MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do lùa chọn đề tài………………………………………………… 3
II. Lịch sử vấn
đề…………………………………………………
4
III.Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu. ……………………… 13
IV.Quan niệm về đề tài………………………………………………… 14
V.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 15
VI. Cấu trúc luận văn………………………………………………… 15
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT….
16
I. Các khái niệm liên quan. …………………………………………… 16
1.Về quan niệm và đặc trưng của tiểu thuyết.
………………………
16
2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - từ nhu cầu thay đổi cảm
hứng, đề tài đến những thể nghiệm hình thức trần thuật mới.
…………
25
II. Quan niệm về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết. ………… 38
1. Hai kiểu trần thuật và sự đối sánh giữa trần thuật trong tiểu thuyết
với các loại hình khác.
…………………………………………………
38
2. Trần thuật trong tương quan với các yếu tố nghệ thuật khác
……………………
42
3. Tại sao lại xem nghệ thuật trần thuật là một vấn đề cốt yếu trong
xây dựng tiểu thuyết.
…………………………………………………
45
CHƯƠNG II.QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT. ………… 49
I. Quan điểm trần thuật. ………………………………………………. 49
1. Điểm nhìn trần thuật. ……………………………………………… 50
1.1.Khái niệm điểm nhìn trần thuật………………………………. 51
1.2. Phân loại điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái
54
II.Các phương thức trần thuật. ……………………………………… 71
1. Vấn đề người trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái……………
71
1
2. Các phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái…………
73
CHƯƠNG III. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN
THUẬT…………………………
83
I .Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái…………… 83
1. Khái niệm về giọng điệu trần thuật trong văn xuôi tự
sự…………
83
2. Phân loại các giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. 85
II. Ngôn ngữ trần thuật. ……………………………………………… 102
1.Khái niệm ngôn ngữ trần thuật. ……………………………………. 102
2. Phân loại ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái…… 103
Phần kết luận. ……………………………………… 112
2
A. Phần mở đầu
I. LÝ DO LÙA CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học Việt Nam sau năm 1975 có nhiều đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc
trên cả hai phương diện nội dung còng nh hình thức biểu đạt. Những mạch
nguồn truyền thống đã được thay thế bằng những cảm hứng mới. Những trang
viết về con người cá nhân, về cuộc sống đời thường với tất cả sự phức tạp và
bộn bề đã xuất hiện và thay thế những quy phạm và cảm hứng sử thi truyền
thống trước đó. Trên văn đàn lần lượt xuất hiện những tác giả mới mà những
đóng góp của họ có thể nói đã làm thay đổi nhiều hệ thống tiêu chí thẩm mỹ
cũ, từ đó một loạt các giá trị mới đã được hình thành và xác lập. Có thể kể ra
đây nhiều tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh, vv… với
một loạt các tiểu thuyết và truyện ngắn thành công vang dội thể hiện sự tìm
tòi, cách tân, thể nghiệm và khám phá mới lạ.
Đúng như báo cáo của Ban chấp hành Hội nhà văn tại Đại hội IV và V
khẳng định: “Đời sống văn học đang có những chuyển biến mới mang nhiều
hứa hẹn và đồng thời cũng đang nảy lên những vấn đề mới”, “Nhìn tổng quát
đã có những bước phát triển đáng mừng”, “Sáng tác văn học trở lên năng
động, hấp dẫn, tạo nên một không khí sôi động, thu hót được sự quan tâm rộng
rãi của xã hội”.
Hồ Anh Thái là một nhà văn xuất hiện gần nh đồng thời trong giai đoạn
đó. Ông cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của líp nhà văn nổi bật
của thời hậu chiến ở Việt Nam. Với một vốn văn hoá dày dặn (là Tiến sĩ văn
hoá Phương Đông, tham gia thỉnh giảng ở nhiều trường Đại học nổi tiếng ở
Mỹ như: Đại học tổng hợp Washington, Đại học St Mary…) và với ý thức
cách tân nghệ thuật ráo riết, Hồ Anh Thái say mê chiếm lĩnh, miêu tả hiện
thực cuộc sống một cách sâu sắc, nhiều tầng bậc và độc đáo thông qua các tác
phẩm của mình.
3
Tính chuyên nghiệp và sự nghiêm túc bền bỉ trong sáng tạo nghệ thuật
đã đưa lại cho ông - mét nhà văn ngoài 40 tuổi hơn hai mươi đầu sách trong
đó có một số tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn đa chiều, sự khám phá mới mẻ về con
người trong cuộc sống đương đại, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi
về phương diện nghệ thuật.
Việc lùa chọn đề tài: “ Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái” của chúng tôi xuất phát từ hai lý do chính:
Thứ nhất: Xét về mặt thể loại tiểu thuyết luôn được xem là thể loại ưu
việt nhất trong cách khám phá hiện thực đời sống ở nhiều mặt và nhiều tầng
bậc. Với tư cách là sản phẩm của loại tư duy nghệ thuật tổng hợp, tiểu thuyết
là nơi mà nhà văn có thể thể nghiệm và biểu đạt đến tột cùng mọi nghĩ suy,
sáng tạo của mình đến với bạn đọc.
Thứ hai: Với chức năng khái quát, giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân
vật, hoàn cảnh, sự kiện, sự vật, nghệ thuật tổ chức trần thuật lại là một trong
những phương diện cơ bản nhất của phương thức tự sự, một yếu tố quan trọng
để tạo nên hình thức nghệ thuật của tác phẩm trong đó có tiểu thuyết. Cái hay
và sự hấp dẫn trong sáng tạo của nhà văn phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật
kể chuyện của chính tác giả. Do vậy nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong
tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, một mặt, cho ta thấy rõ hơn những cố gắng cách
tân nghệ thuật của cây bót này, mặt khác, qua sáng tác của Hồ Anh Thái
chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn sự vận động của tư duy tiểu thuyết trong giai
đoạn hiện nay.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn được dư luận trong và ngoài
nước quan tâm. Những đổi mới về nghệ thuật còng nh sù sâu sắc về nội dung
đã được đề cập đến ở nhiều bài viết, lời giới thiệu về tác phẩm của ông. Nhiều
ý kiến đặc biệt chú ý đến những nét độc đáo trong tác phẩm của Hồ Anh Thái
4
như: Tính chất ngụ ngôn, triết lý nhân sinh, chất hài hước, chất Kafka, chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo, cái kỳ ảo, vấn đề giọng điệu, tính đa thanh, điểm
nhìn trần thuật Ngoài ra, sáng tác của Hồ Anh Thái cũng đã trở thành đề tài
nghiên cứu của các luận văn tốt nghiệp đại học, các luận văn thạc sỹ Tuy
nhiên, các bài nghiên cứu, các công trình trên đây vẫn chưa thật chú ý đến
nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái như là một đối tượng
nghiên cứu khoa học độc lập. Dưới đây chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua các ý
kiến đáng chú ý nhất về sáng tác của Hồ Anh Thái. Trước hết, các nhà nghiên
cứu tập trung khẳng định tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã vượt qua các cấm kị
nghệ thuật với những thể nghiệm mới mẻ về hình thức nghệ thuật và ngôn
ngữ
Wayne Karlin - trong lời giới thiệu cho bản in của Nhà xuất bản Đại
học Washington năm 2001 đã nhận định về tiểu thuyết “Người đàn bà trên
đảo”(The Women on the Island) nh sau:
“Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo đã mở ra cánh cửa vào một nền
văn hoá đang phải đấu tranh để định nghĩa với quá khứ và tương lai của
chính mình” Hồ Anh Thái đã trở thành “Mét trong những nhà văn Việt Nam
đầu tiên thu hót được sự chú ý vào đề tài cho đến lúc đó vẫn còn cấm kỵ: Cái
giá khủng khiếp của những người phụ nữ cựu binh của cuộc kháng chiến
chống Mỹ phải trả”.
Coi Hồ Anh Thái như là một trong những nhà văn “tiên phong” Wayne
Karlin khẳng định: "Với lòng kính trọng và tình yêu, anh chấp nhận điểm
xuất phát của mình trong lịch sử và văn học nước nhà, nhưng cũng mở hướng
ra cho những ảnh hưởng khác - nổi bật là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ La
tinh và tác phẩm của nhà văn Pháp gốc Czech, Milan Kundera - và tác phẩm
của anh đã góp phần đưa văn học Việt Nam đương đại đi theo hướng mới".
(Lời giới thiệu cho bản in của Nhà xuất bản đại học Washington
2001 ).
5
Đề cập đến nghệ thuật, Philip Gambone trong: "Tạp chí giới thiệu sách
thời báo New yourk" viết "chất châm biếm, chất siêu thực và ngụ ngôn tràn
đầy trong nhiều truyện ở cuốn sách được cấu trúc một cách tao nhã", "các
tác phẩm thường có dẫn dụ nhẹ nhàng, với cái nhìn tinh tế và phức tạp".
W.D. Ehrhart thì nhận xét về sự chuyển đổi giọng điệu trong sáng tác
của Hồ Anh Thái như sau: "Những tác phẩm trong tuyển tập này trải từ
nghiêm túc tới hài hước lạ lùng, từ Việt Nam tới Ên Độ và Anh - giàu tưởng
tượng, sinh động và thường gây giật mình, các tác phẩm này hướng những
độc giả cả nghĩ vào chiều sâu văn hoá, văn học và cả xã hội Việt Nam".
Cùng quan điểm trên, tuần báo Nhà xuất bản Pub Lishers Weekly nhận
định: "Những yếu tố siêu thực tràn đầy trong cuốn hợp tuyển. Giọng điệu
chuyển từ châm biếm sang xúc động thấm thía, từ hài hước sang đau xót".
Tác giả Michael Harris (Trên tờ thời báo Los Angeles ngày 18/09/2001)
nhận định Hồ Anh Thái đã “Đặt ra vấn đề cá nhân ở nước Việt Nam mới”.
“Xung đột ở trung tâm cuốn tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã tác động đến cấu
trúc của tác phẩm. Tác giả đã chuyển từ chuyện người này sang người khác
nhằm bộc lé hiện tượng chủ nghĩa cá nhân tái sinh theo những quan điểm
khác nhau”.
Cũng chính tác giả Michael Harris đã phát hiện ra trong hai cuốn tiểu
thuyết (Trong sương hồng hiện ra và Người đàn bà trên đảo) “Sự xuất
hiện trở lại của dục vọng cá nhân ở một dân téc hàng thế kỷ phải gác lại mọi
thứ vì cuộc đấu tranh chung. Vấn đề nhu cầu hạnh phóc riêng cần được cảm
thông”.
Tác giả Wayne Karlin trong “Lời giới thiệu tuyển tập tác phẩm của
Hồ Anh Thái” (Nhà xuất bản Curbstone Press - Mỹ, 1998) đã viết: “Ở cuốn
Trong sương hồng hiện ra còng như các tiểu thuyết và truyện ngắn khác,
trong đó chất hài hước, chất lạ quyện với chất Kafka dường như gây bất ngờ
cho người Phương Tây khi họ tìm hiểu văn học Việt Nam” - ở những tác
6
phẩm này trí tưởng tượng độc đáo của Hồ Anh Thái đã làm sáng rõ hơn
những tập tục, những thái độ và những định kiến của xã hội Việt Nam đương
đại. Tác phẩm của ông được đón nhận rộng rãi và thường kích thích tranh
luận, vì những lý do Êy và cũng vì văn phong đa dạng đầy chất thơ.
Trong bài viết "Sức mạnh của văn học từ một tiểu thuyết " đăng trên
báo Văn nghệ ra ngày 26/1/1991 tác giả Xuân Thiều đã viết: "Trong tiểu
thuyết "Người và xe chạy dưới ánh trăng", Toàn - nhân vật chính là một
thanh niên có nhiều mất mát. Anh mất cha mẹ, mất bạn bè, mất mối tình đầu,
mất cả những ước mơ trong tuổi trẻ, nói cho đúng hơn là những ước ao tuổi
trẻ chưa được đong đầy, chưa được sung mãn. Nhưng anh không mất niềm
tin vào cái chân, cái thiện, cái mỹ. Bởi thế, trong tiểu thuyết có khá nhiều chỗ
biểu hiện tiêu cực xã hội, những nhân cách thấp kém, mà người đọc không
buồn nản, không cảm thấy mình muốn tung hê tất cả lên. Dường như tác giả
đã gửi gắm trong nhân vật Toàn, một con người bình thường như ta gặp hàng
ngày. Không có một lời hô hào kêu gọi, không một lời lý thuyết về chính trị và
đạo đức, nhưng từ trong các mối quan hệ của nhân vật, từ trong ngôn ngữ
chuẩn xác và đúng mực, cả từ trong cách bố cục của tác phẩm "Người và xe
chạy dưới ánh trăng" nói với người đọc khá nhiều điều chân thành.
Phải chăng sức mạnh của văn học là ở chỗ đó? ".
Tác giả Trần Thanh Giao trong bài "Không theo kiểu cũ" Báo Văn
nghệ tháng 2/1991 nhận xét:
"Bằng cách trao giải chính thức cho cuốn sách, Hội đồng chấm giải
thưởng muốn ủng hộ điều tạm gọi là viết về đời thường và ủng hộ những
phong cách nghệ thuật đa dạng, miễn là cuốn sách mang được tính nhân bản,
nhân ái phê phán cái trì trệ xấu xa để cuộc sống được mau đổi mới. Tiểu
thuyết còn nhiều chỗ có thể bàn cãi thêm, nhưng tư tưởng thì rõ ràng và lối
viết thì không theo kiểu cũ".
7
Tác giả Trần Bảo Hưng trong bài "Một cá tính sáng tạo độc đáo" trên
Đài tiếng nói Việt Nam năm 2001 đã viết:
"Có thể nói hiện thực trong "Người và xe chạy dưới ánh trăng" là
một hiện thực đa chiều, và để phản ánh được cái thực tại phức tạp Êy, Hồ
Anh Thái đã sử dụng nhiều thủ pháp linh hoạt cả phục hiện và đồng hiện; rồi
một cốt truyện đầy co giãn với những mạch ngang lối rẽ miễn là góp phần
khắc hoạ thật đầy đặn những nhân vật anh định đưa ra dưới trường đời, miễn
là lý giải được những băn khoăn, khúc mắc về cuộc đời trong hiện thực ngổn
ngang, phức tạp mới chỉ bắt đầu được dọn dẹp lại. Văn của Hồ Anh Thái
nhìn chung khá duyên dáng, nhiều suy ngẫm nhưng không sa đà vào triết lý
chay, chỉ cốt làm duyên, làm dáng".
Nhận xét của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam trong "Báo cáo
tổng kết công tác xét giải thưởng năm 2003".
"Tiểu thuyết "Cõi người rung chuông tận thế" của Hồ Anh Thái là
một tác phẩm được viết một cách công phu, chuyên nghiệp, thể hiện những
tìm tòi trong "phương pháp tiếp cận", trong "giáo lý đạo Phật" và "thi pháp
tiểu thuyết của các tác giả hiện đại". Nó là thành quả của một lao động văn
học có tính chuyên nghiệp của một nhà văn có tuổi đời và tuổi nghề không
còn trẻ. Đó là một nỗ lực đáng được ghi nhận".
Về giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật của ông cũng được một số nhà
nghiên cứu đề cập đến: Nguyễn Đăng Điệp đã nhận ra sù thay đổi trong tác
phẩm của Hồ Anh Thái:
“Bản thân giọng điệu là một tổ hợp trong tổ hợp hoàn chỉnh lớn là
tác phẩm. Việc tạo nên một giọng điệu trong tác phẩm vì thế cũng phải
tuân theo cách tổ chức cấu trúc nghệ thuật của nhà văn. Sự thay đổi giọng
điệu trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái cho thấy anh là người không
muốn lặp lại mình mỗi một tác phẩm, mỗi một chặng đường sáng tác là
8
một tone khác nhau. Sự khác biệt Êy, dĩ nhiên phải gắn liền với cách tổ
chức cấu trúc tác phẩm”.
Vân Long nhận xét về ngôn ngữ trần thuật của Hồ Anh Thái:
“ Với thủ pháp sử dụng thành ngữ, khẩu ngữ của đời thường với lối
viết tràn dòng, tràn câu, bỏ dấu… Hồ Anh Thái đã tạo một vị trí rất riêng cho
mình ở thể văn này. Phải chăng, đây là cách anh tiềm nhập sâu hơn nữa vào
thực tại học đòi nhố nhăng, dùng tiếng cười thông minh để phê phán chúng”.
Nhà văn Lê Minh Khuê thì nhận xét: “Đọc tác phẩm của Hồ Anh Thái, tôi
thấy một phong cách mới mẻ, một cốt truyện giản dị có sức lôi cuốn mạnh mẽ”.
Sang đến "Cõi người rung chuông tận thế". Sức viết của Hồ Anh Thái
càng trở nên dồi dào. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều gặp nhau ở chỗ khẳng
định rằng chủ đề nổi bật của tác phẩm là cuộc đấu tranh dữ dội, dai dẳng giữa
cái thiện và cái ác của con người. Còn về mặt nghệ thuật, cuốn tiểu thuyết này
được coi là mốc đánh dấu một bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của
Hồ Anh Thái. Nó là tác phẩm thể hiện sự đổi mới, sự sáng tạo không mệt mỏi
của nhà văn đặc biệt là về giọng điệu.
Đáng chó ý là ý kiến của Nguyễn Thị Minh Thái "Có mét sự tương
phản đặc biệt và nổi bật trong cuốn tiểu thuyết "Cõi người rung chuông tận
thế" xuất bản năm 2002 của nhà văn Hồ Anh Thái tương phản giữa một
bên là sự không dày dặn gì về số trang, với một bên là sự đa thanh đáng ngạc
nhiên trong giọng điệu tiểu thuyết của một nhà văn từng trải, bắt đầu dày dạn
trong cách viết của mình". Không những thế, Nguyễn Thị Minh Thái cũng
nhận thấy một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong cuốn tiểu
thuyết "Cõi người rung chuông tận thế" là "các giọng kể đan xen quấn
quyện vào nhau như một bản giao hưởng Hồ Anh Thái đã thể hiện một
giọng điệu tiểu thuyết đa thanh trong một hình thức tiểu thuyết ngắn gọn”.
(Giọng tiểu thuyết đa thanh - Thế giới mới năm 2003).
Nhà văn Tô Hoài nhận định về tác phẩm "Cõi người rung chuông tận thế":
9
"Mạch truyện chuyển động nhanh, rất hiện đại, đi vào quỹ đạo của xã
hội người hôm nay. Khi đọc Hồ Anh Thái, tôi cứ nhí Moravia - mét nhà văn Ý
mà tôi rất thích. Không phải vì Hồ Anh Thái giống ông Êy, tôi chỉ liên tưởng,
bởi vì cái hiện đại của Hồ Anh Thái có nội dung và dáng dấp Việt Nam hôm
nay nhưng cái hôm nay lại vẫn nằm trong triết lý và tư tưởng Việt Nam".
Sau "Cõi người rung chuông tận thế", "Mười lẻ một đêm", ngay từ khi
ra mắt người đọc đã được chào đón khá nồng nhiệt. Tác giả Lê Hồng Lâm
trong bài viết "Hài hước và trữ tình" đăng trên tạp chí Đàn ông tháng 3/2006
đã nhận định về cuốn tiểu thuyết mới nhất "Mười lẻ một đêm" của Hồ Anh
Thái như sau: "Khá giống với phong cách và giọng điệu của ba cuốn tiểu
thuyết và truyện ngắn gần đây, Hồ Anh Thái đem đến cho độc giả từ đầu đến
cuối là một giọng điệu châm biếm, hài hước và cười cợt quen thuộc, những
trò lố lăng, kệch cỡm về đời sống thị dân, giới trí thức nửa mùa , những kẻ
bất tài mang danh nghệ sỹ nhưng đôi khi pha chút trữ tình, nhẹ nhàng ".
Nhận xét này của Lê Hồng Lâm có phần giống với Sông Thương trong
bài: "Ngả nghiêng trần thế" - Báo Thanh niên 11/4/2006: "Mười lẻ một đêm
được viết bằng giọng hài hước chủ đạo. thậm chí có đoạn được lồng vào cả
"truyện cười dân gian". Câu văn thụt thò dài ngắn, có chủ đích Tác giả
dũng cảm - phải dùng chữ dũng cảm - nhảy thẳng vào những ngổn ngang của
đời sống hôm nay".
Còn Từ Nữ trong bài "Tiếng cười trên từng trang" - Báo Tin tức cuối
tuần, 6/4/2006 nhận xét: "Một cuốn tiểu thuyết hơn 300 trang với cách viết
hài hước đầy chi tiết Carnaval, khiến nó trở thành cuốn sách được yêu thích
nhất trong tháng 3/2006. Không ai lạ lẫm gì lối viết "Thị Màu" của nhà văn
Hồ Anh Thái, nhưng bạn đọc vẫn vấp từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Một
cuốn tiểu thuyết chứa nhiều thông tin xã hội làm bạn đọc ngộp thở".
Trong số những bài viết về Hồ Anh Thái, bài viết: "Hồ Anh Thái -
Người mê chơi cấu tróc" của tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã đưa ra được
10
những đánh giá sâu sắc và toàn diện về sáng tác của Hồ Anh Thái đặc biệt là
lĩnh vực nghệ thuật. Bằng cái nhìn khái quát tác giả đã nhận định: "Hồ Anh
Thái có ý thức tạo dựng một thế giới vừa giống thực bằng những chi tiết ngỡ
nhặt được từ đời sống ồn tạp vừa tạo nên một thế giới ngập đầy những biểu
tượng. Thông điệp của nhà văn không hiện ra lé liễu mà toát lên từ tình thế,
qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo" và "Trên thực tế, bằng những nỗ lực
không mệt mỏi, anh đã tạo nên những cái nhìn độc đáo về đời sống".
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp thì: "Chiều sâu trong cái nhìn
nghệ thuật của Hồ Anh Thái trước hết thể hiện ở chỗ anh biết vượt qua
những lối mòn tư duy coi văn học như là tấm gương phản ánh hiện thực một
cách đơn giản (điều mà Hồ Anh Thái gọi là hiện thực thô sơ) để nhìn cuộc
đời như nó vốn có. Hiện thực trong thế giới nghệ thuật Hồ Anh Thái vì thế,
không phải là thứ hiện thực "dẹt", "phẳng" mà góc cạnh, nhiều chiều. Đã có
lúc, khi nhìn về hiện thực ta chỉ chú ý đến phần nổi mà không hay rằng phần
Èn chìm bên trong mới là điều đáng nói. Ngoài ra anh còn dám nhìn thẳng
vào những "mảnh vỡ", những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ nó bằng cái nhìn trung
thực táo bạo. Chính những cái nhìn mới trên đã giúp nhà văn khám phá thực
trạng cuộc sống, phản ánh lên trang viết giúp người đọc nhận thấy sự xen cài
của cái ác và cái thiện, cái cao cả và thấp hèn, cái sang trọng đi liền với cái
nhếch nhác, cái trong suốt xen lẫn cái phàm tục".
Còng trong bài viết này, Nguyễn Đăng Điệp còn nhận ra sù thay đổi và
đề cập đến "tính động" trong phong cách và giọng điệu của Hồ Anh Thái
"Cùng với một số cây bót khác như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài Hồ Anh Thái đã có ý thức tạo nên
những giọng điệu mới. Bên cạnh màu sắc trữ tình, người đọc khi tiếp xúc với
những tác phẩm đầu tay của Hồ Anh Thái có thể bắt gặp những màu giọng
khác: Trẻ trung, tinh nghịch, nhưng cũng rất hóm hỉnh. Những tác phẩm viết
về miền Ên Độ lại được tác giả thể hiện bằng một hình thức giọng điệu hoàn
toàn khác. Chất giọng trữ tình đã nhường chỗ cho một giọng văn sắc lạnh".
11
Thực ra, ở giai đoạn này Hồ Anh Thái cố gắng tạo ra sự hoà trộn của
nhiều sắc thái giọng điệu. Có giọng xót xa trong "Tiếng thở dài qua rừng
kim tước", có sự hài hước trong "Người đứng một chân" trong truyện ngắn
Hồ Anh Thái thời kỳ này, màu sắc triết luận khá đậm. Sang đến tập "Tự sù
265 ngày" thì "chất giọng giễu nhại trong sáng tác Hồ Anh Thái trở nên nổi
bật". Nh vậy bài viết đã phân chia khá rạch ròi sáng tác của Hồ Anh Thái làm
hai giai đoạn để thấy rõ sự chuyển biến về giọng điệu còng nh phong cách
nghệ thuật của nhà văn.
Coi trọng giọng điệu nên đồng thời Hồ Anh Thái cũng là nhà văn "đặc
biệt chú ý thay đổi các điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện không đơn
giản kể chuyện theo kiểu liệt kê những điều đã được chứng kiến một cách đơn
giản theo kiểu "tôi thấy" Cách thay đổi cấu trúc kể như đã nói khiến cho
câu chuyện trở nên khách quan hơn, mạch truyện trở nên biến hoá hơn".
Về ngôn ngữ, ta thấy "Cấu trúc ngôn ngữ của Hồ Anh Thái không bằng
phẳng mà "lổn nhổn" một cách cố ý. Điều này khiến cho hình ảnh đời sống
trong tác phẩm của anh gần gũi hơn với hơi thở cuộc đời" theo Nguyễn Đăng
Điệp thì "Cùng với những cây bót khác như : Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị
Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động
hình ngôn ngữ mới và giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi giai đoạn
1945 - 1975".
Tất cả những nhận định trên đây về nghệ thuật viết văn của Hồ Anh
Thái đã phần nào giúp chúng tôi hình dung được về quá trình vận động tư
tưởng nghệ thuật của nhà văn trong mạch nguồn và quỹ đạo đổi mới của
văn xuôi Việt Nam những năm gần đây. Mặc dù có sự khác biệt giữa đặc
điểm thể loại nhưng chúng tôi vẫn thấy cả tiểu thuyết lẫn truyện ngắn đều
có sự thống nhất trong tư tưởng nghệ thuật và trong cảm hứng sáng tạo của
tác giả Hồ Anh Thái.
12
Những nhận xét cơ bản của các nhà nghiên cứu, các nhà văn, các nhà
phê bình văn học trong và ngoài nước về các sáng tác của Hồ Anh Thái đều là
những phát kiến mới mẻ về đóng góp của tác giả ở cả hai phương diện nội
dung và hình thức.
Tuy nhiên, với luận văn này chúng tôi vẫn mong muốn góp thêm một
cái nhìn của mình vào việc nghiên cứu một phương diện sâu sắc về nghệ thuật
trần thuật trong tiểu thuyết của tác giả Hồ Anh Thái thông qua đó hy vọng sẽ
kiến giải được tổng quát, tầng bậc hơn về chính tác giả này.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Hồ Anh Thái sáng tác ở cả hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết và
dù ở thể loại nào thì sự trải nghiệm cùng những hiểu biết thấu đáo về con
người và cuộc đời kết hợp với một phong cách nghệ thuật đa dạng, linh
hoạt trong tìm tòi, khám phá và thể nghiệm đã đưa lại cho ông những thành
công nhất định.
Trong khuôn khổ yêu cầu của một đề tài luận văn thạc sỹ, không thể
nghiên cứu trên bình diện rộng tất cả các sáng tác ở các thể loại của ông nên
chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi tập trung nghiên cứu và khảo sát ở lĩnh vực
tiểu thuyết. Để có thể đánh giá một cách thấu tỏ và đầy đủ về nghệ thuật trần
thuật của ông chúng tôi chọn một số tiểu thuyết sau để tìm hiểu:
- Người đàn bà trên đảo, xuất bản tháng 11 năm 1985
- Người và xe chạy dưới ánh trăng, xuất bản tháng 10 năm 1986.
(Tác phẩm đoạt giải thưởng của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và
Hội nhà văn 1986 -1990).
- Trong sương hồng hiện ra , xuất bản tháng 07 năm 1989.
- Cõi người rung chuông tận thế, xuất bản năm 2002.
- Mười lẻ một đêm, xuất bản tháng 02 năm 2006.
13
Năm cuốn tiểu thuyết này là năm chặng đường tiếp nối liền mạch trong
sáng tác của Hồ Anh Thái, gắn liền với tiến trình đổi mới văn xuôi của nước
ta. Mỗi một tác phẩm tiêu biểu cho một cố gắng thể nghiệm sáng tác của nhà
văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Đây là những tác phẩm đạt giá trị cao
về nội dung và hình thức biểu đạt của Hồ Anh Thái, được dư luận trong và
ngoài nước đánh giá tốt trong đó có một số tác phẩm đoạt giải.
Chọn nghiên cứu đề tài này chúng tôi đặt ra mục đích và cũng cố gắng
có sự đối sánh ngay chính giữa các lĩnh vực sáng tác của ông và với cả các
tác giả đương đại với mong muốn có thể nhận diện và chỉ ra những biểu
hiện, những nét cơ bản nhất của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của
Hồ Anh Thái. Đồng thời phần nào nêu lên những đóng góp mới trong tư duy
nghệ thuật của tác giả đối với lĩnh vực tiểu thuyết trong văn xuôi đương đại
Việt Nam.
IV. QUAN NIỆM VỀ ĐỀ TÀI
Để có được một cuốn tiểu thuyết hay là điều không dễ dàng gì ! Có
được cùng một lúc cả một loạt năm, mười cuốn tiểu thuyết xuất sắc, nghĩa là
vừa sâu sắc về nội dung, vừa mới mẻ về cách thể hiện, lại càng là điều không
đơn giản!
Vì giống nh nhà bác học Nga M. Bakhtin đã nói:
"Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang chuyển biến và còn
chưa định hình do vậy nên giá trị của nó còn đang được thử nghiệm bởi dư
luận".
Nói nh thế để thấy rằng về mặt bản chất thì thể loại tiểu thuyết luôn là
một thử thách khó khăn đối với ngay cả người sáng tác lẫn mọi đối tượng
nghiên cứu.
"Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái" là công trình đi
sâu tìm hiểu một lĩnh vực nghệ thuật độc đáo của thể loại tiểu thuyết nói
14
chung, bên cạnh đó tìm hiểu thêm về những đóng góp của tác giả Hồ Anh
Thái về lĩnh vực này cho nghệ thuật tiểu thuyết đương đại nói riêng.
Chúng tôi không có tham vọng giải quyết thấu đáo tất cả mọi vấn đề về
nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của các tác giả Việt Nam đương đại mà
chỉ mong muốn góp một tiếng nói khiêm nhường trong việc nghiên cứu về
một tác giả có nhiều đóng góp, cách tân về nghệ thuật trần thuật mà thôi.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Chóng tôi cố gắng vận dụng một cách hợp lý một số lý thuyết mới vào
việc nghiên cứu đề tài này như: Thi pháp học, Tự sự học … Trên cơ sở đối
tượng nghiên cứu là một số tác phẩm văn xuôi (Tiểu thuyết) nên chúng tôi sử
dụng kết hợp các thao tác tư duy khoa học như: Phương pháp hệ thống,
Phương pháp so sánh - đối chiếu, Phương pháp thống kê - phân loại, Phương
pháp phân tích - tổng hợp… Nh những công cụ căn bản để nắm bắt tất cả
những biểu hiện đa dạng, phong phó trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả Hồ
Anh Thái.
VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận chúng tôi chia luận văn thành 3
chương:
Chương I: Một số vấn đề chung về trần thuật trong tiểu thuyết.
Chương II: Quan điểm và các phương thức trần thuật trần thuật.
Chương III: Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật.
15
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Về quan niệm và đặc trưng của tiểu thuyết
1.1. Ý kiến của các nhà lý luận, các nhà nghiên cứu và các tiểu
thuyết gia trên thế giới.
Tiểu thuyết là thể loại chủ công và quan trọng bậc nhất trong văn xuôi
nghệ thuật, vì thế nó là thể loại thu hót được sự quan tâm đặc biệt của các nhà
văn và bạn đọc. Nói khác đi tiểu thuyết là loại hình nghệ thuật có năng lực
đặc biệt trong việc khám phá chiều sâu và bề rộng của cuộc sống, một nghệ
thuật có sức mạnh lưu giữ bóng hình cuộc sống mà các thể loại khác khó có
thể có được. Mặt khác, nó chứa đựng trong đó những câu chuyện thế tục hàng
ngày được mọi người thích nghe, dễ đọc, nó là chuyện viết về con người, về
cuộc đời, mang dấu Ên rõ rệt nhất bản sắc của cá nhân người viết và hiện thực
rõ nét của cuộc sống đương thời. Đó là tiếng gọi của tư duy nghệ thuật tổng
hợp, của một trí năng sâu sắc, là nơi nhà văn thể hiện những khát vọng cao
đẹp về cuộc sống và con người.
Tù trong bản thân tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn, có sức chứa
và sức phản ánh hiện thực mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Bởi thế, đến nay, có
hàng trăm định nghĩa về tiểu thuyết. Thế nào là tiểu thuyết? Tiểu thuyết được
hình thành ra sao? Đâu là những đặc trưng chủ yếu của nã?
Các nhà Mỹ học nổi tiếng đều khẳng định tiểu thuyết là thể loại quy
mô, có khả năng phản ánh hiện thực lớn lao. He-ghel - nhà Mỹ học cổ điển
Đức đã cho rằng:
"Tiểu thuyết là sử thi kiểu mới của tầng líp thị dân, nhằm miêu tả toàn
bộ dạng hình con người và vẽ lên bức tranh đầy đủ về hiện thực".
16
Còn Biêlinxki - nhà Mỹ học dân chủ Nga quan niệm tiểu thuyết "như là
sử thi của đời tư do chỗ nó miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến
cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người"
Nếu ý kiến của He-ghel coi tiểu thuyết là sản phẩm của tầng líp thị dân
thì Biêlinxki chú ý đến một đặc trưng quan trọng của tiểu thuyết: Sử thi đời tư
ở đây, “sử thi” là quy mô thể loại còn “đời tư” được hiểu là cách thức của tiểu
thuyết tiếp cận hiện thực.
Khả năng phản ánh cuộc sống trong tính rộng lớn đã được Bách khoa
toàn thư Compton's - Mỹ khẳng định:
"Tiểu thuyết chính là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời". Theo đó
thể loại này có những biểu hiện và đặc điểm “truyền thống” sau đây:
Nhà tiểu thuyết luôn đặt câu chuyện của mình trên nền tảng đời sống
hiện thực, tức là đã được trực tiếp trải nghiệm hoặc thông qua các sự kiện
quan sát được hoặc sự hiểu biết về cuộc đời của người khác.
Tiểu thuyết gia tuyển chọn và sắp xếp chất liệu lấy từ đời sống thực
những biến cố có ý nghĩa nhất, đồng thời có thể miêu tả những nghịch lý
không có thực trong đời sống. Nghĩa là ở tiểu thuyết, dữ kiện có thể bị bóp
méo, nhằm gia tăng, đề cao cốt truyện, hấp dẫn người đọc. Tuy vậy phải nhớ
rằng, tất cả đều phải mang tính chân lý. Và tất nhiên, chân lý mà tiểu thuyết
đạt đến chủ yếu là chân lý về đời sống là thái độ hướng đến Chân – Thiện –
Mỹ của nhà văn. Nói một cách khác, một tiểu thuyết hay phải chứa đựng
những dữ kiện của đời sống thực, nhưng mang giá trị phổ quát nhất định: Nó
phải thu hót được sự chú ý, nuôi dưỡng được mối hồ nghi của độc giả trong
một diễn tiến được trôi dạt thoả sức vào huyền ảo của trí tưởng tượng.
"Bách khoa từ điển văn học giản minh" xuất bản năm 1958 ở Mỹ
định nghĩa như sau:
"Tiểu thuyết là một chuyện kể bằng văn xuôi có quy mô. Cũng giống
như truyện (novel), tiểu thuyết khó lòng định nghĩa một cách chính xác, một
17
phần vì tính chất dài ngắn bất định, một phần vì nó bao gồm rất nhiều loại
hình và dị dạng" vấn đề định nghĩa này làm cho việc xây dựng một lịch sử
tiểu thuyết có được Ýt nhiều tính chân xác trở nên đặc biệt khó khăn, vì ta
không thể biết chắc được những tác phẩm nào nằm trong thành phần của lịch
sử đó.
Còn nhà lý luận văn học người Anh Andrew Michael Roberts trong
cuốn "Tiểu thuyết - từ nguồn gốc đến hôm nay" Nhà xuất bản Bloomsbury
phát hành năm 1993 thì cho rằng:
"Tiểu thuyết là một thể loại trần thuật có hư cấu bằng văn viết, xuất
hiện vào hồi đầu thế kỷ 18, có đặc điểm là quan tâm nhiều đến cốt truyện, là
một chủ nghĩa hiện thực tâm lý hay xã hội trong một chõng mực nào đó, và
thường khi là sự xuất hiện những yếu tố bình luận đạo đức, chính trị và xã
hội."
Theo M. Bakhtin – nhà bác học nhân văn lỗi lạc người Nga trong cuốn
sách “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết" ông đã nhận định như sau:
“ Việc nghiên cứu tiểu thuyết với tư cách một thể loại vấp phải những
khó khăn đặc biệt. Đó là do tính đặc thù của bản thân khách thể này: Tiểu
thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định
hình. Những lực cấu thành thể loại còn đang hoạt động trước mắt chúng ta:
Thể loại tiểu thuyết ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch
nhật của lịch sử. Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta
chưa thể dự đoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó ”.
Từ đó M. Bakhtin cho rằng việc xây dựng lý thuyết tiểu thuyết là việc
cực kỳ khó khăn. Bởi vì, thực ra lý thuyết Êy có một khách thể hoàn toàn
khác với lý thuyết các thể loại kia. Tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là một thể
loại trong nhiều thể loại. Đó là thể loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng
bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời
đại Êy, trong khi đó thì các thể loại lớn khác chỉ được thời đại mới kế thừa ở
18
dạng đã hoàn tất và chúng chỉ thích nghi – khá hơn hoặc kém hơn với những
điều kiện sinh tồn mới. So với chúng thì tiểu thuyết là một sinh linh thuộc
giống nòi khác. Nó khó sống chung với các thể loại kia. Nó đấu tranh dành
lấy vị trí thống trị trong văn chương, và nơi nào nó ưu thắng, ở đấy những thể
loại khác, thể loại cũ sẽ bị phân hoá. Tiểu thuyết luôn giễu nhại các thể loại
khác (đích thị với tư cách thể loại), lột trần tính ước lệ về hình thức và ngôn
ngữ của chúng, nó lấn át thể loại này, thu hót thể loại kia vào trong cấu trúc
của mình, biện giải lại và sắp xếp lại trọng tâm cho chóng.
Vượt lên trên mọi khó khăn trong việc xác định và nghiên cứu đó M.
Bakhtin đã cố gắng thử tiếp cận tiểu thuyết đích thị như một thể loại luôn luôn
biến chuyển, thể loại đi đầu trong tiến trình phát triển của toàn bộ văn học
thời đại mới. Ông nói:
“Tôi không xây dựng một định nghĩa cho mét quy phạm tiểu thuyết
đang tác động trong văn học (trong lịch sử văn học) như một hệ thống các
dấu hiệu thể loại cố định. Nhưng tôi sẽ cố gắng tìm ra những đặc điểm cấu
trúc cơ bản nhất của cái thể loại mềm mại nhất này, những đặc điểm quy
định cả phương hướng biến đối của chính bản thân nó lẫn phương hướng ảnh
hưởng và tác động của nó đến toàn bộ văn học”.
Trên cơ sở đó tác giả đã tìm ra ba đặc điểm cơ bản, ba đặc trưng tiêu
biểu nhất làm cho tiểu thuyết khác biệt về nguyên tắc với tất cả các thể loại
khác:
* Tính đa chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn liền với ý
thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết.
* Sù thay đổi cơ bản các toạ độ thời gian của hình tượng văn học trong
tiểu thuyết.
* Khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu thuyết chính
là khu vực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại (đương đại) ở thì không hoàn thành
của nã.
19
M. Bakhtin cho rằng cả ba đặc điểm trên của tiểu thuyết đều liên quan
hữu cơ và mật thiết với nhau.
Milan Kundera - Tiểu thuyết gia người Cộng hoà Czech, tác giả của
"Nghệ thuật tiểu thuyết" và cuốn tiểu thuyết "Sự bất tử" còng đã nhận xét
về tiểu thuyết hiện đại như sau:
" Tiểu thuyết được coi như là một tuyệt đỉnh siêu ngôn ngữ, một thiết bị
có khả năng sáp nhập tối đa tất cả mọi diễn từ khác, kể cả triết học".
Tiểu thuyết không phải là một thể loại, mà là một nghệ thuật có thể tạo
ra hiệu quả chân lý, một hiệu quả chân lý không thể đạt được bằng con đường
khác. Tiểu thuyết hiện đại xáo trộn danh giới giữa hư cấu và tự truyện. Trong
tiểu thuyết hiện đại, bố cục truyền thống, trình tự đơn tuyến, được thay thế
bằng tính tự trị tương đối của các chương đoạn và một cấu trúc phức hợp: Ở
đây quan hệ nhân quả là tiếng đồng vọng và các chủ đề được đan chéo lặp đi,
lặp lại qua các chương mục.
Milan Kundera quan niệm về một cuốn tiểu thuyết lớn như sau:
" Nã khai phá một lĩnh vực còn chưa được biết tới của con người. Nó
bộc lé một hiệu quả chân lý mà các con đường khác không thể đạt tới. Nó
sáng tạo hoặc đổi mới hình thái tự sự. Nó làm cho hai phương diện trên
không sao tách ra được".
Ông cho rằng đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết là nghệ thuật giải phẫu
sinh thể. Điều cốt yếu là ở trong tiểu thuyết, người ta chỉ có thể nói cái gì đó
bằng tiểu thuyết, chứ không phải cho phép biến nó thành phim, kịch, ti vi
(Những đoạn trích ở trên đều được trích từ hai tác phẩm lý luận: "Nghệ
thuật tiểu thuyết" và " Những di chúc bị phản bội" của M.Kundera. Dẫn
theo Nguyên Ngọc - "Nghệ thuật tiểu thuyết của M.Kundera và tác phẩm
Sự bất tử" Tạp chí văn học số 7 - 1997 và tác phẩm "Sự bất tử" Ngân Xuyên
dịch và giới thiệu - Tạp chí văn học nước ngoài số 1 năm 1996).
20
1.2 Ý kiến của các nhà lý luận, các nhà nghiên cứu và các tiểu thuyết
gia trong nước.
Việc kế thừa và lĩnh hội những tinh hoa tri thức của thế giới về nghiên
cứu trong văn học nói chung và văn xuôi mà cụ thể là tiểu thuyết nói riêng đã
ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm của giới nghiên cứu văn học Việt Nam.
Nhà văn Tô Hoài trong bài viết “Hình thức truyện dài Việt Nam” –
(Sổ tay viết văn) đã viết:
“Một ngày, một đời, một thời đại như thế, truyện của ta cứ cái mạch
dần dà, dẫn rượu nhẩn nha thì còn phản ánh làm sao, thích ứng làm sao với
mong muốn của người đọc. Chúng ta phải gọn, trong sáng, mới. Ta trọng
hình thức dân téc, mặt khác, rất mới, rất hiện đại. Có điều cái mới phải từ
thực tế hàng ngày của con người và tâm hồn dân téc Người viết phải đem
lại một phong cách, dáng dấp, một hình thức luôn luôn mới, thật mới bởi vì
cuộc sống và đối tượng bạn đọc đòi hỏi thế, nhưng không thể quên cái mới
Êy chỉ có thể mới được trên cơ sở cách nghĩ, cách hành động của người Việt
Nam và cách cảm thụ thưởng thức tác phẩm xưa nay của người Việt Nam”.
Nhà văn Nguyễn Đình Thi trong bài “Tiểu thuyết là gì” (Công việc
của người viết tiểu thuyết – Nhà xuất bản văn học Hà Nội 1969) cũng thể
hiện nhiều trăn trở về thể loại này:
“Tiểu thuyết là gì? Thật khó trả lời quá! Tôi nhớ trong kháng chiến, có
lần Nam Cao vừa cười vừa nói: Tiểu thuyết là truyện bịa y nh thật! Câu nói
nghe khôi hài mà cũng đã đúng! Nhưng đó là một cách nói vui mà thôi. Câu
nói Êy mới nêu lên một đặc điểm của tiểu thuyết, chứ vẫn không định nghĩa
được nó là gì. Bởi vì tiểu thuyết tức là truyện (ta cũng thường gọi tiểu thuyết
là truyện dài) Nếu định nghĩa tiểu thuyết là truyện (bịa như thật ) thì
khác nào nói: Truyện là truyện nghĩa là không cắt nghĩa gì cả. Vậy truyện
(hay tiểu thuyết) là gì? Ai cũng biết truyện là gì, nhưng định nghĩa nó thì rất
khó”.
21
Ông khẳng định: “Tiểu thuyết, đó là một trong những sáng tạo kỳ diệu
của con người, đó là một đồ dùng, một vũ khí của con người để tìm hiểu,
chinh phục dần thế giới và để tìm hiểu nhau và sống với nhau”.
Giáo sư Phan Cự Đệ trong “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” cũng đưa
ra quan niệm của mình.
“Tiểu thuyết là gì? thật khó mà trả lời ngay trong một định nghĩa ngắn
gọn chính xác so với các thể loại khác như sử thi cổ đại, bi kịch thì tiểu
thuyết là một thể loại hãy còn rất trẻ và đang phát triển”.
Tác giả cho rằng cái sườn thể loại của tiểu thuyết vẫn chưa hoàn chỉnh,
chưa cứng rắn lại và ta vẫn chưa hình dung hết được tất cả những khả năng
tạo hình của nó. Tiểu thuyết là một thể loại còn uyển chuyển, mềm dẻo và
dường như không bị đóng khung trong những quy phạm chật hẹp như một số
thể loại khác. Trong lịch sử văn học chỉ thấy có một số mẫu mực tiểu thuyết
đã phát huy tác dụng nhưng bản thân những quy phạm cứng rắn, bất biến của
thể loại thì dường như không có.
Tiếp thu tư tưởng của M.Bakhtin, tác giả viết: “Tự bản chất nó vốn
không có tính quy phạm. Đó chính là hiện thân của sự uyển chuyển. Đó là
một thể loại luôn luôn đi tìm, luôn luôn nghiên cứu bản thân và luôn luôn xét
lại tất cả những hình thức đã thành hình của mình. Một thể loại như vậy chỉ
có thể là một thể loại được xây dùng trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với hiện
thực đang tiến triển”.
Và trong quá trình nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết tác giả đã đưa ra
những đặc trưng thẩm mỹ của chúng như sau:
*Tiểu thuyết là một thể loại văn học gần gũi nhất với cuộc sống (đây là
đặc trưng thẩm mỹ chủ yếu của thể loại này).
* Cuộc sống trong tiểu thuyết bao giê cũng là một cuộc sống toàn diện,
phong phú và nhiều mặt.
22
* Trong tiểu thuyết, các tính cách nhân vật có một sự phát triển “ tự
thân” như là trong cuộc sống đời thật.
* Tiểu thuyết gắn liền chặt chẽ với cuộc sống của quần chúng nên nó là
một trong những thể loại dân chủ nhất của văn học.
* Trong tiểu thuyết các màu sắc thẩm mỹ pha trộn, đan chéo nhau và
chuyển hoá lẫn nhau.
* Tiểu thuyết có một dung lượng lớn bảo đảm cho nhà văn một khoảng
không gian mênh mông hơn nhiều thể loại khác.
Tiểu thuyết trình bày đời sống cá nhân và đời sống xã hội như những tố
chất có tính độc lập tương đối, không làm cạn kiệt được nhau, không ngốn
nuốt được nhau, đây là đặc điểm quyết định nội dung thể loại của tiểu thuyết.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” (Nhà xuất bản Giáo dục - tái bản
năm 2004) tiểu thuyết được định nghĩa như sau:
"Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn, nó đặc biệt phổ biển trong thời
kỳ cận đại và hiện đại có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới
hạn không gian và thời gian. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức
trần thuật nên tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những
bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp,
tái hiện nhiều tính cách đa dạng". Theo chúng tôi, cách hiểu trên đây của các
tác giả khá toàn diện, nêu lên được những nét đặc trưng cơ bản nhất của thể
loại.
Tiểu thuyết có những đặc điểm và phương thức phản ánh hiện thực rất
khác so với các loại hình văn học khác. Trong quá trình vận động và phát
triển của mình, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi. Tuy vậy, vẫn
có thể rót ra một số đặc điểm như sau của thể loại tiểu thuyết:
* Thứ nhất: So với các thể loại khác của tự sự như ngụ ngôn hay anh
hùng ca (sử thi) thì đặc điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là nhìn cuộc
sống từ góc độ đời tư. Đặc trưng này thoạt đầu được hình thành ngay trong
23
tiểu thuyết cổ đại. Càng về sau đời tư càng trở thành tiêu điểm để miêu tả
cụôc sống một cách tiểu thuyết.
Tuỳ theo từng thời kỳ phát triển, cái nhìn đời tư có thể sâu sắc tới mức
thể hiện được hoặc kết hợp được với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân téc.
Có thể nói yếu tố đời tư càng phát triển thì tính chất tiểu thuyết càng tăng,
ngược lại yếu tố lịch sử dân téc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà.
* Thứ hai: Tiểu thuyết thường tái hiện lại cuộc sống nhưng không thi
vị, lãng mạn, lý tưởng hoá. Đây là một đặc điểm rất khác với nhiều thể loại
khác, tiểu thuyết thường phản ánh cuộc sống đúng như những gì nó vốn có,
không thêm bớt. Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống như một quá trình có sự hình
thành phát sinh, phát triển và kết thúc, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó
mọi yếu tố ngổn ngang của đời sống và con người bao gồm cả những cái cao
cả, tầm thường, cái bi, cái hài, cái lớn lẫn cái nhỏ.
* Thứ ba: Cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi,
nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là ở chỗ nhân vật trong tiểu thuyết là
“con người nếm trải”, tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời. Đây là một
yếu tè “động” của tiểu thuyết, các nhân vật luôn gắn với một hoàn cảnh cụ
thể và cũng hành động và suy nghĩ giống như ở bên ngoài cuộc đời.
* Thứ tư: Tiểu thuyết truyền thống coi trọng việc miêu tả nội tâm con
người, phân tích cặn kẽ mọi diễn biến tâm lý con người, trình bày tường tận
từng tiểu sử nhân vật và mọi mối quan hệ của nhân vật. Đây là một điểm đặc
biệt mà các thể loại khác như truyện ngắn, truyện vừa khó làm được.
* Thứ năm: Tiểu thuyết xoá bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần
thuật và nội dung trần thuật của anh hùng ca, để miêu tả hiện thực như cái
hiện tại đương thời của người trần thuật. Chính đặc điểm này làm cho tiểu
thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho phép người trần thuật có thể có thái
độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình.
24
Rõ ràng, tiểu thuyết là một thể loại viết không dễ. Từ thực tiễn văn học
ta thấy: Tiểu thuyết thường được mùa sau những chấn động lớn của xã hội, sự
bức bối của ngòi bót đòi giải toả và sự xuất hiện những yếu tố mới lạ trong
văn hoá, tình cảm. Vấn đề cốt yếu và căn bản của tiểu thuyết không phải chỉ
là chất liệu mới lạ, mà còn là cách nhìn, cách xem xét hiện thực. Nhà tiểu
thuyết cần có tầm nhìn, tư thế nhân loại mới có thể có tác phẩm hay. Chóng ta
hiểu rằng tiểu thuyết bao giê cũng là một câu chuyện lớn bao gồm trong nó
nhiều câu chuyện nhỏ là bức tranh hoành tráng, thiếu nó, dân téc thiếu sử thi,
do vậy hiện thực đời sống đương đại luôn là đối tượng của tiểu thuyết nhà văn
không thể trèn khỏi nó được và phải phản ánh thật sinh động về diện mạo và
hơi thở của chính nó.
Bởi vậy trong khi sáng tác người viết luôn phải đặt mình trước hai câu
hỏi viết cái gì? và viết như thế nào? Viết cái gì luôn quan hệ hữu cơ mật thiết
đến viết như thế nào, vì chất liệu nào có cách viết đó. Tiểu thuyết truyền
thống hiện nay vẫn còn được đón đọc, nghĩa là nó chưa trở lên nhàm chán,
nhưng phải có cách mở rộng, khơi sâu, tạo ra tính năng sản cho nó. Tiểu
thuyết cách tân tuy xuất hiện nhiều nhưng vẫn đang trong quá trình khẳng
định và tạo dựng chuẩn mực nghệ thuật mới. Tiểu thuyết đang đòi hỏi được
phát triển trên một trình độ nghệ thuật cao hơn. Làm sao để có những tiểu
thuyết hay đang là một đòi hỏi cấp bách, khẩn thiết của đời sống văn học và
bạn đọc. Văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng không thể chết trong cơ chế
thị trường, trong cuộc đối mặt với các phương tiện thông tin siêu đẳng, tiểu
thuyết sẽ mãi mãi tồn tại với tư cách là biểu hiện cao nhất của lương tri và
ngôn ngữ dân téc.
Trên đây là những quan niệm và những suy ngẫm tìm tòi về thể loại
tiểu thuyết của các nhà lý luận, nhà nghiên cứu, các tiểu thuyết gia nổi
tiếng mà thông qua nghiên cứu và xem xét chúng tôi thấy họ đã đưa ra
những cái nhìn đa diện – nhiều chiều về một thể loại tương đối khó trong
việc nghiên cứu – thể loại tiểu thuyết. Thông qua những quan niệm đó hi
25