Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC CHỢ LỚN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.38 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
***
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC CHỢ LỚN
Sàn niêm yết: HOSE
Mã chứng khoán: CLW
Ngành: Cung cấp nước sạch

GVHD: TS. Ngô Quang Huân
HỌC VIÊN: DƯƠNG HỒNG QUÂN
LỚP: K22 NGÀY 2
Tp HCM, Tháng 12, 2013
Mục lục
2
1. Tổng quan về công ty
Thông tin chung:
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC CHỢ LỚN
• Tên giao dịch: CHO LON WASUCO JSC
• Giám đốc/Đại diện pháp luật: Lê Trọng Hiếu
• Giấy phép kinh doanh: 0304797806 | Ngày cấp: 16/01/2007
• Mã số thuế: 0304797806
• Ngày hoạt động: 22/01/2007
• Địa chỉ: Số 97, Phạm Hữu Chí, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM
• Điện thoại: (08) 38 552 354 Fax: (84-8) 39 550 424
• Người công bố thông tin: Nguyễn Thị Kim Loan
• Email:
• Website:
Lịch sử hình thành:


• Công ty Cổ phần cấp nước Chợ Lớn trước kia là Chi nhánh cấp nước Chợ
Lớn trực thuộc Công ty cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Tổng Công
ty cấp nước Sài Gòn), được thành lập theo quyết định số 202/QĐ-TCNSTL
ngày 31/07/1991 của Sở Giao thông Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh cấp nước Chợ Lớn có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của
Nhà nước.
• Chi nhánh cấp nước Chợ Lớn chính thức đi vào hoạt động ngày 28/03/1995
với chức năng: quản lý, thi công, tu bổ sửa chữa, cải tạo và phát triển mạng
lưới cấp nước, thực hiện việc đọc số và thu tiền nước, giải quyết các khiếu nại
của khách hàng trên địa bàn quận 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
• Bắt đầu từ tháng 02/2004 áp dụng Quy chế phân cấp quản lý trong Công ty cấp
nước thành phố Hồ Chí Minh số 832/QĐ-CN-TCLĐTL ngày 09/02/2004, Chi
nhánh được hạch toán các khoản thu chi đối với Công ty cấp nước Thành phố
Hồ Chí Minh, hàng tháng lập kế hoạch cấp vốn và báo về Công ty cấp nước
Thành phố Hồ Chí Minh bảng cân đối tài khoản phát sinh và các bảng kê tài
khoản chi tiết.
• Ngày 24/04/2005 Chi nhánh chính thức bổ sung thêm ngành tái lập mặt đường
đối với các công trình chuyên ngành cấp nước và công trình khác theo Giấy
chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 302149 ngày 28/03/1995 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
• Thực hiện chủ trương thành lập Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, ngày 04/04/2005, Chủ tịch UBND
3
thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 1437/QĐ-UB thành lập Ban chỉ đạo
cổ phần hóa doanh nghiệp của các Công ty Nhà nước thuộc Công ty cấp nước
TP.HCM, trong đó có Chi nhánh cấp nước Chợ Lớn.
• Ngày 31/08/2005 Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn ra quyết định số 66/QĐ-
TCT-TC thành lập Chi nhánh cấp nước Chợ Lớn trực thuộc Tổng Công ty cấp
nước Sài Gòn. Ngày 30/12/2005 Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh ra
quyết định số 6656/QĐ-UBND, phê duyệt phương án và chuyển Chi nhánh cấp

nước Chợ Lớn thuộc Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn thành Công ty cổ phần
cấp nước Chợ Lớn.
• Ngày 29/03/2006 Chi nhánh cấp nước Chợ Lớn tổ chức bán đấu giá cổ phần ra
công chúng (thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán).
• Ngày 01/11/2006 tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập (phiên trù bị).
• Ngày 02/12/2006 tổ chức Đại hội đồng cổ đông (phiên chính thức), bầu 07
thành viên HĐQT, 05 thành viên BKS và thông qua Điều lệ Công ty cổ phần
cấp nước Chợ Lớn.
• Ngày 16/01/2007 Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn được Sở Kế hoạch &
Đầu tư TP.HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005924
ngày 16/01/2007.
• Từ ngày 22/01/2007 Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn chính thức đi vào
hoạt động.
Ngành nghề kinh doanh:
• Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước; cung ứng, kinh doanh nước sạch cho
nhu cầu tiêu dùng, sản xuất (trên địa bàn được phân công theo quyết định của
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn).
• Tư vấn xây dựng công trình cấp nước - dân dụng – công nghiệp (trừ khảo sát
xây dựng, giám sát thi công).
• Xây dựng công trình cấp nước.
• Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, lập dự án, thẩm tra thiết
kế.
• Tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước.
• Giám sát thi công xây dựng công trình cấp thoát nước.
• Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành cấp nước.
• Đại lý, ký gởi hàng hóa.
4
2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
(Xem tính toán tại sheet PhanTich trong QTTC_DuongHongQuan_K22Ngay2_CLW.xlsx)
2.1 Phân tích tỷ lệ

Tỷ số thanh khoản:
2010 2011 2012
I. Tỷ số thanh khoản
1.Thanh toán hiện thời (CR)
1.56991741
5 1.436810919
0.780724
7
2. Thanh toán nhanh (QR)
1.43373858
2 1.291366324 0.669026
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công
ty. Hai chỉ số CR và QR đều thấp hơn rất nhiều chỉ số chung của ngành (lần lượt
là 2.71 và 2.39). Tuy nhiên, năm 2010 và 2011, chỉ số QR của công ty vẫn lớn
hơn 1, tức là nếu chủ nợ đòi tiền, công ty vẫn có khả năng sử dụng tài sản thanh
khoản nhanh để chi trả mà không cần phải bán hàng tồn kho. Điều này lại không
duy trì được trong năm 2012, do doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty
giảm đáng kể so với năm 2011.
Tỷ số quản lý tài sản:
2010 2011 2012
II.Tỷ số quản lý tài sản
1. Vòng quay tồn kho 53.10303495 50.107329
2. Kỳ thu tiền bình quân (DSO) 18.20064323 10.618142
3. Vòng quay các khoản phải thu 20.05423629 34.375128
4. Vòng quay tài sản cố định 3.55494164 3.2420799
5. Vòng quay tổng tài sản 2.158445383 2.170509
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, nó cho biết công
ty đã đầu tư tài sản ở mức độ hợp lý hay chưa?
- Chỉ số vòng quay tồn kho đánh giá hiệu quá quản lý tồn kho của công ty. Chỉ
số này của ngành là 22.29, điều này cho thấy công ty không đầu tư nhiều vào

hàng tồn kho, hay nói cách khác, công ty đang sử dụng hiệu quả vốn lưu
động. Hàng tồn kho có xu hướng tăng lên vào năm 2012.
- Chỉ số DSO và vòng quay khoản phải thu đo lường hiệu quả và chất lượng
quản lý khoản phải thu. Chỉ số này ở mức tốt qua các năm, chứng tỏ khách
hàng của công ty thanh toán nợ đúng hạn và công ty có biện pháp hữu hiệu
để thu hồi công nợ bán hàng.
5
- Chỉ số vòng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định
như máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Nó cho thấy 1 đồng tài sản cố định
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu. Chỉ số này giảm vào năm 2012, tức là hiệu quả quản lý tài sản cố định
của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011.
- Chỉ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung
mà không có phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Chỉ số này
của ngành là 1.39, điều này cho thấy bình quân một đồng tài sản của công ty
tạo ra nhiều doanh thu hơn so với bình quân ngành. Công ty nên tiếp tục duy
trì chỉ số này ở mức tốt như vậy.
Tỷ số quản lý nợ:
2010 2011 2012
III. Tỷ số quản lý nợ
1. Tỷ số tổng nợ/ tổng tài sản (D/A) 34.44% 35.56% 42.32%
2. Tỷ số nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu (D/E) 14.48% 13.18% 11.86%
3. Tỷ số nợ dài hạn/ tổng vốn 9.49% 8.49% 6.84%
4. Khả năng trả lãi (TIE)
27.4173991
3 48.54518264
64.03746
6
Trong tài chính công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty
gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt nó giúp gia

tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác, nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ
cũng quan trọng như quản lý tài sản.
- Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so
với tài sản. chỉ số này của ngành là 0.32. Như vậy, công ty có chỉ số cao hơn
bình quân ngành, và có xu hướng tăng qua các năm, tức là khả năng trả nợ
của công ty sẽ giảm nhưng bù lại nó làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ
đông. Công ty nên quan tâm một cách thận trọng với chỉ số này.
- Chỉ số khả năng trả lãi đo lường khả năng trả lãi của công ty. Khả năng trả
lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và
mức độ sử dụng nợ của công ty. Nếu khả năng sinh lợi của công ty chỉ có
giới hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì chỉ số khả năng trả lãi sẽ
giảm. Chỉ số này của công ty lớn và tăng dần qua các năm, chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn cao, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để trả nợ vay và tạo
phần tích lũy cho doanh nghiệp.
Tỷ số khả năng sinh lợi:
2010 2011 2012
6
IV. Tỷ số sinh lợi
1. Lợi nhuận trên doanh thu 4.18% 4.82% 4.30%
2. Khả năng sinh lợi căn bản 9.48% 13.76% 11.76%
3. ROA 7.72% 9.87% 8.67%
4. ROE 11.78% 15.31% 15.03%
- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và
doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận dành cho cổ đông. Chỉ số này của công ty dương qua các năm, chứng
tỏ công ty đang làm ăn có lãi và ở mức khá cao.
- Chỉ số khả năng sinh lợi cơ bản phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi
của công ty, chỉ số này dương và ở mức cao, chứng tỏ công ty đang làm ăn
lãi cao. Năm 2012, tỷ lệ này giảm do các chi phí khác tăng cao hơn.
- Tỷ số ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty,

bình quân của ngành là 1.29%. ROA của công ty lớn hơn bình quân ngành
và rất cao do khả năng sinh lợi cơ bản cao và chi phí lãi thấp do ít sử dụng
nợ.
- Chỉ số ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông
thường, bình quân ngành là 15.99%. Chỉ số của công ty đều dưới mức bình
quân ngành do công ty sử dụng ít nợ và như vậy đòn bẩy tài chính không
được hiệu quả.
Tỷ số giá trị thị trường:
2010 2011 2012
V. Tỷ số giá trị thị trường
1. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 1470 2099 2153
2. Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVPS)
12477.9389
9 13708.18482
14323.2
52
3. Tỷ số giá thị trường / thu nhập (P/E) 0 3.858980467 5.10915
4. Tỷ số giá thị trường / giá sổ sách (P/B) 0 0.59088786
0.76798
2
- Tỷ số P/E này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một
đồng lợi nhuận của công ty, chỉ số này của công ty thấp hơn bình quân
ngành là 5.22, dẫn đến mức độ hấp dẫn nhà đầu tư cổ phiếu của công ty chưa
cao.
- Chỉ số P/B của ngành là 0.91. Chỉ số này cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá
cho một cổ phiếu cao hơn gấp bao nhiêu lần giá trị sổ sách. Như vậy, qua hai
chỉ số P/E và P/B, chúng ta dễ nhận thấy cổ phiếu CLW không thu hút được
nhà đầu tư như các cổ phiểu trong ngành khác. Tuy vậy, cũng dễ nhận thấy
7
hai chỉ số này trong năm 2012 đang dần cải thiện, tiến về mức bình quân

ngành.
2.2 Phân tích cơ cấu
Phân tích cơ cấu là kỹ thuật phân tích dùng để xác định khuynh hướng thay đổi
của từng khoản mục trong các báo cáo tài chính.
Phân tích cơ cấu cân đối kế toán

2010 2011 2012
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 39.16% 38.90% 27.70%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7.05% 25.93% 16.20%
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn 12.53% 1.45% 0.00%
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 15.17% 6.83% 5.88%
IV. Hàng tồn kho 3.40% 3.94% 3.96%
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.02% 0.75% 1.66%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 60.84% 61.10% 72.30%
II. Tài sản cố định 60.54% 60.88% 72.15%
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0.00% 0.00% 0.00%
V.Tài sản dài hạn khác 0.30% 0.22% 0.15%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100.00% 100.00% 100.00%

C. NỢ PHẢI TRẢ 34.44% 35.56% 42.32%
I. Nợ ngắn hạn 24.95% 27.07% 35.48%
II. Nợ dài hạn 9.49% 8.49% 6.84%
D. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỬU 65.56% 64.44% 57.68%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100.00% 100.00% 100.00%
Trong phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán chúng ta tính toán và so sánh tỷ
trọng của từng khoản mục tài sản với tổng tài sản và từng khoản mục của nguồn
vốn so với tổng nguồn vốn. Theo kết quả như trên, tỉ lệ cơ cấu tài sản dài hạn
tăng dần qua các năm. Điều đó chứng tỏ công ty rút bớt tiền đầu tư vào các dự
án ngắn hạn, cụ thể là các khoản đầu tư tài chính, đồng thời công ty chú trọng

giảm chi phí công cụ, dụng cụ để tăng tài sản cố định. Hàng tồn kho của công ty
ở mức rất thấp qua các năm, điều này dễ hiểu vì công ty hoạt động trong lĩnh
vực nước sạch, một lĩnh vực thiết yếu. Về cơ cấu vốn, nợ ngắn hạn tăng trong
khi nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu giảm. Điều này dễ hiểu bởi vì trong điều kiện
kinh tế khó khắn, lãi vay rất cao như năm 2011 và 2012, công ty không thể vay
dài hạn, điều đó sẽ tạo nên gánh nặng trả lãi rất lớn cho công ty.
8
Phân tích cơ cấu kế quả kinh doanh
Tỷ trọng
2010 2011 2012
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 100.00% 100.00% 100.00%
Các khoản giảm trừ doanh thu 0.11% 0.06% 0.04%
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 99.89% 99.94% 99.96%
Giá vốn hàng bán 91.93% 90.54% 91.18%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 7.96% 9.40% 8.78%
Doanh thu hoạt động tài chính 1.38% 1.62% 0.93%
Chi phí tài chính 0.19% 0.14% 0.09%
Trong đó: chi phí lãi vay 0.19% 0.14% 0.09%
Chi phí bán hàng 1.21% 1.28% 1.39%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.09% 3.05% 2.78%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 4.86% 6.56% 5.45%
Thu nhập khác 0.27% 0.07% 0.34%
Chi phí khác 0.19% 0.03% 0.29%
Lợi nhuận khác 0.08% 0.03% 0.29%
Phần lãi/lỗ công ty liên doanh
liên kết 0.00% 0.00% 0.00%

Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 4.93% 6.59% 5.74%
Chi phí thuế TNDN hiện hành 0.76% 1.76% 1.44%
Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0.00% 0.00% 0.00%
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 4.17% 4.82% 4.30%
Lợi ích cổ đông thiểu số 0.00% 0.00% 0.00%
LNST thuộc về các cổ đông của
công ty mẹ 4.17% 4.82% 4.30%
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0.0000003209% 0.0000003709%
0.0000003309
%
Đối với báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích cơ cấu được thực hiện bằng cách
tính và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu qua các năm để
thấy được khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục. Hầu hết các chỉ số đều
9
tăng vào năm 2011, sau đó giảm vào năm 2012. Lý do là doanh thu hoạt động
tài chính quý 4 năm 2012 giảm so với quý 4 năm 2012, cụ thể do lượng tiền gửi
có kỳ hạn đến kỳ đáo hạn giảm và lãi suất tiền gởi có kỳ hạn bình quân của quý
4 năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra chi phí dịch vụ mua ngoài
và bằng tiền khác tăng do trong quý 4, hoàn nhập chi phí sửa chữa làm nhà việc
do không thực hiện được năm 2011. (Theo báo cáo giải trình KQKD quý 4 năm
2012)
2.3 Phân tích mô hình chỉ số Z
2010 2011 2012
X1 (Tỷ số vốn lưu động/ Tổng tài sản) 0.39 0.39 0.28
X2 (Tỷ sồ lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản) 0.04 0.05 0.03
X3 (EBIT/ Tổng tài sản) 0.09 0.14 0.12
X4 (Tỷ số thị giá của Vốn CSH/ Giá trị sổ sách tổng nợ) 0.00 0.59 0.77
X5 (Tỷ số doanh thu/ Tổng tài sản) 1.85 2.05 2.01

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 2.69 3.42 3.27
Nhận xét:
Chỉ số Z của các năm khá cao, trong đó năm 2011 và 2012 nằm trong ngưỡng
an toàn (Z > 2.99). Năm 2010, do cổ phiếu CLW chưa giao dịch trên sàn, nên
không thể lấy được giá bán, dẫn đến X4 không tính được, chỉ số Z của năm
2010 nằm trong ngưỡng báo động có nguy cơ phá sán (1.8 < Z < 2.99).
2.4 Phân tích DUPONT
Các phương trình DuPont:
Kết quả sau khi tính toán:
2010 2011 2012
Lợi nhuận ròng/Doanh thu
0.041
8 0.0482 0.043
Doanh thu/Tổng tài sản
1.848
9 2.0451 2.0149
10
Tổng TS/Vốn CSH 1.5252 1.5519 1.7337
ROA 0.0772 0.0987 0.0867
ROE 0.1178 0.1531 0.1503
Nhận xét:
Phân tích báo cáo tài chính bằng phương pháp Dupont có ý nghĩa lớn đối với
quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các
nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải
tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
- Hệ số ROA tăng vào năm 2011, điều đó chứng tỏ mỗi đồng tài sản của công
ty đã mang lại khả năng sinh lời lớn hơn so với năm 2010, nhưng sau đó hệ
số này lại giảm vào năm 2012, nguyên nhân bởi vì 9 tháng đầu năm 2012,
tuy doanh thu tăng 15 % nhưng lợi nhuận giảm 37%, cụ thể là khoản phải trả
tăng lên (cho 2 công ty cấp nước Sài Gòn và công ty QL CTGT Sài Gòn)

- Công ty nên cơ cấu tài chính thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn
chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động, đồng thời tăng lợi nhuận
bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ.
2.5 Phân tích hòa vốn và đòn bẩy tài chính
Phân tích hòa vốn:
Điểm hòa vốn có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp. Căn cứ vào đó mà ta
có thể đưa ra các chiến lược nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa của
doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đã đạt được mức tiêu thụ sản phẩm ở điểm
hoà vốn và dần dần thu được lợi nhuận thì ta có thể căn cứ vào đó để điều chỉnh
lại giá bán của sản phẩm sao cho vừa đảm bảo mức lợi nhuận cho doanh nghiệp
mà lại có giá phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng.
Khi chi phí biến đổi giảm, định phí không đổi sẽ làm cho điểm hòa vốn giảm.
Điều này giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường về giá
cả, độ an toàn trong kinh doanh cũng được tăng lên. Mặt khác nếu thị trường
tiêu thụ không thay đổi (giá bán, sản lượng bán) doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận
tăng lên.
2010 2011 2012
Tổng định phí 47,114,369,246.00 54,363,653,544.00 61,292,594,982.00
Tổng biến phí
421,090,322,589.0
0 512,322,642,107.00 593,284,963,040.00
Doanh thu hòa vốn
435,448,534,214.0
0 528,584,437,905.00 613,330,237,193.00
11
Chúng ta dễ nhận ra biến phí của công ty rất cao, nghĩa là khi bán một sản phẩm
hay dịch vụ công ty mất thêm chi phí đáng kể. Để tăng lợi nhuận hoặc rút ngắn
thời gian hòa vốn, công ty cần giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm.
Phân tích đòn bẩy tài chính:
2010 2011 2012

Đòn bẩy kinh doanh (DOL) 3.00872326 2.428731174 2.614530847
Đòn bẩy tài chính (DFL) 1.03785384 1.021032625 1.015863582
Đòn bẩy tổng hợp (DTL) 3.122614989 2.479813766 2.656006671
Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp
một công cụ để dự kiến lợi nhuận. đòn bẩy kinh doanh thuộc phạm vi mà những
chi phí cố định được sử dụng có lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên cần lưu ý rằng: đòn bẩy kinh doanh như “con dao hai lưỡi”, chúng ta biết
đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí, nếu vượt qua điểm hoà vốn thì
doanh nghiệp nào có định phí cao sẽ thu được lợi nhuận cao, nhưng nếu chưa
vượt quá điểm hoà vốn, ở cùng một mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào có
định phí càng cao thì lỗ càng lớn. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp
phải phấn đấu để đạt được sản lượng hoà vốn. Khi vượt quá điểm hoà vốn thì
đòn bẩy kinh doanh luôn luôn dương và nó ảnh hưởng tích cực tới sự gia tăng
lợi nhuận. DOL trong năm 2011 và 2012 giảm so với năm 2010, chứng tỏ lợi
nhuận của doanh nghiệp đã ít nhạy cảm hơn với thị trường khi doanh thu biến
động, mức phụ thuộc vào định phí cũng giảm theo.
Đòn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc
điều hành doanh nghiệp.Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tài chính có ý nghĩa rất
lớn đối với người quản lý doanh nghiệp trong việc định hướng tổ chức nguồn
vốn của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ tích cực cho việc
khuyếch đại lợi nhuận ròng trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ
kìm hãm sự gia tăng đó. DFL của công ty trong 3 năm tương đối ổn định,
người quản trị doanh nghiệp đã không mạo hiểm tăng hoặc giảm hệ số nợ. Điều
này cũng dễ hiểu khi 3 năm vừa qua là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh
tế Việt Nam.
Đòn bẩy tổng hợp phản ánh tác động của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài
chính tới mức độ mạo hiểm của công ty (mức độ của khả năng thanh toán các
khoản nợ cố định kết hợp với những khả năng không chắc chắn khác). Đòn bẩy
tổng hợp cho biết khả năng của công ty trong sử dụng chi phí hoạt động cố định
và chi phí tài chính cố định để nhân tác động khi thay đổi lượng bán tới thu

12
nhập mỗi cổ phiếu. DTL giảm trong năm 2011 và 2012, chứng tỏ công ty siết
chặt kinh doanh hơn, không dàn trải như năm 2010 để giảm rủi ro kinh doanh,
trong khi đó rủi ro tài chính không thay đổi so với năm 2010.
Khi tác động của những đòn bẩy tăng thì sự mạo hiểm của công ty cũng tăng, kể
từ khi mà sự mạo hiểm liên quan tới khả năng trang trải chi phí hoạt động cố
định và chi phí tài chính cố định của nó. Phân tích đòn bẩy là một phần của
phân tích hoàn vốn và cùng sử dụng những thông tin cơ bản: giá cả, sản lượng,
chi phí khả biến, chi phí bất biến…
3. Lượng giá cổ phiếu
(Xem tính toán tại sheet DinhGia trong QTTC_DuongHongQuan_K22Ngay2_CLW.xlsx)
3.1 Lượng giá theo chỉ số P/E
Chỉ số P/E của ngành và các công ty trong ngành
Công ty P/E
Ngành Cung cấp nước sạch
5,52
BTW - Công ty cổ phần Cấp nước Bến Thành 4,61
BWA - Công ty Cổ phần Cấp thoát nước và Xây dựng
Bảo Lộc
5,46
CLW - Công ty Cổ phần Cấp nước Chợ Lớn
6,40
GDW - Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định
5,05
LKW - Công ty Cổ phần Cấp nước Long Khánh
3,43
NBW - Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè
5,40
NNT - Công ty Cổ phần Cấp nước Ninh Thuận 14,50
NTW - Công ty Cổ phần Cấp nước Nhơn Trạch

3,95
PJS - Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hoà Tân 6,44
TDW - Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức
6,70
(Theo www.stockbiz.vn)
Theo giả định tỷ lệ tăng trưởng g%, EPS dự kiến của mã CLW trong năm 2013 là
giống năm 2012, kết quả tính toán như sau:
2013
P/E ngành 5.52
Tỷ lệ tăng trưởng (g%) 5.61%
EPS dự kiến 2273.811804
Giá cổ phiếu dự kiến 12,551

Nhận xét:
13
Ở Việt Nam, định giá cổ phiếu áp dụng phương pháp P/E là phương pháp thông dụng
và phổ biến nhất, phù hợp với tất cả nhà đầu tư, đặc biệt rất hiệu quả đối với các nhà
đầu tư cá nhân vì phương pháp này có ưu điểm là dễ tính và dễ hiểu. Tất nhiên, xem
xét cổ phiếu có ý định đầu tư đắt hay rẻ không chỉ đơn thuần dựa vào hệ số P/E mà
cần phải kết hợp nhiều yếu tố và phương pháp khác để có kết quả chính xác hơn.
3.2 Lượng giá theo dòng thu nhập cổ phiếu
Tỷ lệ tăng trưởng g% qua các năm của CLW sau khi tính toán:
2010 2011 2012
g% 6.17% 8.20% 5.61%
Dòng cổ tức được chia qua các năm:
Cổ tức được chia năm 2010
699.8241288
Cổ tức được chia năm 2011
975.1805246
Cổ tức được chia năm 2012

1349.275981
Giả định:
Lãi suất phi rủi ro là 11%
(theo HSC và Vietcapitalbank)
Tỷ lệ tăng trưởng các năm 2014-2015 là 6.5%
Tỷ lệ tăng trưởng các năm 2016-2017 là 7%
Tỷ lệ tăng trưởng các năm 2018-2019 là 6.2%
Tỷ lệ tăng trưởng từ năm 2020 trở đi tăng đều 3.5%
(Tỷ lệ tăng trưởng được giả định xấp xỉ với giai đoạn 2010-2012)
Áp dụng công thức:
Ta tính được giá dự kiến của CLW năm 2013: 29,685(đ)
Nhận xét:
14
(
1
(1 )
1 )
n
n
t
t
Dt Pn
Po
k
k
=
= +
+
+


(
1
(1 )
1 )
n
n
t
t
Dt Pn
Po
k
k
=
= +
+
+

(
1
(1 )
1 )
n
n
t
t
Dt Pn
Po
k
k
=

= +
+
+

(
1
(1 )
1 )
n
n
t
t
Dt Pn
Po
k
k
=
= +
+
+

Khi chọn một phương pháp nào đó để dự báo lãi suất phi rủi ro thì không có nghĩa là
có được những câu trả lời chính xác. Đối với giả định về tỷ lệ tăng trưởng, đa số
thường giả định về tốc độ tăng trưởng liên tục, điều này rất lý thuyết. Mức tăng trưởng
của doanh nghiệp sẽ thay đổi, đôi khi thay đổi rất nhanh qua từng năm. Hiếm khi một
doanh nghiệp đạt đến một mức tăng trưởng nào đó và duy trì mức tăng trưởng đó lâu
dài. Tại Việt Nam, việc ước tính E cũng khó có thể chính xác, chủ yếu là do các doanh
nghiệp chưa quen với việc lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh dài hạn, đặc biệt là dự
báo chi tiết luồng tiền dài hạn vào - ra. Do vậy, phương pháp định giá này áp dụng tại
Việt Nam khó cho kết quả chính xác.

3.3 Lượng giá theo phương pháp EVA
Tính toán các tham số của năm 2012:
ROE năm 2012 15.03%
Vốn CSH năm 2012 186,204,382,275
Chi phí sử dụng vốn CSH năm 2012 (k) 9.07%
Giá trị kinh tế gia tăng EVA năm 2012 11,105,193,169
Giá trị theo sổ sách của công ty
185,219,483,600
Giá sổ sách của cổ phiếu năm 2012 (B)
14,247
Giả định ROE năm 2013 là 15.2%, sau đó dự báo EVA trong giai đoạn 2013-2022
Dự báo EVA năm 2013 10,806,348,586.26
Dự báo EVA năm 2014 10,601,499,638.96
Dự báo EVA năm 2015 10,400,533,880.41
Dự báo EVA năm 2016 10,203,377,699.51
Dự báo EVA năm 2017 9,916,407,863.00
Dự báo EVA năm 2019 9,637,509,048.59
Dự báo EVA năm 2020 9,366,454,258.94
Dự báo EVA năm 2021 9,060,084,093.79
Dự báo EVA năm 2022 8,763,735,082.37
Hiện giá năm 2023 của toàn bộ EVA trong tương lai 59,974,340,205.71
Hiện giá của toàn bộ EVA trong tương lai 148,730,290,357.54
Giá trị thị trường cổ phiếu năm 2013 333,949,773,957.54
Số cổ phiếu lưu hành năm 2013 13,000,147.00
Giá cổ phiếu dự kiến năm 2013 25,688.15
Nhận xét:
Phương pháp này sử dụng các giả định cho ROE và lãi suất chiết khấu trong một
khoảng thời gian dài, do đó yêu cầu dữ liệu lịch sử rất nhiều cùng với đó là hiểu biết
15
về lĩnh vực, ngành kinh doanh, kinh tế vĩ mô mới có thể dự báo giá trị EVA tương lai

chính xác.
3.4 Kết quả lượng giá
Sau khi áp dụng 3 phương pháp như trên, chúng ta có bảng kết quả tổng hợp như sau:
Định giá cổ phiếu năm 2013

Phương pháp Tỷ trọng Giá
P/E 60% 12,551
Dòng thu nhập cổ phiếu 20% 29,685
EVA 20% 25,688
Bình quân giá trị cổ phiếu 18,605
Do dữ liệu để phân tích, tính toán được lấy trong thời gian ngắn và đặc thù doanh
nghiệp và thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta sẽ ấn định tỷ trọng phương
pháp P/E cao nhất. Giá cổ phiếu CLW dự kiến năm 2013 là 18,605 đ, giá thực tế trên
sàn ngày 19/12/2013 là 14,300 đ. Điều đó chứng tỏ thị trường đang định giá CLW
thấp hơn giá trị của nó, nhà đầu tư nên mua CLW tại thời điểm hiện tại
4. Danh mục đầu tư
(Xem tính toán tại sheet DanhMuc trong QTTC_DuongHongQuan_K22Ngay2_CLW.xlsx)
4.1 Mã chứng khoán tương quan nghịch
Sự kết hợp các chứng khoán không có quan hệ tương quan cùng chiều hoàn hảo
sẽ giảm được rủi ro biến động lợi nhuận đầu tư chứng khoán. chúng ta chia rủi ro của
danh mục đầu tư ra làm hai loại:
- Rủi ro hệ thống (systematic risk) – rủi ro do sự biến động lợi nhuận của
chứng khoán hay của danh mục đầu tư do sự thay đổi lợi nhuận trên
thịtrường nói chung, được gây ra bởi các yếu tố như tình hình nền kinh tế,
cải tổ chính sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới… Nó chính là
phần rủi ro chung cho tất cả các loại chứng khoán và do đó không thể giảm
được bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư. Loại rủi ro này còn được gọi
là rủi ro thị trường (market risk) và được đo lường bằng hệ số bê-ta.
- Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk) – rủi ro xảy ra đối với một công ty
hay một ngành kinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tố như tình hình

kinh tế, chính trị hay những yếu tố mang tính chất hệ thống và ảnh hưởng
đến toàn bộ các chứng khoán có trên thị trường.
Tổng rủi ro = rủi ro hệ thống + rủi ro phi hệ thống
16
Rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một công ty hay một ngành nào đó.
Chẳng hạn một cuộc đình công hay một đối thủ cạnh tranh phát triển sản phẩm mới
hay một phát minh ra công nghệ tiên tiến của công ty nào đó làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của một công ty hay một ngành chứ không thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị
trường nói chung. Loại rủi ro phi hệ thống có thể giảm được bằng chiến lược đầu tư
da dạng hoá.
Trong bộ chứng khoán khảo sát, với 10 mã chứng khoán, dữ liệu trong năm
2013, chúng ta tìm được mã chúng khoán ELC (Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Công nghệ Điện tử Viễn thông ) có tương quan nghịch chiều lớn nhất với mã CLW, hệ
số tương quan r = -0.34, có thể thấy sự tương quan nghịch chiều của 2 mã chứng
khoán trong năm 2013 thông qua biểu đổ:
(Theo www.vndirect.vn)
Việc tìm ra mã chứng khoán nghịch đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là
tương đối khó vì thị trường diễn biến theo tâm lý, lên cùng lên và xuống cùng xuống.
17
Các mã có tương quan nghịch lớn thì hầu như là những mã chỉ mới lên sàn vài tháng.
Các mã lâu năm lại chủ yếu là thuận hoặc nếu có nghịch thì cũng nghịch rất ít.
4.2 Bộ chứng khoán
Sau khi tìm được mã chứng khoán tương quan nghịch, chúng ta tạo danh mục đầu tư
gồm bộ CLW và ELC
Thông tin cụ thể của mỗi chứng khoán như sau:
CLW
Giá trị K 11.99%
Giá trị δ 0.72%
Giá trị Cv 6.04%
ELC

Giá trị K 12.35%
Giá trị δ 0.99%
Giá trị Cv 7.98%
Thông tin cụ thể của bộ chứng khoán CLW – ELC:
Hệ số hoàn vốn của bộ chứng
khoán (Kp)
12.21%
Độ lệch chuẩn của bộ chứng
khoán (ᵟp)
0.57%
Hệ số Cp
4.70%
Tỷ trọng mỗi chứng khoán trong danh mục đầu tư sau khi tính toán:
Tỷ trọng W ELC
38.68%
Tỷ trọng W CLW
61.32%
Nhận xét:
- Độ lệch chuẩn của của bộ chứng khoán nhỏ hơn từng chứng khoán riêng lẻ,
do đó mức độ rủi ro sẽ nhỏ hơn khi đầu tư chỉ một chứng khoán.
- Hệ số hoàn vốn của bộ chứng khoán xấp xỉ với từng chứng khoán
- Hệ số biến thiên của bộ chứng khoán nhỏ hơn rất nhiều so với từng chứng
khoán, do đó sẽ ít rủi ro hơn khi đầu tư.
18
- Do ELC có độ lệch chuẩn cao và hệ số biến thiên lớn, nên ELC sẽ chiếm tỷ
trọng nhỏ hơn nhiều so với CLW trong cơ cấu danh mục đầu tư.
- Nếu đầu tư theo danh mục này, mức sinh lợi không giảm, nhưng rủi ro
giảm rất nhiều
5. Tài liệu tham khảo
Slide bài giảng Quản trị tài chính, TS. Ngô Quang Huân, khoa Quản Trị Kinh Doanh,

Đại học Kinh tế TP.HCM.
Quản trị Tài chính căn bản, PGS.TS NGuyễn Quang Thu, NXB Lao Động 2011
Tài liệu “Phân tích các báo cáo tài chính công ty”, chương trình giảng dạy kinh tế
Fullbright, niên khóa 2007-2008
Chương 14 – phân tích báo cáo tài chính, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright,
niên khóa 2011-2013
Websites:
www.cafef.vn
www.thongtincongty.com
www.stockbiz.vn
www.cophieu68.com
www.vndirect.vn
www.vietstock.vn
www.tinnhanhchungkhoan.vn
www.voer.edu.vn
19

×