Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bạo lực gia đình – vấn đề bức xúc của toàn xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.93 KB, 17 trang )

Họ và tên : Vũ Thị Huyền Trang
Khoa : Xã hội học – k56
Mã SV : 11030958
XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
Đề bài: Bạo lực gia đình – vấn đề bức xúc của toàn xã hội
Bài Làm
I: Đặt vấn đề
Gia đình là chốn bình lặng của xã hội. Với những bão táp của cuộc
đời, những phức tạp trong quan hệ xã hội , chúng ta vẫn tìm thấy một nơi yên
tĩnh và bình dị nhất, Đó là nơi ta được yêu thương, bao bọc. Tưởng như gia
đình sẽ mãi là nơi tạo sức mạnh cho con người, giúp con người có thêm nghị
lực để bước vào những thử thách trong cuộc sống. Nhưng sự xuất hiện này
càng mạnh mẽ của bạo lực gia đình đã đưa con người vào trạng thái bất ổn thật
sự. Trong những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình có ngày càng có xu hướng
tăng và với những hình thức đa dạng hơn và phức tạp hơn rất nhiều. Vấn đề cần
giải quyết hiện nay là cố gắng hạn chế tối đa nhất nạn bạo lực gia đình để tạo
nên một xã hội bình quyền giữa nam và nữ.
Quan hệ vợ chồng là sợi dây chính để đan kết các mối quan hệ khác, là
một trong những quan hệ cơ bản tạo nên sự tồn tại của một gia đình. Vợ chồng
hòa thuận thì gia đình mới hạnh phúc, từ đó các mặt khác của gia đình mới phát
triển. Nhưng hiện nay, ngoài sự thuận vợ, thuận chồng, êm ấm của nhiều gia
đình thì vẫn còn tình trạng gia đình là “tổ lạnh”, vợ chồng xung đột, xích mích,
cãi cọ, đánh đập, gia đình li tán…
Bạo lực gia đình mà cụ thể là bạo lực trong quan hệ vợ chồng đang là
một trong những vấn nạn không chỉ của riêng mỗi gia đình mà còn là của toàn
xã hội. Sự xuất hiện ngày càng mạnh mẽ của hiện tượng bạo lực trong gia đình
đang đưa con người vào tình trạng bất ổn thực sự, nó kéo theo nhiều hậu quả về
thể chất lẫn tinh thần mà chúng ta không thể lường hết được đối với những nạn
nhân của bạo lực giới.
Bạo lực gia đình trên cơ sở giới đang diễn ra trong nhiều loại hình gia
đình khác nhau (gia đình truyền thống, gia đình hiện đại, gia đình có điều kiện


kinh tế khá giả, gia đình kinh tế khó khăn, gia đình qui mô lớn và gia đình quy
mô nhỏ )
Bạo lực gia đình thường xảy ra nhiều giữa vợ và chồng,giữa bố
mẹ chồng với con dâu,giữa anh chị em trong gia đình,giữa bố mẹ với con
cái.Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì 90%,các trường hợp bạo lực gia đình là
do nam giới ( đa số là chồng ) gây ra cho vợ.Vậy bạo lực gia đình là gì?
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây
tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,tinh thần,kinh tế đối với thành
viên khác trong gia đình”
( khoản 1,Điều 1,Luật phòng chống bạo lực gia đình) ( Quốc Hội
CHXHCNVN 2008b:85)
Trong bài tiểu luận này của tôi,tôi xin đi sâu vào việc tìm hiểu bạo lực
trong gia đình giữa vợ và chồng,để thấy rõ được tính bức xúc của vấn đề.
II: Giải quyết vấn đề
Bạo lực gia đình diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân
biệt trình độ phát triển, không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, giới tính…Nạn
nhân của bạo hành gia đình là bất kể thành viên trong gia đình, nhưng phần lớn
là phụ nữ và trẻ em bởi đây là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Bạo lực
gia đình làm suy giảm chức năng gia đình, gây những tổn hại về vật chất và
tinh thần đối với người bị bạo hành. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn tới nhiều
vấn đề nảy sinh tạo nên sức ép lớn tới cá nhân: chẳng hạn có suy nghĩ muốn tự
tử hay trả thù bằng nhiều cách…
Ở Việt Nam, bạo hành gia đình mới thực sự được quan tâm trong vài
năm trở lại đây bởi lẽ tâm lí người Việt Nam xem bạo lực gia đình là “chuyện
trong nhà”, “chuyện riêng” của mỗi cá nhân, gia đình. Thực tế đời sống xã hội
cho chúng ta thấy bạo lực gia đình đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện
đại cùng với nhịp sống hối hả của quá trình “công nghiệp hóa”, “hiện đại hoá”.
Cuộc khảo sát tại Hà Nội, Phú Thọ và Thái Bình của PGS - TS Lê Thị Quý
cùng các đồng sự cho thấy có gần 40% phụ nữ khi đựơc hỏi thừa nhận có bạo
lực trong gia đình. Tuy nhiên con số này chưa phải là chính xác bởi có điều còn

khó nói hoặc những người được hỏi chưa thành thật trong câu trả lời vì mỗi nơi
có quan niệm khác nhau về bạo hành. Qua đó ta thấy một bộ phận gia đình Việt
Nam đang dần mất đi vai trò quan trọng của nó- nơi xã hội hoá cơ bản, đầu
tiên, nơi hình thành nhân cách của mỗi con người bởi bạo lực gia đình.
Trước tình trạng bạo hành có xu hướng tăng nhanh, Đảng và Nhà nước ta đã nắm
bắt tình hình, xây dựng Luật chống bạo lực gia đình, bảo vệ quyền lợi cho những nạn nhân
chịu hậu quả của bạo lực gia đình và có hình thức thích đáng với những kẻ gây tội. Tháng
11/2007 Quốc Hội đã thông qua luật chống bạo hành gia đình và sẽ chính thức có hiệu lực
vào 1/7/2008. Với sự giúp đỡ của Luật pháp và những cơ quan đoàn thể có tổ chức, chúng ta
hi vọng BLGĐ ở Việt Nam sẽ sớm được khắc phục.
Ở nước ta vấn đề Giới- BLGĐ đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Các công
trình nghiên cứu hầu hết đều đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân của nạn bạo lực trong
gia đình, đưa ra một số kiến nghị giải pháp khắc phục tình trạng trên. Những nghiên cứu đó
đã góp phần đánh giá đúng tình trạng bạo lực trong gia đình hiện nay, giúp chúng ta có một
cái nhìn tổng quan hơn đối với vấn đề này từ đó có cách đánh giá và nhìn nhận đúng đắn,
nâng cao nhận thức góp phần đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình. Năm 1994, TS Lê Thị Quý
đã có bài viết “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” trên tạp chí Khoa học và Phụ nữ trong đó nêu
lên 5 nguyên nhân chính của bạo hành gia đình: kinh tế- nhận thức- văn hoá- xã hội- sức khoẻ
và nguyên nhân về phía Phụ nữ. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn tới bạo lực gia đình
lại là nguyên nhân bất bình dẳng trong quan hệ giới. Ngoài ra, PGS.TS Lê Thị Quý còn có
nhiều công trình nghiên cứu khác như: “Nỗi đau thời đại”(1996) phân tích bạo lực ở hai khía
cạnh: bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được; “Domestic violence in Viet
Nam”(2000) với sự tài trợ của APWLD thực hiện nghiên cứu xã hội học về bạo lực gia đình ở
ngoại thành Hà Nội đưa ra những con số cảnh báo và khẳng định hậu quả của bạo lực gia đình
; “Bạo lực gia đình- một sự sai lệch giá trị”(2007) viết chung với Đặng Vũ Cảnh Linh nêu lên
những lí luận, thực tiễn và những mô hình chống bạo lực hiệu quả.
PGS.TS Hoàng Bá Thịnh- một trong những tác giả đi sâu nghiên cứu Xã hội học
Giới và phát triển cũng đã có nhiều bài viết phản ánh Giới- bạo lực gia đình và cách nhìn
nhận đúng quan điểm giới: “Bạo lực gia đình ở Việt Nam và vai trò của truyền thông đại
chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ” (2005), và các bài viết trên Tạp chí Khoa học và

Phụ nữ, Gia đình và Trẻ em.
Bạo lực giới trong gia đình ở việt nam, cũng như nhiều quốc gia khác
cho đến nay, vẫn được xem là một trong những vấn đề nhạy cảm và thuộc lĩnh
vực riêng tư ( Hoàng Bá Thịnh 2006, Vũ Mạnh Lợi, 1999, 2006). Nghiên cứu
cho thấy, mức độ bạo lực gia đình ở Việt Nam đa dạng theo địa bàn cư trú/
vùng miền. Nghiên cứu của viện khoa học xã hội Việt Nam tại 13 tỉnh và thành
phố với 4175 người ( trong đó 54, 5 % là phụ nữ) cho thấy 21, 2 % phụ nữ nói
rằng họ đã bị chồng mắng chửi và 22,5% nam giới cho rằng họ đã từng mắng
chửi vợ. Gần 6% phụ nữ nói họ đã bị chồng đánh và 4,6% nam giới nói rằng họ
đã từng đánh vợ. Nghiên cứu cũng cho thấy, 12,6% nam giới nói rằng vợ họ đã
chửi mắng họ và 12,7% phụ nữ đã nói rằng họ chửi mắng chồng; 0,7% nam
giới đã bị vợ đánh và 0,5% phụ nữ nói rằng họ đã từng đánh chồng. Nghiên
cứu mới nhất về bạo lực gia đình do trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi
trường trong phát triển phối hợp với ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội
thực hiện tại 6 tỉnh thành phố ( 2009) với 900 đại diện hộ gia đình cùng 54 thảo
luận nhóm và 110 phỏng vấn sâu, cho thấy: ở cấp độ cộng đồng có 7,4% số
người được hỏi cho rằng có hành vi đánh đập trong gia đình; trong khi đó
19,4% đến 27,6% nói rằng có hành vi chửi mắng trong gia đình; về cưỡng ép
tình dục trong hôn nhân có 5% phụ nữ nói thường xuyên bị cưỡng ép tình dục
và 46% nói thỉnh thoảng. Một nghiên cứu trước đó của trung tâm nghiên cứu
giới, gia đình và môi trường trong phát triển( 2000) cho thấy ở vùng nông thôn
có đến 94,4% chồng chửi mắng vợ( Hoàng Bá Thịnh, 2001).
Bạo lực gia đình xảy ra trong xã hội xưa và nó đã kéo dài đến tận
ngày nay với mức độ nhiều hơn,hình thức bạo lực cũng đa dạng hơn
nhiều.Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình thì có tới 9 hành vi bạo lực gia
đình.
1: Hành hạ ngược đãi,đánh đập hoặc hành vi cố ý khác
xâm hại đến sức khỏe,tính mạng
2: Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm đến danh
dự,nhân phẩm.

3: Cô lập xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm
lý gây hậu quả nghiêm trọng.
4: Ngăn cản việc thực hiện quyền,nghĩa vụ trong quan hệ
gia đình giữa ông bà và cháu,giữa cha mẹ và con cái,giữa vợ và chồng.
5: Cưỡng ép tình dục
6: Cưỡng ép tảo hôn,cưỡng chế kết hôn,ly hôn hoặc cản
trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ.
7: Chiếm đoạt,hủy hoại,đập phá hoặc có hành vi khác cố ý
làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung
của các thành viên trong gia đình.
8: Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá
sức,đóng góp tài chính quá khả năng của họ nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc
về tài chính.
9:Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên trong gia đình
ra khỏi chỗ ở.
Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đang có xu
hướng ngày càng gia tăng một cách nghiêm trọng. Năm 1995 trong 10 vụ án
bạo lực đối với phụ nữ nói chung thì chỉ có 1 vụ án nạn nhân là người có quan
hệ gia đình với người phạm tội (tỉ lệ là 10%). Năm 1996 tỉ lệ này là 16% - một
tỉ lệ đáng báo động với các cơ quan bảo vệ pháp luật và toàn xã hội. Đồng thời,
trong thời gian gần đây, bạo lực gia đình trên cơ sở giới đang gia tăng ở những
người trẻ tuổi (từ 20-30), chiếm khoảng 60% các vụ án năm 1997. Dạng phổ
biến nhất (khoảng 60-70% các vụ án) là tình trạng người chồng xâm phạm đến
tính mạng và sức khỏe của người vợ. Không chỉ có vậy, trên phạm vi toàn quốc
cứ 2-3 ngày lại có 1 người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình. Theo toà án
Nhân dân tối cao, riêng năm 2005 các vụ ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình
chiếm tỉ lệ 60,3% Trong 3 tháng đầu năm 2006, số vụ giết người liên quan
đến bạo lực gia đình chiếm tỉ lệ 30, 5% (Theo báo cáo của Bộ Công an) [19;
20].
Bạo lực gia đình thường bắt nguồn từ các mâu thuẫn nhỏ hàng ngày

giữa vợ và chồng và nghiễm nhiên những mâu thuẫn nhỏ đó nếu không được
ngăn cản thì sẽ xảy ra hành động nghiêm trọng hơn đó chính là “ bạo lực gia
đình” .Bạo lực gia đình như chúng ta đã thấy rất nhiều trong cuộc sống,đó có
thể là do những xích mích của vợ chồng,cũng có thể do sự hiểu nhầm,nhưng đa
phần những lần bạo hành không phải do những cái đó,để làm rõ hơn về vấn đề
này ,tôi xin sử dụng lý thuyết mâu thuẫn xung đột. Giả định cơ bản của thuyết
xung đột trong XHH cho rằng mâu thuẫn là tự nhiên và không thể tránh khỏi
trong tất cả các quan hệ tương tác của con người.
Thông thường trong 1 gia đình thì,các nguồn lực được phân chia
khác nhau,thông thường được chia theo số lượng,tuổi và giới giữa các thành
viên.Như một yếu tố tất yếu,sự chênh lệch về nguồn lực trong gia đình dẫn tới
một số thành viên có nhiều nguồn lực hơn các thành viên khác.Sự thiếu công
bằng bằng này dẫn tới xung đột,chủ yếu ở các gia đình có sự cạnh tranh hơn là
những gia đình có sự hợp tác.Đặc biệt là giữa vợ và chồng.Trong một gia đình
người chồng luôn là trụ cột,là người gánh vác,lo liệu mọi việc trong gia
đình,đồng thời họ là người làm ra kinh tế nuôi sống gia đình mình.chính vì thế
đôi lúc họ sẽ cảm thấy mệt mỏi bất lực vì chuyện “ cơm,áo ,gạo ,tiền” lúc nào
cũng vây quanh họ.Từ những chuyện đó đã gây ra cho họ nhiều bực bội mà
người phụ nữ trong gia đình sẽ là nơi để họ trút đi bực bội đó.Trên thực tế lại
thấy rằng khi người vợ làm việc nhà,không được sự giúp đỡ của người
chồng,nhưng cũng không được lời động viên an ủi của người chồn mà ngược
lại còn bị nói bị mắng Việc nhà cỏn con,làm một tí là xong đâu giống như anh
ta,bao nhiêu việc phải lo ngoài xã hội.Nhưng người đàn ông đâu biết rằng việc
gọi là cỏn con đó nó nhiều và phức tạp như thế nào.Ngoài việc cơm nước,nấu
nướng,dọn dẹp,chăm sóc con cái và bố mẹ gia ra,có những người phụ nữ cũng
bận cả những việc ngoài xã hôi.Thay bằng những lời nói ko hay của người đàn
ông trong gia đình thì hãy hành động bằng những việc làm cụ thể để giúp đỡ
người phụ nữ của mình.
Nếu Thạch Sơn (Phú thọ) nổi tiếng với tên gọi làng “ung thư” thì
Kim Liên ( Đà nẵng) nổi tiếng với tên gọi làng “ đánh vợ”.Trên trang mạng

(12/10/2008) đã có 1 vụ việc xảy ra tại phố Kim
Liên,Phường Hòa Hiệp bắc,quận Liên Chiểu,thành phố Đà Nẵng xôn xao về bi
kịch của gia đình anh Trần Trúc Giang – kẻ ngông cuồng cắ cổ vợ,bắt con thơ
40 ngày tuổi,mẹ vợ trên 60 tuổi làm con tin suốt 7 giờ.Sau khi đọc qua về câu
chuyện này thì thấy rằng vụ việc này xảy ra cũng chỉ xuất phát từ 5 chữ “ nhàn
cư vi bất thiện”.Anh Giang vốn dĩ xuất thân là một quân nhân tốt,bố của anh
Giang lại là một Đảng viên ưu tú.Sau khi bố mất thì anh Giang trở thành lao
động chính trong gia đình,gánh nặng gia đình đè nặng lên vai anh,phải chăm
sóc người mẹ già và ba đứa em nhỏ.Nhưng từ ngày có vợ ,anh rời khỏi quân
ngũ,và từ đó anh lâm vào cảnh thất nghiệp,thiếu ăn lại “vô cùng nhàn rỗi”,anh
sinh ra rượu chè trai gái.Hậu quả là đã không làm chủ được bản thân nên đã để
xảy ra tình trạng đáng tiếc trên.
Đây chỉ là một vụ điển hình trong làng Kim Liên,vì tại đây tình
trạng bạo lực gia đình diễn ra thường xuyên trong các gia đình cũng chỉ vì
chuyện cơm áo,gạo tiền,đã thất nghiệp lại còn phải gánh vác gia đình,nên tại
đây đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra,khi hối hận thì cũng đã muộn.
Đây là một minh chứng điển hình cho tình trạng này.Nếu như người
chồng đánh vợ vì lí do mình phải gánh vác quá nhiều việc trong gia đình còn
vợ không phải làm gì thì còn được,nhưng ở đây thì người chồng đánh vợ lại vì
lí do mình qua nhàn rỗi.Ở đây ta lại thấy được rằng bạo lực gia đình còn bắt
nguồn từ cái nhàn rỗi,không có việc làm nữa.Nếu một người có tốt đến đâu mà
không có công ăn việc làm thì sớm hay muộn họ cũng phải tìm đến con đường
cụt để đi.
Gần đây tại số nhà 361 phường Trương Định quận Hoàng Mai,Hà nội
xảy ra 1 vụ việc về bạo lực gia đình vô cùng nghiêm trọng đó chính là “ 2 bố
con hợp lực đánh mẹ đến nhập viện”.Với những lời lẽ cay độc mà người chồng
đã nói với vợ,ông đã xui con trai mình và nói rằng “ đánh chết nó đi để tao
còn lấy vợ mới”sau đó ông cũng nhảy vào cùng con trai đánh vợ mình,trong
khi đó ông mang danh là một giáo viên THCS.Hậu quả đó chính là vợ ông phải
nhập viện vì gãy cổ,Hành vi này được xảy ra liên tục tại gia đình nạn

nhân,nhưng lần này hậu quả nghiêm trọng nhất,hiện nạn nhân đang được nằm
điều trị tại bênh viện Thanh Nhàn.
Đánh vợ có lí do còn bị lên án nhưng đây có nhiều người đánh vợ
không có lí do vì họ cho rằng “ Dạy con từ thuở còn thơ,dạy vợ từ thuở bơ vơ
mới về” Câu thành ngữ này in sâu trong tư tưởng của nhiều thế hệ, nhất là
người đàn ông trong gia đình. Vì vậy, đàn ông tự cho mình có cái quyền được
đánh vợ và coi đó như là một điều hiển nhiên. Còn người phụ nữ thì lại chấp
nhận và cam chịu làm cho đàn ông coi điều đó là đúng.
Có những người đàn ông đánh vợ không có lí do,thích là đánh,đang
ngồi xem tivi vợ đi qua đi lại thấy ngứa mắt cũng đánh,hay chồng sai đi nấu
cơm nhưng chưa làm ngay cũng đánh,việc này xảy ra tại xã Thanh Nê,huyện
Kiến Xương,Thái Bình.Gia đình chị Hoài anh Mừng ngày nào chị vợ cũng
phải chịu cảnh bị chồng đánh với những lí do rất khác như trên.Chị Hoài cao
lớn to khỏe,anh Mừng thì còm nhom cao đến cổ vợ,việc bị chồng bạo hành như
thế là rất phi lí. Nhiều hôm thấy mặt chị Hoài bầm tím, nhiều người
khuyên: “Một mình mày vật được cả con lợn, chồng mày bé tẹo thế kia làm sao
mà không vật được chứ. Đè ra tẩn cho nó một trận để nó chừa thói đánh vợ
đi”. Chị Hoài bảo: “Đã đè ra ghè cổ ông ấy một lần rồi, nhưng từ hôm đó ông
ấy càng hung hơn”…
Bạo lực gia đình trong xã hội ngày nay đang trở nên có tính toàn cầu (
Phạm Thanh Nhiễm 1993; Lê Thị quý 2000) với những hậu quả to lớn đối với
gia đình và xã hội.Ở Việt Nam trong những năm gần đây bạo lực gia đình đã
được sự quan tâm của các cấp chính quyền xong tình trạng này vẫn chưa giảm
bớt,chưa được thừa nhận và công khai chuyện bạo lực trong các gia đình.Nên
việc hạn chế ngăn ngừa bạp lực gia đình đang là một bài toán khó của các cấp
quản lí cũng như của Nhà nước.Vì tính chất của bạo lực gia đình xảy ra giữa
các thành viên trong gia đình có quan hệ thân thiết với nhau( ở đây là giữa vợ
và chồng).
Tiếp tục vấn đề ở xã Thanh Nê vừa nêu trên.GS Lê Thị Quý ( Viện
Nghiên cứu truyền thông và phát triển) cho biết trong một buổi nói chuyện với

15 người chồng của xã bà hỏi “Trong số các anh đây có ai không đánh vợ
không” thì một người trong họ đứng lên nói: “Trừ một người, còn lại tất cả
đều đã đánh vợ”. Tiếp tục hỏi lý do vì sao lại đánh vợ thì hầu hết đều không
đưa ra được lý do gì xác đáng. Họ xem đánh vợ là bình thường vì người chồng
có quyền được “dạy vợ” khi vợ không nghe lời.
Trong một cuộc nghiên cứu, có 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ
đã phải chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác
trong vòng 12 tháng trở lại đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực thể xác –
được đo lường bởi tỷ lệ bạo lực hiện tại – bắt đầu sớm trong mối quan hệ và
giảm dần theo độ tuổi.(Hình1).

Có sự khác biệt giữa các khu vực và trình độ học vấn và với phụ nữ có
trình độ văn hóa thấp hơn thì tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao hơn so với phụ nữ có
trình độ học vấn cao hơn và trong số những phụ nữ bị bạo lực cao hơn thì mức
độ nghiêm trọng của những hành vi bạo lực cũng cao hơn.
"Đánh mình xong, ông ấy lôi mình như một con chó, tóc tai rũ rượi, lôi
từ ngõ lôi vào Ôi giời, ông ấy cầm ghế - cái ghế con để ngồi ăn cơm, hoặc là
ông ấy cầm gạch (để đánh) Ông ấy rút ngay cái dép phang vào mặt, đau ơi là
đau. Tôi chạy nhưng không chạy kịp, ông ấy mới cầm cái ghế ông ấy quăng
vào tôi. Tôi nấp sau cửa nhà thì cái ghế nó đập vào cửa rơi bụp xuống, thế là
hàng xóm người ta nghe thấy, người ta chạy sang. Họ giữ tay ông ấy lại, rồi
bảo tôi là 'mày chạy đi'. Tôi lách người qua cửa chạy đi thì ông ấy ném gạch
theo ". Phụ nữ bị bạo lực tại Hà Nội.
Trong số những phụ nữ đã từng mang thai, tỷ lệ bị bạo lực thể xác
trong ít nhất một lần mang thai là 5% và tỷ lệ bị bạo lực khi đang mang thai
cao nhất ở những phụ nữ chưa từng đến trường
Bạo lực tình dục do chồng gây ra
Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình
dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác. Tương tự như vậy, việc nói về
bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp. Tuy

nhiên, trong các buổi phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã
từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua. Đáng chú ý là bạo
lực tình dục hiện tại không thay đổi nhiều ở những nhóm tuổi khác nhau (tới 50
tuổi) và trình độ học vấn của phụ nữ.
III: Hậu quả của Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với
phụ nữ. Nó không những làm tổn thương về thể xác, tinh thần mà còn
liên quan chặt chẽ đến sự kiểm soát đời sống tình dục cũng như vị trí,
vai trò của phụ nữ .
Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng sâu sắc về mặt tinh thần của người phụ
nữ khiến phụ nữ không yên tâm làm việc, hoặc luôn có cảm giác lo sợ,
buồn bã, muốn tự tử và là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tan
vỡ gia đình.
Theo thống kê chưa đầy đủ ở Mỹ, cứ 100 vụ ly hôn thì có trên
90% là nguyên nhân do bạo hành, tỷ lệ này ở Thái Lan là 76%, Hà Nội
là 51%, TP.
Hồ Chí Minh là 56%.
Những vết thương về thể xác rồi thời gian sẽ qua đi nhưng những tổn thương
về tinh thần của các nạn nhân đâu dễ dàng xóa bỏ và điều này ảnh hưởng tiêu
cực đến đời sống người phụ nữ.
Thương tích do bạo lực
Trong khảo sát, 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực thể xác hoặc
tình dục cho biết đã bị thương tích do hậu quả trực tiếp từ hành vi bạo lực.
Trong số này, 60% cho biết họ bị thương tích hai lần trở lên và 17% bị thương
tích nhiều lần
"Bị bầm dập thì không nói làm gì [không cần phải mua thuốc] nhưng
anh ta còn đánh vào đầu. Ví dụ, anh ta dùng giầy đánh vào đầu tôi. Mà giầy
của anh ta thì rất nặng. Khi anh ta đánh vào đầu tôi, tôi tưởng vỡ óc. Tôi bị
đau khắp vùng xương sọ này. Tôi bảo mẹ tôi là sao con đau quá. Lúc đó còn có
20 ngày nữa là Tết. Mẹ tôi bảo con nằm mà nghỉ ngơi đi. Nhưng lúc đó là mùa

buôn bán cho nên tôi không thể nghỉ được. Mẹ tôi lại bảo hay con đi chụp X-
quang. Nhưng chụp X-quang đắt quá nên tôi không làm. Thành ra chỗ vết
thương của tôi phải đau mất hơn một tháng, cho mãi tới gần đây nó mới hết
đau". (Phụ nữ ở Hà Nội).
Mối liên hệ giữa bạo lực thể xác hoặc tình dục với hậu quả về sức
khỏe
Tất cả phụ nữ trong khảo sát đã trả lời một số câu hỏi về sức khỏe
chung, sức khỏe tâm thần và sức khỏe sinh sản. Trong phần phân tích tình trạng
sức khỏe, những hậu quả này được so sánh giữa những phụ nữ từng bị bạo lực
thể xác hoặc tình dục với những phụ nữ chưa bao giờ bị bạo lực thể xác hoặc
tình dục Phụ nữ từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác cho biết tình trạng sức
khỏe của họ là “kém” hoặc “rất kém”. Phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra có xu
hướng mắc phải những vấn đề về đi lại hoặc thực hiện những hoạt động thường
ngày, bị đau và mất trí nhớ và trầm cảm (được xác định bởi việc chấm điểm
dựa trên bộ câu hỏi gồm 20 câu tự trả lời: SRQ20) và suy nghĩ tiêu cực.
Ngoài ra Bạo lực gia đình bằng vũ lực có thể để lại tàn tật suốt đời,
thậm chí tử vong. Sự đau đớn triền miên về thể xác và tinh thần để lại những
hậu quả nghiêm trọng cho người phụ nữ. Bạo lực gia đình gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng đối với sức khoẻ người phụ nữ, nhiều hậu quả xấu cho cả hai vợ
chồng nhưng phần đông ( chiếm 55%-95%) thường che giấu, không có nơi
lánh nạn và không biết giải bày với ai ( theo "hậu quả của bạo lực tình dục đối
với phụ nữ" của bà Vũ Thị Minh Hạnh, Viện chiến lược và chính sách Y tế).
Rất nhiều phụ nữ đau khổ vì bị sẩy thai do bị hành hung trong thời
gian mang thai: "Sau khi sinh đứa com đầu lòng được 18 tháng thì lúc đó tôi có
thai được khoảng gần 2 tháng. Hôm đó ổng gây lộn từ ngoài đường về nhà,
thằng nhỏ thấy chùm chôm chôm trên bàn thờ đòi ăn, ổng tưởng là tôi bỏ đói
nó, ổng đánh tôi, ổng thụi vào bụng tôi, rồi bỏ đi. một lúc sau tôi thấy đau quá,
rồi cái thai tuột ra. Tôi ở nhà một mình và cũng không biết kêu ai." ( phỏng vấn
của TS Ngô Thị Ngọc); đau khổ vì phải mang thai ngoài ý muốn, lây truyền
bệnh qua đường tình dục hoặc HIV/AIDS Bạo lực tình dục khiến phụ nữ sợ

hãi, đau đớn khi quan hệ tình dục và giảm nhu cầu sinh lý.
Đặc biệt, bạo lực tình dục đã tạo điều kiện cho đại dịch HIV/AIDS lây
lan nhanh hơn. Lần đầu tiên một cuộc hội thảo về mối quan hệ giữa bạo lực
tình dục và HIV/AIDS do Viện nghiên cứu Phát triển xã hội và Trung tâm
nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên
tổ chức đã thu hút được mối quan tâm của nhiều cơ quan và cá nhân( Theo báo
Người lao động, số ra Thứ 5, ngày 10 tháng 4 năm 2008). Hội thảo đặc biệt
nhấn mạnh đến hậu quả và đưa ra một số những giải pháp đối với vấn đề gây
đau đầu dư luận này.
Trong các gia đình hay xảy ra bạo lực, về tâm lí thường căng thẳng,
người vợ luôn tỏ ra sợ sệt, hoặc chống đối, tự vệ khi bị chồng hành hung.
Tại Pháp trong hội nghị Y khoa do viện Nhân đạo Pháp tổ chức( 3 -
2001), GS Roger Henrion trong báo cáo "phụ nữ nạn nhân của bạo lực gia đình
và vai trò của giới y khoa" đã đưa ra kết luận rất đáng báo động, trong số 7000
phụ nữ được điều tra trong độ tuổi từ 25 đến 59, có đến 60% thường xuyên
phải hứng chịu những cú đấm đá, chửi bới, cưỡng dâm. Ngoài những chấn
thương thể xác, các nạn nhân còn bị tổn thương về tinh thần, dẫn đến tình trạng
nghiện rượu, thuốc lá, ma tuý hoặc thuốc an thần. Phụ nữ mang thai dễ bị ảnh
hưởng hơn cả. Họ rất dễ bị sẩy thai hoặc biến chứng trong quá trình mang thai.
Sau khi sinh con sự trầm uất và lo sợ của người mẹ làm cho đứa trẻ sơ sinh bị
thiếu sự quan tâm chăm sóc.
Một hậu quả nghiêm trọng là bạo lực gia đình đã làm phụ nữ mất niềm
tin, làm rạn nứt đời sống lứa đôi, mà người gánh chịu những bất hạnh đó chính
là người phụ nữ và con cái họ
Gia đình hạnh phúc là tổ ấm của mọi người, là điểm tựa vững chắc cho
mỗi thành viên cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Thế
nhưng một gia đình mà suốt ngày vợ chồnh lục đục, đánh chửi lẫn nhau thì gia
đình sẽ không còn là tổ ấm hạnh phúc nữa mà còn là hiểm hoạ cho mọi thành
viên trong gia đình đó.
Kết quả khảo sát trong công trình nghiên cứu của TS Ngô Thị Ngọc

Anh ở miền Đông Nam Bộ: Thị xã Thủ Dầu Một ( Bình Dương ), Thị xã Đồng
Xoài ( Bình Phước), Huyện Gò Dầu ( Tây ninh) cho thấy: 87% các đối tượng
được hỏi trả lời cho biết sau lần xảy ra bạo lực gia đình, hai vợ chồng thường
giận nhau và không nói chuyện; 22,4% có mâu thuẫn dẫn đến cãi nhau, xúc
phạm bố mẹ hai bên; 13,4% đổ bực tức lên đầu con cái; 9,7% trường hợp
chồng đánh vợ và 1,6% vợ đánh chồng; 6,1% được hỏi cho biết do mâu thuẫn
gia đình dẫn đến việc vợ chồng đánh nhau; 13,7% mâu thuẫn gia đình dẫn đến
việc ly hôn, ly thân.
Khi được hỏi về ảnh hưởng của bạo lực gia đình 63% người được
hỏi khẳng định quan hệ vợ chồng của những gia đình này bị rạn nứt, 69,3% cho
rằng có ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, 58% có ảnh hưởng đến việc học hành
của con cái; 50,4% có ảnh hưởng đến tâm lý con cái; 50,7% cho rằng nó dẫn
đến sự đổ vỡ hôn nhân.
Khi được hỏi về cuộc sống gia đình hiện nay thì 73,9% cho rằng
hiện các gia đình này có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên có đến
22,8,% cho rằng cuộc sống của họ không hạnh phúc lắm và 0,6% cảm thấy sợ
hãi nếu gia đình mình xảy ra bạo lực; 30,2% các gia đình cho rằng không hạnh
phúc như hồi mới cưới và 5,3% khẳng định vợ chồng họ không hạnh phúc.
Tại hội thảo hai ngày " Bạo lực gia đình - các biện pháp can thiệp
và phòng chống ở Việt Nam" do tổ chức hổ trợ phát triển Đức (DED), Trung
tâm phụ nữ và phát triển( thuộc hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), cơ quan hợp
tác và phát triển Thuỵ Sĩ( SDC ) và Quỹ Ford, tổ chức tại Hà Nội ( 6 - 2007)
cho biết, 53,1% trong các nguyên nhân ly dị do phụ nữ đứng đơn là do bị
chồng đánh đập, ngược đãi. Bạo lực gia đình không còn là vấn đề sau cánh cửa
mỗi nhà mà đã gây ra nhiều nhức nhối trong xã hội.
Như vậy, bạo lực gia đình không chỉ gây đau khổ về thể chất và
tinh thần cho người phụ nữ mà còn là một trong những yếu tố quan trọng, trực
tiếp ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và sự bễn vững của gia đình.
Bạo lực gai đình ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của phụ nữ
Bạo lực gia đình là nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ và phát triển

của phụ nữ. Vị thế tháp kém trong gia đình đã cản trở phụ nữ tham gia hoạt
đọng xã hội. Lao động kiếm sống và gánh nặng gia đình luôn đè nặng lên vai
họ, họ không có thời gian để học tập, nghỉ ngơi, giải trí, khó có cơ hội nâng cao
trình độ để tìm kiếm một cơ hội việc làm tôt hơn. Trong gia đình khi cán cân
quyền lực luôn nghiêng về nam giới còn phụ nữ lại mặc cảm, tự ti, chấp nhận
vị thế thấp kếm thì họ dễ trở thành nạn nhân của bạo lực.
Hầu hết các phụ nữ bị chồng sử dụng bạo lực cho biết, họ ít tham gia
sinh hoạt Hội phụ nữ do điều kiện gia đình khó khăn cùng vời mặc cảm thua
kém chị em, gia đình không hòa thuận. Những phụ nữ không có công ăn việc
làm, lệ thuộc kinh tế vào chồng thì việc tham gia các hoạt động cộng đồng bị
hạn chế, khiến chị ẹm ít có cơ hội tiếp xúc nguồn thông tin nâng cao nhận thức
về giới và bình đẳng giới: " Trước tôi có tham gia Hội phụ nữ nhưng có lần họ
đến nhà thu Hội phí, ông ấy chửi tôi đã nghèo lại con lắm chuyện hội này, hội
kia, thế nên tôi mắc cỡ lắm không tham gia nữa " ( Phỏng vấn của PGS - TS Lê
Thị Quý - " Bạo lực gia đình "- NXB Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn).
Do luôn phải lao động vất vả, bươn trải để duy trì cuộc sống,
nhiều phụ nữ thậm chí không có thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, giải trí. Cơ hội
học tập nâng cao trình độ với họ càng trở nên "xa xỉ" hơn.
Trong công trình nghiên cứu của TS Ngô Thị Ngọc Anh, khi hỏi
về cơ cấu giới trong bộ máy chính quyền điạ phương và sự quan tâm đối với
công tác phát triển phụ nữ, Chủ tịch UBND xã Gò Nam cho biết:" chúng tôi
cũng muốn tạo điều kiện cho các chị em lắm nhưng trình độ học vấn của chị
em thấp, muốn đưa lên cũng khó vì không có trình độ thì không làm việc được
".
Trong thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau đã hạn chế sự tiến
bộ và phát triển của phụ nữ. Với mặc cảm tự ti, an phận, ít tham gia các hoạt
động xã hội cùng với vị thế trong gia đình, xã hội, các đối tượng phụ nữ bị bạo
lực gia đình đang ngày càng tách khỏi cộng đồng chấp nhận sự bất hạnh. Vì
vậy, trong bạo lực gia đình thì phụ nữ rất dễ bị thương tổn, cần sự giúp đỡ của
cộng đồng để tìm ra được những giải pháp giúp họ vượt qua khó khăn, duy trì

sự ổn định và phát triển gia đình.
Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách trẻ em
Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển và có nhiều biến động. Gia
đình- nơi xã hội hoá đầu tiên của mỗi người, nơi nuôi dưỡng và hình thành nên
nhân cách mỗi con người liệu có còn giữ được vai trò to lớn đó hay không?
Hay ở ngoài kia, với bao đổi thay của xã hội kéo theo đó là sự biến chất của
một số thành viên trong gia đình đã mang lại những hệ quả xã hội ngoài ý
muốn. Bạo Lực Gia Đình- nỗi lo của toàn xã hội cho sự tồn tại và phát triển
bền vững của gia đình Việt Nam đồng thời là nỗi lo với cả một thế hệ của đất
nước. Đó chính là sự phát triển nhân cách của trẻ em trong những gia đình có
bạo lực.
Như đã đề cập ở trên bạo lực gia đình đang ngày càng phổ biến
trong xã hội hiện đại với nhiều hình thức phức tạp hơn mà chủ yếu vẫn là bạo
lực từ ngưòi chồng, người cha trong gia đình. Nạn nhân của những cơn giận
nảy lửa, của những trận đòn roi dã man…là những người vợ và những đứa trẻ.
Người vợ cam chịu số phận nhưng còn trẻ nhỏ đang tuổi đi học, tuôỉ cắp sách
đến trường, tuổi được yêu thương, đùm bọc, được quan tâm chăm sóc lại phải
chịu “đỡ đòn”, “hứng chịu thay” cho những cơn tức giận của cha mẹ chúng.
Liệu các em còn có tuổi thơ?
Trẻ em là nạn nhân trực tiếp của nạn bạo hành. bạo lực xảy ra
trong gia đình là hành vi bạo lực của một số thành viên này lên thành viên khác
trong gia đình: chồng với vợ, bố mẹ với con cái và ngược lại. Trong cách suy
nghĩ của người Việt, cha mẹ có quyền đánh con cái- đó là việc dạy dỗ con cái
họ nếu chúng hư. Bởi vậy, nhiều bậc làm cha mẹ cho mình cái quyền đánh con
cái. Có thể là mắng nhiếc, đánh đập hoặc áp dụng với con ruột mình nhiều hình
thức khác dã man hơn. Để rồi có những hậu quả ngoài ý muốn. Nhưng những
người cha, người mẹ đó đâu có biết rằng cách dạy con bằng “roi”, bằng “vọt”
của họ không những không giúp đựoc các em tốt hơn mà vô hình chung tạo
nên sự sợ hãi, thu mình, tính “lì”, bất chấp của các em và điều đó ảnh hưởng rất
lớn đến nhân cách của các em sau này.

Một ví dụ cụ thể minh chứng cho trường hợp này đó là trường
hợp của một trẻ em lang thang ở Hà Nội trong nghiên cứu về trẻ lang thang của
PGS.TS Lê Thị Quý cùng đồng sự: “Em T. 9 tuổi học lớp 3 đã rất ngạc nhiên
khi bị bố đánh lần đầu vì bị điểm kém. Em không thích học vì môn toán quá
khó mà bố cứ bảo rằng:”mày phải học giỏi vì mày học cho mày chứ học cho
ai”. Thực tình em không hiểu mình cần môn toán để làm gì trong khi em thích
đá bóng hơn. Người lớn không ai giải thích cho em cả nên em bị đánh hoài.
Cho đến mọt hôm, khi bố mẹ em đi làm đồng vắng, em dã bí mật đi nhờ một
người quen ra thị xã rồi nhảy ôtô ra Hà Nội bắt đầu cuộc sống lang thang”.
Trường hợp của em T thật đáng tiếc, chỉ vì lí do bị điểm kém và
không hiểu tâm lí con mình mà bố em đã cư xử không đúng. Để rồi chỉ với một
lí do quá giản đơn đã làm thay đổi cả cuộc đời em “bỏ nhà, sống lang thang”.
Em sẽ sống như thế nào nếu tách khỏi ra đình ở độ tuổi thiếu niên này?
Đây chi là một trong vô vàn trường hợp của thực tế xã hội. Tuy nhiên,
không phải lúc nào trẻ em cũng bị cha mẹ đánh bởi lỗi của chúng mà trẻ em
còn bị hành hạ, ngược đãi vì những bế tắc, xung đột của cha mẹ. trẻ em là “ bia
đỡ đạn”, nơi cha mẹ chúng xả nỗi giận lấn nhau. Nếu trong gia đình cha mẹ
không còn tình yêu thương nữa thì trẻ em sẽ là trung gian để “giải toả” mọi vấn
đề bức xúc của 2 người. Với bản chất yếu đuối và ít có địa vị trong gia đình- trẻ
em phải chịu một sức ép khá lớn. Những trận đòn sẽ hằn sau trong tâm trí trẻ
thơ và cho đến tận về sau khi trưởng thành. Không ai khác trẻ em chính là
người trả giá đắt nhất cho những xung đột gia đình.
“ Lê Mạnh Hùng là kĩ sư nhà máy Z153 Cục Quân giới Bộ Quốc
phòng vì nghi vợ ngoại tình trong thời gian anh ta đi công tác ở nước ngoài,
đã đổ xăng vào hai đứa con rồi đổ cả vào mình và châm lửa đốt. Ngọn lửa
không chỉ giết chết 3 bố con anh mà còn đốt cháy khu tập thể” (Báo Phụ nữ
thủ đô- số 102 tháng 11/1998)
Như vậy, trẻ em vô tội đã phải chết oan vì những bế tắc, xung đột
gia đình và vì không có ai bảo vệ các em để khi các em không còn nữa thì sự
hối hận của cha mẹ đã quá muộn và không bao giờ có thể chuộc lại lỗi lầm.

Gia đình là nơi yên bình nhất để sau bao vất vả, khó nhọc của
cuộc sống con người ta tìm về. Nhưng nơi yên bình nhất ấy giờ đây đã không
còn nữa. Bạo lực gia đình đã biến nơi vốn “yên bình” và “tràn đày thương yêu”
ấy trở thành ngục tối giam các thành viên gia đình trong nỗi đau, nỗi sợ hãi và
làm lệch hướng hình thành nhân cách tốt đẹp ở trẻ. Nhân cách trẻ em sẽ thế nào
khi nơi xã hội hoá đầu tiên, nơi cá nhân học hỏi những bước đi đầu đời lại chịu
sức ép tâm lí nặng nề, chứng kiến cảnh bạo lực của cha mẹ? Những đứa trẻ từ
nhỏ sống trong một môi trường bạo lực như vậy sẽ tập nhiễm hành vi của cha,
mẹ và sau này có những biểu hiện bạo lực trong các mối quan hệ xã hội, với
bạn bè thậm chí là người thân. Những người đã từng sống trong cảnh bạo lực
gia đình thường có xu hướng bắt trước( hay tập nhiễm) hành độngbào lực của
cha hoặc mẹ lên người khác. Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, hành vi bạo
lực trong cách cư xử của bố mẹ sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi
kéo dài suốt cả cuộc đời. Đa số trẻ em sống trong môi trường có bạo lực gia
đình thường có tâm lí: thiếu tự tin, rụt rè, lo sợ, hay làm hỏng việc, trong lòng
chứa đầy mặc cảm, sống khép kín, thu mình…Điều này được lí giải bởi cảnh
bạo lực đã ăn sâu vào trong tiềm thức của cá nhân từ khi còn nhỏ để lại vết
thương tâm lí khó lành.
Hậu quả nghiêm trọng hơn của bạo lưc trong gia đình là sự hình
thành nhân cách theo chiều hướng tiêu cực. Chán ghét trước cảnh bạo lực gia
đình, rời bỏ gia đình ra thành phố kiếm sống hoà vào xã hội với biết bao mặt
trái liệu các em có chống đỡ nổi trước những cám dỗ của xã hội hay không? Đó
là một câu hỏi lớn được đặt ra cho sự hình thành nhân cách của trẻ. Xa Gia
đình, tiếp thu những ảnh hưởng xấu, tiêu cực của xã hội, trở thành nạn nhân
của các tệ nạn xã hội(điển hình là mại dâm, trộm cướp…), các em chưa đủ độ
tuổi chín chắn để có thể vượt qua hết được cám dỗ của xã hội. Tư tưởng muốn
thoát khỏi gia đình, quay lưng lại với gia đình cũng đều bắt nguồn từ bạo lực
gia đình.
“Bạo lực gia đình sẽ là nơi sản sinh và nuôi dưỡng những nhân
tố tiềm ẩn cho một mô hình khủng hoảng gia đình trong tương lai đối với

những công dân mà ngay từ nhỏ đã coi thường cuộc sống gia đình”
Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự an toàn và bền vững của gia
đình, sự phát triển của xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường xã hội hoá đầu tiên của
mỗi cá nhân. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hình thành
nhân cách của con người. Trong điều kiện cá nhân sinh ra, lớn lên trong môi
trường gia đình bạo lực cá nhân sẽ bị " tập nhiễm" từ chính những hành vi bạo
lực đó( Nếu là con trai sau này khi lập gia đình, nó cũng sẽ có hành vi bạo lực
với chính người vợ của mình; Nếu là con gái, nó cũng sẽ cam chiụ như chính
người mẹ của nó). Vô hình chung, bạo lực gia đình đã cản trở sự phát triển của
xã hôị, làm mất đi những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Bạo lực gia đình
cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng các tệ nạn xã hội khi mà những
đứa trẻ bất mãn với cuộc sống gia đình, bỏ nhà đi lang thang
Từ những ví dụ,những biểu đồ và kết quả ngiên cứu của các bài viết ta
nhận thấy rằng,những năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường, thiết chế
gia đình ngày càng lỏng lẻo nên vấn đề bạo lực gia đình đang có xu hướng tăng
lên. Bạo lực gia đình, đặc biệt đối với phụ nữ đang xảy ra khá phổ biến tại Việt
Nam, nó diễn ra ở mọi vùng, cả đô thị lẫn nông thôn, trong các gia đình ở mọi
mức thu nhập.
Một là, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa thực sự sâu rộng
vào quần chúng nhân dân. Mặt khác thiếu sự hợp tác đồng bộ giữa các cấp các
ngành trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình.
Hai là, pháp luật chưa phải là chỗ dựa tin cậy của các nạn nhân bị
BLGĐ, cụ thể: Qua nghiên cứu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2000
cho thấy: Khi có các hành vi BLGĐ thì tỷ lệ can thiệp của chính quyền là rất ít
chiếm 2.4%, sự can thiệp của hàng xóm là 62%, Hội phụ nữ là 36%, công an là
4%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng chủ yếu là dư luận
xã hội vẫn coi đây là việc nội bộ của gia đình, chỉ khi nào thật nghiêm trọng
mới đưa đến chính quyền. Hầu hết chúng ta vẫn thường cho rằng việc “gia
đình”, việc “va chạm” giữa vợ chồng, bố con, mẹ con và những “việc riêng”

của các gia đình, do gia đình hoặc vợ chồng tự giải quyết, mà rất ít khi có sự
can thiệp của chính quyền đoàn thể, nếu có chăng cũng chỉ là “hòa giải” hay
“góp ý” chứ chưa có những hình thức sử phạt một cách nghiêm khắc. Đấy là
chưa kể đến yếu tố truyền thống “nhẫn nhịn” của những người vợ bị bạo hành
ngược đãi, thậm chí còn cho rằng “chồng có quyền đánh vợ” hoặc “xấu chàng
hổ ai” nên không dám tố cáo sợ ảnh hưởng đến chồng con, đến danh dự gia
đình và đó chính là mảnh đất cho BLGĐ tồn tại.
Ba là, chế tài hiện có dành cho kẻ có hành vi bạo lực chưa đủ mạnh
để ngăn chặn và đẩy lùi, hình phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng
không có ý nghĩa gì đối với những người giàu có. Đối với những kẻ vũ phu, gia
trưởng, nát rượu, đánh vợ thì hậu quả là người vợ bị đánh là người phải mang
tiền đi nộp, hoặc vừa phải mang tiền đi nộp vừa bị đánh thêm vì tội báo cáo với
chính quyền,v.v
Bốn là, chưa có được các quy định bảo vệ, tư vấn, giúp đỡ người bị
BLGĐ nên họ không dám tố cáo, không dám đấu tranh nên BLGD ngày càng
trở nên nghiêm trọng và đang có xu hướng tăng với hình thức phức tạp hơn.
IV: KẾT LUẬN
Nỗi đau của bạo lực gia đình đã để lại nhiều tổn thương cho những
người phụ nữ,nhưng chính họ lại không lại không ý thức được rằng chính mình
là người gián tiếp làm cho những người đàn ông phải sử dụng bạo lực vì sự
nhẫn nhin chịu đựng của mình.Đa số những nạn nhân khi bị bạo lực gia đình họ
không muốn cho hàng xóm,bạn bè ,người thân biết vì nghĩ như vậy là “ vạch
áo cho người xem lưng” họ sợ xấu hổ,sợ bị mọi người nói này nói kia thì càng
tồi tệ hơn,họ sợ mất đi cái gọi là “ hạnh phúc”,chính vì thế họ đã tìm cách nhẫn
nhịn chịu đựng nỗi đau 1 mình và không biết rằng hậu quả của sự nhẫn nhịn
chịu đựng đó thật nghiêm trọng.Thái độ cam chịu của người vợ là nguyên nhân
căn bản dẫn đến bạo lực gia đình.Vì vậy để đẩy lùi bạo lực gia đình thì cần
những người phụ nữa mạnh mẽ đúng lên tố cáo,mặc dù biết chuyện đó là rất
khó nhưng hãy vì bản thân vì con cái để có động lực tố cáo chuyện bạo lực
trong gia đình.

Từ những thực tế chúng ta thấy rằng bạo lực gia đình đã và đang là
một trong những nguyên nhân kìm chế sự phát triển của xã hội.Vì vậy mỗi
chúng ta hãy nói không với bạo lực gia đình,lên án tố cáo những nơi có bạo lực
gia đình,hãy bảo vệ phụ nữ và những mầm non tương lai của đất nước khỏi tình
trạng bạo hành.Bạo hành gia đình là hành vi trái pháp luật, vì vậy chúng ta
những người tương lai của đất nước hãy cùng nhau chung tay ngăn ngừa và đẩy
lùi bạo lực gia đình.
V: MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: Xã Hội học gia đình của Lê Thái Thị Băng Tâm
2:Luật phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam, Luật số
02/2007/QH12, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007.
3: Lê Thị Quý. 1994. Bạo lực gia đình ở Việt Nam. Trên tạp chí
Khoa học và Phụ nữ.
4: Lê Thị Quý. 1996. Nỗi đau thời đại. Trên tạp chí Khoa học và Phụ nữ.
5: />6: (Báo Phụ nữ thủ đô- số 102 tháng 11/1998)

×