Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

kẹt xe ở đô thị dưới con mắt xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.81 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Khách thể nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nội dung nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
II. Phần thứ hai : Nội dung nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận của đề tài
2. Thực trạng giao thông tại Tp. Hồ Chí Minh
3. Tìm hiểu những thiệt hại và nguyên nhân kẹt xe ở đô thị hiện
nay
III. Phần kết luận
1. Đánh giá hệ thống GT đường bộ tại Tp.Hồ Chí Minh
2. Những giải pháp và kiến nghị
3. Một vài quy tắc ứng xử đơn giản khi tham gia giao thông
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
• Do quá trình đô thị hóa nhanh trong vòng mười năm trở lại đây, thành
phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị
lớn có dân số tăng quá nhanh. Sự tăng dân số này là vấn đề chính
trong việc gây ra sức ép giao thông hiện nay, hậu quả là vấn đề kẹt xe,
1
tai nạn giao thông ngày càng tăng. cùng với sự xuống cấp trầm trọng
của các công trình giao thông-huyết mạch của nền kinh tế.
• Ở Việt Nam, đã có những hội nghị, hội thảo, chuyên đề, nghiên cứu
khoa học,…hay những tranh cãi sôi nổi ở các kỳ học quốc hội bàn về
các giải pháp khắc phục tình trạng kẹt xe , ùn tắt giao thông nhưng
trên thực tế thì kẹt xe vẫn là nỗi ám ảnh, bức xúc của mọi người dân
có phương tiện lưu thông ở thành phố hiện nay và còn làm đau đầu
các cơ quan chức năng có thẩm quyền ( Sở giao thông vận tải ) và


chính quyền thành phố trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội.
• Là 1 người dân sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh, phải đối diện với
những vấn đề nói trên và cũng là 1 sinh viên đang theo học ngành Xã
hội học, em chọn đề tài nghiên cứu: “ Kẹt xe ở đô thị dưới lăng kính
Xã hội học ”.
2. Khách thể nghiên cứu
Vì giới hạn của 1 bài tiểu luận nên đề tài nghiên cứu chỉ thu nhỏ trong
giao thông đô thị ở địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
3. Mục đích nghiên cứu
• Nghiên cứu về thực trạng giao thông và hệ thống giao thông tại Tp.Hồ
Chí Minh. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng giao thông đó và
hệ quả của nó gây ra. Phân tích các giải pháp đưa ra để nâng cao chất
lượng giao thông hiện nay cũng như đẩy lùi nạn kẹt xe và tìm hiểu
tính khả thi thực tế của những giải pháp đó.
• Giúp cho mọi người dân ở đô thị hiểu rõ về hệ thống giao thông
đường bộ hiện nay và nhận thức được tầm quan trọng của mỗi cá nhân
khi tham gia giao thông trong đô thị đối với sự phát triển kinh tế và xã
hội.
2
4. Nội dung nghiên cứu
Bao gồm :
 Cơ sở lý luận của đề tài
 Nghiên cứu tổng quan về thực trạng giao thông tại Tp.Hồ Chí Minh
 Dựa vào thực trạng giao thông tại Tp.Hồ Chí Minh, đưa đánh giá về hạ
tầng giao thông đường bộ tại Tp.Hồ Chí Minh, bên cạnh đó cùng nghiên
cứu giải pháp để cải thiện tình trạng hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thông qua các phương tiện thông tin trên mạng Internet, các
trang web, báo điện tử như : tổng cục thống kê VN, trang điện tử Bộ
GTVT , báo tuổi trẻ online, báo vnexpress,…Ngoài ra, nghiên cứu thông

qua giáo trình XHH đô thị và 1 số bài báo cáo về giao thông.Sau đó phân
tích và tổng hợp thông tin để viết tiểu luận.
II. Phần thứ hai : Nội dung nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận của đề tài
a. Quá trình đô thị hóa
• Định nghĩa: Quá trình đô thị hóa chính là sự di cư từ nông thôn vào thành
thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sinh sống trong những vùng
lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị. Đó cũng là quá trình gia
tăng tỉ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của 1 quốc gia.Đô thị hóa hiểu
theo nghĩa rộng nhất là sự thay đổi phương thức hay hình thức cư trú
• Quá trình đô thị hóa không chỉ thay đổi thay đổi phương thức sản xuất,
tiến hành các hoạt động kinh tế, mà còn là sự thay đổi lớn trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội và cá nhân, trong đó có các quan hệ xã hội,
3
các mô hình hành vi và ứng xử tương ứng với điều kiện sống công nghiệp
hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa. Điều này xảy ra là do 1 loạt các tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp của rất nhiều các yếu tố xã hội văn hóa như :
• Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội thiếu thốn, quá tải, không
đảm bảo an toàn;
• Vấn đề giao thông đô thị,nạn tắc nghẽn và chi phí thời gian,
tài chính cho việc đi lại;
• …
b. Quy hoạch đô thị
• Định nghĩa : là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng,
không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại
các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và
lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
• Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã quy hoạch tổng thể thành phố Sài Gòn với

quy mô 500.000 dân. Do đó, các quy hoạch về giao thông cũng chỉ đáp
ứng đủ yêu cầu cho nửa triệu dân sinh sống. Trải qua các giai đoạn lịch
sử, dân số của Sài Gòn đã tăng nhanh chóng, trong đó có hai giai đoạn
bùng nổ tăng cơ học dân số là giai đoạn Sài Gòn là thủ đô của Việt Nam
Cộng Hòa và giai đoạn sau năm 1975. Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp
liên tục, hiện nay, tình trạng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn
yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu giao thông của dân chúng.
2. Thực trạng giao thông tại Tp.Hồ Chí Minh
 Thành phố Hồ Chí Minh có 3.800 tuyến đường với tổng chiều dài
khoảng 3.670km. Tuy nhiên, diện tích bến-bãi đỗ xe chỉ khoảng 0,1%
4
diện tích nội thành, trong khi tiêu chuẩn các nước tiên tiến khác, tỷ lệ
phải đạt 10% đến 15%. Như vậy thành phố chỉ dành một diện tích cực
kỳ nhỏ cho giao thông đường bộ, thành phố cần nâng diện tích lên hơn
100 đến 150 lần diện tích hiện nay mới đáp ứng được nhu cầu thực tế
hiện nay.
 Tính đến tháng 6 năm 2011, TPHCM đã xảy ra 30 vụ kẹt xe kéo dài trên
30 phút; tức trung bình 6 ngày là có 1 vụ kẹt xe nghiêm trọng, tăng gấp 2
lần so với cùng kỳ năm 2010.
Năm
Số lượng xe máy Số lượng xe ô tô Tổng cộng
2000 1,3 triệu 200.000 1,5 triệu
2007 3,2 triệu 300.000 3,5 triệu
2009 4 triệu 400.000 4,4 triệu
6-2011 4,7 triệu 500.000 5,2 triệu
(Đơn vị : chiếc)
 Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, tại TPHCM đã có thêm 15.115 xe ô tô
đăng ký mới (trung bình mỗi ngày có thêm 84 xe ô tô mới tham gia lưu
thông) và 181.334 xe mô tô đăng ký mới (trung bình mỗi ngày có thêm
hơn 1.000 xe mới). Như vậy, hàng ngày có khoảng không dưới 5 triệu

xe ô tô và xe máy lưu thông trên địa bàn Tp.HCM.Theo các nhà quản
lý, nếu cứ theo đà tăng như hiện nay, 5 năm tới Tp HCM sẽ không còn
chỗ cho xe chạy.
5
 Báo cáo của Sở Giao thông vận tải TP HCM cho thấy, năm 2012 sẽ có
gần 100 rào chắn được dựng lên, thêm trên 80 tuyến đường bị đào bới.
3. Tìm hiểu những thiệt hại và nguyên nhân kẹt xe ở đô
thị hiện nay
a. Thiệt hại do kẹt xe gây ra
i. Về mặt kinh tế
 “Tổng thiệt hại các mặt (tiêu thụ nhiên liệu nhiều, gây tai nạn, gây kẹt
xe…) do xe máy gây ra khoảng 1,07 tỷ USD/năm, chiếm 11,2% GDP
của TP.HCM, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của TP.HCM hàng năm
(10%)”, tiến sĩ Phạm Xuân Mai (trường Đại học Bách Khoa
TP.HCM) cho biết.
 Theo tính toán của Khoa Kỹ thuật-Giao thông ĐH Bách khoa TP, với
mức GDP trên 1.500 USD/người/năm của TP hiện nay, tính ra trung
bình mỗi giờ người lao động làm ra hơn 0,72 USD/người thì mỗi khi
kẹt xe (với thời gian kẹt xe trung bình là 45 phút) mức thiệt hại là 0,54
USD/người. Hiện với khoảng 286 xe cơ giới các loại và 5 triệu xe máy
lưu thông, tính ra thiệt hại về thời gian do kẹt xe gây ra tại 60 điểm ở
TP lên đến gần 7.500 tỉ đồng mỗi năm. Như vậy, hằng ngày thiệt hại về
thời gian do kẹt xe gây ra trên 20 tỉ đồng.
ii. Về mặt xã hội
• “Dù chưa có kết quả quan trắc cụ thể, nhưng nếu kẹt xe tăng lên thì mức
độ ô nhiễm khí thải xe máy, ô tô cũng tăng theo”, ông Huỳnh Thanh
Nhã, Trưởng Phòng Kiểm tra và Giám sát môi trường Chi cục Bảo vệ
Môi trường TPHCM cho biết.
6
• Các bác sĩ về sức khỏe lao động và môi trường cho biết thêm, tình trạng

kẹt xe kéo dài gây ô nhiễm môi trường ngoài ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người dân còn gây ra các tác hại khác. Đơn cử, một người trên
đường đi làm bị kẹt xe, thường thấy bực bội nên năng suất làm việc
trong ngày đó sẽ giảm.
• Buôn bán của các hộ dân trên tuyến đường gặp ùn tắt cũng gặp nhiều
khó khăn, trở ngại. “Mỗi lần kẹt xe là người lưu thông tràn hết lên vỉa
hè, chẳng còn chỗ cho khách đậu xe vào mua hàng” - chị Hoa, chủ tiệm
quần áo trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, than thở.
• Hằng năm TP tốn rất nhiều tiền cho việc phân luồng, bố trí lực lượng
hướng dẫn giao thông
b. Nguyên nhân
i. Cơ sở hạ tầng
a) Quy hoạch giao thông đường bộ ở Tp.Hồ Chí Minh hết sức yếu
kém ( thiếu quy hoạch ngay từ đầu )
• Nhà cửa theo dạng nhà phố nhiều, san sát nhau với rất nhiều hẻm nhỏ
đan xen qua lại. Do đó, cấu trúc đường giao thông nói chung là không
đồng nhất.
• Đường đa số là nhỏ. Quy mô đường lại thiếu hợp lý, chỗ đông thì
đường nhỏ, chỗ vắng thì đường lớn.
• Căn cứ theo quy định một làn xe dành cho ôtô phải có chiều rộng 3,75m
thì hệ thống đường giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh có tới hơn 1/3
trong số 3.584 tuyến đường lớn nhỏ chỉ đủ để phân thành đường 1 làn
xe cơ giới, hoặc đổi thành đường 1 chiều. Chỉ có 420 tuyến rộng hơn
12m là đủ rộng để phân thành đường 2chiều, với mỗi chiều được 1 làn
đường dành cho xe cơ giới và một làn dành cho xe gắn máy, 1.530
tuyến đường từ 7- 12 m còn lại thì đang trong tình trạng lỡ cỡ, để 1 làn
thì thừa, phân thành 2 làn xe thì thiếu.
7
b) Lô cốt, rào chắn, các công trình thi công kéo dài
• Trách nhiệm của các đơn vị thi công quá kém, thi công ì ạch, lấn chiếm

lòng đường nhiều hơn cho phép, công trình đã hết hạn thi công nhưng
vẫn tiếp tục đào xới mặt đường, khi làm xong thì tái lập mặt đường cẩu
thả. Hố tử thần mọc lên như nấm ở thành phố Hồ Chí Minh.
c) Phân luồng, điều phối giao thông, đèn tín hiệu chưa tốt
• Nhiều ngõ hẽm và đường nhỏ giao cắt với đường lớn. Nếu để ý thì 1 đoạn
đường ngắn chừng 1km đã có đến gần chục điểm giao cắt, mà ở đó không
thể bố trí đèn giao thông vì quá nhỏ
• Đèn tín hiệu 1 vài điểm giao thông tại Tp.Hồ Chí Minh hoạt động không
hợp lý, thậm chí có điểm đèn tín hiệu không hoạt động
ii. Dân số và tình trạng đô thị hóa
• Bùng nổ dân số quá nhanh, tính đến tháng 6-2011, dân số Tp.Hồ Chí
Minh tăng thêm 2.125.709 người, bình quân tăng hơn 212.000
người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của
cả nước trong vòng 10 năm. Thêm vào đó cơ cấu của hệ thống đô thị
nước ta mất cân đối, cân bằng. So với các nước có hệ thống đô thị phát
triển cân đối và ổn định, chúng ta thiếu rất nhiều các đô thị vừa và nhỏ,
cho nên các đô thị lớn luôn bị sức ép dân số dịch chuyển từ nông thôn
vào sinh ra quá tải, xuống cấp…Bên cạnh đó quy hoạch dân cư rồi mới
tới quy hoạch giao thông…đang là nghịch lý lớn vẫn tồn tại ở Tp. Hồ Chí
Minh.
• Đô thị hóa diễn ra quá nhanh, sự phát triển kinh tế quá nóng tại các thành
phố lớn đã dẫn dắt rất nhiều lao động ở các tỉnh và nông thôn ra thành thị,
8
cũng như kéo theo lượng người nhập cư vào thành phố đông đúc như:
sinh viên đi học, người đi làm,…
• Sự nở rộng đô thị diễn ra nhanh, không kiểm sóat được. Diện tích dành
cho hạ tầng giao thông quá ít, các con đường quá tải do lượng xe cá nhân
tăng nhanh chóng mặt trong những năm qua.
• Thời điểm tâp trung đông người (giờ tan học của sinh viên, học sinh, giờ
đi làm, tan sở ,…)

iii. Ý thức người tham gia giao thông kém
• Tình hình lưu thông tại Tp.Hồ Chí Minh khá lộn xộn, mạnh ai nấy chạy,
bất chấp quy định của pháp luật. Nhất là ở những tuyến đường, giao lộ
vắng bóng cảnh sát giao thông, tình trạng người điều khiển phương tiện
ngang nhiên vi phạm giao thông ngày càng phổ biến, như một hiện tượng
xã hội đáng báo động.
• Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng của một số đông người bán lẻ,
chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh chờ đón con
trước cổng các trường học, xe ôm, bến trông giữ phương tiện giao thông
tự phát.
• Người tham gia giao thông cố tình vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược
chiều, đường cấm, lấn tuyến, tìm mọi cách chèn lách để vượt lên trước
phương tiện khác diễn ra hầu hết ở mọi tuyến đường, giao lộ.
• Không nắm vững quy tắc luật lệ đi đường, các quy tắc ứng xử trong giao
thông.
iv. Các yếu tố khác
Ngoài các nguyên nhân trên, gây nên nạn kẹt xe, ùn tắt giao thông
bởi các yếu tố như : thời tiết, lễ hội, nghỉ lễ tết, tâm lý,…
III. Phần kết luận
9
1. Đánh giá hệ thống GT đường bộ tại Tp.Hồ Chí
Minh
 Dân số quá đông, phương tiện cá nhân nhiều, diện tích dành cho hạ tầng
giao thông ít, các dự án thi công chậm, ý thức tham gia giao thông kém,
tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng thấp(5%)…tất
cả đã làm cho hệ thống giao thông trở nên hết sức lộn xộn và bất cập.
Điều này là không thể tránh khỏi, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh
chóng, sự quản lý của nhà nước không theo kịp sự phát triển của thành
phố.
 Hạ tầng giao thông đường bộ tại thành phố HCM còn nhiều bất cập và nó

ảnh huởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của
người dân thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Chúng ta vẫn không
ngừng đưa ra những giải pháp và ý kiến đề xuất nhằm cải thiện vấn đề
giao thông đường bộ hiện nay và nâng cao ý thức cuả người dân khi tham
gia giao thông.
2. Giải pháp và kiến nghị
a. Giải pháp
• Phân bổ thời gian đi làm để giảm áp lực giờ cao điểm,tăng phí giao
thông đối với xe cơ giới đi vào thành phố trong giờ cao điểm (đã áp dụng
thành công ở Nga, Pháp), khuyến khích đi xe hai bánh, đánh thuế người
sử dụng ôtô cá nhân…
• Cấm tất cả phương tiện giao thông lưu thông trên 1 vài tuyến đường ở
trung tâm thành phố ,trừ xe công cộng ( xe bus) hoặc xe 2,3 bánh không
xài nhiên liệu.
• Đẩy nhanh tiến độ các dự án đào đường, lập kế hoạch thi công theo hình
thức cuốn chiếu, làm tới đâu dứt điểm tới đó. Nghiệm thu, thanh quyết
toán khối lượng thi công cho các đơn vị, giải ngân nhanh sẽ tạo thuận lợi
cho dự án sớm được hoàn thành.
10
• Áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh( “Làn sóng xanh”), đồng
thời quy định tốc độ chạy cụ thể của tất cả các xe trên 1 vài tuyến đường.
• Khuyến khích người dân sử dụng xe buýt bằng cách chỉ cho xe buýt lưu
thông trên các tuyến đường quy định và nâng cấp hệ thống xe buýt nhằm
đáp ứng nhu cầu của người dân.
• Hạn chế đối tượng sử dụng xe công và bắt buộc cán bộ công chức phải
gương mẫu đi làm bằng xe bus.
• Nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân bằng cách tích cực
tuyên truyền luật giao thông, xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm.
Đưa việc dạy học luật giao thông thành giáo trình bắt buộc cho học sinh
sinh viên.

b. Kiến nghị
Trên đây là nhữn giải pháp có tính khả thi cao nhất và được chọn lọc để
phù hợp với điều kiện giao thông đô thị ở Việt Nam, xong để giải quyết
triệt để thực trạng giao thông hiện nay cần có một lộ trình rõ ràng, thực
hiện nhiều biện pháp song song, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của
nhiều cấp chính quyền và các sở ban nghành liên quan. Hy vọng trong
thời gian gần nhất, khi các dự án của thành phố hoàn thành sẽ đem lại
một môi trường giao thông thân thiện hơn, góp phần phát triển kinh tế,
tạo thuận lợi cho người dân sinh sống phát triển và hội nhập.
3. Một vài quy tắc ứng xử đơn giản khi tham gia giao
thông
Dưới đây là 1 vài quy tắc đơn giản trong giao thông nhưng tôi tin chắc
phần lớn trong chúng không phải ai cũng nắm rõ :
 Khi đến ngã tư, nhường cho xe bên phải ( chúng ta thì không bao giờ
nhường)
 Khi gặp giao lộ, giảm ngay tốc độ
 Khi gặp vật cản phía trước (xe máy, ô tô, xe buýt…), dừng xe lại, chờ
hết vật cản rồi đi tiếp ( chúng ta hiếm khi chấp nhận bỏ ra vài phút, thậm
chí là 1 phút để chờ cho tình huống đi qua rồi lái xe đi tiếp, mà ưu tiên
11
của hầu hết mọi người là vượt qua trước, bất kể có lấn tuyến hay không,
bất kể đang gấp hay đang rảnh ).
 Khi đang chạy xe, muốn đi lệch qua bên trái, phải nhìn phía sau, xin
đường, từ từ chuyển qua.
Cám ơn thầy đã đọc bài tiểu luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Trang điện tử tổng cục thống kê VN ()
 Trang điện tử Bộ GTVT ()
 Trang điện tử Tp.Hồ Chí Minh ()
 Các trang báo mạng như : Báo vnexpress, báo tuổi trẻ, báo Lao động,…

 Trang Web Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia ()
 Giáo trình Xã hội học đô thị, Trịnh Duy Luân, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
12
13

×