Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân ở nông thôn việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.3 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………………………………………
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN : XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
Họ và tên: Hà Thị Đào
Lớp : k55 – xã hội học
Mã số SV: 10030132
Hà Nội tháng 12 / 2012
Tên đề tài:
Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam hiện
nay.
1. Đặt vấn đề:
Hôn nhân là một việc rất quan trọng, nó là quyết định quan trọng, đánh dấu chuyển biến
quan trọng của một đời người. Vì vậy, mà việc tìm hiểu và quyết định hôn nhân được quan tâm
rất nhiều. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hiện nay thì vấn đề này lại càng trở
nên quan trọng và được mọi người quan tâm. Đặc biệt, ở các gia đình nông thôn Việt Nam hiện
nay, họ sống theo tình cảm giữa con người với con người với nhau thì việc tìm hiểu và quyền
quyết định hôn nhân đối với họ rất quan trọng và được chú trọng rất nhiều.
Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về “ hôn nhân”, dưới đây, là một số định nghĩa
về “ hôn nhân” như sau:
“Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ được pháp luật thừa nhận
và bảo vệ, nhằm chung sống và cùng nhau có trách nhiệm xây dựng gia đình. Sự thừa nhận về
mặt pháp lý biểu hiện ở giấy chứng nhận kết hôn do chính quyền địa phương cấp. Tính chất pháp
lý còn thể hiện ở chỗ, từ nay cuộc hôn nhân, cuộc sống gia đình, quyền lợi của vợ - chồng, cha –
mẹ, con cái sẽ được chính quyền bảo vệ.”( xã hội học gia đình, Lê Thái Thị Băng Tâm).
Hôn nhân là một dạng liên kết khác giới thuộc loại đặc biệt được tập quán và luật pháp
công nhân, có giá trị lâu dài. Khái niệm “ hôn nhân” không thể được rút gọn về một tiêu chuẩn
riêng như tính hợp lý hóa hay khả năng tái sinh học và xã hội. Vì tính chất thể loại đặc biệt của
nó được lí giải bởi cấu trúc bên trong đặc biệt và bởi xã hội đã giao phó cho nó những chức năng
đa dạng nhất mà một phần được thể hiện ở nội dung, nhưng trước hết là ở sự tổ hợp và ở thứ tự
ưu tiên, nó cho thấy những biến đổi đa dạng nhất trong xã hội loài người. Dù tất cả sự khác biệt


văn hóa thì hôn nhân bất cứ ở đâu, dù có sự khác biệt về mức độ trách nhiệm, vẫn được công
nhận là thể chế xã hội để đảm bảo sự kết tục hợp pháp, thường được xã hội bảo vệ và ở mức độ
nhiều hay ít chịu sự điều tiết của xã hội, lí giải sự tiếp tục kế thừa và đòi hỏi sự tương trợ và hợp
tác lẫn nhau của cả đôi bên, ít nhất ở yêu sách.
“Hôn nhân có hai nghĩa, thứ nhất, nó chỉ quá trình chung sống trong hôn thú của một cặp
vợ chồng, với nghĩa này, hôn nhân là một thiết chế xã hội. Nghĩa thứ hai, chỉ các sự kiện và quá
trình dẫn đến sự hình thành một gia đình mới hay là việc kết hôn”( Khuất Duy Hồng)
Trong để tài này tôi sử dụng khái niệm” hôn nhân” với nghĩa là chỉ việc kết hôn.
Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời: những biến đổi trong nội dung của các quy luật hôn nhân và
cách thực hiện chúng, thể hiện trong các biến đổi về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời
Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời ở nông thôn Việt Nam hiện nay đang có những thay đổi,
những biến chuyển mới so với ngày trước:
Tiêu chí lựa chọn và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam truyền thống dựa trên
các tiêu chí như: sự tương đồng giữa hai gia đình về địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, giai cấp xã
hội. Đây là những tiêu chí mà hôn nhân ở nông thôn Việt Nam truyền thống hay lựa chọn nhất,
ngoài ra còn có các tiêu chí khác như tuổi tác, trình độ học vấn, nơi cư trú, dân tộc, tôn giáo,
nghề nghiệp….Hôn nhân giữa những người có cùng đặc điểm xã hội và văn hóa cho phép sự
chuyển tiếp ổn định và sự an toàn về địa vị xã hội nghề nghiệp, tài sản từ bố mẹ sang con cái và
các thế hệ tương lai.
Tiêu chí lựa chọn hôn nhân ở nông thôn Việt Nam hiện nay : dựa vào khoảng cách địa lí,
lối sống, tôn giáo, văn hóa, điều kiện gia đình hai bên…. Nhưng chủ yếu dựa vào tính cách và
quan niệm sống của hai bên hợp nhau hay không.
Quyết định hôn nhân: những biến đổi trong hình thức lựa chọn và quyết định, thể hiện
trong sự thay đổi vai trò của những người tham gia vào quá trình này mà chủ yếu là sự chuyển
đổi vị trí chủ đạo giữa gia đình và cá nhân.
Có hai hình thức lựa chọn bạn đời chủ yếu là hôn nhân sắp đặt và hôn nhân tự do. Có thể
phân chia cụ thể hơn thành bốn nhóm : 1. Hôn nhân được sắp đặt bởi cha mẹ và gia đình, 2. Tự
do lựa chọn và được sự đồng ý của cha mẹ, 3. Tự do lựa chọn không cần sự chuẩn y của cha mẹ,
4. Hôn nhân sắp đặt và tự do lựa chọn cùng song song tồn tại.
Hôn nhân ở nông thôn Việt Nam truyền thống chủ yếu do cha mẹ, họ hàng quyết định,

cha mẹ thường sắp đặt hôn nhân từ khi con cái chưa sinh ra nhằm liên kết sức mạnh giữa hai gia
đình.
Sự can thiệp của các bậc cha mẹ vào việc hôn nhân của con cái được luật
pháp phong kiến thừa nhận và ủng hộ, từ Luật Hồng Đức ở thế kỷ XV, Luật Gia
Long ở thế kỷ XIX, cho đến các bộ luật Dân sự thời kỳ thuộc Pháp trước năm 1945.
Các đạo luật này cố gắng duy trì những phong tục lạc hậu trong hôn nhân và gia đình
như: quyền gia trưởng tuyệt đối của người cha và sự lệ thuộc về mọi mặt của con cái vào cha mẹ;
thừa nhận chế độ đa thê; duy trì sự bất bình đẳng nam nữ, giữa vợ và chồng, phân biệt đối xử
giữa con trai với con gái. Theo bộ luật Gia Long, cuộc hôn nhân của đôi nam nữ là một khế ước
hợp pháp giữa người chủ gia đình nhà trai và chủ gia đình nhà gái. Những người chủ của hai gia
đình có trách nhiệm ký vào khế ước này. Chữ ký của bản thân đôi nam nữ là không cần thiết (Vũ
Văn Mẫu, 1962).
Tình yêu lứa đôi không được coi trọng trong các cuộc hôn nhân truyền thống. Các bậc
cha mẹ tin rằng bằng sự khôn ngoan và kinh nghiệm, họ có thể đạt được cuộc hôn nhân “hợp ý”
cho con cái họ. Họ lo ngại rằng nếu để cho con cái tự lựa chọn thì chúng có thể bị tình yêu mù
quáng dẫn dắt và vì thế mà bỏ qua những sự không tương hợp cá nhân có thể gây ra mâu thuẫn
gia đình sau này (Nguyễn Hữu Minh, 1999; Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch và các cơ quan
khác, 2008).
Chính vì thế, mà việc con cái quyết định hôn nhân của mình là điều rất khó.
Hôn nhân ở nông thôn Việt Nam hiện nay có những biến đổi mới:
Con cái có quyền quyết định trong hôn nhân của mính, có quyền lựa chọn bạn đời– người
chung sống suốt đời với họ.
Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân ở
nông thôn Việt Nam hiện nay:
“Khuôn mẫu lựa chọn bạn đời ở Việt Nam truyền thống và biến đổi” – Nguyễn Hữu
Minh và nghiên cứu “ mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ
đổi mới” - Lê Ngọc Văn – tạp chí xã hội học số 3, năm 2007. Hai nghiên cứu này đều nói về mô
hình tìm hiểu, lựa chọn bạn đời, quyền quyết định hôn nhân như thế nào. Có sự khác biệt về cách
lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân từ truyền thống đến hiện đại.
Bên cạnh đó cũng có nhiều trang web nói đến việc lựa chọn bạn đời và quyền quyết định

hôn nhân ở nông thôn Việt Nam hiện nay như dantri.com cũng nói về vấn đề này.
Thực trạng về số vụ ly hôn ở Việt Nam: số vụ ly hôn ngày càng tăng, có xu hướng tăng
mạnh:
Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của
UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm
2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng
đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của
người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60
tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên
nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế
(13%); bạo lực gia đình (6,7%).
Ly hôn là sự mất cân bằng các giá trị, tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời không phù hợp.
Chính vì vấn đề li hôn trong các gia đình hiện nay ngày càng có xu hướng tăng lên,có
tính cấp bách làm cho mọi người không thể không quan tâm đến nó, việc lựa chọn bạn đời và
quyết định hôn nhân được nhiều người quan tâm, đặc biệt là ở nông thôn hiện nay. Làm sao để
tránh những vụ li hôn sảy ra.
Hơn thế nữa, những người ở nông thôn, họ thường sống thiên về tình cảm nhiều hơn, nên
việc lựa chọn bạn đời và quyết định hôn nhân được họ quan tâm nhiều hơn,nhằm tránh việc li
hôn sảy ra. Việc lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân không những gây ảnh hưởng
đến các cá nhân đó mà nó còn ảnh hưởng đến xã hội. Chính việc lựa chọn và quyết định hôn
nhân không đúng là ảnh hưởng trước tiên đến những người đó, sau đó là ảnh hưởng đến những
người khác và xã hội. Làm cho tình trạng li hôn, những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình ngày
càng nhiều hơn. Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến cuộc sống của con
em họ sau này.
Chính vì vậy, mà tôi tìm hiểu về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn
nhân của các gia đình ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
2. Giải quyết vấn đề:
Có những chuyển biến, thay đổi trong tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và quyền quyết định
hôn nhân ở nông thôn Việt Nam hiện nay so với những thời kỳ trước:
Đối với giai đoạn gia đình nông thôn truyền thống:

Qu xem là quyền quyết định hôn nhân:
Cha mẹ luôn giữ vai trò chủ chốt, xem xét, cân nhắc và quyết định, họ hàng thường đóng
vai trò người trung gian, giới thiệu và tiếp xúc với gia đình hai bên. Ý kiến của họ hàng gần gũi
như ông, bà, chú bác ruột được tha khảo. Con cái phần lớn đều giữ vai trò thụ động, chấp nhận
sự lựa chọn và quyết định của cha mẹ, ngoại trừ một số rất ít một số người được tự mình lựa
chọn nhưng cũng phải được sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng.
Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời:
Đối với gia đình theo Nho giáo hoặc hướng Nho giáo:
Tiêu chuẩn về lựa chọn bạn đời căn cứ vào các tiêu chuẩn : tiêu chuẩn về môn đăng hộ
đối được quan tâm hàng đầu, tiềm năng kinh tế và uy tín của gia đình là hai yếu tố cơ bản để so
sánh hai gia đình. Tuy nhiên, gia đình nhà trai phải có vị trí cao hoặc chí ít là bằng nhà gái,
nhưng không thể thấp hơn. Sự tương đương về tuổi tác của bố mẹ hai bên cũng được chú ý.
Trong các tiêu chuẩn cá nhân, đạo đức tư cách luôn luôn xếp vị trí số 1. Chàng rể tương lai phải
biết làm ăn, có học để có thể ra làm việc làng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Phụ nữ phải biết làm
ruộng giỏi, khéo thu vén, khỏe mạnh và có xu hướng mắn con. Tiêu chuẩn ở cùng làng ở nông
thôn luôn được nhấn mạnh.
Trong gia đình nghèo ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo:
Tiêu chuẩn kén con dâu, con rể tương đối đơn giản so với tiêu chuẩn của các gia đình
theo Nho giáo hoặc hướng Nho giáo. Các gia đình không chú ý đến vị thế, gia thế trong tầng lớp
lao động lúc đó có sự phân hóa không đáng kể. Chữ “ môn đăng hộ đối” ở trường hợp này được
hiểu là nghèo thì lại lấy nghèo. Không phải lúc nào người ta cũng đòi hỏi sự tương đương về tuổi
tác của bố mẹ hai bên. Tiêu chuẩn chung cho hai giới alf khỏe mạnh, biết làm ăn và chịu khó
chăm chỉ. Trong các tiêu chuẩn cá nhân thì phụ nữ nhóm này cũng vẫn đáp ứng nhu cầu tỉ mỉ
hơn so với nam giới nhưng ít khắt khe hơn so với những phụ nữ thuộc gia đình nhà Nho hoặc
hướng Nho giáo.
Trong thời kỳ 1954 – 1986:
Quyền quyết định hôn nhân:
Trong thời kỳ này cả ba hình thức hôn nhân cùng song song tồn tại. Gia đình là sự sắp đặt
hoàn toàn, gia đình giới thiệu đối tượng cho con cái và cuối cùng là con cái giới đối tượng để xin
ý kiến gia đình. Trong cả ba trường hợ gia đìn vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Ngay cả khi việc

giới thiệu người bạn đời tương lai với gia đình nhiều khi chỉ mang tính thủ tục nhưng sự chấp
nhận của cha mẹ và gia đình lại có ý nghĩa như một giá trị. Hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vẫn sảy
ra, không chỉ với những người có học vấn thấp àm ngay cả những người có trình độ cao, độc lập
về kinh tế. Một biến thể của hôn nhân sắp đặt là hình thức mà trong đó cha mẹ chủ động tìm
kiếm và giới thiệu đối tượng, trong những trường hợp này con cái được hỏi ý kiến, đã có nhiều
người chấp nhận sự lựa chọn của cha mẹ.
Vai trò đáng kể của nhà nước và đoàn thể trong hôn nhân ở giai đoạn này là một điểm
đáng chú ý khi so sánh giữa các thời kỳ : có sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể với những
mức độ khác nhau trong hôn nhân của nhiều cá nhân trong thời kỳ này. Đăng ký kết hôn tại
chính quyền địa phương là một thủ tục pháp lý không thể thiếu.
Nhiều nơi, cơ quan và đoàn thể còn tham dự vào quá trình tìm hiểu và lựa chọn đối
tượng, nhiều khi can thiệp tương đối sâu vào quyết định cuối cùng. Trong những năm 70 và đầu
những năm 80, nhiều đám cưới được tổ chức với sự giúp đỡ của các cơ quan và đoàn thể từ khi
lựa chọn cho đến khi kết hôn đã làm cho hôn nhân thời kỳ này trở nên rất đặc sắc so với hôn
nhân truyền thống và hôn nhân thời kỳ đổi mới.
Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời:
Mặc dù gia đình đã không còn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình lựa chọn avf quyết
định như trước và xu hướng tự lựa chọn đã nổi trội lên nhưng các tiêu chuẩn về gia đình vẫn
được đặt ra. Sự tương xứng giữa hai bên gia đình vẫn được tiếp tục nhấn mạnh. Kinh tế của các
gia đình không còn là cơ sở của sự tương xứng giữa hai gia đình. Thành phần gia đình trước đây
và hiện tại mới là yếu tố quan trọng, được nhiều người chú ý, nhất là những người có trình độ
học vấn cao và làm việc trong những khu vực nhà nước ( nếu ai đó lựa chọn được đối tượng là
những con cái mà thời bấy giờ được gọi là gia đình cách mạng thì có thể yên tâm hoàn toàn về
phẩm chất, đạo đức của họ. Chí ít không bị ảnh hưởng đến sự thăng tiến của bản thân trong công
tác.
Ở nông thôn ít người thích vào những gia đình làm ăn cá thể, không vào hợp tác
xã( không chỉ thanh niên không thích lấy con cái của những gia đình đó mà ngay cả các gia đình
cũng không muốn làm thông gia với những phần tử chậm tiến như vậy).
Ở nông thôn, đạo đức , tư cách được cho là quan trọng nhất àm không chỉ là việc làm vì
đương nhiên ở nông thôn lúc đó ai cũng biết làm. Tuy nhiên cán bộ công nhân viên nhà nước vẫn

là đối tượng sáng giá. Lấy chồng là cán bộ nhà nước có thể coi là niềm vinh dự đối với nhiều phụ
nữ ở nông thôn. Danh hiệu đảng viên, đoàn viên được nhiều người đánh giá cao như một sự đảm
bảo về phẩm chất đạo đức của đối tượng.
Từ thời kỳ đổi mới cho đến nay:
Dưới tác động của lối sống Tây phương và những phong trào cải cách dân chủ ở đầu thế
kỷ XX, nhiều nam nữ thanh niêncó quyền quyết định của cá nhân trong hôn nhân, vai trò của
tình yêu, và quyền bình đẳng nam - nữ trong hôn nhân. Các phong trào vận động xã hội đấu
tranh cho quyền tự do lựa chọn bạn đời và quyền bình đẳng nam nữ ở nửa đầu thế kỷ XX đã có
tác động nhất định đến khuôn mẫu sắp xếp hôn nhân trong các gia đình ở đô thị (Mai Thị Từ và
Lê Thị Nhâm Tuyết, 1978).
Quyền quyết định hôn nhân:
Con cái trở thành nhân vật chính trong việc tìm hiểu và lựa chọn người bạn đời cho mình.
Hầu như họ cũng là người chủ chốt trong quyết định cuối cùng nhưng việc hỏi ý kiến gia đình
vẫn là một thủ tục không thể thiếu được, dù đôi khi nó chỉ hoàn toàn mang tính hinh thức. Từ vị
thế được hoàn toàn quyền quyết định hoặc quyết định một phần,gia đình nay chủ yếu chỉ tham
gia góp ý kiến với cá nhân và giúp họ tổ chức lễ cưới. Bạn bè trở thành một nhân vật khá quan
trọng tham gia vào quá trình lựa chọn của cá nhân. Trong nhiều trường hợp, bạn bè, chứ không
phải là gia đình chính là người giới thiệu đối tượng và cho những lời khuyên có ý nghĩa quyết
định.
Vai trò của nhà nước trong hôn nhân cũng có những biến đổi nhất định: các cơ quan đoàn
thể nay đã không còn tham gia vào quá trình lựa chọn và quyết định. Việc tổ chức hôn lễ đã được
coi là trách nhiệm chỉ của gia đình. Vai trò của nhà nước lúc này hạn chế ở việc chống tảo hôn
và đa thê. Uỷ ban nhân dân sở tại xem xét đơn đăng ký kết hôn và làm thủ tục cấp giấy đăng ký.
Trường hợp cơ quan đoàn thể đứng ra lo liệu hoặc giúp gia đình tổ chức cho cá nhân như thời kỳ
trước là rất hãn hữu.
Nếu như trong truyền thống, quyền quyết định hôn nhân diễn ra theo chiều dọc :
cha mẹ quyết định, con cái nghe lời, thì ngày nay nó diễn ra theo cả chiều dọc và chiều ngang:
con cái từ chỗ hoàn toàn không có quyền tự quyết định hôn nhân của mình đã trở thành chủ thể
chính trong việc quyết định hôn nhân, cha mẹ từ chỗ là người hoàn toàn quyết định hôn nhân của
con cái đã mất đi quyền lực tuyệt đối trong việc quyết định hôn nhân của con cái.

BẢNG : người quyết định chính cuộc hôn nhân của con cái (số liệu chung tại 3 điểm điều
tra)
Người quyết định chính cuộc
hôn nhân
Số người trả lời Tỷ lệ %
1. Bố mẹ quyết định hoàn
toàn
74 8.2
2. Bố mẹ quyết định
nhưng có sự đồng ý
của con cái
159 17.7
3. Con cái quyết định
nhưng có sự đồng ý
của bố mẹ
575 64.1
4. Con cái quyết định
hoàn toàn
81 9.0
5. Người khác quyết định
8 0.9
Tổng 897 100
( nguồn: “mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” -
Lê Ngọc Văn – tạp chí xã hội học số 3, 2007).
Từ bảng trên, ta có thấy rằng tuy cha mẹ cho con cái quyền quyết hôn nhân, tuy nhiên
quyền quyết định hôn nhân vẫn là cha mẹ, việc cho con cái quyết định chỉ mang tính hình thức,
con cái quyết định nhưng có sự đồng ý của bố mẹ chiếm 64.1 %. Việc con cái quyết định hoàn
toàn hôn nhân của mình chỉ chiếm 9%, con số này vẫn còn thấp. Điều này cho thấy việc quyết
định hôn nhân vẫn còn lệ thuộc khá nhiều vào bố mẹ. Tuy rằng việc bố mẹ hoàn toàn quyết định
chỉ chiếm 8.2%. Người khác cũng ảnh hưởng đến việc quyêt định hôn nhân chiếm 0.9%, điều

này cho thấy việc quyết định hôn nhân không những bị ảnh hưởng cha mẹ, mà ngoài ra còn bị
ảnh hưởng của những người khác có thể là bạn bè, người thân trong gia đình. Tuy rằng, việc
quyết định của cha mẹ đến con cái nhưng tỉ lệ bố mẹ quyết định nhưng có sự đồng ý của con cái
mặc dù chiếm tỷ lệ thấp chỉ chiếm 17.7%, nhưng nó cho thấy có sự thay đổi quyết định trong
hôn nhân của thời kỳ này so với những thời kỳ trước đó.
Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời:
Sự thay đổi trong các tiêu chuẩn của người bạn đời tương lai là một biểu hiện rõ nét của
sự thay đổi trong các định hướng giá trị và chuẩn mực xã hội. Một số tiêu chuẩn truyền thống
được khẳng định lại tong khi một số tiêu chuẩn vốn được chú ý trong thời kỳ bao cấp nay đã trở
nên không quan trọng đối với nhiều người. Đối với nam giới, tiêu chuẩn ngoại hình chiếm vị trí
ưu tiên trong khi phụ nữ chú trọng khả năng giao tiếp rộng của người chồng, đặc biệt là vai trò
trụ cột của anh ta trong gia đình. Phần lớn muốn có một người bạn đời có thể thích ứng nhanh
nhạy với những thay đổi của xã hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế xã hội mới, những quan niệm truyền thống về địa vị
của người phụ nữ trong gia đình, về quan hệ vợ chồng lại được một số người tán thành. Theo
quan niệm đó, học vấn của người vợ, thậm chí nghề nghiệp của người vợ cũng không phải là tiêu
chuẩn quan trọng khi lựa chọn vì phụ nữ chịu trách nhiệm về công việc nội trợ còn người chồng
phải đảm bảo về điều kiện kinh tế của gia đình.
Tiêu chuẩn hàng đầu của người vợ phải là ngoại hình dễ coi, sau đó là yêu cầu về tính
tình và khả năng quán xuyến gia đình. Nữ tính và sự hấp dẫn của người phụ nữ được nhiều người
đặc biệt nhấn mạnh, coi đó là các yếu tố tiên quyết để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Nhiều người
khác chủ trương một quan hệ bình đẳng, trong đó hai vợ chồng cùng chia sẻ trách nhiệm đối với
gia đình, vì thế cả hai người phải có công ăn việc làm, đảm bảo sự độc lập về kinh tế trước khi
kết hôn.
Những thay đổi trong tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời ở nông thôn trong giai đoạn này tập
trung ở sự đan xen của hai tiêu chuẩn cơ bản là đạo đức và kinh tế trên vị trí thứ nhất. Bên cạnh
đó là những thay đổi trong tiêu chuẩn nghề nghiệp. Phạm vi và nội dung của nó đã được mở
rộng, nghề nào mang lại thu nhập cao và ổn định cũng được hoan nghênh, kể cả buôn bán vốn là
một nghề được xem thường trước đây. Tiêu chuẩn cùng làng xóm vẫn được tiếp tục duy trì từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Phải lấy người thiên hạ, nhất là lấy chồng bị coi như một thất bại về uy

tín với cộng đồng.
Bảng . Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời khi kết hôn theo các nhóm tuổi( %)
Tiêu chuẩn lựa chọn Những người từ 18 – 60 tuổi Những người từ 61 tuổi trở lên
Hình thức khá 16 12.4
Khỏe mạnh 33.5 25.5
Có trình độ học vấn 3.7 2.9
Có nghề nghiệp ổn định 12.1 8.5
Biết cách cư xử/ đạo đức tốt 62.6 46.4
Đồng hương/ cùng quê 7.9 8.7
Biết cách làm ăn 33.9 23.4
Gia đình nề nếp 16 16.3
Có lí lịch trong sạch 3.4 3.8
Không có tiêu chuẩn
rõ ràng
10.7 20.2
Khác 7.3 11.5
Không biết 5.2
(Nguồn: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các cơ quan khác, 2008: “Kết quả Điều tra gia đình
Việt Nam, 2006”: 56)
Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng tiêu chuẩn biết cách ứng xử/ đạo đức tốt là tiêu chuẩn
được mọi người đặt là quan trọng nhất và đứng vị trí cao nhất, nó chiếm 62.6% đối với người trả
lời từ 18 – 60 tuổi, và 46.4% đối với người trả lời từ 61 tuổi trở lên. Tiếp sau đó là tiêu chí biết
làm ăn, chiếm 33.9 % ở người trả lời từ 18 – 60 tuổi, còn đối với người trả lời từ 61 tuổi lên thì
tiêu chí khỏe mạnh lại đứng thứ hai chiếm 25.5%. Trình độ học vấn chiếm tỉ lệ thấp nhất chiếm
2.9% đối với người được hỏi là người từ 61 tuổi trở lên, còn đối với người từ 18 – 60 tuổi thì có
lí lịch trong sạch lại chiếm tỉ lệ thấp nhất (3.4%). Từ đó có thể thấy rằng, tính cách con người,
phẩm chất, đạo đức là những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời quan trọng đối với mỗi cá nhân và nó
đứng hàng đầu chứ không pahir là hình thức bề ngoài.
Người nông thôn bao đời nay vẫn tiếp tục tin rằng yếu tố cùng quê là một bằng chứng về
tính cố kết cộng đồng ở nông thôn và thói quen của người nông dân Bắc Bộ không ưa mạo hiểm,

sợ cái mới, chỉ muốn được bảo đảm chắc chắn và kiểm soát được trong tầm tay của mình.
Bảng : Nơi sinh của người trả lời và vợ / chồng người trả lời (số liệu chung 3 xã các tỉnh
Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang) (%).
Nơi sinh của người trả
lời
Tỷ lệ phần trăm Nơi sinh của vợ/chồng
người trả lời
Tỷ lệ phẩn trăm
Cùng xã 65.9 Cùng xã 59.6
Cùng huyện 12.7 Cùng huyện 18.8
Cùng tỉnh 7.4 Cùng tỉnh 9.4
Khác tỉnh 13.8 Khác tỉnh 11.7
Không trả lời .1 Không trả lời .1
Không biết .1 Không biết .3
Tổng sổ 100.0 Tổng số 100.0
( Nguồn : “ mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới” – Lê Ngọc Văn – tạp chí xã hội học số 3, năm 2007)
Từ bảng trên, ta có thể thấy rằng tiêu chuẩn về không gian địa lý (cùng xã) được mọi
người rất coi trọng số người trả lời họ sinh ra tại xã họ đang sống chiếm tỉ lệ cao (65.9%),59.6%
người vợ hoặc chồng của họ cũng sinh ra cùng xã với họ ,tiêu chuẩn về khoảng cách địa lý
đượcxếp vào tiêu chuẩn khá quan trọng trong tiều chuẩn lựa chọn bạn đời, khoảng cách địa lý
càng xa thì số người lựa chọn càng ít đi,số người trả lời đang sinh sống cùng tỉnh chỉ chiếm
7.4%, 9.4% người vợ hoặc chồng của họ cùng tỉnh với họ.Tuy nhiên, số người trả lời khác tỉnh
cũng khá cao 13.8%, và 11.7% người vợ hoặc người chồng sinh ra khác tỉnh. Tuy vậy, khoảng
cách địa lý gần (cùng xã) được họ yên tâm hơn cả.
Có sự thay đổi, chuyển biến mới về sự lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân ở
nông thôn Việt Nam từ truyền thống đến nay :
Theo lý thuyết lựa chọn hợp lý:
Các chủ thể được xem là có mục đích hay mục tiêu về cái mà hành động của họ hướng
tới. Các chủ thể cũng được xem là có các sở thích.

Theo Friedman và Hechter thì các chủ thể hành động được xem là những nhân vật hành
động có mục đích, có mục tiêu và có sở thích riêng. Hành độngc của các chủ thể được thực hiện
được thực hiện để đạt các mục đích, mục tiêu phù hợp với hệ thống sở thích của chủ thể hành
động. Tuy nhiên, trong quá trình hành động, chủ thể chịu tác động của hai nhóm yếu tố:
Thứ nhất : sự hiếm hoi của các tiềm năng. Mỗi chủ thể hành động có các tiềm năng khác
nhau. Ở đây, tiềm năng được hiểu là các điều kiện như mức sống, điều kiện kinh tế, thời gian…
đối với những người có tiềm năng, mục đích có thể đạt được dễ dàng hơn so với những người ít
tiềm năng. Liên quan tới tiềm năng những chi phí, giá phải trả. Trong việc theo đuổi mục đích,
các chủ thể phải quan tâm đến các gái trị của hành động lôi cuốn nhất kế tiếp họ. Các chủ thể có
thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu tiềm năng của bản thân là không
đáng kể, nếu cơ may là quá ít và nếu trong việc cố gắng để đạt mục đích chủ thể hành động hủy
hoại các cơ may có giá trị cao hơn kế tiếp của mình. Các chủ thể hành động được xem là luôn tối
đa hóa điều lợi ích cho mình.
Thứ hai: các thể chế xã hội. Theo Friedman và Hechter thì các thể chế xã hội đã áp đặt
khuôn mẫu hành động cho các cá nhân thông qua các tiêu chí, các quy luật, các lịch trình, các
nguyên tắc tạo ra sự ảnh hưởng có hệ thống đến kết quả xã hội.
Ứng dụng vào đề tài:
Các cá nhân có tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời theo tiêu chuẩn, sở thích của mình. Tuy
nhiên, do ở xã hội truyền thống bị ảnh hưởng bởi những chuẩn mực, quy luật và quy định nên
việc lựa chọn bạn đời và quyết định hôn nhân bị ràng buộc bởi cha mẹ và xã hội. Nhưng khi xã
hội bước vào thời kỳ đổi mới với những thay đổi thì việc lựa chọn bạn đời và quyết định hôn
nhân không mang tính áp đặt nữa.Mỗi cá nhân có một sở thích riêng nên việc lựa chọn bạn đời
cũng khác với những người khác, họ sẽ lựa chọn nhưng người mà cảm thấy hợp với họ. Chính
điều đó, tạo ra sự khác biệt về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và quyết định hôn nhân ở nông thôn
Việt Nam từ xã hội truyền thống cho đến nay.
Từ những điều trên, cho ta những hiểu biết về lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn
nhân ở nông thôn Việt Nam trải qua các thời kỳ và đặc là hiện nay. Nó có những biến chuyển,
thay đổi mới hoàn toàn khác so với xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống. Những điểm khác
biệt căn bản trong cách lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn ở nông thôn Việt Nam hiện
nay.

3. Định hướng cho tương lai
Kết quả nghiên cứu “ hoàn cảnh tìm hiều bạn đời và quyết định hôn nhân của thế hệ trẻ
hiện nay” – Lê Thi , nghiên cứu gia đình và giới, số 3 – 2009.cho thấy việc lựa chọn bạn đời và
quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam:
Bảng : hoàn cảnh lựa chọn bạn đời của những người đã kết hôn (%):
Nội
dung
chung Nhóm tuổi Khu vực Giới tính Học vấn
18 -
29
30 -
45
46 -
59
Từ
60
tuổi
trở
lên
Thành
phố
Nông
thôn
nam Nữ Cấp
1
Cấp
2
Cấp
3
Do tự

tìm
hiểu
29.3 29.5 24.7 37.1 21.1 32.9 28 33.78 24.9 20.8 33.1 26.8

người
cùng
làng
28.7 34.7 35.5 20 22.8 12.2 33.6 25 32 29.2 28.8 28.6
Cùng
phố,
gần
nơi
làm
việc
Qua
giới
thiệu
của
bạn bè
16.4 16.3 26.9 11.4 8.8 24.4 14 18.6 14.9 8.3 11.9 22
Cùng
nơi
làm
việc
8.5 5.1 3.2 12.4 15.8 15.9 6.3 6.4 10.5 0.0 9.4 8.9
ở nơi
vui
chơi
giải trí
0.9 1.0 2.2 0.0 0.0 0.0 1.1 0.6 1.1 0.0 1.9 0.0

do sự
sắp
đặt
của
gia
đình
.4 3.1 3.2 6.7 22.8 3.7 8.5 8.1 6.6 33.3 8.1 3.0
Cùng
học
một
trườn
g
6.5 10.2 2.2 7.6 5.3 7.3 6.3 7.6 5.5 0.0 4.4 9.5
Qua
người
làm
mối
2.3 0.0 2.2 4.8 3.5 3.7 2.2 0.6 4.4 8.3 2.5 1.2
Bảng : người quyết định hôn nhân theo thế hệ, khu vực sống (%):
Nội dung chung Nhóm tuổi Khu vực
18

29
30
- 45
46 -
59
Từ
60
trở

lên
Thành
phố
Nông
thôn
Con cái quyết định
và tham khảo ý kiến
bố mẹ
90.8 92.
1
90.6 88 93 93 90
Bố mẹ quyết định có
tham khảo ý kiến con
6.0 3.6 5.2 11.
1
3.5 2 7.3
Chỉ con cái quyết
định
2.8 3.6 4.2 0 3.5 4 2.3
Người khác trong gia
đình
0.3 1 0 0 0 0 0.3
Qua kết quả nghiên cứu “ mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt
Nam thời kỳ đổi mới” – Lê Ngọc Văn, tạp chí xã hội học số 3 , năm 2007, và nghiên cứu
“khuôn mẫu lựa chọn bạn đời ở Việt Nam truyền thống và biến đổi” – Nguyền Hữu Minh, viện
gia đình và giới và nghiên cứu “ hoàn cảnh tìm hiểu bạn đời và quyết định hôn nhân của thế hệ
trẻ hiện nay” – Lê Thi, nghiên cứu gia đình và giới, số 3, năm 2009. Và các trang web liên quan
cũng nói về vấn đề lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân ở nông thôn hiện nay như
dantri.com. Ta có thể thấy:
Việc lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam sẽ có những

biến đổi mới, ngày càng phổ biến hơn đối với nhu cầu của cá nhân, phù hợp với hoàn cảnh xã hội
lúc đó
Việc lựa chọn bạn đời ở nông thôn Việt Nam trong tương lai: quyền quyết định hôn nhân
hoàn toàn do can cái quyết định, bố mẹ chỉ là người đưa ra ý kiến, đóng góp, thậm chí nhiều khi
nếu bố mẹ không đồng ý thì con cái cũng sẽ không làm theo. Ý kiến của bạn bè trong việc lựa
chọn bạn đời có đóng góp quan trọng với cá nhân, nhiều khi nó quan trọng hơn ý kiến của cha
mẹ.
Việc lựa chọn bạn đời cũng có những thay đổi nhất định, yêu cầu về khoảng cách địa gần
ngày càng giảm đi thay vào đó là các tiêu chuẩn về hình thức, tính cách của hai người có phù
hợp, điều kiện kinh tế là những tiêu chuẩn quan trọng trong việc quyết định hôn nhân. Bên cạnh
đó cũng không thể thiếu những tiêu chí về trình độ học vấn, nghề nghiệp,gia cảnh hai gia đình…
tuy nhiên nó không còn đóng vai trò chính yếu nữa.
Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thì việc
lựa chọn bạn đời và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam có những biến đổi phù hợp với
hoàn cảnh, bối cảnh xã hội lúc bấy giờ và theo quan niệm, tiêu chuẩn của từng cá nhân.
Tài liệu tham khảo:
1. Tập bài giảng “ xã hội học gia đình” – Lê Thái Thị Băng Tâm
2. “Mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” –
Lê Ngọc Văn, tạp chí xã hội học số 3, 2007.
3. “Khuôn mẫu lựa chọn bạn đời ở Việt Nam truyền thống và biến đổi” – Nguyền Hữu
Minh, viện gia đình và giới.
4. “ Hoàn cảnh tìm hiểu bạn đời và quyết định hôn nhân của thế hệ trẻ hiện nay” – Lê
Thi, nghiên cứu gia đình và giới, số 3, năm 2009.
5. Trang web dantri.com.vn.
6. “Lịch sử và lý thuyết xã hội học” – Lê Ngọc Hùng, NXB Đại học Quốc Gia, năm
2009.

×