Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

học kì- các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.54 KB, 11 trang )

MỤC LỤC:
A./ ĐẶT VẤN ĐỀ:…………………… ………………………………………………… 2
B./ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:…………… …………………………………………………2
I. Khái niệm của các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội:……………………………2
II. Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội:…………………………………….2
III. Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội:…………………………… 4
IV. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực
xã hội đối với lĩnh vực pháp luật…………… …………………………………………… 6
C./ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:………… ……………………………………………… 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:…………………………… ………………… 11
1
A./ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong cuộc sống, ta bắt gặp rất nhiều hành vi tuân theo chuẩn mực xã hội, bên cạnh
đó vẫn còn rất nhiều hành vi làm sai lệch chuẩn mực xã hội, chính vì vậy em xin được
chọn đề tài: “ Phân tích khái niệm, phân loại, các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu các cơ chế đó đối với lĩnh vực pháp luật.”
B./ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Khái niệm của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
Khái niện sai lệch chuẩn mực xã hội thường được hiểu ở hai góc độ sau: Ở góc độ
thứ nhất: sai lệch chuẩn mực xã hội là hanh vi của cá nhân hay nhóm xã hội vi phạm các
nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội( hành vi sai lệch). Sai lệch chuẩn mực xã hội
được hiểu là những tình huống, sự kiện cụ thể của cuộc sống đóng vai trò là những nhân tố
phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực xã hội( tình huống sai lệch).
Trong nghiên cứu xã hội học tội phạm, các nhà nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu,
quan tâm về sự sai lệch chuẩn mực theo ý nghĩa thứ nhất- hành vi sai lệch.
II. Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội:
Các hành vi sai lệch thường được phân loại theo hai tiêu chí sau:
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hộ bị xâm hại gồm
có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.
+ Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi có thể là cố ý hoặc vô ý, vi phạm, phá
vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế


xã hội. Ví dụ; quy định của nhà nước ta là cấm đốt pháo trái phép vào đêm giao thừa là quy
2
định trái với chuẩn mực xã hội đã có từ lâu đời. Nhưng nó là hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội tích cực vì nó đã phá vỡ hiệu lực của chuẩn mực xã hôi đã lạc hậu, lỗi thời. Quy định
cấm đốt pháo trái phép này đã không những tiết kiệm được tiền bạc của nhà nước và nhân
dân mà còn hạn chế được những tai nạn đáng tiếc do đốt pháo gây ra. Chính vì vậy, quy
định của nhà nước ta được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân.
+ Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu
lực, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thình hành
và được thừa nhận rộng rãi. Ví dụ: vụ án loạn luân ở Lâm Đồng, ngày 17/6/2011, cơ quan
cảnh sát điều tra công an thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố và bắt giam Đỗ Thanh
Hà vì hành vi” giao cấu với trẻ em”. Đỗ Thanh Hà 30 tuổi, ngụ 307 Trần Phú, quốc lô 20,
xã Mộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, làm nghề sửa chữa xe máy. Theo kết quả
điều tra ban đầu, từ tháng 4/2009 đến khi bị bắt Hà đã 7 lần giao cấu với con gái chưa đủ
12 tuổi của mình. Lấy lí do đi thành phố Hò Chí Minh mua phụ tùng xe máy nên kết hợp
cho con gái đi chơi, Hà đã dẫn con gái vào nhà nghỉ giở trò đồi bại, mỗi lần như vậy Hà
đều cho con uống thuốc ngừa thai. Hành vi loạn luân của Hà đã bị tố cảo lên cơ quan công
an. Như vậy, hành vi của Hà là hành vi loạn luân, sai lệch chuẩn mực xã hội không những
của dân tộc ta mà còn của cả loài người, đây là hành vi hết sức nguy hiểm cho xã hội.
Thứ hai, căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện, hành vi sai lệch
gồm có: hành vi sai lệch thụ động và hành vi sai lệch chủ động.
+ Hành vi sai lệch chủ động: là những hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý( trực tiếp
hay gián tiếp) vi phạm phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đó đã lạc hậu, lỗi thời
hay còn đang tiến bộ. Ví dụ: hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của các bạn trẻ, đặc
biệt là các bạn gái đã phá vỡ chuẩn mực xã hội, quan niệm về trinh tiết của người phụ nữ
Việt Nam cũng như người Á Đông.
+ Hành vi sai lệch thụ động: là hành vi vô tình, vô ý, không mong muốn vi phạm,
phá vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực xã hội. Ví dụ: A và B là hai anh em
ruột nhưng bị thất lạc. Khi A và B đến tuổi kết hôn, họ lấy nhau làm vợ chồng. Nưng khi
sinh con thì con của họ bị tật nguyền, nhiều bệnh tật. Một thời gian sau, họ phát hiện mình

3
là anh em ruột thịt, Như vậy, hành vi A lấy B là hành vi vô tình phá vỡ tính ổn định của
chuẩn mực xã hội, là hành vi loạn luân.
III. Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội như sau:
Thứ nhất, sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không đầy đủ các nguyên
tắc, quy định của chuẩn mực xã hội là một cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch. Trong trường
hợp này đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do cá nhân, tập thể thiếu thông tin,
kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếu kinh nghiệm thực tế, do họ không hiểu
hoặc hiểu không đúng các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội như pháp luật, đạo
đức,….do đó, họ đã thực hiện những hành vi sai lệch nhất định. Ví dụ: Người dân tộc thiểu
số không hiểu biết về pháp lệnh dân số nên việc sinh con thứ ba của họ diễn ra khá phổ
biến.
Thứ hai, trong hoạt động nhận thức, tư duy diến dịch không đúng, sự suy diễn của
một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi
logic…là cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch. Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào các lĩnh vực
cụ thể của đời sống xã hội do thói quen suy diễn sai nên các cá nhân và nhóm xã hội
thường nhầm lẫn hoặc cố ý áp dung các chuẩn mực ở lĩnh vực này vào lĩnh vực khác, do
đó vi phạm một chuẩn mực nào đó. Ví dụ; chuẩn mực đạo đức của người vợ Việt Nam xa
xưa là hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng. Quan niệm này còn ăn sâu vào nếp nghĩ của
đa số người dân nông thôn Việt Nam. Việc áp dụng chuẩn mực đạo đức này là vi phạm
pháp luật hôn nhân gia đình, vợ chồng bình đẳng.
Thứ ba, việc củng cố, tiếp thu các quy tắc yêu cầu của các chuẩn mực không còn
phù hợp nữa, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn khớp với các
nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành…cũng là một cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch.
Tức là, trong xã hội cũng có những chuẩn mực phong tục, tập quán…đã được hình thànhdo
nhu cầu điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội nhất định; đã thể hiện được vai trò hiệu
lực của nó. tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội, của các điều kiện
4
lịch sử - xã hội, có những chuẩn mực dần tỏ ra lạc hậu lỗi thời trái với các quy tắc đạo đức,

pháp luật đang phổ biến thịnh hành trong xã hội hiện nay. Vậy nhưng vẫn có các cá nhân,
tập thể nào đó do không biết hoặc biết nhưng vẫn cố ý thực hiện, áp dụng nhưng quy tắc
lạc hậu , lỗi thời đó dẫn đến vi phạm chuẩn mực xã hội hiện hành trong xã hội. ví dụ: Đốt
pháo là vi phạm chuẩn mực xã hộ đã lạc hậu nhưng một số người vẫn lén lút thực hiện. đây
là hành vi trái với chuẩn mực pháp luật.
Thứ tư, là cơ chế đi từ quan niệm sai lệch dẫn tới việc thực hiện hành vi sai
lệch.Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm chỉ có ý nghĩa
thực tiễn, được coi là đúng trong xã hội cũ trước đây, còn trong xã hội hiện nay, chúng tỏ
ra không còn phù hợp nữa, bị coi là quan niệm sai lệch cả về nội dung và tính chất. Mặc dù
vậy, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội nào đó làm theo các quan niếm ai lệch đó nên dẫn
đến vi phạm chuẩn mực xã hội hiện hành tức là đã thực hiện hành vi sai lệch.
Chẳng hạn, trong xã hội nông thôn truyền thốngcó quan niệm: phép vua thua lệ lang,
quan điểm này chỉ phù hợp trong điều kiện xã hội phong kiến trước đây, còn trong xã hội
hiện nay quan điểm này được coi là sai lệch về cả nội dung và tính chất. Một mặt quan
niệm này đề cao vị trí của lệ làng( trong khi nhiều quy định của lệ làng không còn phù hợp
với đạo đức hiện nay, trái với quy định của pháp luật hiện hành.). Mặt khác, quan niệm “
phép vua thua lệ làng” hạ thấp vai trò của hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành, cản
trở công tác thực thi, đưa pháp luật vào đời sống xã hội nông thôn, ảnh hưởng tiêu cực tới
ý thức pháp luật của người dân nông thôn. Nếu cộng đồng làng xã nào thực hiện quan
niệm: “ phép vua thua lệ làng” trong giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay thì rất có thể
điều đó sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
Thứ năm, những khuyến tật về tâm – sinh lý của con người là cơ chế dẫn tới hành vi
sai lệch. Trong xã hội có những cá nhân do dị tật bẩm sinh hoặc tai nạn mắc phải ( tai nạn
giao thông, tai nạn lao động…), khiến cho họ phải mang trên mình những khuyết tật nhất
định về tâm sinh lý. Đó có thể là những khuyết tật về cơ thể như biểu hiện ở người mù,
người bị câm, người bị điếc hoặc mắc các bệnh khuyết tật ngoại hình khác… Đó cũng có
thể là khuyết tật về trí lực như biểu hiện ở những người thần kinh căng thẳng, rối loạn,
hoang tưởng hoặc mắc các bệnh về tâm thần….Những khuyết tật đó làm cho những cá
5
nhân mang khuyết tật mất đi một phần hoặc không tự kiềm chế được hành vi của mình. Ví

dụ: sự việc xảy ra vào khoảng 19h ngày 9/2/2011 khi anh Trịnh Tài Hà sinh năm
1965,quốc tịch Trung Quốc, tạm trú tại 102 bến xe phía Nam, ở tổ 16, phường Thịnh Liệt,
quận Hoàng Mai, Hà Nội mời anh Nguyễn Văn Cường, sinh năm 1981 cùng ở phường
Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đến ăn cơm. Trong lúc ăn cơm, Cường đã dùng đũa
chọc thủng màng nhĩ anh Hà, làm anh Hà phải đi cấp cứu. Được biết,Cường là đối tượng
có tiền sử bệnh tâm thần. Như vậy do thần kinh không bình thường nên đối tượng Cường
đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Thứ sáu, cơ chế về mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch. Đây là trường hợp
đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch này tới việc thực hiện một hành vi sai lệch khác
theo mối quan hệ nhân quả mà chủ thể không biết hoặc biết nhưng vẫn thực hiện. Trong
đó, hành vi sai lệch thứ nhất được coi là nguyên nhân dẫn tới kết quả là hành vi sai lệch kế
tiếp. Ví dụ: Nguyễn Văn A là người nghiện ma túy lâu năm, do hết tiền mua ma túy để
chích, Nguyễn Văn A đã đến nhà Nguyễn Văn B đề vay tiền, nhưng B không cho A vay.
Nguyễn Văn A liền dùng dao đâm chết B tại chỗ rồi lấy chiếc xe SH của B mang đi bán
lấy tiền chích ma túy. Như vậy, từ hành vi nghiện của A đã dẫn tới hành vi giết người cướp
tài sản. Như vậy ta thấy được mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch này.
IV. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn
mực xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc, yêu cầu
của chuẩn mực pháp luật.
Trong trường hợp này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do cá nhân, nhóm
xã hội thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về chuẩn mực pháp luật, thiếu kinh nghiệm thực
tế; do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng nội dung, tinh thần các quy tắc, yêu cầu được
nêu trong chuẩn mực pháp luật. Từ chỗ thiếu hiểu biết pháp luật mà họ đã thực hiện những
hành vi sai lệch những chuẩn mực pháp luật nhất định.
6
Từ cơ chế này, vấn đề đặt ra là trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật xảy ra có
nguyên nhân là do người vi phạm thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật thì các
cơ quan chức năng khác cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các
hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng lớp

nhân dân về những nguyên tắc quy định của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp
luật,giúp cho người dân có được những kiến thức, những hiểu biết nhất định về pháp luật.
Qua đó, góp phần hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra có nguyên nhân là do
thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết. Ví dụ: có ba thanh niên dân tộc Mông đi trên một chiếc xe
gắn máy, khi bị cảnh sát giao thông giữ lại họ không hiểu vì sao bị giữ,một người nói: “ xe
chúng tôi chở 3 người rồi không chỏ thêm được nữa”, anh cảnh sát giao thông khá buồn
cười vì sự thiếu hiểu biết của họ. Như vậy, rõ ràng hành vi vi phạm an toàn giao thông của
3 thanh niên dân tộc là do họ thiếu hiểu biết pháp luật.
2. Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật thiếu căn cứ
logic và phi logic.
Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, do thói
quen suy diễn sai lầm, sử dụng các phán đoán thiếu căn cứ logic nên một số cá nhân
thường nhầm lẫn hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực xã hội khác vào lĩnh vực pháp luật, do
đó đã vi phạm một số chuẩn mực pháp luật nào đó, tức là thực hiện hành vi sai lệch chuẩn
mực pháp luật.
Từ cơ chế này ta nhận thấy những thói quen trong tư duy, nếp nghĩ sai lầm của một
bộ phận dân cư trong xã hội thường là nguyên nhân khiến cho họ nhận thức sai, làm lệch
lạc nội dung và phạm vi áp dụng pháp luật. Chính vì thế , khi xây dựng văn bản pháp luật,
các nhà làm luật cần phải hết sức lưu ý và cân nhắc nội dung của các ngôn từ, thuật ngữ
pháp lý được sử dụng. Từng quy phạm được đưa ra phải có bố cục chặt chẽ, nội dung đầy
đủ rõ ràng và chính xác để tránh trường hợp bị suy diễn sai và áp dụng sai. Ví dụ: quan
điểm gia trưởng của một bộ phận lớn đàn ông ở nông thôn cho rằng người vợ phải phụ
thuộc hoàn toàn vào mình, từ đó nghĩ rằng mình có quyền đánh mắng thỏa thích. Đó là
quan điểm thuộc chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, khi áp dụng vào lĩnh vực pháp luật thì đó
là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
7
3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực pháp luật đã
lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật hiện hành.
Trong thực tế, xã hội có những chuẩn mực pháp luật đã được hình thành do nhu cầu
điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội nhất định; đã thể hiện được vai trò; hiệu lực điều

chỉnh các quan hệ xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự
thay đổi của mối quan hệ xã hội, các điều kiện lịch sử xã hội, các chuẩn mực pháp luật đó
dần dần tỏ ra lạc hậu, lỗi thời , không còn đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn
xã hội.
Tìm hiểu cơ chế này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác thực hiện pháp
luật. Cần nhận thức rõ rằng, pháp luật phải luôn bám sát và phù hợp với thực tiễn xã hội.
Vì vậy, khi trong thực tế xã hội có những quy phạm pháp luật tỏ ra lạc hậu lỗi thời, không
còn phù hợp với thực tiễn xã hội hoặc đã hết hiệu lực thi hành thì nhà nước cần sớm thay
đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hiệu lực của nó. Điều đó có tác dụng ngăn chặn, không tạo
những khe hở cho kẻ xấu lợi dụng.
4. Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật.
Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm, quan niệm chỉ
có giá trị, ý nghĩa thực tiễn, chỉ được coi là đúng trong các xã hội cũ trước đây, còn trong
xã hội hiện nay chúng tỏ ra không còn phù hợp, bị coi là quan niệm sai lệch về cả nội dung
và tính chất. Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội nào đó làm theo các quan
điểm sai lệch dẫn đến sai lệch chuẩn mực pháp luật hiện hành.
Chẳng hạn, trong xã hội nông thôn truyền thống có quan niệm: “ phép vua thua lệ
làng” , quan điểm này chỉ phù hợp nhất định trong điều kiện xã hội phong kiến trước đây,
còn trong xã hội hiện nay, quan điểm này bị coi là sai lệch về cả nội dung và tính chất. Một
mặt quan niệm này đề cao vị trí của lệ làng( trong khi nhiều quy định của “ lệ làng” không
còn phù hợp với đạo đức hiện nay, trái với quy định của pháp luật hiện hành). Mặt khác
quan niệm: “ phép vua thua lệ làng” hạ thấp uy tín, vai trò của hệ thống pháp luật do nhà
nước ban hành, cản trở công tác thực thi, đưa pháp luật vào đời sống xã hội nông thôn, ảnh
hưởng tiêu cực đến ý thức pháp luật của người dân nông thôn. Nếu cộng đồng “ làng xã”
8
nào vận dụng quan điểm “ phép vua thua lệ làng” trong xã hội hiện nay thì rất có thể điều
đó sẽ đưa họ tới hành vi vi phạm pháp luật.
Cơ chế này cho thấy, khi phát hiện những quan niệm về đặc điểm , nôi dung, tính
chất hay phạm vi áp dụng của một bộ luật hay văn bản quy phạm pháp luật nào đó hoặc

những quan điểm sai lệch có thể dẫn tới hành vi phạm pháp, thì cơ quan nhà nước sớm có
biện pháp định hướng, giải thích, điều chỉnh lại những quan điểm sai lệch đó để kịp thời
ngăn chặn những hành vi phạm pháp, phạm tội xảy ra, góp phần hình thành hành vi cư xử
hợp pháp, hợp đạo đức của công dân.
5. Các khuyết tật về tâm lý dẫn đến hành vi sai lệch các chuẩn mực pháp luật.
Trong xã hội có những cá nhân nào đó do dị tật bẩm sinh hoặc tai nạn mắc phải ( tai
nạn giao thông, tai nạn lao động…), khiến cho họ phải mang trên mình những khuyết tật
nhất định về tâm sinh lý. Đó có thể là những khuyết tật về cơ thể như biểu hiện ở người
mù, người bị câm, người bị điếc hoặc mắc các bệnh khuyết tật ngoại hình khác… Đó cũng
có thể là khuyết tật về trí lực như biểu hiện ở những người thần kinh căng thẳng, rối loạn,
hoang tưởng hoặc mắc các bệnh về tâm thần….Những khuyết tật đó làm cho những cá
nhân mang khuyết tật mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết các quy
tắc , yêu cầu của chuẩn mực xã hội nói chung , chuẩn mực pháp luật nói riêng khiến họ vi
phạm các chuẩn mực pháp luật mà không biết hoặc không tự kiềm chế được hành vi pháp
luật của bản thân.
Nghiên cứu các khuyết tật về tâm- sinh lý ở những cá nhân có hành vi phạm pháp,
phạm tội có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và làm sáng tỏ những nguyên nhân chủ
quan dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật. Nó giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo
từng trường hợp phạm pháp cụ thể mà đưa ra những kết luận đúng đắn về nguyên
nhân,mục đích hay động cơ phạm pháp, phạm tội, từ đó xác định đúng người đúng tội và
vận dụng biện pháp xử lý, không xử oan người vô tội, người không bị coi là tội phạm.
Đồng thời cũng không để lọt lưới tội phạm, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của
pháp luật.
6. Cơ chế về mối liên hệ nhân quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
9
Đây là trường hợp đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch này tới việc thực hiện
một hành vi sai lệch khác theo mối quan hệ nhân quả mà chủ thể không biết hoặc biết
nhưng vẫn thực hiện. Trong đó, hành vi sai lệch thứ nhất được coi là nguyên nhân dẫn tới
kết quả là hành vi sai lệch kế tiếp. Chính vì vậy người ta gọi đây là cơ chế mối liên hệ nhân
quả giữa các hành vi sai lệch.

Cơ chế cho thấy thông thường khi cá nhân nào đó thực hiện liên tiếp các hành vi
phạm pháp thì giữa các hành vi đó thường có mối liên hệ nhân quả nhất định. Vì vậy, khi
một hành vi vi phạm pháp luật nhất là phạm tội xảy ra, các cơ quan chức năng tùy từng
trường hợp cụ thể mà sớm áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất hậu quả xấu xảy ra.
C./ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Như vậy, qua bài tiểu luận trên em đã trình bày khái niệm về sai lệch chuẩn mực xã
hội, phân loại cũng như các cơ chế của nó, đồng thời có những kiến thức liên hệ với lĩnh
vực pháp luật. Bài viết này đã cho chúng ta một cách nhìn nhận chính xác về sai lệch
chuẩn mực xã hội, phân loại và cơ chế của nó. Từ đó có biện pháp góp phần hạn chế những
hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, đặc biệt là sai lệch chuẩn mực pháp luật.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tập bài giảng xã hội học- trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, 2009.
2. Xã hội học pháp luật, Nxb tư pháp, Hà Nội, 2010.
3. google.com.vn
11

×