Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

bài tập tình huống môn quản trị công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.91 KB, 21 trang )

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1
Người ta sử dụng đánh giá công nghệ nhằm mục đích sau
− Đánh giá công nghệ để chuyển giao hay áp dụng một công nghệ.
− Đánh giá công nghệ để điều chỉnh hay kiểm soát công nghệ
− Đánh giá công nghệ để cung cấp một trong những đầu vào của quá trình ra quyết
định.
Anh/ chị hãy chỉ rõ mục đích của hoạt động đánh giá công nghệ sau đây
− Đánh giá công nghệ ngành sản xuất dầu thực vật ở Việt nam được thực hiện bởi
Bộ Công thương
− Đánh giá công nghệ sản xuất lúa, gạo tại các nước Ấn độ, Thái Lan, Việt nam
được thực hiện bởi tổ chức Lương thực và nông nghiệp thế giới.
− Đánh giá công nghệ sản xuất ô tô của hãng Toyota, Huyndai, Honda được thực
hiện bởi bộ Công thương Việt Nam.
− Đánh giá công nghệ sản xuất đường của nhà máy đường Lam Sơn được thực hiện
bởi doanh nghiệp đường Lam Sơn với sự tư vấn của Sở Kh và Cn tỉnh Thanh Hóa.
− Đánh giá các công nghệ tế bào thực vật, công nghệ gen, công nghệ chế biến nông
sản thực phẩm, công nghệ hóa sinh thuộc ngành công nghệ sinh học được thực hiện bởi
bộ Công thương.
1
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2
Đánh giá công nghệ ở doanh nghiệp được tiến hành theo trình tự sau
− Đặt vấn đề (xác định mục đích đánh giá, hoạt động của đối tượng được đánh giá,
phạm vi và mục tiêu đánh giá)
− Khảo sát công nghệ (mô tả các công nghệ liên quan và công nghệ sẽ được đánh
giá)
− Dự báo tác động và ảnh hưởng của công nghệ
− Đánh giá các tác động.
− Đề xuất các giải pháp khắc phục
− Chọn giải pháp phù hợp.
Yêu cầu
− Vấn đề về đánh giá công nghệ của doanh nghiệp anh/chị đang công tác đã bao giờ


được ban lãnh đạo doanh nghiệp đề cập đến chưa? Và được thể hiện như thế nào?
− Căn cứ vào loại hình sản xuất – kinh doanh mà đơn vị đang thực hiện, anh/chị hãy
sơ lược đánh giá công nghệ ở doanh nghiệp mình?
− Nêu một số vấn đề khó khăn khó giải quyết về công nghệ mà doanh nghiệp
anh/chị đang gặp phải?
2
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 3
Xây dựng chiến lược công nghệ ở doanh nghiệp
1. Chiến lược công nghệ có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường ? Mối quan hệ giữa chiến lựơc công nghệ với chiến lược cạnh
tranh.
2. Doanh nghiệp nơi anh/chị đang công tác có chiến lược công nghệ không ?
Liên hệ xem chúng thuộc loại chiến lược nào trong 6 loại chiến lược công nghệ đã nêu
trong tài liệu.
3. Liên hệ và tự xây dựng chiến lược công nghệ phù hợp với công ty nơi anh/
chị đang công tác.
4. Công ty Sao sáng, một doanh nghiệp sản xuất nông cụ, nằm ở đồng bằng
Bắc bộ. Có một thời gian dài công ty làm ăn phát đạt do địa bàn kinh doanh thuận lợi, và
có uy tín lâu đời với người nông dân. Nhưng thời gian gần đây công việc kinh doanh bị
đình trệ do sự xuất hiện những máy móc, nông cụ có những tính năng vượt trội, giá thành
hợp lý và đặc biệt là phục vụ những loại hình sản xuất đặc thù như: quy mô trang trại,
trồng cây dược liệu, cây cao sản được nhập từ miền Nam và Trung Quốc Một cuộc họp
của Ban giám đốc, các trưởng phòng chức năng, quản đốc các phân xưởng, các kỹ sư
công nhân lành nghề được triệu tập và quyết định rằng đây chính là thời điểm mà doanh
nghiệp phải đổi mới công nghệ.
Giả thiết rằng doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất máy và
thiết bị phục vụ nông nghiệp. Mục tiêu chính của doanh nghiệp là giành lại thị phần đã
mất, duy trì sự tăng trưởng 10% năm như thời kỳ trước đó.
− Hãy lựa chọn sơ bộ chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp
− Dựa trên các kiến thức về cạnh tranh và lợi thế của công nghệ cho chiến lược cạnh

tranh, hãy bàn bạc và lựa chọn một phương án đổi mới (trên cơ sở phân tích giả định tình
hình của doanh nghiệp)
− Với phương pháp đổi mới đã lựa chọn thì quản lý đổi mới cụ thể như thế nào?
− Xác định các nguồn lực cần thiết để đổi mới
3
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 4
Bốn chiến lược tiếp nhận và chuyển giao công nghệ thường được các nước quan
tâm:
Chiến lược 1: Nhập công nghệ có danh tiếng
Chiến lược 2: Sử dụng công nghệ bản xứ
Chiến lược 3: Định hướng công nghệ nhập
Chiến lược 4: Nâng cấp nhập công nghệ
1- Chiến lược nhập công nghệ có danh tiếng
Hầu hết thuộc các dự án lớn, do người nước ngoài xây dựng, được trả bằng tiền
vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài. Việc vận hành dự án và thu lợi nhuận chuyển ra
nước ngoài là chính, họ chỉ để lại một phần nhỏ đóng góp cho sự phát triển công nghệ
quốc gia sở tại.
Sự thật về sự hiện đại hoá nền công nghệ quốc gia chỉ là bề ngoài, thực chất trình
độ công nghệ này là của nước ngoài. Vậy ta phải luôn đặt ra câu hỏi: Công nghệ của quốc
gia sẽ đi về đâu khi người nước ngoài rút khỏi thị trường công nghệ.
Tình huống
Công nghệ khai thác và chế biến các sản phẩm hoá dầu của Việt Nam hiện nay
đang được các chuyên gia Nga khai thác và vận hành. Theo đánh giá của các chuyên gia
trình độ công nghệ khai thác dầu của chúng ta dưới sự điều khiển và vận hành của các
chuyên gia Nga đạt trình độ tiên tiến.
Câu hỏi đặt ra là:
− Trình độ công nghệ khai thác dầu của Việt Nam đúng là đạt ở mức tiên tiến hay
không?
− Khi các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật Nga về nước thì việc tiếp nhận và vận hành
công nghệ khai thác dầu phía Việt Nam có đảm nhiệm được không, hiệu quả của việc

tiếp nhận dự án như thế nào?
2- Chiến lược sử dụng công nghệ bản xứ
Thích hợp đối với một số dự án nhỏ vì tính thích nghi của nó với môi trường hiện
tại. Tuy nhiên nếu cứ phát triển công nghệ bản xứ thì khả năng theo kịp nền công nghiệp
hiện đại trên thế giới còn rất xa.
Vì vậy vấn đề đặt ra là nếu chúng ta cứ phát triển công nghệ bản xứ thì nền công
nghệ quốc gia bao giờ mới theo kịp nền công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới.
4
Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần phân tích những công nghệ cần thiết: Công
nghệ ngoại nhập hay công nghệ tại chỗ.
Có hai cách giải quyết để lựa chọn. Đó là: thời gian và chi phí bỏ ra.
Nếu phát triển công nghệ bản xứ mất nhiều thời gian và tốn kém nhiều chi phí thì
ta nên nhập khẩu công nghệ để cải thiện tình hình thực tại.
Thực tế chứng minh:
− 30% công nghệ ngoại nhập là do tính cấp thiết về thời gian để giải quyết tình hình
thực tại.
− 70% công nghệ ngoại nhập là do chi phí cho việc nghiên cứu tốn kém.
Vì vậy trong trường hợp các nguồn lực yếu kém và hạn hẹp thì nhập công nghệ là
hiệu quả hơn cả.
Tình huống
Công nghệ điện - điện tử của chúng ta hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu
thực tế về sản xuất và tiêu dùng trong nước. Vấn đề đặt ra là chúng ta nên tập trung các
nguồn lực hiện có vào việc nghiên cứu để nâng cao trình độ công nghệ lĩnh vực điện -
điện tử hay sử dụng ngoại tệ vào việc mua lại công nghệ của Nhật Bản.
Sau đây là một số dữ liệu liên quan đến vấn đề trên:
− Nếu tự nghiên cứu thì sẽ giao cho đơn vị nào (lựa chọn đơn vị đảm nhiệm đề tài
dựa vào các chỉ tiêu bắt buộc)
− Kinh phí dự kiến cho việc nghiên cứu là 200.000 đôla
Thời gian dự kiến hoàn thành việc nghiên cứu là 2 năm (Vốn đầu tư cho nghiên
cứu do nhà nước cấp và thu hồi sau khi bán công nghệ cho các đơn vị có nhu cầu sử

dụng)
Thời hạn thu hồi vốn dự kiến là 5 năm
− Nếu mua công nghệ của Nhật Bản thì kinh phí cho việc chuyển giao và vận hành
ổn định dự kiến là: 500.000 đô la. Thời hạn có công nghệ dùng là 6 tháng ngay sau khi ký
hợp đồng.
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay của nền công nghệ điện - điện tử Việt Nam
anh chị hãy đưa ra ý kiến.
3- Chiến lược định hướng công nghệ nhập
Là nhập các công nghệ theo mục tiêu riêng. Thông thường chỉ nhập công nghệ có
trình độ trung bình, ít hiện đại. Người ta hy vọng tiếp nhận công nghệ hôm nay để nâng
cao trình độ công nghệ cho mai sau.
5
Người ta cho rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế đối với những nước đang phát
triển trong những năm đầu phụ thuộc nhiều vào nền công nghiệp vừa và nhỏ tương ứng
với trình độ công nghệ trung bình.
Việc nhập công nghệ theo mục tiêu trong những năm đầu cũng giúp cho chúng ta
tự chủ được hoàn toàn công nghệ, ít nhất từng bước tiếp thu, nâng cao trình độ công
nghệ.
Tình huống
Căn cứ vào thực trạng công nghệ của từng ngành:
− Công nghiệp chế biến thực phẩm.
− Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
− Công nghiệp khai thác khoáng sản
− Công nghiệp chế tạo máy.
Hãy định hướng công nghệ cho từng ngành theo mục tiêu phát triển và tiếp thu
làm chủ công nghệ.
4- Chiến lược nâng cấp công nghệ
Là việc tiếp nhận công nghệ ban đầu vào sản xuất, sau đó tuỳ thuộc vào tình hình
thực tế mà cải tiến làm chủ công nghệ. Đây là chiến lược nhằm khai thác và sử dụng công
nghệ một cách tốt nhất, nó phát huy được kỹ năng thực hành. Các bước trong quá trình

nâng cấp công nghệ được cụ thể hoá như sau:
− Nhập các công nghệ đã lựa chọn
− Thích nghi công nghệ
− Cải tiến công nghệ
− Hoàn thiện công nghệ
− Sáng chế công nghệ gốc
− Trao đổi công nghệ gốc với các nước công nghiệp khác
− Xuất khẩu công nghệ, đây là giai đoạn tự chủ công nghệ
I/ Tình huống 1
Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, hãy đưa ra chiến lược nâng cấp
công nghệ hiện tại theo các bước đã được cụ thể hoá.
II/ Tình huống 2
Đối với các nhà cung cấp công nghệ, đướng trước nhiều nhu cầu cần công nghệ họ
cần xem xét tính hấp dẫn của thị trường để từ đó lựa chọn thị trường bán công nghệ thuận
lợi thu được lợi nhuận cao.
6
− Một nước nhỏ muốn mua công nghệ hiện đại về lĩnh vực điện tử để sản xuất ra sản
phẩm bán trên thị trường thế giới.
− Một nước nông nghiệp vùng nhiệt đới muốn mua công nghệ chế biến thực phẩm
đóng hộp để:
+ Tiêu dùng tại thị trường nội địa 60%
+ Xuất khẩu ra thị trường các nước lân cận 40%
− Một nước có nền công nghiệp cơ khí chế tạo phát triển đang quan tâm đến công
nghệ sản xuất các chi tiết mạ thép không gỉ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
− Số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm dự kiến 200.000 sản phẩm và được bán rộng
rãi trên thị trường thế giới, hiện đang rất có uy tín về chất lượng và giá cả. Họ quan tâm
đến một công nghệ mới.
− Một nước có nền kinh tế kém phát triển, kỹ năng thực hành công nghệ thấp, muốn
tìm các dự án lắp ráp và gia công thuê các sản phẩm có trình độ công nghệ đơn giản.
− Tập đoàn sản xuất đồ gia dụng muốn bắt chước các mẫu mã sản phẩm của hãng

Elextrolux họ đang tìm kiếm công nghệ theo kiểu đơn giản dễ thực hành.
− Một dự án sản xuất ô tô kiểu mới hiện đại rất được giới thượng lưu quan tâm, đang
cần có một công nghệ thích hợp
III/ Tình huống 3
Đối với các nhà nhận công nghệ khi lựa chọn công nghệ cần đặt râ câu hỏi nên
hay không:
− Có cần công nghệ này không
− Công nghệ đem lại lợi nhuận là bao nhiêu
− Nên nhận công nghệ trọn gói hay công nghệ từng phần
− Nên lựa chọn nhận phần nào nếu không nhận trọn gói:
+ Nhận các quy trình công nghệ
+ Nhận các quyền sở hữu công nghiệp
+ Nhận các trợ giúp kỹ thuật
+ Hỗ trợ dịch vụ
+ Hỗ trợ đào tạo
− Tính hiện đại và chu kỳ sống của công nghệ
− Các nguồn lực cần cho công nghệ
− Doanh nghiệp có làm chủ được công nghệ không
7
− Các ảnh hưởng do công nghệ mang lại
Dựa vào tình hình thực tế của cơ sở hãy phân tích và chỉ ra các yêu cầu cần thiết
cho việc tiếp nhận công nghệ
8
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 5
Lựa chọn công nghệ
I/ Tình huống 1
Có rất nhiều định hướng khác nhau để nhà lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn công
nghệ thích hợp mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mình. Chúng ta hãy xem người
đỡ đầu của Sony làm già trong câu chuyện sau:
Akio Morita và Masaru Ibuka đã sáng lập ra doanh nghiệp kỹ thuật Viễn thông

Tokyo để ứng dụng tiến bộ về Viễn thông trong các sản phẩm dân dụng. Hãng này đã sản
xuất nhiều loại dụng cụ điện như Vônkế, nồi cơm điện, máy ghi âm với băng từ dùng
trong trường học vào những năm 1951.
Trong một chuyến đi thăm Mỹ vào năm 1953 Masaru Ibuka biết hãng Western
Electric sắp bán bản quyền phát minh ra transitor của họ. Tại thời điểm này không một
doanh nghiệp nào của Nhật bản hoặc của Mỹ quan tâm đến vấn đề này. Ibuka đã quyết
định mua bản quyền công nghệ transitor vào năm 1954, sau đó ông chô các kỹ sư của
mình sang Mỹ để thu thập mọi nguồn thông tin và học hỏi những người đã từng làm về
công nghệ transitor
Năm 1955, doanh nghiệp của Ibuka đã cho ra đời sản phẩm Radio cỡ nhỏ có thể
bỏ túi để bán trên thị trường và chuyển tên doanh nghiệp thành Sony. Sự thành công về
transitor của Sony là sự thành công quan trọng trong loạt những đồ điện dân dụng đã
được sản xuất thành công dựa trên công nghệ chất bán dẫn.
Yêu cầu: Anh/ chị phân tích sự lựa chọn công nghệ dẫn đến thành công trên của
Ibuka và doanh nghiệp Sony
II/ Tình huống 2
Doanh nghiệp Vang thăng long là một doanh nghiệp sản xuất rượu vang với công
suất lớn nhất Việt nam hiện nay, tuy nhiên doanh nghiệp này mới chỉ sản xuất loại vang
ngọt từ các loại quả nhiệt đới (dâu, mơ, mận, táo) sẵn có tại Việt nam. Trong khi đó nhu
cầu thị trường hiện nay có nhu cầu thay thế dần loại vang ngọt nêu trên bằng loại vang
chát (không có đường) theo dòng vang của cacs nước châu Âu.
Doanh nghiệp vang thăng long đang đứng trước sự lựa chọn các nguồn công nghệ
như sau:
− Công nghệ sản xuất vang của Pháp, đồng thời dịch nho khô đặc sẽ được hãng của
Pháp cung cấp để sản xuất Vang chát tại cơ sở của doanh nghiệp.
9
− Công nghệ sản xuất vang chất từ loại nho hiện có của Việt Nam do các chuyên gia
về vang Việt Nam cung cấp và chuyển giao công nghệ
− Công nghệ sản xuất vang và kỹ thuật tròng các loại nho rược đã được áp dụng
thành công tại cacs nước nhiệt đới, được chuyển giao bởi chuyên gia Pháp.

− Doanh nghiệp tự bỏ chi phí để các cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp nghiên cứu
công nghệ sản xuất loại vang trên.
Yêu cầu : Anh/ chị hãy phân tích để lựa chọn việc sử dụng một trong các công
nghệ trên để sản xuất vang chát. Anh/ chị có đề xuất gì để doanh nghiệp Vang thăng long
tránh được tối đa rủi ro và đạt được mục tiêu trên trong thời gian ngắn nhất.
10
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 6
Luật của nhiều nước thừa nhận bốn loại sở hữu trí tuệ
− Nhãn hiệu thương mại và các dấu hiệu tương tự
− Bằng sáng chế và các thiết kế
− Bản quyền
− Các bí mật thương mại
Tuy nhiên để phân loại bốn loại sở hữu trí tuệ ta dựa vào các tiêu chí sau đây:
Các dạng
quyền sở hữu
Đối tượng quyền
sở hữu
Bản chất của
quyền sở hữu
Trao đổi quyền sở hữu
để làm lợi cho công
chúng như thế nào
Nhãn hiệu
hàng hoá
Nhãn hiệu được gắn
lên trên hàng hoá để
đảm bảo nguồn gốc
của chúng
Không ai được
phép sử dụng nhãn

hiệu nếu không
được phép của
người chủ
Công chúng được bảo vệ
một cách có hiệu quả đối
với hàng giả và tiết kiệm
chi phí cho chính phủ
Bằng sáng chế Các sáng chế (hoặc
giải pháp hữu ích
hoặc quá trình sản
xuất các sản phẩm)
Không ai được
phép thu lợi nhuận
từ sáng chế mà
không được phép
của nhà sáng chế
trong một số năm
sáng chế được công bố
cho công chúng. Sau thời
kỳ bằng sáng chế có hiệu
lực, công chúng có thể sử
dụng sáng chế một cách tự
do. Sáng chế được khuyến
khích.
Bản quyền Các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, âm
nhạc
Không ai được
phép thu lợi nhuận
từ việc biểu diễn tác

phẩm mà không
được phép của tác
giả trong một số
năm
Hoạt động sáng tạo được
khuyến khích
Bí mật thương
mại
Các sáng chế (dưới
mọi dạng)
Không chắc chắn Không chắc chắn
I/ Tình huống 1
11
1. Chi phí phát triển một chương trình phát triển máy tính là 10 triệu đô la và quyền
sử dụng nó được bán với giá 500 đô la ở nước Nhật Bản. Một doanh nghiệp ở Anh đã sao
chép (copy) chương trình này và bán với giá 10 đô la.
2. Một nhà xuất bản ở Ấn độ đã soạn thảo xong một cuốn từ điển kỹ thuật với chi phí
biên soạn là 10.000 đô la. Cuốn từ điển này được bán với giá 15 đô la. Một doanh nghiệp
đã sao chụp lại cuốn từ điển trên và bán với giá 5 đô la.
3. Một doanh nghiệp của Thuỵ Sĩ sản xuất đồng hồ thời trang cao cấp bằng vàng
18ca ra và bán nó trên thị trường quốc tế với giá 2.000 đô la một chiếc. Tại Anh, một
doanh nghiệp tư nhân ăn cắp mẫu mã và sản xuất ra đồng hồ có kiểu dáng như trên, bao
gồm ghi cả tên tuổi của nhà sản xuất Thuỵ sĩ nhưng bằng kim loại mạ vàng và bán với
giá 300 đô la.
4. Một doanh nghiệp của Đức bán các loại quần áo thể thao theo nhãn hiệu Sport đã
được thị trường biết đến với chi phí quảng cáo rộng rãi. Kiểu dáng và chất liệu của các
sản phẩm này được bán với giá 50 đô la một sản phẩm. Một doanh nghiệp ở Đức bán
quần áo theo mẫu mã bắt chước nhãn hiệu sport với giá 20 đô la.
II/ Tình huống 2
Trong những trường hợp sau, trường hợp nào là sở hữu trí tuệ

1. Một khu đất rộng rãi thích hợp cho việc xây dựng khu công nghiệp
2. Định lý Pythagoro trong hình học
3. Quy trình sản xuất rau sạch đã được cấp bằng sáng chế
4. Các vở kịch của Sechpia nhà văn nước Anh
5. Một sáng chế cải tiến máy vô tuyến điện
6. Công nghệ sản xuất nước uống có ga cao cấp
7. Album mới nhất của nhóm nhạc The Bell vừa mới phát hành
8. Cách sử dụng máy tính cho người khiếm thị
9. Một kỹ thuật mới trong nuôi trồng thuỷ sản
12
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 7
Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Một hợp đồng chuyển giao công nghệ thường bao gồm hai bên, họ cùng
nhau thoả thuận về quyền lợi và trách nhiệm. Các bên tham gia có thể là pháp nhân hoặc
cá nhân. Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm 8 nội dung chính:
1. Đối tượng chuyển giao công nghệ
2. Giá cả, điều kiện và các phương thức thanh toán
3. Địa điểm, thời hạn và tiến độ chuyển giao công nghệ
4. Điều khoản liên quan đến sở hữu công nghiệp
5. Thời hạn hiệu lực, điều kiện sử đổi và kết thúc hợp đồng.
6. Cam kết của hai bên về: chất lượng, độ tin cậy, chế độ bảo hành, bí quyết công
nghệ,
7. Việc đào tạo liên quan chuyển giao công nghệ
8. Thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh.
Tình huống
Tập đoàn BCVT, hàng năm phải chi phí một khoản kinh phí khá lớn để thẩm định
dự toán và thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản. Nguyên nhân là do việc
trình tự các công việc thẩm định dự toán và thẩm định quyết toán thủ công sử dụng máy
tính cá nhân bao gồm:
Bước 1: Tính tiên lượng công việc

Bước 2: Tính dự toán chi tiết
Bước 3: Phân tích vật tư và tính chênh lệch giá vật tư
Bước 4: Tổng hợp kinh phí.
Do số lượng các dự án hàng năm khoảng từ 1.200 đến 1.500 dự án, nếu phân bổ
cho số cán bộ hiện có của doanh nghiệp thì mỗi người phải thực hiện từ 45 đến 50 dự án,
điều này không thể thực hiện được. Vì vậy hàng năm Tập đoàn phải thuê các doanh
nghiệp tư vấn về đầu tư xây dựng cơ bản và các doanh nghiệp kiểm toán thẩm định dự
toán và thẩm định quyết toán với lượng kinh phí dự tính là 15 tỷ đồng.
Hiện nay công tác tin học hoá các quá trình quản lý, các phần mềm sử dụng lập dự
toán, và quyết toán các công trình xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực BCVT ngày càng phát
triển, đã rút ngắn khoảng cách về thời gian và đạt mức chính xác cao.
13
Do đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ tin học cao, có chuyên môn tốt, ham học hỏi tìm
kiếm công nghệ mới. Doanh nghiệp quyết định ứng dụng tin học trong công tác quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên hãy đưa ra các vấn đề cần thiết để tiếp nhận và
hoàn thiện chuyển giao công nghệ phần mềm quản lý.
Lập dự án chuyển giao công nghệ giữa các bên
14
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 8
Doanh nghiệp Pin Hà Nội, có dây chuyền thiết bị công nghệ lạc hậu, không đồng
bộ, dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao.
Để thay đổi quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp dự kiến nhập dây chuyền thiết
bị công nghệ tiên tiến cùng bí quyết công nghệ của Trung Quốc.
Để đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển giao công nghệ mới so với công nghệ
cũ yêu cầu bộ phân tiếp nhận công nghệ thực hiện các công việc sau:
− Phân tích thực trang công nghệ của doanh nghiệp
− Phân tích công nghệ mới và ảnh hưởng của nó
− Đánh giá quá trình chuyển giao công nghệ
15

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 9
Lixăng là giấy phép do người có thẩm quyền cấp để hoạt động kinh doanh,
hành nghề, nếu không có là vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Giấy phép lái xe cho phép người có giấy phép được lái xe, còn người không
có giấy phép thì không được lái.
Trong kinh doanh quốc tế, ai sẽ cần cấp giấy phép và cần để làm gì. Và ai sẽ là
người có thẩm quyền cấp giấy phép?
Mọi “nhãn hiệu hàng hoá” và quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó thuộc độc
quyền của một người. Người khác sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó là vi phạm pháp luật.
Nhưng nếu người có quyền ssử dụng nhãn hiệu hàng hoá cho phép người khác sử dụng
nhãn hiệu hàng hoá của mình thì điều gì sẽ xảy ra?
Trong trường hợp này, người có quyền sử dụng nhãn mác trở thành “Bên giao”
lixăng và người được nhận quyền sử dụng nhãn mác trở thành “Bên nhận” lixăng.
I/ Tình huống 1
Nokia là doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động cao cấp loại bỏ túi. Một doanh
nghiệp khác ở Anh là Online muốn mua công nghệ sản xuất loại điện thoại này, họ lập kế
hoạch sản xuất điện thoại kiểu dáng tương tự nhưng bán với giá rẻ hơn ở Anh và các
nước lân cận.
Họ muốn các sản phẩm của họ sản xuất ra đều được mang nhãn hiệu hàng hoá của
Nokia. Trong khi đó doanh nghiệp điện thoại Nokia trả lời là không được phép sử dụng
nhãn hiệu của họ. Doanh nghiệp Online có thể dùng nhãn hiệu hàng hoá điện thoại Nokia
với điều kiện sản xuất các sản phẩm điện thoại theo thiết kế và tiêu chuẩn của doanh
nghiệp Nokia, hoặc doanh nghiệp sản xuất điện thoại theo thiết kế và tiêu chuẩn riêng của
mình sử dụng tên gọi khác.
Vậy trong trường hợp doanh nghiệp Online vừa muốn sử dụng nhãn hiệu Nokia,
vừa muốn có sản phẩm do mình thiết kế thì phải làm gì? Hãy phân tích quyền lợi và trách
nhiệm các bên khi tham gia đàm phán ký kết hợp đồng.
II/ Tình huống 2
Heniken là một doanh ghiệp sản xuất bia có tiếng và tiêu thụ tốt trên thị trường thế
giới. Doanh nghiệp quản cáo liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Doanh nghiệp bia Halida Việt nam quyết định mua công nghệ sản xuất loại bia
trên. Quá trình đàm phán nảy sinh vấn đề: có nên nhận công nghệ trọn gói bao gồm cả
cấp lixăng nhãn hiệu hàng hoá không.
Hãy tham khảo cuộc gặp gỡ đàm phán giữa hai doanh nghiệp:
16
1. Doanh nghiệp bia Heniken: Chúng tôi muốn các ngài trả 250.000 đô la cho một
năm sử dụng nhãn hiệu hàng hoá.
2. Doanh nghiệp bia Halida: Khoản tiền đó là quá nhiều so với số tiền chúng tôi có
thể thu được từ việc sử dụng nhãn hiệu bia Heniken.
3. Doanh nghiệp bia Heniken : Nhãn hiệu bia Heniken đã được nhiều người biết và
tin dùng, chỉ cần nghe tên mọi người đã biết đến chất lượng.
4. Doanh nghiệp bia Halida: Chúng tôi nghĩ nhãn hiệu, tên tuổi chỉ là để phân biệt
các loại bia với nhau thôi, chứ nó không có ý nghĩa to lớn trong việc tiêu thụ.
5. Doanh nghiệp bia Heniken: Có rất nhiều loại bia nhưng không phải bia nào cũng
được người tiêu dùng lựa chọn, yêu thích. Heniken được quảng cáo rộng rãi và chất
lượng thì đã được người tiêu dùng bình chọn qua nhiều năm sử dụng.
6. Doanh nghiệp bia Halida: Chúng tôi chấp nhận lixăng nếu các ngài khẳng định
doanh thu của chúng tôi trong năm tăng lên vượt con số 250.000 đô la.
7. Doanh nghiệp bia Heniken: Nếu các ngài sử dụng nhãn hiệu của chúng tôi, chúng
tôi sẽ kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ. Điều đó làm hạn chế sự tự do của các ngài,
nhưng nó là sự sống còn của doanh nghiệp chúng tôi.
Doanh nghiệp bia Halida: Chúng tôi chấp nhận yêu cầu của quý doanh nghiệp, sự
thực khi tiếp xúc công nghệ mới còn nhiều bỡ ngỡ thì việc kiểm soát chất lương của các
ngài sẽ giúp chúng tôi giải quyết rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu.
Anh/chị hãy đưa ra ý kiến của mình nếu anh/ chị là :
− Đại diện doanh nghiệp bia Heniken
− Hoặc đại diện doanh nghiệp bia Halida.
17
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 10
Nhãn hiệu hàng hoá là một vấn đề lớn trong kinh doanh, nó là tài sản có giá

trị và được pháp luật bảo hộ. Người chủ sở hữu nhãn hiện có thể cấm người khác sử
dụng nhãn hiệu của họ.
1. Nhãn hiệu được đăng ký thì người đăng ký nhãn hiệu là người sử dụng đầu tiên.
2. Nếu một doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài thì phải
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đó ở nước mình trước.
3. Nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký có thể bao gồm biểu tượng ®. Biểu tượng
này là sự cảnh bảo đối với những kẻ xâm phạm.
4. Những kẻ xâm phạm nhãn hiệu sẽ phải bồi thường một khoản tiền thiệt hại.
Tình huống
Doanh nghiệp vàng bạc đã quá JSC của Việt Nam muốn thành lập chi nhánh ở
nước Mỹ mang tên JSC- American để bán các sản phẩm của họ.
Sản phẩm mang tên JSC- American được đóng nhãn hiệu trên sản phẩm. Nhãn
hiệu này không được đăng ký.
Ở Mỹ, doanh nghiệp tìm thấy đồ trang sức giả với nhãn hiệu hàng hoá của họ.
Trong trường hợp này luật pháp có bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp
JSC- American không?
18
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 11
Bằng sáng chế là một văn bản cấp cho một quyền hay một đặc quyền. Bằng
sáng chế làm cho người sở hữu nó có quyền khai thác thu lợi từ sáng chế, và người
khác sử dụng là bất hợp pháp.
Theo luật của WIPO quy định.
1- Quyền của người có bằng sáng chế:
− Sử dụng hợp pháp để chống lại bất cứ ai sử dụng bằng sáng chế mà không được
phép trong thời gian bảo hộ
− Có quyền chuyển nhượng, bán bằng sáng chế hoăch cho thừa kế.
− Cấp Lixăng cho người khác.
2- Trách nhiệm của người có bằng sáng chế.
− Bộc lộ hoàn toàn sáng chế cho công chúng, không chỉ bản thân sáng chế mà còn
cả cách sử dụng chúng.

− Sử dụng sáng chế ở nước đã đăng ký bằng sáng chế.
− Hoàn thành tất cả các thủ tục hành chính và các yếu cầu pháp lý.
I/ Tình huống 1
Doanh nghiệp thực phẩm đa quốc gia Visan của Việt Nam có bằng sáng chế về
quy trình bảo quản thực phẩm đông lạnh hút chân không. Doanh nghiệp đã nhận bằng
sáng chế cho quy trình mới tại Anh (ở Anh có Luật sáng chế dựa trên mẫu luật của
WIPO)
Doanh nghiệp không có kế hoạch sử dụng quy trình công nghệ mới này tại Anh.
Doanh nghiệp chỉ nộp đơn xin bằng sáng chế ở các nước có ngành công nghiệp đóng đồ
hộp phát triển.
Thời gian 5 năm trôi qua doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng quy trình công nghệ này
ở Anh. Vậy theo các điều khoản của luật WIPO thì các việc doanh nghiệp làm là đúng
hay sai:
− Việc nộp đơn xin bằng sáng chế mà không có ý định sử dụng thì có hợp pháp
không?
− Nếu một doanh nghiệp ở Anh bắt đầu sử dụng quy trình của doanh nghiệp thực
phẩm Visan một năm sau khi cấp bằng sáng chế thì doanh nghiệp visan có thể đưa ra toà
để yêu cầu cấm sử dụng không?
19
− Doanh nghiệp thực phẩm Visan có thể bán bằng sáng chế của họ cho doanh
nghiệp ở Anh không?
− Doanh nghiệp thực phẩm Visan có thể cấp Lixăng cho doanh nghiệp ở Anh
không?
− Theo luật sau 2 năm doanh nghiệp thực phẩm Visan mới hoàn thành các trách
nhiệm của họ có được không?
− Theo luật, sau 6 năm doanh nghiệp thực phẩm Visan mới hoàn thành các trách
nhiệm của họ có được không?
II/ Tình huống 2
Jonh Smith là kỹ sư chế tạo máy, Ông đã nghiên cứu ra một loại máy mới có khả
năng tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ông Jonh Smith dự kiến xin cấp bằng sáng chế cho loại máy của mình ở Mỹ và
các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh. Ông sự kiến kết hợp với một nhà máy sản
xuất ra loại máy này. Vì vậy ông đưa ra 5 phương án lựa chọn sau đây:
− Ông có thể xin bằng sáng chế ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Khi đó
ông có thể nhập khẩu máy của Ông vào các nước này và bán chúng.
− Ông có thể xin bằng sáng chế ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Khi đó
Ông có thể cấp Lixăng cho các nhà sản xuất tại địa phương ở cacs nước sản xuất loại máy
của ông.
− Ông có thể xin bằng sáng chế ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Khi đó
Ông có thể tự sản xuất máy của Ông ở từng nước.
− Ông có thể xin bằng sáng chế ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Điều đó
giúp Ông chống lịa tệ ăn cắp phát minh của Ông tại nược này. Khi đó Ông có thể không
cần sử dụng bằng sáng chế.
− Ông ta dự kiến ở từng nước đang phát triển, chi phí nộp đơn cho việc cấp Lixăng
bằng sáng chế là cao, trong khi lợi nhuận tiềm năng thì nhỏ, ở một số nước Ông sẽ thu
được lợi nhuận, ở một số nước Ông chỉ hoà vốn, ở một số nước ông sẽ bị lỗ. Vì vậy Ông
quyết định không nộp đơn xin bất cứ bằng sáng chế nào ở các nước đang phát triển.
Giả sử tất cả các nước đều sử dụng luật WIPO
Anh/ Chị hãy đưa ra lời khuyên giúp ông Smith lựa chọn
− Phương án tối ưu nhất cho mình
− Phương án tốt nhất cho các nước đang phát triển.
20
BÀI TẬP NHÓM
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ ?
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đổi mới công nghệ ở các doanh
nghiệp
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường công nghệ
4. Anh/ chị hãy tiến hành đánh giá công nghệ ở doanh nghiệp mình (DNBC,VT) để
a/ Phát hiện dịch vụ hay sản phẩm mới còn tiềm tàng
b/ Đánh giá phương pháp kinh doanh nới, tạo sức mạnh kinh tế mới.

c/ Đánh giá kết quả đổi mới doanh nghiệp, thay đổi thị trường
5. Phân tích tác động của đổi mới công nghệ đối với
a/ Nền kinh tế
b/ Đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Và cho ví dụ minh hoạ cụ thể
6. Anh chị hãy phân tích thực trạng hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực
công nghệ ? đưa ra một số tồn tại, hướng khắc phục những tồn tại đó ?
21

×