Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.89 KB, 42 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NÔNG THÔN VIỆT NAM CÓ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TẠO VIỆC LÀM.
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1 Đất đai
Đất đai là cơ sở tự nhiên là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. Ở
Việt Nam, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn ( 9345,4 nghìn ha chiếm 28,4%
diện tích đất sử dụng năm 2000). Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp được sử
dụng phân bố giữa các vùng chưa đều. Theo số liệu điều tra của Tổng cục địa
chính cho thấy hiện trạng sử dụng đất năm 2000 phân theo vùng.
Bảng1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phân theo vùng
Đơn vị: nghìn ha
Tổng diện tích Đất nông nghiệp Tỷ lệ(%)
Cả nước 32924,4 9345,4 28,4
Đồng bằng sông Hồng 1478,8 857,6 58,0
Đông Bắc 6532,6 897,9 13,74
Tây Bắc 3563,7 407,4 11,43
Bắc Trung Bộ 5150,1 725,3 14,08
Duyên hải Nam Trung
Bộ
3306,7 545,6 16,5
Tây Nguyên 5447,6 1233,6 22,64
Đông Nam Bộ 3473,3 1707,8 49,17
Đồng bằng sông Cửu
Long
3971,3 2970,2 74,79
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 của Tổng cục Thống kê
Theo biểu trên ta thấy diện tích đất đai ở Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây
Nguyên khá lớn: Đông Bắc là 6532,6 (nghìn ha) chiếm 19,84%; Bắc Trung Bộ là
5150,1 (nghìn ha) chiếm 15,64% và Tây Nguyên chiếm 16,55% so với diện tích


đất sử dụng của cả nước năm 2000. Tuy nhiên, đất nông nghiệp ở đây lại được sử
1
1
dụng ít chưa đến 15% so với diện tích đất sử dụng của vùng đó. Trong khi đó, ở
đồng bằng diện tích đất ở, đất chuyên dùng và đất lâm nghiệp có rừng là
2936,9(nghìn ha) chiếm 44,95% diện tích đất sử dụng của vùng đó. Như vậy, còn
2697,8 (nghìn ha) đất là chưa sử dụng và sông ngòi. Nếu so với đồng bằng sông
Hồng một trong những vựa lúa lớn nhất của cả nước với số dân đông thứ nhất
trong 8 vùng kinh tế mà diện tích đất lại ít nhất. Từ đây có thể thấy dân số đông
tập trung ở thành thị và đồng bằng là rất lớn song đất sử dụng ở đây lại hạn chế.
Hiện tượng đất chật người đông đã gây ra sức ép về việc làm lớn. Vẫn biết rằng
mỗi vùng có đặc điểm riêng về vị trí địa lý, về kinh tế - xã hội song cùng với việc
thiếu việc làm, sử dụng ít thời gian lao động nông thôn làm thất nghiệp giảm, con
cái không được chăm sóc, giáo dục đầy đủ gây ra các tệ nạn xã hội. Chính điều đó
khiến cho đời sống của người nông dân từ đời này qua đời khác không khá lên
được. Thiếu việc làm, kiến thức của người lao động nông thôn thấp làm cho đất
nước Việt Nam nói chung và nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói riêng chậm
phát triển không theo kịp với xu thế của thời đại.
Trong nông nghiệp, chính sự khác nhau về chất lượng và số lượng đất đai
kết hợp với khí hậu, nguồn nước; các hệ sinh thái ở các vùng khác nhau dẫn đến
việc hình thành các cơ cấu sản xuất khác nhau. Điều này cho phép hình thành cơ
cấu sản xuất nông nghiệp khác nhau trên các vùng sinh thái. Mặt khác do sự phân
bố không đồng đều giữa các nguồn lực ở các vùng dẫn đến việc hình thành các
ngành kinh tế khác nhau trong mỗi vùng lãnh thổ. Điều này thể hiện rõ ở sự hình
thành cơ cấu ngành kinh tế nói chung và nông thôn nói riêng. Từ đây có thể thấy
sự hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
Thấy được tầm quan trọng của đất đai là đối tượng cơ bản nhất của quá
trình sản xuất và phát triển việc làm, Nhà nước có những chính sách cơ bản trong
lĩnh vực ruộng đất, góp phần to lớn giải phóng tiềm năng lao động và tạo mở việc
làm đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả ruộng đất tạo ra giá trị kinh tế cao

trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác.
2
2
1.2 Dân số
1.2.1 Nguồn lao động ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn
Nguồn lao động ở nông thôn nước ta hiện nay khá đông. Theo kết quả tổng
điều tra dân số, năm 1990 nguồn lao động nông thôn là 27000 (nghìn người)
chiếm 73,5% lực lượng lao động của cả nước đến năm 2000 là 29925 (nghìn
người) chiếm 77,4% lực lượng lao động của cả nước. Như vậy, tỷ trọng nông
nghiệp không giảm mà vẫn tăng mặc dù nước ta đã có định hướng chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.
Bảng2: Nguồn lao động
Đơn vị: nghìn người
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Dân số 75355 76714 77046 76328 77496 78.700
Lao động
xã hội
35866 36297 37407 37783 38643 39.489
Nông thôn 29028 28964 29757 29363 29925 30.307
Thành thị 6838 7333 7649 8420 8718 9.182
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm qua các năm
1996,1997,1998,1999,2000 của Bộ Lao động- Thương binh xã hội
Dân số nông thôn tăng nhanh trong 10 năm qua. Năm 1990 dân số nước
ta gần 51,9 triệu người. Đến năm 2000 là 59,065 triệu người. Như vậy, năm
2001 so với năm 1990 dân số nông thôn đã tăng 7,1 triệu người (đặc biệt năm
1992,1993 dân số nông thôn tăng rất nhanh, mỗi năm tăng khoảng 1,5 triệu
người - đây là thời kỳ có sự giảm biên chế trong các cơ quan hành chính sự
nghiệp của Nhà nước, do đó một số lớn lao động quay trở lại khu vực nông
thôn). Trong mấy năm gần đây chính sách ở khu vực này có xu hướng giảm kết
hợp với việc thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá làm giảm mức sinh, năm 2000

so với năm 1995 dân số chỉ tăng khoảng trên dưới 1 triệu người.
Cùng với sự gia tăng của dân số cả nước dân số nông thôn cũng gia tăng
và chiếm một tỷ trọng lớn trong dân số cả nước. Năm 1986 dân số nông thôn
chiếm 80,7% , năm 1996 là 78,9 và đến năm 2000 tỷ lệ này giảm xuống còn
3
3
76,03%. Như vậy sự phát triển yếu ớt của khu vực đô thị ở nước ta chưa đủ sức
làm giảm đáng kể tỷ trọng dân số ở nông thôn.
Chiếm phần lớn dân số cả nước nên nguồn lao động nông thôn cũng rất
dồi dào. Năm 1996 nguồn lao động nông thôn là 29,028 triệu người chiếm
80,9% lực lượng lao động và đến năm 2001 là 30,307 triệu người chiếm 76,7%
lực lượng lao động xã hội. Như vậy mỗi năm nông thôn tiếp nhận thêm khoảng
hơn 20 vạn người bước vào tuổi lao động. Nguồn lao động nông thôn tăng lên
không chỉ cung cấp nguồn lực dồi dào cho ngành nông nghiệp mà còn cung cấp
cho cả công nghiệp và dịch vụ nữa. Song khi nguồn nhân lực tăng lên tức là
nhu cầu về việc làm tăng lên. Với nền nông nghiệp nước ta hiện nay, khi đất
nông nghiệp dần bị thu hẹp, dân số nông thôn ngày càng tăng thì tạo việc làm
cho người lao động ở đây luôn là vấn đề bức xúc nhất. Tuy nhiên, để người lao
động có cơ hội tìm việc làm chỉ có nhà nước mới giúp được bằng các chính
sách hỗ trợ vốn, chính sách di dân, đặc biệt là các chính sách khuyến khích mở
rộng và phát triển kinh tế vùng trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện
nay.
1.2.2 Nguồn lao động nông thôn phân bố không đồng đều giữa các ngành và
vùng.
Thực tế cho thấy, cơ cấu nguồn lao động ở nông thôn phân bố chưa hợp lý.
Gần 85% lao động làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi song lao
động nông nghiệp chủ yếu tập trung ở đồng bằng và các thành phố lớn.(Bảng 3)
Từ bảng số liệu (Bảng 3) ta thấy năm 2000 dân số tập trung đông nhất ở hai
đồng bằng lớn đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,2%
và 21,06% dân số cả nước. Dân số nông thôn ở đồng bằng sông Hồng chiếm

23,01% dân số lao động nông thôn của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long là
22,84% dân số lao động nông thôn của cả nước. Trong khi đó, ở Tây Bắc chỉ có
2009,9 (nghìn người) chiếm 3,4% dân số nông thôn của cả nước như đã nêu ở
phần trên mỗi vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau, tài nguyên, kinh tế xã hội và
trình độ phát triển lực lượng sản xuất khác nhau thì số lượng lao động tập trung
gia tăng ở đó cũng khác nhau. Điều này dẫn tới sự mất cân đối giữa lao động và
tư liệu sản xuất, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn và trình độ phát
4
4
triển không đều giữa các vùng thêm trầm trọng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã
có chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn tránh hiện tượng di dân tự do,
phần lớn ổn định kinh tế chính trị đặc biệt chương trình đưa người dân nông thôn
đi xây dựng vùng kinh tế mới góp phần rất lớn vào việc giảm khoảng cách chênh
lệch giữa các vùng và khai thác được tiềm năng kinh tế ở mỗi vùng.
Vẫn biết rằng mỗi vùng có một vị trí địa lý khác nhau, có điều kiện phát
triển từng loại cây trồng, vật nuôi khác nhau song chính sự tập trung quá đông ở
các vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng làm cho số người
thiếu việc làm ở đây chiếm tỷ lệ lớn (đồng bằng sông Cửu Long: 2.239,752 ngàn
người, đồng bằng sông Hồng là 1.111,837 ngàn người) và nguyên nhân chủ yếu ở
đây là lượng lao động làm nông nghiệp nhiều song lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật kém. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai
vựa lúa lớn của cả nước nên lao động làm nông nghiệp tập trung đông nhưng
hàng năm diện tích đất ở và đất chuyên dùng ngày càng tăng còn diện tích đất
trồng có xu hướng thu hẹp, chính điều đó đã làm cho thời gian rảnh rỗi ở nông
thôn tăng lên.
Chúng ta đều biết sự phân công lao động xã hội là cơ sở để hình thành cơ
cấu ngành kinh tế. Phân công lao động càng sâu sắc thì cơ cấu ngành được phân
chia càng đa dạng và tỉ mỉ. Từ năm1994, vốn đầu tư cho ngành dịch vụ tăng cao
do tỷ suất lợi nhuận của đầu tư trong nông nghiệp thấp, đồng Việt Nam lên giá
mạnh, FDI chảy vào nhiều, các nhà đầu tư đã đổ dồn vào ngành dịch vụ và các

công nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Quá trình tăng vốn đầu tư kéo theo quá trình
thu hút lao động xã hội ngày càng tăng vào nhóm ngành dịch vụ. Hàng năm có
hơn một triệu thanh niên bắt đầu tham gia lực lượng lao động và nếu không có
thêm cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp nằm ngoài các trung tâm tăng
trưởng, đa số các thanh niên này sẽ gia nhập vào nông nghiệp hoặc khu vực phi
chính thức. Hiện nay mặc dù đã có sự chuyển biến trong cơ cấu ngành kinh tế
nhưng vẫn tỏ ra rất lạc hậu và tập trung vào sản xuất nông nghiệp.
5
5
BẢNG3: DÂN SỐ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG

m
Vùng
1996 1997 1998 1999 2000
DSTB DSNT DSTB DSNT DSTB DSNT DSTB DSNT DSTB DSNT
Cả nước 73.156,7 57.736,8 74.306,9 57.471,5 75.456,3 57.991,7 76.596,7 58.515,1 77.685,5 59.065,6
Duyên hải
NTB
6.287,3 4.799,8 6.372,7 4.756,9 6.460,5 4.755,9 6.545,6 4.794,4 6.622,5 4.829,8
Tây
Nguyên
3.563,0 2.685,2 3.743,1 2.779,8 3.922,2 2.884,5 4.096,1 2.997,8 4.248,0 3.120,0
Đông Nam
Bộ
10.947,3 5.922,8 11.203,6 5.572,5 11.478,8 5.699,0 11.777,1 5.742,8 12.070,7 5.807,1
Đồng bằng
sông Cửu
Long
15.693,5 13.205,0 15.858,8 13.245,0 16.023,5 13.329,8 16.184,2 13.408,8 16.365,9 13.494,5
Đồng bằng

sông Hồng
16.331,8 13.513,6 16.520,4 13.411,2 16.701,5 13.445,8 16.870,6 13.516,2 17.017,7 13.591,0
Đông Bắc 8.524,8 7.156,8 8.635,8 7.161,9 8.737,1 7.225,9 8.852,7 7.317,5 8.952,4 7.380,4
Tây Bắc 2.112,9 1.842,0 2.159,4 1.881,2 2.205,5 1.919,7 2.239,8 1.950,0 2.287,7 2.009,9
Bắc Trung
Bộ
9.696,1 8.611,6 9.813,1 8.633,0 9.927,2 8.731,1 10.030,6 8.787,6 10.120,6 8.832,9
6
6
Nguồn: Niên giám thống kê 2000 của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội
7
7
Ở các vùng sớm tiếp cận với phương thức sản xuất hàng hoá, có công
nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh, dịch vụ mở rộng cũng là những vùng
có cơ cấu phân công lao động thay đổi nhanh và cơ cấu sản xuất cũng phát triển
như Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng lao động
phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn con số trung bình cả nước từ 1 đến 6%.
Điều này cho thấy ở nơi đây thu hút nhiều lao động từ nông nghiệp, tạo điều kiện
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Đất nước ta đang trên con đường đi lên
công nghiệp hoá thì trước tiên phải công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Tuy
nhiên cần phải xem xét đến chất lượng nguồn nhân lực.
1.2.3 Chất lượng nguồn lao động ở nông thôn có nhiều đặc tính phù hợp với
sự phát triển nhưng cũng còn nhiều hạn chế.
Do nguyên nhân lịch sử kinh tế sâu xa, nguồn lao động ở nông thôn nước ta
có bản sắc, văn hoá độc đáo, có truyền thống đoàn kết yêu nước nồng nàn; có
phẩm chất cần cù chịu khó, thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, nguồn lao động ở
nông thôn còn có nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã
hội và sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về thể lực: chiều cao trung bình của lao động nông thôn là 156cm và trọng
lượng trung bình là 48kg. Để đánh giá thể lực của lao động, trong điều tra mức

sống dân cư năm 1997-1998 đã sử dụng chỉ số cơ thể (BMI), theo cách này có tới
62,51% lao động nam và 36,93% lao động nữ ở nông thôn dưới mức bình thường,
trong khi trên phạm vi cả nước tỷ lệ tương ứng của lao động nam là 59,29% và nữ
là 34%.
Về trình độ học vấn: trình độ học vấn của lao động ngày càng được nâng
cao. Năm 2000, trên phạm vi cả nước tỷ lệ lao động biết chữ là 96% tương đương
với một số nước phát triển trong khu vực như Singapore, Malaysia... Đối với khu
vực nông thôn, tốt nghiệp phổ thông cơ sở và trung học phổ thông khoảng 45,8%
thấp hơn khu vực thành thị 19,7%. Điều này không chỉ hạn chế lao động nông
thôn trong việc tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ và
8
8
sản xuất mà còn là nhân tố cản trở họ trong việc theo học các khoá đào tạo nghề,
bởi điều kiện học nghề tối thiểu phải có trình độ văn hoá ở bậc trung học cơ sở.
Tuy trình độ học vấn của nông thôn không phải quá thấp nhưng đại bộ phận
lại không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Năm 1996, tỷ lệ lao động nông thôn
qua đào tạo mới đạt 7,8%; năm 2000, tỷ lệ này tăng lên 9,3% so với tỷ lệ chung
toàn quốc thì tỷ lệ này còn thấp hơn khoảng 10%. Nếu tính riêng số lao động qua
đào tạo chuyên môn kỹ thuật thì chiếm khoảng 15% tổng số lao động kỹ thuật
của cả nước.
Có sự khác biệt đáng kể trong phân bố lao động qua đào tạo giữa các vùng.
Phần lớn lao động qua đào tạo tập trung ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông
Nam Bộ, hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ đào tạo thấp nhất. Cơ cấu
chuyên ngành được đào tạo cũng có sự mất cân đối nghiêm trọng. Theo kết quả
khảo sát của Ngân hàng thế giới, cứ 1000 lao động nông thôn có 75 người qua
đào tạo, trong đó chỉ có 4,4 người được đào tạo về chuyên ngành nông-lâm-ngư
nghiệp. Hiện nay, tình trạng này hầu như chưa được cải thiện, số cơ sở đào tạo và
số học sinh theo học các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
còn rất khiêm tốn so với các ngành khác. Lao động nông nghiệp vẫn chủ yếu là
canh tác, sản xuất theo kinh nghiệm, năng suất thấp. Gần đây, nhờ công tác

khuyến nông và phổ biến kỹ thuật, trình độ canh tác của nông dân bước đầu được
cải thiện nhưng do phần lớn lao động nông thôn thiếu kiến thức cơ bản để tiếp thu
và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp nên hiệu quả sản xuất nhìn chung
còn thấp.
Như vậy, cả về thể lực và trí lực, lao động nông thôn còn nhiều hạn chế
trước yêu cầu phát triển hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1 Thu nhập
Trước khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế, kinh tế nông nghiệp
nông thôn rất thấp trong khi là khu vực thu hút nhiều lao động nông thôn nhất.
Một số nguyên nhân là: nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt đã làm
cho kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng suy sụp. Thứ
9
9
hai, hình thức sở hữu lúc đó là sở hữu nhà nước mang tính “bao cấp” vì vậy
không phát huy được năng lực của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình dẫn đến phát
triển chậm chạp. Thứ ba, do trình độ kỹ thuật của lao động nông thôn còn kém
nên trong nông nghiệp hình thức lao động chủ yếu là lao động giản đơn chưa áp
dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, chi phí thời gian lao động nhiều nên
việc phát triển công nghiệp và dịch vụ còn chậm chạp.
Nhưng kể từ sau khi “đổi mới kinh tế” xu hướng tự do hoá kinh tế trong
nông nghiệp, sự thừa nhận chính thức các thành phần kinh tế tư nhân và ngoài
quốc doanh đã phát huy được những nguồn lực vốn có của người nông dân (trong
đó có nguồn nhân lực). Sự phát triển của kinh tế hộ và hình thức phát triển tất yếu
của kinh tế hộ- kinh tế trang trại, sự phát triển của các hộ sản xuất, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trong các ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ,
đã là những yếu tố quyết định tạo nên sự tăng trưởng lâu dài và ổn định của nông
nghiệp trong suốt một thập niên vừa qua, luôn ổn định ở mức tăng trưởng bình
quân hàng năm là 4,17% (giai đoạn 1989-1999). Sự tăng trưởng nông nghiệp, quá

trình các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn đã tạo thêm việc làm mới, thu
hút nhiều lao động. Theo điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998 cơ cấu
thu nhập của dân cư được phân bổ như sau:
Bảng 4: Cơ cấu thu nhập của dân cư
Đơn vị (%) Tiền công-Tiền
lương
Thu từ nông
nghiệp – phi nông
nghiệp
Thu từ ngành
nghề nông nghiệp
Thành thị 33,9 37,4 0,24
Nông thôn 19,9 19,9 48,6
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê
Khu vực nào ở nông thôn có nguồn thu nhập từ các ngành nghề nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thì thu nhập bình quân đầu người thấp. Cụ thể: vùng
núi và trung du Bắc bộ có tỷ lệ thu từ các nghề nông- lâm- thuỷ sản cao nhất là
58% thì thu nhập bình quân người /năm theo giá so sánh chỉ có 2036 (ngàn đồng),
10
10
vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ thu từ nông- lâm- thuỷ sản thấp nhất là 9 % thì thu
nhập bình quân người /năm lên tới 6017 (ngàn đồng). Điều đó lý giải vì sao đa số
người nghèo sống ở nông thôn và làm nông nghiệp là nghề chính.
Khi thu nhập nông thôn tăng làm tăng thu nhập quốc dân dẫn tới năng suất
nông nghiệp tăng và có khoản vốn dành cho các chương trình hỗ trợ và tạo việc
làm thu hút lao động. Có việc làm ổn định người dân lao động sẽ chăm chỉ làm
việc, chăm lo cho mảnh đất của mình khiến cho thu nhập nông nghiệp nói riêng
và thu nhập quốc dân nói chung tăng. Đây có thể nói là một chu kỳ kinh tế của sự
tăng trưởng nhưng trên thực tế giải quyết việc làm không phải vấn đề đơn giản vì
tạo việc làm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Thu nhập là một trong những yếu

tố chủ quan có ảnh hưởng khá lớn tới tạo việc làm. Thu nhập thấp sẽ làm cho tỷ lệ
hộ nghèo tăng.
Bảng5: Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ cả nước (%)
1996 1999
Cả nước 15,7 13,33
Thành thị 6,85 4,61
Nông thôn 17,73 15,86
Tây Bắc và Đông Bắc 20,14 17,07
Đồng bằng sông Hồng 9,17 7,55
Bắc Trung Bộ 21,17 19,29
Duyên hải Nam Trung Bộ 14,51 14,02
Tây Nguyên 24,53 21,27
Đông Nam Bộ 9,6 5,17
Đồng bằng sông Cửu Long 13,41 10,22
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê
Trong 8 vùng lãnh thổ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Đông Bắc
là những vùng có tỷ lệ nghèo đói cao hơn cả.Tây nguyên có hộ nghèo cao nhất
chiếm 24,53% tổng số hộ cả nước.Tuy nhiên năm 1999 có giảm xuống 21,27%
nhưng vẫn là vùng đứng đầu.Thấp nhất là Đông Nam Bộ tỷ lệ hộ nghèo chiếm
9,6%(năm 1996) và đến năm 1999 có giảm xuống 5,17%.Khu vực nông thôn có
11
11
số hộ nghèo nhiều hơn khu vực thành thị vì thu nhập bình quân đầu người/tháng ở
nông thôn là 80.000 đồng trong khi ở thành thị là 150.000 đồng (theo chuẩn mới)
2.2 Văn hoá xã hội
Nước ta đi lên từ một nước thuộc địa nghèo và lạc hậu. Bằng bàn tay và trí
óc của con người, con người Việt Nam đã đưa đất nước mình trở thành một cường
quốc độc lập về kinh tế, chính trị xã hội. Có thể nhận thấy điều đó qua nhận thức
của người lao động nông thôn nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
- Người Việt Nam có phản ứng tích cực, nhận thức nhanh nhạy đối với thời

kỳ mở cửa. Những năm 1986-1990 khi công cuộc đổi mới bắt đầu gây xáo động
tâm lý xã hội sâu sắc, mạnh mẽ. Nhưng tình hình đã nhanh chóng ổn định và ngày
càng tiến triển theo chiều hướng tích cực. Họ thấy rằng mở cửa là xu thế tất yếu
của thời đại, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với dân tộc cũng như đối với cá
nhân; có mở cửa cọ xát với nền văn hoá thế giới tinh thần văn hoá Việt Nam mới
được thử thách tự khẳng định và phát triển. Điều này cho thấy sự nhất trí cao đối
với chủ trương, chính sách đổi mới mở cửa của Nhà nước.
- Người Việt Nam thấy được mở cửa dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo giữa
các khu vực, giữa các nhóm xã hội, mở cửa sẽ dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, dễ
mắc vào âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch; mở cửa sẽ du nhập
văn hoá, lối sống phương Tây làm hại truyền thống dân tộc dễ bị hoà mất độc lập
tự chủ.
- Con người Việt Nam chăm chỉ, chịu khó vượt qua được những trở ngaị để
vươn lên trên cuộc sống.
Trên đây chỉ là một vài đặc điểm tích cực khiến con người nhận thức tiến
bộ hơn. Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến tạo việc làm vì nó là suy nghĩ và nhận
thức của con người. Do vậy, ảnh hưởng đến môi trường tiêu thụ. Có lẽ đây là yếu
tố tích cực vì cùng với sự phát triển của xã hội, cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thì nhận thức của con người cũng rộng hơn dần dần bỏ đi tư tưởng phong
kiến và lạc hậu. Tuy nhiên, con người Việt Nam nhất là người lao động nông thôn
vẫn còn nhiều hạn chế về nhận thức.
- “Đua theo nhóm” làm những việc vi phạm pháp luật: chặt cây, xây nhà
trái phép, lấy của công, lấn chiếm đất công, đổ rác bừa bãi, họp chợ trên
12
12
đường... thậm chí không phải chỉ do “ đói ăn vụng túng làm liều” mà còn có
những người có chức có quyền, giàu có cũng liều.
- Dễ bắt chước nước ngoài, pha trộn lai tạp đi đến xa rời tinh hoa, bản sắc
dân tộc. Về khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh ... ta phải học theo cách
làm ăn tiên tiến là đúng nhưng những giá trị văn hoá, đạo đức, lối sống ta có

nhiều cái tốt phải biết giữ gìn và nâng cao.
- Nước ta còn nghèo, dân ta còn nhiều người túng thiếu, gần 50% trẻ em
suy dinh dưỡng nhưng vẫn còn bộ phận đua đòi, tiêu xài lãng phí. Điều này đặc
biệt là ở nông thôn chưa bỏ được tục lệ cưới xin, ma chay, giỗ tết… linh đình tốn
kém. Mức sống thấp, lối sống không hợp lý làm sao phát triển nhanh được!
- Dễ mắc vào các tệ nạn xã hội do sống thiếu bản lĩnh cá nhân. Đó là các tệ
nạn buôn lậu, hối lộ, mại dâm, ma tuý,... đã ảnh hưởng tới tư duy, nhân cách con
người.
Để hạn chế những mặt xấu trên cần phải phát triển hệ thống giáo dục đặc
biệt với giới trẻ hiện nay. Tương lai là nguồn lực tri thức phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước nên không chỉ cần có trình độ chuyên môn kỹ
thuật mà cần có trình độ văn hoá và nhận thức đúng về thời đại. Một xã hội phát
triển trong tương lai là xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
II. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN
VIỆT NAM.
1. Quy mô tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn Việt Nam
Để người lao động có việc làm, Bộ Luật lao động đã quy định: “... Giải
quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có
việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn thể xã
hội”(Điều 13). Như vậy, do nguồn lao động hàng năm tăng lên làm cho nhu cầu
về việc làm cũng tăng lên tức là quy mô về việc làm mới cũng tăng lên. Trong
những năm qua, nhận thức được vai trò của con người và tầm quan trọng của việc
làm trong việc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cùng với sự giúp đỡ của các
cấp, các ngành, các địa phương số việc làm mới được tạo ra hàng năm tăng lên.
Bảng6: Số việc làm mới được tạo ra hàng năm
13
13
Đơn vị: Triệu người
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Lao động Xã Hội 35,866 36,297 37,407 37,783 38,643 39,489

Nông thôn 29,028 28,964 29,757 29,363 29,925 30,307
Thành thị 6,838 7,333 7,649 8,420 8,718 9,182
Việc làm mới 1,2 1,1 1,1 1,2 1,3 1,4
Nguồn: Thực trạng Lao động- Việc làm qua các năm 1996,1997,1998,1999,2000,
của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội; Con số và sự kiện số 27/2001; Tạp chí
kinh tế và dự báo số 12/2001
14
14
Như vậy, hàng năm số việc làm mới tạo ra vẫn không ngừng tăng để đáp
ứng nhu cầu lao động cần việc làm. Trong những năm tới mục tiêu sẽ tạo việc làm
mới cho 1,5 Triệu lao động. Việc làm mới đòi hỏi kỹ năng mới và trình độ chuyên
môn nhất định vì vậy việc làm mới chủ yếu được tạo ra ở các hoạt động kinh
doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngay cả nông thôn cũng vậy.
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành nghề phi nông nghiệp đạt 8,6-
9,8% trong vòng 12 năm qua, đạt tỷ lệ cao nhất, 10-11%năm vào các năm 1993-
1996. Sự tăng trưởng này của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn góp
phần tăng tỷ lệ lao động trong nghề tiểu thủ công nghiệp từ 20% năm 1990 lên
29,5% năm 1996 và giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn lên 27.500 tỷ đồng
năm 1996. Đồng thời khu vực này thu hút một phần lao động ở nông thôn mà lao
động chủ yếu rút ra từ nông nghiệp nông nhàn và một phần lao động trẻ ở nông
thôn. Những lao động này được thuê vào làm việc thường xuyên hoặc thời vụ tại
các doanh nghiệp công nghiệp, các cơ sở TTCN, các hộ kinh doanh tự tạo việc
làm bằng cách tự lập doanh nghiệp mới, doanh nghiệp mi ni, doanh nghiệp gia
đình, quy mô nhỏ hoặc một số hoạt động thêm ở các hộ kiêm và chuyển dần thành
lao động phi nông nghiệp.
Theo thống kê cả nước có 24.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, phi nông
nghiệp ở các vùng nông thôn, gồm các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, tổ
hợp, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hộ gia đình, cá thể... Nếu tính cả các hộ
kiêm thì cả nước có 1.350.000 cơ sở (trong đó 97,1% là các đơn vị kinh tế hộ. Số
lượng các doanh nghiệp chỉ chiếm dưới 3%, còn lại là các dạng tổ hợp tác…

Trong số các doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhà nước chiếm 14,16% ,các hợp tác
xã chiếm 5,76%, còn lại 80,08% là các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn. Khoảng 17,3% các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực
chế biến nông-lâm-thủy sản, gần 32,5% -trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng và 49,8%-trong ngành dịch vụ (Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang
chủ biên – Phát triển nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn CNH-HĐH ở Việt
Nam, NXB Nông nghiệp, Hà nội, 2000). Tổng số việc làm được tạo ra ở trên 1,35
triệu đơn vị, cơ sở kinh doanh ngành nghề ở nông thôn là gần 10 triệu bằng
khoảng 29,25% lực lượng lao động nông thôn.
15
15
Quy mô tạo việc làm theo thành phần, 90% việc làm phi nông nghiệp ở
nông thôn được tạo ra ở các hộ ngành nghề, 10% được tạo ra ở các doanh nghiệp
cơ sở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Nhìn từ góc độ ngành thì các hoạt động
chế biến nông-lâm-thuỷ sản tạo được việc làm cho 17,9% lao động phi nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo được 40,7% và dịch vụ, thương mại tạo được
41,34% tổng số việc làm cho lao động phi nông nghiệp nông thôn.
Quy mô sử dụng lao động ổn định trung bình của các cơ sở, đơn vị ngành
nghề từ 4-6, và 2-3 lao động thời vụ; khoảng 90% đơn vị sử dụng dưới 50 lao
động và chỉ có 7% cơ sở sử dụng trên 100 lao động. Tính riêng, bình quân mỗi
doanh nghiệp tạo được 27 việc làm và một hộ thu hút được 4-6 lao động ổn định.
Trong đó, 5 lao động nông nghiệp được thu hút vào một cơ sở công nghiệp và 2
lao động vào hộ ngành nghề.
Nông thôn Việt Nam có đặc trưng phát triển các làng nghề truyền thống do
vậy ngoài việc tạo việc làm ở các hộ ngành nghề, ở các doanh nghiệp, các doanh
nghiệp cơ sở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp còn tạo việc làm ở các làng nghề.
Hiện nay các nước có trên 1000 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử
hoạt động và phát triển nhiều năm và những làng nghề mới hình thành trong thời
kỳ đổi mới kinh tế. Tiềm năng để phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn
là lớn, với số lượng các đơn vị, cơ sở ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề

truyền thống hiện hành, đội ngũ các nghệ nhân và lao động nông thôn dồi dào, trẻ
và đang có nhu cầu việc làm, có trình độ học vấn ở mức có thể đào tạo và nâng
cao về chuyên môn kỹ thuật để làm việc được. Tuy nhiên vấn đề đào tạo nghề,
truyền nghề là hết sức quan trọng.
Ở các vùng có nhiều làng nghề phát triển, hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất
được xây dựng tốt hơn và đời sống văn hoá được nâng cao rất nhiều trong thời
gian vừa qua. Tóm lại khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển các làng
nghề mới, sản phẩm mới đã tạo thêm được việc làm, thu hút dần lao động nông
nghiệp, tăng thu nhập, sức mua của thị trường nông thôn. Kết quả là các làng
16
16

×