Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

phân tích các yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng pháp luật liên hệ với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.6 KB, 17 trang )

A. Đặt vấn đề
Hoạt động xây dựng pháp luật là lĩnh vực hoạt động cơ bản, quan trọng
của nhà nước nên nó là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
các nhà luật học và các nhà xã hội học pháp luật, trở thành đối tượng
nghiên cứu của cả luật học và xã hội học pháp luật. Xã hội học pháp luật
chú trọng nghiên cứu, khảo sát các khía cạnh của hoạt động xây dựng pháp
luật. Bởi vì, có được văn bản pháp luật tốt, phù hợp với đòi hỏi của thực tế
cuộc sống chưa phải đã thành công. Vấn đề quan trọng hơn là phải làm sao
để pháp luật được ban hành có thể phát huy được vai trò, tác dụng của nó,
chuyển từ “pháp luật trên giấy tờ” thành “pháp luật trong hành động” của
mọi tầng lớp xã hội. Từ đấy, nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động
xây dựng pháp luật sau khi pháp luật được ban hành và có hiệu lực thực thi
là nhằm tìm kiếm các thông tin phản hồi từ các kênh khác nhau về ưu điểm,
nhược điểm của các văn bản pháp luật. Khi nghiên cứu các khía cạnh,
chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố tác động đến hoạt động xây dựng
pháp luật, chúng là cơ sở để chúng ta đánh giá chất lượng, hiệu quả thực sự
của hoạt động xây dựng pháp luật. Vì vậy, trong bài tập lần này, em xin
trình bày đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng
pháp luật? Liên hệ với thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay”
B. Giải quyết vấn đề
I. Khái quát về hoạt động xây dựng pháp luật.
1. Hoạt động xây dựng pháp luật.
Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản
của nhà nước nhằm tạo ra công cụ, phương tiện hữu hiệu phục vụ công tác
quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động soạn thảo, ban hành các
luật, văn bản pháp luật, bao gồm từ khâu nghiên cứu, soạn thảo, thông qua
và công bố văn bản
~ 1 ~
Hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo, thể
hiện quá trình nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các quy luật xã


hội, nhất là các quy luật về lợi ích, đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của
các quan hệ xã hội cơ bản cần có pháp luật điều chỉnh; trên cơ sở đó, xác
định phạm vi và phương pháp điều chỉnh phù hợp với từng loại quan hệ xã
hội. Nói cách khac, hoạt động xây dựng pháp luật còn được gọi là hoạt
động sáng tạo pháp luật.
2. Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật.
Xét về mặt chủ thể, tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật bao
gồm không chỉ các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền,
mà còn có các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội được giao
những nhiệm vụ thuộc chức năng quản lí nhà nước. Nhân dân là chủ thể
rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật. Ngoài ra, cac cơ quan của Đảng
cũng tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng pháp luật.
3. Quy trình hoạt động xây dựng pháp luật.
Hoạt động xây dựng pháp luật là một quá trình bao gồm nhiều giai
đoạn với quá trình và hàng loạt các thao tác, thủ tục cần thiết diễn ra trong
một khoảng thời gian nhất định do pháp luật quy định rất chặt chẽ nhằm
biến ý chí của nhà nước thành các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc
chung, gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất, nêu sang kiến pháp luật, đề xuất yêu cầu về sự cần
thiết phải ban hành một bộ luật, đạo luật mới hoặc sửa đổi một văn bản
pháp luật hiện hành.
Giai đoạn thứ hai, soạn thảo dự án văn bản luật theo sáng kiến đã được
thông qua.
Giai đoạn thứ ba, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thảo
luận và thông qua dự án luật.
Giai đoạn thứ tư, cũng là giai đoạn cuối cùng của hoạt động xây dựng
pháp luật, là công bố văn bản pháp luật mới được ban hành.
~ 2 ~
II. Các yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng pháp luật.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật. Trong

bài tập lần này, em xin trình bày ba yếu tố chính đó là: kỹ năng soạn thảo
các dự án luật, dư luận xã hội và thông tin đại chúng.
1. Kỹ năng soạn thảo các dự án luật.
Thực tế cho thấy, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật ở nước ta trong
thời gian qua, mặc dù số lượng lớn, nhưng còn có những hạn chế nhất định;
nhiều văn bản chồng chéo nhau, có nội dung trùng lặp, thiếu đồng bộ, thiếu
đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn nhau làm cho hiệu quả điều chỉnh của pháp
luật bị hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó, chất lượng của các văn bản quy
phạm pháp luật chưa được cao, thiếu ính chặt chẽ và hiệu quả. Trình độ lập
pháp, lập quy chưa theo kịp sự chuyển biến nhanh chóng của thực tiễn đời
sống xã hội nên đã không tiên liệu, dự báo được hết những sự kiện, tình
huống pháp lí có thể xảy ra trong thực tế xã hội. Từ đó dẫn đến tình trạng
có những quy phạm pháp luật được ban hành không phù hợp hoặc nhanh
chóng trở nên lạc hậu so với đời sống xã hội, không phát huy được hết hiệu
lực trong thực tế cuộc sống.
Chất lượng của hoạt động xây dựng pháp luật, mà cụ thể là tính khả thi,
hiệu lực và hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phụ
thuộc rất nhiều vào kỹ năng soạn thảo các dự án luật. Vì vậy, đây là yếu tố
có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động xây dựng pháp luật. Vấn đề này
liên quan đến các khía cạnh cụ thể như sau:
- Nhận thức của các chủ thể hoạt động xây dựng pháp luật về tầm quan
trọng,sự cần thiết của văn bản pháp luật cần xây dựng, ban hành. Sự nhận
thức đúng đắn, đầy đủ hay mờ nhạt, nửa vời sẽ quy định thái độ tích cực
hay tiêu cực, sự hăng hái, nhiệt tình hay thờ ơ, lãnh đạm của các chủ thể
khi tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Đến lượt mình, sự nhận
~ 3 ~
thức này tác động đến kỹ năng soạn thảo và chất lượng các văn bản luật
được ban hành.
- Trình độ hiểu biết xã hội, am hiểu nhất định của các chủ thể tham gia

hoạt động xây dựng pháp về lĩnh vực quan hệ xã hội đang cần có pháp luật
điều chỉnh có tác động rất quan trọng. Nếu các chủ thể có được sự hiểu biết
đầy đủ, sâu sắc về các mặt, các khía cạnh cụ thể của lĩnh vực quan hệ xã
hội đang cần tìm đến pháp luật, từ tình trạng thực tế, nguyên nhân phát
sinh, tồn tại của vấn đề cho đến các nhân tố văn hóa – xã hội đang tác động
đến vấn đề đó…, thì họ sẽ đưa ra được các quy phạm, chuẩn mực pháp luật
sát với thực tế, dự liệu được những khả năng,tình huống có thể phát sinh
trong tương lai mà đưa ra các quy phạm pháp luật đón trước. Ngược lại, sự
hiểu biết hời hợt, nông cạn là nguyên nhân làm cho văn bản pháp luật có
thể bị xa rời thực tiễn, không phát huy được tác dụng trong điều chỉnh các
quan hệ xã hội.
- Tri thức, hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của các chủ thể tham
gia xây dựng pháp luật là cái tác động mạnh mẽ đến chất lượng văn bản
pháp luật được ban hành. Nó là cơ sở để các chủ thể nêu lên các ý kiến
luật,phân tích hình thức, nội dung, cấu trúc của các dự thảo quy phạm pháp
luật đã hợp lí chưa, chỉ ra tính hợp hiến hay không hợp hiến, sự trùng lặp
hay không trùng lặp với những văn bản đã được ban hành, đã bao quát
được hết các khả năng có thể có hay còn bộc lộ những khe hở nào đó…
Những điểm này, khi được chú trọng xem xét trong quá trình soạn thảo dự
án luật sẽ cho ra đới văn bản pháp luật tốt, có chất lượng cao, ngược lại, sự
chồng chéo thiếu đồng bộ là chuyện có thể nhìn thấy trước.
- Hoạt động của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chuyên trách soạn
thảo và các cơ quan tham gia, phối hợp cũng có tác động không nhỏ đến
chất lượng văn bản dự thảo luật. Về nguyên tắc, cơ quan chuyên trách phải
hoạt động độc lập thì mới đảm bảo tính khách quan, vô tư của các quy
phạm pháp luật, tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Sự tham vấn
~ 4 ~
ý kiến của các cơ quan khác là rất cần thiết nhằm khắc phục sự cảm tính,
tùy tiện. Tham khảo các văn bản pháp luật của nước ngoài ở lĩnh vực có
liên quan cũng rất quan trọng, nhưng chỉ là tham khảo, tránh dập khuôn

máy móc vì mỗi đất nước có nền kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập
quán khác nhau.
Thực tế chỉ ra rằng, trong một số trường hợp, pháp luật được ban hành
nhanh chóng trở nên lạc hậu so với yêu cầu của cuộc sống chính là vì kỹ
năng soạn thảo luật của các chủ thể còn nhiều hạn chế, trình độ kiến thức,
hiểu biết xã hội, hiểu biết pháp luật của họ còn thấp, chưa có các chuyên
gia làm việc chuyên ngành trong lĩnh vực này. Một số văn bản pháp luật
điều chỉnh ngành nào, lĩnh vực nào thì giao cho ngành đó soạn thảo nên
chưa đảm bảo tính khách quan, vô tư trong các chuẩn mực pháp luật. Tất cả
những điều đó cần được khắc phục để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng
của hoạt động xây dựng pháp luật.
2. Dư luận xã hội
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh
giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề
mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm
của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực
tiễn của họ.
Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có vai trò, ảnh
hưởng nhất định và trong nhiều trường hợp còn có tác động mạnh mẽ đến
các quá trình chính trị, xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lí xã hội. Trong
lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã đóng vai trò là yếu tố điều hòa
các mối quan hệ xã hội và điều chỉnh hành vi của con người. Sức mạnh của
dư luận xã hội đã được thể hiện ngay cả khi trong xã hội còn chưa xuất
hiện các hiện tượng giai cấp,nhà nước và pháp luật. Trong xã hội nguyên
thủy, mặc dù dư luận xã hội chỉ tồn tại với tư cách những ý kiến, quan
điểm, thái độ, sự phán xét chung của cộng đồng người, nhưng nó đã giữ vai
~ 5 ~
trò vừa là phương tiện giáo dục, vừa là công cụ định hướng, điều tiết hành
vi của con người. Điều đáng sợ nhất đối với mỗi thành viên trong xã hội
nguyên thủy là bị dư luận xã hội lên án, bị cộng đòng ruồng bỏ. Khi khái

quát về chế độ xã hội nguyên thủy, Ph. Ăngghen đã nhận xét rằng, trong
chế độ xã hội này, “ngoài dư luận công chúng ra, không có một phương
tiện cưỡng chế nào cả”. Trong xá hội có giai cấp, vai trò điều hòa các quan
hệ xã hội của dư luận xã hội được thể hiện cùng với pháp luật. Khi nói về
pháp luật, theo C.Mác, dư luận xã hội là “kết quả của việc biến ý thức xá
hội thành sức mạnh xã hội…nhờ có các pháp luật chung do chính quyền
nhà nước thi hành”. Sự khẳng định của C.Mác cho chúng ta chìa khóa để
hiểu biết về cơ chế biến đổi dư luận xã hội thành sức mạnh xã hội và chỉ ra
sự ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng, thực hiện và
áp dụng pháp luật.
Dư luận xã hội có vai trò và tác động quan trọng đến nhiều lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật,
văn hóa, giáo dục…, trong số đó, phải kể tới sự tác động, ảnh hưởng của dư
luận xa hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật. Ở nước ta hiện nay, sự
ảnh hưởng đó thể hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói
chung của nhân dân, nên đó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân
phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia
vào hoạt động xây dựng pháp luật. Như đã nói ở trên, các tầng lớp nhân
dân là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật. Hiến pháp của
Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, đồng thời, thiết lập cơ chế bảo đảm sao cho việc thực thi quyền lực
nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân và luôn nằm dưới sự kiểm soát
của nhân dân. Dưới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện
~ 6 ~
vọng của mình. Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tính cách
là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả năng tham gia
tích cực và chủ động vào các hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt

động xây dựng pháp luật. Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông
qua đó, nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước, vận hành theo quy định
của Hiến pháp. Theo cơ chế này, nhân dân bầu ra cơ quan đại diện. Cơ
quan đại diện trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân nên còn được gọi là cơ
quan quyền lực nhà nước, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương. Việc các cơ quan chức năng Nhà nước thực hiện đầy đủ các quyền
dân chủ của nhân dân là thể hiện sinh động phương châm “dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” và luôn được phản ánh trong dư luận xã hội. Mọi hành
vi vi phạm, xâm hại quyền dân chủ của công dân, trong đó có quyền tham
gia hoạt động xây dựng pháp luật, đều bị dư luận xã hội phê phán và lên án.
Điều đó nói lên sự tác động của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng
pháp luật.
Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan
trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp
luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các
quyết định của các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền. Để có được các
văn bản pháp luật sát thực tế, các văn bản quyết định quản lí hành chính
nhà nước đúng đắn, có tính khả thi cao, trước khi xây dựng, soạn thảo các
dự án luật hay ban hành các quyết định, các cơ quan lập pháp, cơ quan
quản lí phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lí của các đối tượng xã
hội mà văn bản pháp luật, quyết định nhằm vào. Mọi chủ trương, chính
sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp long dân,
không được nhân dân ủng hộ. Khi đã có được các dự án luật, các thông tin
phản hồi lại càng quan trọng. Mọi vướng mắc, lệch lạc trong quá trình triển
khai thực hiện các văn bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước, đều
~ 7 ~
được bộc lộ qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một trong những cơ sở
thông tin phản hồi giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các
văn bản đưa ra các văn bản, quyết định phù hợp long dân. Dư luận xã hội

có tác dụng phát hiện những thiêu hụt, những khe hở trong các văn bản quy
phạm pháp luật, giúp cho Nhà nước có biện pháp sửa đổi, bổ sung và điều
chỉnh một cách kịp thời các văn bản pháp luật còn khiếm khuyết, tháo gỡ
các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp
luật.
Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lí nhưng nó lại có sức
mạnh rất to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của
các thành viên trong xã hội. Trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cá
nhân, nhà chức trách có thẩm quyền, với tư cách chủ thể xây dựng pháp
luật, cần phải biết lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc, phân tích
nội dung của dư luận xã hội một cách khách quan, khoa học để có thể rút ra
được những thông tin, kết luận chính xác về thực trạng của những lĩnh vực
quan hệ xã hội đang cần co pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, Nhà nước có thể
ban hành pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả; tác động đúng
phạm vi, đúng đối tượng cần điều chỉnh; góp phần tăng cường vai trò và
hiệu lực của công tác quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng pháp luật.
3. Thông tin đại chúng.
Sự hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát
thanh, truyền hình có tác động rất mạnh mẽ và quan trọng tới hoạt động
xây dựng pháp luật, thể hiện ở các điểm sau:
- Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin tương đối đầy
đủ và đa dạng về các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp lí xảy ra trong đời
sống chính trị, xã hội, pháp luật; cung cấp những tri thức, hiểu biết pháp
luật cần thiết cho các chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật, phản ánh
hoạt động tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp; đưa tin nhanh chóng, rộng rãi tới các tầng lớp xã hội về nội
~ 8 ~
dung, kết quả các kỳ họp của Quốc hội, kỳ họp Hội đồng nhân dân các
cấp…Qua đó, các phương tiện truyền thông tác động tới nhận thức của các
chủ thể về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng pháp luật, tạo cơ sở

thông tin để các tầng lớp xã hội tham gia vào hoạt động xây dựng pháp
luật.
- Các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải những thông tin về chính
sách pháp luật của Nhà nước, các dự thảo pháp luật mới, đưa các thông tin
đó đến được với đông đảo các tầng lớp nhân dân. Các phương tiện thông
tin đại chúng tạo diễn đàn ngôn luận công khai để các chủ thể của hoạt
động xây dựng pháp luật tham gia trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp
ý kiến về hình thức, nội dung, cấu trúc, phạm vi điều chỉnh, đối tượng tác
động… của văn bản pháp luật. Đồng thời, các phương tiện thông tin đại
chúng còn có thể đăng tải kịp thời các thông tin phản hồi, các ý kiến đóng
góp của các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân cho hoạt động xây dựng
pháp luật. Bằng cách tác động đó, thông tin đại chúng giúp cho các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền tập hợp thông tin, xử lí và tiếp thu có chọn lọc các
ý kiến xác đáng phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật.
- Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò định hướng, điều chỉnh
quá trình hình thành dư luận xã hội thông qua việc cung cấp các nguồn
thông tin pháp luật xác thực, đăng tải ý kiến chính thức của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động xây dựng pháp luật. Đối với
những vấn đề xã hội – pháp luật còn có những quan điểm, ý kiến khác
nhau, các cơ quan thông tấn, báo chí có thể tổ chức các cuộc thảo luận, tọa
đàm; mời các nhà lãnh đạo, các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín
tham dự để cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến, phân tích thấu đáo các khía
cạnh của vấn đề nhằm định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội. Bằng những
hoạt động đó, các phương tiện thông tin đại chúng góp phần tạo lập các
luồng dư luận xã hội tích cực phản ánh hoạt động xây dựng pháp luật; góp
~ 9 ~
phần đấu tranh chống lại, đập tan các âm mưu phá hoại, các luận điệu tuyên
truyền, xuyên tạc và bịa đặt của các thế lực thù địch về nội dung, bản chất
hệ thống pháp luật của nhà nước ta; củng cố niềm tin của nhân dân vào bản

chất ưu việt của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
III. Liên hệ với thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta hiện
nay.
1. Thực tiễn áp dụng.
Trong phiên họp chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng pháp
luật ngày 19 – 20/3/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chỉ đạo:
“Việc đề xuất xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, có tính
khả thi trong thực tiễn cuộc sống, được thẩm tra chặt chẽ, khoa hoc; cương
quyết đưa ra khỏi chương trình những dự án luật, pháp lệnh chưa hội đủ
các điều kiện cần thiết…"
Chính phủ đã thảo luận về Báo cáo kết quả xây dựng luật, pháp lệnh
trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII; tình hình triển khai Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và năm 2012; các giải pháp
nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ xây dựng luật, pháp lệnh trong thời
gian tới. Đồng thời, Chính phủ nghe, thảo luận về dự thảo Nghị định sửa
đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; dự thảo Nghị định
quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Báo cáo về việc sử dụng đất, gia hạn sử
dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ nhận định,
trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, công tác xây dựng luật và pháp lệnh có
nhiều cố gắng, góp phần xây dựng thể chế pháp luật ngày càng hoàn thiện
hơn. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, nhìn lại hệ
thống thể chế luật pháp vẫn còn không ít bất cập, chương trình còn dài trải,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển….
~ 10 ~
Trong điều kiện việc hoàn thiện thể chế được Đảng và Nhà nước xác
định là một trong những khâu đột phá chiến lược, việc đề xuất xây dựng dự
án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, có tính khả thi trong thực tiễn
cuộc sống, được thẩm tra chặt chẽ, khoa học; cương quyết đưa ra khỏi

chương trình những dự án luật, pháp lệnh chưa hội đủ các điều kiện cần
thiết…. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp
các Bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, chuẩn bị các dự án luật có
tính cấp bách để bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012,
2013 và khóa XIII.
Bên cạnh đấy, chúng ta còn thấy một số vấn đề trong hoạt động xây
dựng pháp luật ở nước ta hiện nay như:
- Các biện pháp đảm bảo hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật sau
khi được ban hành và triển khai vào thực tiễn cuộc sống. Mặc dù hầu hết
các văn bản pháp luật đều dành chương cuối để nói về “điều khoản thi
hành”, nhưng đó thường là những điều khoản chung, mang tính kỹ thuật,
chứ chưa phải là những biện pháp thực sự cụ thể để đưa pháp luật vào cuộc
sống. Ngoài các biện pháp mang tính cưỡng chế do pháp luật quy định, các
nhà chức trách còn cần tính tới các biện pháp xã hội khác, như đảm bảo các
điều kiện về kinh tế, chính trị, tạo dựng môi trường văn hóa –xã hội, bầu
không khí tâm lí xã hội, hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp
luật… để văn bản pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.
- Tính hiệu quả của các văn bản pháp luật trong quá trình thực hiện, ý
nghĩa và tác dụng thực tế của chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội đang còn hạn chế. Chẳng hạn, ở nước ta hiện nay, chỉ cần tiến hành
quan sát, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, Chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ quy định về cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng hiện chưa phát huy được
hiệu lực và hiệu quả.
2. Biện pháp
2.1. Tăng cường công tác thẩm tra các dự án luật bằng công cụ xã hội học.
~ 11 ~
Công cụ xã hội học phục vụ hoạt động xây dựng pháp luật bao gồm
điều tra xã hội học và thăm dò dư luận xã hội. Mục đích của việc sử dụng
công cụ xã hội học là để thẩm tra xem các dự án luật có thực sự cần thiết
cho việc quản lí xã hội chưa, hình thức văn bản pháp luật có phù hợp

không, nội dung các quy phạm pháp luật dự kiến nêu trong dự án luật đã
phù hợp chưa, các tầng lớp xã hội có ý kiến, đóng góp, bổ sung gì cho dự
án luật… Biện pháp này, một mặt, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội; mặt khác, huy động
được các tầng lớp xã hội tích cực tham gia tư vấn, đóng góp ý kiến và phản
biện xã hội cho các dự án luật.
Tuy nhiên, việc tổ chức, điều tra xã hội học, thăm dò dư luận xã hội
phục vụ công tác thẩm định các dự án luật cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức và công bố kết quả điều
tra xã hội học, thăm dò dư luận xã hội? Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức
quan trọng và cần được pháp luật quy định cụ thể, vì nó liên quan đến sự
thừa nhận về mặt pháp lí kết quả thu được từ các cuộc điều tra, thăm dò dư
luận xã hội; đồng thời, liên quan đến trách nhiệm pháp lý của cơ quan tiến
hành điều tra đối với giá trị, độ tin cậy của kết quả thu được.
Thứ hai, vấn đề sử dụng kết quả điều tra, thăm dò dư luận xã hội. Việc
điều tra, thăm dò dư luận xã hội phải phục vụ thiết thực cho công tác xây
dựng pháp luật, công tác lãnh đạo, quản lý xã hội. Kết quả điều tra phải
được sử dụng có hiệu quả, tác động tích cực đến quá trình xây dựng và ban
hành luật, thực hành dân chủ.
Kết quả điều tra xã hội học, thăm dò dư luận xã hội phục vụ quá trình
hoạt động xây dựng pháp luật thường được thể hiện trên ba phương diện
sau:
Một là, sử dụng các kết quả điều tra, thăm dò dư luận xã hội để đánh giá
thực trạng lĩnh vực quan sát xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh.
~ 12 ~
Hai là, sử dụng các kết quả thăm dò dư luận vào việc chuẩn bị nội
dung, thảo luận nội dung và xây dựng nội dung dự án luật.
Ba là, sử dụng các kết quả thăm dò dư luận xã hội phục vụ quá trình tổ
chức thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành.
II.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt

động xây dựng pháp luật.
- Quốc hội và các Ủy ban, cơ quan chuyên trách của Quốc hội cần
quan tâm và chỉ đạo sâu sát hơn nữa công tác xây dựng pháp luật. Đây là
vấn đề hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tính khả thi cũng như nâng cao
hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, trung tâm,
viện nghiên cứu khoa học pháp lý, khoa học xã hội và các cơ quan
nghiên cứ khoa học pháp lý khác có liên quan. Kết quả hoạt động của
các cơ quan này sẽ là những luận cứ, chứng minh khoa học có tính
thuyết phục cao, góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt
động xây dựng pháp luật.
- Các cơ quan, ban ngành, tổ chức xã hội khác, như cơ quan Công an,
Tư pháp, Hội luật gia, Đoàn luật sư…các cấp cần chủ động, tích cực hỗ
trợ và tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của mình.
- Các nhà khoa học,chuyên gia pháp lí và chuyên gia xã hội có thể chủ
động nêu các ý kiến luật, chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, tham
gia hội thảo, trả lời phỏng vấn, chuyên đề… Các hoạt động đó là những
đóng góp thiết thực của họ trong việc tạo lập các luận cứ khoa học và
thực tiễn phục vụ hoạt động xây dựng pháp luật và nâng cao hiệu quả
của hoạt động này.
- Các đại biểu dân cử cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm đại
diện cho lợi ích của nhân dân, chủ động và sang tạo trong hoạt động xây
dựng pháp luật. Làm được như vậy cũng chính là tạo điều kiện để đại
~ 13 ~
biểu dân cử tăng cường trách nhiệm của mình trong hoạt động xây dựng
pháp luật.
- Huy động các tầng lớp xã hội tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho
các dự án luật. Trước những vấn đề nan giải, phức tạp, các tầng lớp xã
hội, bằng trí tuệ tập thể, có thể đưa ra các đề nghị, khuyến cáo, lời

khuyên sáng suốt, có tính chất tư vấn nhằm giải quyết tốt các vấn đề
pháp luật mà thực tiễn cuộc sống đặt ra.
2.3 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động xây dựng pháp
luật trước yêu cầu mở rộng nền dân chủ xã hội và phát triển bền vững.
Đối với nước ta hiện nay, trưng cầu ý dân là một trong những cách thức
thực hiện dân chủ trực tiếp, một trong những hình thức cao của việc nhân
dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Có thể nói, việc xây dựng
và ban hành Luật trưng cầu ý dân là một biểu hiện cao của việc Nhà nước
tôn trọng và lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc nhằm phục vụ
công tác quản lí nhà nước, quản lý xã hội. Chính vì vậy, Nhà nước cần sớm
xây dựng và ban hành Luật trưng cầu ý dân nhằm đảm bảo cho nhân dân
quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Hoạt động xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay đỏi hỏi phải chủ
trọng và đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của đất nước – một yêu
cầu nội tai có tính tất yếu và khách quan để vừa thỏa mãn, đáp ứng các nhu
cầu, lợi ích của xã hội hiện tại, vừa không gây phương hại hay cản trở việc
đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của các thế hệ tương lai.
Hoạt động xây dựng pháp luật để tạo ra hệ thống pháp luật ngày càng
hoàn thiện, đạt bốn tiêu chuẩn: toàn diện, đồng bộ, khoa học, thực tiễn, có
khả năng điều chỉnh hiệu quả các mối quan hệ xã hội cơ bản theo hướng
phát triển nhanh, liên tục, ổn định, vững chắc, đem lại ngày càng nhiều lợi
ích vật chất, tinh thần cho xã hội và các thành viên xã hội.
Trong thực tế hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy
phạm pháp luật dưới luật của chúng ta còn chưa bao hàm, chứa đựng đầy
~ 14 ~
đủ các yểu tố, khía cạnh đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Nguyên nhân của vấn đề nằm ở chính những hạn chế của hoạt động xây
dựng pháp luật, như các chủ thể xây dựng pháp luật chưa nhận thức đầy đủ,
thống nhất về ý nghĩa của sự phát triển bền vững; trình độ kỹ thuật lồng
ghép các yếu tố của phát triển bền vững vào quy trình luật định để xây

dựng các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, chậm đổi mới… Tình
hình đó đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ, đồng thời nhiều giải pháp nhằm
nâng cao năng lực, trình độ, chất lượng, hiệu quả của hoạt động xây dựng
pháp luật. Trong xây dựng chính sách pháp luật cũng như từng văn bản luật
nhất thiết phải dự liệu, trù tính tất cả những yếu tố, khía cạnh có liên quan
tới sự bảo đảm phát triển bền vững. Trước mắt, cần bổ sung, hoàn thiện
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2004.
C. Kết thúc vấn đề
Qua đây, chúng ta đã phần nào hiểu rõ thêm về các yếu tố tác động lên
hoạt động xây dựng pháp luật cũng như chúng ta đã nắm rõ được thực tiến
xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay để từ đó có những biện pháp phù
hợp để hoàn thiên hơn việc xây dựng pháp luật. Từ đó, mỗi chúng ta nên có
trách nhiệm và những việc làm phù hợp để góp phần xây dựng một hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh hơn, xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
~ 15 ~
Mục lục
Trang
A. Đặt vấn đề……………………………………………………… 1
B. Giải quyết vấn đề…………………………………………………1
I. Khái quát về hoạt động xây dựng pháp luật.
1. Hoạt động xây dựng pháp luật………………………………… 1
2. Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật…………………….2
3. Quy trình hoạt động xây dựng pháp luật……………………… 2
II. Các yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng pháp luật
1. Kỹ năng soạn thảo văn các dự án luật……………………………3
2. Dư luận xã hội…………………………………………………….5
3. Thông tin đại chúng……………………………………………….8

III. Liên hệ với thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay
1. Thực tiên áp dụng…………………………………………………10
2. Biện pháp…………………………………………………………11
2.1. Tăng cường công tác thẩm tra các dự án luật bằng công cụ
xã hội học……………………………………………………………… 11
2.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham
gia vào hoạt động xây dựng pháp luật………………………………….13
2.3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động xây
dưng pháp luật trước yêu cầu mở rộng nền dân chủ xã hội và
phát triển bền vững…………………………………………………….14
C. Kết thúc vấn đề………………………………………………… 15
Danh mục tài liệu tham khảo
~ 16 ~
1. TS.Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
2. TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật (tái bản,có sửa chữa, bổ
sung), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012.
3.
4.
~ 17 ~

×