Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

thực trạng kế hoạch và đầu tư tại công ty cổ phần thủy sản bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.91 KB, 39 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển thích ứng với một nền kinh tế thị trường các
doanh nghiệp phải tìm cách đối phó với những cạnh tranh khốc liệt từ các
doanh nghiệp khác nhất là trong giai đoạn khi nền kinh tế Việt Nam đang
trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm
giải pháp để thay đổi mẫu mã chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị
trường nhưng để đạt được điều đó không phải là vấn đề đơn giản nó cần nhiều
thời gian công sức, phải vạch ra kế hoạch trước nhưng làm sao để sản phẩm
khi sản xuất ra thị trường phải được chấp nhận và đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nào có kế hoạch và đầu tư hợp lý thì doanh nghiệp đó
hoạt động càng hiệu quả và ngày càng phát triển.
Kế hoạch đóng vai trò như một kim chỉ nam hướng doanh nghiệp tới
các mục tiêu nhiệm vụ cần đạt được trong tương lai. Đầu tư là hoạt động chủ
yếu quyết định đến sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Nếu không có những ý tưởng mới và dự án đầu tư mới, doanh nghiệp
sẽ không thể tồn tại và phát triển được, đặc biệt là trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt hiện nay. Muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải nghiên
cứu kỹ thị trường và có những hoạt động đầu tư thích hợp nhằm gia tăng khả
năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch và thực hiện đầu tư là những hoạt động có ý nghĩa chiến
lược đối với doanh nghiệp. Những sai lầm trong việc dự đoán có thể dẫn đến
tình trạng lãng phí vốn lớn trong quá trình đầu tư, thậm chí gây hậu quả
nghiêm trọng đối với doanh nghiệp.
Như vậy, để tồn tại và phát triển công ty đã phải tận dụng mọi nguồn
lực, điểm mạnh của mình và nghiên cứu khai thác điểm yếu của các đối thủ
cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế trên thị trường.
2
Nhận thấy được lợi thế tiềm năng về nguồn nguyên liệu thủy hải sản
trong khu vực, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định đã mạnh dạn đầu tư vào


lĩnh vực này. Tuy là một doanh nghiệp non trẻ trong ngành, nhưng với những
nỗ lực của toàn thể nhân viên công ty đã từng bước phát triển và khẳng định
được vị trí của mình ở trong nước cũng như một số nước trên thế giới.
Với mục đích tìm hiểu, làm quen với tình hình thực tế của công ty đồng
thời vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để nhận xét, đánh giá tình hình
hoạt động của Công ty. Được sự cho phép của ban lãnh đạo Công ty cổ phần
thủy sản Bình Định, em đã chọn Công ty cổ phần thủy sản Bình Định làm
điểm thực tập và viết bài báo cáo. Ngoài lời mở đầu & kết luận nội dung bài
báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Giới thiệu khái quát chung về Công ty cổ phần thủy sản
Bình Định.
Phần II: Thực trạng kế hoạch và đầu tư tại đơn vị.
Phần II: Nhận xét và kiến nghị.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thủy sản Bình Định cùng
với kiến thức đã học ở trường em đã hoàn thành bài “báo cáo thực tập tổng
hợp” của mình.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Duy Thục
và các cô, chú, anh chị trong Công ty cổ phần thủy sản Bình Định đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua.


3
Phần 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Tên, địa chỉ công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH
- Tên viết tắt: BIDIFISCO
- Tên giao dịch: Binhdinh Fishery Joint Stock Company
- Trụ sở chính: 02D Trần Hưng Đạo, Phường Hải Cảng, Tp Quy

Nhơn,Tỉnh Bình Định
- Điện thoại: (056)3892004- (056) 3892130
- Fax: (056) 3828954- (056) 3892355
- Website:www.bidifisco.com.
- Email:
Chi nhánh: 38 Lê Quang Kim, Phường 9, Quận 8, Tp Hồ Chí Minh.
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng.
Thành lập vào tháng 4/1976 với tên gọi là Công ty thủy sản Bình Định
chuyên đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, là xí nghiệp của nhà
nước, quy mô còn nhỏ bé.
Đến đầu năm 1999, thực hiện chủ trương chuyển đổi hình thức cở hữu
Nhà nước sang sở hữu tư nhân theo Nghị định 44/1998/NĐ- CP của chính
phủ, căn cứ quyết định số 25/1999/QĐUB ngày 27/02/1999 của Ủy Ban nhân
dân tỉnh Bình Định. Công ty thủy sản Bình Định tiến hành cổ phần hóa thành
lập Công ty cổ phần thủy sản Bình Định hoạt động theo Luật doanh nghiệp và
tiến hành ĐHĐCĐ vào ngày 11/02/1999, chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/03/1999 theo giấy chứng nhận kinh doanh số 056459 do Sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Bình Định cấp.
4
Cuối năm 2003, Công ty đã tiến hành liên kết với Công ty chế biến thủy
sản Hải Vương (Nha Trang – Khánh Hòa), một đơn vị có năng lực mạnh
trong hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu.
1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty
Công ty không ngừng mở rộng và liên tục phát triển trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, tại thời điểm cổ phần hóa Công ty có số vốn là
3.100.000.000 đồng, tương ứng 310.000 cổ phiếu (mệnh giá 10.000/cổ phần).
Qua 11 năm hoạt động hiện tại tổng nguồn vốn của Công ty là:
91.944.951.547 đồng.
Trong đó: Vốn chủ sở hữu là: 16.190.330.840 đồng.
Vốn vay là: 75.754.620.707 đồng.

Đến nay, tổng số lao động của công ty là 550 người, bao gồm cán bộ,
công nhân viên, phần lớn đã qua đào tạo chính quy và được công ty mời các
chuyên gia về đào tạo lại.
Ngoài ra, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định còn có chi nhánh tại Tp
Hồ Chí Minh và 4 đơn vị trực thuộc:
- Nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu An Hải, trụ sở tại 02D- Trần
Hưng Đạo, phường Hải Cảng, Tp Quy Nhơn.
- Xí nghiệp chế biến thủy sản Tháp Đôi, đóng tại 40 Tháp Đôi, phường
Đống Đa, Tp Quy Nhơn.
- Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ thủy sản Quy Nhơn, đóng tại phường Thị
Nại, Tp Quy Nhơn.
- Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ thủy sản Đề Gi, đóng tại thôn An Giang,
xã Cát Thành, huyện Phù Cát , tỉnh Bình Định.
1.1.4. Chỉ tiêu đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty cổ phần thủy sản Bình
Định đã có nhiều đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế
như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…
5
Bảng 1.1: Tổng nộp ngân sách Nhà nước.
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nộp ngân sách Nhà nước 792.670.682 1.373.713.565 1.088.152.560
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính)
Qua bảng số liệu, ta có thể nhận thấy trong giai đoạn 2008- 2010, Công
ty đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước một nguồn thu lớn.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
1.2.1. Chức năng:
- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù
hợp với mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ của công ty.
- Đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần theo quy định của pháp

luật với mục đích phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng lao động lựa chọn hình thức trả
lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty cho phù hợp.
1.2.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện tuân thủ pháp luật cũng như các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện nghiêm chỉnh về bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc
phòng và trật tự an toàn cho địa phương.
- Phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, phát huy hiệu quả chất
lượng sản xuất, chăm lo đời sống cán bộ nhân viên.
- Phải điều tra, nghiên cứu thị trường nhằm chế biến ra các sản phẩm
mới thỏa mãn tốt mọi nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần thủy sản Bình Định.
1.3.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
6
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056495 của Công ty cổ
phần thủy sản Bình Định, đăng ký thay đổi lần thứ 3 vào ngày 21/04/2003 thì
nghành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm:
- Nuôi trồng, chế biến, mua bán thủy sản.
- Đóng mới và dịch vụ sửa chữa tàu thuyền. Dịch vụ ăn uống giải khát.
- Mua bán thiết bị, vật tư nghề cá, mua bán phân bón, nông sản.
- Mua bán xăng dầu, nguyên liệu thuốc lá, hàng điện máy, điện lạnh,
điện dân dụng, giấy và nguyên liệu làm giấy.
- Dịch vụ tổng hợp phục vụ nghề cá như: cho thuê kho lạnh, thuê mặt
bằng, gia công các sản phẩm hải sản…
1.3.2. Các hàng hóa, dịch vụ hiện tại của công ty:
Với đặc thù công ty kinh doanh các mặt hàng thủy sản nên hàng hóa
của công ty chủ yếu xuất phát từ việc chế biến các nguyên liệu đánh bắt từ
biển hoặc là nuôi trồng được.

- Mực đông lạnh: mực ống, mực nan, bạch tuộc dưới dạng nguyên con,
cắt khoanh, quay hoa, cắt buộc. Mực khô: mực ống khô còn da, lột da…
- Cá đông lạnh: cá thu, cá ngừ, cá đổng, cá hố, cá dũa, cá bánh đường
son đỏ, sơn la, bò da… dưới dạng chế biến nguyên con Fillet, cắt khúc, cắt
miếng.
- Tôm đông lạnh: tôm sú, tôm càng, tôm hùm dưới dạng nguyên con.
- Cá ngừ đại dương tươi sống.
- Nước mắm các loại.
1.3.3. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của công ty.
1.3.3.1. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật.
a) Kho tàng, nhà xưởng.
Nơi đặt phân xưởng sản suất: 02D Trần Hưng Đạo, Phường Hải Cảng,
Tp Quy Nhơn, Bình Định.
7
Công ty cổ phần thủy sản Bình Định đã tạo điều kiện làm việc tốt cho
công nhân qua việc đầu tư vào phân xưởng, nâng cấp chất lượng môi trường
làm việc.
Nhà kho của Công ty được đặt ở vị trí thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng
cho việc vận chuyển thành phẩm và nhập xuất kho hàng. Điều kiện bảo quản
của các kho rất tốt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên do Công ty nằm trong nội thành nên diện tích mặt bằng hạn
hẹp, Công ty không thể xây dựng thêm nhà xưởng. Đồng thời việc vận
chuyển hàng hóa cũng gặp nhiều khó khăn do hàng đóng vào container nên
phải vận chuyển vào ban đêm.
b) Máy móc thiết bị.
Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Phần lớn được
nhập từ nước ngoài nên máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất là thuộc loại
mới, tiên tiến và hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Chính
điều này tạo điều kiện cho sản phẩm hoàn thiện hơn, chất lượng tốt hơn, đáp
ứng được những yêu cấu khắt khe của khách hàng nước ngoài, nâng cao chữ

tín cho Công ty, góp phần vào việc mở rộng thị trường.
1.3.3.2. Đặc điểm về lao động.
a) Cơ cấu lao động của công ty.
Một doanh nghiệp nếu đảm bảo được lao động dồi dào cả về số lượng
và chất lượng, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về số lượng: phải có số công nhân thích đáng với kết cấu của công ty.
- Về chất lượng: đòi hỏi phải có trình độ, tay nghề, được bồi dưỡng
thường xuyên để không bị lạc hậu.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm.
ĐVT: Người/%
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
8
Chỉ tiêu
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Tổng lao động 317 100 439 100 550 100
1. Theo tính chất lao động
- Lao động gián tiếp 95 30 142 32,35 160 29,1
- Lao dộng trực tiếp 182 57,4 213 48,52 290 52,72

- Lao động phụ trợ 40 12,6 84 19,13 100 18,18
2. Theo trình độ
- Đại học 31 9,78 45 10,25 50 9,1
- Cao đẳng 5 1,58 9 2,05 11 2
- Trung cấp 19 6 41 9,34 60 10,9
- Lao động phổ thông 262 82,64 344 78,36 429 78
3. Theo giới tính
- Nam 139 43,85 147 33,48 100 18,18
- Nữ 178 56,15 292 66,52 450 81,82
4. Theo trình độ
- Từ 17- 25 69 21,77 93 21,18 400 72,72
- Từ 26- 40 248 78,23 346 78,81 150 27,28
(Nguồn: Phòng Tổ Chức- Hành Chính)
b) Nhận xét chung về công tác lao động.
Để tạo tiền đề cho quá trình phát triển lâu dài, Công ty chú trọng đến
việc nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên. Do đó, để thắng được các
đối thủ cạnh tranh thì công ty phải có được đội ngũ lao động với trình độ
chuyên môn cao. Đây sẽ là lợi thế mà doanh nghiệp rất cần trong quá trình
hội nhập kinh tế hiện nay.
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ
chức quản lý tại Công ty cổ phần thủy sản Bình Định.
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
9
1.4.1.1. Quy trình chế biến hải sản.
Quy trình công nghệ thể hiện trình tự thực hiện các bước công viêc có
sự khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm đang xuất khẩu.
Sơ đồ 1.1: Quy trình chế biến thủy sản.
(Nguồn: Phòng Kinh doanh- Kỹ thuật)
1.4.1.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình:
- Thu mua, tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu được đem từ các điểm

thu mua trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, khi nguyên liệu về đến nhà
máy, được nhân viên thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu như: tình
trạng vệ sinh công cụ, lượng đá bảo quản, đo nhiệt độ thân cá, kích cỡ…
- Xử lý, chế biến: Nguyên liệu được rửa sạch bằng nước có pha thuốc sát
trùng Clorine với tỷ lệ pha phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu theo quy định
của phòng kiểm tra chất lượng.
- Phân cỡ, rửa, xếp khuôn: Sau khi chế biến bán thành phẩm được phân
cỡ và rửa lại đảm bảo độ sạch của thành phẩm và xếp vào khuôn theo cỡ.
- Cấp đông, mạ băng: Sau khi xếp đủ số lượng, cần nhanh chóng đưa
vào cấp đông, sản phẩm được đưa ra khỏi khuôn, được mạ một lớp băng
mỏng trên bề mặt nhằm hạn chế sự mất nước và chảy lạnh trong quá trình bảo
quản cấp đông, mạ băng sản phẩm đều, đẹp, không bị rỗ.
- Đóng gói, bảo quản vào kho lạnh: Mỗi sản phẩm mạ băng xong được
cho vào túi nhựa PE, hàn miệng túi và cho vào thùng carton, được bảo quản ở
kho lạnh và thời gian bảo quản không quá 3 tháng.
1.4.1.3. Sơ đồ tổ chức sản xuất ở nhà máy.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần thủy sản Bình Định là
tổng hợp tất cả những bộ phận sản xuất và phục vụ theo sơ dồ sau:
Sơ đồ 1.2. Tổ chức sản xuất ở nhà máy chế biến thủy sản An Hải
Thu mua,
tiếp nhận
nguyên
liệu
Xử lý,
chế biến
Phân cơ,
rử, xếp
khuôn
Cấp
đông, mạ

băng
Đóng
gói, bảo
quản vào
kho lạnh
10


(Nguồn: Phòng Kinh doanh- Kỹ thuật)
1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Cơng ty cổ phần thủy sản Bình Định.
1.4.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty
Sơ đồ 1.3. Bộ máy tổ chức quản trị của cơng ty.
Ghi chú:
: Quan hệ đối chiếu kiểm tra
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Phân xưởng sản xuất chính
(Phân xưởng chế biến)
Nhà máy chế biến thủy sản XK An Hải
Phân xưởng sản xuất phụ
(Phân xưởng điện)
Xử lý,
chế biến
Phân cỡ,
rửa, xếp
khn
Cấp
đơng,
mạ băng
Thu

mua, tiếp
nhận
ngun
liệu
Đóng
gói, bảo
quản vào
kho lạnh
Phục vụ
sản
xu
ất
Sản
xu
ất
ph

Đại hội đồng Cổ đơng
Đại hội đồng Cổ đơng
Hội đồng quản trò
Hội đồng quản trò
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát
Phòng
Tổ chức hành chính
Phòng
Tổ chức hành chính
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc
Phòng

Kinh doanh - Kỹ thuật
Phòng
Kinh doanh - Kỹ thuật
Phòng
Kế toán tài chính
Phòng
Kế toán tài chính
XN KDDV
Thủy sản
Quy Nhơn
XN KDDV
Thủy sản
Quy Nhơn
XN
Chế biến
An Hải
XN
Chế biến
An Hải
XN KDDV
Thủy sản
Đề Gi
XN KDDV
Thủy sản
Đề Gi
XN
Chế biến
Tháp Đơi
XN
Chế biến

Tháp Đơi
Chi nhánh
tại
Tp. Hồ Chí
Minh
Chi nhánh
tại
Tp. Hồ Chí
Minh
11
: Quan heọ phoỏi hụùp
1.4.2.2. Chc nng, nhim v ca tng phũng ban
Cn c vo iu l cụng ty c phn thy sn Bỡnh nh, Cụng ty ó xỏc
nh chc nng, nhim v cho tng phũng ban nh sau:
- i hi c ụng: l c quan quyt nh cao nht ca Cụng ty, cú nhim
v quyt nh b mỏy t chc qun lý ca cụng ty, phng hng u t v
sn xut kinh doanh.
- Hụi ng qun tr: l c quan qun tr cao nht ca Cụng ty gia 2 k
i hi c ụng, cú ton quyn nhõn danh Cụng ty quyt nh cỏc vn cú
liờn quan ti mc ớch, quyn li ca Cụng ty cho phự hp vi lut phỏp nh:
quyt nh k hoch phỏt trin di hn, huy ng vn, b nhim, min nhim
giỏm c, phú giỏm c, k toỏn trng,
- Ban kim soỏt: l t chc thay mt C ụng kim soỏt mi hot
ng kinh doanh, qun tr v iu hnh Cụng ty. Ban kim soỏt cú hai thnh
viờn do i hi c ụng bu v bói min vi a s phiu tỏn thnh, tớnh theo
s c ụng nm gi bng th thc trc tip v b phiu kớn.
- Giỏm c: l ngi i din phỏp nhõn ca Cụng ty trong mi giao
dch, qun lý v iu hnh mi hot ng kinh doanh ca Cụng ty. Giỏm c
do Hi ng qun tr b nhim v min nhim cú chc nng ch yu nh
sau:

iu hnh v chu trỏch nhim v mi hot ng SXKD ca Cụng ty.
Bỏo cỏo trc HQT tỡnh hỡnh hot ng, kt qu kinh doanh Cụng ty.
ngh b nhim v min nhim Phú giỏm c, k toỏn trng quyt
nh b nhim, min nhim, khen thng, k lut cỏc nhõn viờn di quyn.
- Cỏc phũng nghip v:
+ Phũng T Chc- Hnh Chớnh: nhim v tham mu v giỳp cho Ban
giỏm c tuyn chn, o to bi dng, hun luyn lao ng. Ngoi ra t
chc qun lý cụng tỏc an ton v sinh lao ng, cụng tỏc phũng chng thiờn
tai, an ninh chớnh tr, trt t an ton c quan xớ nghip
12
+ Phòng Kinh doanh- Kỹ thuật: nhiệm vụ tham mưu và giúp cho Ban
giám đốc trong việc phân tích, đánh giá thông tin, xây dựng và hoạch định
phương án kinh doanh, lập chiến lược bán hàng, nghiên cứu thị trường, tổ
chức hội nghị khách hàng, theo dõi việc cấp phát vật tư, lập kế hoạch vật tư
cho sản xuất sản phẩm, quản lý máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới…
+ Phòng Kế toán- Tài chính: nhiệm vụ tham mưu và giúp cho Ban giám
đốc về mặt tài chính, thực hiện mở sổ sách ghi chép, phản ánh bằng số liệu
tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp. Chấp hành đúng chế độ, nguyên
tắc quản lý tài chính, tổng hợp phân tích các hoạt động của xí nghiệp, quyết
toán và báo cáo tình hình hoạt động SXKD của Công ty cho cấp trên
- Các đơn vị trực thuộc của công ty có chức năng và nhiệm vụ riêng:
+ Nhà máy CBTSXK An Hải: mua bán, nhận gia công, chế biến hải sản
đông lạnh để xuất khẩu.
+ Xí nghiệp kinh doanh phục vụ thuỷ sản Quy Nhơn: mua bán hải sản,
kinh doanh và dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ ăn uống, giải khát.
+ Xí nghiệp chế biến thủy sản Tháp Đôi: sản xuất chế biến và kinh doanh
nước mắm, mua bán hải sản khô, tươi sống, kinh doanh hạt muối.
+ Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ thuỷ sản Đề Gi: kinh doanh xăng dầu,
nhớt và nuôi thuỷ sản.
13

PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH.
2.1. Tình hình thực tế về công tác kế hoạch tại công ty.
2.1.1 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của các mặt hàng.
2.1.1.1 Tình hình SXKD của công ty trong thời gian qua.
Bảng 2.1: Tình hình SXKD của công ty (2006- 2010).
S
T
T
NỘI DUNG ĐVT
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Tổng doanh số Trđ 118.452 274.637 334.672 346.624 434.225
2 Doanh thu thuần Trđ 116.447 271.885 327.598 344.870 431.165
3 Kim nghạch XK Ngàn
usd
4.928 20.473 23.230 21.445 24.560
4 LNTT Trđ 1.031 2.570 3.963,6 4.871 4.863,5
5 LNST Trđ 809 1.839,9 3.170,7 3.497 3.775
6 Tỷ suất LNTT/
Doanh thu

% 0,89 0,95 1,2 1,41 1,12
7 Tỷ suất LNST/
Doanh thu
% 0,7 0,68 0,96 1,01 0,88
8 Nộp ngân sách Trđ 222 730,1 792 1.373,7 1.088,2
9 Vốn điều lệ Trđ 3.593,8 14.960 15.000 15.000 15.937
10 Tỷ suất LNTT /
vốn điều lệ
% 28,69 17,18 26,42 32,47 30,5
11 Tỷ suất LNST /
vốn điều lệ
% 22,51 12,30 21,13 23,31 23,68
12 Cổ tức Trđ 372 465 2.994,6 3.279,8 3.507,6
13 Tỷ suất cổ tức/
vốn cổ đông
% 12 15 21 23 25
14 Lao động bình
quân
Người 235 300 317 439 550
15 Lương bình Trđ 1,2 1,5 2,0 2,2 2,5
14
quân
(Nguồn: Phòng Kế toán- tài chính)
Qua bảng trên cho ta thấy: tổng doanh thu hàng năm ngày càng tăng
với năm 2006 là 116.447 triệu đồng đến năm 2010 là 431.165 triệu đồng và
lợi nhuận sau thuế đều dương cho thấy Công ty có sự cố gắng vượt bậc và là
hình thức đáng khích lệ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty được nâng
cao. Riêng năm 2009 dưới tác động tiệc cực của khủng hoảng kinh tế thế giới
đã là ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng chứng tỏ công ty đã có kế hoạch hợp lý

và đầu tư có hiệu quả. Đến năm 2010 tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty đã đi vào ổn định, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ 1,2
triệu đồng năm 2006 tăng lên 2,5 triệu đồng năm 2010. Điều đó đảm bảo cho
sự phát triển ổn định và lâu dài của công ty.
Doanh lợi doanh thu luôn ở mức cao 0,7%(năm 2006) tăng lên 0,88%
(năm 2010) phản ánh hiệu quả về quá trình thực hiện tốt các chiến lược tiêu
thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng đều từ 22,51%(năm 2006) đến 23,68%
( năm 2010) phản ánh tình hình hoạt động tài chính của Công ty là rất tốt. Nó
đo lường tiền lời của mỗi đồng vốn bỏ ra, giúp cho các cổ đông cũng như các
nhà đầu tư yên tâm và tin tưởng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty, bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được khi đặt
vốn vào doanh nghiệp.
2.1.1.2. Đặc điểm tình hình
Từ khi thành lập Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn và ngày càng
hoàn thiện hơn. Đến nay, Công ty đã có những bước tiến vững chắc, quy mô
ngày càng được mở rộng, đã sản xuất ra những sản phẩm ngày càng đa dạng,
chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
15
Để có được sự phát triển không ngừng, Công ty đã tập trung khai thác
tối đa nội lực và tận dụng những điểm thuận lợi từ yếu tố bên ngoài khác như:
- Được sự chỉ đạo của các ban ngành trong tỉnh, trung ương.
- Công ty đã dựa vào vị trí thuận lợi của tỉnh cho việc xuất nhập khẩu, tài
nguyên thủy hải sản phong phú chủng loại đa dạng.
- Hệ thống cơ sở vật chất tương đối hiện đại từ nhà xưởng, văn phòng làm
việc đến máy móc thiết bị hiện đại và quy trình sản xuất tiên tiến. Đây là điều
kiện thuận lợi cho Công ty mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm.
- Đội ngũ nhân viên trẻ năng động, ham học hỏi, đồng thời đội ngũ công
nhân có tay nghề tương đối cao, đã có nhiều kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, từ thực tế hoạt động của Công ty có thể nhìn nhận một số

vấn đề tồn tại và khó khăn nhất định:
- Nguồn nguyên liệu thủy sản ngày càng khan hiếm dần, thiếu ổn định. Do
vậy, phải dùng nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong khi công tác nhập khẩu
nguyên liệu còn hạn chế, thiếu thông tin đầu mối, thiếu cán bộ chuyên trách.
- Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
- Một số sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng
trước những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Sự bấp bênh về tỉ giá hối đoái là một khó khăn không nhỏ và ảnh hưởng
trực tiếp đến xuất khẩu của Công ty.
- Cuối cùng phải nói tới ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tác động
dễ thấy nhất là làm giảm nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ
ngoài nước - đây chính là thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty. Điều này
đã làm cho Công ty bên cạnh việc xúc tiến thị trường mới thì vẫn phải sản
xuất cầm chừng chờ đơn đặt hàng. Do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
của Công ty và thu nhập của người lao động.
Vì vậy, ban lãnh đạo Công ty cần phải có kế hoạch mua sắm và chuyển
giao công nghệ mới đồng bộ để hoàn thiện tốt hơn quy trình công nghệ của
mình, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của tỉnh nhà. Trong điều kiện xu thế
mới, Công ty phải phát huy tối đa nội lực, khai thác những điểm thuận lợi
đồng thời hạn chế tối đa những yếu tố bất lợi, đưa ra những chiến lược kinh
doanh hợp lí cho từng thời điểm cụ thể nhằm làm cho Công ty ngày càng
16
vững mạnh đủ sức cạnh tranh trong xu thế nước ta hội nhập ngày càng sâu
rộng.
2.1.1.3. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
a) Sự cần thiết của kế hoạch:
Thực tế cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế khác nhau công
tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, và trong cơ
chế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần thủy
sản Bình Định nói riêng luôn phải đối mặt với môi trường kinh doanh biến động

không ngừng và có nhiều rủi ro cũng như những thách thức. Áp lực cạnh tranh
ngày càng gia tăng cho nên khâu tiêu thụ sản phẩm được coi là những khó khăn
hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhất là các
doanh nghiệp như Công ty cổ phần thủy sản Bình Định khi phải tự chịu trách
nhiệm với tất cả quyết định kinh doanh của mình. Do vậy tiêu thụ sản phẩm phải
được thực hiện theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh đã được vạch ra cho nên
đối với Công ty cổ phần thủy sản Bình Định tiêu thụ sản phẩm là một mắc xích
quan trọng trong việc quyết định và chi phối các hoạt động nghệp vụ khác của
công ty như: nghiên cứu thị trường, tạo nguồn mua hàng, dịch vụ…
b) Căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty phải đạt được mục tiêu: vừa đảm
bảo cho nhu cầu về hàng hóa của xã hội vừa đảm bảo cho Công ty đạt được lợi
nhuận để tái sản xuất kinh doanh. Cụ thể, căn cứ vào tiêu thức thời gian công ty
đã chọn kế hoạch kinh doanh theo hướng:
Kế hoạch một năm: kế hoạch này giúp cho công ty cụ thể được những mục
tiêu, phương hướng của kỳ kế hoạch. Có thể nói đây là kế hoạch điều hành, bao
gồm cả việc thiết lập các cân đối, cụ thể trên cơ sở nghiên cứu, dự báo thị trường
mà công ty điều chỉnh các kế hoạch tiếp theo.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các kế hoạch trong phạm vi của công ty. Kế
hoạch kinh doanh của công ty bao gồm:
- Kế hoạch vận chuyển hàng hóa.
17
- Kế hoạch bán hàng.
- Kế hoạch dự trữ hàng hóa.
- Kế hoạch kỹ thuật.
- Kế hoạch tài chính- tiền tệ.
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là kế hoạch cơ bản nhất và là một bộ phận
trong kế hoạch kinh doanh của công ty. Nó có mối quan hệ mật thiết và còn là cơ
sở để lập các kế hoạch khác trong công ty.
Để lập được các kế hoạch tiêu thụ săn phẩm, công ty đã căn cứ vào những

tiêu thức:
- Doanh thu bán hàng kỳ trước của công ty.
- Năng lực sản xuất và chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
- Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.
- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Tình hình dự trữ và cấp phát nguyên vật liệu.
2.1.1.4. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian qua.
Bảng 2.2: Kết quả tiêu thụ sản phẩm
ĐVT:1000USD
Sản phẩm
Năm 2009 Năm 2010
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
Cá cờ gòn 300 280 270 285
Cá cờ kiếm 320 315 310 320
Cá dũa 200 250 240 230
Cá mỹ đen 9.000 8.745 9.000 9.126
Cá tuna 12.000 11.315 12.000 13.560
Tổng cộng 21.820 20.905 21.820 23.521
(Nguồn: Phòng kinh doanh- kỹ thuật)
Giai đoạn năm 2009 khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu
đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Năm
2009 Công ty đã không hoàn thành kế hoạch đúng chỉ tiêu như dự kiến. Năm
2010 Công ty đã vượt chỉ tiêu so với dự kiến là 107,8%, đã mang lại cho
Công ty một khoản lợi nhuận đáng kể.
18
Nhìn chung sản phẩm của Công ty có giá trị phù hợp với mức tiêu dùng
có thu nhập trung bình khá. Vì vậy mà ta thấy sản lượng tiêu thụ của nhà máy
qua các năm đã đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho nhà máy.
Bảng 2.3: Tình hình kế hoạch và thực hiện của công ty.
ĐVT: 1.000VNĐ

Mặt hàng
Năm 2009 Năm 2010 2010/2009
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
Thực hiện
tươngđối
Hải sản 330,000,000 326.480.542 370,000,000 408.418.651 125.10 %
DV tàu thủy 18,000,000 12.257.456 16.000.000 15.540.125 126.78%
Nước mắm 1,400,000 1.301.486 1,400,000 1.452.274 111.59%
Xăng dầu 2,700,000 3.958.596 4,000,000 4.803.526 121.34 %
SP khác 1,350,000 872.899 900,000 951.258 108.98 %
Tổng cộng 353,450,000 344.870.979 376,300,000 431.165.834 125.02 %
(Nguồn: Phòng Kinh doanh- Kỹ thuật)
Trong năm 2009 nhìn chung Công ty không hoàn thành tốt kế hoạch so
với năm 2010. Sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có tác
động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp và Công ty cổ phần
thủy sản Bình Định là không ngoại lệ. Năm 2009, doanh thu chủ yếu của
Công ty từ các hợp đồng đã ký kết trước, các bạn hàng quen.
Năm 2010 Công ty đã cho thấy một bước tiến vượt bậc, hoàn thành một
cách xuất sắc mang lại hiệu quả kinh doanh. Doanh thu của các mặt hàng thủy
sản tăng lên đột biến do nhu cầu và thu nhập của người dân ngày càng được
nâng cao, đời sống được cải thiện, năm 2010 Công ty thực hiện vượt 25,1%
so với năm 2009. Ngoài ra các mặt hàng khác cũng gia tăng đáng kể như: DV
tàu thủy tăng 26,78%, nước mắm tăng 11,59%, xăng dầu tăng 21,34%, sản
phẩm khác tăng 8,98% so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, Công ty đã phát
huy hiệu quả quản lý, xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch đề ra.
Đây là một khởi sắc đáng mừng không những mang lại nguồn lợi
nhuận lớn mà còn giúp Công ty dựa vào đó có những định hướng đúng đắn để
có những kế hoạch hoàn chỉnh trong năm 2011.
2.1.2. Kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ.
19

2.1.2.1. Thị trường trong nước.
Khách hàng của công ty là những doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh
mua hàng để bán hoặc làm nguyên liệu để sản xuất. Thị trường trong nước
được tập trung ở: Hà Nội. Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… Sản phẩm được tiêu
thụ tại thị trường nội địa chủ yếu là hải sản tươi sống. Ngoài ra còn có nước
mắm, dịch vụ sửa chữa đóng tàu… là những mặt hàng chủ yếu được tiêu thụ.
Bảng 2.4: Kế hoạch và thực hiện việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
ĐVT: 1000 đồng
Thị trường
Năm 2009 Năm 2010
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
Tp Hồ Chí Minh 7.300.000 7.396.835 9.500.000 9.950.700
Tp Đà Nẵng 6.500.000 6.675.052 8.350.000 8.529.200
Tp Nha Trang 3.250.000 3.476.635 4.220.000 4.264.600
Các nơi khác 7.778.000 7.887.130 5.500.000 5.686.100
Tổng 24.828.000 25.435.652 27.570.000 28.430.600
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh- Kỹ Thuật)
Qua bảng số liệu cho thấy rằng, việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường
trong nước đã được mở rộng. Doanh số tiêu thụ tại các tỉnh đã được tăng lên
đáng kể, chứng tỏ công tác mở rộng thị trường của Công ty đã có hiệu quả.
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ còn hạn chế vì vậy Công ty cần phải quan tâm
hơn trong chiến lược cạnh tranh của mình để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị
trường từ đó mở rộng thị phần cho mình ở các thị trường khác.
Xí nghiệp quá quan tâm đến việc xuất khẩu ra nước ngoài, chưa chú ý
đến thị trường trong nước vì cho rằng thị trường trong nước nhu cầu ít và giá
cả mua của khách hàng thấp, không đủ bù đắp chi phí cho sản phẩm làm ra.
Nhưng hiện nay, khi mà thu nhập của người dân đang tăng lên, nhu cầu
về sản phẩm từ thủy hải sản chắc chắn sẽ tăng lên, thị trường nội địa sẽ là thị
trường đầy hứa hẹn trong thời gian tới. Vì vậy, xí nghiệp nên quan tâm đến
thị trường nội địa nhiều hơn.

2.1.2.2. Thị trường nước ngoài.
20
Với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới (WTO), nên mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi lớn về cơ
cấu, công ty đã thâm nhập vào một số thị trường tiêu thụ mới đầy tiềm năng
như: châu Âu, châu Mỹ…Thị trường này có nhu cầu rất lớn về mặt hàng thủy
hải sản nhưng đòi hỏi cao về chất lượng, sản phẩm ít qua chế biến nhưng phải
đạt yêu cầu. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, thị trường nước ngoài
luôn chiếm tỷ trọng cao trong việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu về mặt tỷ trọng.
Thị trường
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1. Xuất khẩu trực tiếp 94,7% 90,5% 94,9% 100% 100%
Mỹ 24,5% 20,0% 24,2% 10% 20%
Châu Âu 50,0% 48.8% 60,3% 80% 70%
Ai Cập 0% 0% 0% 3% 4%
Đông Âu 0% 0% 0% 2% 3%
Đài Loan 2,% 12,2% 9,8% 0% 0%
Hàn Quốc 3,0% 5,5% 0,6% 0% 0%
Các nước khác 15,0% 4,0% 0% 5,0% 3%
2. Xuất khẩu ủy thác 5,3% 9,5% 5,1% 0% 0%

( Nguồn: Phòng Kinh doanh- Kỹ thuật)
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rằng: lượng tiêu thụ qua tăng đều dần
qua các năm. Năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
xuất khẩu vào thị trường châu Âu của Công ty bị giảm so với năm 2008. Nhìn
vào sự thay đổi tỷ trọng của từng khu vực ta có thể dễ dàng nhận thấy đang có
sự thay đổi về tỷ trọng doanh thu của thị trường châu Âu tuy vẫn có sự tăng
lên về giá thị nhưng tỷ trọng đã giảm xuống, trong khi ở hầu hết các thị
trường khác tỷ trọng doanh thu đã dần tăng lên, đặc biệt là thị trường Mỹ, Ai
Cập, Đông Âu Điều này cho thấy rằng Công ty đang nỗ lực đa dạng hoá thị
trường nhằm giảm thiểu việc quá phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.
Vì vậy công ty cần phải quan tâm hơn trong chiến lược cạnh tranh của mình
để tạo lợi thế cạnh tranh từ đó mở rộng thị phần cho mình ở các thị trường
khác.
21
 Hiệu quả đạt được:
Làm tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, đặc biệt là tăng
khối lượng hàng bán FOB do tìm kiếm được nhiều thị trường mới, nhiều
khách hàng mới đồng thời tìm được những nguyên nhân làm suy giảm thị
trường cũ và tìm biện pháp khắc phục nhằm duy trì thị trường cũ.
Tăng thêm lợi nhuận cho Công ty do chúng ta chủ động tìm kiếm
khách hàng để ký các hợp đồng bán FOB, bởi vì khi chúng ta chủ động tìm
khách hàng thì chúng ta sẽ dễ đặt điều kiện với họ hơn.
Thực tế, hoạt động mở rộng thị trường của Công ty cổ phần thủy sản
Bình Định cho thấy Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể: Công ty đã
đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng về chất lượng, phương thức bán
hàng thì tùy theo yêu cầu của khách hàng, Công ty có thể nhận gia công hoặc
bán FOB. Những cố gắng của Công ty đã giúp cho thị trường của Công ty
ngày càng mở rộng, doanh thu ngày càng tăng.
2.2. Tình hình thực tế về công tác đầu tư tại công ty.
2.2.1 Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng nhà máy.

2.2.1.1 Tình hình sử dụng tài sản cố định trước khi có dự án.
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng tài sản cố định trước khi có dự án.
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng/ giá trị
Tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng M
2
2500
- Số thiết bị cấp đông Chiếc 4
- Tổng công suất cấp đông Tấn/ ngày 20
- Kho bảo quản đông lạnh
- Dung lượng kho bảo quản
Chiếc 6
Tấn/ ngày 500
- Số lượng xe lạnh
- Trọng tải
Chiếc 3
Tấn/ chiếc 20
- Số lượng container 40feed
- Dung lượng container 40 feed
Chiếc 2
Tấn/chiếc 50
- Trị giá điện sử dụng trung bình hàng tháng Triệu/ tháng 302.000.000
- Trị giá nước sử dụng trung bình hàng tháng Triệu/ tháng 47.000.000
22
- Máy đóng khói hút chân không Chiếc 4
- Máy cưa cá Chiếc 18
- Máy bào da Chiếc 1
(Nguồn: Phòng kinh doanh- Kỹ thuật)
2.2.1.2. Các thông tin chính của dự án.
1. Tên dự án: Dự án mở rộng Nhà máy CBTSXK An Hải.
2. Địa điểm đẩu tư: 02D- Trần Hưng Đạo- Tp quy Nhơn- Bình Định.

3. Dự án thuộc nghành: Chế biến thủy sản xuất khẩu.
4. Cơ quan quản lý dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
5. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thủy sản Bình Định
• Địa chỉ: 02D- Trần Hưng Đạo- Tp Quy Nhơn- Bình Định.
• Tel: 056- 3892523; 3893181; 3892004.
• Fax: 056- 3892355; 3892004.
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần
số 4100301209, đăng ký lần đầu ngày 01/03/1999, đăng ký thay đổi lần 5
ngày 21/07/2010.
6. Tổng mức đầu tư dự kiến: 3.800.000.000vnđ
7. Loại dự án: đầu tư theo chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất.
8. Thời gian đầu tư: tháng 12/2010
9. Thời gian hoàn thành: 12/2011
2.1.1.3. Sự sần thiết đầu tư và các danh mục đầu tư.
a) Xu hướng phát triển của công ty trong thời gian tới:
- Thị trường:
Khả năng phát triển của công ty trong tương lai rất khả quan vì nhu
cầu tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới đang phát triển theo xu hướng có
lợi cho nhà cung cấp về số lượng, giá cả, đặc biệt đối với các mặt hàng chủ
lực của Công ty. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, sản phẩm đã có
chỗ đứng trên thị trường quốc tế như: Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp,
Ucraina, Đức; thêm vào đó là sự xuất hiện các thị trường mới nhiều tiềm năng
23
như: châu Phi, Hy Lạp, Ý, Ba Lan, Ai Cập… đã tạo nhiều thuận lợi cho đầu
ra của Công ty.
- Sản phẩm:
Sản phẩm của Công ty được chế biến từ nhiều nguồn nguyên liệu khác
nhau. Trong những năm gần đây, do nguồn nguyên liệu trong nước hạn chế,
nên nguyên liệu nhập khẩu có tính ổn định cao trở thành nguồn nguyên liệu
chủ lực giúp Công ty chủ động hơn trong quá trình tổ chức sản xuất và đảm

bảo cho chất lượng sản phẩm luôn đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Lao động:
Lao động trực tiếp của công ty chủ yếu là lao động phổ thông, được
tuyển dụng qua hình thức hợp đồng ngắn hạn 6 tháng, 1 năm, hoặc hợp đồng
theo thời vụ.
Đội ngũ cán bộ ở văn phòng cũng như ở các đơn vị trực thuộc và một
số lao động trực tiếp có thời gian làm việc lâu năm tại Công ty được tuyển
dụng theo hình thức hợp đồng không xác định thời hạn hoặc từ 1 năm trở lên.
Hàng năm, Công ty có nhu cầu tăng thêm từ 10- 20% lực lượng lao
động do nhu cầu mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.
Hiện nay, Công ty có 520 lao động, 15% có trình độ đại học và cao
đẳng, 15% trình độ trung cấp, 10% công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo, sơ cấp
và lao động phổ thông 60% trong tổng lao động.
- Vốn
Vốn chủ sở hữu của Công ty tại thời điểm cổ phần hóa (năm 1999) là
3,1 tỷ đồng với cơ cấu nguồn vốn như sau: cổ phần của Nhà nước chiếm 60%,
cổ phần của cán bộ công nhân viên chiếm 40%.
Đến nay, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 15 tỷ đồng chủ yếu bằng
nguồn vốn do cổ đông đóng góp để đầu tư phát triển.
b) Thực trạng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu An Hải
24
Nhà máy CBTSXK An Hải có tổng mặt bằng diện tích khoảng:
2.600m
2
. Trong đó, diện tích khu vực sản xuất chính: 1.230m
2
, diện tích khu
vực phụ trợ: 1.370m
2
.

Khu vực sản xuất chính được bố trí thành các phân xưởng: sơ chế, tinh
chế, cấp đông, IQF, đóng gói.
Khu vực phụ trợ bao gồm: tiếp nhận nguyên liệu, kho lạnh, máy móc
thiết bị, bảo hộ lao động, sản xuất đá vảy.
Hệ thống thiết bị cấp đông của Nhà máy gồm có: 2 hầm cấp đông, 2 tủ
tiếp xúc, với tổng công suất sản xuất thiết kế là 4000 tấn thành phẩm/ năm.
Bảng 2.7: Tình hình đầu tư, quản lý sử dụng TSCĐ(2005- 2009)
ĐVT: VNĐ
ST
T
Nội dung SD đầu năm
2006
Tăng 2006-
2010
Giảm 2006-
2010
SD cuối
năm2010
I Nguyên giá
1 Nhà cửa,VKT 4.766.862.016 513.340.715 25.235.390 5.254.967.341
2 Máy móc thiết bị 5.057.285.594 3.648.778.172 887.437.971 7.818.625.795
3 PTVTtruyền dẫn 665.277.003 442.533.462 20.176.000 1.087.584.465
4 Thiết bị quản lý 110.490.180 210.621.653 71.997.946 249.113.887
5 TSCĐ khác 74.473.905 46.666.667 121.140.572
Tổng cộng 10.674.338.698 4.861.940.669 1.004.847.307 14.531.432.060
II GMHM lũy kế
1 Nhà cửa,VKT 782.879.882 1.697.921.597 25.235.390 2.455.566.089
2 Máy móc thiết bị 1.581.585.743 5.304.036.842 691.408.867 6.194.213.718
3 PTVTtruyền dẫn 346.498.904 761.261.561 20.176.000 1.087.584.465
4 Thiết bị quản lý 106.594.367 170.965.699 71.997.946 205.562.120

5 TSCĐ khác 24.752.633 63.883.725 88.636.358
Tổng cộng 2.842.311.529 7.998.069.424 808.818.203 10.031.562.750
III Giá trị còn lại
1 Nhà cửa,VKT 3.983.982.134 513.340.715 1.697.921.597 2.799.401.252
2 Máy móc thiết bị
3.475.699.851 3.648778.172 5.550.065.946 1.624.412.077
25
3 PTVTtruyền dẫn 318.728.099 442.533.462 761.261.561
4 Thiết bị quản lý 3.895.813 210.621.653 170.965.699 43.551.767
5 TSCĐ khác 49.721.272 46.666.667 63.883.725 32.504.214
Tổng cộng 7.832.027.169 4.861.940.669 8.194.098.528 4.499.869.310
(Nguồn: Phòng Kinh doanh- Kỹ thuật)
Trong đó: - Đầu tư nhà cửa kiến trúc chiếm 10%
- Đầu tư máy móc thiết bị chiếm 75%
- Đầu tư phương tiện vận tải chiếm 9%
- Đầu tư thiết bị quản lý chiếm 4%
- Đầu tư TSCĐ khác chiếm 2%
2.2.1.4. Mục tiêu, quy mô dự án
a) Mục tiêu của dự án:
Đến nay qua hơn 10 năm hoạt động kể từ ngày thực hiện dự án đầu tư
mới nhà máy CPTSXK AN Hải, với quy mô phát triển hàng năm về sản
lượng sản xuất mặt hàng thủy sản đông lạnh.
Bảng 2.8: Quy mô phát triển hàng năm sản phẩm thủy sản dông lạnh.
STT NỘI DUNG 2006 2007 2008 2009 2010
01 Sản lượng NL(tấn) 2.644,7 5.411,3 6.210,4 6.853,4 7.250,1
02 Giá trị ML(tr đồng) 66.354,3 182.829,8 245.800,8 258.451,7 282.825,3
03 NL trong nước(tr đồng) 65.731,7 71.317,3 39.617,7 86.367,0 89.645,7
04 NL nhập khẩu(tr đồng) 622,6 111.512,5 206.183,1 258.451,7 302.569,4
05 Sản lượng tiêu thụ(tấn) 2.217,8 3.954,5 4.071,1 4.149,3 4.482,5
06 Sản lượng sản xuất(tấn) 3.612,5 5.436,2 6.028,8 6.982,1 7.200

07 Năng lực SX(tấn / tháng) 301,1 453 502,4 581,8 600
08 Ng.giá TSCĐ(tr đồng) 13.285 13.304 14.397 14.531 17.283
09 Giá trị còn lại(tr đồng) 6.951 5.491 5.085 4.499 4.215
(Nguồn: Phòng Kinh doanh- Kỹ thuật)
Trên thực tế, với việc tổ chức sản xuất 2- 3 ca/ ngày tùy theo mùa vụ,
công suất sản xuất thực tế những năm gần đây của Nhà máy đã đạt và vượt
công suất thiết kế. Ngoài ra công ty còn phải đi gia công khắp nơi và thuê hẳn
một Nhà máy CBTSXK của Công ty CPTS tàu thuyền Cù Lao Xanh để sản
xuất. Đồng thời để đạt được kế hoạch SXKD năm 2011 của HĐQT đề ra.
- Tổng doanh thu: 448.195 triệu đồng.

×