Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại nhà trẻ hữu nghị quận hai bà trưng - hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.8 KB, 30 trang )

Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
MỤC LỤC
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
1
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng
cao năng lực đáp ứng yêu cầu và tăng cường chức năng xã
hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách
nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân và gia đình, cộng
đồng giải quyết, phòng ngừa các vấn đề xã hội nhằm giúp và
góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Công tác xã hội cá nhân,
nhóm có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt về những đóng góp
to lớn đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và cộng
đồng.
Mục đích của ngành Công tác xã hội là nhằm thiết lập
mối quan hệ giữa nhân viên xã hội với đối tượng, giúp đối
tượng hiểu rõ bản thân, hoàn cảnh của đối tượng. Trên cơ sở
có sự hỗ trợ của nhân viên xã hội tạo sự thay đổi cho bản
thân, đồng thời củng cố và phát triển các chức năng xã hội
của cá nhân và gia đình, của cá nhân và xã hội vào quá trình
giải quyết vấn đề.
Có thái độ, cách ứng xử đúng đắn khi làm việc, không
ngừng học hỏi, có trách nhiệm với thân chủ có lòng tin và
yêu nghề, tự rèn luyện đạo đức để trở thành nhân viên xã hội
trong tương lai.
Nhà trường có kế hoạch thực tập tại cơ sở đểhọc viên đi
vào thực tế giữa lý thuyết và thực hành để nắm bắt đầy đủ
những kiến thức đã học vào thực tế. Và nhà trẻ Hữu nghị
Quận Hai Bà Trưng là nơi tôi chọn làm nơi thực tập đầu tiên


của mình. Bản thân tôi là sinh viên năm đầu tiên nên cũng có
những khó khăn không nhỏ với việc tiếp cận đối tượng và
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
2
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
trong lúc làm việc. Sau đây là bản báo cáo thực tập của tôi
sau 6 tuấn thực tập tại Nhà trẻ Hữu Nghị quận Hai Bà Trưng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
3
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
PHẦN I. KHÁI QUÁT CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Lịch sử nhà trẻ Hữu Nghị
Nhà trẻ được sự tài trợ của đại sứ qún Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa kết hợp với UBND Quận Hai Bà Trưng xây
dựng. Thành lập ngày 9/10/1993, năm 1994 nhà trẻ đã hoàn
thành đi vào hoạt động và chính thức nhận và đón trẻ.
Đây là mái ấm tình thương của trẻ mồ côi, trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mất nguồn nuôi dưỡng quận Hai
Bà Trưng. Nơi đây các em có nhiều độ tuổi khác nhau từ 3
đến 18 tuổi. Gần 20 năm qua, mái ấm này đã che chở và đùm
bọc các em với 3 tiêu chí: Dạy người - Dạy chữ - Dạy nghề.
Trong thời gian hoạt động nhà trẻ đã nhận được nhiều
bằng khen từ thành phố và Quận Hai Bà Trưng vào năm
1996 và năm 2000. Bằng khen của xã phường từ năm 1996
đến năm 2011.
2. Cơ cấu lãnh đạo
Sơ đồ hệ thống bộ máy
* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH

4
Giám đốc
Kế toán
văn phòng
Cô nuôi Cô nuôi Bảo vệ
Trẻ
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
- Giám đốc: Giám đốc của nhà trẻ là cô Nguyễn Thị
Minh Hà, cô là người lãnh đạo cao nhất có quyền quyết định
các vấn đề của nhà trẻ, là người chịu trách nhiệm pháp lý về
những hoạt động của cơ sở trước cơ quan pháp luật và cơ
quan pháp lý cấp trên.
- Kế toán văn phòng: Có nhiệm vụ quản lý thủ tục hành
chính, các quy trình xét duyệt hồ sơ, giúp Ban giám đốc thực
hiện nhiệm vụ về công tác thu, chi quản lý nguồn kinh phí
hoạt động của cơ sở, ngoài ra còn phải tổ chức tiếp đón các
đoàn khác tới cơ sở, thực hiện chế độ báo cáo tổng hợp công
tác quản lý đối tượng, quản lý cán bộ nhân viên, công tác
thu, chi của đơn vị từng quý, từng tháng, từng năm.
Các mẹ vừa chăm các trẻ thơ, vừa giáo dục các con
đang đi, học phổ thông, định hướng nghề nghiệp cho các em
và giúp các em hoà nhập vào cộng đồng xã hội.
Lương và các khoản phụ cấp của bộ máy quản lý cơ sở
do Nhà nước cấp.
- Bảo vệ: 1 nhân viên bảo vệ toàn bộ tài sản của cơ
quan, bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trẻ. Bảo đảm nề nếp
sinh hoạt của nhà trẻ.
3. Mục tiêu hoạt động của nhà trẻ.
Trong suốt gần 20 năm qua, nhà trẻ luôn hoạt động với
tiêu chí mục đích "Giúp trẻ trở thành người công dân tốt và

có ích cho xã hội".
Nhà trẻ luôn đảm bảo tốt cho các em để các em được
hưởng những điều tốt đẹp nhất. Mỗi đứa trẻ được chăm sóc
và nuôi dưỡng bởi bàn tay của các bà mẹ. Các mẹ có trách
nhiệm trông nom và mang đến sự yêu thương và an toàn, che
chở bàn tay của những người mẹ thực sự.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
5
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Tóm lại mục tiêu của nhà trẻ Hữu Nghị Quận Hai Bà
Trưng - Hà Nội là nơi nuôi dạy và chăm sóc các trẻ em mồ
côi có hoàn cảnh khó khăn, hoặc mất khả năng nuôi dưỡng
đảm bảo cho trẻ có những điều kiện tốt nhất.
4. Đối tượng của Nhà trẻ
Các em được tiếp nhận vào cơ sở đều là các em mồ côi
cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ.
Các em được nhận vào Nhà trẻ đều có hộ khẩu tại khu
vực quanh Quận Hai Bà Trưng. Trẻ được đón vào nhà trẻ ở
độ tuổi từ 3 đến 18 tuổi và là các em phát triển bình thường.
Các em được nhận vào nhà trẻ phải có nguồn gốc gia đình.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
6
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
PHẦN II. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN,
NHÓM
I. Thực hành công tác xã hội cá nhân
1. Bối cảnh chọn thân chủ.
Sau khi gặp gỡ và chia tay thầy cô và tập thể lớp K1-
CTXH. Nhóm thực tập chúng tôi tập trung để ra mắt nhà trẻ
Hữu Nghị vào ngày 11/6/2012 để tìm hiểu về cơ sở nơi chúng

tôi thực tập. Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến đây chính là
sự tiếp đón niềm nở, thân mật và đầy không khí ấm cúng của
tất cả các thành viên trong mái nhà nhỏ dành cho chúng tôi.
Khi nói chuyện trao đổi với cô Giám đốc và tìm hiểu qua
hoàn cảnh của các em. Tôi thật sự xúc động với những điều
đó, có người mất cha, có người mất mẹ, thậm chí có người
mất hết người thân, có người cả cha mẹ đều lao vào vòng lao
lý để rồi em phải chịu bao sự chia lìa, bơ vơ giữa cuộc đời
không nơi nương tựa.
Sau khi trao đổi với cô giám đốc, chúng tôi tổ chức một
bữa liên hoan nho nhỏ để làm quen với các em. Trong lúc
liên hoan và chơi trò chơi với các em, tôi có ấn tượng đặc
biệt với một em gái. Em có khuôn mặt xinh xắn, dễ thương
nhưng có vẻ hơi buồn. Tôi bắt chuyện với em, từ đó tôi đã
quyết định chọn em làm thân chủ của mình. Ngay sau buổi
gặp mặt tại nhà trẻ, khi trở về tôi đã lên kế hoạch hoạt động
của mình theo từng ngày để tiếp cận và giúp đỡ em.
2. Hồ sơ thân chủ
Họ và tên: Lê Thu Thảo
Giới tính: nữ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
7
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Ngày tháng năm sinh: 16/02/2002
Nơi sinh: Hà Nội
Quê quán: 39, Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Tôn giáo: Không
Sức khoẻ: hoàn toàn bình thường
Nơi cư trú:Nhà trẻ Hữu Nghị Lạc Trung - Quận Bà
Trưng - Hà Nội.

Em được báo đưa vào Nhà trẻ ngày 6/7/2009 và ở lại đò
cho đến nay.
+ Đặc điểm:
Em là một bé gái ngoan ngoãn, hiền lành tuy nhiên hơi
nhút nhát. Em được các mẹ và các anh chị tỏng nhà trẻ gọi là
Thảo Đơ, vì lúc mới vào nhà trẻ thể chất em không được
khoẻ như mắt hơi lác, dại và đơ. Em rất hoà đồng với các anh
chị, em trong nhà trẻ và dễ tính, và thời gian gần đây em
cũng trưởng thành rất nhiều.
+ Hoàn cảnh gia đình
Thông qua tìm hiểu những thông tin ban đầu về thân
chủ, tôi được biết em được bố mẹ sinh ngoài ý muốn, bố em
lang thang còn mẹ em làm nghề tự do, lang thang. Do đó mẹ
và gia đình khó khăn nên em đã được bác đưa vào nhà trẻ từ
ngày 6/07/2009. Em vào nhà trẻ một thời gian thì bà em mất,
không lâu sau bố em cung mất vì nghiện hút, còn mẹ em bỏ
về quê ngoại ở Nam Định.
+ Vấn đề tâm tư, nguyện vọng của thân chủ
Do lực học của em hơi yếu, nên bác em chỉ muốn cho
em học hết lớp 9. Em luôn muốn mình học thật giỏi để được
bác cho học tiếp lên cấp 3. Và em cũng muốn thường xuyên
được về nhà bác để chơi với các anh chị.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
8
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
"Em mong khai giảng lắm, vì em sẽ được đến lớp gặp
các bạn và các cô".Đó là tâm sự của em với tôi trong quá
trình vấn đàm.
+ Thông tin môi trường
- Họ tên cha: Lê Đức Hóa

Sinh năm: 1980 (đã mất)
- Họ tên mẹ: Lê Thu Thuỷ
Sinh năm: 1983
Nghề nghiệp: không ổn định
Quê quán: Nam Định.
Họ tên bác: Nguyễn Minh Hương
Sinh năm: 1960
Quê quán: Hà Nội
Nghề nghiệp: kinh doanh gà
+ Sơ đồ phả hệ thân chủ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
9
Ông Bà
Bố
Bác
Thảo
Mẹ
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Chú thích:
Mối quan hệ thân thiết Đã mất
Mối quan hệ xa cách
Mối quan hệ bình thường
+ Môi trường sống hiện tại
Hiện nay, thân chủ đang sinh hoạt và học tập tại nhà trẻ
Hữu Nghị, dưới sự chăm sóc, che chở và lòng yêu thương của
các mẹ trong nhà trẻ. Đó là điều kiện thuận lợi để em có thể
học tập, phát triển toàn diện một cách tốt nhất.Tại đây, em
sinh sống cùng với các anh chị có hoàn cảnh giống mình.
+ Sơ đồ các mối quan hệ của thân chủ:
Chú thích.

: Xa cách
: Quan hệ 2 chiều
: Quan hệ 1 chiều
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
10
Bác
Thảo
Mẹ
Trường
học
NVXH
UBND
Quận HBT
Nhà trẻ
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
3. Qúa trình thực tập
Giai đoạn 1: Tìm hiểu cơ sở thực tập và chọn ca thực
hành
Ngày Địa điểm Công việc
11/06/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Ra mắt Ban giám đốc nhà
trẻ làm quen với các thành
viên
12/06/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Tiếp cận và làm quen với
môi trường làm việc và
sinh hoạt của nhà trẻ.
Trao đổi với cô giám đốc
về hồ sơ lý lịch của các em
lưu tại nhà trẻ. Lựa chọn
thân chủ để thực hành.
13/06/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Giúp các em học bài

Tiếp xúc tìm hiểu về các
em
14/06/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Tìm hiểu thêm về cơ sở
thực tập, tình hình hoạt
động của nhà trẻ.
Giúp các em học bài
Tổ chức trò chơi tập thể
15/06/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Chọn thân chủ để thực
hànhll
Tiếp cận thân chủ và lên kế
hoạch giúp đỡ
Tổ chức trò chơi
19/06/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Hoàn tất việc tìm hiểu về
trung tâm
20/06/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Tìm hiểu thêm tài liệu về
thân chủ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
11
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Giúp các em học bài
Tổ chức chơi trò chơi tập
thể
Giai đoạn 2: Thực hành công tác xã hội với cá nhân
Ngày Địa điểm Công việc
21/06/2012 Nhà trẻ Hữu nghị Lựa chọn thân chủ, lập kế
hoạch cụ thể về hoạt động
từng ngày để thực hiện,
giúp đỡ thân chủ giải quyết
vấn đề.
Thực hiện cuộc vấn đàm

đầu tiên với thân chủ để
biết thông tin cơ bản, quan
sát thái độ của thân chủ
Tìm hiểu thêm thông tin về
thân chủ thông qua hồ sơ lý
lịch lưu tại Nhà trẻ
22/06/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Tiếp cận, gặp gỡ thân chủ
trong lúc em chơi với các
anh chị trong nhà trẻ.
Giúp em viết chính tả
Quan sát phản ứng tâm lý
của thân chủ
Nói chuyện trao đổi với
thân chủ sau khi học xong
để lấy thêm thông tin
24/6/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Tiếp tục gặp gỡ thân chủ
Đón đoàn của Đài truyền
hình đến thăm nhà trẻ cùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
12
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
cô giám đốc và các thành
viên của nhà trẻ
25/6/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Tìm hiểu thêm thông tin về
thân chủ thông qua nói
chuyện với cô giám đốc và
đọc hồ sơ thân chủ
26/6/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Gặp gỡ và nói chuyện với
thân chủ, qua đó có thêm
sự gần gũi và tin tưởng của

thân chủ.
Tìm hiểu thông tin được
nhiều thông tin về bản thân
và gia đình của em.
Giúp các em học bài
Chuẩn bị câu hỏi cho cuộc
vấn đàm lần 2
27/6/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Thực hiện cuộc vấn đàm
lần 2 tại phòng ngủ tầng 2
của nhà trẻ.
Chơi cùng các em.
03/7/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Thu thập thêm thông tin và
thực hiện các bước của tiến
trình giải quyết vấn đề cho
thân chủ.
Rút kinh nghiệm những
công việc đã làm
04/07/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Tổ chức trò chơi tập thể và
quan sát thân chủ.
Trò chuyện với thân chủ
Chuẩn bị câu hỏi vấn đàm
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
13
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
lần 3
05/7/2012 Nhà trẻ Hữu Nghị Thực hiện vấn đàm lần 3
tại khuôn viên của nhà trẻ
Trao đổi với cô giám đốc
về thân chủ
4. Tiến trình làm việc với thân chủ.

* Giai đoạn 1:Tiếp cận, khám phá
- Quá trình tiếp cận thân chủ
Ngay trong lần đầu tiên đến nhà trẻ Hữu Nghị, tôi đã có
được tình cảm và đã nhanh chóng tiếp cận được thân chủ của
mình, em Lê Thu Thảo.
Khi tiếp cận được em, tôi nhận thấy em là một người
ngoan ngoãn, ban đầu tiếp xúc nói chuyện em có hơi rụt rè,
có lẽ do chưa quen thân cho lắm nên em còn có chút ngại
ngùng. Sau đó thì thái độ của em có cởi mở hơn, đó là một
thuận lợi lớn với tôi trong quá trình tiếp cận và khám phá
thân chủ.
Tôi nhanh chóng tạo được mối quan hệ tốt với em cũng
như các em khác trong nhà trẻ, mọi công việc đều diễn ra
suôn sẻ theo kế hoạch lên từ trước của tôi. Nhà trẻ cũng tạo
điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tiếp cận được em. Đặc
biệt là cô giám đốc đã giúp đỡ tôi rất nhiều, cô cũng thường
xuyên hỏi thăm về sức khoẻ và gia đình của các thành viên
trong nhóm thực tập. Sau một thời gian tiếp cận, em cũng đã
thân thiết và tin tưởng tôi hơn để có thể tâm sự với tôi về
những suy nghĩ của mình.
Nhưng ngoài những thuận lợi thì ban đầu tôi cũng gặp
phải một vài khó khăn, vì bản thân đang là sinh viên năm đầu
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
14
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
đi thực tập nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp cũng như khả
năng phân tích, xử lý tình huống còn kém nên khiến tôi đôi
lúc còn lúng tung trong công việc. Khi mới bắt đầu vào thực
tập tại nhà trẻ, tôi cũng đã hỏi qua hoàn cảnh của một vài
em, nhưng hầu hết các em đều là đi hoặc không trả lời câu

hỏi của tôi. Có em còn nói sai thông tin. Hay có em đã hỏi
được thông tin nhưng lại không tìm hiểu được vấn đề của em
gặp phải.
Sau một thời gian tiếp xúc với Thảo, tôi nhận ra vấn đề
của em đang gặp phải đó là hoàn cảnh gia đình của em và về
việc học tập của em. Em thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của
gia đình, nhất là người cha đã mất sớm của em. Mẹ của em
thờ gian gần đây cũng đến thăm em nhiều hơn, em cũng chỉ
là thoáng qua, và do học lực của em còn hơi yếu, nên em rất
muốn cố gắng hơn để được học tiếp hết cấp 3.
* Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ
Khi thu thập thông tin của thân chủ thông qua bạn bè,
anh chị, cô giám đốc trong nhà trẻ, qua tài liệu hồ sơ lưu
lại, từ chính thân chủ, tôi nhận thấy thân chủ có những điểm
sau:
Điểm mạnh Điểm yếu
- Ngoan ngoãn, biết vâng lời,
lễ phép
- Không có bệnh tật
- Hoà đồng, dễ tính
-Thời gian gần đây đã trưởng
thành hơn, đã giúp đỡ được
các mẹ
- Đôi khi hay bị bắt nạt
- Hơi chậm
- Nhút nhát
- Thụ động
- Hay tủi thân và khóc.
- Học lực hơi yếu
Cơ hội Nguy cơ

- Em đang được sống trong -Em có thể không được học
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
15
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
tình yêu thương, sự che chở
của các mẹ, các cô trong nhà
trẻ, đó là môi trường tốt để
em yên tâm học tập và phát
triển
tiếp lên cấp 3.
- Ở nhà kinh doanh với bác
- Em có thể bị sa ngã, bị bọn
xấu lôi kéo rủ rê vào các tệ
nạn xã hội
Từ những đánh giá trên, tôi đã lập kế hoạch giúp đỡ
thân chủ của mình với sự tham gia của thân chủ, bởi chỉ còn
thân chủ mới tự quyết định được cuộc sống của mình và hơn
ai hết thân chủ chính là người hiểu rõ vấn đề của bản thân
mình chứ không phải một ai khác.
Trong quá trình tiếp cận thông tin, tôi đã tìm hiểu về
tâm tư nguyện vọng của em.Trong những buổi trò chuyện
cùng em, tôi luôn động viên em để em luôn an tâm học tốt để
giành được kết quả cao trong học tập.
Những mục tiêu đặt ra trong kế hoạch giúp đỡ thân chủ
tôi nhằm vào sự tăng cường khả năng thấu hiểu bản thân, tự
chấp nhận chính mình, hiểu được giá trị của mình, từ đó có
thêm nguồn động lực để em phát huy hơn nữa những thế
mạnh mà mình đã có.
* Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch
Trong quá trình thực hiện kế hoạch giúp đỡ thân chủ

của mình, tôi đã vận dụng các kỹ năng tiếp cận, vấn đàm,
giao tiếp đã được học và tiếp thu ở trường để có thể tiếp cận,
khám phá và lập kế hoạch trị liệu. Giúp thân chủ tự nhận ra
được giá trị của mình trong cuộc sống và trong con mắt của
mọi người. Tôi luôn chia sẻ, động viên cùng Thảo các vấn đề
em băn khoăn, giúp em tìm ra hướng giải quyết và hướng
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
16
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
phát triển và hướng phát triển đúng đắn và hợp lý nhất cho
em.
Thảo thường nói với tôi rằng em rất nhớ các anh chị ở
nhà và nhớ bác Hương và em từng có ý định nghỉ học hẳn ở
nhà để giúp bác kinh doanh. Nhưng tôi đã giải thích và tham
vấn cho em hiểu những gì mà em sẽ nhận được và mất đi khi
hồi gia, em sẽ mất đi cơ hội được học tập trong môi trường
tốt trong nhà trẻ, và có thể em sẽ là gánh nặng cho gia đình,
vì em còn quá nhỏ để có thể lao động kiếm thêm thu nhập
giúp cho gia đình.
Qua quá trình trị liệu hơn 1 tuần, các vấn đề mà thân
chủ mắc phải đã được giải quyết phần nào đó. Những lời
khuyên của tôi cũng đã tác động phần nào đến suy nghĩ của
em. Bản thân tôi nhận thấy, có lẽ với sự yêu thương, chăm
sóc và bảo ban hết mực của các cô các mẹ trong nhà trẻ là
môi trường thuận lợi nhất để em có thể phát triển tốt.
Bản thân Thảo cũng coi Nhà trẻ là mái ấm gia đình thứ
hai của mình, và bản thân em bây giờ cũng muốn gắn bó với
Nhà trẻ vì ở đây có các mẹ, các anh chị. Đó cũng là tín hiệu
đáng mừng cho kết quả mà tôi đã thu nhận được từ đợt trị
liệu này.

* Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc
Trong quá trình thực tập tiếp cận và giúp đỡ thân chủ
tại Nhà trẻ, tôi đã phân tích và định được vấn đề mà thân chủ
tôi đang mắc phải và chưa có hướng giải quyết tốt nhất, đó
là:
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
17
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
- Bản thân lại thiếu đi tình cảm chăm sóc của cha mẹ,
đặc biệt là của ngời cha đã qua đời từ rất sớm của em.
Vì gia đình khó khăn, mẹ em bỏ mặc em cho bà nội và
cha em để về quê ngoại ở Nam Định, nên bác Hương đã đưa
em đến Nhà trẻ, một thời gian sau thì bà nội và cha em mất.
Cho đến nay em đã ở nhà trẻ được 3 năm. Qua quá trình tiếp
cận, giúp đỡ và trị liệu cho em, hiện nay thân chủ đã dần bỏ
được suy nghĩ tiêu cực, tự ti và thay vào đó là sự vui vẻ, lạc
quan, yêu cuộc sống và tin tưởng vào tương lai hơn. Đồng
thời em cũng đã nhận ra giá trị của bản thân trong cuộc sống.
* Hướng giải quyết:
- Tham vấn cho em hiểu và xác định được mối tương
quan của bản thân với gia đình, với mọi người xung quanh,
giúp tăng khả năng vận dụng và ứng phó với tình huống bất
ngờ có thể xảy ra trong nhiều trường hợp.
- Chỉ ra cho thân chủ nhận thấy được giá trị của mình
trong cuộc sống và những kết quả mà thân chủ sẽ đạt được
khi thân chủ vượt qua bản thân, vượt lên hoàn cảnh khó khăn
trước mắt để tiếp tục về phía trước.
* Kết quả
Trong tiến trình giúp đỡ thân chủ, qua quan sát tôi nhận

thấy các vấn đề của thân chủ đã được giải quyết theo hướng
tích cực.
Về phía thân chủ, em cũng đã có chuyển biến lớn về
cách suy nghĩ, không còn bi quan về tương lai và gia đình.
Và em cũng đã trưởng thành hơn, cởi mở, vui vẻ hơn trong
giao tiếp với mọi người xung quanh.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
18
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Nhưng trong đó, song song với kết quả đã đạt được thì
vẫn còn những thiếu sót mà tôi chưa làm được, đó là tiếp cận
gia đình em, cách khai thác thông tin thân chủ vẫn chưa triệt
để và vẫn còn nhiều lỗi do thiếu kinh nghiệm.
Từ những điều trên tôi rút ra cho mình được những bài
học kinh nghiệm quý báu, để tôi xem xét và nhìn lại bản thân
và điều chỉnh phương pháp làm việc của mình cho những lần
thực tập và trong công việc sau này.
* Kết thúc
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, tôi luôn cố gắng hết
sức để giúp đỡ thân chủ, chỉ cho thân chủ những điều cần
thiết nhất trong cuộc sống với tư cách là 1 người bạn, 1
người chị, 1 người nhân viên xã hội.
Khi tiếp cận thân chủ và giải quyết vấn đề tôi không hề
làm ảnh hưởng đến thân chủ về mặt pháp lý, đạo đức nghề
nghiệp và luôn có thái độ đúng đắn và nghiêm túc trong công
việc khi thực tập tại nhà trẻ.
II. Thực hành công tác xã hội nhóm
Qua một thời gian thực tập tại Nhà trẻ, tôi đã làm quen,
tiếp cận và tìm hiểu hầu hết hoàn cảnh của các em trong Nhà
trẻ. Các em đều có hoàn cảnh giống nhau. Người mồ côi cha,

mồ côi mẹ hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ và đều có hoàn cảnh
kinh tế khó khăn, bị mất nguồn nuôi dưỡng và được đưa vào
đây. Tôi đã lên kế hoạch lập 1 nhóm có 3 thành viên.
Các em đều có hoàn cảnh khó khăn như nhau, nhưng ở
mỗi em lại có một tính cách khác nhau cũng như gặp phải
những vấn đề khó khăn khác nhau, nhưng các em cũng có sự
tương đồng về các nhu cầu cơ bản.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
19
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
- Mục đích thành lập nhóm: Tạo điều kiện để các thành
viên trong nhóm có thể nhìn nhận về bản thân cũng như các
thành viên khác, từ đó có được sự đồng cảm, chia sẻ với
nhau về suy nghĩ, tâm tư của mình, nhằm tăng cường mối
quan hệ để làm việc một cách có hiệu quả.
- Yêu cầu: phải có sự thân mật, gắn bóvà gần gũi giữa
các thành viên trong nhóm.
Nhóm bắt đầu từ ngày 28/6/2012 đến ngày 18/7/2012.
Địa điểm sinh hoạt tại khuôn viên nhà trẻ Hữu Nghị.
Quá trình tiến hành thực hiện công tác xã hội nhóm
- Tiến hành triển khai thành lập nhóm, lập kế hoạch
hoạt động và kế hoạch can thiệp nhóm thì cần thiết.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi tập thể.
Giới thiệu thành viên nhóm: 3 thành viên
1. Lê Thu Thảo
2. Ngô Phương Thảo
3. Đinh Trọng Phúc
Trong quá trình sinh hoạt nhóm, các thành viên đã có sự
phân công vai trò nhiệm vụ của từng cá nhân, đưa ra chương
trình hoạt động và phân công tổ chức nhóm. Nhóm đã cử em

Đinh Trọng Phúc làm nhóm trưởng với vai trò dẫn dắt các
thành viên trong nhóm hoạt động, thay mặt các thành viên
phản ánh, đề xuất các ý kiến thiết thực để nhóm hoạt động có
hiệu quả hơn.
Thông tin về thành viên trong nhóm:
1. Đinh Trọng Phúc (trưởng nhóm)
Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 19/9/1993
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
20
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Nơi sinh: Hà Nội
Hiện đang trú tại: Nhà trẻ Hữu Nghị, Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Em vào nhà trẻ từ năm 2000 thông qua sự giúp đỡ và
giới thiệu của UBND phường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.
* Hoàn cảnh gia đình.
Gia đình Phúc nghèo khó, cả bố và mẹ dính ma túy, đồ
đạc nhà cửa đều bị bán hết. Gia đình em phải chuyển đến
sống trong túp lều tranh nhỏ thuộc khuôn viên Thanh Nhàn -
tụ điểm ma túy lớn thời bấy giờ. Em có 2 em gái, vì do hai
bố mẹ đều nghiện nặng, để có tiền họ đã bán 2 em của Phúc,
không lâu sau cả hai bố mẹ của em đều qua đời do sốc thuốc.
Em được bà nội đón về nuôi, 2 bà cháu sống lay lắt qua ngày.
Sau một thời gian, 1 em gái của Phúc bị lâm bệnh nặng nên
được trả về sống cùng bà nội và Phúc, gia cảnh của bà Phúc
khó khăn nay càng khó khăn khi phải nuôi 2 đứa cháu. Được
sự giúp đỡ của UBND phường Tân Mai, em đã được giới
thiệu vào nhà trẻ Hữu Nghị Quận Hai Bà Trưng.
* Đặc điểm, tính cách:

Do 1 tai nạn trong lúc chơi cùng các bạn nên Phúc đã
vĩnh viễn mât đi 1 chân của em vào năm 2008. Nhưng không
vì thế mà em bi quan tự ti. Nụ cười luôn hiện diện trên môi
em khiến tôi phải khâm phục sự lạc quan đó. Em cũng rất
thân thiện với mọi người. Tuy nhiên do học lực hơi kém nên
hiện tại em đang được học nghề nấu ăn (3 lần đúp lớp 6),
Phúc cũng có lối sống hơi lôi thôi, ham chơi.
* Nguyện vọng
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
21
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Được ở lại nhà trẻ giúp các mẹ, các cô và các em là
mong muốn của Phúc.
2. Ngô Phương Thảo
Giới tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 04/10/2002
Nơi sinh: Hà Nội
Hiện cư trú tại: Nhà trẻ Hữu Nghị, Quận Hai Bà Trưng,
HN
Em vào nhà trẻ từ ngày 05/6/2008
* Hoàn cảnh gia đình:
Bố nghiện, đã cai nghiện nhiều tại trại số 6 thuộc Sở
Lao động thương binh. Mẹ làm lao công ở cơ quan thuế quận
Hoàng Mai. Do thu nhập thấp nên em được đưa vào nhà trẻ.
* Đặc điểm, tính cách
Vui vẻ, suy nghĩ không tiêu cực, hòa đồng, hay cười,
lao động tốt.
* Nguyện vọng:
Mong học giỏi để giúp đỡ bố mẹ.
3. Lê Thu Thảo

Giới tính: nữ
Ngày tháng năm sinh: 15/2/2002
Nơi sinh: Hà Nội
Hiện đang cư trú tại: Nhà trẻ Hữu Nghị, Quận Hai Bà
Trưng, HN.
Em vào nhà trẻ từ ngày 06/07/2009.
* Hoàn cảnh gia đình
Bố mẹ sinh em ngoài ý muốn. Bố nghiện hút và đã mất.
Mẹ tự do, lang thang. Do bố mẹ và gia đình khó khăn nên em
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
22
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
được đưa vào nhà trẻ từ ngày 06/7/2009. Em vào nhà trẻ
được 1 thời gian thì bà mẹ mất, không lâu sau bố em cũng
mất vì nghiện hút, mẹ em cũng bỏ về quê ngoại ở Nam Định.
* Đặc điểm, tính cách
Ngoan ngoãn, hiền lành, tuy nhiên hơi nhút nhát. Em rất
hòa đồng với các anh chị em trong nhà trẻ và dễ tính.
* Nguyện vọng
Em muốn được học tiếp lên cấp 3 và thường xuyên được
về thăm bác và các anh chị.
Quá trình hoạt động thực tập
Trong phần thực hành công tác xã hội nhóm, tôi luôn cố
gắng hết sức vận dụng các kỹ năng quan sát, đánh giá vấn đề
phát hiện những biểu hiện tâm lý của các em cũng như hoạt
động của nhóm. Thông qua nhiều lần quan sát chi tiết và
đánh giá, nhìn nhận, tôi rút ra được những trạng thái tâm lý
của các em, những sở thích để phụ trong quá trình can thiệp
nhóm.
Xác định các vấn đề của nhóm

Khi quan sát tôi thấy được mối quan hệ tương tác giữa
các thành viên trong nhóm, tuy có sự bất đồng quan điểm,
trong quá trình sinh hoạt còn có sự tranh cãi, không hiểu
nhau. Dù vậy, nhưng những điều đó không ảnh hưởng đến
việc hoạt động của nhóm, các thành viên vẫn luôn thực hiện
nghiêm chỉnh nội quy mà nhóm đã đặt ra trước.
Dù vẫn có những ý kiến trái chiều, có mâu thuẫn nhưng
chính những điều đó lại làm các em gần gũi nhau hơn, và ở
mỗi em đều có được những suy nghĩ rất trưởng thành.
Tiến trình Mục đích, vai Tiến trình Kết quả
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
23
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
sinh hoạt trò phát triển lâm

1. Giới thiệu
các thành
viên trong
nhóm, thảo
luận và đề ra
nội quy hoạt
động của
nhóm
Nhóm bầu ra
Đinh Trọng
Phúc làm
nhóm trưởng
với mục đích,
vai trò điều
hành nhóm

trong quá
trình sinh
hoạt. Đề xuất
nội quy nhóm
Nhóm cô phản
ứng và thái
độ tích cực
hợp tác và
ủng hộ. Các
em trong
nhóm luôn có
những ý kiến
đóng góp tích
cực để hoạt
động nhóm
hiệu quả hơn
Bầu được
trưởng nhóm
và đề ra được
nội quy hoạt
động của
nhóm nhờ có
sự can thiệp
của nhân viên
xã hội và đi
đến những nội
dung thống
nhất.
2. Đề ra
chương trình

hoạt động và
sinh hoạt của
nhóm. Có sự
phân công rõ
ràng về trách
nhiệm, nhiệm
vụ của từng
thành viên
trong nhóm
Tạo dựng một
chương trình
sinh hoạt,
trong đó có sự
hợp tác thống
nhất giữa các
thành viên
trong nhóm.
Nhóm đã phân
công Thu
Thảo và
Phương Thảo
đảm nhận
thực hiện các
tiết mục văn
Trong nhóm
có mối quan
hệ tương tác
giữa các
thành viên.
Vẫn còn mâu

thuẫn và đùn
đẩy nhau khi
phân công
nhiệm vụ
cũng từng
người
phân công rõ
trách nhiệm
và nhiệm vụ
của mỗi thành
viên mỗi khi
tiến hành sinh
hoạt nhóm
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
24
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
nghệ. Phúc tổ
chức và đạo
diễn các hoạt
động của
nhóm
3. Mỗi thành
viên trong
nhóm tự chia
sẻ về bản
thân, về gia
đình và những
vấn đề khó
khăn đang gặp
phải

Từng thành
viên chia sẻ
được những
thông tin cá
nhân, những
vướng mắc
chưa giải
quyết được,
các thành viên
trong nhóm
hiểu nhau hơn
để từ đó đưa
ra cách giải
quyết hợp lý
nhất
Thái độ ban
đầu các em
còn ngại
ngùng khi nói
về bản thân
và hoàn cảnh.
Sau hai buổi
sinh hoạt các
em đã có thái
độ cởi mở
hơn.
Nhờ có sự can
thiệp tác động
của nhân viên
xã hội, các em

đã cởi mở hơn
trong những
buổi sinh
hoạt, từ đó
các em dần
hiểu thêm về
nhau và gần
gũi nhau hơn.
Kết quả hoạt động
Nhóm hoạt động đã đạt được mục đích đề ra ban đầu, đó
làm cho các thành viên trong nhóm hiểu thêm về nhau và
xích lại gần nhau hơn. Quan sát thấy trong nhóm, tôi nhận
thấy giữa Phương Thảo và Thu Thảo có sự thân thiết, em
Phúc vẫn có những quan điểm bất đồng với Phương Thảo mặc
dù những điều đó không thể hiện rõ nét. Tất cả các thành
viên trong nhóm đều rất tôn trọng và ủng hộ trưởng nhóm
trong việc phân công, phụ trách với từng thành viên.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp K4 CTXH
25

×