Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tìm hiểu công cụ tìm kiếm yahoo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.61 KB, 4 trang )

YAHOO!
1. Lch s hnh thnh v pht trin:
Tháng Một năm 1994, hai sinh viên khoa Điện tử đại học Stanford, Jerry Yang và David Filo,
cho ra đời trang web “Jerry and David’s guide to the World Wide Web”, tiền thân của Yahoo!.
Jerry và David xây dựng trang web này nhằm lưu lại các địa chỉ yêu thích dưới dạng danh mục.
Lúc đó do nhu cầu tìm kiếm các trang web hay rất phổ biến nên “Guide to the World Wide Web”
được nhiều người truy cập.
Đến mùa thu năm 1994, trang web của hai chàng sinh viên đã nhận được 1 tỷ hit mỗi ngày với
gần 100.000 khách trung thành.
Tháng Tư năm 1994, trang web được đổi tên thành Yahoo!. Đây là tên viết tắt của “Yet Another
Hierarchical Officious Oracle” (tạm dịch: lời chỉ dẫn không chính thức theo danh mục).
Nhưng hai nhà sáng lập cho biết họ chọn tên này là do họ thích nghĩa trong từ điển của từ
“Yahoo” (thô mộc và hoang dại). Còn dấu chấm than thực ra không có ý nghĩa gì đặc biệt mà là
do ông Filo thêm vào để tránh trùng tên với một hãng… thịt nướng.
Tên tuổi của Yahoo! ngày càng được nhiều người biết đến. Jerry Yang và David Filo nhận ra
rằng mình đang sở hữu một kho báu lớn.
Tháng Ba năm 1995, hai người thành lập công ty và tiếp cận rất nhiều nhà đầu tư ở Thung Lũng
Silicon. Cuối cùng họ gặp được Sequoia Capital - một doanh nghiệp tiếng tăm từng đầu tư cho
các hãng nổi tiếng như Apple Computer, Atari hay Oracle và Cisco System. Và đến tháng Tư
năm 1995, hãng này đã đồng ý đầu tư cho Yahoo! số vốn ban đầu gần 2 tỷ USD.
Nhận thấy Yahoo! sẽ ngày càng ăn lên làm ra, cả hai quyết định tìm kiếm một đội ngũ quản lý
chuyên nghiệp cho công ty. Họ thuê ông Tim Koogle, thành viên lâu năm của Motorola và là bạn
học ở đại học Standford, làm giám đốc điều hành và ông Jeffrey Mallet, sáng lập viên của chi
nhánh khách hàng Novell’s WordPerfect làm giám đốc điều phối (chief operating executive).
Đến tháng Tư năm 1996, Yahoo! đạt thành công rực rỡ ngay ở lần phát hành cổ phiếu đầu tiên
với giá đóng cửa là 33 USD - gấp 270 lần giá khởi điểm – và có lúc lên tới 43USD/cổ phiếu.
Năm 1998, Yahoo! tiến hành mua lại Viaweb, đổi tên thành Yahoo! Store và đưa ra dịch vụ cho
phép khách hàng của Yahoo! thành lập và quản lý các cửa hàng trực tuyến với cơ sở hạ tầng của
Yahoo!.
Năm 1999, Yahoo! mua lại Yoyodyne Entertainment Inc, một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh
vực marketing trực tiếp Internet. Việc mua lại Yoyodyne đã giúp họ trở thành lựa chọn số một


của các nhà thị trường khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Sau đó không lâu, Yahoo! mua GeoCities và trở thành hệ thống web có thương hiệu nổi tiếng
toàn cầu. Việc mua lại Broadcast.com tiếp tục làm phong phú thêm nội dung các dịch vụ truyền
thông đa phương tiện của Yahoo!.
Ngày 3 tháng Một năm 2000, giá cổ phiếu lúc đóng cửa của Yahoo! đã lên tới 475 USD/cổ
phiếu. Trước đó, giá cổ phiếu có lúc đã vượt ngưỡng 500 USD/cổ phiếu.
Ngày 19 tháng Một năm 2000, vào thời điểm cao trào của “bong bóng” Dot-com, cổ phiếu của
Yahoo! trở thành cổ phiếu đầu tiên ở Nhật Bản có giá trị giao dịch vượt ngưỡng 100 tỷ Yên
(khoảng 902.140 USD).
Năm 2000 còn được đánh dấu bởi sự kiện trang web Yahoo.com ngừng hoạt động trong vài giờ.
Nhưng nguyên nhân của sự cố này là do hacker tấn công chứ không phải trục trặc kĩ thuật nên
giá cổ phiếu của Yahoo! vẫn tiếp tục tăng 4,5%.
Cũng trong năm 2000, Yahoo! mua lại eGroups nhằm mở rộng và hoàn thiện dịch vụ thư điện tử.
Yahoo! còn tham gia liên minh chiến lược với Google cho phép đăng tải kết quả của Google trên
trang web của Yahoo!.
Năm 2001, giám đốc điều hành, ông Tim Koogle tuyên bố từ chức, ông Terry Semel lên thay.
Trong năm này, mặc dù giá cổ phiếu đang sút giảm do cơn sốt Dot-com đã hạ nhiệt, Yahoo! vẫn
tiếp tục mua lại HotJobs, một công ty phần mềm cung cấp giải pháp tuyển dụng.
Năm 2002 và 2003, Yahoo! quay trở lại với quỹ đạo của mình với hàng loạt các vụ sáp nhập và
mua lại.
Sau khi tham gia liên minh chiến lược với BT Openworld - nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng
đầu của Anh, Yahoo! tiếp tục mua lại cỗ máy tìm kiếm Inktomi và tập đoàn Overture Services
Inc. Overture là công ty đi tiên phong trong việc phát triển và cung cấp công nghệ pay-per-click
(PPC).
Sự kết hợp giữa Yahoo! - tập đoàn Internet toàn cầu - với Overture Services Inc - tập đoàn hàng
đầu dịch vụ tìm kiếm thương mại qua mạng - đã đem đến cho Yahoo! một công cụ đắc lực giúp
họ xây dựng các dịch vụ tìm kiếm trong lĩnh vực marketing.
Nhưng đây cũng là giai đoạn mà giám đốc điều hành Semel phạm một sai lầm “chết người”: ông
đã từ chối mua lại Google với giá 5 tỷ USD. Ông không ngờ rằng “gã tí hon” Google lại trở
thành một “gã khổng lồ” khác để rồi đe doạ chính Yahoo!

Năm 2004 chứng kiến một sự thay đổi lớn của Yahoo! trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tìm kiếm.
Họ từ bỏ công nghệ tìm kiếm dựa trên các kết quả dò tìm của Google mà tự phát triển công cụ dò
tìm và xây dựng danh mục cho riêng mình.
Cũng trong năm 2004, Yahoo! tuyên bố thu phí các công ty nếu họ muốn được ghi tên mình vào
mục lục của tìm kiếm. Bên cạnh đó Yahoo! khẳng định rằng họ vẫn tôn trọng đa số các kết quả
tìm kiếm khách quan.
Năm 2005, Yahoo! tung ra dịch vụ Yahoo!’s video search (tìm kiếm video) và Yahoo! Music
đồng thời thành lập trụ sở Châu Âu ở Dublin.
Năm 2005 cũng là năm đánh dấu 10 năm hoạt động của Yahoo!. Ngay sau sinh nhật 10 tuổi của
mình, Yahoo! tiến hành một loạt các hoạt động mua lại như với Flickr (dịch vụ chia sẻ ảnh),
DialPad Communications (nhà cung cấp dịch vụ VoiP), Upcoming.org (trang web về các sự kiện
xã hội sắp diễn ra), Whereonearth.com hay del.icio.us.
Mặc dù tiến hành rất nhiều hoạt động mua bán nhưng Yahoo! vẫn tung ra dịch vụ blogging và
mạng xã hội Yahoo! 360. Đây là một bước đi rất kịp thời đón trước sự bùng nổ blog trong năm
này.
Năm 2006 của Yahoo! bắt đầu bằng sự kiện mua lại trang webjay.org, trang web chia sẻ các
playlist (danh sách) nhạc, và tiến hành thay đổi giao diện trang chủ. Đến cuối năm 2006 Yahoo!
tuyên bố thực hiện tái tổ chức lại tập đoàn với ra đi của giám đốc điều phối, ông Dan
Rosensweig.
Năm 2007, Yahoo! mua lại MyBlogLog và Right Media, công ty hàng đầu về quảng cáo trực
tuyến.
Ngày 18 tháng Sáu vừa qua, đồng sáng lập viên của Yahoo! ông Jerry Yang trở thành giám đốc
điều hành thay cho ông Terry Semel. Hai ngày sau đó, Yahoo! mua lại Rivals.com, trang web
chuyên về thông tin tuyển dụng và thể thao dành cho học sinh trung học. Tiếp đó, tỷ phú truyền
thông Rupert Murdoch tuyên bố muốn "đổi" MySpace lấy 25% cổ phần Yahoo! nhưng giám đốc
điều hành Yang khẳng định công ty của ông sẽ tiếp tục đứng độc lập.
2. Cc dòng sản phẩm chính của Yahoo
Yahoo! Cung cấp nhiều dịch vụ phong phú, phục vụ cho quần chúng như: Dịch vụ tìm kiếm với
Yahoo! Search, lướt web, nghe nhạc, Blog, chat… (Yahoo!music, Yahoo! New, Yahoo!
360Plus, Yahoo! Messenger…)

3. Ưu đim
Yahoo là sản phẩm của tập đoàn Yahoo! Cho nên tích hợp với YM chat, hỏi đáp rất tiện lợi cho
người dùng.
Dịch vụ email được sử dụng nhiều thứ 2 thế giới
- Trang chủ được ghé thăm nhiều thứ 2 tại Mỹ
- Website đông thứ 4 trên thế giới
- Trang web về thể thao số 1 thế giới
- Trang web về tài chính số 1 thế giới
Ngoài ra, còn cả tá những website và nhãn hiệu khác mà Yahoo đang nắm giữ. Điều đó mang lại
cho Yahoo một lượng khách viếng thăm thuộc đủ mọi lứa tuổi, với con số 700 triệu người/tháng.
Họ sẽ ở lại với Yahoo, nếu Yahoo có thể mang lại cho họ những gì họ cần.
Phần mềm tìm dữ liệu của Yahoo,rât hưu ich giúp người tìm kiếm dễ dàng,phục vụ tối đa nhu
cầu của người sử dụng dịch vụ.
4. Nhược đim
Giao diện kém hấp dẫn, chức năng tìm kiếm ảnh chậm và hổ trợ xem ảnh kém hơn Google. Nhìn
vào giao diện trang chủ của Yahoo bây giờ, rất khó để nhận xét đó một giao diện chuẩn và mẫu
mực. Điều này lý giải phần nào cho sự sụt giảm lượng truy cập của Yahoo so với Google và
Bing. Trong khi Google luôn hướng đến một giao diện đơn giản và thân thiện với người dùng.
Bing lại tạo ấn tượng với đồ họa đẹp và hình ảnh thay đổi mỗi ngày, thì Yahoo lại tụt dốc thê
thảm khi tạo một trang chủ với giao diện “thập cẩm” và khá rường rà. Dường như Yahoo đang
cố nhồi nhét thế mạnh về thông tin của mình mà không biết rằng chính điều ấy đã gây ra phản
cảm nơi người dùng.

×