Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

hành vi và mục đích của người dân trong các hoạt động thờ cúng, lễ tết. ở nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.46 KB, 49 trang )

Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1.Ý nghĩa khoa học
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng
4.2. Khách thể
4.3. Phạm vi nghiên cứu
5. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
5.1 Phương pháp quan sát
5.2 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
5.4 Phương pháp phân tích tài liệu
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
6.2.Khung lý thuyết
7 . Hệ khái niệm công cụ
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở thực tiễn
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng


2.1Nhận thức, hành vi của người dân trong các hoạt động thờ cúng lễ tết ở
nông thôn hiện nay tại xã Hải Hòa –Huyện Tĩnh Gia –Tỉnh Thanh Hóa
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
2 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
LỜI MỞ ĐẦU
Hàng năm, có lẽ không c ó một làng quê Việt Nam nào lại không có
những hoạt động thờ cúng, lễ tết. Có thể nói trên cái nền văn hóa hết sức đa
dạng của nông thôn Việt Nam thì các hoạt động lễ tết này được coi là cuốn hút
nhất, tưng bừng nhất với những nghi lễ tôn nghiêm và thuần Việt. Qua đó đã
diễn tả được đời sống nội tâm phong phú của người dân Việt Nam… Từ khi đất
nước ta hoàn toàn độc lập, các hoạt động cúng lễ tết đã dần dần được khôi phục
và ngày càng mở rộng hơn. Hơn nữa, các hoạt động thờ cúng lễ tết này mang
một phần hoạt động tâm linh và có ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với đời sống
của con người. Đặc biệt khi nền kinh tế thị trường ngàycàng phát triển thì người
dân càng quan tâm hơn đến đời sống tinh thần,hướng tâm về cội nguồn vói sự
thành kính tôn nghiêm nhất .
Báo cáo này là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc của
bản thân tác giả. Để hoàn thành bài báo cáo này, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa đã hết lòng hướng
dẫn tôi từ những bước ban đầu. Sự hỗ trợ về mặt tổ chức của ban chủ nhiệm
khoa Xã hội học, các thầy giáo và các bạn sinh viên Xã hội học - K52. Qua đây
tôi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành tới các ông bà, các bác, cô chú của xã
Hải Hòa, Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo
thực tập này .
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian có hạn và trình độ còn hạn
chế nên bài báo cáo thực tập của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô giáo và các bạn và những người quan

tâm để báo cáo thực tập của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đinh Tiên Hoàng
3 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền văn hóa Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh nông
nghiệp. Cuộc sống của người dân Việt Nam gắn bó với làng xóm quê hương.
Những tập tục văn hóa làng đã gắn kết mọi thế hệ thành viên với nhau. Cũng từ
đó văn hóa phi vật thể ra đời, đó là những phong tục tập quán hoạt động thờ
cúng lễ tết mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều có. Hoạt động thờ cúng
lễ tết ở nước ta thật đa dạng và phong phú, có thể nói nó đã trở thành một nét
văn hóa của dân tộc ta. Nước ta là một nước đa dân tộc do vậy cũng có rất nhiều
các hình thức thờ cúng lễ tết đa dạng và phong phú . Mỗi một hoạt động thờ
cúng này mang một nét tiêu biểu, sắc thái và giá trị riêng, là cầu nối giữa các thế
hệ với nhau, kết nối mọi người gần gũi nhau hơn. Hoạt động thờ cúng lễ tết
nhằm kế tục truyền thống cha ông và tỏ lòng thành kính và biết ơn của con cháu
đối với cha mẹ,ông bà,cụ kỵ … Với tư tưởng “uống nước nhớ nguồn, ăn quả
nhớ người trồng cây”, hoạt động thờ cúng lễ tết là cầu nối giữa quá khứ với hiện
tại , làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao to lớn của tổ tiên, thêm tự
hào về truyền thông gia đình quê hương đất nước. Vì những lẽ đó,hoạt động thờ
cúng lễ tết đã tồn tại rất lâu đời và trở thành món ăn tinh thân không thể thiếu
của mỗi người dân Việt Nam. Ngày nay dưới tác động của nền kinh tế thị
trường, quá trình toàn cầu hóa thì các hoạt động thờ cúng lễ tết vì thế mà cũng
biến đổi theo cả về hình thức lẫn quy mô, đặc biệt rõ nét là ở các làng quê nông
thôn. Ngày nay, thế hệ trẻ quá mải mê về cuộc sống mưu sinh mà không quan
tâm tới những hoạt động thờ cúng và ý nghĩa của những hoạt động này như thế
nào, họ chỉ làm theo cảm tính “thấy người ta làm mình cũng làm”.

Cũng bởi lý do trên nên trong đề tài lớn “Biến đổi của làng Việt trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay’’ thì bản thân tôi đã chọn cho mình một khía cạnh
nhỏ với đề tài “Hành vi và mục đích của người dân trong các hoạt động thờ
cúng, lễ tết. Ở nông thôn hiện nay”. Trong khuôn khổ của báo cáo này tôi chỉ
muốn đề cập và tìm hiểu nhận thức và hành vi của người dân trong các hoạt
4 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
động thờ cúng lễ tết, qua đó tìm hiểu được mức độ, lý do và các hình thức tham
gia vào các hoạt động thờ cúng lễ tế của người dân hiện nay.
• Câu hỏi nghiên cứu
+ Hiện nay người dân nông thôn đang hoạt động thờ cúng như thế nào?
+ Mục đích thờ cúng là gì?
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu vấn đề “Hành vi và mục đích của người dân trong các hoạt
động thờ cúng lễ tết. Ở nông thôn hiện nay ” có ý nghĩa khoa học vô cùng to
lớn. Từ những kết quả nghiên cứu của báo cáo này sẽ góp phần làm sáng tỏ tính
hợp lý của các lý thuyết xã hội học như: lý thuyết nghiên cứu có sự tham gia, lý
thuyết hiện đại hóa, lý thuyết phát triển bền vững …Đồng thời, báo cáo này còn
góp phần quan trọng trong mảng nghiên cứu về hoạt động thờ cúng lễ tết,đặc
biệt là nhận thức và hành vi của người dân đối với hoạt động này ở nông thôn
hiện nay.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Hoạt động thờ cúng lễ tết là một nét văn hóa, tôn giáo, truyền thống của
cộng đồng, là một tín ngưỡng đạo lý, tinh thần quý báu của ông cha ta để lại.
Hoạt động thờ cúng lễ tết đáp ứng một cách hiện thực, hiệu quả đời sống
văn hóa tinh thần của nhân dân trong việc thực hiện các nghi lễ thờ cúng bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các vùng miền.
Đề tài này cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động thờ
cúng , lễ tết của người dân địa phương. Trên cơ sở đó, nêu lên một số khuyến

nghị để hoạt động thờ cúng, lễ tết được thực hiện một cách đúng ý nghĩa nhất
trong nét đẹp văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu
5 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ “Thực trạng thờ cúng của
người dân trong các hoạt động thờ cúng lễ tết. Ở nông thôn hiện nay ”. Trong
khuôn khổ của báo cáo thực tập này tập trung vào nhưng nhiệm vụ sau;
3.1 Mô tả các hình thức thờ cúng, lễ tết.
3.2 Phân tích hành vi thờ cúng.
3.3 Xác định, mô tả các mục đích thờ cúng.
3.4 Dự đoán xu hướng thờ cúng thời gian tới.
3.5 Một số đề xuất, khuyến nghị
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
“Hành vi và mục đích của người dân đối với hoạt động thờ cúng, lễ tết. Ở
nông thôn hiện nay.”
4.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể ngiên cứu của đề tài này là người dân của các thôn, xã Hải Hòa,
Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
*Thời gian:
- Khảo sát thực tế : Từ ngày 20/8 đến hết ngày 25/8/2011
- Không gian : Tại các thôn, xã Hải Hòa, Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa
5 .Các phương phápđược sử dụngtrong nghiên cứu:
5.1 Phương pháp quan sát :
Tiến hành quan sát hành vi, hành động, những hoạt động của người dân
khi tiến hành trả lời phỏng vấn.
5.2 Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi

Đoàn thực tập đã tiến hành khảo sát tại xã Hải Hòa,Huyện Tĩnh
Gia,Tỉnh Thanh Hóa với tổng số 450 bảng hỏi, với cơ cấu mẫu như sau:
. Cơ cấu mẫu sau khi xử lý:
* Số lượng: 450 người dân
* Cơ cấu:
- Giới tính:
+ Nam : 223 người chiếm 49,8%
6 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
+ Nữ : 225 người chiếm 52,2%
- Tuổi:
+ Từ 22 - 40 tuổi : 178 người chiếm 40%
+ Từ 41 - 50 tuổi : 156 người chiếm 35%
+ > 50 tuổi : 112 người chiếm 25%
Bảng hỏi gồm 64 câu được chia làm các nhóm, các tổ đi hỏi từng hộ gia
đình ở 3 thôn Nhân Hưng – Đông Hải – Giang Sơn, của xã Hải Hòa, Huyện
Tĩnh Gia , Tỉnh Thanh Hóa.
5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu :
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với số lượng 05 mẫu, các đối tượng
được phỏng vấn thuộc nhiều độ tuổi khác nhau bên cạnh đó còn tham khảo ý
kiến đóng góp của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên của xã…
5.4 Phương pháp phân tích tài liệu :
Các tài liệu liên quan đến phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam của
NXB Văn Hóa Dân Tộc 1996. Các tài liệu do Ban chấp hành Đảng bộ xã Hải
Hoà cung cấp: như báo cáo Chính trị 5 năm của Đảng, báo cáo tổng kết năm của

6 Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết:
6.1 Giả thuyết nghiên cứu :
6.1.1 Hiện nay hoạt động thờ cúng, lễ tết của người dân nông thôn khá phong
phú đa dạng.

6.1.2 Mục đích thờ cúng chủ yếu là để gìn giữ phong tục tập quán, giáo dục
con cái và một phần tin tưởng có thờ có thiêng, có kiêng có lành.
6.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đảng kể đến hành vi thờ cúng ( Mức sống, cơ
cấu giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp…
6.2 Khung lý thuyết :
7 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Điều kiện KT-XH
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng

7. Hệ khái niệm công cụ :
7.1. Khái niệm phong tục tập quán :
8 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Hoạt động thờ cúng lễ tết hiện
nay
Sự quan tâm của chính
quyền địa phương
Chính sách của Đảng,
Nhà nước
Hành vi thờ cúng lễ tết của người dân
Mục đích
Giá dục
con cái.
Cầu tài,
lộc ,sức
khỏe
Ngày
rằm,
ngày
giỗ…
Tưởng

nhớ tổ
tiên
Tết
nguyên
đán, các
tết
khác…
Lễ cầu
ngư
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
Phong tục tập tập quán : theo từ điển Tiếng Việt là thói quen xã hội của một
địa phương, của một nước. Phong tục tập quán là một bộ phận cấu thành của văn
hóa dân tộc , nó gắn bó sâu sắc với một lớp người trong đời sống xã hội .
7.2. Khái niệm tín ngưỡng :
“Tín” tức là lòng tin, “Ngưỡng” là sự ngưỡng mộ , ngưỡng vọng, là hướng
theo một cái gì đó. Trong ngôn ngữ thông dụng tín ngưỡng được dùng để chỉ
lòng tin , sự ngưỡng vọng của con người mang tính chất tôn giáo. Cũng có nghĩa
đó là lòng tin, sự ngưỡng vọng của con người vào một lực lượng siêu nhiên thần
bí nào đó, một lực lượng mang hình thức trừu tượng (hay biểu tượng ) có sức
mạnh hư ảo, vô hình mà người ta thường gọi là “trời” , “phật”, “thần ” , “thánh”.
Lực lượng đó tác động đến đời sống bên trong của con người , được người ta tin
là có thật và tôn thờ sùng bái.
( Thanh Lê – Từ điển Xã hội học – NXB KHXH Hà Nội- 2003)
7.3. Khái niệm thờ cúng :
Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp của
ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng.
Thờ cúng, nó không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống - gia đình,
họ tộc mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự hình thành và phát
triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người có
công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng. Họ là những anh hùng, danh

nhân mà khi sống được tôn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ phụng
trong các không gian tôn giáo. Ở Việt Nam, họ là những tổ sư, tổ nghề, thành
hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá
* Thờ : Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tình cảm biết ơn, tưởng
nhớ, hướng về cội nguồn, quá khứ. Thờ cúng là sự thể hiện lòng thành kính, biết
ơn, tưởng nhớ tổ tiên, đồng thời cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự che chở, bảo
hộ, trợ giúp của tổ tiên. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên là niềm tin về
linh hồn tổ tiên còn sống, có thể che chở, phù hộ độ trì cho con cháu. Biểu tượng
9 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
về tổ tiên là hình ảnh về những người tài giỏi, có công, có đức. Trên bàn thờ tổ
tiên thường có bài vị, tượng, ảnh được bày đặt cầu kỳ, trang trọng.
* Cúng : Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác
(khấn, vái, quì, lạy) của người gia trưởng, tộc trưởng. Đó là hoạt động dưới dạng
hành lễ và được quy định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc,
cộng đồng.
Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể riêng
biệt - đó là sự thờ phụng tổ tiên . Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạt động
“cúng” là hình thức biểu đạt của nội dung thờ cúng.Ý thức tôn thờ, thành kính,
biết ơn, tưởng nhớ, hy vọng sự trợ giúp của tổ tiên là nội dung cốt lõi, là cái chủ
yếu khiến sự thờ phụng tổ tiên thành tín ngưỡng thờ cúng có “hồn thiêng”,
không có sức hấp dẫn nội tại dễ thành nhạt nhẽo và do vậy, không thể là tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Sự “cúng” tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song nó tôn vẻ
linh thiêng, huyền bí, mờ ảo và tạo nên sức hấp dẫn. Nó chính là chất kết dính,
tạo nên màu sắc thoả mãn niềm tin của chủ thể thờ cúng.
7.4. Khái niệm lễ tết :
Hai từ lễ, tết đều gốc Hán , dùng để chỉ một loại hình nghi thức, cũng là
một loại hình phong tục .
*Lễ là gì ?
- Lễ trong phạm trù Triết học.

Lúc đầu “Lễ” chỉ là cách thức cúng tế, về sau được dùng rộng ra để chỉ
những quy tắc được tập thể thừa nhận trong đời sống cộng đồng như: cưới xin,
tang chế, giao tiếp… Lễ có giá trị đặc biệt với đạo Nho, vì được coi như bắt
nguồn từ trật tự của trời đất, từ “thiên lí” tức lẽ trời gồm những quy tắc thiết
yếu như “tam cương” (quân - sư - phụ), “ngũ thường” (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín)
mà con người phải tuân theo. Đạo Nho quan niệm “Trời cao đất thấp, muôn vật
khác nhau, nhân đó phải đặt ra lễ để chế định hành động con người” (Sách “Lễ
kí”).
10 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
Lễ tức là một trật tự xã hội, kỷ cương cuộc sống. Khổng Tử, người đầu
tiên sáng lập ra đạo Nho ở thời Xuân Thu (551 - 479 TCN) nói: Lễ nhằm sửa
cho đúng theo đạo trung (Sách “Lễ kí”). Đạo trung là đạo sống đúng mức về
mọi mặt, không thái quá, không bất cập và cũng là đạo sống trung thực đối với
mình, đối với người.
Lễ chế (phép tắc về việc lễ) gắn liền với nghi lễ (nghi thức về việc lễ),
hợp với điều nghĩa để hoà nhập với xung quanh. Lễ cũng gắn liền với Nhạc.
Trong xã hội, Lễ phân biệt trên dưới, ngăn cản những gì quá đáng, thiên về lí trí,
nên cần có Nhạc kèm theo để điều hoà tình cảm tạo nên sự hoà nhập tương thân.
Đối với cả Lễ và Nhạc điều cơ bản là phải xuất phát từ đức nhân bên trong.
Khổng Tử thường nói: “Người mà không có nhân thì dùng Lễ thế nào được”
(Sách “Luận ngữ”).
- Lễ trong phạm trù Tôn giáo
Là các hoạt động chủ chốt trong đời sống tín ngưỡng của người có đạo,
gắn liền với Phật, với Chúa, với các tín đồ như Tăng Ni với Phật Tử, giáo sỹ với
giáo dân.
Lễ trong tôn giáo được coi là thiêng liêng nên được coi là Phật lễ, Thánh
lễ.
Lễ trong lễ hội dân gian các làng xã (nhất làng - nhất xã: làng là một xã) .
Là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người

đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc
sống mà bản thân họ chưa có.
“Lễ” theo từ điển Tiếng Việt, là những nghi thức tiến hành nhằm đánh
dấu hoặc kỷ niệm một sự việc hay sự kiện có nghĩa nào đó.
Hiện nay, “lễ” đã mang ý nghĩa bao quát là mọi nghi thức ứng xử của con
người với thiên nhiên và xã hội. Tuy nhiên, “lễ” vẫn giữ được ý nghĩa ban đầu
của nó là hình thức biểu thị quan hệ giữa con người với môi sinh tự nhiên.
Như vậy, lễ là cách ứng xử của con người trước tự nhiên đầy bí ẩn và
thách đố. Các nghi thức lễ giúp nhân dân tìm ra các giải pháp tâm lý mặc dù có
11 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
phảng phất chất thiêng liêng huyền bí. Lễ ở Việt Nam chủ yếu tập trung trong
các nghi thức có liên quan tới sự cầu mưa, cầu an, cầu thịnh…
- Tết là gì ?
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ
truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trongvăn
hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung
Quốc khác. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" có
gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi
sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" Do cách tính
của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của
người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các
nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên
Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm
nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không
bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch
mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ
dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối
năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

+ Từ nguyên
Nguyên nghĩa của từ "Tết" chính là "tiết". Văn hóa Đông Á – thuộc văn
minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia"
thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một
thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu
kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết
Nguyên Đán.
- Nguồn gốc ra đời
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam
Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu
12 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy
tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn
tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm
về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ
Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.
Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng
Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi,
tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào
tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về
tháng Tết nữa.
- Quan niệm ngày Tết
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác,
từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường
sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong
dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp
để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi
người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi
chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền

dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam
cũng có những điều khác nhau.
13 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận .
Quan điểm lý luận triết học Mác – Lênin
Tất cả các nhà triết học trước chủ nghĩa Mác, kể cả những nhà duy vật,
đều là những người theo chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về đời sống xã hội,
vì họ mới dừng lại ở chỗ xác nhận một sự thật là: khác với tự nhiên - nơi mà
những lực lượng vô tri vô giác đang hoạt động, thì trong xã hội, con người lại là
một trong những thực thể có ý thức, có khả năng tự kiểm soát các hoạt động của
riêng mình. Từ đó mà họ đều cho rằng: xã hội vận hành theo một cách riêng của
nó, hoặc theo ý chí của một thế lực siêu tự nhiên có nhân tính ( như Đức Chúa )
hay không có nhân tính ( như Ý niệm tuyệt đối ), hoặc theo ý chí chủ quan của
chính loài người.
Xuất phát từ cái nhìn duy tâm đó, tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội,
đã ra đời và vẫn có cơ sở để phát triển trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, từ
cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ cho đến tận bây giờ. Vậy đâu là nguyên nhân
cho sức sống dai dẳng của tôn giáo trong xã hội ?
Tác phẩm Chống Duyhrinh chính là nơi Ăngghen đã đưa ra những nhận định
quan trọng vào loại bậc nhất của những người cộng sản về vấn đề tôn giáo.
Trong tác phẩm này, Người đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo, là " sự phản ánh
hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi
phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng
ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
Còn Mác trong tác phẩm Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của
Hêghen cũng đã khẳng định rằng " con người sáng tạo ra tôn giáo "

Quay lại với lý luận nhận thức của Lênin : " từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng
để nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”, ta có thể nhận
14 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
thấy rằng, tôn giáo là kết quả từ một sự phản ánh của thế giới tự nhiên vào bộ
não con người một cách sai lầm hoặc là một sự phản ánh không toàn diện thế
giới khách quan, khiến con người hiểu sai hoặc không hiểu hết các hiện tượng
trong tự nhiên. Cùng với những hạn chế mang tính chất thời đại bắt nguồn từ
một nền khoa học còn rất thô sơ, mang nặng tính cảm tính, những phản ánh
không đúng đắn này của nhận thức đã tạo nên những rào cản giữa con người và
sự thật khách quan của thế giới tự nhiên, dẫn đến việc con người không thể trả
lời được các câu hỏi về tự nhiên bí ẩn, và kết quả cuối cùng là khiến con người
phải tìm đến tôn giáo.
Lý thuyết xã hội học:
+ Hành động xã hội trong quan niệm của Weber
Weber được xem là nhà xã hội học đầu tiên khởi xướng quan điểm hành động xã
hội. Theo ông, đối tượng đích thực của xã hội học là hành động xã hội. ông nói:
"Xã hội học là một khoa học cố gắng hiểu theo kiểu diễn giải hành động xã
hội để bằng cách đó đạt tới việc giải thích nhân quả về chuỗi hành động và tác
động của nó. Hành động là hành vi con người khi và chỉ trong chừng mực khi cá
nhân đang hành động gắn một ý nghĩa chủ quan vào đó" (Bailey, 2003, tr. 185).
Với Weber, hành động xã hội là hành động hướng đến những người khác có ý
nghĩa và hướng đến cái mà chú thể gán cho một ý nghĩa chủ quan. ông cho rằng
giải thích xã hội học dối với hành động phải bắt đầu bằng việc quan sát và lý
giải trạng thái tinh thần chủ quan. Trong khi nhà thực chứng luận nhấn mạnh
đến sự kiện và quan hệ nhân quả, thì nhà hành động luận nhấn mạnh đến sự thấu
hiểu. Vì không thể đi vào bên trong đời sống tinh thần của chủ thể. nên nhà xã
hội học phải phát hiện các ý nghĩa. đạt được sự thấu hiểu bằng phương pháp lý
giải, mà không thể bằng đo lường khách quan. Vì các ý nghĩa thường xuyên

được dàn xếp trong quá trình tương tác, nên không thể thiết lập được các quan
hệ nhân quả đơn giản.
Weber thừa nhận sự tồn tại của các phạm trù như giai cấp, đảng phái, nhóm vị
thế, quan liêu. Nhưng tất cả những cái đó đều được tạo nên bởi những cá nhân
15 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
đang thực hiện hành động xã hội. Do đó, theo Weber, hành động xã hội phải là
tâm điểm của xã hội học.
+ Định nghĩa hành động xã hội
Theo quan niệm của Weber, một hành động xã hội là một hành động của một cá
nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi
của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó.
Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành
động xã hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể
có từ những người khác thì không phải là hành động xã hội. Hành động không
phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã
hội.
Weber cho rằng xã hội học cố gắng diễn giải hành động nhờ phương pháp luận
về kiểu loại lý tưởng. Ông thực hành phương pháp này để xây dựng một phân
loại học về hành động xã hội gồm bốn kiểu: kiểu hành động truyền thống được
thực hiện bởi vì nó vẫn được làm như thế từ xưa đến nay, kiểu hành động cảm
tính bị dẫn dắt bởi cảm xúc, kiểu hành động duy lý - giá trị hướng tới các giá trị
tối hậu, kiểu hành động duy lý - mục đích hay còn gọi là kiểu hành động mang
tính công cụ.
Khi các chủ thể với những định hướng hành động nhất định tương tác với
nhau, họ sẽ tạo ra những thoả thuận và khuôn mẫu tương tác, dẫn đến sự thiết
chế hóa. Các khuôn mẫu được thiết chế hóa, theo Parsons, chính là hệ thống xã
hội. Người ta có thể mô tả lý thuyết hành động thuyết bắt đầu bằng một chủ thể,
người đóng vai trò (cá nhân hay một tập thể). Chủ thể có động cơ hành động để
đạt được một mục đích mà hệ thống văn hóa đã xác định. Hành động tiến hành

trong một tình huống gồm các phương tiện (công cụ, nguồn lực) và điều kiện
(trở ngại, câu thúc), chúng làm cho tình huống mang tính không ổn định, không
chắc chắn. Mọi yếu tố trên chịu sự điều chỉnh của các tiêu chuẩn mang tính
chuẩn mực của hệ thống xã hội. Chủ thể không thể bỏ qua các quy tắc, chúng
quy định các mục đích và cách mà chủ thể phải ứng xử, những kỳ vọng mang
16 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
tính chuẩn mực phải được chủ thể đáp ứng, người đã được gắn cho động cơ theo
đuổi các mục đích. Các chuẩn mực được nội tâm hóa, nên chủ thể được tạo nên
động cơ hành động
2. Cơ sở thực tiễn.
Ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của quá trình công nghiệp hóa
- hiện đại hóa kéo theo sự biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội, hoạt động lễ tết
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hải Hòa là một xã ven biển cuối của tỉnh
Thanh Hóa. Trước đây là một xã thuần nông nhưng do quá trình biến đổi của xã
hội hiện nay đang chịu nhiều tác động của quá trình công nghiệp hóa nên phần
nào đó đã có sự chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề. Từ những nghiên cứu cụ thể
sẽ giúp chúng ta hiểu được tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với đời sống
sinh hoạt của cộng đồng nói chung và hoạt động lễ tết của người dân xã Hải Hòa
nói riêng.
3.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu :
Lễ tết là một khía cạnh không nhỏ trong nền văn hóa chung của dân tộc
Việt Nam. Đó là một nét sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc riêng và không
thể thiếu trong đời sống người dân Việt. Dù đi đâu về đâu, ở xa hay gần nhưng
trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt luôn hướng về quê hương. Ở đó có
những mái đình, ngôi chùa… đã ăn sâu vào trong kí ức của họ. Lễ tết giúp
chúng ta có thể cảm nhận được những khát vọng, suy tư, lo âu… và cả những hi
vọng vào đời sống tốt đẹp hơn. Tìm hiểu về lễ tết cũng là tìm hiểu đời sống tâm
linh, nét văn hóa của mỗi dân tộc. Là một thành tố của văn hóa, nó vận động
trong thời gian và không gian, khiến cho lễ tết luôn mang dáng vẻ của thời đại

và không mất đi diện mạo ban đầu. Những nghiên cứu về lễ tết không chỉ dừng
lại ở cấu trúc lễ tết mà còn đi sâu hơn về môi trường lễ tết và không gian lễ tết.
Lễ tết Việt Nam gắn bó với làng xã, là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp
lúa nước. Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, bên cạnh những lễ tết cổ
truyền Việt Nam theo thời gian, ngày càng có nhiều các lễ tết khác nhau được du
nhập vào Việt Nam mang theo những đặc trưng từ các nước trên thế giới. Những
17 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Bỏo cỏo thc tp inh Tiờn Hong
l tt ny c thớch ng v bin i cho phự hp vi i sng vn húa v tinh
thn ca ngi Vit Nam.
Nhng nghiờn cu trờn ch rừ c tm nh hng ca hot ng l tt
i vi i sng cng ng. Nhng trong bỏo cỏo thc tp ny tụi mun tỡm
hiu v s tham gia ca ngi dõn vo l tt trong thi k i mi, t nc
ang trờn phỏt trin nh hin nay.
4. Một vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội Xã Hải hoà
4.1. Sự hình thành và phát triển của Xã Hải hoà .
Bất kỳ một vùng đất nào, một dân tộc nào cũng phải có lịch sử hình thành và
phát triển. Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển xã Hải Hoà :
4.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của xã Hải hoà.
* Điều kiện địa lý, dân số: Xã Hải hoà là một xã thuộc xã bãi ngang của
Huyện Tĩnh gia- Tỉnh Thanh hoá . phía tây giáp quốc lộ 1A chạy bắc nam; phía
đông giáp biển đông; Phía bắc giáp xã Ninh Hải; Phía nam giáp xã Bình minh
với diện tích tự nhiên 6 Km
2
với số dân là: 8125 ngời, tổng số hộ trong xã là 1925
hộ. Diện tích đất nông nghiệp là 605 ha, đất sản xuất nông nghiệp 335 ha, hoa màu
60 ha ;Về mặt hành chính, xã bao gồm 08 thôn.nghành nghề chính chủ yếu là sản xất
Nông nghiệp, Ng nghiệp,Kinh doanh dịch vụ . Tỷ lệ hộ giàu 1,3%,khá 8,9%, trung
bình 45%, cận nghèo 17,8%, hộ nghèo chiếm 25,2%. Với 1 xã bãi ngang đang đợc
chính phủ hỗ trợ đề án 30a.

* Kinh tế: Năm 2011 đời sống nhân dân tơng đối ổn định và có nhiều mặt
phát triển. Về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và ng nghiệp.
- Lúa chiêm 75 ha năng xuất 34 tạ/ ha đạt 255 tấn
- Lúa mùa 210 ha năng xuất 29,6 tạ / ha đạt 524 tấn
- Ngô xen và ngô đông 25 ha năng xuất 20 tạ/ ha đạt 50 tấn
* Tổng thu lơng thực có hạt đạt 829 tấn bằng 92% kế hoạch cả năm.
- Về cây lạc xuân 215 ha năng xuất 24 tạ / ha đạt 506 tấn
- Lạc đông 40 ha năng xuất 20 tạ/ ha đạt 80 tấn
* Tổng lạc vỏ cả năm 586 tấn bằng 97,6% kế hoạch cả năm
- Cây vừng 60 ha năng xuất 6 tạ / ha đạt 36 tấn bằng 60% kế hoạch
18 Lp K52 PN2 Xó hi hc
Bỏo cỏo thc tp inh Tiờn Hong
- Đậu các loại 10 ha đạt 37 tấn
- Rau màu 25 ha đạt 40 triệu đồng cả năm
- Về chăn nuôi: Do tình hình dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm và giá cả
diễn biến phức tạp không ổn định. Do đó năm qua đàn gia súc gia cầm không
phát triển mà giảm mạnh về số lợng, nhiều trang trại dừng lại qua tổng hợp cuối
năm. Đàn trâu, bò chỉ còn 946 con đạt 63 % kế hoạch. Đàn lợn còn 2251 con đạt
37,5% kế hoạch. Đàn gia cầm 26.000 con đạt 58,4% kế hoạch. Trong năm đã
xẩy ra một đợt dịch lở mồm, long móng cho đàn trâu bò và đàn lợn trên địa bàn
8 thôn phải triển khai tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm 3 đợt. Song kết quả
đạt thấp do ý thức trách nhiệm chống dịch của một bộ phận lớn cán bộ và nhân
dân còn yếu và chủ quan.
-Về ng nghiệp: Năm 2009 và năm 2010 đợc Chính phủ kích cầu hỗ trợ
kinh phí phát triển nghề khai thác hải sản nên số lợng tàu thuyền tăng nhanh.
Tính đến cuối năm 2009 đã có 24 tàu đánh bắt xa bờ công suất máy từ 40 CV
trở lên và 141 thuyền mủng. Sản lợng khai thác ớc đạt 2.400 tấn tơng đơng 19 tỷ
đồng.
- Tổng thu nông lâm ng nghiệp và chăn nuôi ớc đạt: 34,5 tỷ đồn Về kinh
doanh dịch vụ và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: phát triển tốt. Đầu năm

UBND xã đã tổ chức cho phụ nữ thăm quan mô hình thêu ren làm hàng xuất
khẩu, đã mở các lớp học tại xã và các thôn. Về nghề móc hộp xuất khẩu hiện nay
đã có 180 chị em tham gia làm nghề móc hộp xuất khẩu và đã làm đạt chất lợng
xuất khẩu 900 sản phẩm nhập cho công ty xuất khẩu Ninh bình thu về 30,6 triệu
đồng. Đây là một nghề phụ phù hợp với tình hình địa phơng, vừa giải quyết đợc
việc làm và tận dụng thời gian nông nhàn.
- Năm 2011 các khách sạn nhà hàng, các dịch vụ trong xã cũng đợc phát
triển mạnh trên dọc các tuyến đờng trục chính, đờng Quốc lộ 1 A và dịch vụ ven
biển giải quyết trên 400 lao động, thu nhập kinh doanh dịch vụ ớc đạt 12 tỷ
đồng.
* Văn hoá xã hội: Đã khai trơng đợc một đơn vị làng văn hoá, phong trào
văn nghệ ở các thôn, các đoàn thể phát triển mạnh đợc thể hịên trong đêm giao l-
19 Lp K52 PN2 Xó hi hc
Bỏo cỏo thc tp inh Tiờn Hong
u văn nghệ toàn xã nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn và trong hội thi ATGT cấp
xã, cấp huyện. Năm 2009 xã đã tổ chức đại hội thể dục thể thao toàn xã. trong đó
giải bóng đá của Hội phụ nữ đợc tổ chức lớn thu hút hàng trăm hội viên tham gia
và đợc sự cổ vũ động viên của toàn thể cán bộ nhân dân trong xã. Đặc biệt là đợc
huyện lấy đội bóng đá nữ xã Hải hoà đi thi đấu ở tỉnh và đã đạt giải ba toàn tỉnh.
Giải bóng đá thanh thiếu niên trờng THCS thành công tốt đẹp và giải bóng
chuyền hội CCB xã chào mừng 65 năm ngày thành lập QĐND, 20 năm ngày hội
quốc phòng toàn dân và 20 năm ngày thành lập hội CCB Việt nam đã thành công
rực rỡ. Xã luôn tăng cờng công tác tuyên truyền các nội dung chủ yếu về ý nghĩa
chính trị trong các ngày lễ lớn, tuyên truyền về luật nghĩa vụ quân sự chơng trình
quốc gia về dân số KHHGĐ Thờng xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ
quần chúng, thể dục thể thao trên địa bàn toàn xã đặc biệt ở các Thôn cũng th-
ờng xuyên tổ chức hoạt động này.
Theo chủ trơng Nhà nớc và nhân dân cùng làm, xã Hải hoà đã huy động sự đóng
góp của nhân dân kết hợp với vốn đầu t của Nhà nớc và đã bê tông hoá 15 km.
* Giáo dục: Trong năm 2010-2011, đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất

cho các trờng học trên địa bàn xã, chất lợng dạy và học ngày càng đợc nâng cao,
xã có 1Trờng mầm non, 1 Trờng tiểu học, 1 Trờng trung học cơ sở. Thực hiện tốt
công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học. 3 trờng đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ năm học, chất lợng day và học ngày càng đợc nâng cao. Cơ
sở vật chất đợc đảm bảo tốt. Trờng Tiểu học hiện đã có trên 30 máy vi tính phục
vụ học tập cho các cháu. Năm học 2010 - 2011 trờng đợc chọn là đơn vị khai
giảng điểm của tỉnh và đã đủ điều kiện trờng chuẩn giai đoạn 2.
* Y tế: Công tác khám chữa bệnh thờng xuyên đợc tổ chức, trạm y tế xã có
7 cán bộ trong đó 2 Bác sỹ, 2 điều dỡng viên , ở các thôn đều có ytế thôn theo
dõi sức khoẻ trực tiếp cho nhân dân khám và chữa bệnh cho 939 ca trong đó
khám phụ khoa 192 khoa, tiêm phòng cho trẻ em 113 cháu, dùng các biện pháp
tránh thai 48 ca, uống vitaminA 382 cháu đạt 98%, tẩy giun cho học sinh 315
cháu nhìn chung công tác y tế phục vụ sức khoẻ nhân dân tốt, thờng xuyên kiểm
tra vệ sinh môi trờng và an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn xã. duy trì theo dõi
20 Lp K52 PN2 Xó hi hc
Bỏo cỏo thc tp inh Tiờn Hong
và điều trị các bệnh lao, dịch tả, sốt xuất huyết không để lây lan trên địa bàn.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phụ nữ mang thai, cho uống Vitamin các trẻ từ 6 -
36 tháng tuổi, tiêm phòng các loại Vac xin cho trẻ đều đạt 100%.
* An ninh quốc phòng: Năm 2011 ban chỉ huy quân sự xã triển khai thực
hiện nghiêm túc các chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên. Duy trì nghiêm chế độ sẵn
sàng chiến đấu khi có lệnh. Công tác tuyển quân đảm bảo chất lợng. Có 4 thanh
niên nhập ngũ. Công tác huấn luyện dân quân đảm bảo, thực hiện lệnh điều động
của chủ tịch UBND huyện tham gia chống cháy rừng ở xã Phú lâm và xã Hải
nhân, vận đồng quần chúng nhân dân tại xã Hải yến
Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đợc đảm bảo, phạm pháp
hình sự đợc kìm chế, ý thức chấp hành về giao thông trong nhân dân đợc nâng
lên.
Năm 2011 có 25 vụ việc sảy ra trong đó: Phạm pháp hình sự 17 vụ = 17
đối tợng; xử lý hành chính 8 vụ = 12 đối tợng; cảnh cáo 3 đối tợng; phạt tiền 9

đối tợng = 4 400 000 đ; hoà giải 5 vụ = 10 đối tợng.
Lập hồ sơ đa 4 đối tợng vào quản lý theo NĐ 163, phối hợp với công an
huyện đa 2 đối tợng vào trung tâm giáo dục
Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, tiếp dân giải quyết đơn th tố cáo có
chuyển biến tích cực.
21 Lp K52 PN2 Xó hi hc
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Hành vi, mục đích của người dân trong các hoạt động thờ cúng lễ
tết ở nông thôn hiện nay tại xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh
Hóa
Đối với các hoạt động thờ cúng, lễ tết, qua khảo sát thực tế cho thấy
người dân xã Hải Hòa có những quan niệm, hành vi, mục đích tham gia đối với
từng loại hoạt động thể hiện qua các bảng tần suất sau:
2.1.1 Giỗ gia tiên:
Mục đích, thờ cúng Tỉ lệ số người tham gia % có thực
Gìn giữ phong tục 414 92.2
Giáo dục con cái 150 33.4
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành 167 67.2
Khác 2 0.4
(Nguồn: số liệu thực tập lớp K52PN2, câu 51 ý 1)
• Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số người tham gia vào hoạt động giỗ gia
tiên, vẫn thực hiện hành vi này để gìn giữ phong tục tập quán rất cao 414/450,
chiếm(92,2%) trên tổng số người trả lời; sau đó là 67.2% quan niệm cho rằng
hoạt động này diễn ra để “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành”; nhận thức về
loại hoạt động này nhằm góp phần giáo dục con cháu về giá trị cội nguồn cũng
có 150/450 hộ nhận định, chiếm 33.4%, quan niệm. Nhận thức khác không đáng
kể có 2 người được hỏi, chiếm 0,4%. Hệ quan niệm, nhận thức cho rằng làm lễ
gia tiên nhằm gìn giữ phong tục tập quán chiếm đa số nên kéo theo sự tham gia

của đông đảo người dân nói chung cũng như đối với nhân dân xã Hải Hòa. Đây
là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tinh thần người dân.
2.2.2 Ngày rằm, mồng một:
Mục đích, thờ cúng Tỉ lệ số người tham gia % có thực
Gìn giữ phong tục 285 63,5
Giáo dục con cái 60 13,4
Có cúng có thiêng, 232 51,7
22 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
có kiêng có lành
Khác 10 2,2
(Nguồn: số liệu thực tập lớp K52PN2, câu 51 ý 2)
• Nhận xét:
Phân tích bảng số liệu về ngày rằm, mồng một ta nhận thấy hành vi của
người dân tham gia vào hình thức này đã có sự khác biết số người cho rằng để
gìn giữ phong tục là 285/450 người được hỏi, chiếm 63, 5%. Và số người hành
vi này để giáo dục con cháu chỉ có 60/450 người được hỏi, chiếm 13, 4%, số
người nghĩ rằng có thờ có thiêng, có kiêng có lành cũng rất cao 232/450 người
được hỏi, chiếm 51,7%. Những người nghĩ rằng khác ngoai ý kiến trên là 10/450
người được hỏi, chiếm 2,2 %. Qua đây nhận thấy lòng tin của người dân đối với
tín ngưỡng tâm linh ngày rằm, mồng một cũng rất lớn.
2.1.3 Lễ thanh minh:
Mục đích, thờ cúng Tỉ lệ số người tham gia % có thực
Gìn giữ phong tục 291 65
Giáo dục con cái 75 16,7
Có cúng có thiêng, có
kiêng có lành
130 29
Khác 50 11,2
(Nguồn: số liệu thực tập lớp K52PN2, câu 51 ý 4)

Hành vi của người dân nghĩ rằng tham gia lễ thanh minh dể gìn giữ phong
tục tập quán của tổ tiên chiếm tỉ lệ khá cao 291/450 người được hỏi, chiếm 65%,
còn số người cho rằng hoạt động này nhằm để giáo dục con cái chiếm tỉ lệ cũng
không nhiều 16,7%, số người cho rằng có thờ có thiêng có kiêng có lành có
130/450 người được hỏi, chiếm 29%. Còn ý kiến khác thì cung nhiều 50/450
người được hỏi, chiếm 11,2%. Qua đây nhận thấy hành vi của người dân tham
gia lễ thanh minh để gìn giữ phong tục, và cầu mong đạt được những điều tố
lành chiếm tỉ lệ cao.Số người cho rằng hành vi này để giáo dục con cái và ý kiến
khác chiếm ti lệ cũng khá nhiều.
2.1.4 Tết Đoan Ngọ:
23 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
Mục đích, thờ cúng Tỉ lệ số người tham gia % có thực
Gìn giữ phong tục 287 64,1
Giáo dục con cái 56 12,5
Có cúng có thiêng,
có kiêng có lành
126 28,1
Khác 45 10
(Nguồn: số liệu thực tập lớp K52PN2, câu 51 ý 5)
• Nhận xét:
Mục đích người dân tham gia hình thức này nhằm gìn giữ phong tục
có 287/450 số người được hỏi chiếm 64,1%, giá dục con cháu có 56/450 người
được hỏi, chiếm 12,5% còn nội dung có cúng có thiêng, có kiêng có lành có
126/450 người được hỏi, chiếm 28,1%, ý kiến khác là 45/450 người được hỏi,
chiếm 10%. Qua đây nhận thấy niêm tin tôn giáo và tấm lòng thành kính đối với
những phong tục tập quán mà tổ tiên để lại là rất lớn.
2.1.5 Rằm tháng Bảy:
Mục đích, thờ cúng Tỉ lệ số người tham gia % có thực
Gìn giữ phong tục 320 71,4

Giáo dục con cái 103 23
Có cúng có thiêng, có kiêng có lành 172 38,4
Khác 6 1,3
(Nguồn: số liệu thực tập lớp K52PN2, câu 51 ý 6)
Bên cạnh các hoạt động thờ cúng trên, về hoạt động rằm tháng Bảy số
người trả lời, rằm tháng Bảy là để gìn giữ phong tục tập quán là 320/450 người
được hỏi, chiếm 71,4%. Số người trả lời cho rằng để giáo dục con cái là 103/450
ngươì được hỏi, chiếm 23%. Số người cho rằng có thờ có thiêng, có kiêng có
lành cũng rất nhiều 172/450 người được hỏi, chiếm 38,4%. Ý kiến khác có
6/450 người được hỏi, chiếm 1,3%. Tỉ lệ người cho rằng rằm tháng Bảy nhằm
gìn giữ phong tục tập quán, và giáo dục con cái vẫn chiếm tỉ lệ cao.
2.1.6 Tết Trung Thu:
Mục đích, thờ cúng Tỉ lệ số người tham gia % có thực
Gìn giữ phong tục 174 38,9
Giáo dục con cái 202 45,2
24 Lớp K52 PN2 – Xã hội học
Báo cáo thực tập Đinh Tiên Hoàng
Có cúng có thiêng,
có kiêng có lành
50 11,2
Khác 45 10,1
(Nguồn: số liệu thực tập lớp K52PN2, câu 51 ý 7)
Khác với các hình thức thờ cúng lễ tết trên về tết Trung Thu thi nhận
thức của số người được hỏi đã có sự khác biệt về. Số người trả lời về giáo dục
con cái là 202/450, chiếm 38,9%. Số người trả lời để gìn giữ phong tục là
174/450, chiếm 38,9%. Số người cho rằng có thờ có thiêng, có kiêng có lành có
50/450, chiếm 11,2%. Số người trả lời khác là 45/450, chiếm 10,1%. Vậy ở hình
thức này mang ý nghĩa giáo dục con cái chiếm tỉ lệ cao, và niềm tin về có thờ có
thiêng, có kiêng có lành dã giảm đi. Vậy hình thức này theo người dân là để gìn
giữ phong tục tập quán, và để giáo dục con cái.

2.1.7 Tết cơm mới:
Mục đích, thờ cúng Tỉ lệ số người tham gia % có thực
Gìn giữ phong tục 132 29,5
Giáo dục con cái 31 6,9
Có cúng có thiêng,
có kiêng có lành
96 21,4
Khác 117 26,1
(Nguồn: số liệu thực tập lớp K52PN2, câu 51 ý 8)
Ở địa bần xã Hải Hòa thì không có hình thức Tết cơm mới, xong được hỏi
họ cũng trả lời, về gìn giữ phong tục có 132/450 người được hỏi, chiếm 29,5%,
giáo dục con cái có 31/450 người được hỏi, chiếm 6,9%, có thờ có thiêng, có
kiêng có lành có 96/450 người được hỏi, chiếm 21,4%, số người có câu trả lời
khác là 117/450, chiếm 26,1%.
25 Lớp K52 PN2 – Xã hội học

×