Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

lối sống đô thị và nông thôn việt nam hiện nay những đặc trưng cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.84 KB, 7 trang )

BÀI THẢO LUẬN
LỐI SỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY: NHỮNG
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
BÀI LÀM:
1. Khái niệm.
1.1. Khái niệm lối sống.
Theo từ điển xã hội học Liên Xô Cũ: lối sống là những hình thức hoạt
động sống “ cá nhân, nhóm , tầng lớp” điển hình với những quan hệ xã hội
cụ thể trong lịch sử.
Định nghĩa của Nguyễn Trần Bạt: “Lối sống là một thói quen có định
hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp
tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hay
một cộng đồng”. Tác giả này còn giải thích thêm: “Lối sống bao gồm nhiều
yếu tố cấu thành như:
+ Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh
+ Các phong tục tập quán
+ Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau
+ Quan niệm về đạo đức và nhân cách”
1.2. Khái niệm lối sống đô thị.
Lối sống đô thị là: Theo Luis Wirth thế kỷ XX đã định nghĩa về lối sống đô
thị như là: các khuôn mẫu của văn hóa và cấu trúc xã hội, đặc trưng của các
đô thị và khác căn bản với văn hóa của các cộng đồng nông thôn.
1.3. Khái niệm lối sống nông thôn.
Lối sống nông thôn là các khuôn mẫu văn hóa và cấu trúc xã hội, với những
đặc trưng mang tính cộng đồng làng xã truyền thống của nông thôn.
2. Thực trạng lối sống đô thị và nông thôn ở Việt Nam.
2.1. Thực trạng lối sống đô thị.
Trong bối cảnh đổi mới ở nước ta, kinh tế thị trường có sức thẩm thấu
đặc biệt nhanh chóng ở các đô thị lớn. Tác động của nó được thể hiện trong
đời sống, cảnh quan phố phường ngày hôm nay, sự phong phú của hàng hóa,
phương tiện sinh hoạt. Đặc biệt là những biến đổi trong kết cấu nghề nghiệp


- xã hội của dân cư, mức sống vật chất và tinh thần, lối sống và khuôn mẫu
hành vi ứng xử của các nhóm xã hội, trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực.
Lối sống đô thị được hình thành ở những nhóm dân cư hoạt động trong
lĩnh vực phi nông nghiệp hay nói cách khác lối sống được gọi là lối sống đô
thị khi có 70 – 80% dân cư hoạt động phi nông nghiệp.
Lối sống của đô thị mang tính chất của thị dân, những người không làm
nông nghiệp, chủ yếu buôn bán, sản xuất hàng hóa, dịch vụ, viên chức, tri
thức…cho nên tư duy của họ sâu sắc, tính toán cao về hiệu quả, lợi ích mang
trao đổi, song phẳng trong quan hệ, di chuyển quan hệ nhanh, lấy hiệu quả
và sòng phẳng hơn thân quen vị nể, ít nhiều bộc lộ tính ích kỉ, tình nghĩa
kém so với nông thôn.
Nhìn chung dân cư vùng đô thị họ sống ở mức sống cao do điều kiện
kinh tế của họ phát triển, thu nhập cao. Hơn nữa đô thị thường là nơi tập
trung của các cơ quan đầu não do vậy sẽ thu hút được các doanh nghiệp đầu
tư vào các siêu thị, trung tâm thương mại. Vì vậy, các cư dân đô thị họ có
điều kiện hơn trong việc tiếp nhận các nguồn thông tin và đa dạng về sản
phẩm và các dịch vụ.
Đô thị là vùng chủ yếu của dân di cư đến. Xét trong các đô thị lớn nhỏ ở
Việt Nam thì dân cư đô thị chiếm 80% là dân nhập cư do họ có học vấn có
việc làm ổn định có thu nhập cao có điều kiện để đảm bảo cuôc sống của
mình ở đô thị. Tuy nhiên, không phải tất cả cư dân ở đô thị họ đều có việc
làm và thu nhập ổn định, một số bộ phận dân cư gốc của đô thị trình độ việc
làm không có họ tìm cách chuyển đổi sang các ngành phi nông nghiệp để
đảm bảo cuộc sống. Vì vậy, lối sống của dân cư đô thị mang tính chất cạnh
tranh cao.
Tính chất cạnh tranh của cư dân đô thị được cụ thể trong việc cạnh tranh
các loại sản phẩm, hình thành từng khu vực với cùng một loại sản phẩm. Ví
dụ như các gian hàng quần áo bày bán cạnh nhau. Hay các khu phố ở Hà Nội
như phố hàng đồng, phố hàng hoa…
Người dân đô thị ít thời gian rãnh rỗi hơn so với nông thôn bởi đặc tính

của hoạt động kinh tế là làm trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp. Công
việc của họ phần lớn mang tính chất thường xuyên, liên tục cho đến khi nghỉ
hưu đối với nam là 60 tuổi còn với nữ là 55 tuổi. Ngoài giờ làm việc, kinh
doanh dịch vụ họ sử dụng thời gian rỗi vào việc tiêu dùng các giá trị văn hóa
nghệ thuật, sử dụng các thông tin về chính trị, kinh tế để phục vụ cho hoạt
động sống.
Đô thị tiếp thu nhanh các giá trị văn hóa thế giới nhanh, các thành tựu
khoa học – kĩ thuật mới nhất của thời đại, tính sang tạo phong phú đã góp
phần vào việc tạo dựng, thay đổi sử dụng các mốt thời trang, tiêu dùng, tiện
nghi sinh hoạt. Tác dụng của các mốt đã hướng dẫn tiêu dùng cho toàn xã
hội.
Sinh hoạt của gia đình và cá nhân phụ thuộc vào các dịch vụ công cộng
hoặc tư nhân. Đô thị càn hiện đại bao nhiêu thì con người lại càng bị phụ
thuộc bấy nhiêu như dịch vụ nhà đất, di chuyển hộ khẩu, giao thông liên lạc,
bưu điện, y tế, bảo hiểm, vui chơi giải trí…lối sống của con người đô thị trở
nên đa dạng và có tính năng động cao, nhất là nhu cầu văn hóa, giáo dục,
tiếp nhận thông tin một cách nhạy bén.
Phạm vi giao tiếp của con người đô thị rất rộng có thể qua báo chí truyền
thông ở khu vực và trên toàn thế giới trên các phương tiện truyền thông đại
chúng ngày càng hiện đại như trò chuyện qua Facebook, chat yahoo. Người
dân đô thị có cường độ giao tiếp cao, tốc độ giao tiếp nhanh.
Hợp tác lao động của cư dân đô thị : Hợp tác mang tính chất trao đổi,
theo cơ chế thị trường theo cơ chế thị trường sòng phẳng quan hệ hàng hóa
là quan hệ nổi trội, tất cả đều được đem ra mua bán kể cả sức lao động của
con người.
Kết cấu nghề nghiệp xã hội của cư dân : Ở khu vực đô thị phần lớn người
dân gắn với nghề chế tạo, những công việc cơ khí, thương mại, ngoại
thương, nghề tự do, quản tri và các nghề phi nông nghiệp khác
Tính chất của hoạt động kinh tế : Mục đích của hoạt động kinh tế tạo ra
lợi nhuận, sự phát triển của đô thị tạo ra quan hệ sản xuất tư bản, làm giàu

bằng thị trường.
Nhu cầu văn hóa – giáo dục : Nhu cầu này ngày càng đa dạng và phong
phú, do nhu cầu của nghề nghiệp và thông tin đòi hỏi, vì đô thị là nơi tập
trung dân cư từ nhiều vùng miền khác nhau, hơn nữa người dân đô thị có
nhiều nhu cầu tiếp cận các dịch vụ văn hóa để giải trí sau những giờ làm
việc căng thẳng và mệt nhọc. Và đặc biệt khi kinh tế phát triển thì nhu cầu
được giải trí lại đòi hỏi ngày càng cao song song với sự phát triển của các
loại hình vui chơi giải trí.
Tính tích cực xã hội: Ý thức công dân và các hoạt động xã hội của cá
nhân được khuyến khích.
2.2. Lối sống nông thôn.
Lối sống đặc thù của nông thôn được hình thành bằng cơ sở của hoạt
động làm nông nghiêp. Lối sống nông thôn làm cho cung cách ứng xử xã hội
nặng về luật lệ , nghi lễ hơn tính pháp lý.
Nông thôn Việt Nam chiếm đến 80% và nghề nghiệp chủ yếu là làm
nông nghiệp. Chính sự gắn kết với nền nông nghiệp lúa nước khiến cho lối
sống cư dân vùng nông thôn thể hiện rõ nét tính chất văn hóa làng xã. Ở đây
họ rất đoàn kết, tính cộng đồng cao, họ thường xuyên giúp đỡ nhau trong
công việc, trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy sự đoàn kết ngày càng
trở nên gắn bó hơn. Lối sống của cư dân nông thôn không mang tính cạnh
tranh mạnh mẽ như ở đô thị.
Tính chất của hoat động kinh tế: hoạt động kinh tế ở nông thôn chủ yếu
là tự cung, tự sản tự tiêu, nền kinh tế khép kín, năng lực dư thừa, thị trường
khó phát triển.
Tương tác xã hội : Tính cá nhân bị hạn chế, tính cộng đồng nổi trội trở
thành quy luật của cộng đồng. Hay nói cách khác trong cộng đồng nông thôn
cá nhân bị hòa tan vào trong môi trường xã hội. Quan hệ giao tiếp mang tính
hữu danh, cung cách ứng xử mang nặng tính khuôn mẫu truyền thống.
Sử dụng thời gian rỗi : phần lớn người dân nông thôn lao động theo mùa
vụ, nên số thời gian nông nhàn nhiều, họ sử dụng vào các mục đích khác

nhau như làm thêm các nghề phụ: như đan lát, làm các nghề thủ công, hay đi
ra các khu đô thị làm việc bán thời gian tạo thêm thu nhập cho gia đình, hoặc
sử dụng vào việc đi thăm họ hàng, bạn bè.
3. Đánh giá xu hướng.
Lối sống đô thị đang diễn ra rất phức tạp vì nó đan xen giữa cái cũ và cái
mới, giữa yếu tố tích cực và tiêu cực, giữa lối sống cổ truyền và văn minh
công nghiệp, giữa lối sống thực dụng và lối sống nhân văn, giữa những
người biết sống và làm việc theo pháp luật với những người sống và làm
việc tùy tiện.
Dưới sự tác động của yếu tố kinh tế lối sống đô thị đã có sự thay đổi
bởi sự du nhập của nền văn hóa ngoại lai. Khi vào nước ta những yếu tố
mang nội dung nhân văn bản, văn minh của các giá trị văn hóa truyền thống
và hiện đại hầu như được ăn sâu bén rễ, chưa có chỗ đứng vững chắc.
Lối sống cạnh tranh bon chen của nền kinh tế thị trường đã làm nảy
sinh lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, những tác động can thiệp, phá
vỡ nhiều nét văn hóa truyền thống, lối sống văn minh của đô thị Việt Nam.
Đại bộ phận lớp trẻ hiện nay ở đô thị đều có xu hướng tây hóa, có những suy
nghĩ và hành động phóng khoáng hơn. Lợi ích cá nhân được đề cao.
Những giá trị tinh thần, tình cảm cộng đồng không còn được đề cao coi
trọng.
Với lối sống đô thị hiện đại cũng là môi trường, cơ hội cho các lớp trẻ có
nhiều sự lựa chọn để thể hiện những tiềm năng, sở trường của mình trong
công việc.
Lối sống đô thị cũng là nguyên nhân của sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu
nghèo, sự phân cách rõ rệt lối sống của lớp người giàu có, trong sự tương
phản với lối sống của nhóm người nghèo.
Với quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường, người dân đã trở nên duy lý hơn, năng động
hơn, tích cực hơn, thích ứng linh hoạt hơn với biến động của hoàn cảnh.
Với nhiều yếu tố tác động khác nhau đang hình thành một lối sống đô thị

quá độ, pha tạp với sự pha trộn trong việc tiếp thu phổ biến các chuẩn mực
khác nhau trong đời sống văn hóa xã hội đô thị.
3.2. Nông thôn
Cùng với nền kinh tế thị trường và công cuộc đổi mới từ nhiều thập kỉ qua
đã làm thay đổi căn bản diện mạo đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta. Nông
thôn mới hiện nay đã xuất hiện nhiều vấn đề xã hội, các tệ nạn xã hội như
nạn cờ bac, rượu chè, lừa đảo, thất nghiệp…đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên,
thành niên

×