Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2008 – 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.71 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
(GIAI ĐOẠN 2008 – 2012)
Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2013
GVHD : TS. NGÔ QUANG HUÂN
LỚP : QTKD – Ngày 2 –K22
SVTH : Phùng Vương Mỹ Nga
Mã số : 7701220727
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 1
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC 1
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1
ĐỀ TÀI: 1
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 1
(GIAI ĐOẠN 2008 – 2012) 1
Thời bao cấp (1976-1986) 3
Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003) 3
Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay) 4
2.1.1 Tỷ lệ thanh khoản 7
2.1.2 Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động 8
2.1.3 Tỷ lệ quản trị nợ 10
2.1.4 Tỷ lệ khả năng sinh lợi 11
2.1.5 Tỷ lệ giá thị trường 14


2.2.2 Phân tích cơ cấu Báo cáo kết quả kinh doanh 17
Đòn bẩy định phí (DOL) 21
Đòn bẩy tổng thể (DTL) 22
PHẦN 3: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN 23
1. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ P/E: 23
23
2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU LUỒNG THU NHẬP (DCF) 23
3.PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ EVA 24
PHẦN 4: THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Phân tích tài chính VNM 2
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1 Hồ sơ doanh nghiệp:
• Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
• Tên quốc tế Vietnam Dairy Products JSC
• Vốn điều lệ 8,339,557,960,000 đồng
• Địa chỉ: Tòa nhà VINAMILK TOWER số 10, đường Tân Tạo, p. Tân Phú. Quận
7, TP.HCM
• Điện thoại +84 (8) 541-55555 Số fax +84 (8) 541-61226
• Email Website www.vinamilk.com.vn
• Sàn giao dịch: HOSE
• Mã chứng khoán: VNM
1.2 Lịch sử hình thành
Thời bao cấp (1976-1986)
Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty
Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu
hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung
Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle)
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp

thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. Lúc này, xí
nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: Nhà máy bánh kẹo Lubico; Nhà máy bột
dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).
Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi
tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản
xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa
ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà
máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu
cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.
1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí
Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập
thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành
phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng
Phân tích tài chính VNM 3
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có
địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)
2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao
dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.
2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty
lên 1,590 tỷ đồng.
2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa
Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa
Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò,
Tỉnh Nghệ An.
• Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh

SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang
thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào
ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn
Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
• Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006.
Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng
khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và
khám sức khỏe.
• Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại
Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng
1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.
2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007,
có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi
bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn
đầu tư là 220 triệu USD.
2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
 Chế biến, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa, sữa đậu nành, sữa tươi,
nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;
 Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu;
 Kinh doanh nhà, môi giới, cho thuê bất động sản;Kinh doanh kho, bến bãi, kinh
doanh vận tải hàng bằng ô tô và bốc xếp hàng hóa;
Phân tích tài chính VNM 4
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
 Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang-
xay-phin-hòa tan;
 Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;

 Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa;
 Phòng khám đa khoa;Chăn nuôi và trồng trọt;
 Các hoạt động hỗ trợ trồng trọt như: cung cấp cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng
trọt, thu hoạch cây trồng, làm đất, tưới tiêu;
 Chăn nuôi: cung cấp giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi;
 Dịch vụ sau thu hoạch;
 Xử lý hạt giống để nhân giống;
 Sản xuất bánh từ các loại bột.
1.4 Vị thế công ty
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam.
Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột;
sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát.
Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui
cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết
thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã
xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các
sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”,
thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm
100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng
được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến
năm 2007.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng
mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997
đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng
570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả
nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu
dùng.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang

các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
1.5 Chiến lược phát triển và đầu tư:
Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển
kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
Phân tích tài chính VNM 5
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
• Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam
• Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học
và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng
nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát
triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam
• Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải
khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh
nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát
đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người
• Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị
trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và
các đô thị nhỏ;
• Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh
dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm
lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới;
• Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một
lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị
cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công
ty;
• Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp;
• Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu
quả.
• Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất

lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
(Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File EXCEL – sheet “Phan tich ma CK
VNM”)
2.1 PHÂN TÍCH TỶ LỆ
PHÂN TÍCH TỈ LỆ
TT NỘI DUNG

hiệu 2012 2011 2010 2009 2008
I TỶ LỆ THANH KHOẢN
1 Tỷ lệ lưu động CR 2.68 3.21 2.24 2.92 3.28
2 Tỷ lệ thanh toán nhanh QR 1.84 2.10 1.35 2.16 1.44
II
TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG
1 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản TAT 1.39 1.45 1.56 1.32 1.44
Phân tích tài chính VNM 6
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
2 Vòng quay tồn kho IT -5.03 -4.59 -4.49 -5.10 -3.14
3 Kỳ thu tiền bình quân ACP 30.45 36.11 25.71 24.71 28.35
III TỶ LỆ QUẢN TRỊ NỢ
1 Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản D/A 0.21 0.20 0.26 0.23 0.19
2 Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR 2,225.73 358.35 6,999.28
-
117.55 51.84
3 Tỷ số khả năng trả nợ 118.64 31.12 18.28 6.54 7.29
IV TỶ LỆ KHẢ NĂNG SINH LỢI
1 Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM 0.3417 0.3046 0.3284 0.3654 0.3165
2 Doanh lợi ròng NPM 0.2125 0.1864 0.2151 0.2123 0.1450
3 Sức sinh lợi cơ bản BEP 0.3516 0.3186 0.2611 0.1752 0.2253

4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA 0.2954 0.2707 0.3357 0.2801 0.2093
5 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu ROE 0.3756 0.3381 0.4540 0.3660 0.2595
V TỶ LỆ GIÁ THỊ TRƯỜNG
1 Tỷ lệ P/E P/E 12.61 16.81 8.39 11.08 23.29
2 Tỷ lệ P/B P/B 4.73 3.85 3.81 4.06 3.02
3 Tỷ số giá/ dòng tiền P/CF 11.54 10.38 7.77 10.09 10.19
2.1.1 Tỷ lệ thanh khoản
2.1.1.1 Tỷ lệ lưu động- CR
Tỷ lệ lưu động cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của VNM có bao nhiêu đồng tài
sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Cụ thể là trong năm 2012, cứ mỗi 1 đồng nợ
của công ty thì sẽ có 2.68 đồng tài sản lưu động có thể thanh toán. Trong 5 năm trở lại
đây, tỷ số này tăng giảm không ổn định nhưng đây là tỷ số rất cao. Như vậy, tình hình
thanh khoản của VNM là tốt. Nếu công ty có vay để mở rộng sản xuất thì đây là khách
hàng có khả năng trả nợ cao.
2.1.1.2 Tỷ lệ thanh toán nhanh
Phân tích tài chính VNM 7
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
Tỷ số thanh toán nhanh – QR cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có bao
nhiêu tài sản lưu động huy động ngay để thanh toán. Năm 2012 sẽ có 1.84 đồng tài sản
lưu động để đáp ứng cho yêu cầu thanh toán ngay 1 đồng nợ ngắn hạn. Tỷ số này cũng
dao dộng liên tục nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ thanh toán nhanh trung bình ngành.
Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản lưu động là rất cao,
đảm bảo việc chi trả các khoản nợ phải thanh toán ngay bằng tài sản lưu động. Điều này
giúp công ty tăng uy tín về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh
chóng
2.1.2 Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
2.1.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản TAT
Tỷ số TAT của VNM ở các năm cao hơn mức trung bình ngành, cho thấy rằng bình quân
một đồng tài sản của công ty tạo ra được nhiều doanh thu hơn so với bình quân nghành
Phân tích tài chính VNM 8

GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
nói chung. Tuy nhiên từ năm 2009 tỉ số này giảm xuống, trong tương lai công ty nên củng
cố và phát huy hiệu quả sử dụng tài sản.
2.1.2.2 Vòng quay hàng tồn kho – IT
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu lần hàng hóa được quay vòng trong một năm, theo phân
tích tỷ lệ ta thấy vòng quay hàng tồn kho của VNM khá ổn định từ năm 2009. Điều này
phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho tốt. Trong năm 2012 có vòng quay hàng tồn kho
khá nhanh, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, đồng thời giảm chi phí bảo quản, giảm hao hụt và
tồn đọng ở hàng tồn kho.
2.1.2.3 Kỳ thu tiền bình quân – ACP
Phân tích tài chính VNM 9
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
Tỷ số này cho biết công ty trung bình mất bao nhiêu ngày từ lúc bán được hàng hóa và
dịch vụ đến lúc nhận được tiền. Tỷ số này phản ánh công ty bán chịu rất nhiều, có nhiều
khoản phải thu. Doanh thu bình quân 1 ngày là rất cao, hiệu quả kinh doanh tốt. Mặc dù
có nhiều khoản phải thu: phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác,…
nhưng công ty quản lý nợ rất tốt.
Theo như kết quả phân tích tỷ lệ ta thấy rằng kỳ thu tiền bình quân của công trong 2 năm
gần đây có xu hướng tăng so với trước, cụ thể năm 2011 là 36,11 ngày, năm 2012 là
30.45 ngày so với 24,71 ngày của năm 2009, tuy nhiên, Công ty có kỳ thu tiền bình quân
khá ngắn so với trung bình ngành.
2.1.3 Tỷ lệ quản trị nợ
2.1.3.1 Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản – D/A
Tỉ lệ nợ/tổng tài sản của VNM cao nhất vào năm 2010 là 26%, nghĩa là các chủ nợ của
công ty đã cung cấp khoảng một phần tư tổng vốn tài trợ. Tỉ lệ nợ/tổng tài sản của VNM
qua các năm đều thấp hơn trung bình của ngành là dấu hiệu tốt. Cho thấy công ty sử dụng
nợ có hiệu quả và các khoản nợ đều được đảm bảo chi trả. Các chủ nợ vẫn sẽ sẵn lòng cho
công ty vay thêm.
2.1.3.2 Tỉ lệ thanh toán lãi vay –ICR
Phân tích tài chính VNM 10

GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ lãi vay của công ty, và cho biết công ty có khả
năng đáp ứng bao nhiêu lần hay chi trả bao nhiêu lần cho lãi vay của công ty. Con số này
của VNM khá cao và ngày càng tăng lên rất cao, điều này chứng tỏ khả năng thanh toán
lãi vay của công ty ngày càng hiệu quả và đáng tin cậy.
2.1.3.3 Tỷ số khả năng trả nợ
Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ của công ty, và cho biết công ty có khả năng đáp
ứng bao nhiêu lần hay chi trả bao nhiêu lần cho nợ. Con số này của VNM khá cao và
ngày càng tăng lên đến 118.64 vào năm 2012, điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công
ty ngày càng hiệu quả và đáng tin cậy.
2.1.4 Tỷ lệ khả năng sinh lợi
2.1.4.1 Danh lợi gộp bán hàng và dịch vụ
Phân tích tài chính VNM 11
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
\
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ VNM qua các năm đều cao hơn mức trung bình
ngành.
2.1.4.2 Doanh lợi ròng – NPM
Tỷ số doanh lợi ròng cho biết trong năm 2012 cứ mỗi 100 đồng doanh thu mang lại thì
công ty có 21,25 đồng lợi nhuận. Tỷ số này 5 năm gần đây của VNM không có sự tăng
giảm đáng kể biểu hiện cả về mặt tích cực và tiêu cực. Sự không thay đổi thể hiện tính ổn
định trong kinh doanh và mang lại lợi nhuận của công ty. Trong bối cảnh kinh tế khó
khăn hiện nay thì con số này không bị sụt giảm là điều đáng mừng. Tuy nhiên, nó cũng
cho thấy doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc kinh doanh để đảm bảo sự tăng trưởng và phát
triển lợi nhuận của công ty.
2.1.4.3 Suất sinh lời cơ bản – BEP
Phân tích tài chính VNM 12
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
Tỷ số này cho biết khả năng sinh lời cơ bản của VNM, cho biết trong năm 2012 doanh
nghiệp phải bỏ ra 100 đồng tài sản nếu muốn đạt được 35.16 đồng lợi nhuận, chỉ số này

dùng để so sánh công ty với những công ty khác trong ngành về khả năng tạo ra lợi nhuận
hoạt động từ tài sản của công ty. Suất sinh lợi cơ bản của VNM ở những năm gần đây có
chiều hướng tăng. Điều này cho thấy hoạt động công ty có hiệu quả
2.1.4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản –ROA
ROA của VNM qua các năm đều cao hơn mức trung bình của ngành- 13%, chỉ số này
cho thấy trong năm 2012 bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của VNM tạo ra được
gần 29,54 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
2.1.4.5 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu –ROE
Phân tích tài chính VNM 13
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
Các cổ đông kỳ vọng thu được lợi nhuận từ tiền đầu tư của họ, và tỉ số này cho biết tiền
đầu tư của các cổ đông có hiệu quả như thế nào về phương diện kế toán. ROE của VNM
trong năm 2010 đạt giá trị cao nhất, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. ROE của
VNM cao hơn mức trung bình ngành (19%)
2.1.5 Tỷ lệ giá thị trường
2.1.5.1 Tỷ lệ P/E
Tỷ lệ P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập hiện tại. Tỷ
số này ở VNM qua các năm biến động liên tục, trong năm 2010 tỉ số này giảm xuống còn
8,39, đến năm 2012 tỉ số này là 12,61. Đây là một điều tốt vì cho thấy đầu tư vào công ty
này có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn ít gặp rủi ro hơn các công ty khác và triển vọng tăng
trưởng tốt.
2.1.5.2 Tỷ lệ P/B
Phân tích tài chính VNM 14
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
Tỷ lệ này cho thấy mức độ so sánh giữa giá cả cổ phiếu trên thị trường và giá trị cổ phiếu trên
sổ sách. Qua kết quả ta thấy giá trị thị trường của các cổ phiếu VNM luôn cao hơn giá trị sổ
sách. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đã đánh giá cao về Công ty Vinamilk và đánh giá cao
về khả năng đầu tư có lời tại Vinamilk nên có thể họ sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa.
2.1.5.3 Tỷ số giá trên dòng tiền tệ - P/CF
Tỷ số P/CF cho biết số tiền nhà đầu tư sẽ chi trả cho 1 đồng dòng tiền. Chỉ số này dao

động đều, tăng nhẹ trong năm 2012 cho thấy triển vọng tăng trưởng của công ty.
Nhận xét chung:
Tổng quan các chỉ số tài chính của công ty thể hiện qua báo cáo tài chính 5 năm gần đây
khá ổn định. Công ty đảm bảo được tính thanh khoản, khả năng tăng trưởng khá cao. Cổ
phiếu vẫn thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư.
2.2 PHÂN TÍCH CƠ CẤU
2.2.1 Phân tích cơ cấu Bảng cân đối kế toán
Phân tích tài chính VNM 15
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
PHÂN TÍCH CƠ CẤU- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
NỘI DUNG 2012 2011 2010 2009 2008
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 56.41% 60.76% 54.95% 59.76% 53.42%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 6.36% 20.26% 2.45% 5.02% 5.68%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 19.85% 4.72% 19.42% 27.28% 6.27%
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.40% 13.92% 10.44% 8.59% 10.83%
4. Hàng tồn kho 17.63% 21.00% 21.83% 15.47% 29.75%
5. Tài sản ngắn hạn khác 1.17% 0.86% 0.82% 3.40% 0.89%
II. TÀI SẢN DÀI HẠN 43.59% 39.24% 45.05% 40.24% 46.58%
1. Các khoản phải thu dài hạn 0.00% 0.00% 0.00% 0.10% 0.01%
2. Tài sản cố định 40.83% 32.37% 31.83% 29.77% 32.46%
3. Bất động sản đầu tư 0.49% 0.65% 0.94% 0.32% 0.46%
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.44% 5.43% 10.60% 7.10% 9.56%
4. Lợi thế thương mại 0.07% 0.10% 0.18% 0.00% 0.00%
5. Tài sản dài hạn khác 0.76% 0.69% 1.51% 2.94% 4.09%
III. TỔNG TÀI SẢN 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
IV. NỢ PHẢI TRẢ 21.35% 19.93% 26.07% 23.48% 19.35%
1. Nợ ngắn hạn 21.04% 18.91% 24.55% 20.45% 16.30%
2. Nợ dài hạn 0.30% 1.02% 1.52% 3.02% 3.05%
V. VỐN CHỦ SỞ HỮU 78.65% 80.07% 73.93% 76.52% 80.65%
1. Vốn chủ sở hữu 78.65% 80.07% 73.93% 76.11% 78.19%

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 1.61%
VI. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 0.00% 0.00% 0.00% 0.42% 0.85%
V. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
2.2.1.1 Tài sản:
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của VNM cuối năm tài chính 2012, ta thấy cơ cấu
tài sản của Công ty thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài
sản dài hạn.
Năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm 60,76%, đến năm 2012 tài sản ngắn hạn chiếm 56,41%.
Mức giảm của tỷ trọng TSNH 4,35% chủ yếu là do giảm tỷ trọng Tiền và các khoản
tương đương tiền (-13,9%), các khoản phải thu ngắn hạn (-2,52%), hàng tồn kho (-
3,37%). Ngược lại, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có xu hướng tăng về tỷ trọng
(+15,13%)
Sự giảm về tỷ trọng của khoản phải thu (-2,52%) do công ty đã giảm tỷ trọng chủ yếu của
Khoản phải thu khách hàng và Trả trước cho người bán, đây là những khoản phải thu
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TS của công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn khác căn cứ
Phân tích tài chính VNM 16
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
trên thuyết minh báo cáo tài chính gồm có lãi tiền gửi, cổ tức phải thu, lãi trái phiếu và lãi
cho vay, thuế NK được hoàn….
Tỷ trọng Hàng tồn kho giảm 3,37% so với năm 2011. Hàng tồn kho của Công ty bao gồm
Hàng mua đang đi đường, Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…
Tài sản dài hạn năm 2012 chiếm tỷ trọng 43,59%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 39,24%. Sự
tăng lên về tỷ trọng của TSDH chủ yếu là do công ty tăng tài sản cố định (+8,46%) cho
thấy Công ty đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
2.2.1.2 Nguồn vốn
Tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn của Công ty qua các năm nghiêng về Vốn chủ sở hữu.
Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu qua 5 năm vừa qua đều cao chứng tỏ khả năng tự chủ về tài
chính của công ty rất cao. Năm 2011, tỷ trọng vốn chủ sở hữu 80.07% và năn 2012 là
78,65%. ,…
Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu cao chủ yếu công ty đã tăng mạnh Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Trong khi đó, Nợ ngắn hạn của Công ty rất ít Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đã trả bớt
được nợ vay ngắn hạn, làm giảm áp lực thanh toán cho công ty.
Như vậy có thể nhận thấy xu hướng biến động tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn có thể
rút ra một vài kết luận sơ bộ như sau :
• Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn cao (VCSH = 3.68 lần nợ dài hạn) và sự tăng tỷ trọng tài
sản dài hạn đã làm cho năng lực tự chủ tài chính của công ty thêm mạnh.
• Công ty đã thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn để hạn chế rủi ro.
Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền cao chứng tỏ khả năng thanh toán của
công ty càng cao. Giảm bớt được nợ vay ngắn hạn, làm giảm áp lực thanh toán cho
công ty.
2.2.2 Phân tích cơ cấu Báo cáo kết quả kinh doanh
PHÂN TÍCH CƠ CẤU
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
NỘI DUNG 2012 2011 2010 2009 2008
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
Giá vốn hàng bán 65.83% 69.54% 67.16% 63.46% 68.35%
Phân tích tài chính VNM 17
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 34.17% 30.46% 32.84% 36.54% 31.65%
Doanh thu hoạt động tài chính 1.79% 3.15% 2.85% 4.14% 3.23%
Chi phí hoạt động
11.00% 11.64% 12.57% 16.24% 18.85%
Chi phí tài chính 0.19% 1.14% 0.97% 1.74% 2.41%
Trong đó: Chi phí lãi vay 0.01% 0.06% 0.04% 0.06% 0.33%
Chi phí bán hàng 8.83% 8.38% 9.13% 11.73% 12.82%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.98% 2.12% 2.46% 2.76% 3.63%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 24.96% 21.97% 23.12% 24.45% 16.02%
Thu nhập khác 1.32% 1.49% 3.86% 1.28% 1.67%

Chi phí khác 0.24% 0.40% 0.00% 0.00% 0.08%
Lợi nhuận khác 1.08% 1.10% 3.86% 1.28% 1.59%
TỔNG LỢI NHUẬN KẾ TOÁN TRƯỚC
THUẾ 26.09% 23.02% 26.99% 25.73% 16.71%
Chi phí thuế TNDN hiện hành 4.28% 3.60% 4.09% 3.41% 1.97%
LỢI NHUẬN SAU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP 21.91% 19.50% 22.96% 22.38% 15.21%
Lợi ích cổ đông thiểu số 0.0000% 0.0000% 0.0044% 0.0035% 0.0000%
Tốc độ tăng trưởng cao. Trong giai đoạn từ 2008 – 2012, VNM đạt tốc độ tăng trưởng
doanh thu trung bình đạt 30%/năm và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình 35%/năm.
Trong năm 2012, VNM đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu là 23% và tốc độ tăng lợi nhuận
sau thuế là 38%. VNM liên tục tăng trưởng mạnh từ năm 2008 đến nay là do công ty đã
liên tục cơ cấu lại các sản phẩm, mở rộng năng lực sản xuất, phát triển hệ thống phân phối
với các điểm bán lẻ
Nhận xét chung:
Trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam và thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế, không ít các công ty đã phải phá sản. Tuy nhiên, Công ty Vinamilk
vẫn tăng trưởng và phát triển với một tốc độ cao. Tổng doanh thu tăng trưởng
25,5% và lợi nhuận trước thuế tăng 43,5%. Thương hiệu Vinamilk ngày càng
khẳng định là biểu tượng niềm tin số một về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe
phục vụ cuộc sống con người. Vinamilk tiếp túc dẫn đầu thị trường, nắm giữ 37%
thị trường sữa Việt Nam. Trong năm 2009, mặc dù nền kinh tế thế giới đã vượt qua
cuộc khủng hoảng nhưng sức tiêu dùng của thị trường chậm, Công ty Vinamilk
cũng chịu ảnh hưởng nhưng doanh thu vẫn tăng 29%. Lần đầu tiên Vinamilk đạt
doanh thu trên 10.000 tỷ đồng.
Phân tích tài chính VNM 18
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
Qua việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty đã cho thấy hiệu quả
hoạt động của Công ty rất cao, năm sau lợi nhuận tạo ra nhiều hơn năm trước, hiệu
quả quản lý của Công ty rất tốt, tài sản của Công ty tăng dần qua các năm

Qua phân tích báo cáo tài chính cho thấy Công ty đầu tư luôn có hiệu quả, chi phí
bỏ ra thấp, lợi nhuận mang lại cao, cơ cấu nguồn vốn hợp lý.
2.3 PHÂN TÍCH DUPONT
Bản chất của phương pháp DUPONT là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của
doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản ( ROA ), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu
( ROE ) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho
phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
PHÂN TÍCH DUPONT
NỘI DUNG 2012 2011 2010 2009 2008
Lợi nhuận ròng/Doanh thu 0.21 0.19 0.22 0.22 0.15
Doanh thu/Tổng tài sản 1.38 1.42 1.49 1.28 1.40
ROA 0.30 0.27 0.34 0.28 0.21
Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu 1.27 1.25 1.35 1.31 1.24
ROE 0.38 0.34 0.45 0.37 0.26
Phương pháp phân tích DUPONT là phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích tài chính
của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Thông qua việc sử dụng phương pháp
phân tích DUPONT để phân tích từ trên xuống không những có thể tìm hiểu được tình
trạng chung của tài chính doanh nghiệp, cùng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh
giá tài chính, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng làm biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài
chính chủ yếu, cùng các vấn đề còn tồn tại mà còn có thể giúp các nhà quản lý doanh
Phân tích tài chính VNM 19
ROA = Lợi nhuận ròng trên doanh thu x Vòng quay tổng tài sản
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu
x
Doanh thu
Tổng tài sản
ROE =

ROA x Số nhân vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu
x
Doanh thu
Tổng tài sản
x
Tổng tài
sasảnsản
Vốn chủ sở hữu
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
nghiệp làm ưu hoá cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài chính, tạo cơ sở cho việc
nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Các chỉ số Dupont đều có xu hướng tăng dần, chứng tỏ công ty đã có cách thức cải thiện
hoạt động của công ty.
2.4 MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z
MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z
NỘI DUNG 2012 2011 2010 2009 2008
X1 0.56 0.61 0.55 0.60 0.53
X2 0.18 0.22 0.17 0.24 0.10
X3 0.35 0.32 0.26 0.18 0.23
X4 3.68 4.02 2.84 3.26 4.17
X5 1.39 1.45 1.56 1.32 1.44
Z=1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 +
0,999X5 5.84 6.12 5.14 5.03 5.63
Các biến số trong mô hình của Altman lần lượt phản ánh: X1 – Khả năng thanh toán; X2
– Tuổi của DN và khả năng tích lũy lợi nhuận; X3 – Khả năng sinh lợi; X4 – Cấu trúc tài
chính; X5 – Vòng quay vốn.
Theo Altman, Z > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; do

đó chỉ số Z tại BBC là tốt.
2.5 PHÂN TÍCH HÒA VỐN
Phân tích tài chính VNM 20
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
PHÂN TÍCH HÒA VỐN
NỘI DUNG 2012
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 26,561,574,179,964
Doanh thu hoạt động tài chính 475,238,586,049
Thu nhập khác 350,323,343,748
Tổng doanh thu- R 27,387,136,109,761
Tổng định phí- D 2,922,157,740,636
Tổng biến phí-V 17,484,830,247,188
Tổng hiệu số gộp trong kỳ M = R-V 9,902,305,862,573
Tỷ lệ hiệu số gộp (trên Tổng doanh thu): %M = M/R 36%
Doanh thu hoà vốn R(hv) = D/%M 8,081,908,687,498
Kết luận Lời thật
Theo kết quả tính toán ở trên thì năm 2012 tình hình kinh doanh của VNM là lời thật.
2.6 PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
NỘI DUNG 2012 2011 2010 2009 2008
Rủi ro tài chính DFL

1.0004

1.0028

1.0022

1.0045


1.0205
Rủi ro kinh doanh DOL 1.42 1.51 1.70 2.16 2.15
Rủi ro tổng thể DTL 1.42 1.51 1.71 2.17 2.20
Đòn bẩy định phí (DOL)
Một đòn bẩy cao tạo ra được môt lợi thế rất lớn cho công ty, giúp tạo ra nhiều tiền hơn từ
mỗi doanh số tăng thêm nếu việc bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí
sản suất. DOL của VNM giảm dần qua các năm mặc dù định phí hàng năm tăng dần, điều
này chứng tỏ rằng công ty đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất làm cho định phí tăng và
EBIT cũng tăng. DOL giảm dần có nghĩa là rủi ro về kinh doanh của Công ty cũng giảm
theo.
Đòn bẩy tài chính (DFL):
Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh
của mình bằng vốn vay. Khi một công ty vay tiền, công ty luôn phải thực hiện một chuỗi
thanh toán cố định. Vì các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ
nợ, nợ vay được xem là tạo ra đòn bẩy. Đòn bẩy tài chính của VNM trong 5 năm qua vẫn
ổn định, DFL gần = 1 => rủi ro tài chính gần bằng 0, các chỉ số còn cho thấy rằng Công ty
tốn rất ít chi phí lãi vay, vì vậy, rủi ro kinh doanh hầu như không có.
Phân tích tài chính VNM 21
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
Đòn bẩy tổng thể (DTL)
Thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu với sự thay đổi của doanh thu.
Nếu một DOL tương đối cao chẳng hạn và mong muốn đạt được DTL nào thì thì doanh
nghiệp có thể bù trừ mức DOL cao này với một DFL thấp hơn. Hệ số DTL cũng giảm dần
qua các năm.
Phân tích tài chính VNM 22
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
PHẦN 3: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
(Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File EXCEL – sheet “DINH GIA CP”)
1. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ P/E:
Đây là phương pháp định giá chứng khoán phổ biến nhất, theo đó giá chứng khoán sẽ phụ

thuộc vào 2 yếu tố: EPS của công ty và P/E trung bình của ngành.
Giá chứng khoán = EPS dự kiến x P/E
TB
1. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ P/E
NỘI DUNG Giá trị Vinamilk
Chỉ số P/E ngành thực phẩm 18.7 12.61
EPS năm 2012 6981
EPS năm 2013 dự kiến 7501
Giá trị cổ phiếu VNM (2013) 140,269
Chỉ số P/E cho biết số tiền nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho mỗi đồng lợi nhuận theo báo cáo
tài chính của công ty. Chỉ số P/E chịu tác động bởi rủi ro – nhà đầu tư sẽ đòi hỏi lợi nhuận
cao hơn đó với cổ phiếu có rủi ro lớn hơn. Nếu tất cả các yếu tố khác như nhau, cổ phiếu
nào có rủi ro hơn sẽ có chỉ số P/E thấp hơn. Công ty nào có tiềm năng tăng trưởng mạnh
hơn sẽ có khả năng tại ra lợi nhuận cao hơn trong tương lai.
Chỉ số P/E của VNM trong năm 2012 là 12.61 thấp hơn chỉ số P/E bình quân ngành là
18.7. Ngoài ra, Công ty có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Do đó, giá cổ phiếu hiện tại định
giá thấp hơn so với giá trị thực của nó.
Sử dụng chỉ số P/E cũng cho những thông tin khởi đầu hữu ích để định giá cổ phiếu.
Nhưng chỉ số P/E chỉ dựa vào lợi nhuận theo sổ sách kế toán cũng chưa mang đến kết quả
định giá tin cậy nhất.
2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU LUỒNG THU NHẬP (DCF)

=84.576
Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ
bản là "tiền có giá trị theo thời gian”, một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn
một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp (DN) này có mức
Phân tích tài chính VNM 23
(
1
(1 )

1 )
n
n
t
t
Dt Pn
Po
k
k
=
= +
+
+

GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
sinh lời khác với một đồng đầu tư trong DN khác. Do đó, giá trị của DN được xác định
bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó thu được trong tương lai được quy về giá trị
hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức
độ rủi ro của DN đó. CP tính theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi
mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác.
Đứng trên quan điểm của nhà đầu tư, ngoài việc tính toán theo phương pháp này rất đơn
giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một DN.
Tuy nhiên, có một số khó khăn đó là làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của
các công ty khó có thể chính xác như: tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến
động; Do đó, chúng ta sẽ điều chỉnh lại công thức này theo hướng 5 năm.
3. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ EVA
Hiện giá toàn bộ EVA trong tương lai
57,403,610,47
7,556
Giá theo sổ sách + PV của EVA

72,896,707,07
3,414
Số cổ phiếu năm 2013
833,640,0
00
Giá trị mỗi cổ phiếu 2013 87,443.87

EVA – Giá trị kinh tế gia tăng: được đo bằng Vốn chủ sở hữu *(ROE- chi phí vốn chủ sở
hữu) cho thấy rằng công ty có thể tăng EVA bằng cách đầu tư vào các dự án mang lại suất
sinh lợi trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí vốn, suất sinh lợi từ khoản đầu tư khác có
cùng mức rủi ro.
Khi mua cổ phiếu của 1 công ty, ta nhận được nhiều hơn giá trị sổ sách của công ty đó,
cái mà ta nhận được là toàn bộ giá trị mà công ty sẽ tạo ra trong tương lai:
Giá trị thị trường của cổ phiếu công ty = Giá trị theo sổ sách + PV cho toàn EVA trong tương lai
So sánh các phương pháp định giá chứng khoán
Phân tích tài chính VNM 24
GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phùng Vương Mỹ Nga
Nhận xét chung:
Với kết quả định giá cổ phiếu VNM qua ba phương pháp trên ta thấy:
1. Các phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định. Vì định giá cổ phiếu
không chỉ dự vào dữ liệu quá khứ, mà còn dựa vào những số liệu dự kiến trong tương
lai.
2. Phương pháp DCF và Phương pháp EVA cho ra giá trị gần với giá trị cổ phiếu của
VNM trong năm 2012. Ở 2 phương pháp này, mặc dù định giá theo giá trị dòng tiền
trong tương lai nhưng dựa vào tốc độ tăng trưởng bình quân nên dự báo cho tương lai
không lường trước được biến động của thị trường.
3. Tính đến ngày 22/12/2013, giá trị cổ phiếu của VNM là 139.000 đ/cp. Trong năm
này, giá trị thị trường cổ phiếu tăng mạnh hơn nhiều so với các năm trước. Vì vậy,
đối với trường hợp này, định giá theo phương pháp P/E dựa vào giá trị P/E trung bình
ngành lại cho kết quả gần đúng nhất.

Phân tích tài chính VNM 25

×