Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

bài thu hoạch học phần thực hành công tác xã hội ii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.32 KB, 44 trang )

Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Lời mở đầu
Công tác xã hội với cộng đồng nó như là một khoa học nó mang tính chuyên
môn hóa cao năm 1950 của thế kỷ XX hiệp hội quốc đã chính thức công nhận khái
niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các nước sử dụng khái niệm này như là
một công cụ để phát triển nền kinh tế Quốc gia. Từ đó, ở Việt Nam cũng dần xuất
hiện và đến năm 1960 thì phát triển mạnh mẽ gắn liền với quá trình đấu tranh giải
phóng dân tộc, các quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước như nhà nước của
dân, do dân và vì dân, đảm bảo đời sống ấm no, lợi ích và quyền của nhân dân.
Những năm đổi mới đến nay thì tổ chức và phát triển cộng dồng đã phát triển rộng
rãi được đưa vào các lĩnh vực.
Tổ chức và phát triển cộng đồng là phương pháp thứ ba của nghành công tác
xã hội mặc dù nó ra đời muộn hơn hai phương pháp công tác xã hội với cá nhân và
nhóm, nhưng lại có ý nghĩa mục đích rất quan trọng là vì con người và lấy con
người làm trọng tâm nhằm đem đến An sinh xã hội và đảm bảo công bằng xã hội,
giảm bớt được sự phân tầng trong xã hội. Đảm bảo sự tham gia tối đa của người
dân trong tiến trình phát triển.
Là sinh viên được đào tạo về chuyên nghành công tác xã hội khi tiếp xúc với
học phần “Thực hành công tác xã hội II” là tiếp cận với phương pháp tổ chức và
phát triển cộng đồng. Đây là một học phần thực hành mang tính thực tế, vận dụng
lý luận và thực tiễn. Bản thân em hiểu rất rõ đối tượng của ngành công tác xã hội là
những con người và cộng đồng yếu thế trong xã hội và mục tiêu cuối cùng của phát
triển cộng đồng là giúp cho cộng đồng từ tình trạng yếu kém tiến tới tự lực và phát
triển hơn. Bổn phận của người cộng tác viên trông công tác xã hội là tổ chức, lập kế
hoạch, nâng cao kỹ năng, nhận thức cho người dân về điểu kiện sống, quyền an
sinh và phát triển. Đồng thời là cầu nối tìm kiếm nguồn lực giúp đỡ những con
người yếu thế, những cộng đồng khó khăn để nhằm hỗ trợ họ giải quyết vướng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 1
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
mắc, trở ngại để cộng đồng vươn lên thành cồng động tự lực và phát triển hơn, hòa
nhập vào sự phát triển chung của xã hội.


Những gì mà bản thân em đã học hỏi được và tiếp thu được trong quá trình
học tập để vận dụng vào thực tiễn thì em đã lựa chọn và tiến hành làm việc với
cộng đồng của mình là bản Ón xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình .
Toàn bộ quá trình tìm hiểu và tiến hành thực hiện với cộng đồng thì em đã trình
bày một cách cụ thể trong bài thu hoạch này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song bản thân em không thể tránh khỏi những
thiếu sót trong quá trình tiến hành và khi viết bài báo cáo này. Vì vậy, mà em kính
mong giảng viên chuyên nghành cũng như các bạn đọc góp ý để bài báo cáo của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới ngày 20 tháng 1 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Mến
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 2
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ
THƯỢNG HÓA HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH
I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN MINH HÓA
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Minh Hoá là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình với địa hình
đồi núi bao quanh. Với tọa độ 17
o
28’30’’ đến 18
0
2’13’’ độ Bắc và 105
0

6’25’’ đến
106
0
20’30’’ độ Đông.
Phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Phía Bắc giáp với huyện Tuyên Hoá
Phía Nam - Đông Nam giáp với huyện Bố Trạch.
Huyện Minh Hoá có cửa khẩu Cha Lo-Nà Phàn, có đường mòn Hồ Chí Minh
và tuyến đường 12A lớn nhất nối các tỉnh Đông Bắc Thái Lan qua Lào về quốc lộ
1A đến cảng Hòn La, cảng Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh).
Đi từ thành phố Đồng Hới vào huyện Minh Hoá có 2 con đường: Con đường
thứ nhất, từ quốc lộ 1A về thị trấn Ba Đồn sau đó theo quốc lộ 12A lên huyện Minh
Hoá; con đường thứ hai, đường mòn Hồ Chí Minh xuất phát từ Cộn chạy về hướng
Bắc khoảng 120km là tới huyện Minh Hoá.
1.2. Địa hình
Cấu trúc địa hình của huyện Minh Hoá khá phức tạp gồm: Đồng bằng, đồi núi
chủ yếu vẫn là đồi núi hiểm trở, gồ ghề. Các đỉnh núi cao, các Lèn Cờ, núi đá vôi
bao quanh và hình thành các thung lũng ở giữa - nơi người dân sinh sống. Có dãy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 3
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Trường Sơn hùng vĩ bao quanh và những dãy núi vòng cung bao quanh huyện.
Đồng bằng thì nhỏ hẹp bị chia cắt bởi các lèn và núi đá. Núi có độ cao trung bình
500 – 1000m nghiêng dần từ Tây sang Đông. Phía Tây Nam bị chia cắt bởi núi đá
vôi và sông suối trong hệ thống núi khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng.
1.3. Đất đai
Huyện Minh Hoá có các hệ đất là: đất feralit vàng đỏ, đất đỏ bazan, đất phù sa
cổ và một ít đất phù sa bồi đắp.
Toàn huyện có tổng diện tích là 141.270,94 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp 6.431,11 ha
Đất phi nông nghiệp 3.305,69 ha

Đất lâm nghiệp 116.354,53 ha
Đất chưa khai thác 14.616,32 ha
1.4. Khí hậu
Huyện Minh Hoá là một huyện trông tỉnh nên khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Cùng với sự cấu tạo phức tạp của địa hình, sự án ngự của dãy Trường
Sơn hùng vĩ và chịu sự ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp 2 miền Bắc - Nam nên
khí hậu của huyện Minh Hoá được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9
đến tháng 3 nhiệt độ giảm xuống từ 8
0
C đến 10
0
C, nhiệt độ trung bình trong năm
khoảng 23
0
C đến 25
0
C và mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình trên
20
0
C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ tăng 29 - 39
0
C.
1.5. Sông ngòi
Toàn huyện Minh Hoá có 2 con sông lớn nó bắt nguồn từ xã Thượng Hoá đó
là sông Cu Nhăng và sông Cái. Ngoài ra, còn có rất nhiều khe suối, các đập với độ
cao 1000m so với mặt biển, nó chảy qua các xã, cung cấp nguồn nước sinh hoạt
cho bà con trong huyện.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 4
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Trong huyện có 4 con đập lớn là: Đập Ba Nương, đập Tân Lý ở xã Minh Hoá,

đập Cù Liên ở xã Trung Hoá và đập Đa Năng ở xã Hoá Hợp.
2. Điều kiện xã hội
2.1. Kinh tế
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện có những năm sau cao hơn năm
trước, toàn huyện chủ yếu là phát triển các ngành nghề như: Nông nghiệp, công
nghiệp và thương mại - dịch vụ.
Tính đến cuối năm 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân: 11.71%, thu nhập bình
quân đầu người là: 3,6 triệu đồng, thu ngân sách trên địa bàn toàn huyện là 4,797
triệu đồng.
Tỷ trọng của ngành nông nghiệp là 40,68%
Tỷ trọng của ngành công nghiệp là 33,72%
Tỷ trọng của ngành thương mại - dịch vụ là 25,6%
Toàn huyện có 5.369 hộ nghèo chiếm tỉ lệ 51,91% so với tổng số hộ dân trên
địa bàn huyện.
Sau 1năm thực hiện Nghị quyết 30A đến ngày 31/12/2009, toàn huyện còn
3.836 hộ nghèo trên tổng số 10.803 hộ dân chiếm 35,51%.
Tới đầu năm 2009, thực hiện hoàn toàn 100% số nhà tạm trên địa bàn huyện
với tổng số 680 nhà.
2.2. Dân số, lực lượng lao động
Năm 2008, dân số toàn huyện là 10.343 hộ với 47.217 nhân khẩu bao gồm các
dân tộc: Kinh, Khùa, Mày, Sách, Rục, Thổ, Arem. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,3%, dân số phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các xã đồng bằng và thị
trấn Quy Đạt, mật độ trung bình 32 người/km
2
.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 5
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Cuối 2008, toàn huyện có 25.836 người trong độ tuổi lao động chiếm 54,75%
trong tổng số dân chủ yếu sản xuất nông – lâm nghiệp chiếm 80% số lao động hầu
hết chưa qua đào tạo, chỉ có 250 người đã qua đào tạo.

2.3. Cơ cấu tổ chức
UBND Huyện Minh Hoá nằm ở tiểu khu 5 - thị trấn Quy Đạt- huyện Minh
Hóa - tỉnh Quảng Bình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, huyện đã chỉ đạo
các xã thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm tốt.
Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Trong đó có 1thị trấn
Quy Đạt và 15 xã: Trung Hoá, Minh Hoá, Quy Hoá, Xuân Hoá, Yên Hoá, Thượng
Hoá, Hồng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Hợp, Hoá Sơn, Hoá Phúc, Hoá Thanh, Dân Hoá,
Tân Hoá và Trọng Hoá. Trong đó có 12 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn nằm trong
chương trình 135 giai đoạn II.
2.4. Cơ sở hạ tầng
Trong huyện, các xã đều có trụ sở UBND làm việc và có nhà văn hoá, ở trong
các trụ sở uỷ ban của các xã đều đầy đủ phương tiện thuận lợi cho công việc. Toàn
huyện đều có điện tới nhà dân (100% đều có điện).
Những con đưòng đi từ huyện về tới các xã đều được bê tông hoá. Riêng 4 bản
dân tộc hiện nay đang trong giai đoạn thi công gấp rút hoàn thành tuyến đường bê
tông cho người dân ở đây.
2.5 Văn hoá - xã hội
2.5.1 Giáo dục
Hệ thống giáo dục đào tạo đang từng bước phát triển. Hệ thống trang thiết bị
nhìn chung cũng khá đầy đủ để đáp ứng cho việc dạy và học.
Mỗi xã đều có hệ thống trường học từ mầm non đến trung học cơ sở. Riêng 3
xã Dân Hoá, Trọng Hoá, Hoá Sơn chưa có trường trung học cơ sở.
Toàn huyện có 3 trường trung học phổ thông:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 6
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Trường THPT Minh Hoá- thị trấn Quy Đạt.
Trường THPT Hoá Tiến- xã Hoá Tiến
Trường THPT Trung Hoá- xã Trung Hóa
và 1trường THCS dân tộc nội trú tại thị trấn Quy Đạt.
2.5.2 Y tế

Việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân được huyện chú trọng. Toàn huyện có
một bệnh viện đa khoa nằm tại thị trấn Quy Đạt. Tất cả các xã đều có trạm y tế.
Các hộ nghèo trong huyện đều được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí
2.5.3 Văn hóa
Huyện Minh Hoá có một nét văn hóa nổi bật mà ai cũng biết đến đó là hằng
năm vào ngày 15/3 (âm lịch) có hội rằm tháng 3 còn gọi là Chợ Tình. Đây là nét
văn hoá đặc sắc nhất của huyện. Hằng năm vào ngày này tất cả con em trong huyện
dù có đi làm ăn xa hay làm gì cũng dành thời gian về quê dự lễ hội. Ngày hội,
người dân tập trung đi chợ, họ buôn bán ở đó và có tổ chức các trò chơi dân gian,
thi hát hò và các môn thể thao cũng được tổ chức ở các xã. Đặc biệt, rằm tháng 3
người dân ở đây làm món "Bồi" được ăn với ốc. Người dân ở đây thường có câu:
"Thà rằng đau ốm mà nằm
Chớ ai lại bỏ hội rằm tháng Ba".
3. Tiềm năng và trở ngại
3.1. Tiềm năng
Huyện Minh Hóa là một vùng núi rẻo cao nên rừng là tiềm năng lớn của
huyện, tổng diện tích rừng khá lớn rất thuận tiện cho việc phát triển cây công ngiệp,
đây là rừng nguyên sinh nhiêfu nhất của tỉnh. Nó cung cấp các loại gỗ cho ngành
sản xuất và một số loại gỗ quý hiếm: huê, táu ,lim Rừng còn cung cấp rất nhiều
dược phẩm cho bà con trong huyện dùng để chữa bệnh.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 7
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Là một huyện miền núi nên có rất nhiều loại khoáng sản đặc biệt là đá vôi.
Diện tích đá vôi trên 1200 ha chưa được thăm dò, nghiên cứu về chất lượng cụ thể
nên chỉ mới khai thác để làm vật liệu xây dựng chứ lượng đá vôi còn rất nhiều mà
chưa được khai thác đến.
Huyện có khả năng để phát triển ngành du lịch bởi ở đây ai đã từng đặt chân
lên mảnh đất này đều nhận xét đây là bản sao của Đà Lạt. ở đây có rất nhiều cảnh
quan do tự nhiên tạo nên như : Tháp Bụt, thác Mơ, hang động, các lèn cờ, khe suối
rất lạng mãn và thơ mộng, thời tiết thì dịu êm.

Toàn huyện không có tôn giáo nên thuận tiện cho quản lý và chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước.
3.2. Trở ngại
Là một huyện miền núi cho nên vào mùa mưa lũ có rất nhiều xã trong huyện
bị cô lập, giao thông đi lại bị chia cắt giữa các xã với nhau. Kinh tế của huyện vẫn
còn đang trong tình trạng chậm phát triển, sản xuất giản đơn còn phù thuộc vào
thiên nhiên, chưa tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa, chưa đầu tư đúng mức để
phát triển kinh tế xã hội lâu dài và bền vững. Vì vậy việc chỉ đạo còn bị động, lúng
túng, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh hiện có từ nông nghiệp và lâm nghiệp
trên địa bàn huyện. Công tác dịch vụ còn yếu, các ngành nghề còn rải rác, thiếu
tính tập trung, thiếu đầu tư.
Là huyện có số dân tộc sinh sống khá đông nên bà con dân tộc còn có nhiều
phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng trong chờ, ỷ lại của Đảng và Nhà nước mà
chậm sữa đổi cải cách để phát triển.
Do địa hình chủ yếu là rừng núi và nằm giáp với biên giới Việt Lào, cửa
khẩu Cha Lo - Nà Phàn nên việc quản lý, bảo vệ của công an phối hợp với bộ đội
biên phòng rất khó khăn. Một số người dân chưa ý thức được một phần nữa là
muốn làm giàu nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo chặt phá các loại gỗ quý hiếm và săn bắt
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 8
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
nhiều động vật có giá trị để bán cho bọn xấu. Đây là nơi rất thuận tiện cho việc vận
chuyển hàng trái phép qua biên giới.
II. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ
THƯỢNG HÓA HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Xã Thượng Hóa là miền núi rẻo cao biên giới của huyện Minh Hóa với tọa
độ 17
0
28.30 đến 18

0
2.13 vĩ độ Bắc và 205
0
625 đến 105
0
20.30 kinh Đông.
Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Trung Hóa và Tân Hóa
Phía Nam giáp huyện Bố Trạch
Phía Tây giáp xã Hóa Sơn và biên giới Việt-Lào
Thượng Hóa có tuyến biên giới chung với tỉnh Khăm Muôn-Lào 21km. Do
kiến tạo địa tầng và cấu trúc địa chất phức tạp nên giữa những dãy đá vôi thường
tạo nên các thung lũng là nơi người dân định cư sinh sống.
Có 2 con đường để tới xã Thượng Hóa là đường mòn Hồ Chí Minh và đường
quốc lộ 12A.
1.2 Địa hình
Xã Thượng Hóa chủ yếu là đồi núi, lèn cờ đá vôi, thung lũng, xã được bao
quanh bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Xã có nhiều dãy núi cao như núi Mama cao 1.030m, núi đá độ cao 986m, lèn
cờ cao 927m.Có rừng núi và hang đá vôi, các núi đèo đã gắn với bao sự tích hào
hùng của quân và dân ta như: Eo Rèo Đá Đẻo, hang xăng dầu N58, hang Tiểu Tử,
hang vũ khí đạn Lá Lếch.
1.3. Đất đai
Xã Thượng Hóa chủ yếu là đất đỏ bazan, đất feralit và đất phù sa cổ và một
ít đất phù sa bồi đắp.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 9
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Toàn xã có trổng diện tích tự nhiên là 34.504,947 ha tương đương với 346
km
2
Trong đó: Đất nông nghiệp 34.383,762 ha

Đất phi nông nghiệp 15.275 ha
Đất chưa sử dụng 106.9103 ha
Trong đó đất trồng trọt 643,5 ha chiếm 1,8% diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp xen
lẫn với đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp khá lớn và đa dạng với nhiều
chủng loại.
1.4. Khí hậu
Là một xã của tỉnh nên mang khí hậu nhiêt đới gió mùa cùng với sự cấu tạo
địa hình với sự án ngự của dãy Trường Sơn hùng vĩ nên khí hậu ở đây thường được
chia thanh hai mùa rõ rệt: mùa mưa thì rét và mùa nắng thì nóng.
Là một xã vùng cao biên giới, mùa mưa ở đây đến rất sớm thường bắt đầu từ
tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm sau, những tháng này thường có gió mùa Đông
Bắc mang theo không khí lạnh, bão lũ và mưa dầm. Xã Thượng Hóa khác với
những vùng đồng bằng, vào mùa mưa rét, hơi lạnh của núi đá tỏa ra hòa cùng
không khí lạnh ngoài trời làm cho thời tiết càng giá buốt, độ ẩm càng tăng.
Mùa khô diễn ra từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, những tháng này, nắng
gay gắt, số giờ nắng bình quân là 6,5 giờ, ngày cao điểm đạt đến 9,5 giờ. Mùa khô
có gió Tây Nam thổi từ Lào sang còn gọi là gió Lào. Gió Lào mang theo hơi nóng
từ vùng cao nguyên Lào, hơn nữa, bị dãy Trường Sơn giữ lại hơi nước nên gió này
thường rất nóng, kết hợp với hơi nóng tỏa ra từ núi đá vôi gây nên không ít oi bức,
nắng nóng, nhiệt độ có lúc đến 40
0
C.
Sự đa dạng về thời tiết là một thuận lợi lớn để nười dân nơi đây áp dụng vào
sản xuất nông nghiệp và cơ cấu các loại cây hợp lý. Song nó cũng mang lại nhiều
khó khăn cho bà con trong xã.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 10
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
1.5. Sông ngòi
Do cấu trúc phức tạp nên các con sông, con suối ở đây thường bị đứt dòng
chảy biến vào hang đá rồi lại trồi ra ở nơi khác, nơi đây thường tạo ra những hang

động nước ngầm mà chưa được phát triển và khai phá.
Xã Thượng Hóa là nơi đầu nguồn của các khe suối, các đập cao trên 1000m
so với mặt biển. Ngoài hàng chục khe suối còn có 2 con sông chính là; sông Cái và
sông Cu Nhăng, vào mùa mưa lũ thì những con sông này bị tràn ngập làm cho một
số thôn trong xã bị ngạp nước nghiêm trọng, giao thông đi lại rất khó khăn.
2. Điều kiện xã hội
2.1. Kinh tế
2.1.1. Trồng trọt
Đảng ủy và UBND xã Thượng Hóa đã xác định rõ, trồng trọt là ngành mũi
nhọn để phát triển kinh tế đảm bảo đời sống cho người dân.Gồm các loại cây như:
ngô, khoai lang, sắn, lạc, đậu, rau màu, vừng, cao su, cây làm thức ăn cho gia súc
Tổng sản lượng lương thực hàng năm đều tăng và tỷ lệ năm sau cao hơn năm
trước. Năm 2009 đạt 919,67 tấn so với năm 2005 tăng 389,67 tấn.
Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông - Xuân 452 ha đạt 87,68% so với kế
hoạch.
Tổng sản lượng lương thực 618.2 tấn.
Tổng sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày là 278,7 tấn
Giá trị thành tiền 6.222.304.500 VND
2.1.2. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học công nghệ
Xây dựng mô hình:
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị trên
một đơn vị diện tích canh tác. Sáu tháng đầu năm, được sự hỗ trợ của các chương
trình dự án, đến nay một số mô hình đã có kết quả.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 11
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Mô hình nuôi dê sinh sản tại thôn Khai Hóa.
Mô hình nuôi ngan kết hợp nuôi giun quế tại thôn Phú Nhiêu.
Chuyển giao khoa học kỹ thuật: UBND xã phối hợp cùng với Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi
tại 3 bản dân tộc.

2.1.3. Chăn nuôi
Xã Thượng Hóa phát triển lợi thế về đồng cỏ tự nhiên lớn nên Đảng bộ đã
chủ trương phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, nuôi ong.
Đến năm 2009, tổng đàn gia súc 3.305 con đạt 90,4%. Trong đó:
Đàn trâu: 385 con đạt 79,5% so với kế hoạch.
Đàn bò: 1.450 con đạt 89,3% so với kế hoạch (bò lai
Sind: 50 con).
Đàn lợn: 1.440 con đạt 96% so với kế hoạch.
Đàn dê: 30 con đạt 60% so với kế hoạch.
Nhím: 12 con đạt 133,3% so với kế hoạch.
Đàn gia cầm: 5.482 con đạt 182,7% so với kế hoạch.
Đàn ong: 24 đàn đạt 48% so với kế hoạch.
Nhìn chung, đàn gia súc có phát triển nhưng phát triển chậm, sản lượng tổng
đàn chưa cao, mặc dù cán bộ khuyến nông đã mở nhiều lớp tập huấn cho bà con
trong xã về kỹ thuật chăn nuôi nhưng hiệu quả chưa cao.
2.1.4. Thủy sản
Sản lượng đánh bắt cá nước ngọt tính được là 0,5 tấn. Diện tích nuôi cá nước
ngọt là 1,2 ha đạt 85,7%
2.1.5. Cây công nghiệp, lâm nghiệp
Thực hiện chương trình phát triển cây công nghiệp dài ngày trên cơ sở diện
tích đất quy hoạch, những hộ dân có điều kiện phát triển trồng cây cao su, cây tiêu
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 12
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
đến nay trồng được 50 ha. Hiện nay đã thu hoạch 4 ha. Đảng bộ đã xác định cây
cao su là cây kinh tế phát triển lâu dài giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vươn
lên làm giàu. Vì vậy, Đảng ủy, HĐND, UBND xã quyết tâm chỉ đạo nhân dân phát
triển cây cao su.
Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng tương đối tốt. Hiện tượng đốt rừng làm
nương rẫy của bà con đồng bào dân tộc đã giảm thiểu. Không còn xảy ra hiện
tượng cháy rừng nhưng tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản vẫn

còn xảy ra, một số hộ gia đình nhận thức còn kém nên vẫn còn tiếp tay cho lâm tặc
và bọn buôn lậu lâm sản trên địa bàn xã. Công tác tuần tra và kiểm tra chưa thường
xuyên và chặt chẽ.
2.1.6. Tiểu thủ công nghiệp
Nhờ sự nhận thức đúng đắn và chấp hành tốt chủ trương đường lối, chỉ thị,
Nghị quyết của cấp trên nên đã nhanh chóng chuyển đổi trong nhận thức về phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngành nghề. Đã có nhiều hộ gia
đình đi đầu trong phát triển về giao thông vận tải. Hiện nay toàn xã đã có 3 xe ô tô,
mộc dân dụng có 10 hộ, sửa chữa xe máy có 4 hộ, sửa chữa điện tử 1 hộ, cơ sở xay
xát 5 hộ.
2.2. Dân số, lực lượng lao động
Xã Thượng Hóa có tổng số 696 hộ và 3.113 nhân khẩu. Trong đó, dân tộc
186 hộ và 806 nhân khẩu chiếm 25% dân số toàn xã. Mật độ dân số: 32 người/km
2
,
dân số phân bố không đồng đều bao gồm các dân tộc: Kinh, Sách, Rục.
Lực lượng lao động của xã: số nhân khẩu trong độ tuổi lao động chiếm 40%
tổng số dân. Trong đó số lao động có việc làm 900 người.
2.3. Cơ cấu tổ chức
UBND xã Thượng Hóa nằm ở thôn Khai Hóa. Chính quyền địa phương đoàn
kết hợp tác tốt, phát huy được thế mạnh của xã. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 13
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
nước, chính quyền xã Thượng Hóa quan tâm đến quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa
vụ với nhân dân trong xã.
Nhờ chỉ đạo của Đảng ủy, nhân dân trong xã biết đoàn kết, yêu thương và
đùm bọc lẫn nhau. Thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân.
Toàn xã có 6 thôn và 4 bản: thôn Phú Nhiêu, thôn Tiến Hóa, thôn Hát, thôn
Khai Hóa, thôn Quyền, thôn Quang, bản Phú Minh, bản Ón, bản Yên Hợp, bản Mò
O Ồ Ồ.

Cơ cấu tổ chức của xã thể hiện ở sơ đồ sau:
2.4. Cơ sở hạ tầng
Toàn xã đều có điện mắc tới tận các hộ gia đình, có điện 100%. Mỗi con
đường trong xã đều được bê tông hóa, riêng đoạn đường từ thôn Khai Hóa và thôn
Phú Nhiêu hiện đang gấp rút thi công.
2.5. Văn hóa-xã hội
2.5.1. Giáo dục
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về tới xã Thượng Hóa nên trong
xã cùng với Đảng bộ và nhân dân đoàn kết cùng góp sức chú trọng đầu tư thích
đáng việc dạy và học. Đầu tư xây dựng trường học, nhà ở cho giáo viên. Trong toàn
xã đều có trường mầm non, trong đó, thôn Phú Nhiêu và 4 bản đều có trường tiểu
học riêng. Toàn xã có 1 trường THCS, 4 trường tiểu học và 9 trường mầm non. Các
em theo học ở các bậc học như sau:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 14
Đảng ủy
Ủy ban nhân dân Ủy ban mặt trận
Hội đồng nhân dân
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Bậc mầm non, tổng số 206 cháu.
Bậc tiểu học, có 28 lớp với tổng số học sinh là 303 em, xếp loại:
Bậc THCS, 8 lớp với tổng số học snh 234 em
Bậc THPT, 97 em: Khối 10 là 36 em, Khối 11 là 69 em. Khối 12 là 15
em.
Tổng số em thi tốt nghiệp đạt 15/15.
2.5.2 Y tế
Trên địa bàn xã Thượng Hóa có 2 trạm y tế khám và chữa bệnh cho người
dân. Những năm qua, trạm y tế đã làm tốt công tác khám và chữa bệnh cho bà con
trong xã, duy trì chế độ giao ban trực ban. Các cán bộ y tế xã hoạt động rất tốt, nắm
chắc các biểu hiện bệnh dịch và có kế hoạch chữa trị, phòng ngừa kịp thời.
Hàng tháng các trạm y tế xã triển khai chương trình tiêm phòng vacxin, cho

các em nhỏ uống vitamin A, uống thuốc chống chống suy dinh dưỡng.
Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, tuyên truyền các cặp vợ chồng chỉ
sinh từ 1 đến 2 con. Thực hiện các biện pháp tránh thai.
2.5.3. Văn hóa
Vào các ngày lễ tết Đoàn Thanh niên cùng phối hợp với nhân dân tổ chức
giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn như: Ngày quốc tế phụ nữ, 80 năm
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 79 năm thành lập Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh
Vào ngày Rằm tháng 3 (tức ngày 15 tháng 3 âm lịch) hàng năm, lễ hội Rằm
tháng Ba còn gọi là Chợ Tình là lễ hôi lớn nhất trong năm và là nét văn hóa nổi bật
của xã Thượng Hóa cũng như huyện Minh Hóa.
3. Tiềm năng và trở ngại
3.1. Tiềm năng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 15
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thì mọi chính sách, dịch vụ đều tới
tận xã và nhờ sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của thường vụ huyện ủy, sự phối
hợp chặt chẽ và giúp đỡ của các ban ngành cấp huyện, các đơn vị đóng quân trên
địa bàn. Đặc biệt là tinh thần đoàn kết, thống nhất, nổ lực, sáng tạo trong công tác
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của ban thường vụ, ban chấp hành Đảng bộ.
Xã có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, diện tích đất khá lớn đặc
biệt là đất chưa được sử dụng, với khối lượng đất lớn như vậy thì dụng để trồng cây
công nghiệp nhằm phát triển kinh tế làm giàu cho bà con trong xã. Rừng nguyên
sinh có đủ các cây thuốc và nhiều loại gỗ quý như: lim, táu, huê và có nhiều loại
động vật quý hiếm: bò tót, báo, hươu, gấu
Xã Thượng Hóa với địa hình bao quanh là những dãy núi đá vôi và lèn cờ,
nên khối lượng đá vôi rất lớn mà chưa được khai thác để phát triển ngành công
nghiệp. Cảnh quan ở đây cũng rất đẹp, thơ mọng với nhiều lèn cờ, các hang động,
các suối nước chảy trên đá hay từ trong những dãy núi đá và lèn, có đèo đá đẻo rất
đẹp có thể khai thác để phát triển ngành du lịch được.

3.2. Trở ngại
Xã Thượng Hóa nằm ở vùng trũng bị bao quanh bởi núi đá và lèn cờ nên ở
đây vào mùa mưa bão thì một số thôn bản trong xã bị cô lập hoàn toàn, nước dâng
lên rất nhanh mà rút thì rất chậm đặc biệt là 4 bản dân tộc bị cô lập riêng biệt con
đường chính vào bản bị ngập nước không thể đi lưu thông với các thôn khác
nhưng vào mùa khô thì lại thiếu nước rất trầm trọng, họ không có nước để sinh hoạt
hàng ngày mà phải đi lên rừng tìm lấy nước trên các lèn đá chảy ra đưa về để sủ
dụng, một số gia đình khá giả có xe máy xuống các thôn ở dưới ủy ban xã xuống
xin nước để về sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa ở đây chưa có hệ thống nước sạch
về tới xã, không có một chương trình dự án nào về cung cấp nguồn nước cho bà
con trong xã.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 16
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Toàn xã không có chợ để bà con buôn bán mua đồ dùng trong sinh hoạt gia
đình mà phải đi tới xã Trung Hóa để mua, bán dùng cho sinh hoạt hằng ngày.
Trình độ dân trí trong xã rất thấp cộng thêm ở gần cửa khẩu Cha-Lo biên
giới Việt-Lào nên người dân ở đây dễ bị lôi kéo dụ giỗ bán gỗ cho bọn lâm tặc và
săn bắt các loại thú rừng quý hiếm để bán làm cho tài nguyên thiên nhiên rừng
ngày càng cạn kiệt khan hiếm.
Công tác xóa đói giảm nghèo thực hiên chưa hiệu quả, tỉ lệ hộ đói nghèo còn
cao do một số bà con trong xã và đặc biệt bà con dân tộc thiểu số còn có phong tục
tập quán lạc hậu và thái độ trông chờ ỷ lại vào Đảng và nhà nước mà chậm cải tiến
sửa đổi những chính sách để phát triển.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA CỘNG ĐỒNG BẢN ÓN XÃ THƯỢNG HÓA
HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH
Bản Ón ở xã Thượng Hóa là một bản dân tộc gồm có 2 tộc người sinh sống
đó là dân tộc Rục, Rách. Với vị trí địa hình phức tap và hiểm trở bản Ón nằm sâu
trong núi đá, lèn ở trông một thung lũng của xã. Toàn bản có 62 hộ dân và 263
nhân khẩu. Tổng diện tích của toàn bản là 216 ha.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 17
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Là một bản dân tộc nằm heo hút xa đồng bằng, nên đời sống của họ gặp rất
nhiều khó khăn. Người dân ở đây có nhiều nhu cầu mong muốn được cải thiện và
đáp ứng. Chính vì vậy mà nhóm chúng em đã chọn địa bàn bản Ón ở xã Thượng
Hóa là cộng đồng để mình tìm hiểu biết được những nhu cầu cần thiết của bà con ở
đây. Để đánh giá nhu cầu của cộng đồng cần phải tiến hành theo 4 bước sau.
I. XÁC ĐỊNH NHU CẦU
1. Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là những mong muốn, nguyện vọng thiết yếu của cộng đồng cần
được đáp ứng và được thỏa mản để đảm bảo các điều kiện tồn tại và phát triển dựa
trên điều kiện của cộng đồng và sự hổ trợ nổ lực của chính quyền địa phương và
các tổ chức có liên quan.
2. Cơ sở để xác định nhu cầu
Để xác định được nhu cầu của người dân bản Ón xã Thượng Hóa huyện
Minh Hóa tỉnh Quảng Bình thì nhóm em đã tiến hành một số hoạt động để tìm hiểu
và thu thập thông tin nhằm xác định nhu cầu ưu tiên của bà con trong bản.
2.1. Qua khảo sát thực tế.
Nhóm em đã đi khảo sát địa bàn bà con dân tộc sinh sống, khi tới đây mới
biết được đời sống của họ khác hẳn với người dân tộc kinh. Cuộc sống lam lũ khổ
cực hầu như đại đa số người dân ở đây họ sống chỉ biết hôm nay ngày mai thế nào
thì tính tiếp. Cuộc sống thiếu thốn rất nhiều, đặc biệt họ không có nước để sinh
hoạt hằng ngày vào mùa khô. Cách thức sản xuất của họ thì cổ hủ lạc hậu từ xưa
đến nay như: chủ yếu là chăn nuôi tập trung trâu bò họ đánh dấu vào từng con và
thả vào rừng lâu lâu thì mới lên xem thế nào. Trong trồng trọt thì họ chủ yếu dùng
sức người để cuốc, xới đất chứ họ chưa biết dùng trâu, bò để xới đất. Đất đai ở đây
khá rộng có rất nhiều đồi đất trống để hoang.Ở đây không có trạm y tế, không có
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 18
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
chợ. Vào mùa mưa lũ thì hầu như ở đây đều bị ngập nước, không liên thông được

với ngoài đồng bằng.
Qua tiếp xúc với chú “Trần Xuân Tư ” trưởng bản Ón và chính quyền xã
Thượng Hóa thì em được biết mong muốn của người dân là có nước để sinh hoạt
hàng ngày và một số nhu cầu khác nữa.
Qua bài bài báo cáo chương I về xác định điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
của xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa Tỉnh Quảng Bình và từ đó biết được tiềm
năng trở ngại của xã nói chung, bản Ón nói riêng thì đã biết và xác định được 4 nhu
cầu của người dân trong bản là:
Nhu cầu về nước sinh hoạt vào mùa khô
Nhu cầu về tăng cường phương tiện đi lại vào mùa mưa lũ
Nhu cầu cải tiến cách thức canh tác hiện nay
Nhu cầu phát triển mô hình trồng rừng
2.2. Sử dụng một số phương pháp xã hội học .
2.2.1. Phương pháp lập bản ankét.
Chúng em đã lập bản anket và phát cho người dân trong bản. Hướng dẫn cho
họ hiểu về những nội dung xoay quanh vấn đề của mình cần biết để người dân đánh
vào bản ankét. Có một số người không biết chữ thì chúng em đọc và phân tích cho
họ hiểu và hướng dẫn rồi họ trả lời và mình viết vào.(có kèm theo bản hỏi)
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn (Trưng cầu dân ý)
Không ai có thể hiều cộng đồng mình hơn chính mình nên em đã phỏng vấn
một số người dân và được ông Cao Văn Sơn cho biết: “ Ở đây không có nước mà
dùng mô nhà tui giếng 11m mà cũng không có nước mấy O ra mà xem”. Thực ra là
mùa mưa mà giếng còn không có nước chứ huống gì là mùa khô. Bà Cao Xuân
Mền nói: “ Ở đây hứng nước mưa mà dùng. Khi trời mưa nhà ai cũng đưa thau,
chum ra hứng để dự trữ, giờ khổ lắm cái gì cũng nhờ Đảng và nhà nước giúp đỡ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 19
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
với”. Chú Trần Xuân Tư có nói: “Ở đây gì cũng khổ có nhiều đất đai đồi trọc bỏ
hoang mà không có ai hướng dẫn cho giống cây để trồng. Bà con ở đây trồng ngô,
trồng sắn thì chỉ cuốc xới đất làm vất vả và mệt lắm”. Bà Cao Thị Thượng: “ ở đây

không có nước mà sinh hoạt lâu rồi nghe nói có dự án nước cung cấp cho bà con
mà không thấy mô hết”.
2.2.3. Phương pháp quan sát.
Từ việc thu thập các thông tin đã xác định được nhu cầu của người dân thỉ
em đã quan sát cộng đồng người dân bản Ón ở nhiều gốc độ khác nhau để biết
được chính xác nhu cầu của người dân ở đây là 4 nhu cầu trên cần thiết và thực sự
chính xác.
2.2.4. Phương Pháp sưu tầm và phân tích tài liệu.
Qua các tài liệu tham khảo cụ thể là những bài báo cáo chính trị và báo cáo
tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, một số tờ báo về vấn đề dân tộc ở huyện
Minh Hóa qua mạng internet.Từ đó nhóm em đã thảo luận phân tích nhu cầu của bà
con ở đây.
Qua việc thu thập thông tin em đã biết được cộng đồng người dân bản Ón có
nhiều nhu cầu cần phải đáp ứng .
Sau khi sử dụng các hình thức và phương pháp để thu thập và phân tích
thông tin tìm hiểu kỹ lưỡng thì nhóm em đã xác định chính xác 4 nhu cầu cơ bản
nhất của cộng đồng người dân bản Ón đó là:
Nhu cầu về nước sinh hoạt vào mùa khô.
Nhu cầu về tăng cường phương tiện đi lại vào mùa mưa lũ.
Nhu cầu cải tiến cách thức canh tác hiện nay.
Nhu cầu phát triển mô hình trồng rừng.
Tất cả 4 nhu cầu trên đều xuất phát từ thực tế từ chính cộng đồng bà con bản
Ón và sự mong muốn và nguyện vọng của họ đây là 4 nhu cầu ưu tiên nhất:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 20
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
3. Gỉả thích, phân tích và đánh giá nhu cầu
3.1. Nhu cầu nước sinh hoạt vào mùa khô.
Đây là một bản dân tộc thiều số họ sống cách xa đồng bằng người dân tộc
kinh cuộc sống lam lũ khó khăn thiếu thốn. Ngay cả nước là một nhu cầu thiết yếu
nhất của con người mà ai cũng cần nhưng người dân ở đây lại không có nước để

sinh hoạt đặc biệt vào mùa khô họ thiếu nước rất nghiêm trọng. Khi có mưa thì họ
hứng nước mưa để dùng và dự trữ, một số gia đình có giếng mà không có nước.
Mùa khô hầu như con em trong bản và người dân đểu đi xách nước từ các khe suối
trên rừng về mỗi lần đi lấy rất vất vả, khó khăn một số người xuống dưới đồng
bằng xách nước về để dùng mỗi lần lấy về họ cũng không dám dùng nhiều vì sợ hết
rồi lại đi lấy vất vả. Nguồn nước họ lấy về không được đảm bảo, việc thiếu nước
sinh hoạt làm cho người dân ở đây đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, thiếu nước
sinh hoạt trong gia đình sinh ra nhiều bệnh tật cuộc sống bế tắc. Ở đây đã từng có
dự án nước sạch nhưng chỉ mới xây dựng sơ bộ mà chưa đi vào hoạt động, đây là
vấn đề mà người dân mong muốn và UBND xã đề cập đến mong cho bà con có
nước để sinh hoạt. Chính vì vậy mà nhu cầu nước sinh hoạt vào mùa khô cho người
dân bản Ón là cần thiết và cấp bách nhất và là điều mà họ mong muốn bấy lâu nay.
3.2. Nhu cầu cải tiến cách thức canh tác hiện nay.
Đây là một nhu cầu cần thiết của bà con trong bản bởi người dân ở đây chủ
yếu canh tác theo lối truyền thống lạc hậu và không phù hợp. Họ có trâu có bò mà
không sử dụng để cày xới đất mà chủ yếu dùng dụng cụ thô sơ để xới đất chưa biết
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Họ còn sống trong chờ ỉ lại vào Đảng và
nhà nước. Vì lối sống lạc hậu nên họ chậm cải tiến, sửa đổi. Hơn nữa, bà con ở đây
chăn nuôi trâu bò nhưng lại không làm chuồng trại mà thả rong vào rừng để thích
nghi với thiên nhiên. Chủ yếu vẫn là chăn nuôi tập trung, họ thả vào rừng và đánh
dấu vào những con nào là của mình. Thỉnh thoảng họ mới lên xem như thế nào rồi
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 21
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
lại về. Chính vì họ sản xuất theo lối lạc hậu truyền thống từ xưa tới nay nên đã ăn
sâu vào người dân ở đây, họ chưa biết cải cách sản xuất để đời sống được nâng cao
nên họ nghèo vẫn hoàn nghèo. Trong khi đó, đất nước ngày càng phát triển theo xu
hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật cùng với
sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với dân tộc thiểu số. Nên đây là một nhu
cầu cần thiết để nhằm nâng cao đời sống người dân trong bản Ón.
3.3. Nhu cầu phát triển mô hình trồng rừng.

Qua việc tiếp xúc với hội nông dân của xã thì được biết bản Ón có diện tích
đất rừng khá lớn chiếm 53,7% tổng diện tích của toàn bản, với diện tích đất rừng
lớn mà có nhiều khuôn đất đồi trọc để trống, để hoang. Bà con ở đây không biết
vận dụng trồng cây gì nhằm nâng cao thu nhập cho mình mà đây toàn là đồng bào
dân tộc nên họ kém hiểu biết không biết lấy giống ở đâu để trồng và ai sẽ hướng
dẫn chỉ đạo cho họ. Được biết đất đồi trọc ở đây rất thuận tiện cho trồng các loại
cây như cây tràm, cây bạch đàn, cây keo…
Họ có đất có nguồn lực và có sự hướng dẫn chỉ đạo thì họ sẽ làm được để
đem lại thu nhập cho mình nhằm nâng cao đời sống cho chính mình. Chính vì vậy
mà đây là một nhu cầu cần thiết để nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc bản
Ón.
3.4 Nhu cầu về tăng cường phương tiện đi lại vào mùa mưa lũ.
Bản Ón nằm cách xa đồng bào dân tộc người kinh mà lại ở trong thung lũng
nên mùa mưa lũ ở đây hầu như bị ngập nước người dân không thể đi lại được,
không có lương thực để ăn không có phương tiện để vận chuyển đồ và không lưu
thông được với những nơi khác nên đến mùa mưa lũ cuộc sống của họ trở nên khó
khăn và bế tắc thêm. Đây là một nhu cầu cần thiết để họ có thể đi lại mua đồ dùng
trong mùa mưa lũ và có phương tiện để vận chuyển đồ đạc để ở ngoài đồng bằng để
ủy ban nhân dân xã vận chuyển lương thực vào để cứu trợ cho bà con ở đây.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 22
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Tất cả 4 nhu cầu trên đều xuất phát từ thực tế, chúng em đã xem xét phân
tích kỹ lưỡng và đã xác định 4 nhu cầu này là 4 nhu cầu cần thiết ưu tiên nhất cần
giải quyết của người dân bản Ón xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa Tỉnh Quảng
Bình.
II. SẮP XẾP NHU CẦU THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN
Để sắp xếp lại nhu cầu theo thứ tự ưu tiên thì nhóm chúng em đã tiến hành
một buổi họp dân vào lúc 14h đến 15h ngày 20/11/2010 tại nhà sinh hoạt cộng
đồng bản Ón xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa Tỉnh Quảng Bình.
Không ai có thể hiểu cộng đồng hơn người dân ở đó nên để đảm bảo thực tế

chính xác khách quan và dân chủ nhằm đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người
dân thì buổi họp dân đã được tiến hành theo buổi họp dân đã được tiến hành theo
bản kế hoạch đã vạch ra của nhóm.
Đầu buổi nhóm chúng em đã đưa ra 4 nhu cầu để xin ý kiến xác nhận của bà
con trong bản, đó là:
Nhu cầu về nước sinh hoạt vào mùa khô.
Nhu cầu về tăng cường phương tiện đi lại vào mùa mưa lũ.
Nhu cầu cải tiến cách thức canh tác hiện nay.
Nhu cầu phát triển mô hình trồng rừng.
Tất cả bốn nhu cầu trên bà con đều biểu quyết nhất trí không có ý kiến gì
phản đối.
Để sắp xếp 4 nhu cầu trên theo thứ tự ưu tiên thì nhóm chúng em phát phiếu
cho điểm các nhu cầu đó cho người dân và hướng dẩn cho họ, với thang điểm từ 0
đến 5 mỗi người dân 1 phiếu.số phiếu phát ra và thu vào là 41 phiếu trên 41 người
dân. Sau quá trình xử lý số liệu và phân tích của nhóm thì dựa trên số phiếu cho
điểm và tỷ lệ % của 4 nhu cầu ưu tiên mà buổi họp dân đã thống nhất thì chúng em
đã sắp xếp thứ tự nhu cầu ưu tiên và kết quả như sau:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 23
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
TT NHU CẦU TỔNG ĐIỂM TỶ LỆ % SỐ PHIẾU
1 Nước sinh hoạt vào mùa khô 208 33,4%
2 Phát triển mô hình trồng rừng 157 25,2%
3
Cải tiến cách thức canh tác
hiện nay
142 22,7%
4
Tăng cường phương tiện đi lại
vào mùa mưa lũ
116 18,6%

Vậy nhu cầu ưu tiên nhất cần thiết nhất của bà con bản Ón là nhu cầu nước
sinh hoạt vào mùa khô, Nhu cầu này có số điểm cao nhất và tỷ lệ % lớn nhất, nên
được sắp xếp đầu tiên. Nhưng nhu cầu còn lại được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến
nhỏ theo tổng điểm.
III. LÀM THỦ TỤC ĐỂ CÂN ĐỐI NHU CẦU
Tất cả 4 nhu cầu trên của bà con bản Ón đều xuất phát từ thực tế từ mong
muốn của người dân ở đây. Bốn nhu cầu này có tác động qua lại lẩn nhau. Tuy
nhiên cùng một lúc thì không thể giải quyết đáp ứng được 4 nhu cầu đó mà chỉ có
thể giải quyết được một nhu cầu ưu tiên nhất mà thôi. Đó là nhu cầu có tỷ lệ % lớn
nhất và được sự nhất trí thống nhất của người dân ở đây là nhu cầu nước sinh hoạt
vào mùa khô.
Để giải quyết được nhu cầu này thì cần được sự đồng tình nhất trí thống nhất
của nhà đầu tư cùng với người dân bản Ón, chính quyền UBND xã Thượng Hóa.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 24
Bài thu hoạch học phần thực hành Công tác xã hội II
Người dân ở đây muốn có nước sinh hoạt vào mùa khô thì phải có nhà đầu
tư, có nguồn tài trợ. Vậy ai sẽ là nhà đầu tư, những tổ chức nào có thể giúp cho
người dân ở đây có nước để sinh hoạt.
Đây là nhu cầu bức thiết nhất của người dân.Đó là mong muốn nguyện vọng
bấy lâu nay của họ. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thì em đã tìm ra được một số
nguồn lực, tổ chức có thể đầu tư vào dự án nước sạch giúp cho người dân có nước
để sinh hoạt đó là:
Uỷ ban nhân dân huyện Minh Hóa
Dự án 30a
Công ty cấp thoát nước
Bộ tài nguyên và môi trường
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
WHO (Tổ chức y tế thế giới)
UNICEF (Quỹ nhi đồng liên hợp quốc)
IV. XÁC ĐỊNH NHU CẦU CẦN ĐÁP ỨNG

Thông qua buổi họp dân như đã xác định ở phần II. Nhu cầu nước sinh hoạt
vào mùa khô có tổng số điểm lớn 208 điểm và chiếm tỷ lệ 33,4 %. Đây là nhu cầu
được thống nhất và đồng tình của bà con trong bản. Nó được xuất phát từ thực tế
của cộng đồng. Ở đây rất cần nước để sinh hoạt hằng ngày. Thiếu nước sinh ra
nhiều bệnh tật, đời sống không được đảm bảo. Họ có giếng mà không có nước, có
dự án nước sạch thì không đi vào hoạt động làm cho cuộc sông trở nên khó khăn và
thiếu thốn. Chính vì vậy mà đây là nhu cầu ưu tiên nhất, cấp thiết nhất của người
dân bản Ón cần phải đáp ứng.
Để giải quyết nhu cầu này thì nhà đầu tư và những người đại diện UBND xã
Thượng Hóa cùng những người dân bản Ón phải tổ chức một cuộc họp để thống
nhất với nhau về mục đích và yêu cầu để đi tới giải quyết vấn đề này.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến – Lớp CĐ Công tác xã hội K50 25

×