Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

báo cáo thực hành ctxh nhóm tại làng trẻ sos việt trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.27 KB, 36 trang )

[Type text]
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG BÁO CÁO
Phần I: Tổng quan về địa bàn thực tập
I, Tổng quan về địa bàn thực tập
1, Cơ sở thực tập
2, Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động của trung tâm
3, Quan điểm và mục tiêu của trung tâm
4, Các dịch vụ, chính sách và cơ cấu tổ chức của trung tâm
5, Nguồn ngân sách
II, Lý thuyết áp dụng của dịch vụ, hệ thống phẩm chất/năng lực, kinh
nghiệm mà nhân viên phải có khi làm dịch vụ này:
1, Lý thuyết áp dụng của dịch vụ
2,Hệ thống phẩm chất/năng lực, kinh nghiệm mà nhân viên phải có trong
dịch vụ này.
3, Nguồn thông tin
III, Đánh giá, kết luận
Phần II. Các hoạt động thực hiện trong quá trình thực tập
I.Giới thiệu khái quát về quá trình hoạt động :
II.Chi tiết triển khai trong quá trình thực tập:
1, Các kiến thức sử dụng trong quá trình thực tập:
2,Lý do chọn nhóm
3,Thành phần nhóm
4, Tiến trình CTXH nhóm
1
[Type text]
III, Lượng giá sơ bộ về quá trình làm việc với thân chủ
Phần III: Kinh nghiệm cá nhân trong thực tập cho phát triển nghề nghiệp,
chuyên môn
1, Lý do chọn trung tâm


2, Mục tiêu
3, Các phương pháp và kĩ năng vận dụng
4, Bài học kinh nghiệm.
2
[Type text]
BÀI LÀM
A. LỜI MỞ ĐẦU
Chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những yêu tiên, quan tâm hàng đầu
của xã hội. Bởi vì trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước.Nếu được nuôi dưỡng và
bồi đắp về tri thức, đạo đức tốt trẻ em sẽ là những người xây dựng một đất nước
giàu đẹp trong tương lai. Chính vì vậy mà Đảng , nhà nước nói chung và các gia
đình nói riêng cũng luôn tạo điều kiện để cho trẻ em được phát triển toàn diện về
thể chất và tâm lý.
Nhưng không phải trẻ em nào sinh ra cũng có một điều kiện tốt nhất để phát triển,
và hoàn thiện nhân cách. Bên cạnh những em được sinh ra trong điều kiện đầy đủ
có sự chăm sóc của gia đình, bố mẹ, được đến trường và tham gia vào các hoạt
động xã hội và kết nối với cộng đồng thì còn rất nhiều trẻ em đang gặp hoàn cảnh
khó khăn trong cuộc sống.
Đặc biệt là trẻ em mồ côi, các em thuộc đối tượng không có nơi nương tựa. Đã có
rất nhiều các tổ chức nước ngoài và các chính sách của Đảng và nhà nước ta quan
tâm và trợ giúp các em. Trong đó có hệ thống làng trẻ SOS – nơi nuôi dưỡng trẻ
em mồ côi. Ở các làng trẻ, các em có mái ấm gia đình, được chu cấp đầy đủ về ăn
ở, và học tập. Nhưng bên cạnh đó các em vẫn còn thiếu rất nhiều kĩ năng sống và
sự tư vấn tâm lý cần thiết để tự tin hơn trong giao tiếp và hòa nhập cộng đồng.
Chính vì vậy chúng tôi đã chọn địa điểm làng trẻ SOS Việt Trì để thực hành nghề
với đề tài : “Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm nhằm tăng cường
năng lực trợ giúp giữa các thành viên trong nhóm”.
Đây cũng là báo cáo kết quả thực tập chuyên ngành I của cá nhân với nhóm trẻ tại
làng trẻ em SOS Việt Trì – Phú Thọ.
3

[Type text]
B. NỘI DUNG BÁO CÁO
Phần I: Tổng quan về địa bàn thực tập:
I, Tổng quan về địa bàn thực tập:
1, Cơ sở thực tập :
- Tên cơ sở thực tập: Làng trẻ em SOS Việt Trì- Phú Thọ.
- Địa chỉ: Phường Dữu Lâu- Thành phố Việt Trì- Phú Thọ.
- Tel/fax: 02103 849 019
- Email:
2, Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động của trung tâm:
a, Lịch sử hình thành :
- Ngày 22/12/1987, Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định với Làng trẻ em SOS
Quốc tế về việc thành lập Làng trẻ em SOS Việt Nam. Đến nay đã có 14 Làng trẻ
em SOS được xây dựng từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thanh
Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Bến Tre, Cà Mau, Điện
Biên và TP. Hồ Chí Minh.
- Làng trẻ em SOS Việt Trì thuộc dự án của Bộ Lao Động thương binh và xã hội.
Cho đến nay, có khoảng 15 dự án trực thuộc 15 tỉnh, thành phố đã được đưa vào
hoạt động.
b, Quá trình hoạt động:
- Làng đón trẻ đầu tiên vào cuối năm 1998.
- Hiện nay, tổng số trẻ trong Làng là 230em
- Từ đầu năm 2011 cho tới nay, Làng đã khảo sát và đón 6 trẻ vào Làng, tổng số
trẻ Lưu xá là 43, trong đó có 05 trẻ tự lập không qua bán tự lập, 01 trẻ bán tự lập,
09 trẻ học đại học, 04 trẻ học cao đẳng, 03 trẻ đang học nghề, còn lại học phổ
thông.
- Trường mầm non: Trường vẫn duy trì 6 lớp học tổng số : 22 học sinh
• Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trẻ:
Các mẹ, dì đều hết sức lo lắng và quan tâm cho sức khỏe của các con, sắp xếp
cho các con thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, đảm bảo ăn uống

đầy đủ để các con phát triển tốt nhất về mặt thể chất .
- Bên cạnh đó các con làng tham gia chơi các môn thể thao tự rèn luyên sức
khỏe cho mình: bóng đá, cầu lông, bong bàn…
4
[Type text]
- Tính đến thời điểm này các con trong làng đều có sức khỏe tốt. Tuy nhiên
một số các con Làng mắc các bệnh thông thường do sự chuyển đổi thời tiết
giữa các mùa như viêm họng, cúm, viêm phế quản. Làng đã chỉ đạo nhân viên
y tế cùng các Mẹ, dì chăm sóc và điều trị bệnh cho các con kịp thời và có
những biện pháp phòng ngừa bệnh: tiêm phòng viêm gan A, B, quai bị.
- Trong những năm qua Làng phân công 1 Dì nấu ăn cho các con Lưu xá. Từ đó
tạo điều kiện tốt để Cán bộ giáo dục phối hợp quản lý các con và hướng dẫn các
con trồng và chăm sóc rau xanh.
• Tình hình học tập và kết quả học tập của trẻ:
Các con làng luôn có ý thức quyết tâm cao trong học tập, tự giác chăm
chỉ học tập nên kết quả học tập tổng kết năm sau cao hơn các năm trước:
Năm
học
Tổng
số
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
10-11 136 32 23,5 56 41,2 48 35,3 0 0
(Theo :Báo Cáo công tác quý II năm 2011 của làng trẻ SOS Việt Trì )
Nhiều con Làng đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh,
thành phố như:
- Phạm Thị Nhung đạt giải nhì môn lịch sử lớp 12
- Nguyễn Thị Loan đạt giải nhì môn lịch sử lớp 12
- Trần Thị Hằng đạt giải ba môn lịch sử lớp 9

- Nguyễn Mạnh Toàn đạt giải khuyến khích môn sinh học lớp 8
• Các mặt công tác hoạt động khác:
a, Về đạo đức:
- Các con Làng đã có nhiều tiến bộ trong rèn luyện đạo đức. Hầu hết các
con vẫn giữ được thói quen chào hỏi, lễ phép khi gặp khách hoặc người lớn tuổi
hơn vào làng. Các con mới được đón vào làng đã nhanh chóng ổn định nề nếp và
hào nhập với cộng đồng Làng.
- Nhiều con tự giác trong học tập và trong lao động nhất là những công việc
như dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn rau, cây xanh…
- Không có con Làng bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu.
5
[Type text]
* Kết quả rèn luyện đạo đức:
Năm
học
Tổng
số
Hạnh kiểm
Tốt Khá CCg
SL % SL % SL %
10-11 136 122 89,7 13 9,6 1 0,7
(Theo :Báo Cáo công tác quý II năm 2011 của làng trẻ SOS Việt Trì )
b, Các hoạt động khác:
- Các con trong làng SOS Việt Trì tích cực tham gia vào các hoạt động
khác như tham gia vào lao động sản xuất cùng mẹ: tu sửa vườn rau, trồng thêm
nhiều rau xanh và cây ăn quả trong vườn . Từ đó tạo môi trường cảnh quan của
Làng xanh- sạch – đẹp.
- Các con trong Làng cũng tham gia các hoạt động thể dục thể thao: bóng
đá, bóng bàn, cầu lông, cờ vua, vẽ tranh…
- Câu lạc bộ Mẹ - Dì được duy trì đều đặn. Ba tháng câu lạc bộ Mẹ- Dì sinh

hoạt một lần. Các giảng viên trình độ chuyên môn cao được Làng mời tới sinh
hoạt câu lạc bộ Mẹ- Dì để nói chuyện và truyền đạt một số kiến thức về quản lý
gia đình, chăm sóc trẻ nhỏ và giáo dục con gái lớn, tư vấn giúp đỡ các mẹ về sức
khỏe sinh sản.Câu lạc bộ Mẹ- Dì vẫn tiếp tục luyện tập môn Dưỡng sinh để nâng
cao sức khỏe.
- CLB chị gái lớn hoạt động có hiệu quả. Làng đã mời các giảng viên vào
giảng bài, nói chuyện về tâm lý cho tuổi mới lớn, giúp con Làng tự tin hơn khi sắp
bước vào tuổi trưởng thành.
- Làng kết hợp với trung tâm phòng chống bệnh xã hội tổ chức các lớp học
về cách phòng chống HIV/ AIDS cho nhân viên và các con gái lớn của Làng.
- Làng tổ chức tốt các ngày kỉ niệm của dân tộc cũng như của tổ chức SOS.
Tết Nguyên Đán, ngày thành lập Đảng 3/2, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành
lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các hoạt động thiết thục như tổ chức
thi đấu thể thao, tham gia thi đấu thể thao do sở lao động tổ chức. Đặc biệt nhân
ngày quốc tế phụ nữ 8/3;
- Nhân dịp đầu xuân Làng đã tổ chức các chuyến du xuân, lễ chùa cho các
bà mẹ, Dì, giáo viên và nhân viên.
- Làng cử 2 đồng chí cán bộ giáo dục nam để quản lý các con tại lưu xá.
Các nhân viên đều tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao.
6
[Type text]
• Công tác hướng nghiệp và chuẩn bị cho trẻ hòa nhập cộng
đồng:
- Cán bộ Lưu xá của Làng SOS Việt Trì luôn học hỏi đồng nghiệp của các
Làng bạn để định hướng và hường nghiệp cho trẻ.
- Tổ chức các buổi thảo luận nhóm để trẻ tự nói lên ý thích và hướng phấn
đấu về nghề nghiệp mình muốn lựa chọn.
- Tổ chức các buổi giao lưu với các anh chị sinh viên Quốc tế để nâng cao
khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho trẻ.
- Công tác hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề được làm thường xuyên,

chu đáo. Làng cho họp các con học lớp 9 và lớp 12 để trao đổi, định
hướng cho các con chọn khối thi, trường thi sao cho phù hợp với khả năng
của các con. Để từ đó, các con chọn khối thi, trường thi phù hợp theo
nguyện vọng để đạt kết quả cao nhất. Việc hướng nghiệp thường xuyên và
kịp thời đã giúp trẻ tự tin, cố gắng hơn trong học tập.
• Đối với trẻ mẫu giáo:
- Trường thực hiện đúng nội dung chương trình học tập giáo dục mần non
mơi của Bộ giáo dục và đào tạo. Luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học nhằm
giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu được nội dung chương trình, đảm bào sự phát triển
toàn diện cho trẻ.
- Dinh dưỡng và sức khỏe: Trường đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho
trẻ qua khẩu phần ăn hàng ngày kết hợp sự theo dõi định kì phát triển của trẻ. Kết
quả đạt hơn 90% trẻ phát triển tốt.
- Trường đã tổ chức họp phụ huynh học sinh sau học kì I, từ đó phụ huynh
thống nhất cao với trường mẫu giáo trong mọi chủ trương và phối hợp giáo dục
học sinh đạt hiệu quả cao.
- Trường thực hiện khoản chi theo đúng hướng dẫn của Làng SOS Việt
Nam. Việc chi tiêu tài chính của trường được thực hiện theo đúng dự toán được
duyệt dưới sự giám sát của kể toán và chủ tài khoản, đảm bảo chi đúng, hiệu quả
và chính xác.
- Trường hiện có 15 giáo viên, nhân viên cơ hữu. Trong đó có 1 hiệu
trưởng, 12 giáo viên đứng lớp và 2 nhân viên cấp dưỡng. Đội ngũ giáo viên, nhân
viên nhà trường đã tập trung thời gian, công sức để đảm bảo chất lượng dạy và học
của nhà trường và giữ gin uy tín với phụ huynh học sinh.
• Công tác đỡ đầu:
- Đăng kí đỡ đầu cho trẻ mới vào Làng.
- Thực hiện thường xuyên, kịp thời công tác liên lạc giữa người đỡ đầu và
trẻ.
7
[Type text]

- Làm tốt công tác liên lạc giữa Làng với người đỡ đầu của Làng.
- Thực hiện báo cáo về sự phát triển của trẻ và dự án Làng với người đỡ
đầu của Làng.
• Kết quả đạt được:
- Luôn luôn duy trì đủ số lượng trẻ trong Làng, duy trì và quản lý tốt hoạt
động của Làng.
- Con Làng có đạo đức tốt, đạt kết quả cao trong học tập.
- Đội ngũ cán bộ, bà mẹ, bà di làm việc nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm.
- Sử dụng tài chính đúng nguyên tắc và có hiệu quả.
- Bảo quản tốt cơ sở vật chất và giữ đẹp cảnh quan Làng
3, Quan điểm và mục tiêu của trung tâm:
Mục đích của Làng trẻ em SOS Việ Trì nhằm mang lại "sự quan tâm chăm
sóc như trong một gia đình" cho trẻ nghèo đói, lang thang và trẻ mồ côi. Hàng
triệu trẻ em đang sống mà không có một mái ấm gia đình với muôn vàn lý do như:
• Bố mẹ ly hôn.
• Bạo lực gia đình.
• Sự thiếu quan tâm của bố mẹ.
• Không còn bố mẹ do chiến tranh hoặc thiên tai.
• Bệnh tật - bao gồm cả sự tăng lên của AIDS.
4, Các dịch vụ, chính sách và cơ cấu tổ chức của trung tâm
- Làng trẻ em SOS Việt Trì bao gồm 3 bộ phận: Trường mẫu giáo( trẻ mồ
côi hòa nhập với cộng đồng và trẻ ngoài), bộ phận giáo dục: từ 4 đến 5
người, bộ phận phụ.
- Bộ phận chính của trung tâm bao gồm 15 gia đình , ở trong 15 khu căn hộ
khác nhau, mỗi căn hộ có một mẹ nuôi trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc
suốt cuộc đời, tình nguyện không xây dựng gia đình. Trẻ được đưa đến
trung tâm không phân biệt tuổi tác, được trung tâm nuôi đến khi nào tự
hòa nhập được với cộng đông, tự đi làm và được trung tâm hỗ trợ luong
trong vòng 3 năm đầu tiên ( bán tự lập-tự lâp).
- Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày diễn ra như các gia đình bình thường.

(Các mẹ từ 7hđến 8h sáng đi chợ, 10h cơm nước….
- Làng trẻ SOS Việt Trì hoạt động theo 4 chủ thể: “Bà mẹ, các anh chị em,
ngôi nhà gia đình và cộng đồng làng”. Trong đó, nhân tố chính là các
8
[Type text]
“bà mẹ” - là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng,
không có con riêng, cũng không nặng gánh gia đình, tình nguyện đảm
nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những trẻ mồ côi (có hoàn cảnh đặc
biệt) như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã hội học. Mỗi
“bà mẹ” làm chủ một “ngôi nhà gia đình”, có toàn quyền định đoạt trong
việc nuôi dưỡng từ 8 đến 10 “đứa con” (từ sơ sinh đến 18 tuổi) như
những người mẹ khác trong xã hội. Có 15 ngôi nhà hợp thành một "làng"
SOS. Phương pháp tối ưu được áp dụng là tình cảm và trái tim của người
mẹ, chú trọng gia đình, lấy nền tảng tri thức, nghề nghiệp làm bước đệm
cho trẻ hòa nhập cộng đồng.
- Thiết kế: giữa ba ngôi nhà thì có một khu vườn riêng, tạo thành một xóm
nhỏ. Đây cũng chính là đặc thù cộng đồng dân cư của người Châu Á.
- Mối liên kết giữa các gia đình tạo thành cộng đồng làng, các gia đình
trong Làng cũng giống như những gia đình tự nhiên khác ( tôn trọng, thân
thiết, mâu thuẫn…)
- Hôn nhân gia đình: Làng có 5em gái đã lập gia đình, 4em đã sinh con. Khi
các con em trong Làng lập gia đình đều có sự hỗ trợ của Làng, con em
trong Làng làm việc có dự án khả thi thì sẽ được hỗ trợ vốn để lập nghiệp.
- Làng trẻ em SOS Việt Trì đón trẻ ở 4 tỉnh lân cận: Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Tuyên Quang, Yên Bái, thông thường ở tỉnh Phú Thọ (khoảng hơn
100em, ba tỉnh khác thì dưới 100 em.
- Tiêu chí đón trẻ:
+ Không giới hạn tuổi( tối đa 6 tuổi nam,4 tuổi nữ, còn có thể điều
chỉnh độ tuổi )
+ Trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, mất nguồn nuôi dưỡng ( tổng số nữ

khoảng 60%, nam 40 %)
+ Trẻ đi học ở trường ngoài xung quanh Làng. Trường PTTH Hermann
có ba cấp thuộc Làng SOS, trẻ có thể đến học, không bắt buộc.
+ Trường PT Hermann Gmeiner Việt Trì được thành lập năm 2000, là
một trong 10 trường trên toàn quốc do tổ chức làng trẻ em SOS Quốc tế tài
trợ và bảo trợ 100% nguồn vốn đầu tư và hoạt động. Trường có đủ 03 cấp
học phổ thông gồm 24 lớp (từ lớp 01 - lớp 12) với tổng số 812 học sinh.
9
[Type text]
+ Trẻ nam từ 14 tuổi trở lên phải tách ra ở riêng tại khu Lưu xá sinh
viên để sinh hoạt và học tập.
+ Trẻ đi xa, ngày lễ, Tết được về thăm Làng, thăm Mẹ. Trẻ trong Làng
được nghỉ ngày lễ, Tết được về thăm gia đình, thăm quê.
- Tiêu chí chọn mẹ: + Không ràng buộc
+ Không có gia đình riêng
+ Có khu nghỉ hưu dành cho các bà mẹ nghỉ hưu suốt đời.
+ Được hưởng hai chế độ: tiền lương và tiền ăn.
- Các cán bộ giáo dục, nhân viên điện nước, lái xe… trong Làng có nhiệm
vụ hỗ trợ các mẹ nuôi trong việc sinh hoạt cũng như chăm sóc, nuôi
dưỡng các con Làng.
- Nhân viên giáo dục : Làng tuyển các thầy cô giáo để tư vấn, theo dõi
quá trình học tập của trẻ, yêu trẻ, tham vấn cho các bà mẹ. Mảng hoạt
động nuôi dưỡng, giáo dục có trách nhiệm thăm nom, tư vấn, tham
mưu , đây cũng chính là nhiệm vụ chuyên môn trọng yếu.
- Tổ chức ba kì sơ kết, đợt một( tháng 5, 6), hè ( tổ chức vui chơi giải trí,
khen thưởng cho các em có thành tích), tháng 11( có các hoạt động
tham quan, du lịch, tổ chức cá giải thi đấu thể thao ). tuy nhiên những
hoạt động này không nhiều bởi nguồn tài chính và nhân lực của Làng
còn hạn chế.
5, Nguồn ngân sách:

- Làng trẻ SOS Việt Trì thuộc dự án của Bộ Lao động thương binh và xã
hội, được các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ, đàu tư xây dựng : Áo, Ấn Độ, Đức…
- Làng được hỗ trợ kinh phí từ tổ chức Làng trẻ em SOS Việt Nam, được
cung cấp tài liệu, kinh nghiệm tìm hiểu trẻ thiếu và cần gì…
- Ngoài ra, Làng con nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức ban ngành, đoàn
thể, trường học, các cá nhân trong nước và nước ngoài có tấm lòng hảo tâm…
II, Lý thuyết áp dụng của dịch vụ, hệ thống phẩm chất/năng lực, kinh
nghiệm mà nhân viên phải có khi làm dịch vụ này:
1, Lý thuyết áp dụng của dịch vụ:
a, Lý thuyết hệ thống:
Thuyết Hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng
trong công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ những gì họ thiếu và những hệ thống
10
[Type text]
trợ giúp nào họ có thể tiếp cận và tham gia bởi trọng tâm của hệ thống là hướng
đến những cái tổng thể và mang tính hoà nhập.Thuyết hệ thống được áp dụng cho
các hệ thống xã hội, như các nhóm, các gia đình, các xã hội cũng như các hệ thống
sinh học. Công tác xã hội cố gắng tìm ra những chỗ mà thân chủ và môi trường
của họ đang có những vấn đề, khó khăn trong tương tác từ đó giúp họ thực hiện
các công việc trong cuộc sống. Vì thế nhiệm vụ của công tác xã hội là:
• Giúp con người sử dụng và nâng cao khả năng của bản thân nhằm giải
quyết vấn đề
• Xây dựng mối quan hệ mới giữa người và các hệ thống nguồn lực
• Giúp, chỉnh sửa tương tác giữa mọi người với các hệ thống nguồn lực
• Giúp phát triển và thay đổi chính sách xã hội
• Đưa ra sự trợ giúp thực tế
• Hoạt động như một tác nhân kiểm soát xã hội
b, Phương pháp CTXH cá nhân .
-Định nghĩa: Phương pháp CTXH cá nhân là phương pháp can thiệp để
giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần;

chữa trị, phục hồi sự vận hành của các chức năng xã hội; giúp họ tự nhận thức và
giải quyết các vấn đề xã hội bằng chính khả năng của mình.Trong quá trình làm
việc với thân chủ nhân viên CTXH vận dụng những kỹ năng chuyên nghiệp của
CTXH như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham vấn, kỹ năng đánh giá vấn đề.
c, Phương pháp CTXH với nhóm
- Định Nghĩa: Phương pháp CTXH với nhóm là sự vạn dụng kỹ năng
mang tính chất chuyên nghiệp để can thiệp, hỗ trợ những nhóm xã hội yếu thế
nhằm thay đổi nhận thưc, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề xã
hội của các thành viên trong nhóm.
Tiến trình CTXH với nhóm cần phân biệt rõ nhóm xã hội được xác định
trước và nhóm được thành lập có chủ định. ( Nhập môn CTXH )
d, Phương pháp CTXH với cộng đồng:
- Định nghĩa: Là phương pháp với một cộng đồng dân cư vốn có mối
quan hệ và nhu cầu chung, với sự trợ giúp từ bên ngoài nhàm từng bước tự nâng
11
[Type text]
cao năng lực, thay đổi hiện trạng , giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết của cộng
đồng.
e, Phương pháp CTXH với gia đình.
Nhân viên CTXH áp dụng phương pháp trị liệu gia đình. Khi làm việc
với một gia đình khác với làm việc với cá nhân. Vì làm việc với gia đình phải đối
mặt với các cá nhân cùng sự nhận thức khác nhau về vấn đề và những mục tiêu
riêng của họ. Đối với gia đình nhân viên CTXH phải hình thành mối quan hệ với
từng thành viên trong những buổi tiếp xúc ban đầu.
• Nhân viên CTXH là người điều hành buổi nói chuyện nên cần
khéo léo làm sao cho mọi người ai cũng được trình bày ý kiến của mình, ai
cũng phải nghe ý kiến của người khác khi họ nói.
• Nhân viên CTXH cần duy trì sự trung lâp. Lắng nghe ý kiến
của tất cả các ý kiến sau đó phân tích tổng hợp và gợi mở 1 phương hướng
chung cho gia đình.

2,Hệ thống phẩm chất/năng lực, kinh nghiệm mà nhân viên phải có
khi làm dịch vụ này:
Nhân viên CTXH sử dụng các kỹ năng và phuơng pháp chuyên ngành
kết hợp với nhóm đa thành viên để giúp đỡ thân chủ trong việc vận động thân chủ
tham gia quá trình điều trị, duy trì quá trình điều trị và tái phục hồi các chức năng
xã hội. Đặc biệt là trong quá trình trợ giúp nhóm trẻ tại Làng trẻ SOS Nhân viên
CTXH có những vai trò sau đây :
• Trước hết là sự chia sẻ, cảm thông với những những mặc cảm
tự ti, những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống của thân chủ, thiết lập mối
quan hệ tốt đẹp với thân chủ.
• Tham vấn cho thân chủ thấy được ý nghĩa của việc tham gia
quá trình điều trị cũng như những lợi ích hay nguồn lực hỗ trợ cho thân chủ
trong khi điều trị.
• Cung cấp thông tin về cơ sở, vai trò và trách nhiệm của nhân
viên CTXH và các nhân viên khác trong cơ sở; phương pháp cũng như kế
hoạch điều trị cho than chủ, yêu cầu, nguyên tắc của việc điều trị ( tuỳ
thuộc vào tình trạng bệnh của thân chủ ).
12
[Type text]
• Khi thân chủ tự quyết định tham gia quá trình điều trị tại cơ
sở, nhân viên CTXH và nhóm đa thành viên cùng thân chủ lên kế hoạch
điều trị cụ thể.
• Giúp thân chủ duy trì quá trình điều trị.
• Nhân viên CTXH đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên
truyền cho cộng đồng., giúp thân chủ tự tin, nâng cao năng lực tự giúp cho
thân chủ để họ có khả năng hòa nhập cộng đồng.

3, Nguồn thông tin:
Các thông tin trên đây là do tôi đã thu thập được qua các nguồn sau :
+ Theo :Báo Cáo công tác quý II năm 2011 của làng trẻ SOS Việt Trì

+ Dựa trên quá trình thực tập tại trung tâm : Tôi được cung cấp thông tin qua các
buổi giới thiệu tổng kết của trung tâm.
+ Những thông tin trên còn dựa trên quá trình tiếp xúc và phỏng vấn cán bộ trung
tâm, các mẹ nuôi và các em.
III, Đánh giá, kết luận:
a, Đánh giá:
Khi đến trung tâm “ Làng SOS Việt Trì “,tôi nhận thấy rằng đây là một nơi rất
sạch đẹp và quy mô khoa học. Đồng thời đây cũng là một môi trường thuận lợi về
mọi mặt để cho sinh viên chúng tôi thực tập.Được sự giúp đỡ tận tình của nhân
viên trung tâm, các mẹ nuôi của các khu nhà nên chúng tôi có thể dễ dàng hòa
nhập, để giao lưu, học tập kinh nghiệm làm việc với trẻ em.
Ngoài ra chúng tôi còn được tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng thực hành những
kiến thức đã được học vào trong thực tiễn.Qua việc tham gia vào các hoạt động
của trung tâm, được tiếp xúc trực tiếp với trẻ chúng tôi thêm hiểu về những tâm tư,
nguyện vọng của các em.
Đội ngũ nhân viên của trung tâm và các mẹ nuôi, qua quá trình tiếp xúc tôi nhận
thấy rằng, họ là những người giàu tình cảm, có tâm và rất nhiệt huyết với các em.
Tuy nhiên mọi người ở đây vẫn chưa thực sự được trang bị đầy đủ về những kĩ
13
[Type text]
năng CTXH chuyên nghiệp, nên đôi khi chúng tôi còn gặp khó khăn trong cách
bày tỏ về quan điểm và tính nhất quán về phương pháp.Các em ở đây tuy được đáp
ứng đầy đủ về những nhu cầu cơ bản, tuy nhiên lại chưa được trang bị một cách
cân bằng các kĩ năng sống, kĩ năng hòa nhập, vì thế rất cần đến sự quan tâm và
giúp đỡ của các nhân viên CTXH.
b, Kết luận:
Qua tìm hiểu về các thông tin trên các báo, internet và được trao đổi trực
tiếp với ban giám đốc trung tâm làng trẻ SOS Việt Trì : Tôi nhận thấy rằng hệ
thống làng trẻ ở nước ta còn chưa đc phân bố đều ở các tỉnh và thành phố, hiện
nay mới chỉ có 14 tỉnh có làng trẻ SOS, vì thế vẫn chưa thể giải quyết đc nhu cầu

từ thực tiễn. Đây là một hạn chế, hy vọng trong tương lai không xa nước ta sẽ có
các dịch vụ tham vấn, chăm sóc một cách chuyên nghiệp hơn. Cần tổ chức các
hoạt động các nhóm tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho mọi người.Hơn nữa cần
bổ sung thêm những nhân viên CTXH được đào tạo chuyên sâu để hỗ trợ thêm
cho các trẻ em trong làng về các kĩ năng sống cũng như tham vấn về tâm lý, để các
em phát triển một cách tốt nhất.
Phần II. Các hoạt động thực hiện trong quá trình thực tập :
I.Giới thiệu khái quát về quá trình hoạt động :
• Mục đích, mục tiêu:
Trong đợt thực hành này, nhóm sinh viên chúng tôi sẽ được vận dụng lý thuyết và
kỹ năng thực hành công tác xã hội với một nhóm đối tượng yếu thế : đó là nhóm
trẻ em mồ côi
- Chúng tôi sẽ áp dụng những phương pháp công tác xã hội để giúp đỡ
hỗ trợ những cá nhân và nhóm người yếu thế trong xã hội, mà cụ thể là nhóm trẻ
em mồ côi
- Đồng thời tiến hành can thiệp và giúp đỡ những trẻ em gặp vấn đề
khó khăn trong cuộc sống như chưa hòa đồng, chưa tự tin, những vấn đề mà các
em vẫn chưa giải quyết được. Mang đến cho các em niềm vui và niềm hạnh phúc
và những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống
14
[Type text]
- Chúng tôi được học hỏi kinh nghiệm giáo dục, chăm sóc trẻ từ cán bộ
và nhân viên trong trung tâm.
- Chúng tôi được tiếp xúc và giao lưu với các mẹ, các em nhỏ và cán bộ,
nhân viên trong trung tâm cùng với các bạn sinh viên các trường đại học, nhằm
mang lại không khi vui vẻ , yêu đời, hòa nhập cuộc sống cho trẻ em trong trung
tâm.
- Mục đích cuối cùng của chúng tôi là hoàn thành tốt đợt thực tập và thu
được những kết quả, những bài học kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thành bài
thực hành công tác xã hội một cách hiệu quả.

• Vai trò, trách nhiệm và các hoạt động đã thực hiện:
Trong quá trình thực tập,tôi cũng như các thành viên khác trong nhóm sinh viên đều có
chung một vai trò và trách nhiệm cụ thể đó là : Giúp đỡ thân chủ giải quyết những vấn
nạn mà thân chủ đang gặp phải( giúp các em trong nhóm hòa đồng với nhau hơn, tự tin,
giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày)
-Trách nhiệm của nhân viên xã hội trong trợ giúp đối tượng, đặc biệt là trẻ em là phải
hết sức chuyên tâm, mang tính công bằng cao, có sự thấu cảm với nhóm thân chủ. Cần
phải góp phần giải quyết được những vấn đề khó khăn mà nhóm đối tượng đang vấp
phải, kết nối những nguồn lực bên ngoài đến với các em, làm sao để các em có khả
năng phát triển tốt nhất về năng lực của chính bản thân mình, cũng như khả năng hòa
đồng, tự tin và tăng cường năng lực giúp đỡ tương trợ lẫn nhau.
-Hoạt động: sau đây là bảng hoạt động mà tôi và nhóm sinh viên đã thực hiện :
Thời
gian
Mục tiêu cụ thể Hoạt động Kết quả mong muốn
22/8 -Tổng quan địa bàn
- Tìm hiểu về các
trẻ trong Làng SOS
Việt Trì.
Khảo sát địa bàn
Tiếp cận đối tương.
- Thu thập thông tin
- Thăm quan làng trẻ
và quan sát những em
nhỏ trong trung tâm,
tìm hiểu về các nhóm
đối tượng trong trung
tâm
- Có được tổng quan về địa
bàn nghiên cứu

- Đánh giá sơ bộ về những trẻ
em trong trung tâm => thống
nhất nhóm đồi tượng là các
em nhỏ 6-13tuổi và sống
trong một nhà
15
[Type text]
-Gặp gỡ cán bộ giáo
dục trong trung tâm để
có được những tài liệu
cụ thể về làng trẻ
23/8 - Thành lập nhóm
đói tượng
- Đưa ra quy chế và
mục tiêu nhóm.
- Tìm hiểu nhu cầu
thân chủ
- Gặp gỡ nhóm trẻ
trong trung tâm, chọn
nhóm trẻ nhà A1 để
thành lập nhóm, tiếp
xúc đối tượng để tìm
hiểu về nhu cầu của
từng em, làm quen tạo
môi trường thân thiện
để xúc tiến thành lập
nhóm
- Gặp gỡ mẹ nhà A1 để
thảo luận và tìm hiểu
thêm về đối tượng

- Thành lập nhóm đối
tượng
- Phỏng vấn sâu để
hiểu rõ nhu cầu của
từng em
- Thảo luận nhóm để
thấy được cách nhìn
của thân chủ với vần đề
- Vẽ tranh để tìm hiểu
mơ ước
- Phỏng vấn sâu mẹ
nuôi =.> đặc điểm tính
cách của mỗi em,
những mặt mạnh và
những mặt chưa mạnh
của các em,tìm kiếm sự
giúp đỡ và tạo điều
kiện về nơi sinh hoạt
nhóm, phổ biến qua
cho mẹ nuôi vè kế
- Đã thành lập được nhóm đối
tưọng và đưa ra đựoc quy chế
cho nhóm., bầu ra nhóm
trưỏng và đưa ra mục đích
hoat động, mục tiêu, kế hoạch
cho nhóm
- Tìm hiểu được nhu cầu của
nhóm
- Tìm hiểu rõ được nhu cầu
của nhóm đối tượng từ đó làm

cơ sở cho những hoạt động
tiếp theo
16
[Type text]
hoạch hoạt dộng của
nhóm
24/8 -Hướng cho thân
chủ hiểu về tương
trợ nhóm và tầm
quan trọng của
tương trợ nhóm dối
với mỗi thành viên,
- Hình thành ý thức
tự nguyện tương
trợ giữa các thành
viên
-Hỏi thăm về lịch sinh
hoạt cá nhân của các
em => Để thấy được sự
tự giác và nâng cao
mối tương tác với các
thành viên nhóm nhiệm
vụ và đối tượng
- Chơi trò chơi tương
tác=> tìm ra mục đích
trò chơi
- Thảo luận nhóm về
những chủ đề liên quan
tới sự tương trợ , đưa ra
những câu hỏi mở để

các em bộc lộ những
suy nghĩ của mình =>
đặc điểm tính cách của
mỗi em, cách nhận
thức về sự trợ giúp lẫn
nhau của mỗi thành
viên
- Trong các hoạt động
lồng ghép để các thành
viên nhóm thực hiện
theo đứng nội quy=>
nhắc lại nội quy.
- Thành viên trong nhóm hiểu
rõ về sự trợ giúp lẫn nhau và
hình thành đựợc ý thức tự
tương trợ giữa các thành viên
nhóm
- Thấy được ý nghĩa của sự
tương tác giữa các thàn viên
trong nhóm.
17
[Type text]
25/8 - Các thành viên
nhóm cung trợ giúp
nhau làm nên bức
tranh chung của
nhóm
=>nâng cao tính
tưong trợ lẫn nhau,
phát huy hết những

năng lực của các
thành viên trong
nhóm
- Các thành viên nhóm
thảo luận vè chủ đề vẽ
tranh
- Cùng nhau vẽ bức
tranh về phong cảnh
thiên nhiên và khu nhà
của mình
- Nhóm trưởng phân
công nhiệm vụ cho
từng thành viên , cả
nhóm cùng thảo luận
để thống nhất những ý
tưởng và thể hiện
những ý tưởng đó lên
=> thấy được sự tương
tác. những mâu thuẫn
nảy sinh và cách giải
quyết mâu thuẫn của
các thàh viên=> sự tiến
bộ của các thành viên
trong cả nhóm và nâng
cao tính trợ giúp lẫn
nhau
- Nói chuyện , thảo
luận với mẹ nuôi về sự
thay đổi của các em=>
thấy được những tác

động của kế haọch trợ
giup đối với thân
chủ=> có những hướng
đi phù hợp
- Cùng các em sinh
hoạt tập thể , mỗi em sẽ
tự thể hiện một năng
khiếu của mình ( hát ,
đọc thơ, kể chuyện
cười, đóng giả các con
- Các thành viên nhóm đã
cùng hoàn thàh bức trah về
phong cảnh, bức tranh thể
hiện cuộc sống của các em và
tình cảm của các em dành cho
mẹ và cho các thành viên
trong gia đình
- Các thành viên trong nhóm
đã có những thay đổi đáng kể
trong suốt quá trình trợ giúp
- Các thành viên đã tự tin bộc
lộ bản thân nhờ sự động viên,
chia sẻ và cổ động của cá
thành viên khác trong nhóm
- Cả nhóm đã cùng thảo luận
và đưa ra một tiết mục văn
nghệ để biểu diễn tối 26/8
18
[Type text]
vật)

- Cùng thảo luận để tập
một tiết mục văn nghệ
biểu diễn tối 26/8
26/8 - Cùng nhóm đối
tượng tập một tiết
mục văn nghệ cho
đêm diễn
- Kết thúc lượng giá

- Cả nhóm cùng tập bài
hát “ước mơ” => thể
hiện những ước mơ của
các em
- Sự đoàn kết và cùng
nhau vượt qua những
khó khăn
- Công diễn tiết mục
hát múa của cả nhóm
- Liên hoan và tặng quà
lưu niệm giữa nhóm
nhiệm vụ và nhóm đối
tượng, chuẩn bị tinh
thần cho nhóm đối
tượng khi kết thúc
- Cả nhóm tập hoàn thiện bài
hát + múa
- Các thành viên trong nhóm
tự tin thể hiện trước tất cả các
bạn khác trong trung tâm tiết
mục của mình

- Các thành viên cởi mở, thân
thiện
- Chia tay vui vẻ
- Nhóm đối tượng vẫn duy trì
hoạt động dựa trên những tiêu
chí hoạt động đã đề ra trước
đó.
27/8 - Gặp mặt BGĐ và
các Mẹ trong Làng
gửi lời cảm ơn và
chia tay
- Tạo môi trường tốt
cho nhóm thân chủ khi
kết thúc trị liệu hoạt
động.
- Chuẩn bị tâm lý cho
thân chủ khi kết thúc
hoạt động.
19
[Type text]
II.Chi tiết triển khai trong quá trình thực tập:
1, Các kiến thức sử dụng trong quá trình thực tập:
1.1 Các khái niệm công cụ
+ Trẻ mồ côi: Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị
bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội
ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa. Trẻ em mồ côi còn được hiểu bao
gồm cả trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha)
mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi
dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có
nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.

1.2 Phương pháp và quan điểm tiếp cận nghiên cứu
*Quan điểm nền tảng trong nghiên cứu và thực hành CTXH:
- Lấy nền tảng triết lý của công tác xã hội để dẫn đường cho việc xác định mục
đích và các hành động đối với thân chủ:
+ Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu xã hội.
+ Giữa cá nhân và xã hội có sự phụ thuộc hỗ tương.
+ Cả hai đều có trách nhiệm đối với nhau.
+ Con người đều có những nhu cầu giống nhau, nhưng mỗi con người là một cái
gì đó độc đáo, không giống với người khác.
+ Cá nhân được phát huy các tiềm năng của bản thân đồng thời cần được thể hiện
trách nhiệm đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.
+ Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát
huy hay tự thể hiện của cá nhân bằng cách làm cho mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
không bị mất cân bằng.
- Phương pháp công tác xã hội cá nhân:
Đồng thời với công tác xã hội nhóm thì tôi sử dụng công tác xã hội cá nhân để bổ
trợ. Sử dụng công tác xã hội cá nhân nhằm mục đích tìm hiểu sâu về cá nhân của từng
đứa trẻ, tâm tư, tình cảm của các em từ đó có thể giúp đỡ các em bằng chính mối quan hệ
20
[Type text]
của NVXH với từng em, hay sử dụng kết hợp với sinh hoạt nhóm để đưa các em hoà
nhập tốt trong môi trường nhóm và xã hội.
- Phương pháp công tác xã hội nhóm là phương pháp được sử dụng chính trong
nghiên cứu này. Phương pháp công tác xã hội nhóm sử dụng mối quan hệ của nhóm mồ
côi sử dụng chương trình sinh hoạt nhóm, bầu không khí nhóm như là công cụ để tác
động vào từng đứa trẻ và mang lại tăng trưởng tâm lý xã hội cho các em.
Trong 3 mô hình nhóm, chúng tôi chọn mô hình nhóm tự giúp nhằm nâng cao sự
tự tin và khả năng cố kết, sự tương trợ giữa các thành viên trong nhóm.
2,Lý do chọn nhóm:
Khi bắt đầu đến thực tập tại trung tâm, chúng tôi đã được ban giám đốc

điều hành trung tâm cho phép được giao lưu và tiếp xúc với các em theo những
khoảng thời gian nhất định.Sau một số buổi tiếp xúc, nói chuyện cùng các em
chúng tôi nhận thấy ngoài sự hồn nhiên vô tư trên khuôn mặt các em là sự tồn tại
những vấn đề tâm lý như : các em mặc cảm về hoàn cảnh của mình , có em trầm ,
ít tiêp xúc , do các em thiếu thốn tình cảm gia đình, người thân, thiếu sự quan tâm
chăm sóc nên các em luôn ao ước tìm được sự đồng cảm, tình yêu thương và sự sẻ
chia, có em tỏ ra bướng bỉnh và quậy phá, nhưng khi đã quen thì các em rất ngoan
và dễ nói chuyện .
 Chúng tôi đã thống nhất chọn nhóm gồm 6 em : Các em trong độ tuổi từ
6 đến 13 tuổi, để thưc hiện công tác xã hội với nhóm nhằm mục đích giúp đỡ các
em trong học tập và sinh hoạt trên tinh thần tự giác , giữa các em có mối quan hệ
gần gũi hơn các thành viên còn lại trong nhà Hoa Ban nên việc hoạt động nhóm sẽ
thuận lợi hơn .
3,Thành Phần Nhóm : ( Được sự cho phép của người giám hộ và các em, tôi xin
được trích tên thật của các em )
• Số lượng nhóm gồm 6 em trong gia đình nhà hoa Ban ( Nhà A1)
1. Trần Tiến Đạt 10 tuổi
2. Giàng A Dê 9 tuổi
3. Lê Thị Hoàng Hà 6
tuổi
4.Nguyễn Lê Hương 13 tuổi
5.Đinh Văn Thạch 12 tuổi
6. Nguyễn Thị Nga 11 tuổi
21
[Type text]
Mẹ nuôi của các em, phụ trách nhà A1 là cô: Ngô Thị Bích Loan.
• Loại hình nhóm : Nhóm hoạt động ( nhóm tự giúp ) thông qua
các hoạt động sinh hoạt học tập, trò chuyện và vui chơi, nhằm
nâng cao sự tương tác và tự giúp đỡ giữa các thành viên trong
nhóm.

• Tên nhóm : Hoa Ban Mai
• Lý do chọn hình thức nhóm : “ Học tập và vui chơi” Với mục
đích cung cấp các hoạt động vui chơi giải trí có chủ động cho các
thành viên trong nhóm trẻ . Từ đó giúp xây dựng các phẩm chất
cần thiết , giải toả những cảm xúc tiêu cực của bản thân mỗi cá
nhân . Qua vui chơi mục đích của chúng tôi còn nhằm truyền đạt
và xây dựng ý thức tự giác giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và
cuộc sống hàng ngày của các em.
• Đặc điểm, tình hình chung của nhóm đối tượng :
STT Họ và tên
Giới
tính
Quê Quán Hoàn cảnh gia đình
Đặc điểm tính
cách
1. Nguyễn Lê Hương Nữ Thái Bình Mẹ em sinh em ra khi còn
rất trẻ và không được
Bố em thừa nhận Sau đó
Mẹ em bán em cho bố
mẹ nuôi. Em ở vói
bố mẹ nuôi được 6
tháng.Em có biểu hiện
trầm cảm. Sau đó lấy lý do
là từ khi có em hai
vợ chồng thường xuyên
bất đồng nên bố mẹ nuôi
cũng đưa em vào trung tâm
khi em còn học lớp 1.
Nhút nhát , ngại
tiếp xúc ,ít nói,

không dám nhìn
thẳng vào người
đang nói chuyện
với mình, hay
tủi thân.
2. Đinh Văn Thạch Nam Yên Bái Bố mẹ chia tay, em từng
ở với bà ngoại. Nhưng
vì bà quá già, không đủ
diều kiện để nuôi dưỡng
em nên đưa em vào trung
tâm. Em rất ít được thăm
Khi tiếp xúc với
mọi người em
rất ít nói nhưng
mẹ Loan lại kể
rằng em rất hay
nói và biết nhiều
22
[Type text]
nuôi công việc trong
gia đình, em
thích tìm tòi
và khám
phá những thứ
xung quanh.
3. Nguyễn Thị Nga Nữ Tam Nông
_ Phú Thọ
Em và anh trai cùng
được đưa vào làng tháng
3/2010. Bố mẹ em mất nên

các bá đưa 2 anh em vào
trung tâm.
Ngoan,
hòa đồng, dễ nói
chuyện. Em hay
cười và thích
hát.
4. Trần Tiến Đạt Nam Phú Thọ Em được đón về từ bệnh
viện sau khi sinh được 01
ngày. Mẹ em là học sinh
phổ thông nên theo nguyện
vọng của gia đình, ông
ngoại đã làm thủ tục xin
cho em vào trung tâm để
không ảnh hưởng tới việc
học và tương lai của
mẹ em sau này. Em
được đón vào trung tâm
năm 2001.
Hoạt bát,
hòa đồng, cởi
mở.Đôi khi hay
nghịch. Em
thích ca hát.
5. Giàng A Dê Nam Mù Cang
Chải
– Yên Bái
Bố mẹ mất do sạt lở đất
được đưa vào trung tâm
10/2010 với em gái. Em

gặp khó khăn trong giao
tiếp và việc làm quen với
những sinh hoạt ở trung
tâm vì em là người dan tộc
H’ Mông. Phải mất 04
tháng em mới
có thể nói được tiếng Kinh,
nhưng hiện tại em vẫn rất
khó khăn trong việc hòa
nhập với mọi người.
Nhút nhát,gặp
khó khăn trong
giao tiếp và
ngôn ngữ.
23
[Type text]
6. Lê Thị Hoàng Hà Nữ Phú Thọ Mẹ có vấn đề tâm lý, sinh
ra trong điều kiện không
có bố. Mẹ em đi làm
nên ông bà đón em
về và gửi vào làng
Ngoan, dễ tiếp
xúc, hay cười,
hay nói.
• Điểm mạnh, điểm yếu của nhóm đối tượng và vấn đề của nhóm:
• Điểm mạnh
- Qua quá trình tiếp xúc và làm việc với nhóm trẻ Hoa Ban Mai, tôi nhận thấy rằng
một trong những điểm mạnh quan trọng của nhóm đó là các em đều là những
trẻ phát triển bình thường , sức khoẻ tốt , được giáo dục, nuôi dưỡng tại cùng gia
đình trong Làng .Đây là điều kiện , là nền tảng vững chắc để các em có thể phát

triển khả năng có sẵn .
- Các em đều xuất thân ở những hoàn cảnh khác nhau : em thì bố mất , em
thì mẹ mất ,có em mất cả cha lẫn mẹ, nhưng đều thuộc hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn vì vậy dễ dàng liên kết , cảm thông giúp đỡ lẫn nhau .
- Điểm chung giữa các em là đều trong độ tuổi đi học và học ở trường có trẻ em
ngoài làng nên các em rất biết hoà đồng , vui vẻ , gần gũi và thân thiết .
• Điểm yếu
- Điểm yếu đầu tiên khi tiếp xúc với các em mà tôi nhận thấy là : Các em đều
là những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn , vào Làng từ nhỏ nên thiếu hụt tình
cảm , thiếu đi sự giáo dục dạy dỗ của người lớn nhất là ông bà , cha mẹ ruột thịt .
- Ngoài ra các em còn mặc cảm về hoàn cảnh của mình nên việc tiếp xúc với
những bạn ngoài Làng còn hạn chế ( có em còn e dè và thiếu niềm tin vào mọi
người xung quanh)
- Các em ngoài giờ học và một số hoạt động ngoại khoá của Làng thì các em
ít đươc tiếp xúc với môi trường bên ngoài , điều này ảnh hưởng đến khả năng
thích ứng cộng đồng sau này của các em khi các em rời khỏi làng
• Vấn đề của nhóm đối tượng :
Qua những thông tin thu thập được chúng tôi đã xác định được một số vấn đề
mà nhóm đang gặp phải cần được giúp đỡ là :
24
[Type text]
- Các em còn chưa ý thức được viêc học của mình, chỉ thích học những môn mình
khá, các em con yếu ở một số môn cơ bản.
-Các em còn mặc cảm , tự ti về hoàn cảnh của bản thân mình , điều này ảnh hưởng
đến sự cởi mở của các em với những người ngoài Làng
- Có em vào Làng từ khi còn rất bé ( như em Đạt và Thu Hà, các em vào Làng từ
lúc mới đẻ ) nên chưa ý thức được về mối quan hệ gia đình thực sự . Khả năng
giao tiếp còn hạn chế, chưa ý thức được ý nghĩa của sự giúp đỡ mọi người trong
gia đình.
• Nguồn lực hỗ trợ

- Chúng tôi nhận được sự quan tâm, can thiệp giúp đỡ của Mẹ Loan ( mẹ nuôi của
nhà hoa Ban và em Phúc - người con lớn nhất trong gia đình hiện nay đã tốt
nghiệp cấp 3 và đang chờ kết quả thi ) .
- Ngoài ra chúng tôi còn nhận được sự hướng dẫn của thầy Hồi Loan, cô Mai Kim
Thanh, Mai Tuyết Hạnh và các thầy cô khác về kiến thức chuyên ngành .
4, Tiến Trình CTXH với nhóm:
4.1 . Giai đoạn 1: Xúc tiến việc thành lập nhóm :
Nhóm sinh viên chúng tôi đã lựa chọn nhóm đối tượng gồm 6 em trong gia
đình Hoa Ban ( nhà A1). Việc tiếp cận nhóm đối tượng này lần đầu tiên chúng tôi
cũng gặp không ít khó khăn vì các em còn chưa quen nhưng sau lần đầu thì thuận
lợi hơn vì nhóm các em đã làm quen với chúng tôi sau buổi đầu tiên . Sau vài
lần đến tiếp xúc và trò chuyện chúng tôi đã thành lâp được nhóm 6 người gồm các
em ở độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi có mối quan hệ thân thiết với nhau hơn các thành
viên khác trong nhà .
Việc thành lập nhóm cũng gặp khó khăn vì lịch học của các em không giống
nhau; nên chúng tôi đã phải cân nhắc để tiến hành hoạt động nhóm cho phù hợp
thời gian và hoạt động có hiệu quả .
- Thời gian tiếp xúc : bắt đầu lần đầu tiên vào ngày 22/8/2011 , và sau 1 vài lần
đến tiếp xúc thì ngày 23/8/2011chúng tôi tiến hành việc thực hiện công tác xã hội
với nhóm với 6 em ở trên .
25

×