Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.73 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
GVHD: TS. Ngô Quang Huân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Lớp: Quản trị kinh doanh K22 ngày 2
MSHV: 7701221737
12- 2013
MỤC LỤC
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:
1.1 Giới thiệu về công ty:
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
Tên giao dịch quốc tế của Công ty: DONG AN PLASTIC GROUP JOINTS STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: Tập đoàn Đông Á
Địa chỉ: Khu công nghiệp Ngọc Hồi, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
Mã chứng khoán: DAG
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (Sau đây được gọi là “Công ty”) tiền
thân là Công ty TNHH Thương mại sản xuất nhựa Đông Á được thành lập theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102002000 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp ngày 16/02/2001. Theo biên bản hợp hội đồng thành viên số 158/BB-HĐTV
-ĐA ngày 15/08/2006 và Quyết định số 190/QĐ-HĐTV-ĐA ngày 19/09/2006, Công ty
TNHH sản xuất nhựa Đông Á được đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông
Á và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh số 0103014564 ngày
14/11/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp. Công ty có 06 lần thay đổi Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ tính đến thời điểm hiện tại: 137.500.000.000 VND (Bằng chữ: Một
trăm ba mươi bảy tỷ năm trăm triệu đồng chẵn)


1.2 Lĩnh vực hoạt động:
Khai thác muối; khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt; khai thác và thu
gom than cứng
- Khai thác và thu gom than non; khai tác quặng kim loại quý hiếm (trừ loại Nhà
nước cấm)
- Khai thác quặng Aranium và quặng thorium (Chỉ hoạt động khi được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép)
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê, chỉ gồm có: Dịch vụ cho thuê văn phòng, cho thuê đất, cho thuê mặt bằng
- Kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ du lịch sinh thái (không
bao gồm kinh doanh quán Bar, phòng hát Karaoke, vũ trường)
- Đầu tư xây dựng nhà ở; gia công cơ khí
3
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
- Kinh doanh phương tiện vận tải, thiết bị máy móc vận tải;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách;
- Kinh doanh bất động sản, nhà ở (Chỉ hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật);
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất. Đại lý ký gửi hàng hóa;
- Buôn bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, công nghiệp, giao thông
thủy lợi;
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;
- Kinh doanh các vật tư thiết bị ngành nhựa và ngành điện công nghiệp, điện dân
dụng
- Sản xuất các sản phẩm, các vật liệu phục vụ xây dựng và trang trí nội ngoại
thất.
2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:
2.1 Chỉ số khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán 2010 2011 2012
Tỷ số thanh toán ngắn hạn CR 1,05 1,24 1,24

Tỷ số thanh toán nhanh QR 0,49 0,57 0,47
Tỷ số thanh toán ngắn hạn (CR): cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của Công
ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Cụ thể năm 2012, cứ
mỗi 1 đồng nợ của công ty thì sẽ có 1,24 đồng tài sản lưu động có thể thanh toán. Trong
ba năm gần đây, tỷ số này tăng vì tài sản ngắn hạn của công ty đang tăng đều qua các
năm và tốc đội tăng của tài sản lưu động nhanh hơn tốc đội tăng của nợ ngắn hạn. Tuy
nhiên, con số 1,24 > 1 cho thấy giá trị tài sản lưu động của công ty vẫn lớn hơn giá trị nợ
ngắn hạn, hay nói khác đi là tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, tình hình thanh khoản của Công ty là tốt. Dù
vậy nhưng công ty vẫn phải cẩn trọng hơn bằng cách chủ động tăng tài sản ngắn hạn
thông qua các khoản tiền hoặc tương đương tiền.
4
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tỷ số thanh toán nhanh (QR): nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả
của Công ty , có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán.
Năm 2012, sẽ có 0,47 đồng tài sản lưu động để đáp cho yêu cầu thanh toán ngay 1
đồng nợ ngắn hạn chỉ số này < 1 cho thấy rủi ro thanh khoản cho các khoản nợ là rất
cao. Tỷ số này đang có hiều hướng giảm dần, đây là một tính hiệu không mấy khả
quan cho công ty. Công ty sẽ mất khả năng thanh toán nếu quá nhiều chủ nợ cùng yêu
cầu thanh toán một lúc.
2.2 Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động:
Đánh giá hiệu quả hoạt động 2010 2011 2012
Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản
TA
T 1.05 1,41 0,68
Vòng quay tồn kho IT 2,95 3,58 1,49
Vòng quay các khoản phải thu 4,49 5,45 2,62
Kỳ thu tiền bình quân
AC
P 85,31 54,35 113,79

Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản: cho biết một đơn vị tài sản của công ty tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Với Công ty, vòng quay tổng tài sản của công ty
tuy lớn hơn 1 nhưng vẫn còn khá thấp. Riêng năm 2012 chỉ số này < 1 điều này cho thấy
công ty đang thâm dụng vốn cao.
Vòng quay tồn kho: cho biết bình quân hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng để tạo
ra doanh thu. Chỉ số vòng quay tồn kho qua 3 năm gần nhất của công ty vẫn còn thấp, thể
hiện lượng tồn kho của công ty khá cao. Cụ thể năm 2012, chỉ số này cho thấy hàng tồn
kho phải mất hơn 240 ngày mới được giải quyết. Đây là tình trạng chung của các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động trong giai đoạn hiện nay.
Kỳ thu tiền bình quân: cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho
một khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng
thấp và ngược lại. Với Công ty, công ty đã để khách hàng trả trễ khá lâu, phải mất gần
114 ngày công ty mới thu lại được các khoản phải thu của mình. Công ty hay bán chịu
cho khách hàng và thời gian bán chịu tương đối dài.
5
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
2.3 Tỷ lệ tài trợ
Khả năng thanh toán dài hạn (Tỷ lệ
tài trợ) 2010 2011 2012
Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản D/A 0,73 0,73 0,72
Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR 0,49 0,67 0,94
Tỷ số khả năng trả nợ 1,20 1,66 0,86
Tỷ số nợ so với tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp.Về ý
nghĩa, tỷ số này cho biết mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của Doanh nghiệp và
cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp. Như
Công ty trong năm 2011, tỷ số này là 73% nghĩa là 73% giá trị tài sản của DN là được tài
trợ từ nợ vay. Con số này đã sụt giảm từ 2011 với mức 73% xuống 72% của 2012. Điều
này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của Công
ty là cao. Tuy nhiên, mặt trái của nó là Công ty không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy
tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.

Tỷ lệ thanh toán lãi vay: phản ánh khả năng trang trải lãi vay của Doanh nghiệp từ
lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần do chi phí
lãi vay gần đây liên tục tăng.
Tỷ lệ khả năng trả nợ: cho biết cứ mỗi đồng nợ phải trả thì công ty có 0,86 đồng
có thể trả nợ. Nguồn để trả nợ bao gồm doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế.
Thông thường, nợ gốc sẽ được trang trai từ doanh thu, khấu hao trong khi lợi nhuận trước
thuế được sử dụng để trả lãi vay.
6
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
2.4 Đánh giá khả năng sinh lời của công ty:
Đánh giá khả năng sinh lời
2010 2011 2012
Tỷ số lợi nhuận/doanh thu (doanh lợi
ròng)
NP
M 2,4% 2,7% 3,0%
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROA 2,5% 3,8% 2,1%
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE 9,6% 13,7% 7,4%
Sức sinh lợi cơ bản BEP 9,3% 10,8% 5,0%
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cho biết cứ mỗi 100 đồng doanh thu mang lại thì
công ty có 3 đồng lợi nhuận. Tỷ số này 3 năm gần đây của Công ty có sự tăng đáng kể ,
thể hiện tính ổn định trong kinh doanh và mang lại lợi nhuận của Công ty. Trong bối
cảnh kinh tế khó khăn hiện nay thì con số này không bị sụt giảm là điều đáng mừng. Tuy
nhiên, nó cũng cho thấy doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc kinh doanh để đảm bảo sự tăng
trưởng và phát triển lợi nhuận của Công ty.
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết doanh nghiệp phải bỏ ra 100 đồng tài
sản nếu muốn đạt được 2,1 đồng lợi nhuận. Nhìn chung tình hình Công ty không mấy khả
quan khi con số này sụt giảm trong giai đoạn kinh tế rơi vào khủng hoảng như hiện nay.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho thấy bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở
hữu của Công ty tạo ra được gần 7,4 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Công ty đã liên

tục duy trì tỷ lệ ROE xấp xỉ 8% trong 3 năm gần đây. Có được thành quả này là nhờ vào
việc duy trì lợi nhuận đều qua các năm, đồng thời công ty cũng hạn chế gia tăng phần
vốn thông qua việc chia tách, phát hành thêm.
Sức sinh lợi của công ty trong 3 năm qua đang có xu hướng giảm dần. Đây là một
tín hiệu không mấy lạc quan cho Công ty bởi khả năng sinh lợi giảm sẽ khó thu hút sự
quan tâm của nhà đầu tư.
2.5Đánh giá theo gốc độ thị trường
Đánh giá theo gốc độ thi trường 2010 2011 2012
Thu nhập trên mỗi cổ phần EPS 811,95
1.341,5
3 770,55
7
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tỷ lệ P/E P/E 38,18 15,58 42,18
Tỷ lệ P/B P/B 3,65 2,14 3,10
Tỷ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sang bỏ ra bao nhiêu đồng để kiếm được 1 đồng
lợi nhuận của công ty. Nhìn tình hình chung có thể thấy mọi chỉ số vào năm 2011 của
Công ty đều bị sụt giảm, dẫn đến P/E vào thời gian này sụt giảm đáng kể. .Kỳ vọng của
giới đầu tư về Công ty đã sụt giảm. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ hai vấn đề (1) lợi nhuận
trên cổ phần EPS đã sụt giảm khá mạnh từ 1.341,53 của năm 2011 xuống còn 770,55 của
năm 2012 và (2) diễn biến xấu của TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012. Với diễn
biến phức tạp của TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2012, cộng hưởng cùng tình hình
kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao là yếu tố tạo nên sự sụt giảm mạnh của tỷ số P/B.
Nhận xét chung: Tổng quan các chỉ số tài chính của công ty thể hiện qua báo cáo
tài chính 3 năm gần đây nhất vẫn khá ổn định. Ngoại trừ sự sụt giảm vào năm 2012 do
tình hình chung của nền kinh tế, còn lại công ty vẫn đảm bảo được tính thanh khoản, khả
năng tăng trưởng vẫn khá cao. Cổ phiếu vẫn thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư.
8
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
3 PHÂN TÍCH CƠ CẤU:

3.1 Cơ cấu bảng cân đối kế toán:
TÀI SẢN 2010 2011 2012
TÀI SẢN NGẮN HẠN 67,16% 72,40% 73,47%
Tiền và tương đương tiền 3,23% 5,56% 1,62%
Các khoản phải thu ngắn hạn 27,50% 27,04% 26,03%
Hàng tồn kho 35,68% 39,32% 45,41%
Tài sản ngắn hạn khác 0,75% 0,48% 0,40%
TÀI SẢN DÀI HẠN 32,84% 27,60% 26,53%
Tài sản cố định 29,59% 24,87% 23,99%
Tài sản dài hạn khác 2,64% 2,21% 2,06%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100,00%
100,00
% 100,00%
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ 73,47% 72,56% 72,10%
Nợ ngắn hạn 63,81% 58,25% 59,20%
Nợ dài hạn 9,65% 14,31% 12,90%
VỐN CHỦ SỞ HỮU 26,53% 27,44% 27,90%
Vốn chủ sở hữu 26,53% 27,44% 27,90%
Lợi ích của cổ đông thiểu số 69,05% 89,79% 100,00%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100,00%
100,00
% 100,00%
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản tăng dần qua các năm, trong khi đó tỷ lệ
tài sản dài hạn giảm xuống, đã thể hiện chính sách phân bổ nguồn lực của Công ty là
giảm nguồn đầu tư phát triển dài hạn, giảm các khoản đầu tư vào tài sản cố định, các
khoản đầu tư tài chính dài hạn… Đây là một chiến lược đúng đắn vì công ty đang sở hữu
một khối lượng tài sản cố định lớn, được đầu tư quy mô vào những năm trước đây để mở
rộng kinh doanh… Tuy nhiên việc tăng tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản phả thu, tồn
kho ,… sẽ tăng thêm rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

9
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu đang tăng dần qua các năm thể hiện chính sách tài trợ của
doanh nghiệp. Công ty tăng việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để làm nguồn tự tài trợ
của doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thể hiện chính sách tài chính
của doanh nghiệp là chú trọng vào nguồn tài trợ vay ngắn hạn, giảm dần đầu tư vào tài
sản cố định và giảm đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con, công ty liên kết. Xét ở
mặt bằng chung toàn ngành, tỷ lệ nợ của DAG ở mức thấp so với trung bình ngành và
chưa tạo ra sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do đó, công ty cần có chính sách nhằm
duy trì ổn định tỷ lệ nợ trong những năm tới.
3.2 Cơ cấu lời lỗ:
2010 2011 2012
Doanh số thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
100.00
% 100.00% 100.00%
Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ 85.04% 88.59% 89.33%
Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 14.96% 11.41% 10.67%
Doanh thu hoạt động tài chính 0.02% 0.01% 0.01%
Chi phí tài chính 6.09% 4.69% 3.82%
* Trong đó chi phí lãi vay 5.70% 4.58% 3.77%
Chi phí bán hàng 3.36% 2.09% 1.59%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.75% 1.57% 1.72%
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2.79% 3.07% 3.54%
0.00% 0.00% 0.00%
Thu nhập khác 2.32% 0.12% 0.34%
Chi phí khác 2.01% 0.07% 0.32%
Lợi nhuận khác 0.31% 0.05% 0.02%
Lợi nhuận từ công ty liên doanh 0.00% 0.00% 0.00%

Lợi nhuận trước thuế 3.09% 3.12% 3.56%
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 0.68% 0.44% 0.51%
Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0.00% 0.00% 0.01%
Lợi nhuận sau thuế 2.41% 2.67% 3.03%
10
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng đều qua các năm. Cho
thấy công ty vẫn trụ được tong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay điều là điều đáng
mừng nhưng tốc đọ tăng không cao.
4 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH:
4.1 Phân tích mô hình P/E:
P/E =






ROA
AE
x
B
P /
=







ROE
x
B
P 1
P/E
2010
= 38,18
P/E
2011
=15,58
P/E
2012
= 42,18
Nhận xét :
Ngoài ra, với 2 yếu tố là ROE và Giá thị trường của DAG có xu hướng tăng lên
trong thời gian qua như phân tích ở trên, thì chỉ số P/E đang dần thu hút sự chú ý của nhà
đầu tư.
4.2 Phân tích mô hình chỉ số Z:
Mô hình này sử dụng nhiều tỷ số để tạo ra một chỉ số về khả năng khó khăn tài
chính. Mô hình chỉ số Z của Altman sử dụng kỹ thuật thống kê để tạo ra chỉ số dự báo là
một hàm số tuyến tính của một số biến giải thích. Công cụ này dự báo khả năng xảy ra
phá sản.
2010 2011 2012
Tỷ số tài sản lưu động/Tổng tài sản X1 0,67 0,72 0,73
11
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tỷ số lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản X2 0,03 0,04 0,02
Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài
sản X3 0,17 0,15 0,15
Tỷ số giá trị thị trường/ Giá trị sổ sách X4 1,01 0,65 1,01

Tỷ số doanh thu/ Tổng tài sản X5 1,05 1,41 0,68
Hệ số Z 3,09 3,25 2,74
Công thức : Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5
X1: Tỷ số tài sản lưu động/tổng tài sản – Phản ánh khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản – Tuổi của doanh nghiệp và khả năng tích lũy lợi
nhuận.
X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế/tổng tài sản – Khả năng sinh lợi.
X4: Tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu/giá trị sổ sách của tổng nợ - Cấu trúc tài
chính.
X5: Tỷ số doanh thu/tổng tài sản – Vòng quay vốn.
Hệ số Z của năm gần đây nhất vẫn được duy trì ở mức > 2,74 thể hiện công ty vẫn năm
trong vùng an toàn, không rơi vào nguy cơ phá sản.
5 DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ:
Chọn 4 mã chứng khoán thuộc các công ty kinh doanh cùng ngành:
NTP: Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
BMP: Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh.
12
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
RDP: Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông
DPC: Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
AAA: Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát
Đây là các công ty kinh doanh cùng ngành và khá tương đương về quy mô sản
xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ. Sử dụng giá các chứng khoán này để tìm hệ số tương
quan từ đó chọn lọc danh mục đầu tư hiệu quả.
Ngày DAG NTP BMP RDP DPC AAA
3/29/2013 31.7 130 35 13.5 67 83
3/15/2013 28.3 116 34 12.7 60 74
3/1/2013 27.9 102 34.9 11.6 46 73
2/28/2013 27.9 101 34.1 11.6 45 73

2/18/2013 27.5 108 33.6 11.8 44 74.5
2/1/2013 28 87.5 34 10.9 40.2 74.5
1/31/2013 28 85.5 34.5 11.6 40.2 75
1/15/2013 28.5 86 35 10.5 39 72.5
1/2/2013 29 87 35.3 10 38 73
12/28/201
2 29 86 35.3 9.7 38 70
12/14/201
2 27.7 84.5 35 8.4 35.2 70.5
12/3/2012 28.5 82.5 35.9 8.3 35.5 65
11/30/201
2 28.5 82.5 35 8.3 35.8 66
11/15/201
2 28 81.5 36 7.9 35.1 65.5
11/1/2012 26.4 79.5 37 8.1 35.5 69.5
10/31/201
2 27 83.5 38 8.1 35 67
10/15/201
2 26 77.5 41.9 8.2 35 73.5
10/1/2012 26.6 80 40 9.1 36 73
9/28/2012 25.6 81 38.9 9.5 35 74
9/14/2012 26 82 39.3 9.1 35 74
9/4/2012 25.2 78 38 10.1 37 74
13
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
8/31/2012 26 74.5 38 10.6 37.9 73.5
8/15/2012 26.4 74.5 39 11.6 37.5 64
8/1/2012 25.5 72.5 38.7 11.8 35.2 62
7/31/2012 26.5 76 39 11.8 33.6 63
7/16/2012 27.4 72 39 11.5 35 60

7/2/2012 27.4 70 39 11.5 35 63.5
6/29/2012 26.6 72 38.9 12 35 60.5
6/15/2012 28.9 71 37.8 11.9 33.2 59
6/1/2012 28.5 73 36.9 11.8 36.6 62
5/31/2012 28.7 70 37.3 11.8 36.6 60
5/15/2012 30.2 67 36.9 11.6 37 62.5
5/2/2012 32 64 37.8 13 37.5 62.5
4/27/2012 32 62 37.9 12.8 37.5 62
4/16/2012 35 59 36.9 12.9 35.8 63.5
4/3/2012 31 55 37.9 11.5 31.5 64
Hệ số tương quan sau khi được tính toán:
Hệ số tương quan của DAG

NTP BMP RDP DPC AAA
-0.13036 -0.309394 0.4888 0.2202064 -0.19706
Theo các hệ số tương quan này, ta sẽ lập bộ chứng khoán bao gồm DAG và BMP
vì có hệ số tương quan nghịch cao nhất. Cả hai có điểm nhiều điểm tương đồng như: quy
mô kinh doanh và giá chứng khoán tương đương.
Các số liệu của bộ chứng khoán được tính toán như sau:
DAG BMP
Độ lệch chuẩn (δ) 3.0343 2.5708
Hệ số tương quan (A) -0.309394399
Tỷ trọng của bộ chứng khoán
(w) 43.71% 56.29%
Độ lệch chuẩn của
bộ chứng khoán (δ) 0.014630928
Tỷ trọng bộ chứng khoán được tính theo công thức:
14
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
δ

2
DAG =
9.207 δ
DAG =
3.0343
δ
2
IMP =
6.609 δ
IMP =
2.5708
=> W
DAG
= 0.4371
W
IMP
= 0.5629
15
Bài tập Quản trị Tài Chính SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Tài liệu tham khảo
1) TS. Ngô Quang Huân, Bài giảng Quản trị tài chính 2012
2) PGS.TS Nguyễn Quang Thu, Giáo trình Quản trị tài chính căn bản, NXB Lao động 2012.
3) Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán thuyết minh Công ty Công ty năm 2010, 2011,
2012.
4) Website: http://Công ty .com.vn
/>
.
16

×