Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

xhh đô thị - sự cần thiết của chợ truyền thống trong đô thị hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.25 KB, 4 trang )

Bài giữa kỳ môn xã hội học đô thị
SỰ CẦN THIẾT CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
Trong quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị, chợ là một trong 5 loại công
trình dịch vụ cơ bản trong đô thị (4 loại khác là: giáo dục, y tế, thể dục thể thao, và văn hóa).
Các loại hình chợ trong đô thị thì có thể kể: chợ tổng hợp, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh,
chợ dân sinh, chợ truyền thống…Theo điều tra của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, hiện nay trên cả
nước có gần 9000 chợ truyền thống, 80% hàng hóa chuyển qua kênh phân phối này. Qua đây
ta thấy mức độ quan trọng của chợ truyền thống trong phân phối bán lẻ.
Với giai đoạn hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, đời sống của
con người ngày càng được nâng cao, kéo theo đó là những nhu cầu mới, đòi hỏi phải có những
điều kiện hiện đại để thỏa mãn những nhu cầu ấy. Có thể thấy rõ điều này qua việc hàng loạt
trung tâm thương mại , siêu thị mọc lên tại các vùng đô thị phát triển.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, Việt Nam là nước đậm chất văn hóa Phương Đông, do đó, siêu
thị hay trung tâm thương mại được xuất hiện nhiều cũng không thể thay thế được chợ truyền
thống. Với người Việt thì nhu cầu cần có chợ là rất thiết thực. Chợ là hình ảnh tổng hợp của
nhiều sinh hoạt cộng đồng bắt nguồn từ nhu cầu giao dịch, đổi chác. Sự tụ tập thuận lợi và
giao tiếp thuận lợi là quy luật cơ bản hình thành nên chợ. Đi chợ truyền thống có cái vui, cái
thân mật của sự giao tiếp cộng đồng, điều đó làm người mua và người bán xích lại gần nhau
hơn, lâu dần tạo mối thân quen, thành bạn hàng. Mà khi đã quen mặt, quen tên thì bạn hàng sẽ
thăm hỏi, chào nhau. Người bán thì mặc sức rao hàng, người mua thì được quyền trả giá. Đó là
kiểu chợ mà từ xưa đến nay luôn được mọi người “ưa dùng”. Bởi “trả giá” là một kỹ năng xã
hội mà nhiều người cảm thấy trống vắng nếu thiếu nó.
Chợ truyền thống là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân, nơi thể hiện bộ
mặt và trình độ phát triển của cả vùng miền. Nó luôn có sức hút mãnh liệt không chỉ với cư
dân trong vùng mà còn với cả khách du lịch phương xa. Chúng ta khi đi du lịch bất cứ đâu
cũng thường tranh thủ ghé các chợ địa phương, mua bán thì ít mà thăm thú thì nhiều. Đến bất
kỳ chợ truyền thống nào ta cũng dễ dàng gặp đủ các hạng người, nghe đủ thứ những ngôn ngữ
địa phương, từ thanh lịch cho đến bình dân… Ra chợ là cách nhanh nhất để cảm nhận một
không khí mang đậm bản sắc của vùng, miền. Khách phương xa đến thường ghé chợ tham
quan, mua sắm và ít nhiều biết được nơi đó phát triển ra sao. Bên cạnh việc trao đổi, mua bán
thông thường, chợ còn là nơi giao lưu tình cảm anh em, bạn bè, thông tin về tình hình gia đình,


chòm xóm…Vậy nên chợ là một nét văn hóa, “văn hóa kẻ chợ”, mang trong mình biểu trưng
của sự hội tụ và chắt lọc, vừa cũ xưa, dung dị, hồn hậu lại vừa mới mẻ, tươi tắn bởi sự sôi
động, ồn ào.
Theo E. Durkheim: “cũng như là các nhu cầu chung của cơ thể, xã hội và bất kỳ sự kiện
xã hội nào cũng có những chức năng nhất định, tức là có sự đáp ứng nhu cầu nhất định của xã
hội”. Như vậy, chợ truyền thống, với những chức năng vốn có của mình đã đáp ứng được
những nhu cầu cần thiết cho cộng đồng nói chung và cho cộng đồng cư dân đô thị nói riêng.
Một là về các mối quan hệ xã hội, chợ truyền thống có một vai trò to lớn đối với sự hòa nhập
xã hội của người dân trong các khu dân cư và trong các thành phố. Hai là sự thoải mái về tinh
thần, do đó đóng góp cho sức khỏe cộng đồng đối với những người sử dụng chợ. Ba là sự
chuyển đổi dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, vì thực phẩm để ngoài trời dễ hư hơn trong siêu
thị nên thực phẩm được mang ra bán ở chợ cần phải tươi mới mỗi ngày. Thứ tư là đối với
những người không khá giả trong xã hội, các chợ truyền thống là nơi họ có thể mua thực phẩm
tươi sống với giá phải chăng. Thứ năm là về lối sống văn hóa, các chợ truyền thống được coi
là những tài sản quan trọng đóng vai trò chính trong bản sắc của các khu dân cư, đồng thời
cũng lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời. Thứ sáu là tác động tốt đến nền kinh tế địa
phương.
Tuy chợ truyền thống có những cái chưa được như vệ sinh, buôn bán lộn xộn, làm mất
mỹ quan đô thị… nhưng những vấn đề đó có thể giải quyết được, còn nếu như phá chợ và xây
dựng các siêu thị hay trung tâm thương mại thì cộng đồng sẽ có nhiều mất mát quá lớn. Như
trong diễn đàn “Chợ và không gian kiến trúc, văn hóa”, các nhà kiến trúc đã nêu lên ý kiến:
“phá chợ là phá di sản”. Không phải là không có lý khi nêu lên điều đó, bởi ở nước ta có rất
nhiều chợ truyền thống đã được hình thành từ rất lâu, có những cái chợ được xây dựng từ thời
Pháp thuộc mà nay vẫn đang còn được lưu giữ hầu như còn nguyên vẹn như chợ Bến Thành,
chợ Lớn, chợ Tân Định, chợ An Đông… Ở ngay giữa Sài Gòn này vẫn còn nhiều chợ mang
tên những nhân vật bình dân nổi tiếng như chợ Ông Tạ, chợ Ông Hoàng, chợ Bà Chiểu,… tên
tuổi và công đức của những nhân vật này tuy đã đi vào lịch sử, nhưng giá trị truyền đời thông
qua dư luận chợ luôn là một bài học sâu sắc, đậm tính nhân văn. Còn các nhà văn hóa cũng
nêu rõ quan điểm: “giữ chợ là giữ tình cộng đồng”, đi chợ là đi tìm sự hội nhập cộng đồng để
chia sẻ - bồi đắp không gian văn hóa, không gian thông tin, tình tự cộng đồng… trước khi thỏa

mãn các nhu cầu vật chất. Đúng vậy, như Karl Marx đã nói: “bản chất con người và của cả xã
hội là mối tổng hòa các liên hệ và quan hệ giữa họ lẫn nhau”, như thế, đô thị phát triển, kéo
theo những mối quan hệ xã hội thưa thớt, mạng lưới xã hội lỏng lẻo, chợ truyền thống là một
trong số ít những yếu tố còn lại có thể giúp giải quyết gắn kết tình cộng đồng trong đô thị.
Vậy, nếu như dẹp bỏ chợ, tức là cũng dẹp bỏ luôn những mối tương tác xã hội mà con người
luôn muốn tạo dựng, duy trì trong cái xã hội đô thị ngày càng lạnh lùng này. Đô thị hóa mở ra
nhiều hình thái buôn bán: siêu thị, thương xá, những hình thức mua bán mới văn minh, tiện
nghi… nhưng nếu thiếu đi cái không gain giao tiếp của cộng đồng, cái linh hồn của một đô thị
sống động thì nó sẽ thất bại.
Theo Bộ Công Thương, hoạt động thương mại nội địa liên tục phát triển, năm 2011 tốc
độ tăng trưởng là 24,3%, tương đương 99 tỷ USD, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các
chợ truyền thống. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xử lý hài hòa giữa việc rà soát, phân loại
chợ, có thái độ ứng xử khéo léo trong việc xây dựng, phát triển chợ để đảm bảo duy trì chợ
truyền thống và lợi ích của người dân.
Văn hóa chợ truyền thống khó có thể bị lãng quên khi người dân vẫn có thói quen đi chợ
không chỉ để mua mớ rau, rổ cua, con cá, mớ tôm còn nhảy tanh tách, mà còn để gặp gỡ, trao
đổi thông tin về nhiều lĩnh vực. Như nhà văn Trần Tiến Dũng đã nói: “tất nhiên không ai
thương nhớ chợ Việt đến mức tự tử nếu thiếu, nếu mất chợ, nhưng người ta đòi sự công bằng
trong cạnh tranh giữa văn hóa chợ truyền thống và văn háo đồng phục của trào lưu thương mại
hóa toàn cầu”. Dù là quan điểm truyền thống hay hiện đại về phân phối hàng hóa, chợ vẫn có
vị trí, vai trò và công năng riêng biệt, độc đáo như một thuộc tính của nó./.

×