Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tại sao người ta lại xem hoạt động thực hành công tác xã hội như một tiến trình giải quyết vấn đề.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.41 KB, 7 trang )

Đề bài: Tại sao người ta lại xem hoạt động thực hành công tác
xã hội như một tiến trình giải quyết vấn đề.
Bài làm
Ngành Công tác xã hội đã bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người.
Nhưng ngành Công tác xã hội trên thế giới đã được biết đến từ đầu thế kỷ XX
để giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các
nước phương Tây. Đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, hoạt động Công tác
xã hội trở nên rất cần thiết và đã có sự tổ chức khá chặt chẽ. Gần đây, các hoạt
động Công tác xã hội đã có sự tham gia chặt chẽ của các chính phủ và các tổ
chức phi chính phủ. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã đưa Công tác xã hội
vào nội dung của bảo đảm xã hội. Sau khoảng 100 năm phát triển, ngành công
tác xã hội hiện tại đóng vai trò không thể thay thế trong việc cung cấp các dịch
vụ xã hội của các nước phát triển. Vị thế của Nghề Công tác xã hội, cũng như
của các cán bộ xã hội trong các xã hội phát triển là hết sức quan trọng đối với xã
hội, gia đình và từng cá nhân. Cán bộ xã hội có mặt trong hầu hết các lĩnh vực
trong đời sống của người dân từ giáo dục, y tế đến tư pháp, hành pháp nhằm
đảm bảo quyền lợi cho các công dân.
Sự hình thành và phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật hình thành và phát triển Công tác xã hội trên thế giới. Công tác
xã hội ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở tình cảm tốt đẹp giữa con người
và con người. Trải qua các giai đoạn lịch sử, tinh thần nhân đạo và lòng yêu
thương đồng loại luôn luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của
các chính sách xã hội, các luật lệ xã hội.
Không những thế ngành công tác xã hội còn được xem là một ngành nghề
chuyên nghiệp là một hoạt động thực tiễn manh tính tổng hợp cao, được thực
hiện từ các nguyên tắc và phương pháp chuyên môn đặc thù nhàm hỗ trợ cá
nhân, nhóm và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của họ, qua đó
công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội.
Đặc biệt là những năm trở lại đây, Công tác xã hội (CTXH) còn luôn là chủ
đề được nhiều người nhắc đến, bởi lẽ đó là ngành, nghề lien quan đến mọi lĩnh
vực trong cuộc sống. Trên cơ sở nền tảng triết lý và giá trị và nguyên tắc nghề


nghiệp của CTXH người ta đưa ra hệ thống các qui tắc ứng xử cho nhân viên
CTXH trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Những qui tắc ứng xử này đóng vai
trò như kim chỉ nam cho hành động tương tác của nhân viên CTXH với thân chủ
trong quá trình trợ giúp. Sau đây là những nguyên tắc ứng xử của nhân viên
CTXH trong quá trình tiến hành hoạt động trợ giúp.Khi giải quyết bất kì một
vấn đề nào đó thì những nhân viên CTXH đều phải thực hiện theo những bước,
những quy trình nhất định. Đó là một điều không thể thiếu khi tham gia giải
quyết một vấn đề. Để có thể hiểu rõ hơn thì chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu
các bước tiến hành của nhân viên CTXH khi giải quyết vấn đề, để từ đó có thể
trả lời được câu hỏi “Tại sao người ta lại xem hoạt động thực hành công tác xã
hội như một tiến trình giải quyết vấn đề”
1. Chấp nhận thân chủ:
Khái niệm chấp nhận thân chủ là một khái niệm trừu tượng, nhưng có thể
biến thành hành động cụ thể qua việc sử dụng các kĩ thuật. Chấp nhận đòi hỏi
việc tiếp nhận thân chủ, theo nghĩa bong và nghĩa đen, không tính toán, không
thành kiến và không đưa ra phán quyết nào về hành vi của anh ta. Nguyên tác
chấp nhận thân chủ dựa trên nền tảng của giả định triêt học mỗi cá nhân đều có
giá trị bẩm sinh, bất kể địa vị xã hội hay hành vi của anh ta. Thân chủ được chú
ý và nhìn nhận là một con người dù anh ta có thể phạm tội. Chấp nhận không có
nghĩa là tha thứ cho hành vi xã hội không thể chấp nhận, nhưng là quan tâm và
có thiện chí với con người phía sau hành vi. Thân chủ phục vụ của ngành CTXH
là con người, đặc biệt là nhóm người yếu thế, nhóm người có hoàn cảnh và nhu
cầu cơ bản chưa được đáp ứng. Mỗi con người, dù là bình thường hay bất bình
thường thì đều có nhân phẩm, có giá trị riêng và có quyền được tôn trọng, bình
đẳng. Chính vì vậy trong các hoạt động trợ giúp, nhân viên CTXH cần có thái
độ tôn trọng phẩm giá con người và chấp nhận họ. Việc chấp nhận những hành
vi, quan điểm hay giá trị của thân chủ không có nghĩa là đồng tình với những
hành vi, suy nghĩ của họ. Sự tôn trọng hay chấp nhận ở đây ám chỉ sự ghi nhận
sự tồn tại và không phán xét những hành vi những suy nghĩ của họ.
Chấp nhận thân chủ với tất cả những phẩm chất tốt hoặc xấu, điểm mạnh

hay điểm yếu, không xem xét đến hành vi của anh ta. Thái độ này có ý nghĩa rất
gần câu dạy của hầu hết các tôn giáo “Yêu người phạm lỗi, ghét hành vi tội”.
Nguyên tắc này diễn đạt thái độ thân thiên với thân chủ một sự rộng lượng và
mong muốn giúp đỡ. Sự thực hiện nguyên tắc này giúp cho nhân viên CTXH tạo
được lòng tin ở thân chủ, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của họ, đó là nền
tảng cho thiết lập mối quan hệ tương tác trong quá trình giúp đỡ.
2. Tạo điều kiện để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề
Nguyên tắc để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề là một trong những
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của nhân viên CTXH. Vấn đề là của thân
chủ, họ hiểu hoàn cảnh và khả năng của mình là hơn ai hết nếu được sự trợ giúp.
Và vì vậy họ cần là người tham gia chủ yếu từ khâu đánh giá vấn đề đến gia
quyết định, lựa chọn giải pháp, thực hiện giải pháp cũng như lượng giá kết quả
của giải pháp đó. Việc thân chủ tham gia vào hoạt động giải quyết của vấn đề sẽ
giúp cho họ học hỏi cách thức từ đó họ sẽ tăng cường khả năng đối với tình
huống có vấn đề. Người nhân viên CTXH chỉ đóng vai trò tiếp xúc, vai trò định
hướng trong quá trình trợ giúp thân chủ thực hiện giải pháp cho vấn đề của họ
mà không làm thay, làm hộ chủ yếu khích lệ họ có niềm tin để tự giải quyết vấn
đề.
3. Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
Mỗi cá nhân đều có quyền quyết định về các vấn đề thuộc cuộc đời, những
quyết định của người khác hướng dẫn họ nhưng không nên áp đặt cho họ. Trong
các tình huống, nhân viên CTXH không nên quyết định, chọn lựa hay lên kế
hoạch cho thân chủ, ngược lại thân chủ có thể được hướng dẫn và họ có khả
năng tự quyết định về mình. Trong một số trường hợp đặc biệt thân chủ không
tự ý quyết định được như trường hợp trẻ còn quá nhỏ, người có rối loạn tâm
thần thì nhân viên CTXH phải lấy ý kiến từ người bảo trợ của họ. Trong trường
hợp quyết định của thân chủ có nguy cơ tổn hại đến tình mạng của bản thân thân
chủ hay người khác thì nhân viên CTXH cũng không cần phải chấp thuận quyết
định của thân chủ mà cần thông báo cho thân chủ về quy định của pháp luật
Nguyên tắc tự quyết định, giống như sự tự do, cũng có những giới hạn của nó,

nó không mang nghĩa tuyệt đối. Quyết định của thân chủ được đặt trong một số
những quy định như hậu quả của quyết định không được gây tác hại đến người
khác và đến chính thân chủ. Hơn nữa hành vi tự quyết định phải năm trong
những chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấp nhận. Mỗi hành vi tự quyết
định còn có nghĩa là thân chủ lãnh trách nhiệm thực thi quyết định đó và đón
nhận hoặc gánh lấy các kết quả theo sau quyết định.
Thực hiện nguyên tắc này là cách mà các nhân viên CTXH giúp cho thân
chủ trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn trong cuộc
sống.
4. Đảm bảo tính nhân cách hóa
Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người do hoàn
cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những tính cách khác nhau và những mong
muốn nguyện vọng không giống nhau. Mỗi gia đình có đặc điểm riêng về nếp
sống, truyền thống gia đình. Người ta thường có câu “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà
mỗi cảnh”. Từng cộng đồng có những vấn đề riêng của họ, có nhu cầu riêng của
cộng đồng. Mỗi cộng đồng cũng có đặc điểm văn hóa vùng miền, đặc điểm địa
lý, kinh tế xã hội khác nhau. Việc cá biệt hóa trường hợp của thân chủ (cá nhân,
gia đình hay cộng đồng) giúp nhân viên CTXH đưa ra những phương pháp giúp
đỡ thích hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ
giúp thân chủ thể hiện ở việc tìm hiểu và phát hiện những nét đặc thù của trường
hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, không áp dụng cách giải quyết giống
nhau cho các trường hợp. Giải phá cho mỗi trường hợp cần được cân nhắc trên
cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ có.
Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép nhân viên
CTXH đảm bảo lợi ích thiết thực của các nhóm thân chủ và rèn luyện khả năng
ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sự bảo thủ, quan lieu, cứng
nhắc trong quá trình trợ giúp.
5. Đảm bảo tính riêng tư, kín đáo về trường hợp của thân chủ
Kín đáo hay giữ bí mật thong tin là một trong những nguyên tắc cơ bản
mà không chỉ ngành CTXH sử dụng mà nhiều ngành khác cũng áp dụng

như: ngành luật, y tế, tài chính …Nó thể hiện sự tôn trọng những vấn đề riêng tư
của thân chủ và không được chia sẻ những thong tin của thân chủ đối với người
khác khi chưa được sự đồng ý của thân chủ. Nếu nhân viên CTXH quán triệt tốt
nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện để thân chủ chân thành cởi mở, bộc lộ những
cảm xúc tâm trạng và những khó khăn của họ. Nhân viên CTXH chỉ chia sẻ
thông tin khi được thân chủ đồng ý. Đảm bảo tính riêng tư của trường hợp còn
thể hiện ở việc bảo mật lưu trữ hồ sơ. Nhân viên CTXH cần lưu trữ hồ sơ của
thân chủ cẩn thận, có khóa tủ hay mật khẩu trên máy tính. Khi tham vấn hay
phỏng vấn cần đảm bảo không gian yên tĩnh và riêng tư cho cuộc trò chuyện,
nhân viên CTXH tránh trao đổi hay hỏi chuyện về những vấn đề mang tính tế
nhị của thân chủ ở nững chỗ đông người. Trong hoạt động đào tạo hay trao đổi
thảo luận ca cần đảm bảo sự khuyết danh khi bàn luận và những trường hợp cụ
thể. Nhân viên CTXh tránh quay phim, chụp ảnh khi thân chủ không đồng ý,
cũng không nên sử dụng băng hình hay ghi âm trong khi trò chuyện với thân chủ
khi họ không chấp nhận.
Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ có ngoại lệ với nguyên tắc này nếu
như những hành vi của thân chủ đe dọa tính mạng của bản thân họ hay những
người khác thì nhân viên CTXH có quyền trao đổi thông tin với những người có
thẩm quyền. Trong một số trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền như toàn án,
người quản lí có thẩm quyền …yêu cầu người nhân viên CTXH có thể cung cấp
thông tin mà không có sự đồng ý của thân chủ.
Việc đảm bảo bí mật thông tin của thân chủ sẽ giúp cho thân chủ tin tưởng
vào nhân viên CTXH từ đó họ sẽ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác. Bên cạnh đó việc
đảm bảo bí mật của thân chủ còn là yêu cầu mang tính nhân văn trong quan hệ
con người và quan hệ đồng nghiệp.
6. Tự nhận thức về bản thân
Trong khi thực thi nhiệm vụ, với tư cách là đại điện của cơ quan xã hội nhân
viên CTXH cần ý thức rằng vai trò của mình là hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn
đề. Phục vụ thân chủ là trách nhiệm của nhân viên CTXH,vì vậy cần tránh lạm
dụng quyền lực, vị trí công việc để mưu lợi cá nhân. Đồng thời nhân viên CTXH

cần phải có ý thức được khả năng trình độ chuyên môn của bản thân có đáp ứng
yêu cầu của công việc được đề ra hay không (nghĩa là cần nhận biết được trình
độ kiến thức, kĩ năng chuyên môn của mình tới đâu)…Khi gặp trường hợp quá
phức tạp vượt quá khả năng cá nhân thì nhân viên CTXH chuyển giao trường
hợp đang thụ lí cho nhân viên CTXH khác giúp đỡ.
Tự nhận thức về bản thân là một trong những nguyên tắc không thể thiếu
được được đối với nhân viên CTXH. Nó giúp nhân viên CTXH biết được giới
hạn quyền lực của kình và có ý thức hoàn thiện bản thân để thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao phó. Việc nhận thức về bản thân của nhân viên CTXH còn đảm
bảo cho lợi ích cũng như quyền lợi của thân chủ trong trường hợp vấn đề vượt
quá khả năng của nhân viên CTXH và cần chuyển tuyến. Việc ý thức được yếu
tố này giúp cho nhân viên CTXH trung thực trong công việc, trung thực với khả
năng của bản thân.
Đồng thời nhân viên CTXH phải có khả năng nắm bắt suy nghĩ của mình,
cảm xúc của thân chủ, mà không để ý các cảm xúc này chi phối quá trình suy
nghĩ của mình. Vì thế nếu có thể, nhân viên CTXH nên duy trì một mức độ
khoảng cách nhất định, bên cạnh sự đồng cảm và mức độ cảm xúc nào đó có thể
giúp cho thân chủ giải quyết vấn đề một cách khách quan và lập kế hoạch một
cách thực tế.
7. Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp
Công cụ chính trong các hoạt động của CTXH là mối quan hệ giữa nhân
viên CTXH với thân chủ. Do thân chủ tác động của nhân viên CTXH là con
người, nhân viên CTXH cần có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp.
Những hành vi thể hiện mối quan hệ nghề nghiệp của nhân viên CTXH như tôn
trọng quan điểm giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp; không lợi dụng cương vị công
tác của mình để đòi hỏi sự làm ơn của thân chủ, không nên có quan hệ nam nữ
trong khi thực hiện CTXH và thân chủ cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác
hai chiều, song phải khách quan và đảm bảo tính yêu cầu về chuyên môn.
Nguyên tắc này giúp cho nhân viên CTXH đảm bảo tính khách quan trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ,đảm bảo sự công bằng trong giúp đỡ mọi thân chủ.

Để có thể giúp các thân chủ của mình theo các nguyên tắc và đạo đức nghề
nghiệp, nhân viên CTXH là người cần có các yếu tố: thiện chí, quyết tâm,kiến
thức và các kĩ năng nghề nghiệp và sự trợ giúp.
Qua những ý kiến trên và các bước tiến hành thực hiện của nhân viên công
tác xã hội, ta nhận thấy rõ 1 điều rằng thực hành công tác xã hội không phải đơn
giản là sự giúp đỡ theo phương thức từ thiện mà đó là một ngành nghề chuyên
nghiệp, phải có tiến trình để giải quyết vấn đề mà thân chủ của mình gặp phải.
Và điều đó cũng chứng minh được rằng tại sao người ta lại xem hoạt động thực
hành công tác xã hội như một tiến trình giải quyết vấn đề.
Hết

×