Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện sóc sơn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.95 KB, 94 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .
Làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo là một trong các vấn đề thuộc bản
chất của Chủ nghĩa xã hội và thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc vận động xoá đói giảm nghèo
ở nước ta đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia được các cấp, các ngành,
địa phương tích cực thực hiện và đạt nhiều kết quả thiết thực.
Bằng lỗ lực của Nhà nước và toàn xã hội, với những chính sách đúng đắn,
sáng tạo, cách làm phù hợp, chương trình xoá đói giảm nghèo đã đưa hàng triệu
người ở nước ta thoát được nghèo. Số người nghèo đói ngày càng giảm mạnh,
khoảng cách giàu nghèo đã được thu hẹp lại.
Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, dưới
sự chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố Hà nội, các cơ quan ban ngành và
sự cố gắng nỗ lực của các huyện, kinh tế ngoại thành đã có sự phát triển toàn
diện, tăng trưởng liên tục đạt tốc độ 10,7%/năm, riêng nông nghiệp đạt tốc độ
tăng trưởng 4,6%/năm. Kinh tế nông nghiệp vùng ngoại thành đã chuyển dịch
theo cơ cấu tiến bộ, tỷ trọng trồng trọt giảm còn 60,25%, tỷ trọng ngành chăn
nuôi, thuỷ sản tăng đạt 39,75%. Diện tích các cây trồng có giá trị như : Cây ăn
quả, hoa, rau chất lượng cao tăng nhanh. Các giống lợn nạc, bò sữa chất lượng
cao, gà siêu thịt, siêu trứng, ngày càng tăng theo cơ cấu đàn. Do vậy giá trị sản
xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác mỗi năm đều tăng, năm 2000 đạt 40,4 triệu
đồng/ha. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá về rau an toàn, hoa,
cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng
cấp, bộ mặt nông thôn đổi mới khang trang hơn, đời sống nông dân từng bước
được được cải thiện, sự nghiệp văn hoá, y tế, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ,
an ninh chính trị được giữ vững. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại và dịch vụ
cũng được đẩy mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,3%. Các trung tâm
buôn bán và chợ nông thôn được tăng cường xây dựng.
Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân từng bước được cải thiện. Các
chính sách xã hội trong nông thôn được quan tâm thực hiện. Năm 2000, bình
quân thu nhập một nhân khẩu ở nông thôn đã đạt 220USD/ năm tỷ lệ hộ giàu đạt


24%, hàng năm đã giải quyết việc làm trên 20.000 lao động nông thôn.
Tuy nhiên, các huyện ngoại thành phát triển kinh tế không đồng đều, giữa
các xã trong huyện còn có sự chênh lệch về tốc độ phát triển kinh tế và tỷ lệ hộ
đói nghèo. Nguyên nhân cơ bản là do một số xã gặp nhiều khó khăn về địa hình
và vị trí địa lý nên kinh tế xã hội vẫn còn ở tình trạng nghèo. Theo báo cáo số
2702/UB-NNĐC ngày 09/11/2001 của UBND thành phố Hà nội về việc xác
nhận danh sách xã nghèo ngoài chương trình 135 năm 2002 thì huyện Sóc Sơn
vẫn còn 12 xã nghèo ( theo tiêu trí mới).
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài : “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói
giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn Thành phố Hà
nội”. Đề tài sẽ góp phần phân tích thực trạng nghèo đó trong huyện, từ đó đưa ra
một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá đó giảm nghèo một cách hiệu quả, đưa kinh
tế của huyện ngày một phát triển.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và
phương pháp luận để xem xét đánh giá vấn đề phát triển kinh tế chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở một một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc
Sơn – Thành phố Hà Nội
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở
một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội và những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Từ đó rút ra những mặt đạt được, những
mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những
phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và
xoá đói giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn – Thành phố
Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, thực trạng đời sống của dân
cư, điều kiệt sản xuất và phương hướng phát triển sản xuât ở một số xã đặc biệt
khó khăn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.

4. Kết cấu của đề tài :
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xoá đói giảm nghèo ở các vùng
nông thôn đặc biệt khó khăn.
Chương II: Thực trạng đói nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện
Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện xoá đói giảm
nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo :TS. Vũ Đình Thắng và sự nỗ lực
của bản thân, chuyên đề đã được hoàn thành. Tuy nhiên do khả năng có hạn, thời
gian thực tập ngắn nên chắc chắn chuyên đề còn nhiều hạn chế, em mong được
sự góp ý thêm của các thầy, Cô giáo và các bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dấn :TS. Vũ Đình Thắng
và các thầy cô giáo trong khoa KTNN-PTNT trường đại học kinh tế quốc dân Hà
Nội.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỎ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
CÁC VÙNG NÔNG THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN.
1. Những khái niệm cơ bản về nghèo đói
1.1 Quan niệm về đói nghèo
Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ sản
xuất quy đinh. Bằng lao động sản xuât con người khai thác thiên nhiên để tạo ra
của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, và những nhu cầu khác. Năng
suất lao động ngày càng tăng thì của cải ngày càng nhiều, các nhu cầu sống được
đáp ứng đầy đủ hơn; trái lại năng s1uất lao động thấp, của cải vât chất thu được
ít, con người rơi vào cảnh đói nghèo. Đói nghèo không chỉ xuất hiện và tồn tại
dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, chế độ chiếm hữu nô lệ,chế độ phong kiến với
trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển mà ngay trong thời đại ngày nay với
công cuộc cách mang khoa học hiện đại, với lực lượng sản xuất cao trưa từng
thấy, trong từng quốc gia kể cả các quốc gia đã phát triển nhất trên thế giới, đói

nghèo vẫn tồn tại một cách hiển nhiên. Do đó loài người đã phải luôn tìm mọi
cách để nâng cao trình độ sản xuất của mình, nâng cao đời sống của nhân
dân Đối với nước ta Bác Hồ đã từng nói: "Đảng và Nhà nước vừa lo những
việc lớn như đổi nền kinh tế văn hoá tiên tiến, vừa đồng thời quan tâm đến
những việc nhỏ như, tương, cà, mắm muối cấn thiết cho đời sống hàng ngày của
nhân dân".
Đói nghèo là một vấn đề nóng bỏng và nhức nhối, nó được các giới nghiên
cứu, cơ quan hoạch định chính sách của nhiều quốc gia quan tâm nghiên để tìm
ra những nguyên nhân của đói nghèo và xác định các biện pháp xoá đói giảm
nghèo.
Tại các hội nghị bàn về giảm đói nghèo khu vực Châu á thái Bình Dương
do ESCAP tổ chức ở Băng Kôk Thái Lan tháng 9 năm 1993 đã đưa ra khái niệm
và định nghiã đói nghèo như sau:
"Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu
cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ
theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương".
Theo PGS - PTS Đỗ Nguyên Phương thì đói nghèo được nghiên cứu như
sau: "Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư có điều kiện thoả mãn một
phần các nhu cầu tối thiều, cơ bản của cuộc sống và có mức thu nhập thấp hơn
mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện".
Trên cơ sở nhất trí với quan điểm xem xét vấn đề nghèo đói của tổ chức
Liên Hợp Quốc, Ngân hàng châu á đã đánh giá về thực trạng nghèo đói và đã
đưa ra 2 khái niệm nghèo đói là: Nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. Nghèo
tương đối là tình trạng thu nhập không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối
thiểu, chỉ duy trì cuộc sống cơ thể con người. Nghèo tuyệt đối là tình trạng thu
nhập thấp không có khả năng đạt tới mưc sống tối thiểu tại một thời điểm nào
đó.
Theo uỷ ban kinh tế xã hội khu vưc châu Á thái bình Dương (ESCAP) thì
"sự thiếu thốn của cải trong mỗi quan hệ với nhu cầu thiết yếu của con người
được xem là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng mức sống và vị trí

( về kinh tế - xã hội ) các nhóm hoặc cá nhân khác ở phương diện mức độ tiêu
thụ và thu nhập của họ sẽ cho ta hình dung được về khèo khổ tương đối "
Ở nước ta, Bộ lao động thương Binh - xã hội đã đưa ra định nghĩa về hai
loại đói nghèo như sau: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
- Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập thấp
không đủ khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu chỉ để duy trì cuộc sống .
- Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập
thấp không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt xã hội ở một thời điểm
nào đó.
Nhưng hiện nay ở Việt Nam, bên cạnh khái niệm "nghèo " còn sử dụng
khái niệm "đói "để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư ."nghèo
là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không thoả mãn các nhu
cầu ăn, mặc, ở, ytế, giáo dục, đi lại giao tiếp; và "đói" là một tình trạng một bộ
phận có mức sống dưới mức tối thiểu cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu
nhập không đảm bảo duy trì cuộc sống.
Tuỳ thuộc vào khả năng đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm để duy
trì cuộc sống trong năm, Việt nam còn phân hộ đói ra thành hai nhóm là: hộ thiếu
đói và hộ đói gay gắt để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Ngoài khái niệm hộ nghèo, hộ đói, việt Nam còn sử dụng khái niệm
"vùng nghèo, xã nghèo" là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân
cư thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước.
Tình trạng phổ biên của vùng nghèo là các điểu kiện tự nhiên không thuận
lợi (đất xấu, thiên tai thường xuyên), kết cấu hạ tầng kém phát triển.
1.2 Tiêu chí xác định ranh giới đói nghèo.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và hiện trạng đời
sống trung bình phổ biến của dân cư hiện nay, có thể xác lập các chỉ tiêu đánh
giá về đói nghèo theo mấy chỉ tiêu sau đây: thu nhập, nhà ở và tiện nghi sinh
hoạt, tư liệu sản xuất, vốn.
Chuẩn mức nghèo đói do bộ lao động thương binh xã hội đề ra năm 1993
như bảng sau:

- Theo tiêu chí cũ
Mức đói nghèo Chuẩn mực
Năng lượng bình
quân
Nghèo tuỵêt đối < 15 kg gạo / người / tháng < 1765 kcalo/ ngày
Nghèo tương đối < mức TB của địa phương
Thiếu đói kinh niên < 12 kg gạo / người / tháng < 1412 kcalo /ngày
Đói gay gắt kinh niên < 8 kg gạo / người / tháng < 943 kcalo/ ngày
Nghèo khổ được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Xét điều kiện sống của
người giầu và người nghèo ta thấy: ngưòi giàu thường được ở trong những ngôi
nhà sang trọng, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, công cụ lao động hoàn thiện, hiện đại
hơn, thể lực cường tráng, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, con cái được học hành
tử tế ngược lại những người nghèo khổ phải chịu điều kiện ăn, ở, tồi tàn, nhà
cửa dột nát, xiêu vẹo phương tiện sinh hoạt thiếu thốn, cũ kỹ, công cụ lao động
thô sơ, lạc hậu, thể trọng gầy yếu, tác phong châm chạp, tâm tư buồn bã, con cái
thường nghỉ học sớm hoặc không có điều kiện để theo học.
- Theo tiêu chí mới
Sự phân hoá giàu nghèo được xem xét trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế -
xã hội. Cụ thể hơn, có thể xem xét sự phân hoá giàu nghèo ở các khu vực khác
nhau giữa các tầng lớp dân cư và các vùng theo các lĩnh vực cụ thể như:
+ Sự khác nhau về sở hữu / chiếm hữu tư liệu sản xuất
+ Sự chêng lệch về thu nhập / mức sống và việc làm
+ Sự khác nhau về sở hữu / sử dụng các tài sản như nhà ở, các phương tiện
trong cuộc sống và sinh hoạt.
+ Sự khác nhau về khả năng và hưởng thụ các thành quả phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội ( như y tế, giáo dục, giải trí ).
+ Sự phân biệt về chính tri, tức là khả năng và điều kiện tham gia vào hệ
thống chính trị và các quyền chính trị cơ bản.
Sau đây là tiêu chí đánh giá sự nghèo đói của một số cơ quan khác nhau:
* Theo tiêu chí của liên hợp quốc: theo chuẩn mực đánh của liên hợp quốc,

ở các nức đang phát triển nói chung, những người có mức thu nhập dưới 1 USD /
ngày là thuộc mức nghèo khổ tuyệt đối.
* Theo tiêu chí của ngân hàng thế giới: các nhà kinh tế ngân hàng thế
giới đã đề xuất một mức chuẩn quốc tế dựa trên cơ sở tiêu chuẩn Ấn Độ. Theo
đó ranh giới đói nghèo là mức thu nhập cần thiết để có mức cung cấp hàng
ngày 2250 kcalo / người vào năm 1995.
* Theo tiêu chí của tổng cục thống kê: năm 1994 các chỉ tiêu đựơc áp dụng
cụ thể như sau:
Các hộ gia đình TNBQ
Nghèo ở nông thôn < 50.000 đồng / người / tháng
Cực nghèo ở nông thôn < 25.210 đồng/ người / tháng
Nghèo ở thành thị < 70.000 đồng / người / tháng
Cực nghèo ở thành thị < 42.140 đồng / ngưòi / tháng
Theo cách tính này, năm 1993 ở nước ta có 20% hộ nghèo và 4,4% hộ cực
nghèo.
* Theo tiêu chí của Bộ lao động thương binh xã hội : theo thông báo số
1751/ LĐ- XH của Bộ lao động - thương binh xã hội ngày 20/5/1997, chuẩn
mực đối với hộ nghèo đói ở nước ta như sau:
+ Hộ đói: là hộ có TNBQ < 13 kg gạo ( 45.000 đồng) / người/ tháng.
+ Hộ nghèo có TNBQ < 15 kg gạo ( 55.000 đồng ) / người / tháng.
Đối với khu vực nông thôn, vùng núi và hải đảo.
+ Hộ nghèo đối với khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du có mức
TNBQ < 20 kg gạo (90.000 đồng) / người / tháng .
+ Hộ nghèo đối với khu vực thành thị có mức
TNBQ < 25 kg gạo (90.000 đồng) / người / tháng.
* Theo tiêu chí mới của tỏng cục thống kê năm 2000 chuẩn mực đói
nghèo của nước ta như sau:
Các hộ gia đình TNBQ
Nghèo ở các vùng hải đảo và vùng núi
nông thôn

<= 80.000 đồng / ngưòi /tháng
Nghèo ở vùng đồng bằng nông thôn <= 100.000 đồng / người / tháng
Nghèo ở khu vực thành thị <= 150.000 đồng / người / tháng
Nghiên cứu các chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá sự phân hoá giàu nghèo ở
nước ta cũng cần đề cập sự khác biệt giữa các nhóm dân cư về sở hữu / chiếm
hữu tư liệu sản xuất, về sở hữu các tài sản, phương tiện phục vụ đời sống vật
chất và tinh thần, về khả năng và điều kiện hưởng thụ của các thành quả phát
triển trên các lĩnh vực văn hoá xã hội ( y tế, giáo dục, vui chơi giải trí) khả nằng
hội nhập với cộng đồng trong quá trình phát triển.
2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến đói nghèo trong
nông thôn.
2.1 Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng nghèo
khó đó là trình độ học vấn thấp, việc làm chủ yếu trong khu vực nông nghiệp
với việc làm không ổn định.
Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội
kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu
cầu tối thiểu và do vậy không có điều kiện dể nâng cao trình độ của mình trong
tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó trình độ học vấn thấp ảnh
hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con
cái, ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ hiện tại và cả thế hệ trong tương lai.
Người nghèo có trình độ học vấn thấp khoảng 90% những người nghèo là
những người chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra
mức sống cho thấy trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ được đi
học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiế 39%, phổ thông có sở chiếm 37%.Tỷ lệ
nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên, 80%số người nghèo làm các
công việc trong nông nghiệp có mức độ thu nhập rất thấp.Trình độ học vấn thấp,
hạn chế nên khả năng kiếm việc làm trong khu vực, trong các nghành phi nông
nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.
2.2 Các nguyên nhân về dân số .
Quy mô hộ gia đình là "mẫu số" quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu

nhập bình quân của các thành viên trong hộ đông con vừa là hệ quả của đói
nghèo. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao, đông con là một trong
những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo. Năm 1998, số con bình quân /phụ nữ
của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm 20% giàu
nhất. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ phụ thuộc cao. Tỷ lệ phụ thuộc của
nhóm nghèo nhất là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàu nhất .
Một trong những nguyên nhân tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là do hộ
không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinh
sản, tỷ lệ phụ nữ nghèo đặt vòng chánh thai thấp độ hiểu biết của phụ nữ nghèo
về an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói và sức khoẻ
sinh sản và tăng nhân khẩu còn hạn chế .
Tỷ lệ phụ nữ cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao động
rất thiếu, và đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói
của hộ.
2.3 Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn .
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn
của nghèo đói và thiếu nguồn nhân lực, người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo
vì họ không thể đầu tư vào nguồn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân
lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói.
Các hộ nghèo có rất ít đất đai, và tình trạng không có đất của họ có xu
hướng tăng lên. Đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, thiếu đất đai ảnh
hưởng đến việc đảm bảo an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng
đa dạng hoá sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao hơn.
Đa số người nghèo lựa chọn phương án tự cung, tự cấp, họ vẫn dữ các phương
thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án
mang lại lợi nhuận cao hơn. Do vẫn theo phương pháp sản xuất truyền thống nên
giá trị sản phẩm và năng suất thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy
đã đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó.
Bên cạnh đó, đại đa số người nghèo không có cơ hội tiếp cận với các dịch
vụ sản xuất như khuyến nông, phòng dịch bệnh, tiếp cận các nguồn nước, hệ

thống thuỷ lợi, giống mới, phân bón, thị trường… các yếu tố này góp phần làm
tăng nguồn lực đầu vào cũng như của cải đầu ra của họ.
Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cân các nguồn tín dụng là một
trong những yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất. Sự hạn chế của nguồn vốn là
một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, đưa công
nghệ mới, thay đổi giống, chất lượng cao…Mặc dù trong khuôn khổ dự án tín
dụng cho người nghèo thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, khả
năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn khá nhiều người
nghèo, đặc biệt là người rất nghèo, không có khả năng tiếp cận với các nguồn tín
dụng. Một mặt những người nghèo do không có tài sản thế chấp, họ phải dựa vào
tín chấp với các món vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn.
Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử dụng
các nguồn vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ không có điều kiện tiếp cận
các nguồn vốn, và cuối cùng cũng làm cho họ nghèo hơn.
2.4 Nguy cơ dễ bị tổn thương và sự cô lập .
Các hộ gia đình nghèo dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và
những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do
nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có
khả năng chống trọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất
việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khoẻ…). Đối với khả năng kinh
tê mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột
biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.
Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do
họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó và
khắc phục các rủi ro của người nghèo cũng rất kẽm do nguồn thu nhập hạn hẹp
làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể còn gặp rủi ro hơn
nữa.
Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng từ 1- 1,5
triệu người. Bình quân hàng năm, số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát
khỏi đói nghèo vẫn còn lớn, do ít số hộ đang sống ở bên ngưỡng đói nghèo và rất

dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, ốm đau, mất việc làm ….
Các phân tích từ cuộc điều tra hộ gia đình 1992- 1993 và 1997- 1998 cho
thấy các hộ gia đình phải chịu nhiều thiên tai nguy cơ dễ lún sâu vào đói nghèo.
Điều này chỉ ra vai trò quan trọng của việc giảm nhẹ hậu quả thiên tai như là một
thước đo chủ yếu để đánh giá xóa đói giảm nghèo .
2.5 Sức khoẻ yếu kém cũng là nhân tố chính đẩy con người vào tình
trạng nghèo đói trầm trọng.
Vấn đề sức khoẻ kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chỉ tiêu của
người nghèo do mất đi nguồn lao động và tăng chi phí cho chữa chạy các đột
biến về chi phí y tế, là một trong những nguyên nhân khiến người nghèo rơi vào
tình trạng khốn quẫn.
Gánh nặng chi phí bảo vệ sức khoẻ đối với người nghèo cũng là một cái
bẫy đẩy người nghèo luẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Họ phải chịu đựng hai
gánh nặng: thứ nhất là mất thu nhập do người lao động đem lại và thứ hai là chi
phí thuốc thang chữa bệnh cho người ốm (liên quan đến thu nhập và tài sản gia
đình). Không giống như cong nhân và công chức nhà nước, những người có thu
nhập cố định, người nghèo phần lớn là tự lao động và do vậy họ mất thu nhập mà
hộ không lao động do ốm đau, bệnh tật hay sức khoẻ yếu. Chi phí chữa bệnh là
gánh nặng đối với người nghèo và đẩy họ đến chỗ vay mựơn, cầm cố tài sản làm
cho họ khó có thể thoát ra khỏi đói nghèo.
Tuy có sự cải thiện đáng kể về tình trạng sức khoẻ ở Việt Nam trong thập
kỷ qua, song sự bất bình đẳng lại tăng lên. Tỷ lệ người nghèo mắc các bệnh
thông thường khác cao. Theo số liệu điều tra mức sống năm 1998, số người ốm
bình quân của nhóm người nghèo là 3,07 ngày/ năm so với khoảng 2,4 ngày/năm
của nhóm giàu nhất.
Điều đáng chú ý là trong thời kỳ 1993- 1997, tình trạng ốm đau của nhóm
người giàu được cải thiện đáng kể (giảm 30%), trong khi tình trạng của nhóm
người nghèo vẫn giữ nguyên. Năm 1999, số người trong độ tuổi lao động của
nhóm người nghèo mất nhiều ngày ốm đau hơn khoảng 55% so với nhóm không
nghèo. Sự khác nhau trước đây chỉ 16%.

2.6 Những hạn chế của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách (tự do
hóa thương mại, cải cánh doanh nghiệp Nhà nước…) ảnh hưởng đến đói
nghèo…
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là một trong
những ảnh hưởng lớn tới mức giảm tỷ lệ nghèo. Việt Nam đã đạt được những
thành tích giảm nghèo đói rất đa dạng và trên diện rộng. Tuy nhiên, quá trình
phát triển và mở cửa của nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đến đói
nghèo.
* Tình trạng cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, khiến nhiều người mất
việc làm và một bộ phận trong số họ rơi vào tình trạng nghèo khó do không có
việc làm, chiếm tỷ trọng cao trong số này là phụ nữ, người không có trình độ và
tuổi cao.
* Chính sách cải cách nền kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
tự do hoá thương mại tạo ra những động lực tốt. Tuy nhiên, đa số những người
nghèo chưa có điều kiện nắm bắt cơ hội này, sự thiếu thông tin, trang thiết bị sản
xuất lạc hậu, giá thành sản xuất cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp và
năng lực sản xuất hạn chế. Vì vậy, không ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị
phá sản và trở thành người nghèo.
* Người lao động trở nên thất nghiệp một phần do chủ quan của chính họ,
mặt khác do chính sách phát triển kinh tế vĩ mô không chú ý đúng mức đến vấn
đề công bằng trong tăng trưởng. Tình trạng thu nhập của người nghèo ít được cải
thiện.
Hệ quả hiển nhiên là tăng trưởng kinh tế giúp cho việc xóa đói giảm nghèo
trên diện rộng, song việc cải thiện tình trạng của người nghèo (về thu nhập, khả
năng tiếp cận phát triển các nguồn lực) lại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế, hay
nói cách khác, tác động của tăng trưởng kinh tế đối với việc phân phối lợi ích
trong các nhóm dân cư. Phân tích tình hình biến đổi của các nhóm dân cư cho
thấy, tăng trưởng kinh tế có tác động nhiều hơn so với nhóm người giàu và kết
quả đã làm tăng thêm các bất bình đẳng.
3. Ý nghĩa của công tác xoá đói giảm nghèo

Ngay từ khi Việt Nam giành được độc lập (1945) chủ tịch Hồ Chí Minh đã
xác định đói nghèo như một thứ "giặc", cũng như giặc dốt, giặc ngoại sâm, nên
đã đưa ra mục tiêu phấn đấu làm sao để nhân dân lao động thoát nạn bần cùng,
làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và đời sống hạnh phúc.
Công việc xóa đói giảm nghèo vẫn là vấn đề kinh tế xã hội cấp bách trước
mắt vừa cơ bản vừa lâu dài để tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tăng thêm
thu nhập, nâng cao đời sống tạo việc làm, tiếp cận với các dịch vụ xã hội như
giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ…
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề kinh tế xã hội là trách nhiệm của các cấp
các ngành, các tổ chức xã hội, của mọi người dân và của chính người nghèo.
Đây là vấn đề chương trình lớn của quốc gia, phục vụ rất hữu ích cho công
nghiệp hoá, cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh. Cho một chủ nghĩa cao cả "vì hạnh phúc của nhân dân".
Công tác xoá đói giảm nghèo được hình thành bởi nhiều vấn đề, trong quá
trình nghiên cứu ở đây chúng tôi chủ yếu tập trung vào những khía cạnh thể hiện
điều kiện thực tế của hộ nông dân, đồng thời nghiên cứu những giải pháp chung
nhất với công tác xoá đói giảm nghèo. Việc xoá đói giảm nghèo mà chúng ta
nghiên cứu ở đây có những ý nghĩa sau:
Nó là sự thay đổi đem lại sự cải thiện cho các hộ nông dân nghèo, mục
tiêu phát triển phù hợp với nhu cầu của nhân dân.
Nó có thể đảm bảo cho con người mức sống tối thiểu hoặc những yếu tố
cần thiết cho người dân.
Xoá đó giảm nghèo tạo cho con người những điều kiện sống, điều kiện
sinh hoạt đồng bộ và đầy đủ hơn cho từng cá nhân và cả cộng đồng.
Xoá đói giảm nghèo khuyến khích sự tự tin của người dân.
Xoá đói giảm nghèo góp phần làm tăng thêm sự tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia, giảm khoảng cách phân hoá giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong xã
hội.
4. Đặc trưng, xu hướng phát triển cơ bản của những vùng nông thôn
đặc biệt khó khăn

Phát triển kinh tế là tạo điều kiện cho con người sinh sống bất kỳ nơi đâu
trong một quốc gia hay cả hành tinh trái đất đều trường thọ, đều được thoả
mãn các nhu cầu sống đều có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt mà không
phải lao động quá cực nhọc, đều có trình độ học vấn cao, đều được hưởng
những thành tựu về văn hoá tinh thần, có đủ tiện nghi cho một cuộc sống sung
túc, đều được sống trong một môi trường trong lành, được hưởng các quyền
cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh.
4.1 Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
* Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế bao gồm sự tăng về quy mô sản lượng, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế xã
hội.
Khái niệm trên không phản ánh hết nội dung của phát triển kinh tế, tuy
nhiên nó được phản ánh như sau:
- Sự phát triển tăng thêm cả về khối lượng, của cải vật chất, dịch vụ và sự
biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và điều kiện sống xã hội.
- Tăng thêm về quy mô sản lượng và kinh tế xã hội là hai mặt có mối quan
hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập của lượng và chất.
Kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội là một quá trình vận động khách
quan còn mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đề ra là thể hiện sư tiếp cận với
các kết quả đó.
*Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt
động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra, do vậy để biểu thị sự tăng
trưởng kinh tế , người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế
(tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ so sánh với thời
kỳ trước. Đó là mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, bình quân
trong một giai đoạn.
4.2 Bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống lành mạnh cho người
nghèo.
Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ và cải thiện

môi trường theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo cho mọi người dân đều
được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất nước, cảnh
quan và các nhân tố môi trường khác. Tập trung giải quyết tình trạng suy thoái
môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc, các thành phố
lớn và một số vùng nông thôn. Kiểm soát nghiên cứu ô nhiễm và ứng sử sự cố
môi trường do thiên tai lũ lụt gây ra, thực hiện các dự án và cải tạo bảo vệ môi
trường xây dựng vườn quốc gia, khu rừng cấm, trồng cây xanh, bảo vệ các
nguồn gen di truyền xây dựng các công trình làm sạch môi trường.
Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước và bảo vệ môi trường đến địa
phương, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là
hợp tác với các nước trong khu vực, trong việc ngăn ngừa môi trường, chuyển
giao công nghệ sử lý ô nhiễm môi trường và xây dựng các chương trình sử lý
chất thải.
Môi trường và nghèo đói có quan hệ hai chiều, cải thiện tốt chất lượng
môi trường góp phần làm giảm đói nghèo. Việc cải thiện hệ thống cấp nước
sạch có thể nâng cao sức khoẻ làm giảm lượng thời gian tiêu phí và tạo điều
kiện có thời gian làm việc khác, làm giảm ảnh hưởng của thiên tai đối với
người nghèo sẽ làm cho họ có điều kiện tiếp súc tốt hơn với các sinh kế và
nguồn cung cấp thức ăn, nâng cao chất lượng quả lý các nguồn tài nguyên có
thể hỗ trợ người nghèo vì những người nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài
nguyên để nâng cao mức sống của họ.
Gắn các chính sách kinh tế với chính sách môi trường, sửa đổi các quy
định về bảo vệ môi trường liên quan đến quá trình đầu tư theo hệ thống đưa ra
cụ thể và lượng hoá nhằm vừa đảm bảo quyền tự do đầu tư của công dân vừa
đảm bảo chống được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua chương trình giáo dục môi
trường và khuyến khích mọi tầng lớp dân cư, của doanh nghiệp, của các tổ
chức xã hội và các hoạt động bảo vệ môi trường .
Thực hiện các quy định và luật bảo vệ rừng để bảo vệ các khu rừng đầu
nguồn loại bỏ các điểm gây ô nhiễm, tăng cường giám sát và thi hành các quy

định hiện có của Nhà nước.
4.3 Vai trò của phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
Từ hai khái niệm về phát triển kinh tế và đói nghèo thì phát triển kinh tế
là nhằm tạo ra của cải vật chất, tạo ra nguồn thu nhập cao để thỏa mãn các nhu
cầu ngoài nhu cầu ăn như: nhà ở, mặc, văn hoá, y tế, giáo dục, phương tiện đi
lại, trong khi đó đói nghèo lại là kết quả của sự không được hưởng và thoả
mãn những nhu cầu đó. Do vậy muốn xoá đói giảm nghèo thì nhất thiết phải
gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và muốn phát triển kinh tế xã hội thì phải
tiến hành xoá đói giảm nghèo.
Phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ chặt chẽ và có
sự tương quan tỷ lệ thuận với nhau.
Như vậy phát triển kinh tế có một vai trò cực kỳ quan trong việc xoá đói
giảm nghèo của cả nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là trong
huyện Chiêm Hoá nói riêng. Phát triển kinh tế có vai trò trong xoá đói giảm
nghèo được thể hiện qua mấy điểm sau:
Một là: xoá đói cho một số hộ hay thiếu ăn thường xuyên để duy trì sự
tồn tại của cón nguời như ăn, mặc, ở.
Hai là: giúp các hộ nghèo có điều kiện để thực hiện các nhu cầu về xã
hội, y tế, giáo dục và đời sống tinh thần nói chung.
Ba là: giúp các hộ nghèo có cơ hội làm ăn để phát triển kinh tế gia đình,
tiếp cận được với các phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến và khoa học,
từ đó họ có nguồn thu nhập đủ để trang trải cho cuộc sống và có tiền để tiết kiệm
qua hàng tháng trong năm.
5. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về nghèo đói và xoá đói
giảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được
Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi nước ta mới
giành độc lập (1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nghèo đói cũng là
một thứ “giặc” như giặc dốt, giặc ngoạI xâm, nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu
làm sao để nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công

ăn, việc làm và đời sống được hạnh phúc.
“Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá, giàu, người khá
giàu thì giàu thêm”.
Thực hiện tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà Nước ta
đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận
việc làm, tiếp cận với dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ,
nhất là đối với phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Cùng với
việc đẩy mạnh cải cách, đổi mới kinh tế, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế.
Chính phủ Việt Nam đã có những chủ trương khuyến khích làm giàu hợp pháp
đi đôi với xoá đói giảm nghèo.
Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng cộng sản
Việt Nam (01/1994) đã chỉ rõ : “ Tăng trưởng kinh tế phảI gắn liền với tiến bộ
và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Công bằng xã hội thể hiện cả
ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết qủa sản
xuất cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng
đồng.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi dôi với xoá đói giảm nghèo. Coi việc
một bộ phận dân cư làm giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. Đồng thời
có chính sách ưu đãi hợp lý về tín dụng, về thuế, đào tạo nghề nghiệp để tạo
điều kiện cho người nghèo có thể tự mình vươn lên làm đủ sống và phấn đấu
trở thành khá giả. Các vùng giàu, vùng phát triển trước phải cùng Nhà nước
giúp đỡ, lôi cuốn các vùng nghèo, vùng phát triển sau để cùng vươn lên, nhất
là những vùng đang có rất nhiều khó khăn, nghèo hơn các vùng khác như các
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách
mạng trước đây”.
Đến năm 1995, tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có những bước phát
triển đáng khích lệ, đời sống đạI bộ phận dân cư đã được cảI thiện trong đó có
cả người nghèo. Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo đói còn cao, khoảng 20,3% tổng số
hộ cả nước. Còn nhiễu xã đặc biệt khó khăn, chưa đủ các cơ sở hạ tầng thiết
yếu, một số xã tỷ lệ hộ nghèo đói còn rất cao, tới trên dưới 70%.

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng xác định ‘’Xoá đói giảm nghèo là một
trong những chương trình phát triển kinh tế – xã hội vừa cấp bách trước mắt,
vừa cơ bản lâu dài” và nhấn mạnh, phải thực hiện tốt chương trình xoá đói
giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng ,vùng đồng bào dân tộc.
Xây dựng và phát triển quỹ xoá đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong
và ngoài nước; với mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ nghèo cả
nước từ 20-25% hiện nay, xuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bình quân
mỗi năm giảm 300 nghìn hộ / năm trong 2-3 đầu của kế hoạch 5 năm, tập
trung xoá cơ bản hộ đói kinh niên.
Với những quan điểm và chủ trương trong những năm qua, Chính phủ đã
cụ thể hoá bằng những chính sách cơ chế, chương trình dự án và kế hoạch
hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp - nông thôn; xây dựng các
công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất và đời sống; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đảm bảo an ninh về lương thực.
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu xoá đói giảm nghèo, Chính phủ đã đưa ra
nhiều chương trình, chính sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người
nghèo, như chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm (Quyết định
126/1998/QĐ-TTg, ngày14/07/1998).
Chương trình 327 về phủ xanh đất trống, đồi trọc (Quyết định số 327/CT
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ngày 15/09/1992), sau này phát triển nên và
được thay thế bằng Dự án trồng 5 triệu ha rừng và nhiều chính sách quan
trọng khác. Đặc biệt tháng 07/1998 Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998 – 2000 (Quyết định số
133/1998/QĐ,TTg, ngày 23/07/1998) với 9 nội dung:
(a) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo
(b) Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn
(c) Định căn, định cư, di dân kinh tế mới
(d) Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn
(e) Hỗ trợ tín dụng
(f) Y tế

(g) Giáo dục cho người nghèo
(h) Hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề
(i) Đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, cán bộ chính quyền
các xã nghèo.
Tiếp đó Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội
các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Quyết định số
135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/07/1998), theo đó Chính phủ sẽ tập trung đầu tư
cho 1715 xã đặc biệt khó khăn trong cả nước.
Mục tiêu là đầu tư cho hai lĩnh vực chủ yếu:
(a) Đầu tư xây dựng cơ bản
(b) Đầu tư phát triển sản xuất
Trong đó bao gồm: Đầu tư cho công tác quy hoạch, quy hoạch đất đai
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch bố trí lại dân cư. Quy hoạch bố trí
lại công trình hạ tầng.
Đầu tư hạ tầng gồm: Đầu tư cho giao thông, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sạch
cho dân cư nói chung, phát triển điện lưới hoặc xây dựng thuỷ điện nhỏ. Xây
dựng các trường học, trạm xá, xây dựng trung tâm cụm xã ở những nơi có
điều kiện thích hợp.
Ngày 26/03/2001 Thủ tướng Chính phủ lại có Quyết định số
42/2001/QĐ-TTg về việc bổ sung các xã đặc biệt khó khăn của trương trình
135. Theo Quyết định này cả nước bổ sung thêm 447 xã vào diện đặc biệt khó
khăn và được hưởng các chính sách dành cho Chương trình từ kế hoạch năm
2001. Đưa tổng số xã đặc biệt khó khăn của cả nước lên 2162 xã.
Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước nhằm giúp
đỡ các cộng đồng nghèo, đưa kinh tế ở các xã này nhanh chóng phát triển kịp
với các xã khác, vùng khác, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế công
bằng, giảm sự chênh lệch quá mức về trình độ phát triển kinh tế và phân phối
tổng thu nhập giữa các hộ, các xã, các vùng trong cả nước.
6. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước trong khu vực
+ Trung Quốc: Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới có tới

210 triệu người nghèo đói chiếm 20% dân số, trong đó có 80 triệu sống dưới
mức nghèo khổ chiếm 8% dân số và 27 triệu người là bần cùng chiếm 2,6%
dân số. Trung Quốc sớm quan tâm đến phát triển nông nghiệp, quan tâm chú
trọng tới phát triển kinh tế hộ, khoảng 100 triệu hộ được giao hơn 10 triệu ha
đất để sử dụng lâu daì và có quyền chuyển nhượng, khuyến khích tích tụ tập
trung ruộng đất hình thành các trang trại sản xuất hàng hoá. Chính phủ Trung
Quốc đã đưa ra chương trình (đốm lửa nhằm chuyển giao công nghệ khoa học
kỹ thuật vào các vùng nông thôn trên cơ sở kết hợp giữa vấn đề khoa học kỹ
thuật với kinh tế để huy động mọi tiềm năng sắn có ở nông thôn vào việc sản
xuất ra các sản phẩm hàng hoá để không ngừng nâng cao mức sống của người
nông dân. Trung Quốc chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn(vừa và
nhỏ) nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo kinh tế thuần nông, thực hiện khẩu
hiệu”ly nông bất ly thương” với chủ chương này Trung Quốc đã thu được
những thành tựu rất lớn. Trong thời gian từ năm 1978- 1985 giá trị sản lượng
lương thực tăng bình quân 10% mỗi năm. Giải quyết việc làm cho hơn 20%
lao động nông thôn. Tuy là một nước đông dân nhất thế giới mà tỷ lệ nghèo
đói đã giảm, đến năm 1991 đã còn lại 87 triệu người sống dưới mức nghèo
khổ 27 triệu người là bần cùng mà hiện nay Trung Quốc là nước có tỷ lệ số
người sống ở mức nghèo khổ thấp nhất.
+ Ấn Độ: Ấn Độ đặt ra vấn đề phát triển nông nghiệp toàn diện nhằm
khơi dậy những tiềm năng sắn có ở nông thôn. Đặc biệt trong nông nghiệp là
“cuộc cách mạng xanh” nhằm đưa tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để
tăng nhanh năng xuất cây trồng. Đi liền với nó chính phủ Ấn Độ chủ chương
phát triển công nghiệp nông thôn và tiễn hành hoạt động giúp đỡ các gia đình
như phổ biến khoa học kỹ thuật, cung cấp vật tư mua bán sản phẩm vàđào tạo
tay nghề trong 5 năm thực hiện chương trình đãgiải phóng được 15 triệu gia
đình với 15 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo
+ Nam Triều Tiên: Chính Phủ đã ban hành luật cải cách ruộng đất Nhà
nước đã thực hiện việc mua lại ruộng đất của Chính Phủ, ruộng đất có trên 3 ha
để bán lại cho nông dân theo phương thức trả tiền dần. Chính Phủ đã khởi sướng

phong trào phát tiển kinh tế - văn hoá với mục tiêu chính là:"Xây dựng một đất
nước Triều Tiên mới và hiện đại". Phong trào này được tổ chức từ TƯ đến địa
phương ,làng ,xã,mỗi làng xã đều có cán bộ nòng cốt vàđược định kỳ tập huấn về
các mặt khoa học kỹ thuật, tổ chức giáo dục, văn hoá và công tác quần chúng ….
Nguồn vốn để thực hiện chủ trương này một phần của Chính Phủ một phần của
các tổ chức phi Chính Phủ và tư nhân, còn lại của các hộ gia đình. Biện pháp của
phi Chính phủ là hỗ trợ về vật tư, tiền vốn cho làng xã xây dựng đường giao
thông, trường học, trạm xã, phát tiển các ngành công nghiệp nông thôn …
Kinh nghiệm của các nước cho thấy nghèo đói là một vấn đề xã hội giải
quyết nghèo đói không thể thành công nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của
Chính Phủ và của các tổ chức xã hội khác. Nhà nước không thể cho không
người nghèo tiền hoặc vật tư sản xuất …Được mà phải khai thác khả năng
người nghèo có nhiều nhất là sức lao động, sự cần cù … Chính Phủ phải tạo cho
họ một cơ hội kiếm được việc làm và khả năng đáp ứng nó.
7. Thực trạng nghèo đói và chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt
Nam
7.1. Thực trạng nghèo đói
Việt Nam sau hơn 10 năm thực hiện chương trình đổi mới đã đạt được
nhiều thành tựu nổi bật: Tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, thu nhập bình
quân đầu người tăng, mức sống của đa số nhân dân đươc nâng lên một
bước, một bộ phận dân cư trơ lên giau có. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư ,
GDP bình quân đầu người thời kì 1991-1999 tăng nhanh và tương đối ổn
định: Thời kì 1991-1995 là 8,2%, năm 1996 là 9,34%, năm 1997 là 8,15%,
năm 1998 là 5,8%, năm1999 là 5% và 2001 là 6,7%. Nông nghiệt phát triển
khá ổn định, đạt trên 4%/ năm, các ngành sản suất nông nghiệp và dịch vụ
tăng với nhịp độ tương đối nhanh.
Các chương trình xã hội trong nhưng năm gần đây được triển khai đạt kết
quả tốt , đặc biệt là chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình việc
làm, định canh, định cư, trợ cấp xã hội. Nhờ đó đã có tác dụng hạn chế tình
trạng bần cùng hoá đối với một bộ phận dân cư .

Được phát động từ năm 1992 đến nay, chương đình xoá đói giảm nghèo
đã góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo từ 3,8 triệu hộ (khoảng 20 triệu người)
năm 1992 giảm xuống còn 2 triệu hộ (với 12 triệu người). Trong10 năm qua
đã có ít nhất là 7,5 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, trung bình mỗi
năm giảm được 250.000-300.000 hộ (khoảng 2%).Từ năm 1992, tỷ lệ đói
nghèo nước ta bình quân giảm từ 2% đến 3% . Năm 1992 tỷ lệ đói nghèo là
30% đến năm 1998 chỉ còn 15,75% và năm1999 còn 13%. Riêng số hộ đói
kinh niên đã giảm từ 700.000 hộ xuống còn 300.000 hộ đến cuố năm 1998
cả nước có 15 tỉnh, thành phố có tỷ lệ đói nghèo dưới 15%, 21 tỉnh thành có
tỷ lệ đói nghèo từ 11% -19% số xã có tỷ lệ đói nghèo trên 40% giảm từ
1990 xã (năm1994) xuống còn 1498 xã (năm1997), số xã thiếu cơ sở hạ
tầng điện, đường ,trường ,chợ , và nước sinh hoạt giảm từ 1309 xã năm1994
xuống còn 1168 xã năm1997.

×