Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.06 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiểu luận môn học Quản trị Tài chính
Ðề tài:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
Sàn : HOSE
Mã CK : L10
GVHD : TS. Ngô Quang Huân
Học viên :Bùi Hoàng Hiệp
Lớp : QTKD Ngày 2 - K22
MSHV : 7701220384
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
LILAMA 10
1. Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty Cổ phần Lilama 10
Tên quốc tế: Lilama 10 Joint Stock Company
Tên viết tắt: LILAMA 10.,JSC
Vốn điều lệ: 90.000.000.000 VND
Địa chỉ : Tòa nhà Lilama 10, đường Lê Văn Lương, huyện Từ Liêm, Hà
Nội.
Điện thoại :(04) 8.649.584
Số fax : (04) 8.649.581
Website : www.lilama10.com.vn
Công ty cổ phần LILAMA 10 (tên gọi tắt: LILAMA 10, JSC) là doanh nghiệp
thuộc tổng công ty LILAMA Việt Nam. LILAMA 10, JSCluôn là đơn vị dẫn đầu
trong việc, lắp đặt và hoàn thành xuất sắc các công trình công nghiệp lớn, quan


trọng của đất nước.
2. Lĩnh vực kinh doanh được cấp phép
- Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế, lắp ráp
máy móc cho các công trình.
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn, ô xy, phụ tùng, cấu kiện kim loại
cho xây dựng.
- Sản xuất VLXD.
- Gia công chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị nâng , thiết bị chịu áp lực (bình, bể,
đường ống chịu áp lực), thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn,
cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy;
- Làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại.
- Kinh doanh xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu
xây dựng.
- Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, điều khiển tự động, kiểm tra chất lượng
mối hàn kim loại.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh Bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất (Không
bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất).
- Thiết kế kết cấu: Đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp phục vụ
ngành lắp máy.
- Thiết kế hệ thống dây chuyền công nghệ chế tạo máy và lắp máy phục vụ
ngành lắp máy.
- Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt điện đối với công trình công nghiệp.
3. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần LILAMA 10 tiền thân là Xí nghiệp lắp máy số 1 Hà Nội được
thành lập tháng 12/1960; Ngày 25/1/1983 Đơn vị chuyển thành xí nghiệp liên hợp lắp
máy số 10 thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy ( nay là Tổng công ty Lắp máy Việt
Nam ) và đổi tên thành Công ty lắp máy và xây dựng số 10 từ ngày 02/01/1996.
Chuyển đổi sở hữu công ty : Từ ngày 01/01/2007 Công ty lắp máy và xây dựng
số 10 chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, đổi tên thành Công ty
Cổ phần LILAMA10

Niêm yết: Ngày 11 tháng 12 năm 2007 Công ty đã nhận được quyết định niêm
yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12
năm 2007 Công ty chính thức giao dịch 9.000.000 cổ phiếu tại sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch L10.
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: L10
Loại cổ phiếu niêm yết: Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu niêm yết: 9.000.000 cổ phiếu
Ngày giao dịch cổ phiếu đầu tiên: 25/12/2007
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH
A. Phân tích báo cáo tài chính từ năm 2009 tới năm 2012
I. PHÂN TÍCH TỶ LỆ
1. Tỷ số thanh toán
Loại tỷ số 2009 2010 2011 2012
I. Tỷ số thanh khoản
1. Thanh toán hiện thời (CR) 1.1 0.9 1.0 1.1
2. Thanh toán nhanh (QR) 0.5 0.4 0.6 0.5
Nhận xét :
Tỷ số thanh toán hiện thời (CR) ở mức tương đương 1, nhưng tỷ số thanh
toán nhanh (QR) chỉ tương đương 0.5 qua các năm, nên rủi ro thanh toán nợ
ngắn hạn của công ty trong khoảng thời gian qua là có nguy cơ rủi ro cao.
Tuy vậy tính từ năm 2010 tới nay tỷ số thanh toán hiện thời có xu hướng
tăng nhẹ. Điều này cho thấy trong khoảng thời gian này tài sản ngắn hạn tăng
nhanh hơn nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ thanh toán hiện thời của L10 qua các năm đều thấp hơn nhiều tỉ lệ
lưu động trung bình của ngành cơ khí, chế tạo máy.Tương tự tỷ lệ thanh toán
nhanh cũng thấp hơn so với trung bình ngành, do vậy vị thế thanh toán của công
ty là kém hơn trung bình ngành.

2. Tỷ số quản lý tài sản:
II.Tỷ số quản lý tài sản 2010 2011 2012
1. Vòng quay tồn kho 3.1 3.6 4.0
2. Kỳ thu tiền bình quân (DSO) 59 73 77
3. Vòng quay các khoản phải thu 6 5 5
4. Vòng quay tài sản cố định 2.7 2.6 3.1
5. Vòng quay tổng tài sản 1.01 1.00 1.03
Nhận xét :
- Vòng quay hàng tồn kho cho biết công ty đã bán hàng trong kho nhanh
hay chậm.Tỷ số vòng quay hàng tồn kho tới năm 2012 đã tăng gần 22.%,
điều đó nói lên Công ty có hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng dần và
làm tăng lãi gộp hàng năm, hàng dự trữ có xu hướng giảm dần. So với
các công ty trong cùng ngành, vòng quay hàng tồn kho của L10 (4.0) có
xu hướng cao hơn của ngành (3.84).
- Tỷ số kỳ thu tiền bình quân có xu hướng tăng dần, và vòng quay các
khoản phải thu không đổi qua các năm 2011, 2012.
- Vòng quay tài sản cố định tăng nhẹ cho thấy doanh thu của doanh nghiệp
tăng nhanh hơn tài sản cố định.
- Vòng quay tổng tài sản biến động không nhiều và ở mức tương đương
trung bình của ngành.
3. Tỷ số quản lý nợ:
III. Tỷ số quản lý nợ 2009 2010 2011 2012
1. Tỷ số tổng nợ/tổng tài sản (D/A) 74.3% 77.9% 79.6% 80.3%
2. Tỷ số nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu
(D/E) 39.4% 106.1% 151.8% 176.7%
3. Tỷ số nợ dài hạn/tổng vốn 10.1% 23.5% 31.0% 34.8%
4. Khả năng trả lãi (TIE) 4.3 3.1 1.5 1.8
Nhận xét :
- Tỷ số nợ/Tổng tài sản của công ty tăng lênqua các năm nhưng tốc độ tăng
chậm lại, tức là khả năng trả nợ của công ty giảm dần trong khoảng thời

gian này do công ty gia tăng vay nợ để phát triển phục hồi sản xuất. Tỷ lệ
này của cao hơn so với trung bình ngành 69% là dấu hiệu tích cực chứng
tỏ công ty vẫn còn chủ động trong việc huy động vốn và nguồn lực tự có
so với khoản vay mới.
- Tỷ số nợ dài hạn/tổng vốn và so với vốn chủ sở hữu có sự gia tăng qua
các năm cho thấy tỷ lệ vốn vay dài hạn so với tổng vốn được đưa vào
kinh doanh của công ty tăng lên.
- Khả năng trả lãi vay từ thu nhập (TIE) giảm dần cho thấy rủi ro mất khả
năng thanh toán nợ dài hạn của công ty là cao, đây là lo ngại cho cổ đông
bởi khi sử dụng nợ phải tạo ra được lợi nhuận và làm sao cho lợi nhuận
tạo ra phải lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng vốn này. TIE ngày càng
thấp là một điều không tích cực.
4. Tỷ số sinh lợi:
IV. Tỷ số sinh lợi 2009 2010 2011 2012
1. Lợi nhuận / doanh thu 5.0% 5.0% 3.5% 3.3%
2. Khả năng sinh lợi căn bản 7.6% 7.5% 12.2% 9.1%
3. ROA 4.9% 4.4% 3.3% 3.2%
4. ROE 19.1% 20.0% 16.2% 16.4%
Nhận xét :
- Tỷ suất lợi nhuận/doanh ngày càng giảm là do trong thời gian 2011-2012
chi phí lãi vay tăng cao làm cho lợi nhuận tăng chậm hơn tốc độ tăng
doanh thu, trong khi giá vốn lại cao hơn doanh thu và chi phí lại quá
nhiều dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.
- Khả năng sinh lợi cơ bản tăng lên vào năm 2011, sau đó giảm xuống vào
2012, chứng tỏ trong giai đoạn này hiệu quả kinh doanh công ty có tăng
so với 2010, nhưng 2012 giảm xuông do môi trường kinh doanh gặp
nhiều khó khăn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của L10 có xu hướng giảm dần,
nhưng vẫncao hơn so với trung bình ngành -3.21%.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Các cổ đông kỳ vọng thu

được lợi nhuận từ tiền đầu tư của họ, và tỉ số này cho biết tiền đầu tư của
các cổ đông có hiệu quả như thế nào về phương diện kế toán. ROE của
L10 qua các năm đều thấp hơn so mức trung bình của ngành (ROE ngành
là 31.66% và đang có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ công ty cần cải
thiện tình hình bởi nó chỉ ra rằng việc đầu tư vào L10 dần có hiệu quả
kém đi. Nếu công ty không cải thiện thì sẽ khó có thể huy động vốn của
các nhà đầu tư trong tương lai.
5. Tỷ số giá trị thị trường:
V. Tỷ số giá trị thị trường 2009 2010 2011 2012
1. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

2,694

3,261

2,675

2,917
2. Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVPS) 14127.332 16267.834 16542.892 17810.289
3. Tỷ số giá thị trường / thu nhập (P/E) 7.3 6.7 2.1 2.6
4. Tỷ số giá thị trường / giá sổ sách (P/B) 1.4 1.4 0.3 0.4
Nhận xét :
- Các tỷ số giá trị thị trường cho thấy theo hàng năm EPS ở mức tương
đương nhau.
- Giá thị trường của L10 từ năm 2010 sang 2011-2012 có xu hướng giảm,
trong khi giá trị sổ sách lại ngày càng tăng dẫn tới tỷ sổ P/B ngày càng
giảm và < 1. Do tình hình chung của thị trường kinh tế khó khan, làm cho
việc định giá của thị trường của các chứng khóan giảm, đây là tình hình
chung của đa số công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2011
-2012.

II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU:
1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán
PHÂN TÍCH CƠ CẤU
Nội dung 2009 2010 2011 2012
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 68.4% 49.5% 49.0% 50.5%
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 14.8% 4.4% 4.7% 4.1%
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 17.6% 15.6% 23.9% 19.7%
IV. Hàng tồn kho 33.2% 26.1% 19.6% 25.7%
V. Tài sản ngắn hạn khác 2.7% 3.5% 0.7% 1.0%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 31.6% 50.5% 51.0% 49.5%
II. Tài sản cố định 25.8% 46.5% 32.5% 33.7%
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 5.4% 4.0% 3.6% 3.3%
V.Tài sản dài hạn khác 0.5% 0.0% 0.2% 0.1%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100% 100% 100% 100%

C. NỢ PHẢI TRẢ 74.3% 77.9% 79.6% 80.3%
I. Nợ ngắn hạn 64.2% 54.4% 48.6% 45.5%
II. Nợ dài hạn 10.1% 23.5% 31.0% 34.8%
D. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỬU 25.7% 22.1% 20.4% 19.7%
I. Vốn chủ sở hữu 25.6% 22.1% 20.4% 19.7%
LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU
SỐ 0.0% 0.0% 0.0% 0.0%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100% 100% 100% 100%
Nhận xét:
- Tỷ lệ tài sản ngắn hạntrên tổngtài sản giảm từ 2009 sau đó tương đương

qua các năm, trong khi đó tỷ lệ tài sản dài hạn tăng lên từ 2009 sau đó
tương đương qua các năm. Hai tỷ lệ này là tương đương nhau ~ 50%,
công ty có xu hướng duy trì sự cân đối giữa hai tỷ lệ này.
- Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn cao 80.3% năm 2012, và có xu hướng tăng
lên từ 2009 lên 2012, đồng thời vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần
qua các năm đã thể hiện doanh nghiệp là tăng vay nợ ngắn hạn.
2. Cơ cấu bảng báo cáo hoạt động kinh doanh

2009
2010 2011 2012
Chỉ tiêu
Giá trị
% Tăng
giảm
% Tăng
giảm
% Tăng
giảm
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
480,847,190,202
20% 19% 14%
Các khoản giảm trừ doanh thu


Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
480,847,190,202
20% 19% 14%
Giá vốn hàng bán

430,177,937,739
19% 11% 22%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 50,669,252,463 33% 79% -24%
Doanh thu hoạt động tài chính
3,654,204,244
110% -75% 56%
Chi phí tài chính
8,731,358,792
99% 256% -34%
Trong đó: chi phí lãi vay
8,567,937,656
83% 278% -32%
Chi phí bán hàng


Chi phí quản lý doanh nghiệp
20,095,006,658
21% 39% -16%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 25,497,091,257 30% -20% -5%
Thu nhập khác
2,919,337,971
-81% -16% 209%
Chi phí khác

6%
Lợi nhuận khác 2,919,337,971 -98% -21% 221%
Phần lãi/lỗ công ty liên doanh liên
kết

Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 28,416,429,228 17% -13% 13%
Chi phí thuế TNDN hiện hành
4,440,634,426
-7%
Chi phí thuế TNDN hoãn lại


Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 23,975,794,802 21% -18% 9%
Lợi ích cổ đông thiểu số


LNST thuộc về các cổ đông của
công ty mẹ
23,975,794,802
21% -18% 9%
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
2,694
21% -18% 9%
Nhận xét:
- Tỷ lệ tăng doanh thu thuần của công ty có xu hướng giảm qua các năm. Trong
khi đó doanh thu tăng qua các năm, chi phí lãi vay có sự tăng đột biến năm 2011
- Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu cũng có sự biến động qua các năm, nhìn chung
khoảng 2500 – 3000 vnd. Cho thấy lãi cơ bản trên cổ phiếu vẫn ở mức ổn định.
III. Phân tích Dupont:
Nội dung 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận ròng/Doanh thu 0.050 0.050 0.035 0.033
Doanh thu/Tổng tài sản 0.983 0.885 0.955 0.977
Tổng TS/Vốn CSH 3.889 4.522 4.901 5.074

ROA 0.049 0.044 0.033 0.032
ROE 0.191 0.200 0.162 0.164
Nhận xét:
- Lợi nhuận ròng / doanh thu có xu hướng giảm, cho thấy tình hình kinh doanh
của công ty có khó khăn, do chi phí tăng nhanh hơn doanh thu, đặc biệt là chi
phí lãi vay. Do lãi ròng/ doanh thu là quan trọng nên công ty cần có biện pháp
quản lý chi phí và thúc đẩy bán hàng giảm tồn kho để cải thiện tình hình sản
xuất kinh doanh của mình.
- Bên cạnh đó do ROA cao hơn trung bình ngành, nhưng ROE của L10 là thấp
hơn so với trung bình ngành nên việc đầu tư vào L10 là kém hấp dẫn, nên việc
tăng lợi nhuận và cải thiện tình hình kinh doanh của L10 là cần thiết để nâng
cao khả năng thu hút nguồn đầu tư.
IV. Phân tích hoà vốn:
Phân tích hoà vốn 2009 2010 2011 2012
Tổng định phí
46,830,891,889 60,502,858,778 124,436,729,930 99,060,317,122
Tổng biến phí
430,177,937,739 511,997,467,103 568,504,488,558 694,658,356,869
Doanh thu hòa vốn
398,763,682,882 471,537,466,810 691,690,992,622 775,383,774,491
Nhận xét:
L10 luôn đạt được doanh thu lớn hơn doanh thu hòa vốn qua các năm. Chứng tỏ
việc hoạt động kinh doanh của công ty vẫn mang lại lợi nhuận. Điều cần cải
thiện đó là giảm chi phí để tăng lợi nhuận.
V. PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH :
TT Đòn bảy tài chính 2009 2010 2011 2012
1 Rủi ro kinh doanh DOL
2.27 2.24 2.41 2.35
2 Rủi ro tài chính DFL
1.30 1.47 3.05 2.23

3 Rủi ro tổng thể DTL
2.95 3.30 7.36 5.25
Nhận xét:
- DOL, DFL và DTL tăng lên từ 2009 đến 2011, điều đó chứng tỏ tình hình sản
xuất kinh doanh của L10có rủi ro cao hơn, nhưng sang 2012 đã có sự giảm
xuống. Những chỉ số này vẫn nằm trong khả năng kiểm soát do doanh thu hàng
năm của công ty đều lớn hơn doanh thu hòa vốn.
VI. Mô hình chỉ số Z:
2009 2010 2011 2012
X1 (Tỷ số vốn lưu động/ Tổng
tài sản) 0.68 0.49 0.49 0.51
X2 (Tỷ sồ lợi nhuận giữ lại/
Tổng tài sản) 0.05 0.04 0.04 0.03
X3 (EBIT/ Tổng tài sản) 0.08 0.07 0.12 0.09
X4 (Tỷ số thị giá của Vốn
CSH/ Giá trị sổ sách tổng nợ) 1.40 1.35 0.34 0.42
X5 (Tỷ số doanh thu/ Tổng tài
sản) 0.98 0.88 0.95 0.98
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 +
0,64X4 + 0,999X5 3.02 2.65 2.22 2.20
Nhận xét:
Chỉ số Z được tính theo 3 loại hình doanh nghiệp khác nhau, với công ty cổ
phần chúng ta áp dụng mô hình Z= 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 +
0,999X5
Với Z>2,99 > Công ty nằm trong vùng an toàn
Z < 1,8 > Công ty nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
cao
1,8 < Z < 2,99 > Công ty nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản
Qua các năm công ty luôn nằm trong vùng cảnh báo có nguy cơ phá sản, riêng
năm 2009 là năm trong vùng an toàn, chỉ số Z ngày càng giảm qua các năm cho

thấy mức độ cảnh báo đối với công ty ngày càng cao.
Để tăng chỉ số Z ta cần chú ý tăng các chỉ số thành phần từ X1 tới X5 như sau:
- Tăng vốn lưu động, giảm tài sản cố định bằng cách thoái vốn tại các kênh đầu
tư thiếu hiệu quả, bán các tài sản khác để trả nợ
- Giảm tỷ lệ chi trả cổ tức hay chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để dùng lợi nhuận
giữ lại làm vốn đầu tư tiếp theo
- Nâng cao hiệu quản lý, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để tăng lợi nhuận,
giảm các khoản vay tới mức có thể để giảm lãi vay
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cải thiện tình hình kinh doanh với
các dự án đầu tư có hiệu quả và cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh
để tăng lợi nhuận, tăng ROE và nâng cao giá trị trong tâm lý các nhà đầu tư
- Đầy mạnh bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm chi phí và cải tiến chất lượng
để giảm giá vốn hàng bán. Cắt giảm chi phí, thoái vốn và bán các tài sản đầu tư
kém hiệu quả để giảm chi phí lãi vay, có thêm nguồn vốn tập trung sản xuất
kinh doanh, gia tăng doanh thu.
B. Lượng giá chứng khoán L10:
I. Lượng giá theo phương pháp dòng thu nhập của cổ phiếu:
Áp dụng công thức:
(
1
(1 )
1 )
n
n
t
t
Dt Pn
Po
k
k

=
= +
+
+

Pm* Km = 0.14
1
5
i
Km



Với Krf là hệ số hoàn vốn phi rủi ro, coi như bằng lãi suất trái phiếu chính phủ,
vào ngày thực hiện phân tích thì lãi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường lấy
là 9%. Chọn mức Krf là 9%
Hệ số βlà hệ số rủi ro của cổ phiếu L10 là 0.81(đính kèm bảng tính Excel trong sheet
He so Beta cua L10)
Hệ số hoàn vốn thị trường Km = 14%
Tính Km
Xác suất Pm Km Pm*Km
0,1 10% 0,01
0,2 12% 0,024
0,4 14% 0,056
0,2 16% 0,032
0,1 18% 0,018
0,14
Với:
Ta suy ra: K
i

= Krf+ β*(K
m
-Krf) = 0.09 +0.81*(0.14-0.09)= 13.04%
- Cổ tức 2012 là (DPS): D
0
= 1195 đồng/cp
- Lãi suất chiết khấu : K
i
= 13.04%/năm
- Dự đoán tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm: từ năm 2013 tới 2015 là 10%, từ
2016-2017 là 11%, khoảng năm 2018-2019 là 10% và từ năm 2020 trở đi là
tăng trưởng đều 6%/năm.
Dòng cổ tức qua các năm
Cổ tức được chia năm 2010 826
Cổ tức được chia năm 2011 1,970
Cổ tức được chia năm 2012 1,195
Lượng giá cổ phiếu L10:
Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 về sau
t 1 2 3 4 5 6 7 8
g 10% 10% 10% 11% 11% 10% 10% 6%
Dt 1,310 1,44
1
1,585 1,75
9
1,953 2,148 2,363
(1+k)
t
1.13 1.28 1.44 1.63 1.85 2.09 2.36
Dt/(1+k)
t

1159 1128 1097 1078 1058 1030 1002
Dt/
(1+k)
t
7552
P
7
= D
7
*(1+g
8
)/(K
i-
g
8
) = 35,585 VND
P
7
/(1+K
i
)
7
= 15,089 VND
Vậy P
o
= 22,640 VND
II. Lượng giá theo phương pháp P/E:
Phương pháp P/E
P/E ngành Cơ khí, chế tạo máy 7.26
Thu nhập hiện tại trên mỗi cổ phiếu EPS (g=11%) 3,199

Giá hiện tại Po
23,225
(Số liệu chỉ số P/E ngành theo link: />Code=2757&view=0, ngày 18/12/2013).
III. Lượng giá theo phương pháp EVA:
Phương pháp chỉ số EVA
STT Nội dung 2012
1 Lãi vay (I)

40,327,836,334
2
Lợi nhuận trước thuế và lãi
(EBIT)

73,125,232,077
3 Chi trả cổ tức

10,631,135,875
4 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu
1,194.51
5 Tỷ lệ chia cổ tức(d) 41%
6 Phải trả trong vòng 12 tháng

7
Chi phí sử dụng vốn vay
trước thuế thu nhập(kd) 6.2%
8
Chi phí sử vốn vay trước sau
thu nhập(kd(1-t)) 4.7%
9
Chi phí sử dụng vốn cổ phần

thường(Ks) 15.9%
10 WACC 13.0%
11 Tốc độ tăng trưởng
12 EVA

714,435,469
13 Tăng trưởng đều

14 Hệ số chiết khấu

15 Hiện giá EVA

16
GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỔ
PHIẾU 175,915,132,501.33
Giá CP (P)

19,765.75
(Dòng EVA các năm trong tương lai được tính theo như trong file excel sheet Dinh
gia L10)
Lượng giá cổ phiếu L10

Phương pháp Tỷ trọng Giá
P/E 30%

23,225
Dòng thu nhập 30%

22,640
EVA 40%


19,766
Bình quân giá trị cổ phiếu 100% 21,666
Nhận xét:
Định giá cổ phiếu L10 theo 2 phương pháp P/E và “Dòng thu nhập” cho kết quả
gần bằng nhau, theo phương pháp EVA thì kết quả lệch. Tuy nhiên phương
pháp P/E được cho trọng số thấp hơn bởi so với ngành thì L10 có P/E thấp hơn.
Giá trị hiện tại theo tính toán trung bình của L10 cao hơn so với giá trị thị
trường cuối năm 2012 của nó là 7.500 VND chứng tỏ cổ phiếu L10 có kỳ vọng
trong tương lai. Vùng giá thấp hiện tại của L10phản ánh những khó khăn của
công ty này trong các năm qua và phù hợp tình hình chung của thị trường trong
năm 2011, 2012. Hiện tại giá của L10 là 12.100 VND ngày 30/12/2013. Giá
hiện tại của L10 vẫn thấp hơn so với giá của L10 được tính toán ở trên. Nên với
kỳ vọng trong tương lai có thể xem xét đầu tư vào cổ phiếu L10 trong dài hạn.
C. DANH MỤC ĐẦU TƯ
Để tạo danh mục đầu tư hiệu quả trong đó có cổ phiếu công ty L10, ta cần tìm
chứng khoán có tương quan nghịch với chứng khoán của Công ty L10. Từ 113
mã chứng khóan trên sàn HOSE, tính hệ số tương quan của từng chứng khoán
với L10 và chọn ra chứng khóan có hệ số tương quan với L10 là nhỏ nhất (số
liệu tính toán trong sheet Phan tich CP tương quan nghịch trong file Excel).
Từ kết quả tính toán chọn được mã chứng khoán AAM, công ty cổ phần thủy
sản Mekong (HOSE), có hệ số tương quan với L10 là nhỏ nhất và bằng -0,78.
I. Đánh giá danh mục đầu tư:
Hệ số tương quan của L10 và AAM: r = - 0,78
L10
β
L10
= 0.49
L10
Xác suất Pi Km K

i
= Krf+ β
L10
*(K
m
-Krf)
Pi*Ki Pi x (K-Ki)^2
0,1 10%
9,5% 0,00949 0,000038416
0,2 12%
10,5% 0,02094 0,000019208
0,4 14%
11,5% 0,04580 0,000000000
0,2 16%
12,4% 0,02486 0,000019208
0,1 18%
13,4% 0,01341 0,000038416

0,000115248
0,1145
= 1,07%
K
C
V
δ
=
= 9,38%
AAM
β
AAM

= 0.15
AAM
Xác suất Pi Km K
i
= Krf+ β
AAM
*(K
m
-Krf)
Pi*Ki Pi x (K-Ki)^2
0,1 10%
9,2% 0,00915 0,000003600
0,2 12%
9,5% 0,01890 0,000001800
0,4 14%
9,8% 0,03900 0,000000000
0,2 16%
10,1% 0,02010 0,000001800
0,1 18%
10,4% 0,01035 0,000003600

0,000010800
0,0975
)(
2
5
1
KiK
i
Pi



=
=
δ
5
1
i i
i
K PxK
=
= =

)(
2
5
1
KiK
i
Pi


=
=
δ
5
1
i i
i
K PxK

=
= =

= 0,33%
K
C
V
δ
=
= 3,37%
Bộ chứng khoán gồm L10 và AAM:
Xác định tỷ trọng của từng chứng khoán trong danh mục gồm 2 chứng khoán để
độ lệch chuẩn của bộ chứng khóan đạt cực tiểu.






−+

=
AAML
AAM
L
AAMLL
AAM
r
r
W

δδδδ
δδδ
10
22
10
10
2
10
2
.
[ ]
AAML
WW
−=
1
10
=> Ta tính được tỷ trọng bộ chứng khóan như sau:
W
AAM
= 0,788, tức 78,8 %
W
L10
= 0,212, tức 21,2%
Hệ số hoàn vốn kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của bộ CK
Áp dụng các công thức tính toán sau:
[ ]
AAMAAMLLp
KWKWK ×−×=
1010
K

p
= 0,101 (10,1%)
[ ]
AAMLAAML
AAMAAMLL
p
WrWWW
δδδδδ
1010
22
10
2
10
2
2++=
δ
p
= 0,002 (0,2%)








=
p
P
P

K
C
δ
C
P
= 0.022 (2,2%)
Nhận xét:
Ta thấy
δ
p của bộ 2 cổ phiếu nhỏ hơn giá trị của từng cổ phiếu nên khi kết hợp
lại thành 1 bộ chứng khoán đầu tư với tỷ trọng W
L10
= 21,2% và W
AAM
= 78,8 %
thì sẽ giảm được rủi ro rất nhiều.
D. Kết luận
Từ phân tích tài chính của công ty Cổ phần Lilama 10, ta có một số nhận xét
như sau:
- Nhìn chung, qua các năm doanh thu công ty có sự tăng lên với lợi nhuận vẫn
đạt mức ổn định qua các năm. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần cải thiện.
- Tổng tài sản của công ty tăng lên qua các năm, cùng với đó là sự tăng lên của
tổng nợ. Với tỷ số nợ dài hạn / tổng vốn tăng lên qua các năm cho thấy tỷ lệ vốn
vay dài hạn tăng lên. Nhưng khả năng trả lãi vay từ thu nhập giảm dần cho thấy
rủi ro thanh toán nợ dài hạn của công ty tăng lên. Đây là điểm cần điểu chỉnh để
đảm bảo lợi nhuận tạo ra phải lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng vốn vay.
- Để nâng cao hơn nữa việc bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh,
tăng lợi nhuận Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc cải thiện
những tồn tại.
- Lợi nhuận ròng / doanh thu có xu hướng giảm, cho thấy tình hình kinh doanh

của công ty có khó khăn, do chi phí tăng nhanh hơn doanh thu, đặc biệt là chi
phí lãi vay. Do lãi ròng/ doanh thu là quan trọng nên công ty cần có biện pháp
quản lý chi phí và thúc đẩy bán hàng giảm tồn kho để cải thiện tình hình sản
xuất kinh doanh của mình.
- Từ kết quả định giá cổ phiếu L10 cho thấy giá hiện tại của L10 vẫn đang ở
mức thấp so với triển vọng, nên có thể theo dõi cổ phiếu L10 để đầu tư trong dài
hạn.
Việc lập danh mục đầu tư có L10 và AAM là nhằm giảm rủi ro cho danh mục
đầu tư trong khi vẫn có được tỷ suất lợi nhuận gần tương đương với danh mục
chỉ có L10.

×