Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần thủy sản Bến Tre (Giai đoạn 2008 – 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.36 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần thủy sản
Bến Tre (Giai đoạn 2008 – 2012)
GVHD :TS. NGÔ QUANG HUÂN
LỚP : Ngày 2 – cao học K22 - QTKD
SVTH : Vũ Văn Tuyên
HCM, tháng 01/2014
1
Chương 1. Giới thiệu sơ lược về công ty
1.1.Hồ sơ doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là một trong những doanh nghiệp
xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính của Công ty là nghêu,
cá tra và tôm sú đông lạnh.
- Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN BẾN TRE
- Tên giao dịch đối ngoại: BENTRE AQUAPRODUCT IMPORT AND EXPORT
JOINT STOCK COMPANY
- Tên giao dịch viết tắt: AQUATEX BENTRE
- Trụ sở chính của Công ty:
• Địa chỉ: Ấp 9, Xã Tân Thạch, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.
• Điện thoại: (84.75) 860 265 Fax: (84.75) 860 346
• Email:
• Website: www.aquatexbentre.com
1.2.Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được thành lập từ việc cổ phần hóa
Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre theo Quyết
định số 3423/QĐ-UB ngày 01/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre.


Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh 22
được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977, cấp quản lý trực tiếp là SởThủy sản.
Trong quá trình hoạt động, do yêu cầu sắp xếp tổ chức, Công ty lần lượt có các tên sau:
- Từ 1977 đến 1988: Xí nghiệp Đông lạnh 22.
- Từ1988 đến 1992: Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản xuất khẩu Bến Tre (do sáp nhập
giữa Xí nghiệp Đông lạnh 22 và Công ty Thủy sản Bến Tre).
- Từ năm 1992 đến 2003: Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre (AQUATEX
BENTRE), được phép xuất nhập khẩu trực tiếp từ1993.
- Từ 1995, công ty áp dụng hệthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, SSOP,
HACCP và được cấp code xuất khẩu vào EU: code DL 22.
- Từ tháng 5/2002, Công ty được tổchức DNV – Na-Uy cấp Giấy chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Ngày 01/12/2003, UBND tỉnh Bến Tre có Quyết định số3423/QĐ-UB thành lập Công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre.
- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là hội viên của Hiệp hội Chế biến
và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP (từ1999) và Phòng Thương mại và công
nghiệp Việt Nam - VCCI (từ2004).
- Ngày 01/01/2004, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổphần.
- Ngày 04/10/2005, để tạo điều kiện cho Công ty được chủ động trong đầu tư phát
triển SXKD, Công ty bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có (chiếm 51% vốn điều
lệ) trên cơ sở các công văn số1419/UBND-CN của UBND tỉnh Bến Tre ngày
20/07/2005 về việc phát hành cổ phiếu tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản
Bến Tre, công văn số1922/UBND-CNTNMT của UBND tỉnh Bến Tre ngày
2
12/09/2005 về việc phê duyệt phương án bán cổphần Nhà nước tại Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre.
- Thực hiện Nghị quyết ĐHCĐ thường niên ngày 17/03/2006 và Nghị quyết ĐHCĐ bất
thường ngày 22/05/2006, HĐQT Công ty đã thực hiện việc bán 500.000 cổ phần và

chia cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 10:1 để nâng vốn Điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 33 tỷ
đồng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5503-000010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Bến Tre cấp ngày 25/12/2003, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 22/05/2006.
- Năm 2006, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được trao giải thưởng
“2006 Business Excellence Awards” do Báo Thương mại, Thương mại Điện tử (E-
TradeNews) phối hợp cùng với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và các
cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thị trường Tây Ban Nha và Italia bình chọn.
- AQUATEX BENTRE có tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu và lợi nhuận là
43,12% (2005) và 149,81% (2006). Năm 2005, doanh thu đạt 282,433 tỷ đồng (tăng
33,47% so với năm 2004), lợi nhuận sau thuế đạt 7,811 tỷ đồng (tăng 44,84%). 9
tháng đầu năm 2006, doanh thu đạt 248,361 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 20,895
tỷ đồng.
1.3.Phạm vi và lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm:
- Chế biến, xuất khẩu thủy sản
- Nuôi trồng thủy sản
- Nhập khẩu vật tư, hàng hóa
- Thương mại, nhà hàng và dịch vụ
- Kinh doanh các ngành nghề khác do ĐHCĐ quyết định và phù hợp với quy định
của pháp luật
Chương 2. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty
2.1.Phân tích tỷ lệ
(Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File EXCEL – sheet “Phan tich ma CK”)
NỘI DUNG 2012 2011 2010 2009 2008
TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH
TOÁN
Tỷ lệ lưu động CR 3.28 4.23 2.65 3.89 3.90
Tỷ lệ thanh toán nhanh QR 2.24 2.99 1.99 2.93 1.95
TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản TAT 1.23 1.39 1.14 1.01 1.23
Vòng quay tồn kho IT 3.83 4.68 5.42 4.78 4.18
Kỳ thu tiền bình quân ACP 26.25 44.80 68.26 104.02 44.39
TỶ LỆ QUẢN TRỊ NỢ
Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản D/A 0.26 0.18 0.26 0.18 0.11
Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR 22.42 16.32 66.14 54.67 6.21
Tỷ số khả năng trả nợ 23.19 17.04 70.01 57.90 7.36
3
TỶ LỆ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM 0.18 0.24 0.18 0.19 0.26
Doanh lợi ròng NPM 0.12 0.15 0.14 0.17 0.05
Sức sinh lợi cơ bản BEP 0.17 0.24 0.18 0.19 0.07
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA 0.15 0.21 0.16 0.17 0.06
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu ROE 0.21 0.25 0.21 0.21 0.07
TỶ LỆ GIÁ THỊ TRƯỜNG
Tỷ lệ P/E P/E 5.92 4.27 5.32 4.39 7.86
Tỷ lệ P/B P/B 1.50 1.19 1.32 1.34 0.57
Dòng tiền cho 1 cổ phiếu
CFP
S 6,039.35 7,846.40
7,365.7
7
8,561.7
2
3,451
.07
Tỷ số giá/ dòng tiền P/CF 7.04 4.36 5.84 6.07 7.04
2.1.1. Các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán
Tỷ lệ lưu động CR và tỷ lệ thanh toán nhanh QR của công ty dao động qua các năm nhưng đều
cao hơn 1. Cả 2 chỉ số năm 2012 đều giảm so với năm 2011. Mặc dù tài sản ngắn hạn của công

ty năm 2012 có tăng, nhưng trong năm 2012 nợ ngắn hạn của công ty tăng lên đáng kể. Khả
năng thanh toán nợ của công ty giảm trong năm 2012 tuy nhiên các chỉ số đều lớn hơn 1 chứng
tỏ khả năng thanh toán của công ty ABT vẫn tốt.
2.1.2. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
2.1.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Ta thấy hiệu quả tổng tài sản của công ty tăng nhẹ vào năm 2011 và giảm vào năm 2012.
Tuy nhiên chỉ số TAT của công ty vẫn cao hơn tỉ số trung bình của toàn ngành cho thấy
công ty sử dụng khá hiệu quả tài sản của mình để tạo ra doanh thu.
2.1.2.2. Vòng quay tồn kho
Ta thấy vòng quay tồn kho giảm từ năm 2010 đến năm 2012. Mặt hàng kinh doanh của
công ty là những loại khó bảo quản. Do vậy, việc để số vòng quay tòn kho quá thấp khiến
cho chi phí lưu kho tăng. Công ty cần tìm các biện pháp quản lý lại hàng tồn kho cho
hiệu quả hơn.
2.1.2.3. Kỳ thu tiền bình quân - ACP
Chỉ số ACP của công ty liên tục giảm từ năm 2009 đến năm 2012. Điều này chứng tỏ
công ty đang thực hiện ngày càng tốt việc thu hồi nợ của khách hàng, giảm tình trạng bị
chiếm dụng vốn.
2.1.3. Các tỷ lệ tài trợ
2.1.3.1. Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản – D/A
4
Tỷ lệ D/A của công ty ABT có tăng qua các năm, nhưng cong tương đối thấp. Điều này
chứng tỏ công ty ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản, khả năng tự chủ tài chính và khả
năng còn được vay nợ của công ty cao. Tuy nhiên, công ty đã không tận dụng được lợi
thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.
2.1.3.2. Tỷ lệ thanh toán lãi vay – ICR
Tỷ số này phản ánh khả năng trang trải lãi vay của công ty từ lợi nhuận hoạt đông sản
xuất kinh doanh. Tỷ số này của công ty ABT đang giảm chứng tỏ khả năng trả lãi vay của
công ty đang giảm tuy nhiên tỷ số này vẫn còn khá cao 22,42 (2012) chứng tỏ khả năng
thanh toán lãi vay còn đáng tin cậy.
2.1.3.3. Tỷ số khả năng trả nợ

Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ của công ty, và cho biết công ty có khả năng đáp
ứng bao nhiêu lần hay chi trả bao nhiêu lần cho nợ. Tỷ số này của công ty ABT là khá
cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm.
2.1.4. Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
2.1.4.1. Doanh lợi ròng – NPM
Tỷ số NPM của công ty ABT tương đối ổn định qua các năm và ở mức cao cho thấy hoạt
động kinh doanh của công ty khá hiệu quả.
2.1.4.2. Suất sinh lợi cơ bản – BEP
Tỷ số BEP của công ty ABT tăng đều qua các năm và có xu hướng giảm trong năm 2012
(có thể do ảnh hưởng bỏi khủng hoảng tài chính) nhưng vẫn còn nằm ở mức cao cho thấy
khả năng sinh lợi trước thuế và lãi vạy cảu công ty khá tốt.
2.1.4.3. Tỷ suất lơi nhuận trên tong tài sản – ROA
Tỷ số ROA của công ty ABT tăng đều qua các năm và có xu hướng giảm trong năm
2012. Tuy nhiên, tỷ số này khá cao so với mức trung bình của toàn ngành cho thấy hoạt
động kinh doanh hiệu quả của công ty.
2.1.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỏ hữu – ROE
Chỉ số này cũng tăng đều qua các năm và xu hướng giảm năm 2012. Tỷ số này nằm
tương đương với mức trung bình của toàn ngành không vượt trội như tỷ số ROA. Điều
này có thể do mức vay nợ của công ty khá thấp, đa phần tài sản được tài trợ bởi vốn chủ
sỏ hữu.
2.1.5. Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
2.1.5.1. Tỷ lệ P/E
Tỷ lệ này cho thấy sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ phiếu. Tỷ lệ P/E của công ty ABT
còn tương đối thấp cho thấy sự kỳ vọng của các nhà đầu tư vào cổ phiếu ABT chưa cao.
2.1.5.2. Tỷ lệ P/B
5
Tỷ lệ P/B của công ty ABT đang ngày càng tăng cao và lớn hơn 1 cho thấy thị trường vẫn
đang đánh giá cao sự triển vọng của công ty.
2.2.Phân tích cơ cấu (Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File EXCEL – sheet “Phan
tich ma CK”)

2.2.1. Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán
NỘI DUNG 2012 2011 2010 2009 2008
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 83.58% 75.98% 69.29% 69.91% 43.45%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 21.63% 22.18% 25.31% 16.82% 1.33%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 28.66% 13.58% 5.47% 8.18% 4.21%
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.96% 17.25% 21.58% 29.27% 15.12%
4. Hàng tồn kho 23.09% 22.39% 16.49% 15.32% 21.73%
5. Tài sản ngắn hạn khác 1.44% 0.57% 0.44% 0.33% 1.04%
II. TÀI SẢN DÀI HẠN 16.22% 24.02% 30.71% 30.09% 56.55%
1. Các khoản phải thu dài hạn 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
2. Tài sản cố định 8.80% 9.81% 8.37% 9.77% 12.81%
3. Bất động sản đầu tư 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0.00% 5.47% 14.70% 12.17% 31.65%
4. Lợi thế thương mại 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
5. Tài sản dài hạn khác 7.43% 8.74% 7.63% 8.15% 12.09%
III. TỔNG TÀI SẢN 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
IV. NỢ PHẢI TRẢ 25.50% 17.95% 26.19% 17.98% 11.15%
1. Nợ ngắn hạn 25.50% 17.95% 26.19% 17.98% 11.15%
2. Nợ dài hạn 0.00% 0.02% 0.00% 0.00% 0.00%
V. VỐN CHỦ SỞ HỮU 74.50% 82.05% 73.81% 82.02% 88.85%
1. Vốn chủ sở hữu 74.50% 82.05% 73.81% 80.57% 88.85%
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00% 0.00% 0.00% 1.45% 0.16%
VI. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
V. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
2.2.1.1. Tài sản
Tổng tài sản của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là 38,024,263,884 đồng
Qua bảng trên, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty thay đổi theo xu hướng giảm tỷ trọng tài
sản dài hạn và tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn năm 2011 chiếm 75.98%, đến năm 2012 chiếm tới 83.58%. Mức tăng
này chủ yếu là do tăng tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, trong khi các khoản

phải thu ngắn hạn lại giảm tỷ trọng.
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng qua các năm và đang chiếm tỷ trọng cao. Điều
này làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên.
Giảm tỷ trọng các khoản phải thu của khách hàng là do công ty đã giảm tỷ trọng chủ yếu
của Khoản phải thu khách hàng và Trả trước cho người bán. Đây là những khoản chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty.
Tỷ trọng Hàng tồn kho tăng 0,7% so với năm 2011. Hàng tồn kho của Công ty bao gồm
nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho, hàng gửi đi bán…
6
Tài sản dài hạn năm 2011 chiếm tỷ trọng 24.02%, năm 2012 giảm xuống còn 16.22%. Tỷ
trọng tài sản dài hạn giảm là do trong năm 2012 công ty không đầu tư tài chính dài hạn,
trong khi năm 2011 đầu tư tài chính dài hạn chiếm 5.47%, tiếp đến là tài sản cố định giảm
nhẹ trong năm 2012.
2.2.1.2. Nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn qua các năm. Điều này giúp công ty có khả năng tự
chủ tài chính cao, giảm tránh các nguy cơ phá sản. Trong Nợ phải trả, hầu hết là Nợ ngắn
hạn gồm vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả người
lao động,…
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2012 có giảm so với năm 2011là do lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối giảm, vay và nợ ngắn hạn tăng 45,828,596,035 đồng (252%).
2.2.2. Phân tích cơ cấu báo cáo lời lỗ
NỘI DUNG
2012 2011 2010 2009 2008
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
100.00% 100.00% 100.00%
100.00
% 100.00%
Giá vốn hàng bán
82.31% 75.57% 82.18% 81.37% 74.01%

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
17.69% 24.43% 17.82% 18.63% 25.99%
Doanh thu hoạt động tài chính
5.24% 6.60% 7.24% 6.73% 4.74%
Chi phí tài chính
3.73% 9.75% 2.77% 0.05% 17.17%
Chi phí bán hàng
4.82% 4.41% 5.52% 5.64% 7.96%
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.32% 1.04% 1.48% 1.23% 0.97%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
13.05% 15.83% 15.31% 18.44% 4.63%
Thu nhập khác
0.59% 0.46% 0.41% 0.57% 0.60%
Chi phí khác
0.06% 0.18% 0.12% 0.21% 0.13%
Lợi nhuận khác
0.52% 0.28% 0.29% 0.36% 0.47%
Lợi nhuận (lỗ) thuần trong công ty liên kết
0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
13.57% 16.11% 15.59% 18.80% 5.10%
Chi phí thuế TNDN hiện hành
1.10% 1.06% 1.89% 2.08% 0.33%
Chi phí thuế tndn hoãn lại
0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
12.47% 15.05% 13.70% 16.72% 4.77%
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

Tỷ trọng giá vốn hàng bán tăng trong năm 2012 cho thấy chi phí sản xuất, nguyên vật liệu,
chi phí lưu trũ hàng tồn kho,… tăng cao trong năm 2012. Điều này khiến cho tỷ trọng lợi
nhuận của doanh nghiệp giảm đáng kể trong năm 2012.
Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm trong năm 2012, từ 6.60% giảm xuống
còn 5.24%. Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng trong năm
2012 góp phần làm giảm tỷ trọng lợi nhuận của công ty.
7
2.3.Phân tích DUPONT (Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File EXCEL – sheet “Phan
tich ma CK”)
Bản chất của phương pháp DUPONT là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của
doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản ( ROA ), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu
( ROE ) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho
phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
NỘI DUNG 2012 2011 2010 2009 2008
Lợi nhuận ròng/Doanh thu 0.12 0.15 0.14 0.17 0.05
Doanh thu/Tổng tài sản 1.23 1.39 1.14 1.01 1.23
ROA 0.15 0.21 0.16 0.17 0.06
Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu 1.34 1.22 1.35 1.22 1.13
ROE 0.21 0.25 0.21 0.21 0.07
Phương pháp phân tích DUPONT là phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích tài chính của doanh
nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích DUPONT
để phân tích từ trên xuống không những có thể tìm hiểu được tình trạng chung của tài chính
doanh nghiệp, cùng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh giá tài chính, làm rõ các nhân tố
ảnh hưởng làm biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, cùng các vấn đề còn tồn
tại mà còn có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp làm ưu hoá cơ cấu kinh doanh và cơ cấu
hoạt động tài chính, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
2.4.Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính (Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File
EXCEL – sheet “Phan tich ma CK”)
NỘI DUNG 2012 2011 2010 2009 2008

Tỉ số P/E 7.31 4.66 6.23 6.48 8.71
8
P 42,500.00 34,200.00 43,000.00 52,000.00 24,300.00
ROE 0.21 0.25 0.21 0.21 0.07
ROA 0.15 0.21 0.16 0.17 0.06
Trong quá trình phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta thường có
những nhận định về các tỷ số tài chính là chúng cao hay thấp. Để đưa ra những nhận định này,
chúng ta phải dựa trên các hình thức liên hệ của các tỷ số này. Do đó, cần xem xét ba vấn đề:
- Khuynh hướng phát triển: Chúng ta cần phải xem xét khuynh hướng biến động
qua thời gian để đánh giá tỷ số đang xấu đi hay tốt lên. Do đó, khi phân tích các tỷ
số tài chính của doanh nghiệp cần phải so sánh với các giá trị của những năm
trước đó để tìm ra khuynh hướng phát triển của nó.
- So sánh với tỷ số của các doanh nghiệp khác cùng ngành: Việc so sánh các tỷ số
tài chính của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành và với tiêu
chuẩn của ngành cũng cho phép người phân tích rút ra những nhận định có ý
nghĩa về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh tài chính của công ty
so với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó có thể đề ra những quy định phù hợp
với khả năng của công ty.
- Những đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp đều có
những đặc điểm riêng tạo ra sự khác biệt, nó được thể hiện trong công nghệ, đầu
tư, rủi ro, đa dạng hoá sản phẩm và nhiều lĩnh vực khác. Do đó, mỗi doanh nghiệp
cần phải thiết lập một tiêu chuẩn cho chính nó. Các doanh nghiệp này sẽ có những
giá trị khác nhau trong các tỷ số tài chính của chúng.
Ngoài ra, khi trình bày các tỷ số tài chính cần phải cẩn thận, vì: Trong thực tế, các khoản mục
của bảng cân đối tài sản có thể chịu ảnh hưởng rất lớn của cách tính toán mạng nặng tình hình
thức, cách tính toán này có thể che đậy những giá trị thật của các tỷ số tài chính. Một trở ngại
khác gây trở ngại việc thể hiện chính xác các tỷ số tài chính là sự khác biệt giữa giá trị theo sổ
sách kế toán và thị giá của các loại tài sản và trái quyền trên các loại tài sản. Cần thiết hết sức
cẩn thận đối với những khác biệt này và phải so sánh các kết quả của các tỷ số về mặt thời gian
và với cả các doanh nghiệp khác cùng ngành. Tuy nhiên, các giá trị ngành chỉ là các tỷ số dùng

để tham khảơ chứ không phải là giá trị mà doanh nghiệp cần đạt tới. Những quan niệm thận
trọng này không có nghĩa là sự so sánh các tỷ số là không có ý nghĩa, mà là cần phải có các chỉ
tiêu cụ thể cho từng ngành để sử dụng làm chuẩn mực chung trong ngành.
9
2.5.Mô hình chỉ số Z (Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File EXCEL – sheet “Phan
tich ma CK”)
Chỉ số Z của công ty ABT qua các năm đều lớn hơn 2.99, theo Altman, công ty ABT nằm trong
vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
2.6.Phân tích hòa vốn năm 2012 (Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File EXCEL –
sheet “Phan tich ma CK”)
NỘI DUNG 2012
Tổng doanh thu 636,358,668,040.00
Tổng định phí 379,568,166,499.25
Tổng biến phí 166,698,251,603.75
Định phí hạch toán (khấu hao và dự phòng) 95,597,021,078.00
Định phí bằng tiền 283,971,145,421.25
Nợ phải trả trong kỳ 304,956,020,588.00
Định phí trả nợ 588,927,166,009.25
Doanh thu hòa vốn lời lỗ 514,917,421,916.24
Doanh thu hòa vốn tiền mặt 385,231,700,138.37
Doanh thu hòa vốn trả nợ 798,931,219,166.18
Theo bảng phân tích số liệu ở trên, ta thấy doanh thu hòa vốn lời lỗ và doanh thu hòa vốn tiền
mặt đều thấp hơn tổng doanh thu. Trong khi đó, doanh thu hòa vốn trả nợ lại cao hơn tổng
doanh thu. Điều này cho thấy công ty đang “lời thật, lỗ giả”.
2.7.Phân tích đòn bẩy tài chính (Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File EXCEL –
sheet “Phan tich ma CK”)
NỘI DUNG 2012 2011 2010 2009 2008
Tăng trưởng doanh thu so với
cùng kỳ
% Δ S

-0.04 -0.03 0.26 0.15 0.19
Tăng trưởng EPS so với cùng
kỳ
% Δ
EPS -0.10 -0.01 -0.32 2.83 -0.42
Tăng trưởng EBIT với cùng kỳ
% Δ
EBIT -0.21 0.05 0.04 2.62 -0.34
DFL 0.50 0.16 7.67 1.08 1.24
DOL 5.21 1.47 0.16 17.56 1.79
DTL 2.60 0.24 1.22 18.98 2.21
Đòn bẩy định phí (DOL): Qua các năm phân tích, DOL của ABT năm 2010 và 2011 là rất thấp,
tuy nhiên tình hình đã cải thiện khi DOL của năm 2012 là 5,21. Một đòn bẩy cao tạo ra được
10
môt lợi thế rất lớn cho công ty, giúp tạo ra nhiều tiền hơn từ mỗi doanh số tăng thêm nếu việc
bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản suất.
Đòn bẩy tài chính (DFL): DFL của công ty ABT rất thấp qua các năm. Công ty đã không tận
dụng được cơ hội vay của mình cho hoạt động kinh doanh vì nếu hoạt động hiệu qur sẽ làm
tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Đòn bẩy tổng thể (DTL): Qua phân tích các năm, DTL của công ty ABT khá thấp trong năm
2010 và 2011. Tình hình có cải thiện vào năm 2012 với DTL là 2.60 vẫn còn thấp. Công ty cần
chú trọng hơn đến việc tận dụng đòn bẩy tài chính làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của
mình.
-
Chương 3. Lượng giá chứng khoán
(Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File EXCEL – sheet “Dinh gia CK”)
Phương pháp Kết quả (VNĐ)
Phương pháp chỉ số P/E 108,660.00
Phương pháp chỉ số EVA 65,487.48
Phương pháp chiết khấu luồng thu nhập 145,500.06

Giá hiện tại (thời điểm phân tích) 42,500
Các phương pháp định giá cổ phiếu đều cho ra giá trị cao hơn rất nhiều so với giá hiện tại là
42.500 đồng. Vì vậy, đây là thời điểm nhà đầu tư nên bỏ tiền ra mua vào cổ phiếu ABT, nếu
đang nắm giữ cổ phiếu của ABT thì đây không phải là thời điểm thích hợp để bán ra.
Chương 4: Lập danh mục đầu tư hiệu quả
11
4.1. Tìm chứng khoán nghịch (Xin tham khảo phần tính toán chi tiết trên File EXCEL – sheet
“He so tuong quan”)
4.2. Hệ số hoàn vốn, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của từng chứng khoán và bộ chứng
khoán
Bộ chứng khoán ABT - CIG
W ABT
50.42%
W CIG
49.58%
Kp
0.84%
δ
p
0.26%
C
p
30.58%
Ta thấy δ
p
= 0.26% nhỏ hơn δ
ABT
= 0.85% và δ
CIG
= 0.84% nên khi kết hợp ABT và CIG thành

bộ chứng khoán có tỉ trọng (W
ABT
= 50.42% và W
CIG
= 49.58%) sẽ giảm rủi ro đi rất nhiều.
Chương 5. Kết luận
Công ty cổ phần thủy sản Bến Tre là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực thủy
sản của Việt Nam. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, công ty cũng đã
chịu tác động không nhỏ đến tình hình tăng trưởng hàng năm. Năm 2011, 2012 doanh thu
bán hàng của công ty đã giảm lần lượt là 3,3% và 4%, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh năm 2012 giảm 21.1% so với năm 2011. Tuy vậy, giá cổ phiếu của công ty ABT lại
tăng trong năm 2012 (42.500 đ so với 34.200 đ) cho thấy sự kỳ vọng của các nhà đầu tư
với những dự báo triển vọng tăng trưởng cao trong tương lai.
Qua phân tích, chúng ta nhận thấy tài sản được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu, mặc dù
điều này khiến cho công ty có thể chủ động được về mặt tài chính nhưng công ty đã mất
đi khoản cơ hội cần được tận dụng từ đòn bẩy tài chính.
12
Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng Quản trị tài chính, Ngô Quang Huân
2. Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán thuyết minh Công ty cổ phần thủy sản Bến Tre năm
2008, 2009, 2010, 2011, 2012.
3. Giáo trình Quản trị tài chính căn bản, Nguyễn Quang Thu, NXB Lao động 2012.
4. Website: /> /> />13

×