Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tinh
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn.
(Ký và ghi rõ họ tên)
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Bảng ký hiệu viết tắt
VKD : vốn kinh doanh
VCĐ: vốn cố định
VLĐ: vốn lưu động
TSCĐ: vốn cố định
KHTSCĐ: khấu hao tài sản cố đinh
SPSXKDDD: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp
nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng;
vốn chính là tiền đề của sản xuất lưu động, song việc sử dụng vốn như thế nào
để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi
doanh nghiệp. Vì vậy với bất cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn sản
xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả của
nó mang lại.
Trong các doanh nghiệp Vốn kinh doanh là một bộ phận quan trọng
của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất nói chung, quy mô của Vốn kinh
doanh trình độ quản lý, sử dụng Vốn kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng
quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do ở một vị
trí then chốt như vậy nên việc quản lý sử dụng Vốn lưu động được coi là một
trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp .
Từ việc nhận thức về tầm quan trọng của vốn sản xuất nói chung và
Vốn kinh doanh nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như thấy
được vai trò quan trọng của việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý và
sử dụng Vốn kinh doanh đối với Công ty cổ phần Công nghệ nền móng và
Xây dựng cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác. Qua thời gian thực
tập ở Công ty cổ phần Công nghệ nền móng và Xây dựng được sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo PGS.TS Vũ Công Ty, sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị
phòng Tài chính kế toán của công ty cổ phần Công nghệ nền móng và xây
dựng em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp với đề tài " Giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần
Công nghệ nền móng và Xây dựng ".
2. Mục đích nghiên cứu :
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức, quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh
doanh tại Công ty cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng. Chỉ ra những
kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại của công ty.
- Đề xuất giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vốn lưu
động tại công ty cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng.
3. Đối tượng và phạm vi nghien cứu:
-Đối tượng nghiên cứu : vốn kinh doanh của công ty Cổ phần công nghệ nền
móng và xây dựng.
-Phạm vi nghiên cứu : thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng
VKD của công ty.
4. Kết cấu đề tài :
Về mặt kết cấu đề tài, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1 : Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Công nghệ
nền móng và Xây dựng.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và
sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Công nghệ nền móng và Xây
dựng.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
CHUƠNG 1:VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH.
1.1 Vốn kinh doanh.
1.1.1 Khái niệm , đặc điểm vốn kinh doanh.
1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản suất
kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau : sức lao
động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi
hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và
điều kiện kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và
chuyển hoá từ hình thái ban đầu là tiên sang hình thái hiện vật và cuối cùng
lại trở về hình thái ban đầu là tiền ,đây chính là quá trình tuần hoàn vốn của
doanh nghiệp. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
diễn ra liên tục, không ngừng. Do đó, sự tuần hoàn của vốn kinh doanh cũng
diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tíh chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của
vốn kinh doanh, và chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của
ngành kinh doanh.
Nh vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản
suất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Vốn kinh doanh là yếu tố không thẻ thiếu đối với sự ra đời của
doanh nghiệp mà nó còn là một trog nhưng yếu giữ vai trò quyết định trong
quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Vốn trong kinh doanh ngoài biểu hiện bằng tiền nó còn được biểu hiện
bằng hiện vật nh nhà cửa, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hoá…Tuy nhiên
không phải tiền nào cũng được coi là vốn. Tiền và hàng hoá chỉ được coi là
vốn khi chóng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và tạo ra thêm giá
trị. Vậy tiền muốn được gọi là vốn phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định. nói khác đi
tiền phải được đảm bảo bởi một lượng tài sản thực.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
- Tiền phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định, đủ để tiến
hành kinh doanh.
- Khi đã có đủ về lượng tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh
lời.
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn kinh doanh :
Vốn kinh doanh có một số đặc điểm chính nh sau:
+ Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị tiền tệ của tài sản tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như nhà cửa, máy móc, thiết bị sản
xuất…
+ Vốn phải được tích tụ tập trung thành một lượng nhất định mới có
thể phát huy được tác dụng, mới có thể giúp doanh nghiệp thực hiện sản xuất
kinh doanh.
+ Vốn phải vận động sinh lời. vốn chủ yếu được biểu hiện dưới dạng
tiền tệ, nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. muốn tiền thực sự trở thành
vốn thì tiền đó phải vận động vì mục đích sinh lời. Trong quá trình vận động,
vốn sẽ thay đổi hình thái khác nhau tuỳ từng giai đoạn nhưng bắt đầu và kết
thúc vẫn phải là tiền.
+ Vốn có giá trị về mặt thời gian. điều này có nghĩa là tại những thời
điểm khác nhau thì sức mua của đồng tiền khác nhau. Có sự khác nhau nh vậy
là do ảnh hưởng của các yếu tố nh: lạm phát, giá cả, cạnh tranh, khủng
hoảng…
+ Vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định. Nhưng đôi khi người sử
dụng vốn và người sở hữu vốn không phải là một do sự tách biệt giữa quyền
sử dụng và quyền sở hữu. Trong trường hợp người sử dụng vốn và người sở
hữu không phải là một thì khi đó người sử dụng vốn phải trả cho người sở
hũu một khoản tiền nhất định cho việc sử dụng vốn.
+ Vốn là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế. Tại những
thời điểm khác nhau quyền sở hữu và quyền sử dụng có thể tách rời nhau.
Điều này có thể giải thích nh sau: Trong xã hội tại một thời điểm sẽ có những
chủ thể tạm thời thừa vốn và những chủ thể tạm thời thiếu vốn. Họ sẽ gặp
nhau trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chủ thể thứ ba để giải quyết nhu cầu
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
vốn của chủ thể thiếu vốn và tạo ra thu nhập cho chu thể thừa vốn.
Và nh vậy là chủ thể thiếu vốn sẽ nắm giữ quyền sử dụng trong khi chủ thể
thừa vốn vẫn giữ quyền sở hữu.
1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh.
Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển khi tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh, có thể chia vốn kinh doanh thành hai loại: Vốn cố định và vốn
lưu động.
1.1.2.1. Vốn cố định của doanh nghiệp
* Khái niệm vốn cố định:
Trong nền kinh tế thị trường để có được các tài sản cố định cần thiết
cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải đầu tư ứng trước một lượng vốn
tiền tệ nhất định, lượng vốn tiền tệ này được gọi là vốn cố định của doanh
nghiệp.
Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn doanh nghiệp ứng ra để
hình thành nên tài sản cố định.
* Đặc điểm chu chuyển của vốn cố định
Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố
định nên qui mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến qui mô, tính
đồng bộ của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang thiết bị kỹ
thuật và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nhưng ngược lại đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định lại chi phối rất
lớn đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Có thể khái quát
những đặc điểm chủ yếu chu chuyển của vốn cố định trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp như sau:
Một là, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố
định chu chuyển giá trị dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức
chi phí khấu hao tương ứng với phần hao mòn tài sản cố định.
Hai là, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Điều này
do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ kinh
doanh quyết định.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Ba là,vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản
xuất được tài sản cố định về mặt giá trị-tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao tài
sản cố định.
Những đặc điểm về vốn cố định đòi hỏi nhà quản lý phải biết kết hợp
giữa quản lý theo giá trị và quản lý hình thái hiện vật của các tài sản cố định
của doanh nghiệp, nhưng tài sản cố định lại có rất nhiều loại mỗi loại lại có
những đặc điểm riêng. Để phục vụ cho nhu cầu quản lý tài sản cố định cũng
như quản lý tốt vốn cố định doanh nghiệp cần tiến hành phân loại tài sản cố
định. Thông thường tài sản cố định được chia thành ( phân chia theo hình thái
biểu hiện và công dụng kinh tế ):
- Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái
vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: nhà
xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật
chất nhưng xác định được giá trị như: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa,
bản quyền, bằng phát minh
1.1.2.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp:
* Khái niệm vốn lưu động:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định doanh nghiệp
cần phải có các tài sản lưu động nhưng để có được tài sản lưu động doanh
nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số
vốn này gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu
động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra
thường xuyên liên tục.
Vốn lưu động chu chuyển toàn bộ giá trị trong một lần và được bù đắp
toàn bộ khi doanh nghiệp kết thúc chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động cũng
hoàn thành một vòng chu chuyển sau mét chu kỳ kinh doanh.
* Đặc điểm của vốn lưu động
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
T rong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối
bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi
hình thái biểu hiện.
Thứ hai, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và
được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Thứ ba, vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mét chu kỳ
kinh doanh.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần quản lý tốt vốn lưu
động nhưng để quản lý tốt vốn lưu động cần phải phân loại vốn lưu động.
Thông thường vốn lưu động được chia thành ( theo hình thái biểu hiện và tinh
hoán tệ)::
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu
- Vốn về hàng tồn kho
Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việ xem xét đanh giá
mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, và tìm ra các
giải pháp phát huy choc năng thành phần vốn và để đưa ra định hướng điều
chỉnh hợp lý có hiệu quả.
1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh:
Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phải có một lượng vốn nhất định. vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau nên lựa chọn cơ cấu nguồn vốn như thế nào để vừa đáp ứng được nhu
cầu vốn vừa giảm được chi phí sử dụng, đảm bảo an toàn về mặt tài chính thì
không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. do đó đòi hỏi chúng ta phải
phân biệt rõ các loại nguồn vốn của doanh nghiệp.
Căn cứ vào nguồn hình thành thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp được
hình thành từ 2 nguồn : Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn tín dụng:
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
1.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu.
Đối với một doanh nghiệp, quy mô vốn lớn hay nhỏ là rất quan trọng.
Tuy nhiên, kết cấu nguồn vốn như thế nào để mang lại hiệu quả nhất là điều
mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm đầu tiên. Nguồn vốn của
doanh nghiệp thể hiện quyền sở hữu và trách nhiệm pháp lý của người chủ về
các tài sản hiện có của doanh nghiệp, Vốn chủ sở hữu được tạo nên từ các
nguồn sau:
Thứ nhất, Vốn ban đầu của chủ sở hữu: Là số tiền đóng góp của các
nhà đầu tư, người chủ sở hữu của doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào loại hình
của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Nguồn vốn chủ sở hữu do Nhà nước
(NSNN) cấp phát nên được gọi là vốn ngân sách Nhà nước.
Đối với công ty cổ phần: Nguồn vốn này được biểu hiện dưới hình thức
vốn cổ phần, vốn này do người sang lập công ty phát hành cổ phiếu để huy
động thông qua bán các cổ phiếu đó.
Đối với doanh nghiệp liên doanh: Nguồn vốn này được biểu hiện dưới
hình thức vốn liên doanh, vốn này được hình thành do sự đóng góp giữa các
chủ đầu tư hoặc các doanh nghiệp để hình thành các doanh nghiệp mới…
Thứ hai, Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: Là số vốn được bổ sung hàng
năm từ lợi nhuận hoặc từ các quỹ của doanh nghiệp. Ngoài ra cần phải kể đến
số vốn do chủ sở hữu bổ sung mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại tài
sản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự trữ, chênh lệch tỷ giá, quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
1.2.2 Nguồn vốn tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường, ngoài vốn chủ sở hữu nguồn vốn tín dụng
vẫn luôn được coi là nguồn vốn quan trọng thường xuyên và hiệu quả đối với
hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Vốn vay có ý nghĩa quan trọng trong tài trợ các nhu cầu bổ sung cho
việc mở rộng và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, việc sử
dụng vốn vay thường chịu áp lực lớn dưới sự giám sát tính hiệu quả của tổ
chức tín dụng nên hiệu quả sử dụng vốn vay thường rất cao. Nguồn vốn tín
dụng được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
Một là, Vốn tín dụng ngân hàng: Là khoản vốn mà các doanh nghiệp
vay các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm hay các tổ
chức kinh doanh khác theo nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi vay theo thời gian
nhất định.
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng quan trọng nhất. Việc sử
dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu VLĐ không chỉ
giúp cho doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn về vốn mà còn có tác
dụng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn tín
dụng này hiệu quả, doanh nghiệp cần phải phân tích đánh giá khi quyết định
sử dụng nguồn vốn này, đặc biệt là việc lựa chọn ngân hàng cho vay, khả
năng trả nợ và chi phí sử dụng vốn từ các ngân hàng.
Hai là, Vốn tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là quan hệ tín
dụng giữa các nhà doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng
hóa, mua bán trả góp, trả chậm hàng hóa. Quy mô của nguồn vốn tín dụng
thương mại phụ thuộc vào số lượng hàng hóa dịch vụ mua chịu và thời hạn
mua chịu. Thời hạn mua chịu càng dài thì nguồn vốn tín dụng thương mại
càng lớn.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Ba là, Vốn chiếm dụng của các đối tượng khác: Bao gồm các khoản
phải trả các bộ công nhân viên, phải trả thuế và các khoản phải nộp ngân sách
Nhà nước nhưng chưa đến hạn phải trả, phải nộp hay các khoản tiền đặt cọc.
Mặc dù doanh nghiệp có quyền sử dụng số vốn này vào các hoạt động kinh
doanh mà không phải trả lãi, nhưng nguồn vốn này không lớn và không có kế
hoạch trước, mà chỉ đáp ứng VLĐ tạm thời.
Bốn là, Vốn do phát hành trái phiếu: Là nguồn vốn doanh nghiệp thu
hút được do phát hành trái phiếu ngắn hạn ra thị trường nhằm thu hút được
các nguồn tiền tạm thời trong xã hội. Việc phát hành trái phiếu cho phép phân
phối rộng rãi, tránh được các ràng buộc của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên,
không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể phát hành trái phiếu.
Nh vậy, trong nền kinh tế thị trường, VLĐ được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau, bằng các hình thức huy động rất đa dạng và phong phú.
Mỗi hình thức có ưu điểm, nhược điểm nhất định. Vì vậy các nhà quản trị tài
chính cần phải lựa chọn các phương pháp và hình thức huy động thích hợp
nhất đảm bảo hiệu quả với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp
kinh doanh là thu đượi lợi nhuận cao. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
cũng là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh.
Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện ở số lợi nhuẩn
doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn kinh
doanh. Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của
quá trình phói hợp tổ chức đảm bảo vốn và sử dụng vốn cố định, vốn lưa động
của doanh nghiệp.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Để dỏnh giỏ đầy đủ hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần phải xem
xét hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc độ khóc độ khác nhau, sử dụng nhiốu
chi tiết khác nhau để đánh giá mứuc sinh lời của đồng vốn kinh doanh.
1.3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh.
Vòng quay toàn bộ
VKD
=
Doanh thu thuần
VKD bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ luân chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần. Chỉ tiêu này đạt cao,
hiệu suất sử dụngVKD càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
trước lãi vay và thuế trên VKD
=
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của VKD, không tính đến ảnh
hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc VKD.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD :
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
trước thuế vkd
=
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng VKD trong kỳ có khả năng sinh lời ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD.
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
sau thuế vkd
=
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh, mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu
=
Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
1.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Tốc độ luân chuyển VLĐ: phản ánh hiệu suất của sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng
vốn càng cao và ngược lại. chỉ tiêu này được đo bằng 2 chỉ tiêu là số lần luân
chuyển VLĐ( vòng quay VLĐ ) và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
- Số lần luân chuyển VLĐ ( hay số vòng quay vốn lưu động )
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Vòng quay VLĐ =
số dư bình quân VLĐ trong kỳ
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong năm = Doanh thu thuần
Số dư VLĐ bình quân được tính như sau:
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
VLĐ bình quân
trong kỳ
=
VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ
2
Chỉ tiêu phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ
thực hiện được trong 1 thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm)
- Kỳ luân chuyển VLĐ
Số ngày trong kỳ
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số vòng quay VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện
được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian của một vòng quay của VLĐ
trong kỳ.
- Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn :
V
TK
= (K
1
–K
0
)
Trong đó:
V
TK
: số VLĐ có thể tiết kiệm hay phải tăng thêm do ảnh hưởng của tốc độ
luân chuyển VLĐ kỳ so sánh với kỳ gốc.
M
1
: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh ( kỳ kế hoạch)
K
1
:
là số ngày một vòng quay VLĐ kỳ so sánh
K
0
: là số ngày một vòng quay VLĐ kỳ gốc
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ ở kỳ so sánh so với kỳ gốc.
- Hàm lượng VLĐ :
Số VLĐ bình quân
Hàm lượng VLĐ =
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần
bao nhiêu VLĐ.
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ :
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập).
1.3.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCD).
- Hiệu suất sử dụng VCĐ
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần trong kỳ
VCĐ
=
số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tham gia trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần .
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần trong kỳ
TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần.
- Hệ sè huy động VCĐ.
Hệ sè huy động VCĐ đang sử dụng trong kỳ
VCĐ
=
VCĐ hiện có của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt
động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Hệ sè hao mòn TSCĐ.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Hệ sè hao mòn Số tiền khấu hao luỹ kế TSCĐ ở thời điểm đánh giá
TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh
nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của
TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá.
- Hệ số hàm lượng VCĐ.
số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Hàm lượng VCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần
trong kỳ. Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.
1.4 Các nhân tố tác dộng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.4.1 Các nhân tố khách quan .
- Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước : Trong điều kiện
kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các doanh
nghiệp được tự do ra đời, hoạt động và phát triển trong khuôn khổ pháp luật.
Nếu cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế phù hợp, thuận lợi sẽ thúc đẩy
các doanh nghiệp phát triển nhưng ngược lại chỉ cần 1 sù thay đổi nhỏ của
Nhà nước trong cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế cũng có thể gây ra
tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.
- Tác động của nền kinh tế : các yếu tố làm phát , sự biến động của giá cả
trên thị trường, tình trạng của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có những điều chỉnh hợp
lý để thích nghi với điều kiện thị trường.
- Tác động của khoa học công nghệ : Sự phát triển nhanh chóng của
khoa học và công nghệ đã dẫn đến hao mòn vô hình của TSCĐ. Khoa học
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
công nghệ càng phát triển nhanh thì việc đưa ra các máy móc hiện đại càng
được rút ngắn, những máy móc này sẽ nhanh chóng thay thế các máy móc
vừa được mua mới và làm cho chóng nhanh mất đi giá trị, dẫn đến mất vốn
kinh doanh. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh
nghiệp.
- Môi trường chính trị -văn hoá- xã hội: Chế độ chính trị quyết định
nhiều đến cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hoá, xã hội như phong tục
tập quán, thói quen, sở thích là những đặc trưng của đối tượng phục vụ của
doanh nghiệp do đó gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Cạnh tranh : Do các doanh nghiệp luôn phải chịu ảnh hưởng của sự
cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để tiêu thụ được
sản phẩm của mình thì đòi hỏi các sản phẩm của doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng thêm tính năng cho sản
phẩm kèm theo đó doanh nghiệp còn phải có những chính sách bán hàng ưu
đãi như mua trả góp, trả chậm, bán chịu…Thực hiện những chính sách này
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bị chiếm dụng 1 khoản vốn. Số vốn bị
chiếm dụng càng tăng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ rủi ro về các khoản
nợ khó đòi, dẫn đến thất thoát vốn, làm giảm khả năng thanh toán từ đó làm
giảm hiệu quả sử dụng VKD.
- Những rủi ro bất thường mà doanh nghiệp gặp phải như sự thay đổi
môi trường chính trị, thiên tai, địch hoạ, thị trường không ổn định, thị hiếu
tiêu dùng của dân cư… Tất cả những yếu tố trên đều có những ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vkd của doanh nghiệp.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan.
- Ngành nghề kinh doanh.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Đây là điểm xuất phát của doanh nghiệp, có định hướng phát triển trong
suốt quá trình tồn tại. Một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn buộc
người quản lý phải giải quyết những vấn đề như: cơ cấu vốn , cơ cấu tài sản,
quy mô sản xuất…
- Đầu tư mua sắm TSCĐ như máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất
không đồng bộ, không phù hợp với tình hình thực tế và khả năng thực hành
của công nhân như thiết bị quá hiện đại, công nhân không có đủ trình độ vận
hành hoặc máy móc quá lạc hậu, năng suất kém…điều này dẫn đến tình trạng
thất thoát VCĐ của doanh nghiệp.
- Việc xác định lượng tồn kho nguyên vật liệu không hợp lý, nguyên liệu
kém chất lượng, không phù hợp cho quá trình sản xuất, sản phẩm sản xuất ra
chất lượng kém, không phù hợp với xu hướng tiêu dùng…hàng tồn kho tăng
lên. Từ đó gây ra những khoản chi phí bất hợp lý trong quá trình bảo quản vật
tư, hàng hoá… ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vkd của doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức, năng lực quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp còn
thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD. Một nhà quản trị tài chính biết
huy động và tổ chức sử dụng vốn một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm
cho đồng vốn kinh doanh sinh lời, ngược lại một nhà quản trị tồi sẽ làm cho
đồng vốn kinh doanh giảm hiệu quả thậm chí mất dần chỉ sau vài chu kỳ kinh
doanh.
- Việc lựa chọn cơ cấu vốn bất hợp lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả sử dụng vốn. Cơ cấu vốn hợp lý sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn xuống
mức thấp nhất, bảo toàn được nguồn vốn. Do vậy tăng được hiệu quả sử dụng
vốn.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG
TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NỀN MÓNG VÀ XÂY DUNG.
2.1 Tổng quan về công ty.
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng ( Tên giao dịch
Fountech.JSC)là mét doanh nghiệp được tách ra từ Tổng Công ty Xây dựng
và Phát triển Hạ tầng (LICOGI) - Bộ xây dựng, được thành lập ngày 13 tháng
06 năm 2007, giấy chứng nhận đầu tư sô 0103017899 do ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội cấp ngày 16 tháng 06 năm 2007.Công ty được thành lập
theo luật doanh nghiệp với nguồn vốn 100 % ngoài Quốc doanh huy động từ
các cổ đông. Công ty Cổ phần Công nghệ Nền móng và Xây dựng hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực thi công xử lý Nền Móng các công trình xây dựng dân
dụng và công nghiệp.
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Công nghệ nền móng và Xây dựng.
Tên viết tắt: FOUNTECH.JSC
Trụ sở chính : Tòa nhà 184A – Hoàng Quốc Việt – Từ Liêm – Hà Nội.
Điện thoại : (84) 3 7480017 fax : ( 84 ) 3 7557454
Mã số thuế: 01.022.91083
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh
Theo quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sè
0103017899 ngày 16/06/2007 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
cấp, công ty chủ yếu kinh doanh các ngành nghề nh sau :
- Xử lý nền móng, san lấp mặt bằng các công trình xây dựng dân dụng ,
công nghiệp, giáo thong thuỷ lợi.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
- Thi công cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi.
- Thi công cọc cát, gia cố nền móng đất yếu trong xây dựng dân dụng
công nghiệp,giao thông, thuỷ lợi.
- Xây dựng các công trình dân dụng,c ông nghiệp, nông lâm nghiệp,
thuỷ lợi, cầu, đường, cảng, giao thng vận tải,hệ thống cấp thoát nước, hệ
thống diện chiếu sáng, bưu điện, khu đô thị, khu công nghiêp, khu vui chơi
giải trí, khu du lịch sinh thái, trạm biến thế, đường dây tải điện đến 35KV.
- Thi công, trang trí nội thất các công trình xây dựng.
- Lập dự án, quản lý dự án, lập hồ sơ mời thầu, thẩm định hồ sơ mời
thầu.
- Tư vấn xây dựng ( không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình), thí
nghiệm kiểm tra chất lượng công trình bằng các phương pháp: thí nghiệm
nén tĩnh, siêu âm, PIT, PDA và các phương pháp thí nghiệm khác.
- Kinh doanh máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, công
nghiệp , nông nghiệp, thiết bị văn phòng, thiết bị điện, điện tử, thiết bị tin học,
thiết bị y tế, thiết bị bưu chính viễn thông.
- Dịch vụ bốc xếp giao nhận hang hoá
- Vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá bằng ô tô.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
- Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu.
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá công ty kinh doanh.
Phạm vi kinh doanh và hoạt động của công ty có thể được phát
triển mở rộng hoặc thay đổi do đại hội đồng cổ đông và HĐQT quyết định.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Lun vn tt nghip Hc vin ti chớnh
2.1.3 c im sn xut kinh doanh.
* c im v c s vt cht k thut.
Cụng ty c phn Cụng ngh nn múng v Xõy dng l cụng ty tiờn
phong trong vic ng dng cỏc cụng ngh thi cụng tiờn tin nht trờn th gii
vo cỏc d ỏn: cụng ngh khoan, cụng ngh p ỏ, cụng ngh úng cc, cụng
ngh in chớnh xỏc
Vi hn 3800 mỏy múc thit b hin i thuc 24 loi mỏy múc k thut
chớnh xỏc cao, hin i nh: Mỏy khoan Bauer BG28, mỏy khoan Sany
SR220C, NIPPON SARYO D508 -100M, bỳa úng cc MITSUBISHI
MH3Cụng ty cú nng lc thc hin nhng d ỏn ln, ũi hi chớnh xỏc
cao, ỏp ng nhng tiờu chun xõy dng kht khe nht.
* c im v quy trỡnh cụng ngh.
Ton bộ quy trỡnh cụng ngh sn xut, xõy dng theo s sau:
Quy trỡnh cụng ngh sn xut ca cỏc cụng trỡnh
Trong thi cụng xõy dng, Foundtech.JSC s dng mt s cụng ngh
chớnh nh: cụng ngh thi cụng dựng ng vỏch, cụng ngh thi cụng cc nhi,
cụng ngh to l cc nhi bờ tụng, cụng ngh cc Barret,
* c im th trng u ra.
SV: Nguyn Th Thỳy Phng Lp CQ 46/11.03
Nhận mặt bằng San lấp mặt bằng
Khảo sát thiết kế Tập kết vật liệu
Bàn giao công trình Thi công công trình
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Trong thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, thị trường của
Fountech.JSC ngày càng được mở rộng, Công ty đã gây dựng được uy tín
không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà công ty đang hướng tới khách
hàng nước ngoài. Khách hàng chính của Fountech.jsc là các công ty xi măng,
tổng công ty sông đà, tổng công ty VINACONEX, các doanh nghiệp xây
dựng phát triển hạ tầng, đối tượng khách hàng cần gia công nền móng, xây
dựng công trình
Bên cạnh đó, với năng lực của mình, Fountech.JSC cũng đang tìm kiếm
cơ hội thâm nhập vào thị trường Lào, Campuchia
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến
(một cấp ). Toàn bộ mọi hoạt động của công ty đều chịu sự quản lý thống nhất
của ban giám đốc công ty, còn các phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác
nhau nhưng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hoạt động vì mục tiêu
chung của công ty.
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03
Lun vn tt nghip Hc vin ti chớnh
S t chc b mỏy ca cụng ty
B mỏy qun lý ca cụng ty c t chc t trờn xung di v thc
hin cỏc chc nng chớnh sau:
- i hi ng C ụng :
i hi ng C ụng l c quan quyt nh cao nht ca cụng ty
hoch nh chin lc kinh doanh v phỏt trin ca ton cụng ty, vi chu k
hot ng l 1 nm.
SV: Nguyn Th Thỳy Phng Lp CQ 46/11.03
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm
soát
Giám đốc công
ty
Các phó giám
đốc
Kế toán tr-
ởng
Phòng
tài
chính
kế toán
.phòng
cơ giới
vật t
Phòng
kinh tế
kỹ
thuật
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tổ chức
hành
chính
Các đội
thi
công
cọc cát
Nhà
máy
đúc và
các đội
đúc cọc
BTCT
đội xây
dung
và các
đội
khác
Các đội
ép cọc
Các đội
đóng
cọc
Các đội
thi
công t-
ờng
vây
baret
Các đội
khoan
cọc
nhồi
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
- Hội đồng quản trị: là cơ quan đưa ra các chiến lược, kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong nhiệm kỳ hoạt động của mình, quyết định cơ cấu tổ
chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
- Ban kiểm soát: thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc hoặc
tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Kiểm tra tính hợp
pháp, hợp lý trong quản lý điều hành công ty, trong việc ghi chép sổ sách kế
toán cũng nh trong báo cáo tài chính.
- Giám đốc (Ban giám đốc ): là người điều hành công việc kinh doanh
của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, tổ chức
thực hiện phương án kinh doanh và phương án đầu tư.
Nhiệm vụ của một số phòng ban chủ yếu:
- Phòng tổ chức - hành chính: Đề xuất và triển khai hệ thống bộ máy tổ
chức, soạn thảo ban hành các quy chế, quy định, quyết định liên quan đến
nhân sự. Quản lý các thủ tục pháp lý công ty, quản lý nghiệp vụ hành chính
văn phòng, trang bị văn phòng phẩm, đảm bảo thông tin liên lạc.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Lập dự án vay vốn ngân hàng, lập và thực
hiện giải ngân vốn vay theo tiến trình; quản lý dòng tiền, quản lý các khoản
chi phí sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán về hoạt dộng sản xuất
kinh doanh của công ty.
-Phòng Kinh tế - Kỹ thuật: Tổng hợp xây dựng định hướng hoạt động
và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng đồng bộ các mặt kế
hoạch; kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch vật tư, vật liệu, kế hoạch thiết bị - vật
tư phụ tùng, kế hoạch lao động tiền lương…
SV: Nguyễn Thị Thúy Phượng Lớp CQ 46/11.03