Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân đô thị hiện nay (khảo sát tại phường cao xanh – thành phố hạ long- tỉnh quảng ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.5 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA XÃ HỘI HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN
ĐÔ THỊ HIỆN NAY
(Khảo sát tại phường Cao Xanh – thành phố Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
HỌ VÀ TÊN :
LỚP : K52 – XHH
HÀ NỘI, 2011
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đảng và Nhà nước ta luôn
coi trọng việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu tại Đại hội Đảng lần XI
quyết định chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển nhanh bền vững phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta
trở thành một nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã vạch ra nhiệm vụ, phương hướng,
mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là: “Đẩy mạnh tốc độ phát
kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả tính bền
vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tạo
được nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế
trí thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội. Nâng cao vị
thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”. Thì vấn đề thu nhập nâng
cao mức sống trở thành nội dung và mục tiêu chính của quá trình CNH, HĐH.
Phường Cao Xanh trực thuộc TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cũng đang


từng bước chuyển mình để thích nghi với các điều kiện phát triển kinh tế mới,
với những di tích vùng biển có sẵn, nơi đây thu hút đông đảo một lượng vốn
đầu tư trong và nước ngoài vào Việt Nam, góp phần vào việc nâng cao tốc độ
tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Với các khu công nghiệp chế biển
hải sản và khai thác than được mở rộng đã thu hút một lượng lao động trong
và các vùng lân cận, đồng thời kéo theo hàng loạt các thay đổi trong đời sống
của các hộ gia đình người dân tại đây.
Quảng Ninh đã có những thay đổi đáng kể trong vài năm trở lại đây đặc
biệt là phường Cao Xanh, TP Hạ Long. Đời sống của người dân đã được cải
thiện rõ rệt, thu nhập cao hơn do vậy mà mức sống của người dân cũng khác
2
trước, đời sống của người dân trên địa bàn được nâng cao, cơ sở vật chất kĩ
thuật được kiên cố hóa. Nguồn thu nhập chính ở đây là từ buôn bán kinh
doanh là chủ yếu. Ngoài ra còn có thu nhập từ một số nguồn thu khác đóng
góp không nhỏ cho đời sống người dân như từ nghề khai thác thủy hải sản,
khai thác than, lương hưu và các nghề sửa chữa điện tử, máy móc công
nghiệp… tuy có nhiều nguồn thu từ các công việc trên nhưng mức thu nhập
và đời sống của người dân vẫn còn thấp, mức chênh lệch về thu nhập giữa hộ
giàu và nghèo là rất lớn. Vấn đề thu nhập là một trong những chỉ báo quan
trọng phản ánh về mức sống của người dân.
Quan tâm chú ý tới vấn đề thu nhập của người dân nơi đây chúng tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu này để có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề
thu nhập của các hộ gia đình cũng như tìm hiểu về các yếu tố tác động đến sự
thay đổi nguồn thu nhập ấy.Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao thu nhập ở địa phương này cũng như giải quyết các
khía cạnh xã hội nảy sinh do thu nhập mang lại.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh sẽ làm
sáng tỏ về nghề nghiệp, độ tuổi, số người sống chung… ảnh hưởng như thế

nào đến đời sống của các hộ gia đình nơi đây.
Tìm hiểu thu nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh cho chúng
ta thấy rõ hơn về ý nghĩa của đường lối đổi mới trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây là hoàn toàn đúng
đắn, được thể hiện qua các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, công
bằng xã hội.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu sẽ cho chúng ta thấy được thực trạng về thu nhập của các
hộ gia đình ở phường Cao Xanh trong điều kiện mới, đã phản ánh được phần
nào đời sống, vật chất của các hộ gia đình. Từ đó, chúng tôi phác họa được
3
thực trạng về thu nhập và những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của
các hộ gia đình đó.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số đề xuất có thể được xem như là
một giải pháp tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, chính quyền
địa phương có cơ sở để đưa ra những chính sách thích hợp, nhằm từng bước
cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở phường Cao Xanh
nói riêng và các hộ gia đình trên cả tỉnh nói chung.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của người dân đô thị
hiện nay?
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Từ những vấn đề đã nêu trên, do đây là một đề tài lớn trong phạm vi
của bài báo cáo thực tập, chúng tôi chỉ nhằm nghiên cứu những vấn đề sau.
Mô tả mức về thu nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh, thành
phố Hạ Long hiện nay và xác định các nguồn thu chủ yếu đến thu nhập chính
của người dân.
- Chỉ ra một số yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các hộ
gia đình ở phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long như: nghề nghiệp, học vấn,
giới tính, độ tuổi

- Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi đưa ra những
khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở
phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long.
5. ĐỐI TƯỢNG - KHÁCH THỂ - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình ở phường
Cao xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi chọn các hộ gia đình ở phường Cao xanh,
TP Hạ Long, - tỉnh Quảng Ninh là khách thể nghiên cứu của đề tài.
4
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Được tiến hành trên địa bàn từ các hộ dân tổ 29 khu phố 2A, 2B,3A ở
phường Cao xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Thực hiện vào tháng
03/2011.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp chọn mẫu bằng bảng hỏi
- Số lượng mẫu:
Đề tài nghiên cứu chọn Phường Cao Xanh để nghiên cứu. Nghiên cứu
của chúng tôi chọn một cách ngẫu nhiên có chủ định bao gồm 277 đối tượng,
trong đó có 277 hộ gia đình được điều tra qua bảng hỏi chung của cả lớp, 5
đối tượng khác được hỏi qua bảng phỏng vấn sâu cá nhân. Số liệu thu thập
qua bảng hỏi được xử lý dành riêng cho chuyên nghành xã hội học, đó là
chương trình SPSS for windows
- Cơ cấu mẫu:
Về giới tính: Nam 47,3 %
Nữ 52,7%
Về độ tuổi: Từ 18 đến 25 tuổi 1,1%
26đến 35 tuổi 17,8%
36 đến 45 tuổi 40,6%

46 đến 55 tuổi 23,9%
56 đến 70 tuổi 16,7%
Về trình độ học vấn: - Tiểu học 3,7%
- THCS 11,4%
- THPT 13,2%
- THCN 19,8%
- Cao đẳng 7,7%
- Đại học 9,9%
-Trên đại học 0,7%
-khác 3,7%
5
Về thu nhập: Từ 1500 đến 4500 42,6%
5000 đến 9000 34,7%
10000 đến 40000 22,7%
Về mức sống: Giàu 2,5%
Khá giả 25,3%
Trung bình 67,1%
Nghèo 5,1%
(Nguồn số liệu thực tập K52A – XHH)
Đây là phương pháp thu thập thông tin chủ yếu dùng cho đề tài nghiên
cứu này. Số lượng bảng hỏi được tiến hành là 277 bảng thu về được 277 bảng
hợp lệ, mỗi bảng có 52 câu hỏi.
Nội dung bảng hỏi tập trung vào các vấn đề lao động, việc làm và kinh
tế hộ gia đình ở thành phố biển trong nền kinh tế thị trường nhưng trong bảng
hỏi có một số câu hỏi được chúng tôi sử dụng phục vụ cho nghiên cứu của đề
tài. Tìm hiểu về thu nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh thành phố
Hạ Long, Người phỏng vấn: Các bảng hỏi được tiến hành bởi các sinh viên
trong lớp K52-PN1 sinh viên ngành xã hội học hệ tại chức đã học xong một
số chuyên ngành trong đó có tác giả của báo cáo chính là (L) Chính là người
trực tiếp xây dựng bảng hỏi và trực tiếp đi thu thập thông tin và người được

hỏi là 277 đối tượng hộ gia đình đang sinh sống và làm việc tai phường Cao
Xanh, thông tin thu được từ 52 bảng hỏi được chúng tôi xử lý theo chương
trình phần mềm SPSS.
6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 5 đối tượng khác nhau
trong đó có 3 Nam, 2 Nữ với nghề nghiệp và trình độ học vấn khác nhau.
Những thông tin thu được nhằm bổ sung và hỗ trợ cho những thông tin thu
được từ phỏng vấn bằng bảng hỏi và nhằm làm rõ hơn.
6
6.3 Phương pháp phân tích tài liệu
Ngoài những phương pháp trên nghiên cứu của chúng tôi còn sử dụng
phương pháp phân tích tài liệu, đã đọc và phân tích những nguồn tài liệu bao
gồm những báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, phương hướng
phát triển kinh tế xã hội năm 2011, những tài liệu, những sách báo, tạp chí,
thống kê, một số bài viết và một số những nghiên cứu trước như: Tác giả
Luyện thi Hay k49 XHH viết về thực trạng thu nhập của người dân ở thành
phố Lạng Sơn…, nhằm làm phong phú và phản ánh thực trạng xung quanh
vấn đề nghiên cứu tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long.
Tóm lại: Trong những phương pháp trên mà được vận dụng trong quá
trình nghiên cứu thì phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi là chủ yếu, được
tôi đặc biệt quan tâm hơn cả bởi khả năng cung cấp thông tin xác thực và
được thực hiện trên phạm vi tương đối rộng.
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
Thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn đã có những thay đổi đáng
kể. Phần lớn người dân có mức thu nhập trung bình là không cao, nguồn thu
từ rất nhiều ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu từ hoạt động kinh doanh,
buôn bán.
- Yếu tố nghề nghiệp, độ tuổi, học vấn, giới tính… ảnh hưởng trực tiếp
tới thu nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh.

-Xu hướng thời gian tới, mức tổng thu nhập của các hộ gia đình trên địa
bàn phường sẽ tiếp tục tăng. Ngày càng có nhiều người dân coi hoạt động
kinh doanh, buôn bán là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình.
7
7.2. Khung lý thuyết
8
Điều kiện kinh tế - xã hội
Hộ gia đình
Nguồn thu Mức thu
Các yếu tố ảnh hưởng
Giới
tính
Học vấn
Tuổi
Nghề
Nghiệp
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý luận chung
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn xem xét sự
vật hiện tượng trong một quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến.
Áp dụng quan điểm này chúng tôi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh. Đi sâu lý giải về thu nhập của
các hộ gia đình như là kết quả tác động của nhiều yếu tố tác động khác như:
nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính… qua xử lý tương quan.
2. Lý thuyết xã hội học
Đặc biệt chuyên ngành xã hội học kinh tế, xã hội học nghề nghiệp
2.1. Lý thuyết về sự biến đổi xã hội

Mọi xã hội không ngừng biến đổi sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn
định bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó.Và
sự biến đổi đó trong xã hội hiện đại đang ngày càng rõ hơn, nhanh hơn. Điều
này làm cho ta nhận thấy biến đội không còn là mới mẻ. Có nhiều cách quan
niệm về sự biến đổi xã hội. Cách hiểu rộng nhất, đó là sự thay đổi so sánh với
một trình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước. Trong phạm vi hẹp hòi,
người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi về cấu trúc
của xã hội (hay tổ chức xã hội nào đó) mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc
đến phần lớn các thành viên của một xã hội.
“August Comte – người đưa ra thuật ngữ “xã hội học” đã tin tưởng
rằng khi các nhà xã hội học xác định những nguồn gốc của sự biến đổi xã hội
thì họ có thể giúp chương trình cho một xã hội tương lai tốt hơn. A.comte
9
tuyên bố rằng, biến đổi xã hội là: chắc chắn sẽ xảy ra – nó theo một con
đường phát triển – và những tiến bộ tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn”.
“Biến đổi xã hội là những thay đổi diễn ra trong khuôn mẫu tổ chức xã
hội, cấu trúc, thiết chế, đời sống xã hội: biến đổi xã hội bao trùm một loại
hiện tượng rất đa dạng, từ những biến đổi trên quy mô lớn tới quy mô nhỏ, từ
ngắn hạn cho đến dài hạn, từ cấp độ toàn cầu tới cấp độ gia đình. Biến đổi
có thể khới xướng từ phía chính phủ thông qua hoạt động lập pháp, hành
pháp; từ phía công dân khi họ tổ chức lại thành các phong trào xã hội, từ
việc truyền bá văn hóa, tư tưởng hay do các hệ quả không có chủ định của
khoa học công nghệ. Biến đổi xã hội còn do yếu tố môi trường hay do những
chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế”.
Vận dụng lý thuyết về biến đổi xã hội để giải thích sự biến đổi về xã
hội nó diễn ra bao trùm một loạt những hiện tượng; nó tác động biến đổi đến
hầu hết các lĩnh vực trong xã hội mà điều chúng ta đặc biệt quan tâm trong
bài báo cáo này đó là những “sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế”. Điều này
có nghĩa là từ sự biến đổi xã hội làm chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế và
đương nhiên là thu nhập của gia đình là không tránh khỏi sự thay đổi đang

diễn ra trong bối cảnh kinh tế - xã hội này.
Trên cơ sở lý luận của các lý thuyết biến đổi xã hội, chúng tôi xem xét
thêm lý thuyết về phân tầng xã hội để giải thích thêm cho sự thay đổi về thu
nhập của các hộ gia đình.
2.2. Lý thuyết phân tầng xã hội của Mac Weber
Trong lý thuyết này Weber cho rằng, cấu trúc xã hội nói chung và sự
phân tầng xã hội nói riêng chịu tác động của hai nhóm yếu tố cơ bản sau đây:
- Các yếu tố kinh tế (vốn, tư liệu sản xuất, thị trường…)
- Các yếu tố phi kinh tế (vị thế xã hội, năng lực, cơ may, quyền lực…)
trong quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội.
10
Weber thừa nhận yếu tố kinh tế biểu hiện cụ thể qua các cơ hội trao đổi
trên thị trường là yếu tố quyết định số phận con người, do đó ông đưa ra 2
hình thức phân tầng xã hội về mặt kinh tế.
- Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản.
- Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về mức thu nhập.
Hai tháp phân tầng này không còn hoàn toàn trùng khít nhau mà đan
xen, tương tác, chuyển hóa cho nhau. Trong xu thế đó, đúng như Weber nhận
xét, phân tầng xã hội thành các nhóm thu nhập diễn ra phổ biến trong xã hội
hiện đại. Vận dụng lý thuyết này vào trong quá trình nghiên cứu, mục đích để
chỉ ra hệ quả cơ bản nhất mà thu nhập gây ra cho xã hội là sự phân hóa giàu
nghèo sẽ ngày càng tăng ảnh hưởng lớn tới các vấn đề xã hội khác.
3. Hệ khái niệm công cụ
3.1. Khái niệm thu nhập
Một trong những yếu tố quy định mức sống của mỗi người, mỗi gia
đình là tài sản mà cá nhân, gia đình đó sở hữu. Tài sản đó được hình thành
thông qua thu nhập bằng nhiều nguồn khác nhau.
Thu nhập là tổng giá trị nhận được thu được trong một khoảng thời
gian nhất định. Các giá trị ở đây được biểu hiện bằng tiền tệ, giá trị cả hình
thức vật chất, phi vật chất.

3.2. Khái niệm hộ gia đình
Trước khi tìm hiểu khái niệm hộ gia đình, chúng ta tìm hiểu về khái
niệm Hộ và khái niệm Gia đình
- Khái niệm Hộ
Hộ được hiểu như một nhóm người sống chung dưới một mái nhà, có
thể có quỹ chi chung. Hộ có thể gồm những người có quan hệ ruột thịt, họ
hàng, hay bạn bè quen biết. Theo định của nghĩa Liên Hợp Quốc cho rằng:
“Hộ là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung và
cùng có một ngân quỹ.”
-Khái niệm Gia đình:
11
Khái niệm này được sử dụng chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở
quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Đồng thời gia đình cũng có thể
một số người được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết thống.
LHQ đã lưu ý: Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu và đa dạng. Từ
quan niệm sống đến hình thức tổ chức gia đình, vai trò, chức năng của nó đều
bắt nguồn từ đặc điểm kinh tế, văn hóa từng nước, từ trình độ phát triển nền
văn minh của từng xã hội cụ thể. LHQ còn khẳng định: Gia đình còn là một
yếu tố tự nhiên và cơ bản của xã hội, một đơn vị kinh tế
Như vậy, Hộ gia đình có thể được hiểu như sau
Hộ gia đình là một nhóm xã hội gồm 2 hay nhiều người gắn bó với
nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (hoặc quan hệ nhận con
nuôi), vừa nhằm đáp ứng nhu cầu riêng tư của họ, vừa nhằm cung cấp nhu cầu
xã hội về cả thể xác lẫn tinh thần.
3.3. Khái niệm Thu nhập hộ gia đình
Thu nhập của hộ gia đình được hình thành từ thu nhập của từng cá nhân
trong hộ hoặc cũng có thể hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ như các khoản tiền được hưởng khác của hộ. Là việc nhận
được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó hay còn có các khoản
thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm.

Trên đây là một số khái niệm căn bản nhất dùng cho đề tài nghiên cứu,
một số khái niệm khác có liên quan trong quá trình phân tích vấn đề sẽ được
tôi tiếp tục xem xét và đưa vào theo từng khía cạnh cụ thể của đề tài.
4. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tiến hành nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình là rất cần thiết
và có tác dụng rất to lớn. Trong thực tế nghiên cứu về thu nhập đã đặt nền
móng cho các nghiên cứu về mức sống và phân tầng xã hội. Trên thực tế,
phân tích thống kê về thu nhập của cá nhân nói riêng và thu nhập của các hộ
gia đình nói chung là một việc không hề dễ, bởi điều đó đụng chạm đến nhiều
vấn đề tế nhị về mặt cá nhân, xã hội. Qua tham khảo một số tài liệu tôi được
12
biết đến các tác giả sau, họ đã từng đề cập tới vấn đề thu nhập trong một số
công trình nghiên cứu của mình.
Luận án thạc sĩ kinh tế học của Nguyễn Hoài Dương (1998) có đi sâu
nghiên cứu “Một số vấn đề về thu nhập và mức sống của dân cư trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”. Trong nghiên cứu này,
trên cơ sở hệ thống hóa về mặt lý luận thu nhập và mức sống trong nền kinh
tế thị trường, tác giả phân tích những kinh nghiệm của một số quốc gia điển
hình trong việc giải quyết vấn đề thu nhập và mức sống người dân, tác giả
tiến hành phân tích tình hình thu nhập và mức sống của dân cư trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ đó nêu quan điểm và đề xuất một số
giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo và nâng cao thu nhập, mức sống của dân cư
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Chính
phủ. Hà Nội tháng 05 năm 2002.
Qua tìm hiểu các nghiên cứu trên cho thấy các tác giả chủ yếu đi sâu
phân tích thu nhập trên phương diện lý thuyết, nhìn nhận vấn đề thu nhập ở
cấp độ vĩ mô. Thực tế có rất ít báo cáo hay bài viết đi sâu vào từng đối tượng
cụ thể. Với đề tài nghiên cứu trên, một mặt tôi hy vọng tiếp thu các báo cáo
đã được nghiên cứu trước đó, mặt khác tôi định hướng đi sâu vào một đối

tượng cụ thể, đó là các hộ gia đình trên địa bàn phường Cao Xanh. Hiểu và
nắm rõ hơn về thực trạng vấn đề thu nhập trên địa bàn phường trong bối cảnh
cụ thể về điều kiện tự nhiên - kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội.
5. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
5.1. Điều kiện tự nhiên
Cao Xanh được xác định là phường thuộc trung tâm của thành phố Hạ
Long. Phường Cao Xanh được xác định là phường thuộc trung tâm của thành
phố Hạ Long, phường được thành lập năm 1981, trên cơ sở tách ra từ thị trấn
Cao Thắng, thị xã Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh thành hai phường Cao Thắng và
13
Cao Xanh, năm 1994 phường Cao Xanh tiếp nhận hợp nhất toàn bộ xã Thành
Công – Thành phố Hạ Long.
+ Phía đông giáp phường Cao Thắng,
+ Phía tây giáp Vịnh Hạ Long
+ Phía nam giáp phường Yết Kiêu và phường Trần Hưng Đạo.
+ Phía bắc giáp phường Hà Khánh.
5.2. Điều kiện kinh tế - Văn hóa - Xã hội
Về kinh tế
Những năm gần đây phường Cao Xanh có tốc độ phát triển đô thị hóa
nhanh, dân số cơ học tăng lớn. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế từ 8 – 10%/năm,
tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt từ 6 – 8,5 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế có
sự chuyển dịch nhanh theo hướng: thương mai dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp
và ngư nghiệp. Bộ mặt đô thị của phường từng bước được đổi mới, kết cấu hạ
tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, đời sống của phần đông dân cư được cải
thiện và nâng cao rõ rệt. Các ngành dịch vụ, sản xuất kinh doanh có lợi thế
của địa phương được phát triển như: Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, chế
biến các sản phẩm từ gỗ, thương mại…, thu hút tốt các nguồn đầu tư để phát
triển kinh tế, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động/năm. Phường cũng thu
hút các dự án đầu tư phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng cơ sở: Đặc biệt các dự
án phát triển đô thị như: Khu đô thị mới Cao Xanh - Vựng Đâng; Cao Xanh -

Hà Khánh A,B đường tỉnh lộ 337
Về văn hóa - giáo dục
Thành phần dân tộc: Kinh chiếm đa số; Hoa 30/ 17.905, chiếm 0.16%;
Tày 15/17.905, chiếm 0,08%; Sán Dìu: 02. Thái : 01. Tôn giáo đa số theo đạo
phật, công giáo chiếm 0,16% (30 người). theo số liệu thông kê đến hết
31/12/2009: Tỷ lệ hộ dân có mức sống khá và giàu chiếm: 38%; trung bình
chiếm: 60,04%, hộ nghèo chiếm 0,8% (trong đó hộ nghèo theo tiêu chí Quốc
gia có 17/38 hộ).
14
* Công tác văn hóa: Phường triển khai có hiệu quả phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng khu phố văn hóa, đến nay
100% các khu phố đã xây dựng và thực hiện tốt các quy ước ở khu dân cư.
Hàng năm, số tổ dân đạt tiên tiến xuất sắc chiếm 25%; gia đình văn hóa chiếm
95%; 100% các khu phố hoàn thành các chỉ tiêu về thu các khoản thuế, quỹ
và đóng góp theo quy định, thường xuyên duy trì 2 -3 khu phố đạt tiên tiến
xuất sắc được thành phố cấp bằng công nhận khu phố văn hóa. 6/10 khu phố
đã có nhà sinh hoạt cộng đồng. Từ năm 2006 địa phương đã đầu tư xây dựng
khu vui chơi cho thanh thiếu niên với diện tích trên 1000m
2
gồm các hạng
mục sân bóng đá, nhà phục vụ sân khấu biểu diễn. Hàng năm đã tổ chức trên
30 giải thể thao, hàng trăm buổi liên hoan văn hóa, văn nghệ và đón các đoàn
nghệ thuật trong và ngoài tỉnh đến biểu diễn. Hưởng ứng phong trào Toàn dân
rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại, đã thu hút nhiều đối tượng và
nhân dân tham gia, góp phần làm lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội, tiêu
biểu như hoạt động của các CLB bóng đá khu 7, cầu lông, bóng bàn, thái cực
trường sinh, thuyền chải ,
* Công tác giáo dục: Kết quả năm học (2009 - 2010), đối với khối tiểu
học: Tỷ lệ lên lớp thẳng đạt 99,1%; hoàn thành chương trình bậc tiểu học là
100%; 100% học sinh thực hiện đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh. Đối với

khối THCS: Xét tốt nghiệp THCS đạt 100% học sinh có học lực khá giỏi đạt
69% (tăng 20% so với năm học trước), hạnh kiểm tốt, khá đạt 98,5%. Chất
lượng đại trà và đào tạo mũi nhọn ở cả 2 khối tăng từ 9 -12% so với năm học
trước, cơ sở vật chất đầu tư cho công tác giảng dạy và học được quan tâm.
UBND phường đã chỉ đạo, rà soát, đề nghị Phòng Giáo dục và đào tạo thành
phố tổ chức khai giảng phổ cập lớp xóa mù tại khu 7 (tháng 12/2010); Vận
động 13 TE trong độ tuổi vào lớp 1đầu năm học (2010 – 2011)
Về An ninh - Quốc phòng
* Công tác An ninh: Năm 2010, tình hình ANCT - TTATXH trên địa
bàn được giữ vững, đặc biệt trong các dịp lễ tết, hoạt động chính trị diễn ra
15
trên địa bàn, đảm bảo không có vụ việc, điểm nóng xảy ra. Đặc biệt trên địa
bàn không có hoạt động tội phạm, mang tính chất băng, ổ nhóm (kiểu xã hội
đen), song một số vụ việc mang tính bạo lực, phức tạp còn xảy ra như dùng
chai xăng ném vào nhà Ông Nguyễn Văn Phán – TK8 gây cháy sơn cánh cửa
(6/6/2010), hoặc nhóm đối tượng ở địa phương khác dùng kiếm, mác đến địa
phương đòi nợ. Lực lượng chức năng đã tổ chức trên 700 lượt người tuần tra
đêm, phòng ngừa đấu tranh trấn áp tội phạm. Thành lập 11 chốt công tác tham
gia tuần tra đảm bảo ANTT trong dịp Tết nguyên đán 2010. Tổ chức đăng ký
tạm trú cho 34 trường hợp người nước ngoài đến lưu trú ( giảm 18 trường hợp
so với năm 2009), kiểm tra 118 hộ, phát hiện 25 trường hợp có vi phạm, xử
phạt 05 trường hợp vi pham chế độ đăng ký hộ khẩu, phạt 700 ngàn đồng.
* Công tác quốc phòng: Tổ chức tổng kết hoạt động cụm an toàn địa
bàn năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011. Chỉ đạo tốt việc phúc tra quân
dự bị, phương tiện kĩ thuật theo quy định. Hoàn thành chỉ tiêu giao quân đợt
II/2010 (04 Tân binh), tổ chức rà soát quân dự bị hạng 1 gồm 13 đồng chí
đăng kí nghĩa vụ quân sự tuổi 17 cho 68 thanh niên. Tổ chức lực lượng gồm
20 dân quân tham gia diễn tập lưc lượng dân quân tự vệ biển và hội thao quân
sự đạt loại giỏi cấp thành phố, nhất toàn đoàn môn bơi vũ trang. Duy trì lực
lượng trực sẵn sàng chiến đấu dịp cao điểm, đảo bảo không có vụ việc xảy ra.

Tổ chức xét duyệt và đề nghị 22 hồ sơ hưởng chế độ theo Quyết định 142/CP
của Chính phủ.
Về lao động
Lượng lao động nhập cư hàng năm tăng nhiều. Hiện có trên 3500 lao
động nhập cư. Số lao động địa phương di chuyển đi nơi khác kiếm sống
không nhiều. Hiện có 1000 lao động tại địa phương không có việc làm ổn
định. Ngành nghề chủ yếu là: Cán bộ viên chức, kinh doanh buôn bán, dịch
vụ nhà nghỉ.
16
Trong những năm tới, đầu tư khai thác tiềm năng về thương mại dịch
vụ, và du lịch là một trọng tâm và là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội Cao Xanh.
Tóm lại: Yếu tố địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội đã và đang tạo cơ
hội thuận lợi mới của địa phương tạo tiền đề cho sự phát triển của đời sống
người dân. Đặc biệt các ngành kinh doanh buôn bán - dịch vụ rất phát triển.
Với lợi thế phường nằm trung tâm thành phố Vịnh Hạ Long có tiềm năng về
du lịch biển thu hút được nguồn lao động tại chỗ và nguồn lao động từ nơi
khác đến như: Đánh bắt thủy ,hải sản, chế biến sản phẩm từ gỗ,… đóng vai
trò rất quan trọng tới mọi mặt đời sống của người dân. Vấn đề thu nhập ngoài
việc chịu tác động của các yếu tố chủ quan ( năng lực bản thân, trình độ học
vấn, giới tính, độ tuổi, ) còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đó là
các điều kiện khách quan: tự nhiên, kinh tế, xã hội ở địa phương.
Cùng với những nét cơ bản thuận lợi nói trên còn một số khó khăn như
khi công nghiệp, du lịch, dịch vụ phát triển nhanh, người lao động đến cư chú
đông kéo theo nhiều vấn đề xã hội nảy sinh như: An ninh trật tự phức tạp tệ
nạn xã hội gia tăng. Nguồn thu cho các hoạt động quản lý phúc lợi xã hội thu
hẹp, quỹ đất đai hạn chế, lương thực thực phẩm phụ vụ tiêu dùng, lao động
ngày càng thiếu việc làm thu nhập không ổn định.
17
CHƯƠNG 2:

THU NHẬP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH PHƯỜNG CAO XANH, THÀNH
PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
Phường Cao Xanh là một trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội thuộc
thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
giai đoạn 2002, 2005 đạt khoảng 10,3 tỷ đồng chiếm 37%. GDP của cả tỉnh
Quảng Ninh.
Cơ cấu năm 2004: công nghiệp xây dựng – dịch vụ- du lịch – nông lâm
nghiệp chiếm 45,4% - 53,2% - 1,48%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
năm 2002 – 2005 là 13,9% trong đó công nghiệp xây dựng tốc độ tăng trưởng
cao nhất là 17,38% . Thành phố Hạ Long góp hơn 2/3 tổng thu ngân sách trên
địa bàn tỉnh.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh năm 2003 là gần 4.000 tỷ đồng
đến năm 2008 là gần 10 tỷ đồng, như vậy tốc độ tăng trưởng đạt gần 18%.
Dịch vụ có những tiến bộ đáng kể: giá trị sản xuất dịch vụ năm 2003
đạt 1062,9 tỷ đồng năm 2005 là 25,09%, tốc độ tăng trưởng như vậy là cao.
Nông lâm – ngư nghiệp năm 2005 đạt khoảng 85 tỷ đồng trong đó nông
nghiệp đóng góp 30,7%, lâm nghiệp 0,9%, ngư nghiệp là 68,4% tố độ gia tăng
bình quân của khu vực này trong giai đoạn quy hoạch là khoảng xấp xỉ 5%.
II. THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG CAO
XANH
1.Mức thu nhập
Bảng 1: Cung cấp thông tin về mức thu nhập theo mức độ của các hộ gia
đình ở phường Cao Xanh được thể hiện:
18
Bảng 1: Mức thu nhập trung bình một tháng của các hộ gia đình Phường Cao Xanh
STT
Mức thu nhập
( Triệu đồng)

Số người trả lời
Số người Tỷ lệ (%)
1 Từ 1.500.000 đến 4.500.000 118 42,7
2 Từ 5.000,000 đến 9.000.000 96 34,6
3 Từ 10.000.000 đến 40.000.000 63 22,7
Tổng 277 100
( Nguồn số liệu điều tra tháng 3/2011 tại Phường Cao Xanh – Thành phố Hạ
Long – Tỉnh Quảng Ninh)
Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy trong tổng 277 người được hỏi thì có
118 người trả lời có mức thu nhập từ 1500 đến 4500/ người / tháng (chiếm 42,7%)
: và có 96 người trả lời có mức thu nhập từ 5 triệu đến 9 triệu ( chiếm 34,6%) và
mức thu từ 10 triệu cho đến 40 triệu có 63 người trả lì ( chiếm 23,7%).
Có thể thấy được là số lượng những hộ gia đình có thu nhập thấp nhất từ
1500 ÷4500/người/năm là nhiều nhất nhiều gấp 1,8 lần số lượng những hộ gia
đình nằm trong mức thu nhập trên 10 ÷ 40 triệu/người/năm, và gấp 1,2 lần số
lượng hộ gia đình nằm trong mức thu nhập từ 5 ÷ 9 triệu/người/năm. Và như
vậy số lương những người có thu nhập thấp nhất chiếm số lượng nhiều hơn so
với tất cả các nhóm còn lại.
2. Nguồn thu nhập chính và số người đem lại thu nhập lớn của các hộ gia đình
19
Bảng 2: Nguồn thu nhập chính và số người đem lại thu nhập lớn của các hộ
gia đình
Giới
Nguồn
Người mang lại thu nhập lớn nhất
cách đây 3 năm
Người mang lại thu nhập lớn
nhất hiện nay
Vợ Chồng Vợ &
Chồng

Người
khác
Vợ Chồng Vợ &
chồng
Người
khác
1, Buôn

bán
45 154 76 2 46 150 79 2
16,2 55,6 27,4 0,7 16,6 54,2 28,5 0,7
2.Dịch vụ
15 230 31 1 17 228 32
5,4 83 11,2 0,4 6,1 82,3 11,6
3.Lương
ngân sách
3 260 11 3 3 261 9 4
1,1 93,9 4 1,1 1,1 94,2 3,2 1,4
4.Trợ cấp

xã hội
1 276 1 276
0,4 99,6 0,1 99,6
5.Người
thân ở
277 277
100 100
6.Lãi tiết

kiệm

277 277
100 100
7.Khác
1 272 4 1 272 4
0,4 98,2 1,4 0,4 98,2 1,4
( Nguồn số liệu điều tra tháng 3/2011 tại Phường Cao Xanh – Thành phố Hạ
Long – Tỉnh Quảng Ninh)
Trong tổng số người được hỏi thì số người trả lời:
- Nguồn thu từ nghề buôn bán: Thì người mang lại nguồn thu nhiều
nhất là người chồng hiện nay /trước đây 3 năm . Cách đây 3 năm có 154
người chiếm (55,6%,) hiện nay tuy có sự giảm đi so với trước nhưng nó vẫn
cao hơn so với các thành viên khác trong gia đình, có 150 người và (chiếm
54,2 %). Trong khi đó thu nhập của cả vợ và chồng được xếp thứ 2 cách đây
20
3năm có 76 người và chiếm và chiếm 27,4 %, hiện nay sự tham gia buôn bán
của cả vợ và chồng đã có sự tăng lên về số lượng người tham gia là 79 người
và chiếm28,5%. Người vợ được xếp thứ 3 cách đay 3năm chỉ có 45 người và
chiếm 16,2% so với hiện nay đã có sự tăng lên về số lương tham gia buôn bán
của chị em phụ nữ thể hiên có 46người và (chiếm 16,6%). Nguồn thu từ
người khác tuy không nhiều nhưng nó mang lại thu nhập cho gia đình cũng
không phải là ít thể hiện có 02 người và (chiếm 0,7%.)
Khi trao đổi về vấn đề này với một số người dân buôn bán ở phường
Cao xanh qua phỏng cấn sâu cho thấy.
“So với nghề trước mình làm thì giờ thu nhập từ nghề này cũng tàm tạm.”
(Trích PVS số 1.Nam,43 tuổi,buôn bán cho biết)
“Cũng từ buôn bán này thôi. Nói chung bác bán được Hàng nên thu nhập
cũng tương đối” (Trích PVS số 5. Nữ, 43 tuổi, buôn bán cho biết)
“Nói chung từ khi mở cửa hang đến nay, hang hóa bán cũng được nên đời
sống của người dân nói chung là khá hơn. Gia đình bác cũng thế, nhờ buôn
bán mà mua sắm được các đồ dung trong nhà, rồi xay được nhà cửa”. ( Trích

PVS số 4 Nam, 60 tuổi, nghỉ hưu)
Như vậy: Từ nghề buôn bán từ trước đến nay người mang lại thu nhập
chính và cũng là người làm ra chủ yếu người Chồng.
Nguồn thu từ nghề dịch vụ: Thể hiện vai trò quan trọng hơn cả đối với
thu nhập trong gia đình vẫn thuộc về những người chồng luôn được coi là trụ
cột gia đình, hiện nay trong nghề dịch vụ có 228 người và chiếm 83% tuy có
sự giảm đi so với cách đây ba năm là có tới 230người và chiếm 83% nhưng
nó vẫn còn cao hơn so với sự đem lại thu nhập của người vợ. Trước đây có 15
người chiếm 5,4% thì hiện nay đã có sự tăng lên có 17người chiếm 6,1%,
nhưng nó vẫn còn thấp hơn sự kinh doanh dịch vụ của những gia đình có cả
vợ và chồng cùng tham gia, cách đây ba năm có 31 người và chiếm 11,2%
nhưng hiện nay đã có 32 người chiếm 11,6%. Còn sự mang lại thu nhập từ
người khác cách đây ba năm thì có 1 người chiếm 0,4% hiện nay là không có.
21
Vậy trong kinh doanh dịch vụ thì người mang lại thu nhập lớn nhất và
cũng chính là người làm ra chủ yếu vẫn là người chồng.
“Mỗi tháng tiền thuê phòng chỉ lấy 1triệu đồng thôi, hết tháng thi thu
mà công nhân làm than nó kiếm được nhiều tiền lắm 1triệu bác tháy còn quá
rẻ nhưng chúng nó ở lâu rồi khách quen lấy thế thôi cháu ạ.” cười ”( Trích
PVS số 3 Nam, 61 tuổi nghỉ hưu).
Nguồn thu từ lương ngân sách, người đóng góp nhiều nhất ở mức thu
nhập này phải kể đến là người chồng cách đây ba năm chiếm tới 93,9% có
260 người và hiện nay thi đã có sự tăng lên một hộ là 261người và chiếm
94,2% đứng thứ hai là cả vợ chồng cách đây ba năm có 11hộ chiếm 4 % hiện
nay chỉ có 9 người và chiếm 3,2 %, còn thu nhập của người vợ từ trước tới
nay vẫn không có gì thay đổi có 3 người và chiếm 1,1%, từ người khác hiện
nay có 4 người chiếm 1,4% trước chỉ có 3người chiếm 1,1 %. Thu nhập từ
lương ngân sách người mang lại thu nhập lớn nhất vẫn là người chồng là
người làm ra là chủ yếu.
Nguồn thu từ trợ cấp xã hội, phải kể đến đầu tiên là người chồng với

nguồn thu cách đây ba năm và hiện nay hộ vẫn là người mang lại là chủ yếu
có 276 người và chiếm 99,6 % còn của người vợ chỉ có 1 người chiếm 0,4 %.
Nguồn thu nhập chính từ người thân ở nước ngoài gửi về và lãi tiết kiệm
chỉ có ở người chồng và chiếm 100%
Thu từ nguồn khác đứng đầu vẫn là người chồng cách đây ba năm và hiện
nay có 272 người chiếm 98,2%, của cả vợ chồng có 4 người chiếm 1,4 % ,
người vợ có 1 người chiếm 0,4%.
Tóm lại qua phân tích những số liệu ở bảng 2 ta thấy : Tất cả những
người thu nhập thì người chồng vẫn là người mang lại nguồn thu nhập chính
trong gia đình , tuy nhiên người vợ hiện nay cũng bắt đầu tham gia cùng
người chồng đóng góp trong việc tạo thu nhập trong gia đình.
3. Nghề mang lại thu nhập lớn nhất hiện nay
Bảng 3: Công việc mang lại thu nhập lớn nhất hiện nay
22
Công việc mang lại thu
nhập lớn nhất hiện nay
Số lượng hộ gia
đình
Tỷ lệ % hộ gia đình
Kinh doanh- buôn bán 158 57,5
Kinh doanh- dịch vụ 74 26,9
Công nhân 8 2,9
Cán bộ nhà nước 17 6,2
Khác 18 6,5
Tổng số 275 100
( Nguồn số liệu điều tra tháng 3/2011 tại Phường Cao Xanh – Thành phố Hạ
Long – Tỉnh Quảng Ninh)
Trong bảng 3 ở trên ta thấy rằng trong tổng số người được hỏi có 158
người trả lời: rằng công việc mang lại thu nhập lớn nhất là từ kinh doanh
buôn bán thể hiện chiếm 57,5 %.Đứng thứ hai là từ kinh doanh dịch vụ có 74

người và chiếm 26,9 %,tiếp đến là từ nguồn khác có 18người và chiếm 6,5 %.
Cán bộ nhà nươcs có 17người và(chiếm 6,2 %,) cuối cùng là công nhân chỉ có
8 người và (chiếm2,9 %.)
Như vậy: Nguồn thu nhập chính của người dân ở đây là từ kinh doanh
buôn bán chiếm tỉ lệ cao nhất ( 57,5% ), mặc dù đây là nghề ít có tính ổn định
như những nghề khác. Song nó lại có khả năng tạo thu nhập cao và nhanh
chóng hơn hẳn nhiều nghề khác. Bởi nhu cầu mua sắm của người dân ngày
cao. Bên cạnh số lượng người làm nghề cán bộ công chức nhà nước (chiếm
6,2%) số lượng ít so với các nghề kinh doanh buôn bán, kinh doanh dịch vụ,
do nghề có tính chất ổn định về cả công việc và đồng lương ngân sách. Qua
phỏng vấn sau:
“ Buôn bán là một nghề sinh lời cao “ Phi thương bất phú mà”. Làm
buôn bán thì mới có thể giàu lên nhanh chóng được.Ở Hạ Long - Quảng Ninh
là điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước nên nơi đây là trung tâm mua
sắmm người dân từ khi buôn bán mới giàu và cũng chỉ có buôn bán mới giàu
lên như vậy được” (Nữ, 42 tuổi buôn bán phỏng vấn sâu do –Nông Thị Quý
thực hiện).
23
Thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều ngành nghề khác nhau
nhưng chủ yếu mang lại thu nhập nhiều nhất vẫn là từ kinh doanh buôn bán
và kinh doanh dịch vụ là chính mà người mang lạithu nhập lớn nhất chủ yếu
là từ người chồng, cả vợ chồng.
Thu nhập của các hộ gia đình đã có những thay đổi đáng kể về mức sống của
người dân cũng khác trước
IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP TỚI THU NHẬP CỦA CÁC HỘ
GIA ĐÌNH PHƯỜNG CAO XANH
Thu nhập như đã định nghĩa ở trên thì Đó là việc nhận được tiền bạc, của
cải vật chất từ một hoạt động nào đó hay còn có các khoản thu nhập trong một
khoảng thời gian nhất định theo tháng, năm. Thu nhập được tính từ rất nhiều
nguồn thu khác nhau, bởi vậy mà các yếu tố mà được xem là có ảnh hưởng

đến thu nhập là rất lớn.
Thực tế cho thấy, các yếu tố giới tính, độ tuổi trình độ học vấn, tôn giáo,
nghề nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của mỗi người, và đó cũng
là những chỉ báo quan trọng để đo mức thu nhập của mỗi cá nhân, hộ gia
đình. Ở đây chúng tôi chỉ đi sâu vào hai yếu tố thể hiện mức độ ảnh hưởng rõ
nét nhất, đó là nghề nghiệp đem lại thu nhập chính cho hộ gia đình và trình độ
học vấn.
1.Ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp
Nghề nghiệp và thu nhập luôn có mỗi quan hệ tác động qua lại với nhau
rất chặt chẽ. Nghề nghiệp của mỗi người là cơ sở chi phối mạnh mẽ đến thu
nhập của chính họ. Ngược lại thu nhập cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hẹp
hoặc mở rộng của nghề nghiệp
Bảng 4: Tương quan giữa yếu tố nghề nghiệp với tổng thu nhập của các hộ
gia đình
Nghề nghiệp

Tổng thu nhập
24
Từ 1500
đến 4500
Từ 5000đến
9000 Từ 10000 đến 40000
Viên chức, cán bộ

9 7 4
7.7% 7.6% 6.5%
Kinh doanh, buôn bán

71 50 30
60.7% 54.3% 62.9%

Kinh doanh, dich vụ

18 21 14
15.4% 22.8% 22.6%
Công nhân

6 4 0
5.1% 4.3% .0%
Tiểu thủ công nghiệp

4 6 4
3.4% 6.5% 6.5%
Lao động tự do

5 2 0
4.3% 2.2% .0%
Các nghề khác

4 2 1
3.4% 2.2% 1.6%
Tổng

117 92 62
100.0% 100.0% 100.0%
( Nguồn số liệu điều tra tháng 3/2011 tại Phường Cao Xanh – thành phố Hạ
Long – tỉnh Quảng Ninh)
Kết quả cho thấy:
Trong nhóm nghề nghiệp viên chức, cán bộ có tất cả 09 hộ gia đình có
tổng thu nhập từ 1500 đến 4500 triệu đồng/hộ/tháng. Có 07 hộ gia đình có
tổng thu nhập từ trên 5000 đến 9000 đồng/hộ/tháng, có 04 hộ ở mức tổng thu

nhập từ trên 10000 đến 40000 đồng/hộ/tháng.
Trong nhóm nghề kinh doanh, buôn bán: Tổng thu nhập ở mức 1500
đến 4500triệu đồng/hộ/tháng có 18 hộ gia đình. Ở mức tổng thu nhập từ trên
5000 đến 9000 triệu đồng/hộ/tháng có 50 hộ. Chiếm số lượng nhỏ nhất trong
nhóm tổng thu nhập này là những hộ gia đình nằm ở mức tổng thu nhập từ
10000 đến 40000 triệu đồng/hộ/tháng.
Với nhóm nghề kinh doanh, dịch vụ: Chiếm số lượng đáng kể, 18 hộ
gia đình nằm trong nhóm tổng thu nhập từ 1500 đến 4500 triệu đồng/hộ/tháng
25

×