Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ về Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 85 trang )

Trang
1

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 4
1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ
HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU.........................................................................7
1.1 SỰ RA ĐỜI THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN: ...................................................7
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUYỀN CHỌN:.................................... 10
1.2.1

Quyền chọn:............................................................................................10

1.2.2

Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu:..............................................................10

1.2.3

Phân loại quyền chọn: .............................................................................10

1.3 CÁC THÀNH PHẦN TRÊN SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU
CHICAGO BOARD OF OPTIONS EXCHANGE (CBOE):........................................ 12
1.3.1


Các nhân viên trên sàn giao dịch .............................................................12

1.3.2

Người tạo thị trường (Maket maker):....................................................... 12

1.3.3

Nhân viên lưu trữ lệnh (Order book official): ..........................................13

1.3.4

Chuyên gia (Specialist): ..........................................................................13

1.3.5

Nhà môi giới trên sàn (Floor boker): .......................................................14

1.3.6

Lệnh và các loại lệnh giao dịch quyền chọn ............................................ 14

1.3.7

Các hệ thống chuyển lệnh........................................................................16

1.3.8

Công ty thanh toán bù trừ Hợp đồng quyền chọn (Options Clearing
Corporation)..........................................................................................................17


1.4 NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐẦU TƯ KHI GIAO DỊCH QUYỀN
CHỌN 23
1.4.1

Rủi ro đối với người nắm giữ quyền chọn ............................................... 23

1.4.2

Rủi ro đối với người bán quyền chọn ......................................................24

2 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ ỨNG DỤNG
QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM...................................................... 26
2.1 MÔ HÌNH CHÂU ÂU:.................................................................................... 26
2.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu
(“Euronext”)..........................................................................................................26

2.1.2

Hoạt động của Euronext:.........................................................................27

2.1.3

Tổ chức và quản lý.................................................................................. 28

2.2 MÔ HÌNH NHẬT............................................................................................ 29
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

For evaluation only.
Trang
2

2.2.1

Thị trường chứng khoán Nhật .................................................................29

2.2.2

Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (“TSE”).............................................30

2.3 MÔ HÌNH SINGAPORE:................................................................................ 35
2.3.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán Singapore:35

2.3.2

Cơ cấu tổ chức sàn giao dịch:..................................................................36

2.3.3

Sản phẩm, dịch vụ của SGX:...................................................................39

2.3.4

Cơ chế giao dịch Hợp đồng quyền chọn trên chỉ số Nikkei 225:..............40

2.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM KHI ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHÓAN:........... 42
Xây dựng hệ thống giám sát quản lý:.....................................................................42

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tương thích với hoạt động của Sàn giao
dịch quyền chọn: ...................................................................................................43

Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin ...................................................................43

Hoàn thiện quy trình và trang bị hệ thống kỹ thuật giao dịch: ................................43

2.5 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN VIỆT NAM: ................ 44
2.5.1

Biến động trên Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua: ..44

2.5.2

Một số đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam:.........................49

2.5.3

Rủi ro đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam:.....53

2.6 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN
VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG
KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM:................................ 57
2.6.1

Sự cần thiết của việc ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường
chứng khoán Việt Nam:.........................................................................................57


2.6.2

Những quan điểm về việc ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị
trường chứng khoán Việt Nam: .............................................................................59

3 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM...................................................................... 64
3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ KHI ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM................................................ 64
3.1.1

Thuận lợi:................................................................................................64

3.1.2

Hạn chế khi ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên TTCK VN:............65

3.2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRIỂN KHAI QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: ................................................................. 67
3.2.1

Cần nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia thị trường về quyền chọn
chứng khoán:......................................................................................................... 67

3.2.2

Cần có hệ thống cơ sở pháp lý hoàn thiện: ..............................................68

3.2.3


Điều kiện về công bố thông tin và tuyên truyền :.....................................68

3.2.4

Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật:.................................................................69

3.2.5

Điều kiện về con người và chất lượng đào tạo:........................................69

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN
CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................. 70
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
3

3.3.1

Giải pháp đối với Chính phủ và các cơ quan nhà nước:........................... 70

3.3.2

Giải pháp đối với Công ty chứng khoán và các tổ chức trung gian: .........74

3.3.3

Giải pháp đối với Nhà đầu tư: .................................................................75


3.4 MÔ HÌNH DỰ KIẾN CỦA SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG
KHOÁN TẠI VIỆT NAM:.......................................................................................... 76
3.4.1

Môi trường giao dịch:..............................................................................76

3.4.2

Nhà tạo lập thị trường, nhà môi giới quyền chọn:.................................... 77

3.4.3

Mô hình tổ chức và phương thức giao dịch dự kiến sàn giao dịch quyền
chọn chứng khoán ở Việt Nam: .............................................................................77

3.4.4

Phí giao dịch, phí thanh toán và hoa hồng: ..............................................79

3.4.5

Yết giá: ...................................................................................................80

3.4.6

Cơ chế quản lý, giám sát: ........................................................................80

KẾT LUẬN:.................................................................................................................... 84

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

For evaluation only.
Trang
4

LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM ra đời năm 2000, hoạt
động thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên sôi động và mang lại nhiều lợi ích
cho nền kinh tế, đặc biệt là quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được tiến
hành thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 8 năm thành lập, thị trường
chứng khóan Việt Nam đã có những dấu hiệu hết sức lo ngại, chỉ số VN Index sau
một thời gian tăng nhanh, tăng nóng, đến nay liên tục giảm, các nhà đầu tư thua lỗ
nặng, cầu chứng khoán suy giảm mạnh, thị trường trở nên buồn tẻ… Giải pháp cho
vấn đề này như thế nào? Có biện pháp gì để bảo vệ nhà đầu tư khi giá chứng khoán
liên tục giảm hoặc giảm đột biến? Một trong những công cụ giúp nhà đầu tư hạn
chế rủi ro là chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên
cơ sở những tài sản cơ sở như như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, lãi suất, …nhằm
nhiều mục tiêu khác nhau như bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng
khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư
như cổ phiếu, trái phiếu, hoặc để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có
thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban
đầu. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính
là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn mua
hoặc bán (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps).
Mặc dù hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau có thể sử dụng để phòng
ngừa rủi ro, nhưng vì tất cả những hợp đồng bắt buộc thực hiện khi đến hạn nên nó
cũng đánh mất đi cơ hội kinh doanh, nếu như sự biến động giá thuận lợi. Đây là
nhược điểm lớn nhất của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau. Trong khi đó một
hợp đồng quyền chọn cho phép người nắm giữ nó thực hiện hay không thực hiện
hợp đồng.

Quyền chọn chứng khoán là công cụ khá linh hoạt để phòng ngừa rủi ro, tuy
nhiên bản thân công cụ phái sinh này cũng có thể làm nảy sinh rủi ro nếu không
được kiểm soát và quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng. Kinh nghiệm cho
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
5

thấy, Cuộc khủng hoảng tài chính lần này của Mỹ chính là do chưa quản lý, giám
sát chặt chẽ công cụ chứng khoán phái sinh trong lĩnh vực bất động sản.
Mặc dù trong thời gian hiện nay, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, việc
ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam có những
hạn chế nhất định, tuy nhiên xét về mục tiêu dài hạn thì chứng khoán phái sinh vẫn
là công cụ không thể thiếu đối với những thị trường chứng khoán phát triển. Do vậy,
bên cạnh việc nghiên cứu ứng dụng chứng khoán phái sinh cũng cần chú ý đến cơ
chế giám sát, quản lý chặt chẽ từ cơ quan nhà nước để thị trường chứng khoán phát
triển một cách hiệu quả, có kiểm soát.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tham khảo và ứng dụng quyền chọn
chứng khoán vào điều kiện thực tiễn ở nước ta là một bước đi cần thiết cho sự phát
triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai, đó cũng là lý do tác giả
chọn đề tài “Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt
Nam hiện nay” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ của mình.
1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ đặc điểm, vai trò của công cụ quyền chọn, chiến
lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn, các thành phần của thị trường
quyền chọn.
- Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và sự cần thiết áp
dụng quyền chọn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng các giao dịch quyền chọn chứng
khoán tại Việt Nam

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các lý luận về sản phẩm quyền chọn chứng khoán và thị
trường quyền chọn chứng khoán.
- Nghiên cứu quá trình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ
khi thành lập đến giai đoạn hiện nay, thực trạng ứng dụng công cụ quyền
chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
6

- Ngoài ra, do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu,
đề tài này không đi vào những vấn đề như: các kỹ thuật định giá quyền
chọn….
3. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn này được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết tài chính hiện đại, lý
thuyết quản trị rủi ro tài chính, cùng với phương pháp thống kê, mô tả,
phân tích và tổng hợp dữ liệu để khái quát hóa lên bản chất của các vấn
đề cần nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Là tài liệu cho các nhà nghiên cứu và các nhà kinh doanh chứng khoán
tham khảo.
- Do hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm, đề tài không thể đi sâu
tìm hiểu, khảo sát và phân tích hết các khía cạnh có liên quan đến quyền
chọn. Mong rằng đề tài này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, khảo sát, kiểm
chứng đầy đủ hơn và trên cơ sở đó có thể củng cố hoặc bổ sung thêm các
giải pháp, đề xuất nhằm đạt được hiệu quã thiết thực và bền vững hơn.
5. Kết cấu của đề tài
- Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của Luận văn bao gồm
03 chương:

- Chương 1: Khái quát chung về thị trường quyền chọn và hợp đồng quyền
chọn cổ phiếu
- Chương 2: Kinh nghiệm ứng dụng quyền chọn chứng khoán của một số
nước trên thế giới và những quan điểm về ứng dụng quyền chọn chứng
khoán tại Việt Nam.
- Chương 3: Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
7

1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN
CHỌN VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU
1.1 SỰ RA ĐỜI THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN:
Những giao dịch quyền chọn bán và quyền chọn mua đầu tiên được ghi nhận
là ở các quốc gia châu Âu và Mỹ đầu thế kỷ 18. Vào đầu những năm 1900, hiệp hội
những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn (option) ra đời. Mục đích của hiệp
hội này là cung cấp kỹ thuật nhằm đưa những người mua và người bán lại với nhau.
Nhà đầu tư muốn mua quyền chọn sẽ liên hệ với một công ty thành viên, công ty
này sẽ tìm người bán quyền chọn từ khách hàng của công ty hoặc của các công ty
thành viên khác. Nếu không có người bán, công ty đó sẽ tự phát hành quyền chọn
với giá cả thích hợp. Thị trường hoạt động theo cách này gọi là thị trường phi tập
trung OTC (over-the-counter), các nhà kinh doanh không gặp nhau trên sàn giao
dịch.
Tuy nhiên, thị trường quyền chọn phi tập trung này bộc lộ rõ nhiều khiếm
khuyết. Thứ nhất, do không có thị trường thứ cấp, thị trường này không cung cấp
cho người nắm giữ quyền chọn cơ hội bán quyền chọn cho một người khác trước
khi quyền chọn đáo hạn. Các quyền chọn được thiết kế để nắm giữ cho đến khi đáo
hạn, và rồi chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng

quyền chọn có rất ít, thậm chí không có tính thanh khoản. Thứ hai, việc thực hiện
hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh.
Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các nhà kinh doanh quyền
chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ quyền chọn coi như tổn
thất hoàn toàn. Thứ ba, phí giao dịch tương đối cao, một phần cũng do hai nguyên
nhân kể trên.
Năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền
chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) – Sàn giao dịch lâu đời nhất
và lớn nhất về các Hợp đồng giao sau hàng hóa, đã tổ chức một sàn giao dịch dành
riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago
Board of Options Exchange (CBOE), mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
8

26/04/1973 và giao dịch các hợp đồng quyền chọn bán trong tháng 06/1977. Vào
thời kỳ đó chủ yếu trao đổi các cổ phiếu thương mại đơn lẻ.
CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các Hợp đồng quyền chọn.
Bằng cách tiêu chuẩn hóa các kỳ hạn và điều kiện của Hợp đồng quyền chọn, nó đã
làm tăng tính thanh khoản cho thị trường. Nói cách khác, một nhà đầu tư đã mua
hoặc bán quyền chọn trước đó có thể quay trở lại thị trường trước khi hợp đồng đáo
hạn và bán hoặc mua quyền chọn, và như vậy đã bù trừ vị thế ban đầu. Tuy nhiên,
quan trọng nhất CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho người
mua rằng người bán sẽ thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng. Vì vậy, không giống như
trên thị trường phi tập trung, người mua quyền chọn không còn phải lo lắng về rủi
ro tín dụng của người bán. Điều này khiến quyền chọn trở nên hấp dẫn đối với công
chúng.
Tiếp theo đó, thị trường chứng khoán Mỹ (AMEX) và thị trường chứng
khoán Philadelphia (PHLX) bắt đầu thực hiện giao dịch quyền chọn vào năm 1975,

thị trường chứng khoán Pacific (PSE) thực hiện giao dịch vào năm 1976. Khoảng
đầu thập niên 80, khối lượng giao dịch tăng lên nhanh chóng đến mức mà số lượng
cổ phiếu theo Hợp đồng quyền chọn bán hàng ngày vượt khối lượng giao dịch cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán New York.
Năm 1982, quyền chọn bắt đầu giao dịch trên các hợp đồng giao sau với trái
phiếu chính phủ, và loại giao dịch này phát triển rất nhanh. Giao dịch trên thị
trường đấu giá mở, việc mua bán quyền chọn cung cấp rất nhiều công cụ để đầu cơ
và phòng hộ giá cho cộng đồng thương mại. Sự thành công của hợp đồng quyền
chọn đã mở lối cho việc ra đời quyền chọn trên vô số các hàng hoá tiêu dùng, như
ngô, đậu nành và các sản phẩm khác.
Khi xã hội ngày càng phát triển, giao dịch quyền chọn ngày càng trở nên phổ
biến hơn, lan rộng sang Anh, Brazil, Đức, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông
và Australia. Việc toàn cầu hoá thị trường thế giới đã tạo ra nhu cầu liên kết điện tử
và thương mại 24/24 trong ngày. Thị trường Mỹ đã đáp ứng nhu cầu này bằng cách
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
9

tạo ra những sản phẩm giao dịch quốc tế, mở rộng giờ giao dịch và triển khai một
sàn giao dịch điện tử.
Những hệ thống đáng chú ý nhất là GLOBEX (được CME phát triển) và
Project A (được CBOT) phát triển. Ở Đức, Deutsche Terminborse Exchange đã bỏ
kiểu giao dịch đấu giá mở, thay vào đó vận hành sàn giao dịch điện tử. Trên hệ
thống GLOBEX, các nhà đầu tư cá thể có thể giao dịch dựa trên chỉ số SP500,
SP500 mini và NASDAQ 100 và các hợp đồng con. Các nhà đầu tư cá thể cũng có
thể mua bán ngoại hối trên GLOBEX.
Trên hệ thống Project A (hiện tại là hệ thống Eurex (Tháng 8/2000, CBOT
xây dựng Eurex, tất cả các giao dịch trên Project A đều được thực hiện tại Eurex)),
các nhà đầu tư cá thể có thể mua bán trái phiếu T-bonds và tín phiếu, quyền chọn,

và tất cả các sản phẩm ngũ cốc trên CBOT. Giao dịch điện tử được thiết kế để hỗ
trợ việc đấu giá mở ngoài giờ giao dịch chính thức.
Hiện nay, chủ yếu các hợp đồng quyền chọn được mua bán rộng rãi tại văn
phòng thị trường chứng khoán (Chicago board Option Exchange–CBOE,
Philadelphia Exchange–PHLX, The American Stock Exchange–AMEX, The
Pacific Stock Exchange–PSE, The New York Stock Exchange–NYSE...). Việc mua
bán dưới hình thức hợp đồng chọn tại các văn phòng thị trường chứng khoán có
nhiều khía cạnh giống như mua bán hợp đồng tương lai. Văn phòng thị trường
chứng khoán phải xác định rõ các điều kiện, mức độ, thời gian đáo hạn và ấn định
giá của hợp đồng quyền chọn được mua bán trên thị trường của họ.Và để giảm rủi
ro của việc thực hiện hợp đồng, lúc mua sản phẩm (cổ phiếu chẳng hạn), người đầu
tư mở tài khoản dự trữ bắt buộc với người môi giới của họ, mức độ dự trữ tuỳ thuộc
vào loại hàng hoá được giao dịch và tuỳ vào từng tình huống cụ thể. Đồng thời,
cũng có những quy định để kiểm soát thị trường hợp đồng quyền chọn, như những
qui định kiểm soát ứng xử của thương nhân, của những người tạo lập thị trường.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
10

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUYỀN CHỌN:
1.2.1 Quyền chọn:
Quyền chọn là một Hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trong
đó cho người mua quyền nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài
sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đả đồng ý trong ngày hôm nay.
Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn.
Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo các điều
khỏan của Hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi
là quyền chọn mua (call). Một quyền chọn để bán tài sản gọi là quyền chọn bán
(put).

1.2.2 Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu:
Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu là hợp đồng quyền chọn mà chứng khoán
được ấn định trong quyền chọn là cổ phiếu. Cổ phiếu được ấn định trong hợp đồng
quyền chọn sau đây được gọi là cổ phiếu cơ sở (underlying stock).
1.2.3 Phân loại quyền chọn:
v Căn cứ vào quyền của người sở hữu quyền chọn: Có hai loại là quyền chọn
mua và quyền chọn bán.
1.2.3.1 Quyền chọn mua (sau đây gọi tắt là call):
Quyền chọn mua là quyền chọn, trong đó người sở hữu call có quyền mua
chứng khoán cơ sở với giá thực hiện bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn.
Ví dụ: Một người đầu tư muốn mua một scall cổ phiếu IBM, anh ta đặt lệnh
như sau: Buy 1 IBM Jun 90 Call at 6 ½. Có nghĩa là quyền chọn này cho phép
khách hàng mua 100 cổ phiếu IBM với giá $90 một cổ phiếu bất cứ lúc nào trong
khoảng thời gian từ khi mua được cho đến tháng Sáu. Để có được quyền này anh ta
phải trả mức phí $650 (100*6 ½ ) cho một quyền chọn. Và khi anh ta muốn thực
hiện quyền của mình là mua cổ phiếu IBM thì người bán call có nghĩa vụ bán cổ
phiếu IBM cho anh ta với giá $90 một cổ phiếu.
Như vậy, người sở hữu Call có quyền mua, và người bán Call có nghĩa vụ bán.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
11

1.2.3.2 Quyền chọn bán (sau đây gọi tắt là put):
Quyền chọn bán là quyền chọn, trong đó người sở hữu quyền chọn put có
quyền bán chứng khoán cơ sở với giá thực hiện bất cứ khi nào cho đến ngày đáo
hạn.
Ví dụ: Một người đầu tư muốn mua một put cổ phiếu IBM, anh ta đặt lệnh sau:
Buy 1 IBM Jan 100 Put at 7 ¼. Quyền chọn này cho phép người sở hữu bán 100 cổ
phiếu của IBM ở giá $100 một cổ phiếu từ lúc mua được quyền chọn cho đến tháng

Giêng. Để có được quyền này anh ta phải trả mức phí là $725 cho một quyền chọn
(100*7 ¼ ). Người bán quyền chọn có nghĩa vụ mua 100 cổ phiếu IBM với giá
$100 một cổ phiếu nếu người sở hữu yêu cầu thực hiện quyền chọn trong thời hạn
của quyền chọn. Với nghĩa vụ này người bán nhận được số tiền phí là $725 cho một
quyền chọn.
Tóm lại, người sở hữu Put có quyền bán, và người bán Put có nghĩa vụ mua.
v Căn cứ vào thời gian thực hiện quyền chọn: Có hai loại là quyền chọn kiểu Mỹ
và quyền chọn kiểu châu Âu.
1.2.3.3 Quyền chọn kiểu Mỹ (American style option):
Quyền chọn kiểu Mỹ là quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền chọn thực
hiện hợp đồng quyền chọn vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn hợp đồng và trước
ngày đáo hạn.
1.2.3.4 Quyền chọn kiểu châu Âu (European style Option):
Quyền chọn kiểu châu Âu là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ thực
hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đến hạn. Việc thanh toán giữa hai bên thực tế
xảy ra sau khi hợp đồng đến hạn từ 1 đến 2 ngày làm việc, giống trường hợp ngày
giá trị trong các giao dịch giao ngay (spot).
Sự phân biệt giữa hai loại quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ
không liên quan đến vị trí địa lý. Đa số hợp đồng quyền chọn được trao đổi chính
yếu trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, quyền chọn kiểu châu Âu có đặc điểm dễ phân
tích hơn quyền chọn kiểu Mỹ và một số thuộc tính trong quyền chọn kiểu Mỹ
thường được suy ra từ quyền chọn kiểu châu Âu.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
12

1.3 CÁC THÀNH PHẦN TRÊN SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ
PHIẾU CHICAGO BOARD OF OPTIONS EXCHANGE (CBOE):
Sàn giao dịch quyền chọn là nơi những quyền chọn được niêm yết và giao dịch.

Việc giao dịch quyền chọn cổ phiếu (và các loại quyền chọn chứng khoán khác)
trên sàn giao dịch cũng tương tự như việc giao dịch cổ phiếu. Mỗi quyền chọn được
ấn định tại một địa điểm cố định trên sàn và mọi giao dịch của quyền chọn này diễn
ra tại trạm đó.
Các quyền chọn giao dịch tại sàn (còn gọi là các quyền chọn niêm yết) do
một cơ quan của sàn giao dịch có tên gọi là “Công ty thanh toán bù trừ hợp đồng
quyền chọn” (Options Clearing Corporation – OCC) phát hành. Mọi giao dịch về
quyền chọn đều được diễn ra thông qua hệ thống máy vi tính và được thể hiện trong
tài khoản của các môi giới quyền chọn tại sàn, và không có bất kỳ chứng thư nào
được phát hành trong các giao dịch này.
1.3.1 Các nhân viên trên sàn giao dịch
Có hai hệ thống giao dịch quyền chọn đang được áp dụng hiện nay, đó là: hệ
thống giao dịch dựa vào các chuyên gia và hệ thống giao dịch dựa vào những người
tạo thị trường và nhân viên lưu trữ lệnh. Tùy vào việc ứng dụng hệ thống giao dịch
nào mà mỗi sàn giao dịch có những thành viên cụ thể. Nhiệm vụ cụ thể của các
nhân viên như sau:
1.3.2 Người tạo thị trường (Maket maker):
Người tạo thị trường là một trong những thành viên của sàn giao dịch, họ mua
bán bất cứ loại quyền chọn cổ phiếu nào theo yêu cầu của các viên chức sở giao
dịch hoặc theo yêu cầu của một môi giới nào đó đang có lệnh mua bán của khách
hàng. Khi được yêu cầu, người tạo thị trường thường đưa ra cả giá hỏi mua (bid) và
giá chào bán (adk). Giá hỏi mua là giá mà tại đó người tạo thị trường sẵn sàng mua
và giá chào bán là giá mà tại đó người tạo thị trường sẵn sàng bán. Vào lúc giá hỏi
mua và giá chào bán được niêm yết, người tạo thị trường không biết rằng người
kinh doanh đã yêu cầu niêm yết đang muốn mua hay muốn bán. Giá chào bán luôn
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
13


cao hơn giá hỏi mua. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán không được quy định cụ
thể nhưng luôn có một giới hạn trên.
Ví dụ: mức chênh lệch không được cao hơn 0.25$ đối với các quyền chọn cso
giá thấp hơn 0.50$; không được cao hơn 0.50$ đối với các quyền chọn có giá từ
0.50$ đến 10$…
Với đặc điểm mua bán nêu trên người tạo thị trường tự tạo ra lợi nhuận cho
mình từ chênh lệch giá mua và giá bán. Đồng thời, họ cũng làm tăng khả năng linh
hoạt cho thị trường vì sự có mặt của họ trên sàn giao dịch đảm bảo lệnh mua và
lệnh bán có thể luôn luôn được thực hiện ở một vài mức giá một cách nhanh chóng.
1.3.3 Nhân viên lưu trữ lệnh (Order book official):
Nhân viên lưu trữ lệnh có nhiệm vụ lưu giữ các lệnh giới hạn và duy trì các
lệnh thị trường một cách trật tự, họ không kinh doanh cho tài khoản của họ.
Quy trình lưu giữ lệnh được thực hiện như sau: khi người môi giới trên sàn
nhận được lệnh giới hạn, anh ta sẽ chuyển lệnh này đến nhân viên lưu trữ lệnh.
Nhân viên này đưa lệnh vào máy tính cùng với những lệnh giới hạn khác để đảm
bảo rằng ngay khi đạt đến giá giới hạn, lệnh sẽ được thực hiện. Những thông tin về
tất cả các lệnh giới hạn chưa được thực hiện được công bố cho tất cả các nhà kinh
doanh. Trên hệ thống giao dịch dựa vào các chuyên gia thì không có các nhân viên
lưu trữ lệnh vì như trên đã nói, các chuyên gia chính là những người lưu trữ lệnh.
1.3.4 Chuyên gia (Specialist):
Theo hệ thống giao dịch dựa vào chuyên gia, nhân viên với chức danh là
chuyên gia có nhiệm vụ như người tạo thị trường và giữ hồ sơ về lệnh giới hạn.
Không giống như các nhân viên lưu trữ lệnh, chuyên gia không thông tin về lệnh
giới hạn sẵn có cho những nhà kinh doanh khác.
Cũng giống như các chuyên gia trên sàn giao dịch cổ phiếu, các chuyên gia
của sàn giao dịch quyền chọn vừa thực hiện các lệnh do các người môi giới đưa đến,
vừa kinh doanh kiếm lời cho chính họ. Nhiệm vụ của các chuyên gia là duy trì thị
trường hoạt động ổn định và có trật tự.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Trang
14

1.3.5 Nhà môi giới trên sàn (Floor boker):
1.3.5.1 Nhà môi giới trên sàn:
Là những người môi giới làm việc trên sàn giao dịch, thực hiện giao dịch cho
khách hàng của công ty mình. Khi nhà đầu tư đặt lệnh cho công ty chứng khoán,
các lệnh này sẽ được chuyển đến nhân viên môi giới trên sàn. Nhà môi giới tiến
hành giao dịch với các nhà môi giới khác trên sàn và với những người tạo thị trường
để thực hiện lệnh nhận được.
1.3.5.2 Nhà môi giới tự do:
Trên sàn giao dịch ngoài những nhân viên môi giơi làm việc cho các công ty
chứng khoán còn có những nhà môi giới tự do là những người thực hiện các lệnh
của bất kỳ công ty chứng khoán nào thuê họ để hưởng huê hồng.
1.3.6 Lệnh và các loại lệnh giao dịch quyền chọn
1.3.6.1 Lệnh giao dịch quyền chọn
Khi một khách hàng muốn mua hay bán một loại quyền chọn nào đó, anh ta
đến công ty chứng khoán nơi môi giới của anh ta làm việc hoặc gọi điện cho môi
giới của anh ta để đặt lệnh. Sau khi nhận lệnh, môi giới tại công ty chứng khoán
truyền lệnh đến môi giới của công ty tại sàn. Tại sàn giao dịch, môi giới tại sàn
nhận lệnh và đặt lệnh mua bán cho các chuyên gia.
Lệnh mua bán quyền chọn tại sàn giao dịch là lệnh điện tử, được lưu trong
máy vi tính, và không có phiếu lệnh như các giao dịch thông thường. Một lệnh mua
hay bán quyền chọn chứa đựng các thông tin sau:
o Số tài khoản của khách hàng, của nhân viên đại diện có đăng ký
o Sàn giao dịch nơi quyền chọn được giao dịch
o Cách thức nhận lệnh (method of reciept of the order)
o Mua hay bán
o Loại quyền chọn (put hay call)
o Số lượng quyền chọn muốn mua hay bán

o Cổ phiếu cơ sở, tháng đáo hạn, giá thực hiện
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
15

o Giao dịch mở hay giao dịch đóng: Giao dịch mở là giao dịch đầu tiên (lần đầu
mua hay bán quyền chọn) hoặc làm tăng vị thế hiện tại của người đầu tư. Giao
dịch đóng là giao dịch kết thúc hay làm giảm vị thế hiện tại của người đầu tư.
o Lệnh thị trường hay lệnh giới hạn
o Loại tài khoản (tiền mặt hay ký quỹ)
o Lệnh có được yêu cầu hay không (was the order solicited or unsolicited)
o Khoảng thời gian giá trị của lệnh: lệnh ngày hay lệnh thời gian khác
o Lệnh được đặt cho các phương án straddle, combination hay spread
o Có phải là tài khoản tự quyết hay không
o Tên khách hàng
o Những hướng dẫn cần thiết
o Xác nhận của giám đốc
Để đảm bảo giao dịch quyền chọn được chính xác và hiệu quả, mọi quy định
trên buộc phải được tôn trọng, nếu có bất cứ sai sót nào, lệnh đó được coi là không
hợp lệ và không có giá trị giao dịch.
1.3.6.2 Các loại lệnh giao dịch quyền chọn
Tương tự như mua bán cổ phiếu, các nhà đầu tư có thể lựa chọn và đặt lệnh
thích hợp với mong muốn trong hệ thống rất nhiều loại lệnh được áp dụng như:
Lệnh thị trường (Market order); Lệnh giới hạn (Limit order); Lệnh dừng (Stop
order); Lệnh dừng giới hạn (Stop limit order).
Để hướng dẫn thực hiện các lệnh về thời gian có các lệnh sau: Lệnh ngày;
Lệnh có giá trị đến cùng (Good till cancelled – GTC) Lệnh tùy ý (Not held order –
NH); Lệnh thực hiện toàn bộ ngay hoặc không (Fill or kill order – FOK); Lệnh ngay
lập tức hoặc không (Immediate or cancel order – IOC); Lệnh tất cả hoặc không (All

or none order – AON)
1.3.7 Xác định giá mở cửa và giá đóng cửa
Mỗi ngày trước khi mở cửa sàn giao dịch sử dụng vòng luân phiên giao dịch
để xác định giá mở cửa. Trong khoảng thời gian này, tất cả các hợp đồng không
giao dịch theo cách ngẫu nhiên. Các lệnh mua và bán được nhận theo nhóm mỗi lần.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
16

Khi sàn giao dịch đã hoàn tất đối với nhóm lệnh này thì sẽ chuyển sang nhóm lệnh
khác. Giao dịch luân phiên theo thứ tự, bắt đầu với các quyền mua có thời hạn hết
hiệu lực gần nhất và giá thực hiện thấp nhất (hoặc với các quyền bán có giá thực
hiện cao nhất), rồi cứ tuần tự cho đến khi tất cả các nhóm lệnh đều đã được mở cửa
giao dịch. Ở thời điểm mở cửa, các lệnh thị trường có độ ưu tiên cao hơn các lệnh
giới hạn. Các lệnh chênh lệch có độ ưu tiên hơn các lệnh thị trường nhưng lệnh mua
có độ ưu tiên khác lệnh bán (liên quan đến luật ưu tiên của các lệnh chênh lệch).
Các vòng luân phiên giao dịch cũng được dùng để đóng cửa thị trường vào
cuối ngày giao dịch và khi quyền chọn hết hiệu lực. Do ngày hết hiệu lực là ngày
thứ bảy sau ngày thứ sáu của tuần thứ ba của tháng đáo hạn nên vòng luân phiên
cuối cùng để đóng cửa thị trường xảy ra vào ngày thứ sáu của tuần thứ ba mỗi tháng.
Nếu sở giao dịch ngừng giao dịch một loại quyền lựa chọn sẽ không có lệnh nào
được thực hiện. Khi giao dịch trở lại, phải sử dụng vòng luân phiên để tái mở cửa
giao dịch loại quyền lựa chọn đó. Cuối cùng nếu thị trường hoạt động quá nhanh
(nếu hai chuyên viên giao dịch tại sàn cảm thấy rằng thị trường đang dần mất trật tự)
sở giao dịch có thể áp đặt sự luân phiên.
1.3.7 Các hệ thống chuyển lệnh
OCC thường sử dụng các hệ thống chuyển lệnh tự động để xử lý các giao dịch
quyền lựa chọn của khách hàng. Thông qua một hệ thống máy tính, các lệnh thông
thường được chuyển từ công ty chứng khoán đến khu vực của thành viên (đại diện

công ty chứng khoán) tại sàn giao dịch để xử lý. Thành viên (cụ thể là môi giới tại
sàn) sẽ nhận lệnh và đem đến đám đông giao dịch để giao dịch. Nếu lệnh được thực
hiện, thông báo kết qủa giao dịch sẽ được chuyển về khu vực của thành viên và
cũng từ đây, qua hệ thống máy tính của mình, thành viên sẽ thông báo cho người
môi giới và khách hàng.
Đối với một số lệnh (là lệnh thị trường và lệnh giới hạn có số lượng nhỏ và
lệnh khả thị), hệ thống chuyển lệnh có thể gắn với việc so khớp lệnh tự động. Đối
với các trường hợp cần sự nhanh chóng, hệ thống chuyển lệnh thẳng tới quầy giao
dịch, không qua chỗ ngồi của thành viên và môi giới tại sàn. Mỗi lệnh được khớp
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
17

với một lệnh trên sổ lệnh giới hạn hoặc theo báo giá của người tạo thị trường, và
thông báo kết quả giao dịch được gửi trực tiếp đến công ty chứng khoán.
Hệ thống so khớp lệnh tự động ở mỗi sàn giao dịch đều có tiêu chuẩn, năng
lực và tên riêng. CBOE có Hệ thống so khớp lệnh tự động (RAES), AMEX có Hệ
thống giao dịch quyền chọn tự động (AUTOAMOS)… Mỗi loại cung cấp khả năng
giao diện trực tiếp đến quầy giao dịch.
1.3.8 Công ty thanh toán bù trừ Hợp đồng quyền chọn (Options Clearing
Corporation)
1.3.8.1 Nhiệm vụ của công ty thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn:
Công ty thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn (sau đây viết tắt là OCC) là
công ty của sàn giao dịch nơi quyền chọn được niêm yết. OCC có các nhiệm vụ sau:
– Chuẩn hóa, phát hành và đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng quyền
chọn.
– Cung cấp cho khách hàng thông tin tài liệu về rủi ro và lợi nhuận của việc
đầu tư vào quyền chọn (Characteristics and Risks of Standardized Quyền
chọn) một cổ phiếu được niêm yết, giấy xác nhận giao dịch quyền chọn

hay những thông tin mà khách hàng yêu cầu thông qua môi giới.
– Điều chỉnh các hợp đồng quyền chọn nếu có tách, gộp, chia cổ tức … cổ
phiếu cơ sở.
– Thay đổi vị thế quyền chọn của nhà đầu tư (closing option position)
– Các tiểu chuẩn của hợp đồng quyền chọn do OCC quy định
1.3.8.2 Giá thực hiện:
OCC quy định sẵn một bảng giá thực hiện, mỗi mức giá này được ký hiệu bởi
một ký tự. Theo bảng ký hiệu giá thực hiện, mỗi giá thực hiện cách nhau khoảng 5
đơn vị. Số giá thực hiện của một cổ phiếu được đưa ra phụ thuộc vào sự biến động
của cổ phiếu đó. Việc đưa ra giá thực hiện gần với giá thị trường hiện tại của cổ
phiếu là hết sức quan trọng. Điều này khuyến khích giao dịch và hình thành mức
phí hợp lý. Khi giá cổ phiếu tăng hay giảm sàn giao dịch sẽ đưa ra những giá thực
hiện mới.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
18

Ví dụ: Một cổ phiếu đang được giao dịch với giá $37 và hợp đồng quyền
chọn cổ phiếu này vừa mới được niêm yết trên sàn, sàn giao dịch sẽ đưa ra hai mức
giá thực hiện. Một giá thực hiện sẽ cao hơn giá thị trường hiện tại và một mức thấp
hơn.
Giá thực hiện
XYZ 35
37 40
Nếu giá cổ phiếu tăng lên $43 một cổ phiếu thì giá thực hiện 45 sẽ được
thêm vào:
Giá thực hiện
XYZ 35
43 40

43 45
1.3.8.3 Tháng đáo hạn:
Theo quy định, 12 tháng trong một năm được chia thành 3 chu kỳ, mỗi chu kỳ
có 4 tháng. Một quyền chọn có thể có tháng đáo hạn thuộc một trong ba chu kỳ sau:
– Chu kỳ tháng Giêng gồm : tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy, tháng
Mười
– Chu kỳ tháng Hai gồm: tháng Hai, tháng Năm, tháng Tám, tháng Mười
một
– Chu kỳ tháng Ba gồm: tháng Ba, tháng Sáu, tháng Chín, tháng Mười hai.
1.3.8.4 Tự động thực hiện quyền chọn
Nếu khách hàng không đưa ra các yêu cầu khác, OCC sẽ tự động thực hiện các
hợp đồng sinh lời, chứ không để chúng hết hiệu lực.
Vào ngày đáo hạn bất kỳ hợp đồng quyền chọn nào do công chúng nắm giữ có
giá trị thực ít nhất là ¾ và bất kỳ hợp đồng quyền chọn nào do công ty chứng khoán
nắm giữ có giá trị thực ít nhất là ½ sẽ được thực hiện tự động nếu không có bất kỳ
yêu cầu thực hiện nào.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
19

Ví dụ: Peter mua 10 hợp đồng quyền chọn Call như sau: 10 IBM Jan 110 Call
at 3
Anh ta không có ý định thực hiện hợp đồng mà chỉ chờ giá phí tăng lên để bán
kiếm lời. Nhưng giá đã không tăng như anh ta dự đoán và anh ta cứ giữ hợp đồng.
Đến chiều thứ Sáu của tuần thứ ba của tháng đáo hạn, giá cổ phiếu IBM giao dịch
trên thị trường là 110 ¾ . Khi đó quyền chọn sẽ được thực hiện mà không có bất kỳ
yêu cầu nào của Peter bởi vì giá trị thực của hợp đồng là ¾ .
1.3.8.5 Chỉ định việc thực hiện và thanh toán (Assignment and
Settlement)

Khi OCC nhận được thông báo thực hiện quyền chọn, công ty sẽ lựa chọn
ngẫu nhiên một công ty chứng khóan và chỉ định công ty này thực hiện quyền chọn.
Công ty chứng khoán được chỉ định này sẽ chọn một cách ngẫu nhiên hay theo
phương pháp FIFO (first in first out) một trong số các khách hàng của mình để thực
hiện quyền chọn.
Khi nhận được thông báo thực hiện hợp đồng người bán hợp dồng phải mua
lại cổ phiếu (nếu đó là hợp đồng Call) hay bán ra cổ phiếu (nếu đó là hợp đồng Put)
cho người sở hữu hợp đồng trong vòng 3 ngày làm việc.
Ví dụ: Cổ phiếu IBM đang được giao dịch ở mức giá $110 một cổ phiếu.
Khách hàng A dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng. Anh ta gọi cho môi giới của mình là
Dean Witter và đặt lệnh sau: Buy 1 IBM Jan 110 Call at market
Nhưng khách hàng B có quan niệm ngược với khách hàng A. anh ta cho rằng
giá cổ phiếu IBM sẽ giảm và anh ta đặt lệnh sau với môi giới của mình, Merrill
Lynch: Sell 1 IBM Jan 110 Call at 4
Cả hai người môi giới sau khi nhận lệnh sẽ truyền lệnh này đến sàn giao
dịch nơi thành viên của công ty của họ – những môi giới tại sàn – nhận được, những
môi giới tại sàn sau khi nhận được lệnh trên đều đến trạm giao dịch quyền chọn cổ
phiếu IBM để thực hiện lệnh. Họ gặp nhau và thỏa thuận mua bán. Giao dịch này sẽ
được lưu lại trong máy vi tính tại OCC và không có bất kỳ giấy chứng nhận nào
được phát hành. Nếu trong sổ Dean Witter đã có 173 quyền chọn Call trước đó thì
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
20

bây giờ được thêm 1 là174 quyền. Đồng thời, tài khoản của Dean Witter tại OCC bị
trừ $400 tiền phí. Với Merrill Lynch thì ngược lại, số quyền giảm 1 và tài khoản
được ghi có $400. Tên của khách hàng A, B là những bên mua bán thật sự trong
giao dịch này không được lưu ở OCC, nhưng những tài khoản của họ ở chỗ của
Dean Witter và Merrill Lynch phản ánh vụ mua bán này. Theo luật, tiền phí có thể

thanh toán trong bảy ngày làm việc kế tiếp. Nhưng OCC lại yêu cầu thanh toán
ngay ngày hôm sau, và những môi giới không muốn phải bỏ tiền của mình ra để
thanh toán cho khách hàng; do đó người mua được yêu cầu thanh toán ngay ngày
hôm sau.
Hai tuần sau, giá cổ phiếu của IBM tăng lên $125 khách hàng A muốn thực
hiện hợp đồng, anh ta gọi cho Dean Witter. Người môi giới này gửi lệnh thực hiện
đến OCC. Mặc dù hợp đồng này được ký kết với Merrill Lynch nhưng rất có thể
một công ty khác sẽ phân phối cổ phiếu chứ không nhất thiết là Merrill Lynch. Sau
khi nhận lệnh OCC tra cứu trong máy vi tính xem có bao nhiêu công ty đã bán
quyền chọn call cổ phiếu IBM với giá thực hiện là 110. Từ danh sách các công ty
này OCC chọn ngẫu nhiên một công ty và thông báo cho họ rằng hợp đồng đã được
thực hiện. Công ty được chọn đó có thể là công ty của Merrill hay một công ty khác.
Chẳng hạn công ty được chọn là của môi giới Paine Webber. Khi được thông báo
để giao cổ phiếu IBM giá 110 cho Dean Witter, Paine Webber có 3 ngày (theo quy
định của SEC) để thực hiện công việc này. Paine Webber có thể chọn một trong số
các khách hàng đã đặt lệnh bán quyền chọn call cổ phiếu IBM giá thực hiện 110 của
mình một cách ngẫu nhiên hoặc theo phương pháp FIFO. Giả sử người được chọn
là John Jones. Nếu John đang nắm giữ cổ phiếu IBM, anh ta sẽ gọi cho môi giới để
chuyển 100 cổ phiếu IBM cho Dean Witter. Nhưng nếu John đã bán khống hợp
đồng Call trước đây thì anh ta phải mua cổ phiếu để chuyển cho Dean. Như vậy,
một khi hợp đồng quyền chọn được yêu cầu thực hiện trước ngày đáo hạn thì cổ
phiếu phải được chuyển quyền sở hữu. Điều này được đảm bảo bởi OCC.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
21

1.3.8.6 Giới hạn vị thế và giới hạn thực hiện.
1.3.8.6.1 Giới hạn vị thế
Quyền chọn không do công ty có cổ phiếu cơ sở phát hành mà do những

người đầu tư tạo ra và bán để thu phí và được phát hành thông qua OCC. Do đó sẽ
không có sự giới hạn về số quyền chọn được tạo ra, rất có thể số quyền chọn được
tạo ra với số cổ phiếu trên quyền chọn nhiều hơn so với số cổ phiếu cơ sở đang tồn
tại trên thị trường. Giả sử IBM có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành, và rất có thể có
150 ngàn quyền chọn cổ phiếu IBM đã được bán ra, số quyền chọn này đại diện cho
15 triệu cổ phiếu (150.000*100 = 15 triệu). Nếu tất cả số quyền chọn này được thực
hiện, rõ ràng là không có đủ cổ phiếu để đáp ứng. Thêm vào đó trên thị trường luôn
tồn tại những người mong muốn làm giá. Giả sử họ mua 20 ngàn quyền chọn call
đại diện cho 2 triệu cổ phiếu (20.000*100 = 2 triệu), trong số 20 ngàn quyền chọn
này có những quyền đã được bán khống. Do đó khi người làm giá yêu cầu thực hiện
hợp đồng thì những người bán khống buộc phải mua cổ phiếu trên thị trường để
giao. Điều này tạo một áp lực lên giá thị trường, làm giá thị trường biến động
mạnh… Để hạn chế những tình huống nêu trên, Ủy Ban Chứng Khoán (SEC) quy
định giới hạn vị thế như sau: Không một người đầu tư nào dù cá nhân hay tổ chức
có vị thế vượt quá 8,000 quyền chọn của cùng một cổ phiếu cơ sở trên cùng một
phía thị trường.
Phía thị trường được hiểu như sau: theo sự dự đoán giá cổ phiếu cơ sở thì thị
trường quyền chọn có hai loại: là thị trường giá tăng và thị trường giá giảm. Tùy
theo sự dự đoán của nhà đầu tư mà anh ta sẽ kinh doanh trên loại thị trường nào. Ơû
mỗi loại thị trường anh ta sẽ kinh doanh khác nhau, cụ thể như sau:
Thị trường giá tăng (Upside)
Thị trường giá giảm (Downside)
Mua call Mua put
Bán put Bán call
Ví dụ: Một người đầu tư đầu tư vào quyền chọn cổ phiếu IBM, anh ta mua
bán tổng cộng 16.000 quyền chọn ở cả hai phía thị trườn, cơ cấu đầu tư của anh ta
như sau là hợp pháp:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang

22

IBM
Thị trường giá tăng Thị trường giá giảm
Mua call 6.000 Mua put 4.000
Bán call 2.000 Bán put 4.000
Tổng cộng 8.000 Tổng cộng 8.000
Nhưng nếu cơ cấu đầu tư của anh ta thay đổi như sau thì không hợp pháp
IBM
Thị trường giá tăng Thị trường giá giảm
Mua call 8.000 Mua put 1.000
Bán call 2.000 Bán put 5.000
Tổng cộng 10.000 Tổng cộng 6.000
Cơ cấu này không hợp pháp vì về một phía thị trường giá tăng anh ta ở trong vị thế
10.000 vượt quá quy định.
1.3.8.6.2 Giới hạn thực hiện
Nếu một tổ chức đầu tư muốn tránh giới hạn vị thế, họ có thể hành động như
sau: thứ Hai mua 8.000 quyền chọn call và yêu cầu thực hiện chúng vào sáng thứ
Ba; chiều thứ Ba lại mua 8.000 quyền chọn call khác và yêu cầu thực hiện vào sáng
thứ Tư, cứ thế ngày này qua ngày khác, họ có thể dễ dàng làm giá mà không hề trái
quy định về giới hạn vị thế. Để ngăn chặn hành động này, một quy định khác được
đưa ra: đó là quy định về giới hạn thực hiện. Quy định này có nội dung như sau:
Không một cá nhân cũng như tổ chức nào được phép thực hiện quá 8.000 quyền
chọn của cùng một cổ phiếu cơ sở trong vòng năm ngày làm việc liên tiếp.
Ví dụ: Một người đầu tư đã thực hiện 5.000 quyền chọn call cổ phiếu IBM
vào thứ Ba thì từ thứ Ba này cho đến thứ Ba tuần sau anh ta chỉ có quyền được thực
hiện thêm 3.000 quyền chọn call cổ phiếu IBM nữa.
1.3.8.7 Tài liệu công bố thông tin quyền chọn của OCC
OCC phát hành tài liệu “Đặc Điểm Và Rủi Ro Của Quyền Chọn Được
Chuẩn Hóa”. Tài liệu này vạch ra những rủi ro của việc đầu tư vào quyền chọn.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
23

Một người đầu tư phải nhận được tài liệu này từ công ty chứng khoán trước
hay ngay khi anh ta được chấp nhận giao dịch quyền chọn. Kèm với tài liệu này
khách hàng cũng được cung cấp tài liệu kinh doanh quyền chọn. Tài liệu này không
mang tính giáo dục.
Khi muốn đầu tư quyền chọn, người đầu tư liên hệ với công ty chứng khoán
để nhận được tài liệu trên. Sau đó, anh ta sẽ phải ký một thỏa ước về quyền chọn
với môi giới. Trong bản thỏa ước này anh ta phải nói rõ rằng đã đọc tài liệu công bố
tin quyền chọn, đồng ý tuân theo các giới hạn mua bán và các qui định khác trong
giao dịch quyền chọn. Trong vòng 15 ngày anh ta sẽ được xem xét chấp thuận mở
tài khoản giao dịch.
Nếu OCC chỉnh sửa tài liệu thì nhà đầu tư phải được cung cấp tài liệu chỉnh
sửa trước khi được xác nhận giao dịch quyền chọn kế tiếp.
1.4 NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐẦU TƯ KHI GIAO DỊCH QUYỀN
CHỌN
1.4.1 Rủi ro đối với người nắm giữ quyền chọn
Rủi ro mất toàn bộ số tiền phí đã trả để mua quyền chọn chỉ trong một
khoảng thời gian. Trong khi quyền chọn có thời gian đáo hạn mà diễn biến giá thị
trường lại không có lợi cho người đầu tư nên anh ta có thể không thực hiện, không
bán lại quyền chọn nếu không có lợi. Khi đó anh ta sẽ bị mất toàn bộ số tiền đầu tư
vào quyền chọn mà không nhận được lợi ích gì.
Càng nhiều quyền chọn đang lỗ và thời gian còn lại càng ngắn thì rủi ro mất
một phần hay toàn bộ số tiền đầu tư càng cao. Giao động giá của cổ phiếu cơ sở là
điều kiện cần thiết để quyền chọn trở nên có lợi nhưng trong một khoảng thời gian
ngắn, sự biến động của giá không nhiều, do đó có thể thay đổi trạng thái quyền
chọn.

Những điều khoản thực hiện một quyền chọn có thể tạo ra những rủi ro cho
người nắm giữ quyền chọn. Nếu quyền chọn không có đặc điểm thực hiện tự động,
người nắm giữ phải đảm bảo rằng hành động thực hiện diễn ra đúng lúc. Mặt khác
đối với quyền chọn có đặc điểm thực hiện tự động người nắm giữ quyền chọn có
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
24

thể vẫn gặp rủi ro lỗ nếu khoản tiền được thanh toán nhỏ hơn phí anh ta bỏ ra. Hơn
nữa giá giới hạn là số tiền tối đa người nắm giữ quyền chọn có thể được hưởng
trong khi giá thị trường có thể biến động có lợi và anh ta có thể thu được nhiều lợi
nhuận hơn; như vậy trong trường hợp này anh ta bị rủi ro giới hạn lợi nhuận.
Một rủi ro khác người sở hữu quyền chọn có thể gặp phải là rủi ro bị giới hạn
thực hiện. Rủi ro này xảy ra trong một hoàn cảnh đặc biệt khi mà SEC hay OCC đặt
giới hạn thực hiện nhằm đảm bảo ổn định thị trường, hay vì một lý do nào đó.
1.4.2 Rủi ro đối với người bán quyền chọn
Người bán quyền chọn có thể bị chỉ đinh để thực hiện hợp đồng bất cứ khi
nào trong suốt thời gian hiệu lực như quyền chọn anh ta đã bán. Bắt đầu từ ngày
bán quyền chọn kiểu Mỹ, ngừơi bán quyền chọn luôn ở trong tư thế có thể bị chỉ
định thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn hoặc cho đến khi anh
ta đóng vị thế của mình.
Người bán quyền chọn call gặp rủi ro khi giá thị trường chứng khóan cơ sở
tăng cao hơn giá thực hiện vì anh ta phải thực hiện hợp đồng và bỏ qua cơ hội
hưởng chênh lệch giá. Mặt khác nếu giá thị trường chứng khoán cơ sở giảm thấp
hơn giá thực hiện, người bán call sẽ chịu một khoản lỗ do chênh lệch giá giảm
(khoản lỗ này chỉ có thật nếu anh ta phải bán chứng khoán tại thời điểm đó).
Người bán khống quyền chọn call sẽ gặp rủi ro lớn nếu giá thị trường tăng
mạnh, cao hơn giá thực hiện nhiều. Khoản lỗ tiềm tàng của người bán call trong
trường hợp này là không giới hạn vì giá thị trường của cổ phiếu cơ sở có thể tăng

không giới hạn.
Người bán quyền chọn call gặp rủi ro khi giá thị trường chứng khoán cơ sở
giảm mạnh. Giả sử giá thị trường giảm bằng 0 nhưng anh ta vẫn phải mua chứng
khoản ở giá thực hiện, cao hơn 0 rất nhiều.
Khi bán khống quyền chọn call hay bán quyền chọn put, người đầu tư buộc
phải ký quỹ nhiều tiền. Trong trường hợp giá thị trường biến động bất lợi cho vị thế
người bán hay do thay đổi của công ty chứng khoán mà người bán được yêu cầu để
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Trang
25

kỹ quỹ thêm. Nếu anh ta không đáp ứng được yêu cầu này, công ty chứng khóan có
thể thanh lý tài khoản của anh ta mà không cần thông báo.
Ngoài ra người bán quyền chọn còn gặp rủi ro trong trường hợp nhận
chỉ định trễ; hay giá thị trường chứng khoán cơ sở tăng lên đột ngột…
Kết luận chương 1
Một trong những công cụ phái sinh được nhiều nhà đầu tư chứng khoán trên
thế giới quan tâm là quyền chọn (options), do đặc tính khá linh hoạt của công cụ
này. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền mà mình đã mua
hoặc bán.
Để hoạt động kinh doanh quyền chọn hiệu quả nhiều yếu tố liên quan đến
quyền chọn được chuẩn hóa như giá thực hiện, ngày đáo hạn. Công ty thanh toán
quyền chọn có nhiệm vụ này; bên cạnh đó, công ty còn đưa ra nhiều tiêu chuẩn
khác và thực hiện các nhiệm vụ khác như điều chỉnh quyền chọn, thay đổi vị thế
người đầu tư, soạn thảo và công bố tài liệu, trung tâm thanh toán …
Khi tham gia kinh doanh quyền chọn người đầu tư cần tìm hiểu các yếu tố
ảnh hưởng đến giá và các công cụ đo lường giá để lựa chọn chiến lược phòng ngừa
rủi ro bằng quyền chọn thích hợp. Có nhiều chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng
quyền chọn, nếu biết vận dụng trong hoàn cảnh thích hợp người đầu tư sẽ kiếm

được lợi nhuận và bảo vệ lợi nhuận một cách hữu hiệu.
Việc triển khai ứng dụng quyền chọn trên thị trường chứng khoán cần có
những điều kiện nhất định như: nâng cao nhận thức về quyền chọn chứng khoán đối
với các chủ thể tham gia thị trường, hoàn thiện hệ thống pháp lý, điều kiện về con
người, về hạ tầng thông tin, cơ sở vật chất - kỹ thuật.. .

.




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

×