liên quan tới cạnh tranh đối với môi trường đầu tư
- Thể chế điều tiết đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường.Thể chế điều tiết có
thể tác động đến môi trường đầu tư qua những ảnh hưởng của nó đối với cạnh tranh, cạnh
tranh đóng vai trò quan trọng đối với môi trường đầu tư bằng cách tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp mới và mang động lực để các nhà đầu tư tiến hành đổi mới và nâng cao
năng suất. Việc dỡ bỏ những cản trở từ hoạt động diều tiết phi lý của chính phủ là một
trong những cách thức làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Những hồ sơ và

thủ tục cồng kềnh là biểu hiện tính rối của thể chế điều tiết. Việc làm thủ tục đâu tư kinh
9
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
doanh rắc rối làm mất thời gian và làm gia tăng chi phí của nhà đầu tư do đó làm giảm
tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Việc loại bỏ hay giảm bớt các rào cản thể chế để tạo
ra sự cạnh tranh trên thị trường và tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng hơn.
10
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
Việt Nam đứng thứ hai về mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong cuộc khảo
sát của Hội động tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC)
1
; xếp thứ bảy về điểm đầu tư dài
hạn tốt nhất trong báo cáo “Thế giới năm 2050” của Ngân hàng HSBC
2
; sắp hạng thứ
mười bốn trong báo cáo “Chỉ số niềm tin đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu 2012” của
Công ty tư vẫn quốc tế A.T Keaarney. Những con số ấn tượng này đã phần nào cho chúng
ta cái nhìn tổng quan chung về môi trường đầu tư quốc tế của Việt nam trong con mắt của
các chủ đầu tư nước ngoài.
Nước ta lâu nay vốn được coi là một môi trường đầu tư an toàn, khá hấp dẫn với lợi
thế lâu dài trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mà cụ thể hơn đó là một môi trường
chính trị- xã hội ổn định, có vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á. Là một nước
với số dân đứng thứ 13 trên thế giới, Việt Nam không chỉ sở hữu nguồn lao động dồi dào,
có tri thức và tương đối trẻ mà đây còn chính là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà
đầu tư khai thác. Hơn thế nữa, sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc Đổi Mới đất nước,
Việt Nam đang từng bước hình thành cơ chế kinh tế thị trường theo hướng tự do hóa, duy
trì nền kinh tế vĩ mô tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP cao qua các năm
3
. Cơ

cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giảm tỷ
trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch
vụ. Và một điểm sáng trong môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam là sự nỗ lực rất lớn
trong việc tham gia thiết lập các mối quan hệ thương mại song phương (Việt Nam- Hoa
Kỳ, Việt Nam- Nhật Bản, Việt Nam- Trung Quốc,…), là thành viện tích cực trong các
khu vực kinh tế năng động (ASEAN, ASEM, APEC) và tổ chức toàn cầu (WTO). Để từ
đó Luật pháp cũng đang được từng bước hoàn thiện, các chính sách ưu đãi ngày càng hấp
1 Khảo sát 405 doanh nhân đầu tư khu vực ASEAN, 46% lựa chọn Việt Nam đứng thứ hai.
2 Báo cáo nhận định dựa trên nhiều tiêu chí bao gồm nhân khẩu học, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, ….
3 8.5% năm 2007; 6.5% năm 2008; 5.3% năm 2009; 6,78% năm 2010; 5,89% năm 2011.
11
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
dẫn, cơ sở hạ tầng được phát triển thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các
nhân tố trên đã giúp Việt Nam nâng cao lợi thế cạnh tranh trong môi trường đầu tư quốc
tế của nước ta với các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia hay Hàn Quốc.
Kể từ sau khi gia nhập WTO năm 2007, cũng là 20 năm khi nước ta thông qua luật
Đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư FDI vào trong nước chuyển động mạnh mẽ với vốn
đăng kí lên đến con số 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với 2006, vốn thực hiện 4,6 tỷ USD,
tăng 12,2% doanh thu cả các doanh nghiệp FDI 39,6 tỷ USD, tăng 34.8%. Từ đó, qua các
năm, cùng với những biến động chung của thế giới, Việt Nam cũng trải qua những cơ hội
và thách thức nhất định trong việc định hình một môi trường đầu tư hấp dẫn ổn định lâu
dài trong mắt các nhà đầu tư quốc tế với những mặt mạnh và điểm yếu nhất định.
Đến đầu năm 2008, Việt Nam gặp phải những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, lạm
phát, chịu ảnh hưởng từ những biến động gía cả trên thị trường thế giới nhưng nước ta
vẫn thu hút được hơn 324 dự án với tổng vốn đăng kí đầu tư 14,7 tỷ USD, tăng gấp 2,6
lần so với cùng kì năm 2007 trong đó có một số dự án đăng kí với quy mô 1 tỷ đồng.
Chính phủ đứng trước những vấn đề về lạm phát và nhập siêu cùng gia tăng, tính thanh
khoản của hệ thống ngân hàng, xu hướng tâm lí đám đông đã thực hiện các biện pháp cơ
bản để ổn định kinh tế vĩ mô, chính phủ chỉ đạo tiếp tục đình hoãn và kiểm soát các dự án
chưa thực sự cấp bách. Do vậy, dù kinh tế thế giới bị ảnh hưởng do Khủng hoảng tài

chính ở Mỹ nhưng Việt Nam vẫn là 1 trong những điểm đến hàng đầu ở khu vực châu Á-
Thái Bình Dương về môi trường đầu tư.
Năm 2009, thu hút vốn FDI giảm mạnh (70%) so với năm 2008. Việc sử dụng vốn
đầu tư phát triển đã có khởi sắc song chưa đều, chưa vững. Hiệu quả kinh tế của vốn đầu
tư nói chung chưa cao. Dòng vốn nước ngoài khá bền vững, cộng thêm động lực kinh tế
Việt Nam, đã giúp nền kinh tế tăng trưởng 5,3% trong năm 2009.
Năm 2010, kết quả thu hút FDI của cả nước khá khiêm tốn. Tình hình kinh tế thế giới
cũng chưa thực sự phục hồi, do đó thu hút FDI vào Việt Nam đến thời điểm này cũng chỉ
12
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
đạt khoảng 60% so với năm 2009 mà thôi. Sự tập trung của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng
trưởng khiến lạm phát tăng cao, tiền tệ mất ổn định và hệ thống ngân hàng đứng trước
nguy cơ khủng hoảng. Lạm phát tăng nhanh khiến các chủ doanh nghiệp phải đối mặt với
sức ép tiền lương liên tục tăng. Tuy nhiên, trình độ người lao động lại chưa tăng tương
xứng khiến các nhà đầu tư nước ngoài đặt ra nhiều câu hỏi về sự hiệu quả của đồng vốn.
Phần lớn sản phẩm được sản xuất đều là hàng gia công, giá trị gia tăng thấp do nguyên
liệu nhập khẩu chiếm phần lớn giá thành sản phẩm. Không chỉ Việt Nam, mà cả
Malaysia, Thái Lan và 1 số quốc gia đang phát triển khác cũng đang đối mặt với tình
trạng trên khi có lợi thế lao động giá rẻ nhưng không sản xuất được nhiều sản phẩm có
giá trị gia tăng cao.
Năm 2011, việc thu hút FDI khá đuối. So với mức dự kiến giải ngân năm nay là 11,5
tỷ USD, thực tế chỉ đạt 11 tỷ USD, bằng với năm ngoái. Riêng về vốn đăng ký, tính đến
15/12, vốn đăng ký mới và đăng ký tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, giảm tới
26% so với năm 2010. Trong đó, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng giảm
35%. So với chỉ tiêu thu hút 20 tỷ USD vốn FDI đặt ra cho năm nay, con số thực tế vào
cuối năm đã không đạt. Dù số vốn đăng ký giảm nhưng đã có những chuyển biến theo
hướng tích cực. Vốn FDI đăng ký trong năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%).
Ngược lại, FDI vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2011 chỉ còn chiếm 5,8% tổng vốn
đăng ký, trong khi năm 2010, lĩnh vực này chiếm 34,3%. Điều này cho thấy các nhà đầu

tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Năm 2012, dù kinh tế thế giới có biến động xấu nhưng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam
vẫn khả quan. Nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài vẫn tin tưởng vào sự ổn định của nền
kinh tế và môi trường chính trị xã hội của Việt Nam và đánh giá nước ta là nơi có nhiều
tiềm năng để đầu tư. Dựa vào các khuynh hướng gần đây, rõ ràng Việt Nam dường như
đang đi đúng hướng trong năm 2012, bất chấp luồng gió ngược của kinh tế thế giới.
13
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
Theo như tình hình môi trường đầu tư ở nước ta qua các năm như đã đề cập ở trên,
chúng ta có thể nhìn nhận chung rằng bên cạnh những tiềm năng mạnh mẽ thu hút đầu tư
nước ngoài, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta vẫn chủ yếu là ở khâu thấp
nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm, làm thầu phụ hay gia công cho các Tập đoàn đa quốc
gia, chỉ có 5% doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành công nghệ hiện đại, 5% hoạt
động trong dịch vụ khoa học- công nghệ và 3,5% tham gia vào dịch vụ tài chính. Với
xuất phát điểm thấp, nền kinh tế Việt Nam tuy đã phát triển mạnh mẽ song vẫn là một
nước nông nghiệp với quy mô kinh tế nhỏ, trình độ kỹ thuật- công nghệ còn thấp. Hệ
thống Pháp luật cũng như các chính sách chưa bắt kịp với sự hội nhập toàn cầu của nền
kinh tế. Thị trường vốn, thị trường lao động , thị trường kỹ thuật-công nghệ, cơ sở hạ tầng
chưa được phát triển đồng bộ. Chính vì những bất cập trên mà việc thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của nước ta những năm qua (2007-2011) cho thấy một chút “sự hụt hơi”
trong cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu hiện nay- một sân chơi được coi là khá
công bằng cho các quốc gia trên thế giới, thì Việt Nam cần phải khôn khéo hơn trong việc
tận dụng cơ hội, khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh cũng như nhanh chóng xóa bỏ
những hạn chế trong mội trường đầu tư quốc tế. Nếu nhìn nhận trên giác độ của một quốc
gia phát triển sau thì sẽ rất hữu ích nếu Việt Nam học tập những chính sách thu hút đầu tư
cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong khu vực. Trong bài
tiểu luận này, nhóm chúng tôi sẽ thực hiện so sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt
Nam với các quốc gia phát triển hơn trong khu vực là Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia.
Thông qua đó nhìn nhận rõ hơn về những mặt mạnh, mạnh yếu trong môi trường đầu tư

của Việt Nam; đồng thời tổng hợp những giải pháp giúp Việt Nam thu hút mạnh hơn các
nguồn đầu tư trưc tiếp nước ngoài.
14
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
CHƯƠNG 3. SO SÁNH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT
SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC
3.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam Thái Lan Malaysia Hàn Quốc
Vị trí
địa lý
Việt Nam nằm
ở vị trí trung
tâm của khu
vực Đông Nam
Á, giáp với
Nhật Bản,
Trung Quốc
Thái Lan nằm ở
giữa khu vực
Đông Nam Á.
Malaysia nằm ở
phía Đông Nam
Châu Á, gồm bán
đảo Malaysia và
1/3 diện tích phía
bắc đảo Borneo
Được bao bọc bởi
Inđônêsia, vùng
biển Nam Trung
Quốc và Nam

Việt Nam.
Nằm ở phía
Nam bán đảo
Triều Tiên thuộc
vùng Đông Bắc
Á.
Ba quốc gia có thế mạnh về vị trí địa lý do nằm trong
khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động ASEAN, có
đường hàng không và đường biển quốc tế.
→ Vị trí địa lí thuận lợi việc lưu thông hàng hóa được dễ
dàng và nhanh chóng, đồng thời là cửa ngõ giao lưu với
các vùng lân cận; do đó thu hút nhiều nhà đầu tư nước
ngoài như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Nằm giữa hai
nền kinh tế hàng
đầu của thế giới
Trung Quốc và
Nhật Bản, nằm
trên đường hàng
không và đường
biển quốc tế.
Tài
nguyên
thiên
nhiên
Việt Nam là
nước có nguồn
tài nguyên
phong phú đặc
biệt là tài

nguyên biên,
rừng, tài
nguyên khoảng
sản với đường
bờ biển dài hơn
3200km
Các tài nguyên
thiên nhiên chủ
yếu của Thái Lan
là thiếc, cao su, ga
tự nhiên, vonfram,
tantalium, gỗ, chì,
thạch cao,…
Malaysia giàu các
nguồn tài nguyên
thiên nhiên trong
các lĩnh vực như
nông nghiệp, lâm
nghiệp và khoáng
sản.
Malaysia là nước
xuất khẩu hàng
đầu thế giới sản
phẩm cao su tự
nhiên và dầu cọ.
Thiếc và dầu mỏ
là hai nguồn tài
nguyên khoáng
sản có giá trị của
Than đá,

vonfam, chì,
môlipđen, thủy
điệnnhưng với
trữ lượng vừa và
nhỏ
15
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
kinh tế Malaysia
- Vi t Nam, Thái Lan, Malaysia có ngu n tài nguyên thiên nhiên phongệ ồ
phú đa d ng, tr l ng l n là m t trong nh ng nhân t quan tr ngạ ữ ư ợ ớ ộ ữ ố ọ
h p d n các nhà đ u t m t s l nh v c nh khai khoáng, côngấ ẫ ầ ư ở ộ ố ĩ ự ư
nghi p n ng…Trong tr ng h p c a Malaysia, tài nguyên là ngu nệ ặ ườ ợ ủ ồ
thu hút đ u t FDI l n nh t Tuy nhiên, các đ u t d ng này th ng gâyầ ư ớ ấ ầ ư ạ ườ
c n ki t tài nguyên trong n c, đ l i h u qu x u cho môi tr ngạ ệ ướ ể ạ ậ ả ấ ườ
n u không có chính sách và đ nh h ng h p lí t chính ph .ế ị ướ ợ ừ ủ
- M t khác, đây c ng không ph i là y u t quy t đ nh đ đánh giá môiặ ũ ả ế ố ế ị ể
tr ng và hi u qu đ u t , Hàn Qu c là m t ví d đi n hình.ườ ệ ả ầ ư ố ộ ụ ể
3.2 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam được đánh giá ở mức kém so với cơ sở hạ tầng ở các nước
khu vực lân cận. Chính yếu tố này đã làm chùn bước các doanh nghiệp nước ngoài muốn
đầu tư vào Việt Nam. Theo khảo sát mới nhất của Ban Thư ký Diễn đàn doanh nghiệp
Việt Nam 2009, 87.8% doanh nghiệp nước ngoài và 83% doanh nghiệp trong nước đánh
giá chất lượng cơ sở hạ tầng ở mức kém hoặc rất kém. Kết quả này cũng tương đồng với
Báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia 2009 của Diễn đàn kinh tế thế giới, trong đó cơ sở
hạ tầng bị xếp hạng thấp nhất trong bộ chỉ số cạnh tranh của Việt Nam. Đa số các doanh
nghiệp Nhật cho rằng Việt Nam cần cải thiện hệ thống đường sá, sau đó là điện năng,
cảng và hệ thống cấp thoát nước.
3.2.1Giao thông
3.2.1.1 Giao thông đường bộ
Việt nam hiện có hơn 218.500 km đường, riêng quốc lộ là 17.290 km. Trong đó, 35%

đạt loại trung bình, 17% loại xấu, 16% loại rất xấu.
Biểu đồ : chất lượng đường bộ Việt Nam
Theo tính toán, trên toàn bộ hệ thống đường bộ Việt Nam thì có đến 2/3 số đường
đang cần bảo dưỡng ngay. Nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn, cầu và đường chưa
đồng bộ.
16
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
Hầu hết các tuyến đường, cầu cống trên đất nước ta kể cả những tuyến đường được
đầu tư xây dựng từ vốn vay ODA đều chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và nhanh xuống
cấp đến mức báo động bởi tệ nạn tiêu cực trong ngành giao thông bấy lâu đã làm nhức
nhối và đau đầu của các nhà cho vay vốn.
Với xu thế hội nhập, kinh tế ngày càng phát triển, hệ thống hạ tầng giao thông nội thi
khắp cả nước ngày một qua tải trước nhu cầu sử dụng nhiều phương tiện giao thông đặc
biệt là xe ôtô, hầu hết các thành phố lớn trong cả nước đều ùn tắc giao thông. Đường sá ít,
không được xây mới và mở rộng.
Ở khía cạnh này ta có thể so sánh với Malaysia: Malaysia có hơn 40 nghìn km đường
loại tốt, không ngừng được nâng cấp đến tận những vùng mới phát triển.Tuyến đường cao
tốc chạy từ Bắc xuống Nam dài 847 km được mở rộng, thông suốt phục vụ phương tiện ô
tô rất thuận lợi.Malaysia là một trong số các nước trong khu vực có hệ thống đường bộ tốt
nhất. Mạng lưới vận tải công cộng đã được nâng cấp nhiều hơn trong thủ đô Kuala
Lampur và các vùng phụ cận .
Mặt khác, ở Thái Lan: Hiện giao thông đường bộ chiếm gần 90% trong tất cả các loại
hình giao thông với mạng lưới 260.000 km đường tổng chiều dài. Ở đây, các hệ thống
đường 8 làn đường là rất phổ biến (cả đường đi qua các tỉnh, các huyện), có những đường
giao thông trên không là những đường cao tốc trãi dài bao quanh thành phố. Có rất ít
đường đấu nối vào đường chính, dân cư sống dọc hai bên đường rất ít, họ sống từng cụm
dân cư.
3.2.1.2 Giao thông đường biển, phát triển cảng
Cả nước hiện có hơn 260 cảng biển, trong đó có chín cảng lớn, song vẫn chưa thể đón
tàu tải trọng lớn hơn 50.000 tấn, khiến nền kinh tế tổn thất gần 1,5 tỉ USD mỗi năm.

Hầu hết hàng xuất khẩu của Việt Nam đều phải trung chuyển tới các tàu lớn neo đậu ở
Đông Nam Á. Vận tải và bốc xếp trung chuyển làm cho chi phí vận tải tăng thêm tới
28%, mất đi những lợi thế so sánh. Theo tính toán của ngân hàng thế giới các nhà xuất
khẩu Việt Nam phải trả 669USD cho một container 20foot từ Việt Nam ra nước ngoài
trong khi đó Malaysia là 432USD, Thái Lan là 615 USD.
17
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
Bảng.

Cấu phần chi phí nội địa các nhà xuất khẩu (USD)
Quốc
gia
Chi phíxuấtkhẩu
(US$/công-ten-nơ)
Chiphínhậpkhẩu
(US$/công-ten-nơ)
TrungQuốc
390
430
Singapore
416
367
Malaysia
432
385
HongKong
525
525
TháiLan
615

786
Indonesia
667
623
ViệtNam
669
881
HànQuốc
745
745
ẤnĐộ
820
910
(Nguồn:NgânhàngThếgiới
)
Chi phí nội địa bao gồm chi phí công văn, phí hành chính, bốc dỡ tại cảng và chi phí
vận tải đất liền, vấn đề chi phí cao trong cơ sở hạ tầng không chỉ liên quan đến phần cứng
như cảng mà còn liên quan đến khía cạnh “phần mềm”, ví dụ như hải quan, bốc dỡ hàng
và logistic,…
Có quá nhiều bến cảng nhưng quá ít cảng đáp ứng yêu cầu là nhận định chung của
nhiều chuyên gia về thực trạng cảng biển Việt Nam hiện nay. Ngoại trừ một số cảng lớn
(Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng), phần lớn các cảng nhỏ, năng lực và trình độ chuyên môn
hạn chế, thị trường giới hạn trong phạm vi địa phương. Vấn đề lớn nhất đối với các cảng
biển – đầu mối giao thông phục vụ xuất, nhập khẩu của Việt Nam không phải là số lượng,
mà chính là ở chất lượng và khả năng kết nối của các cảng đầu mối lớn tại hai vùng kinh
tế trọng điểm. Ngoài ra, hệ thống cảng biển Việt Nam chủ yếu là cảng tổng hợp và cảng
chuyên dùng, bến container chiếm rất ít, trong khi đó xu thế vận chuyển hàng hoá bằng
container ngày một tăng cao.
18
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6

Trong khi đó, hiện nay, Malaysia có 7 cảng quốc tế và 8 cảng nội địa, nơi đảm nhận
hơn 95% hàng hóa thương mại của quốc gia này. Năm 2006 cảng Port Klang của
Malaysia được xếp thứ 16 trong "top 20" cảng sầm uất nhất thế giới.
Hàn Quốc là một nước có hệ thống cảng biển phát triển với nhiều cảng biển đựơc xếp
hạng cao trên thế giới về chất lượng cũng như về lưu lượng vận chuyển.
World Port Ranking, 2005
l cargo volume,
metric tons
(millions)
Container traffic
(TEUs) (1,000s)
1
Ra
nk Port
Cou
ntry
T
o
n
s
R
a
n
k Port
Cou
ntry
T
E
U
s

1.
Shan
ghai
Chin
a
4
4
3.
0
1.
Sing
apor
e
Sing
apor
e
23
,1
92
2.
Sing
apor
e
Singa
pore
4
2
3.
3
2.

Hon
g
Kon
g
Chin
a
22
,4
27
3. Rott
erda
m
Neth
erlan
ds
3
7
6.
3. Shan
ghai
Chin
a
18
,0
84
19
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
6
4.
Ning

bo
Chin
a
2
7
2.
4
4.
Shen
zhen
Chin
a
16
,1
97
5.
Tianj
in
Chin
a
2
4
5.
1
5.
Busa
n
Sout
h
Kore

a
11
,8
43
6.
Gua
ngzh
ou
Chin
a
2
4
1.
7
6.
Kao
hsiu
ng
Taiw
an
9,
47
1
7.
Hon
g
Kon
g
Chin
a

2
3
0.
1
7.
Rott
erda
m
Neth
erlan
ds
9,
28
7
8.
Busa
n
Sout
h
Kore
a
2
1
7.
2
8.
Ham
burg
Ger
man

y
8,
08
8
3.2.1.3 Đường hàng không và sân bay
Hiện nay ở Việt Nam có tổng cộng 21 sân bay có hoạt động bay dân sự trong đó có 8
sân bay quốc tế.Với hơn 80 triệu dân, Việt Nam là thị trường hàng không tiềm năng. Hiện
20
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
cả nước có 5 hãng hàng không được phép hoạt động vận chuyển hành khách, gồm
Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Indochina Airlines, Vietjet Air và Mekong Aviation.
Tại Việt Nam, lĩnh vực hàng không đã tăng trưởng mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2001-
2010, vận tải hành khách tăng 15,8% và vận tải hàng hóa tăng 16,2% mỗi năm. Năm
2010, ngành hàng không Việt Nam đạt kỷ lục với 21 triệu lượt khách. Trong các thời kỳ
này, tăng trưởng GDP chỉ bằng một nửa của tăng trưởng trong lĩnh vực hàng không và
cảng hàng không dân dụng (7,8% trong giai đoạn 1991-2000 và 7,3% trong giai đoạn
2001-2010).
Mặc dù vậy, theo đánh giá của giáo sư Yeong Heok Lee, Đại học Hàng không Hàn
Quốc, năm 2010, quy mô vận tải hàng không của Việt Nam so với Hàn Quốc thì lĩnh vực
vận tải hành khách (21 triệu lượt) chỉ bằng 1/3 và vận tải hàng hóa (460.000 tấn) chỉ bằng
1/8.
Bên cạnh đó, lĩnh vực hàng không và cảng hàng không dân dụng của Việt Nam vẫn
còn nhiều bất cập như vận tải hành khách nội địa vẫn là chủ yếu, các tuyến bay quốc tế
chỉ tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Không những vậy, hàng không nội
địa đang phải đối mặt với sự quá tải của hệ thống hạ tầng sân bay, đặc biệt là sân bay cửa
ngõ Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra, việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng sân bay như sân đỗ chờ qua đêm, sân đỗ bảo
dưỡng, các cơ sở hạ tầng kĩ thuật, dịch vụ và khu nhiên liệu sẽ làm hạn chế khả năng mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Được biết, các hãng hàng không trong nước hiện nay phụ thuộc rất lớn vào yếu tố

nước ngoài, nhất là những yếu tố quyết định đến chi phí dịch vụ vận chuyển và thiếu trầm
trọng nguồn nhân lực lành nghề.
Ví dụ như: Cảng hàng không Cam Ranh (Khánh Hòa) hiện là một trong 5 cảng hàng
không quốc tế của cả nước hiện nay cảng hàng không này còn thiếu đủ thứ theo tiêu
chuẩn của Tổ chức hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO). Đó là thiếu xe chữa cháy,
không có xe bơm nước cho máy bay, không có nước ngọt, đường băng xuống cấp, không
quầy thu đổi ngoại tệ và không có đường bay quốc tế cố định.
21
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
Trong khi đó, Malaysia có hãng máy bay MAS bay cùng 36 hãng quốc tế đến 75 sân
bay và các nước trên thế giới. Malaysia có tổng cộng 37 sân bay, trong đó có 5 sân bay
quốc tế, 15 sân bay nội địa. Sân bay quốc tế chính là Kuala Lampur International Airport
(KLIA) cách trung tâm thành phố Kuala Lampur 75 km về phía Nam. Hàng không nội địa
của Malaysia có 3 hãng bay đảm bảo đi lại cho hành khách từ bang này tới bang khác.
Ta còn có thể so sánh với lĩnh vực hàng không của Hàn Quốc - quốc gia đứng thứ 8
trên thế giới về quy mô vận tải của ngành hàng không. Chính phủ Hàn Quốc thực hiện
chính sách “bầu trời mở” và mạng lưới toàn cầu của các hãng hàng không, nên ngành
hàng không Hàn Quốc hiện xếp thứ 15 thế giới về vận tải hàng khách và thứ hai thế giới
về vận tải hàng hóa.
Nguồn: www.statista.com
Thành công trên có được là do Hàn Quốc đã tăng cường hệ thống an toàn bằng cách
chuẩn hóa các quy định an toàn theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã được
22
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
Cục Hàng không LB Mỹ (FAA) công nhận về kiểm định an toàn năm 2001 và ICAO
công nhận năm 2008.
3.2.2 Điện
3.2.2.1 Sản lượng điện
Điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia năm 2009 đạt 84,75 tỷ kWh
tăng 14,18% so với năm 2008 (bao gồm 372 triệu kWh bán cho Cămpuchia). Điện thương

phẩm ước đạt 74,76 tỷ kWh tăng 13,39% so với 2008. Trong đó: điện thương phẩm phục
vụ nhu cầu trong nước đạt 74,23 tỷ kWh, tăng 12,86% so với 2008, điện cấp cho Công
nghiệp và XD tăng 12,77 % và chiếm tỷ trọng 50,02%; điện cấp cho quản lý và tiêu dùng
dân cư tăng 13,06% và chiếm tỷ trọng 40,1%. Điện năng xuất khẩu cho Lào và
Campuchia đạt 535 triệu kWh, tăng 3,3 lần so với năm 2008, do từ tháng 4/2009 đã bán
điện bằng cấp điện áp 220kV đến thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia).
(Sản lượng điện bình quân đầu người của các nước Đông Á – Thái Bình Dương)
Trong thời gian qua Việt Nam có những nổ lực trong việc gia tăng sản lượng điện và
tốc độ tăng cũng khá cao nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng chung của toàn ngành công
nghiệp. Xét về sản lượng điện bình quân đầu người thì vẫn còn thấp và khả năng thiếu
điện cũng không tránh khỏi trong mùa cao điểm. Qua biểu đồ sản lượng điện bình quân
đầu người của các nước Đông Á – Thái Bình Dương, ta có thể thấy Malaysia đang đứng
23
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
đầu, Thái Lan đứng vị thứ ba nhưng vẫn hơn Việt Nam rất nhiều, khoảng trên 1000
kWh/người.
Xét về tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thì Thái Lan chiếm vị trí rất cao, cả trong
khu vực lẫn trên thế giới. Việt Nam đứng vị thứ 135 trong khi Thái Lan đứng thứ 9 và
Malaysia đứng thứ 59. Quả thật, đó là một khoảng cách khá xa để Việt Nam có thể đuổi
kịp trong tương lai.
(Thứ hạng về khả năng tăng trưởng sản lượng điện trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương và trên thế giới)
3.2.2.2 Công suất
Công suất cực đại (Pmax) của hệ thống điện quốc gia năm 2009 là 14.119 MW (ngày
14/12/2009), tăng 12,2% so với năm 2008. Trong đó, nhu cầu phụ tải cực đại miền Bắc
trong năm khoảng 5.800MW (tăng 15,7% so với năm 2008), miền Trung khoảng
1.800MW (tăng 4,4% so với năm 2008) và miền Nam khoảng 7.100MW (tăng 9,9% so
với năm 2008).
So với các nước trong khu vực thì tổng công suất điện của Việt Nam vẫn còn khá
khiêm tốn. Tính đến cuối năm 2008, tổng công suất đặt toàn hệ thống điện của Hàn Quốc

khoảng 70.000 MW, của Thái Lan khoảng 29.000 MW, của Malaysia là 22.973 MW.
24
So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và một số nước trong khu vực Nhóm 6
3.2.2.3 Mạng lưới điện
Tổng chiều dài đường dây và dung lượng trạm biến áp ở các cấp điện áp của EVN tính
đến hết năm 2008 lần lượt là 306.000 km và 89.600 MVA. Lưới điện quốc gia không
ngừng mở rộng, vươn xa thể hiện quy mô phát triển, sự lớn mạnh của ngành kinh tế mũi
nhọn, đảm bảo cung ứng điện ngày càng tin cậy, hiệu quả hơn cho phát triển đất nước.
Trong giai đoạn 2006 – 2015, EVN dự kiến phát triển mới: Lưới 500 kV là 13.200 MVA
và 3.178 km đường dây; lưới 220 kV đầu tư 39.063 MVA và 9.592 km đường dây; lưới
110 kV đầu tư 41.315 MVA và 12.659 km đường dây.
Hiện nay Hàn Quốc và Thái Lan đang áp dụng mạng lưới điện thông minh cho hệ
thống truyền tải và phân phối điện của nước mình. Mạng lưới điện thông minh sẽ mang
lại cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý, tiện ích và các nhà cung cấp dịch vụ
công nghệ thông tin với nhau để thảo luận về việc hiện đại hóa truyền của Thái Lan và cơ
sở hạ tầng phân phối với mục tiêu cuối cùng của việc cung cấp một nguồn cung cấp điện
liên tục, hiệu quả, đáng tin cậy và sạch sẽ.
Dường như hệ thống mạng lưới điện của Việt Nam còn bộ lộ nhiều khuyết điểm và lỗi
thời so với các nước khác. Việt Nam cũng nên lắp đặt mạng lưới điện thông minh để sử
dụng điện hiệu quả và tiết kiệm hơn.
3.2.2.4 Thị trường điện
Thị trường điện đã và đang phát triển rộng rãi trên thế giới, thị trường điện không chỉ
dừng lại ở phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà đã có những thị trường điện liên quốc
gia, trao đổi mua bán điện giữa các nước trong một khu vực. Hiện nay có rất nhiều thị
trường điện vận hành thành công tại Mỹ, Châu Âu… Các nước trong khu vực ASEAN
như Singapore, Philipine, Thái Lan, Malaysia đã có những bước đi tích cực trong việc
xây dựng thị trường cạnh tranh của mỗi nước tiến tới việc hình thành thị trường điện khu
vực ASEAN trong tương lai.
Cho đến năm 2010 thị trường Điện tại Việt Nam vẫn ở dạng độc quyền với Tập đoàn
Đoạn lực Việt Nam (EVN), một công ty nhà nước, nắm giữ hơn 71% tổng lượng điện sản

xuất, nắm toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện, phân phối kinh doanh bán lẻ
25

×