Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

dư luận xã hội và tác động của dư luận xã hội đến pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.85 KB, 25 trang )

A. MỞ ĐẦU
Dư luận xã hội là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến.
Tuy nhiên, trong lịch sử cũng như hiện tại thì khái niệm về dư luận xã hội vẫn
đang trong quá trình hoàn thiện, và nhìn chung, hiện nay các nhà khoa học vẫn
chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về dư luận xã hội. Có nhiều ý kiến cho
rằng, thuật ngữ “dư luận xã hội” đã được Jonsonbenri (thế kỷ XII) – một nhà
hoạt động xã hội người Anh sử dụng đầu tiên (public opinon). Các nhà nghiên
cứu về dư luận xã hội luôn bắt đầu công việc nghiên cứu của mình bằng những
câu hỏi: dư luận xã hội thực chất là gì? Công chúng có số lượng bao nhiêu thì
được coi là một dư luận xã hội? Bản chất của dư luận xã hội? Tính chất cơ bản
của dư luận xã hội? Trong khuôn khổ bài tập lớn học kỳ bộ môn Xã hội học
đại cương, tôi xin phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội đồng thời
đưa ra ví dụ cụ thể để minh hoạ cho từng tính chất của dư luận xã hội. Và tác
dụng của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật
1
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, quan điểm có tính chất phán xét đánh
giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính
thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người
và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã
hội. Dư luận xã hội đã tồn tại từ lâu đời cùng với xã hội loài người, được xem là
có trước cả pháp luật, có tác dụng là phương tiện giáo dục, định hướng và điều
chỉnh hành vi. Khi nói tới dư luận xã hội, người ta thường liên tưởng tới những
đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội nhất định. Dư luận xã hội
được xem như là sự phản ánh của tồn tại xã hội, và như thế nó là một dạng biểu
hiện của ý thức xã hội, khi sự phản ánh này thể hiện ở một mức độ nào đó, tích
cực hay tiêu cực, cũng đồng thời thể hiện rằng, tồn tại xã hội đang có những vấn
đề cụ thể. Sự hình thành của dư luận xã hội theo nhiều cách, bằng nhiều con
đuồng đã khiến dư luận xã hội trở thành một thực thể trung gian mang thông tin


có ý nghĩa đối với sự tồn tại của cộng đồng và ảnh hưởng rất lớn đối với các cá
nhân và các nhóm trong xã hội.
Cần chú ý phân biệt để tránh sự nhầm lẫn giữa dư luận xã hội với tin đồn.
Cũng giống dư luận xã hội, tin đồn là một hiện tượng tâm lý xã hội, nhưng nó
không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó. Tin đồn vốn
chỉ là tin tức về một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thật hoặc không có thật
trên thực tế, nó chưa được kiếm chứng về tính đúng đắn. Ngược lại, dư luận xã
hội là một hiện tượng tâm lý, là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang
nó. Dư luận xã hội thể hiện quan điểm thái độ của cá nhân mang nó trước các sự
kiện, hiện tượng vấn đề mà cá nhân đó quan tâm.
II. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
2
Trên phương diện là đối tượng nghiên cứu của Xã hội học, các nhà nghiên
cứu chỉ ra dư luận xã hội có những tính chất cơ bản sau đây: tính khuynh hướng,
tính lợi ích, tính lan truyền, tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi, tính
tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội.
1. Tính khuynh hướng
Thái độ của dư luận xã hội với mỗi sự kiện nhất định có thể khái quát theo
các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản đối, lưỡng lự. Cũng có thể phân
chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng, như tích cực, tiêu cực; tiến bộ, lạc
hậu…
Tính khuynh hướng cũng biểu thị ở sự thống nhất và xung đột của dư luận
xã hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị
phân bố dư luận xã hội theo hình chữ U thì biểu thị sự xung đột; còn nếu theo
hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất.
Rất phản đối Lưỡng Tán thành Rất
Phản đối lự tán thành
Biểu đồ phân bố hình chữ U
Biểu đồ dư luận xã hội có dạng phân bố hình chữ U khi trong xã hội hai
loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về 1 sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội

nào đó đều có tỷ lệ số người ủng hộ cao.
3
Ví dụ, về việc quyết định sát nhập Hà Tây vào Hà Nội (cũ) vào năm 2008
đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài. Rất nhiều người tán thành với đề
xuất này của Bộ xây dựng bởi họ cho rằng Hà Nội (cũ) có diện tích quá hẹp, việc
mở rộng Hà Nội sẽ tạo được không gian phía tây thủ đô có môi trường cảnh
quan đẹp, rộng rãi, điều kiện địa hình, địa chất phù hợp cho việc phát triển các
dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế như: Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Khu Đại học
Quốc gia, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, các khu đô thị mới Đặc biệt, tại
đây có thể lựa chọn để phát triển Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia mới.
Tuy nhiên dư luận cũng xuất hiện những ý kiến trái chiều với tỷ lệ cao tương
đương với ý kiến tán thành, họ là những người dân Hà Tây không muốn mất đi
cái tên của nơi chôn rau cắt rốn, không muốn mất đi một Hà Tây quê lụa vốn để
lại bao nhiêu xúc cảm cho người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế; và họ
là những người không tin tưởng vào việc mở rộng địa giới Hà Nội sẽ làm Hà Tây
có một bước phát triển vượt bậc để trở thành hạt nhân kinh tế, trở thành thành
phố vệ tinh của Hà Nội trung tâm.
Rất Phản Lưỡng Tán Rất
Phản đối đối lự thành tán thành
Biểu đồ phân bố hình chữ J
4
Biểu đồ có dạng phân bố hình chữ J, chỉ một loại quan điểm có tỷ lệ số
người ủng hộ cao mà thôi.
Ví dụ cho biểu đồ phân bố hình chữ J đó là dư luận về tệ nạn tham nhũng.
Tham nhũng quả là một vấn nạn của xã hội, dư luận xã hội kịch liệt phê phán và
phản đối. Tham nhũng gây ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội cũng như sẽ làm
suy đồi đạo đức của con người (trường hợp quan điểm rất phản đối chiếm tỷ lệ
cao). Một ví dụ nữa cho biểu đồ phân bố hình chữ J, thời gian gần đây việc
những trung tâm, cơ sở nuôi giữ động vật quý hiếm (gấu, hổ,…) để lấy cao, mật,
… đã bị phanh phui. Không có nhiều luồn dư luận trái chiều về vấn đề này. Dư

luận kịch liệt phản đối việc nuôi giữ động vật quý hiếm như vậy. Bởi điều đó
chính là nguyên nhân làm cho động vật quý hiếm trong tự nhiên ngày càng giảm
đi và có nguy cơ dẫn tới tuyệt chủng. Việc đưa động vật quý hiếm trở về với tự
nhiên hay được nuôi trong những khu nuôi giữ thú đặc biệt, đảm bảo cho sự sinh
tồn và phát triển của những động vật này được dư luận rất tán thành.
2. Tính lợi ích
Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện hiện tượng xã hội
đang diễn ra phải được xem xét từ góc độ mối quan hệ mật thiết đến lợi ích của
các nhóm khác nhau trong xã hội.
Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã
hội có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của
đông đảo người dân. Chẳng hạn như về vấn đề tăng giá xăng. Trong 5 tháng từ
tháng 10/2009 tới tháng 2/2010, giá xăng tăng 4 lần và giảm 1 lần
5

Bảng diễn biến giá xăng dầu từ 24/10/2009 – 21/2/2010
Việc giá xăng trong nước tăng nhanh hơn giá xăng thế giới cũng là một
vấn đề gây một luồng dư luận phản đối.
Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra đụng chạm
đến hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn mẫu
hành vi ứng xử văn hoá của cộng đồng xã hội hoặc của cả một dân tộc. Lấy ví dụ
như cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ cùng quân đội đồng minh vào năm 2003 đã
gây dư luận phản đối mạnh mẽ không chỉ ở Iraq mà còn trên phạm vi toàn thế
giới. Người dân Iraq nói riêng cũng như người dân trên toàn thế giới nói chung
đến thời điểm hiện tại đều có thể khẳng định rằng Iraq không hề sản xuất vũ khí
hạn nhân như lời Mỹ tuyên bố gần 7 năm về trước. Và những người dân thường
Iraq đã chết trong cuộc chiến này lên tới gần 100.000 người cùng với những lính
Mỹ và đồng minh. Cộng đồng đều nhận ra sự phi nghĩa của cuộc chiến tranh,
chính nó làm ảnh hưởng tới nền hoà bình của thế giới.
Trong bản thân mình thì lợi ích mới chỉ là điều kiện để thúc đẩy việc tạo

ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội
về lợi ích của chính mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện
tượng, quá trình xã hội đang diễn ra.
6
3. Tính lan truyền
Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện
tượng được cá nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kỳ một hành vi tập thể
nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ một cá nhân hay
nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm khác. Để
duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố ttác động lên cơ chế
hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm. Đối với dư luận xã hội, các nhân tố tác
động đó có thể được coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động
trực tiếp có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm
công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm
của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng
chia sẻ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh. Chúng ta có thể theo
dõi và ghi nhận được ảnh hưởng của các luồng thông tin đến các hành động quan
tâm của công chúng. Khi đó, sự hình thành mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng
của dư luận xã hội được thể hiện rất rõ nét.
Ví Dụ:
Sự căng thẳng trên nét mặt của các nhân vật trong bức ảnh Situation Room.
7
"Situation Room" được Nhà Trắng đăng lên tài khoản Flickr vào ngày 2/5 sau
khi Osama bin Laden bị bắn chết. Nó cho thấy sự căng thẳng trên nét mặt của
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các quan chức khi theo dõi trực tiếp chiến
dịch tiêu diệt trùm khủng bố. Tấm hình lập tức đạt 140.000 lượt xem mỗi giờ và
hiện đã thu hút gần 1,8 triệu lượt xem. Với tốc độ này, bức ảnh sẽ sớm vượt qua
"Nohkalikai Falls".
4. Tính ổn định tương đối và dễ biến đổi
Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi.

Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi, nhưng cũng có những dư
luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững của dư luận
xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay các
quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững.
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương
diện:
- Biến đổi theo không gian và môi trường văn hoá: sự phán xét đánh giá
của dư luận xã hội về bất kỳ sự kiện, hiện tượng, hay quá trình xã hội nào cũng
phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực đang tồn tại trong nền văn hoá của
cộng đồng người. Cùng một sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội của các cộng
đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau. Lấy ví dụ như vấn đề
mại dâm, ở Việt nam cũng như nhiều nước trên thế giới thì đây được coi là một
tệ nạn đáng lên án. Nhưng ở một số nước, cả ở phương Đông (Nhật Bản, Thái
Lan) và phương Tây (Hà Lan, Đức,…) thì không hề bị dư luận xã hội lên án hay
phán xét. Ở những nước này, hành vi mại dâm không phải là một hành vi sai
lệch chuẩn mực đạo đức, làm suy đồi chuẩn mực đạo đức mà đây còn được coi là
một nghề kiếm tiền bằng lao động chân chính được khám sức khoẻ định kì và
được hưởng một số phúc lợi xã hội.
- Biến đổi theo thời gian: cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị,
chuẩn mực văn hoá, phong tục tập quán biến đổi ngay trong cùng một nền văn
8
hoá – xã hội, dẫn tới sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã
hội. Ví dụ như vấn đề về giới tính thứ ba. Trước đây, ở Việt Nam những người
mang giới tính thứ ba thì không được công nhận. Người ta không công nhận giới
tính nào khác ngoài nam và nữ. Những người này bị dư luận xã hội lên án và kỳ
thị. Tuy nhiên, theo thời gian thì dư luận Việt Nam cũng dần dần công nhận giới
tính thứ ba và tôn trọng những người mang giới tính thứ ba. Bởi họ cũng là
những con người, những con người bình thường như bao con người bình thường
khác, và họ chỉ có một điểm khác biệt duy nhất đó là họ không mang giới tính
nam hay nữ.

Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng
của các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa
đối tượng an đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo nó. Mặt
khác, xuất phát từ các phán xét đánh giá bằng lời, tính tự phát hoặc có tổ chức để
thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối của mình.
Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái
tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời (dư luận của đa số im lặng). Trong những xã hội
thiếu dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Trong
xã hội cũng thường có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới,
chưa xảy ra hiện thời chưa cấp bách.
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội
Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng, có thể sai. Dù
có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế, không nên tuyệt đối
hoá khả năng nhận thức của dư luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã
hội cũng có những hạt nhân hợp lý, không thể coi thường được. Chân lý của dư
luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào
dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận của thiếu số. Cái mới, lúc đầu thường
chỉ có một số người nhận thấy do đó dễ bị đa số phản đối. Đối với những vấn đề
9
trừu tuợng, phức tạp, dư luận của giới trí thức, của những người có trình độ học
vấn cao thường chín chắn hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
Ví dụ: Ngày 16.7.2007, BBC News và Báo Daily Mail (Anh) có đưa tin về
việc ăn bưởi có liên quan đến ung thư vú. Cùng với một số báo khác, Thanh
Niên đã đăng một tin ngắn trên trang 20 số báo ra ngày 17.7.2007, tuy dẫn lại
nguồn tin của Báo Daily Mail, nhưng chúng tôi vẫn đặt một dấu hỏi nghi vấn tại
đầu đề: Bưởi có liên quan đến ung thư vú?. Với trách nhiệm của mình trong việc
bảo vệ những nông dân trồng bưởi của Việt Nam, Báo Thanh Niên đã phân công
phóng viên dành thời gian tiến hành thu thập thông tin, lấy ý kiến của các nhà
khoa học và đã đăng một bài dài đến nửa trang báo để làm rõ sự thật. Đó là bài:
Phụ nữ sẽ bị ung thư vú vì ăn bưởi? (Thanh Niên ngày 14.8.2007, trang 9). Trả

lời dấu hỏi nghi vấn này, bài báo đã phân tích cơ sở khoa học và cung cấp cho
bạn đọc những thông tin quan trọng sau đây:
1- Phân biệt rõ loại bưởi liên quan đến ung thư vú mà BBC News và Báo
Daily Mail đưa tin là hoàn toàn khác với bưởi trồng ở nước ta. Bưởi liên quan
đến ung thư vú mà báo chí nước ngoài đưa tin là bưởi chùm, loại bưởi này hoàn
toàn không có ở nước ta.
2- Khẳng định bưởi ở nước ta hoàn toàn khác nguồn gốc, khác về tính
chất và không liên quan gì với loại bưởi chùm nói trên. Bài báo cũng phân tích
thành phần cấu tạo các hợp chất trong bưởi trồng ở nước ta, “nếu dùng thường
xuyên sẽ giúp chắc xương, chắc răng, tăng đề kháng, giảm cholesterol xấu trong
cơ thể…” và kết luận “chúng ta có thể an tâm dùng trái bưởi trồng trong nước –
một loại trái cây rất ngon và có nhiều vị thuốc mà không phải lo lắng gì !”
III. TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐẾN PHÁP LUẬT
Ý thức xã hội tồn tại trong những bộ phận và những hình thái khác nhau. Những
bộ phận của ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội, dư luận xã hội những hình
10
thái chủ yếu của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý thức
đạo đức
Tính phong phú, đa dạng của các bộ phận, các hình thái ý thức xã hội phản
ánh tính phong phú, đa dạng của bản thân đời sống xã hội. Trong sự phát triển
chung của ý thức xã hội, các bộ phận, các hình thái ý thức xã hội luôn ảnh
hưởng, tác động qua lại với nhau. Ph.Ăngghen viết: "Sự phát triển của chính trị,
pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật… đều dựa trên cơ sở sự phát
triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến
cơ sở kinh tế.
Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp, xuất hiện cùng với sự
xuất hiện của pháp luật. Các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau có sự thể hiện ý
thức pháp luật khác nhau, trong đó ý thức pháp luật giữ vai trò chủ đạo là ý thức
pháp luật của giai cấp thống trị cầm quyền. Nhưng, trước khi có sự xuất hiện nhà
nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định

hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức,
phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng đặc biệt là dư luận xã
hội.
Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã từng đóng vai trò điều
hoà các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi xã hội của con người ngay cả
khi trong xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp, chưa xuất hiện nhà nước và pháp
luật, cũng có nghĩa là chưa có ý thức pháp luật đó là xã hội nguyên thuỷ.
Ph.Ăngghen đã nhận xét rằng, trong chế độ xã hội này không hề có các phương
tiện ép buộc nào khác ngoài dư luận xã hội.Cơ chế tác động, điều tiết được thực
hiện dựa trên phương pháp tác động xã hội và phụ thuộc vào mức độ chín muồi
của dư luận xã hội, mức độ xâm nhập và ảnh hưởng của nó, cũng như trình độ
phát triển của xã hội.
11
Từ lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, triết học Mác - Lênin đã chỉ
rõ vai trò to lớn, sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố tinh thần đối với hoạt động
sống của con người, trong đó có dư luận xã hội. Sức mạnh to lớn của dư luận xã
hội xuất phát từ vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Sự gia
tăng vai trò của các tầng lớp nhân dân trong xã hội đã dẫn đến sự gia tăng hiệu
lực và tính hiện thực của dư luận xã hội, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thẩn
làm cải biến xã hội. Nhận thức rõ sức mạnh lớn lao của dư luận xã hội trong
công cuộc cải tạo xã hội mới, Ph.Ăngghen cho rằng, "để có thể chí ít nghĩ đến
việc hoàn thành được cuộc cải tạo đó, thì trước hết phải diễn ra sự tiến bộ lớn lao
trong dư luận xã hội". Kế thừa tư tưởng này của Ph.Ăngghen, V.I.Lênin khẳng
định rằng, để chiến thắng, cách mạng cần phải đưa vào sức mạnh vật chất và tinh
thần của dư luận xã hội. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, tiếp tục
nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng sức mạnh to lớn của dư luận xã hội để củng
cố kỷ luật lao động, đấu tranh với những tàn dư của xã hội cũ, V.I.Lênin khẳng
định: "Chúng ta muốn rằng chính phủ bao giờ cũng phải được dư luận công
chúng của nước mình kiểm soát". Điều đó cho thấy, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin luôn ghi nhận vai trò to lớn của dư luận xã hội đối với các

lĩnh vực của đời sống xã hội.
Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức của một cộng đồng người,
là một phương thức tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội. Trong cấu trúc của dư luận
xã hội luôn có mặt tất cả các thành phần, các yếu tố cấu thành ý thức xã hội:
nhận thức, tình cảm và ý chí, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng, ý thức chính trị, ý
thức pháp quyền, ý thức đạo đức và thẩm mỹ Dư luận xã hội với tư cách một
hiện tượng xã hội đặc biệt không tồn tại độc lập như là một thành phần trong kết
cấu nói trên, mà nó tham gia, có mặt trong tất cả các bộ phận, các thành phần của
ý thức xã hội. Vấn đề là ở chỗ, khi có một sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội nào
đó, dù là thuộc ý thức xã hội thông thường, ý thức xã hội lý luận, tâm lý xã hội
12
hay thuộc hệ tư tưởng xã hội, có đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng xã hội và
thu hút được sự quan tâm chú ý của họ, thì khi đó sẽ nảy sinh dư luận xã hội.
Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại
xã hội từ góc nhìn pháp luật, là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp
về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ
chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con
người trong xã hội. Ý thức pháp luật có cấu trúc tương đối phức tạp, có thể được
nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Căn cứ vào nội dung và tính chất của các
bộ phận hợp thành, ý thức pháp luật bao gồm hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý
pháp luật. Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức, ý thức pháp luật được chia
thành hai bộ phận cơ bản: ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý
luận. Còn căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật, ý thức pháp luật được chia
thành: ý thức pháp luật của cá nhân, ý thức pháp luật của nhóm xã hội và ý thức
pháp luật xã hội nói chung.
Do vậy, dựa vào cấu trúc của ý thức pháp luật, chúng ta có thể đứng trên
nhiều góc độ khác nhau để phân tích sự tác động của dư luận xã hội đối với ý
thức pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích sự
tác động của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
1.Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật

Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có
tính chất lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các hiện
tượng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù
khoa học. Hệ tư tưởng pháp luật phản ánh trình độ nhận thức cao, có tính hệ
thống về các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp
luật trên lập trường của một giai cấp nhất định. Nó là cơ sở để sáng tạo các giá trị
pháp luật, phổ biến các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn trong xã
hội.
13
Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát
triển của hệ tư tưởng pháp luật. Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã
hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện
tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các
thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ
đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc,
sự kiện pháp lý. Ban đầu, "chuẩn mực" chung chi phối quá trình thảo luận, bàn
bạc giữa họ là những thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật mà mỗi thành
viên có được từ những nguồn khác nhau, chủ yếu là những khái niệm cơ sở
mang tính kinh nghiệm. Các ý kiến bước đầu được đưa ra có thể khác nhau vì
nhận thức pháp luật của mỗi thành viên xã hội cũng khác nhau. Dần dần, các
cuộc thảo luận đi vào chiều sâu, nội dung các phán xét, đánh giá của dư luận xã
hội thường tập trung vào những vấn đề trọng tâm, đưa ra những nhận định phản
ánh đúng đắn bản chất của các sự kiện, hiện tượng pháp lý. Khi đã hình thành,
dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số
người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội, thể
hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề mang tính bản chất
của pháp luật và các hiện tượng pháp luật.
Như vậy, trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng
pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận
thức của mọi người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và

sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý.
Từ đó, hình thành nên các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn
đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có
tính hệ thống trong xã hội. Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã
hội đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ tu tưởng pháp luật.
14
Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là tính lan truyền.
Dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét, là sự thể hiện quan điểm, thái
độ của các cá nhân trước các hiện tượng pháp lý. Dư luận xã hội lan truyền càng
rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng
làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính
bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Do đó ảnh hưởng của dư
luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật còn thể hiện ở chỗ, dư luận xã hội tham
gia vào việc phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp
luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một xã hội nhất định bao giờ cũng
là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Do đó, trong mỗi học thuyết, quan điểm
pháp lý đều chứa đựng những tư tưởng về quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội và
ý chí của một giai cấp nhất định. Chúng nảy sinh, tồn tại phát triển hay bị thủ
tiêu đều phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Khi giai cấp thống
trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, có lợi ích giai cấp phù hợp với lợi ích cơ bản
của các lực lượng xã hội khác thì tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của
hệ tư tưởng pháp luật sẽ thể hiện nổi trội, rõ nét. Trong điều kiện như vậy, nội
dung của các nhận định, đánh giá về những sự kiện, hiện tượng pháp lý mà dư
luận xã hội đưa ra sẽ tương ứng và phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật
của hệ tư tưởng pháp luật chính thống, nghĩa là ý chí của giai cấp cầm quyền có
nhiều nét tương đồng với dư luận xã hội của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, dư
luận xã hội có tác động mạnh mẽ và tích cực tới sự hình thành, phát triển và phổ
biến hệ tư tưởng pháp luật trong xã hội.
Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có

tầm quan trọng hàng đầu. Dư luận xã hội đóng vai trò là "người lính canh giữ",
bảo vệ những quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi
ích cá nhân chính đáng của con người. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc
15
gia, dân tộc bị xâm hại thì dư luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án,
phản đối gay gắt. Mỗi khi các cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức
ép nhằm ngăn chặn hành vi đó. Chẳng hạn, những vụ phạm pháp hình sự đặc
biệt nghiêm trọng, như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia thường
khiến cho dư luận xã hội hết sức công phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ
phạm tội. Trong trường hợp này, nội dung phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp
lý của dư luận xã hội phù hợp với hệ tư tưởng pháp luật tiến bộ, đang phổ biến
trong xã hội, đáp ứng được lợi ích, nguyện vọng của đông đảo các lực lượng tiến
bộ trong xã hội. Điều đó cho thấy, dư luận xã hội có tác đụng củng cố, bảo vệ
tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật.
Khi giai cấp cầm quyền trong xã hội, vì những lý do nhất định, muốn duy
trì một hệ tư tưởng pháp luật lạc hậu, bảo thủ, thì các quan niệm, tư tưởng pháp
lý của nó chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, đi ngược lại các
giá trị dân chủ, nhân văn trong xã hội. Trong các chế độ xã hội độc tài, phát xít,
hệ tư tưởng pháp luật của nó thường mất đi tính dân chủ, tính khoa học và tính
xã hội, thông tin pháp lý bị bưng bít, các quyền cơ bản của con người bị chà đạp,
xoá bỏ. Trong các xã hội đó, nhân dân không được công khai bày tỏ các quan
điểm, ý kiến của mình, nên ở đây thường hình thành cái gọi là "dư luận xã hội
của đa số im lặng' mà sức mạnh của nó được ví là "sóng ở đáy sông". Kết quả là,
cùng với các cuộc đấu tranh cách mạng, dư luận xã hội của đông đảo các lực
lượng xã hội tiến bộ sẽ tạo nên một áp lực mạnh mẽ, góp phần hình thành và
phát triển hệ tư tưởng pháp luật mới, phù hợp hơn và tiến bộ hơn.
Như vậy, có thể nói, dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng thuộc lĩnh
vực tinh thần của đời sống xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến hệ tư tưởng
pháp luật. Một mặt, thông qua quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến giữa các nhóm

xã hội về những sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã hội, dư luận xã
16
hội góp phần làm nảy sinh các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những
vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc,
có tính hệ thống trong xã hội. Mặt khác, dư luận xã hội có tác dụng phổ biến,
tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan
điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn.
2.Sự tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật
Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm
xúc, tâm trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật, cũng như
những hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội. Tâm lý pháp luật chỉ
biểu hiện cấp độ nhận thức thông thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật
truyền thống, kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội. Tâm lý pháp luật,
cũng như những yếu tố tâm lý vốn có của con người là sự phản ánh trực tiếp các
sự kiện, hiện tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật. Những sự kiện, hiện
tượng pháp luật đó đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư luận xã hội. Vì
vậy, ảnh hưởng của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật được thể hiện trên các
phương diện sau:
Một là, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật. Tình
cảm pháp luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một
cách tự phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày của con người
với môi trường pháp lý xung quanh. Và, do là yếu tố mang tính tự phát, chịu sự
chi phối của phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống và nếp sống của con người,
nên tình cảm pháp luật có thể được bộc lộ dưới dạng các phản ứng tích cực, cũng
như tiêu cực của mỗi người trước những sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra
trong thực tế. Do vậy, tình cảm pháp luật có thể biểu hiện dưới dạng tích cực,
như thái độ phản ứng lại các hành vi vi phạm pháp luật, yêu công lý, đề cao công
bằng xã hội, đề cao trách nhiệm pháp lý cũng có thể biểu hiện dưới dạng tiêu
cực, như cổ vũ cho hành vi phạm pháp, chống đối người thi hành .công vụ, làm
17

ngơ trước người bị hại Tất cả những biểu hiện đó của tình cảm pháp luật đều là
đối tượng phán xét, đánh giá của dư luận xã hội.
Trong thực tiễn đời sống pháp luật, trước những diễn biến của một sự kiện
hay hiện tượng pháp luật, dư luận xã hội thường nảy sinh và biểu hiện ở hai xu
hướng: thứ nhất, khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh không khoan nhượng
trước các hành vi vi phạm pháp luật, ủng hộ những việc làm phù hợp với quyền
và nghĩa vụ pháp lý của công dân, thử hai, phê phán, lên án các hành vi sai trái,
phạm pháp, phạm tội. Về mặt tình cảm, không ai muốn mình trở thành đối tượng
phán xét của dư luận xã hội, không ai muốn hứng chịu sức ép của "búa rìu xã
hội". Do vậy, mỗi cá nhân đều mong muốn có thể kiểm soát, điều chỉnh tình cảm
và hành vi của mình sao cho phù hợp với ý chí chung của cộng đồng xã hội. Với
ý nghĩa đó, dư luận xã hội tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật, góp phần
định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật tích cực, đúng đắn của mỗi
công dân.
Hai là, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật
pháp. Tâm trạng của con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái tâm lý
của các cá nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã
hội thường ngày. Đây là yếu tố rất linh động, dễ thay đổi của tâm lý pháp luật.
Do sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố, như điều kiện sống, lao động, sinh
hoạt hàng ngày mà tâm trạng của con người thường được thể hiện ra ở các trạng
thái đối lập: hưng phấn - ức chế, lạc quan - bi quan, hy vọng - thất vọng, quan
tâm - thờ ơ, nhiệt tình - lãnh đạm trước thực tiễn cuộc sống. Tuỳ thuộc đang
trong tâm trạng hưng phấn, nhiệt tình, người ta dễ có những phản ứng mạnh mẽ,
tích cực trước các hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công cộng, còn khi không tin
tưởng vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, người ta thường thờ ơ
trước các sự kiện pháp lý Những tâm trạng đó được bộc lộ trong nội dung các
18
phán xét, đánh giá của dư luận xã hội và qua đó, dư luận xã hội tác động tới tâm
trạng của con người trước luật pháp.
Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, dư luận xã

hội có thể động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các thành viên trong xã hội
đối với sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đưa ra những lời khuyên, tư
vấn về cách ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định. Dư luận xã hội có
thể tác động, làm nảy sinh trong mỗi người tâm trạng xúc động trước hành vi thể
hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Đây là một biểu hiện cao của lương tâm
con người, hướng con người tới ý muốn noi theo những người có thái độ tự giác
chấp hành các nguyên tặc, quy định của pháp luật, tuân theo quy luật hướng
Thiện. Thông qua việc tạo ra những "khuôn mẫu tư duy", "khuôn mẫu hành
động" cho các thành viên trong xã hội, dư luận xã hội hướng con người theo
gương người tốt , việc tốt trong lĩnh vực chấp hành pháp luật. Điều đó nói lên
rằng, dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của con người trước
luật pháp.
Ba là, thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử
của mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Tâm
lý pháp luật không chỉ biểu hiện ở tình cảm pháp luật, tâm trạng của con người
trước luật pháp, mà nó còn được biểu hiện ra ở việc các cá nhân tự đánh giá về
hành vi ứng xử của mình trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Hành vi
pháp luật của con người, trong chừng mực nhất định, chính là sự hiện thân của
tình cảm pháp luật và tâm trạng trước luật pháp của họ. Cách thức mà mỗi cá
nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình có thể biểu hiện dưới dạng cảm
xúc, như tự hào, phấn khởi hay e ngại, xấu hổ, lo lắng Những phán xét, đánh
giá (khen - chê, biểu dương - lên án ) của dư luận xã hội đối với hành vi của các
cá nhân, ở một mức độ nào đó, đều tham gia vào việc điều chỉnh hành vi pháp
luật của cá nhân. Nói cách khác, dư luận xã hội, trong trường hợp này, là "tấm
19
gương" để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi
ứng xử của bản thân. Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho mỗi cá
nhân luôn phải suy nghĩ, xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào
đó: hành vi đó đúng hay sai? phù hợp hay không phù hợp với các quy định của
pháp luật hiện hành? Nếu thực hiện một hành vi nào đó thì có bị dư luận xã hội

lên án hoặc phải chịu sự xử lý theo các nguyên tắc luật định không? Điều đó cho
thấy, dư luận xã hội luôn có tác động tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá
về hành vi ứng xử của mình.
Như vậy, có thể nói, dư luận xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến tâm lý
pháp luật. Tác động đó được thể hiện trên ba phương diện. Thứ nhất, tác động tới
tình cảm pháp luật của con người, góp phần định hướng cho sự hình thành tình
cảm pháp luật của mỗi công dân. Thứ hai, tác động tới tâm trạng của con người
trước luật pháp cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Thứ ba, tác động đến sự tự
đánh giá, tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân trong phạm vi điều chỉnh
của
20
C. KẾT LUẬN
Dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt thuộc lĩnh vực tinh thần của đời
sống xã hội. Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có những ảnh
hưởng nhất định. Đặc biệt là đối với lĩnh vực pháp luật. Tìm hiểu về dư luận xã
hội, tính chất cơ bản của dư luận xã hội làm ta thấy rõ tầm quan trọng của dư
luận xã hội đối với đời sống xã hội cũng như thấy được tầm ảnh hưởng của dư
luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng Xã hội học – Trường Đại học Luật Hà Nội
2. Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật – Ts. Ngọ Văn Nhân –
Tạp chí Triết học
3. Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phòng, chống các hành vi
tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nước ta hiện nay – Ts. Ngọ
Văn Nhân – Tạp chí luật học số 8/2007
4. Dư luận xã hội – Ts. Bùi Hoàng Sơn
22
MỤC LỤC
23

Báo chí là một trong những kênh phản biện xã hội hiệu quả.
24
25

×