Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH đầu TƯ VIỆT NHẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.1 KB, 64 trang )

ĐỀ TÀI
KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VIỆT NHẬT
Phần 1: Giới thiệu đề tài
I. Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động
kinh doanh
- Nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại
công ty TNHH Đầu tư Việt Nhật
- Đề xuất các biện pháp để cải thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Đầu tư Việt Nhật
II. Phạm vi của đề tài
- Không gian: Tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư Việt Nhật
- Thời gian: năm 2013
III. Phương pháp thực hiện đề tài
- Những thông tin cần thiết cho đề tài:
 Các loại chứng từ,sổ sách cần thiết để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh:
 Báo cáo kết quả hoạt động năm trước
 Sổ kế toán tổng hợp
 Sổ kế toán chi tiết
 Những thông tin về công ty ….
- Cách thu thập và xử lý thông tin:
 Thông tin sơ cấp: Phỏng vấn nhân viên công ty
 Thông tin thứ cấp: Tham khảo các tài liệu
IV. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
- Thuận lợi:
 Được sự hướng dẫn tận tình của GVHD, BGĐ và các anh chị phòng Kế
toán tại công ty TNHH Đầu tư Việt Nhật
 Tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từ sách, tài liệu trên Internet….
 Được tham khảo các chuyên đề cũ về đề tài đã chọn.


- Khó khăn:
 Nơi thực tập xa nhà
 Thời gian thực tập ngắn
 Kiến thức còn hạn chế
 Tiếp cận nhiều nguồn tài liệu dẫn đến khó chọn lựa được thông tin cần thiết
phục vụ cho đề tài.
1
V. Cấu trúc đề tài
Phần 1: Giới thiệu đề tài
Phần 2: Giới thiệu về công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư Việt Nhật
Phần 3: Cơ sở lý luận
Phần 4: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Việt Nhật
Phần 5: Nhận xét và kiến nghị
VI. Các tài liệu tham khảo
1. Sách
- Giáo trình Kế toán tài chính phần 1&2 Bộ môn Kế Toán Tài Chính - Khoa Kế Toán
Kiểm Toán - Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh - Nhà Xuất bản Lao Động
(Xuất bản năm 2011)
- Giáo trình Kế toán tài chính phần 3&4 Bộ môn Kế Toán Tài Chính - Khoa Kế Toán
Kiểm Toán - Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh - Nhà Xuất bản Lao Động
(Xuất bản năm 2011)
- Giáo trình Kế toán tài chính phần 5 Bộ môn Kế Toán Tài Chính - Khoa Kế Toán
Kiểm Toán - Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh - Nhà Xuất bản Lao Động
(Xuất bản năm 2011)
- Kế toán tài chính doanh nghiệp - Biên soạn TS. Trần Phước – Nhà Xuất bản Tài
Chính – Xuất bản năm 2009
2. Các tài liệu khác
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Các Nghị định, thông tư về chế độ kế toán

Phần 2: Giới thiệu công ty TNHH Đầu tư Việt Nhật
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
3. Lịch sử hình thành
Công ty TNHH đầu tư Việt Nhật hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở
và kinh doanh vật liệu xây dựng, được chính thức thành lập vào ngày 19/07/2009 theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH số 1902000959 do sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VIỆT NHẬT
- Địa chỉ: 61/109 Lê Đức Thọ, Phường 6, Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Số đăng kí kinh doanh: 1902000959
- Mã số thuế: 0311270224
- Điện thoại: 083 596 999
- Người đại diện: Giám đốc Ngô Đình Vũ
- Vốn điều lệ: 5,000,000,000 VNĐ
2
1. Quá trình phát triển của công ty
Trong thời gian đầu mới thành lập,công ty chưa có kinh nghiệm làm việc và
chưa tạo được tên tuổi trong nghành xây dựng nên gặp không ít khó khăn. Do đó công
ty chỉ nhận thi công những công trình nhỏ, nhận làm những công việc san lấp mặt bằng,
đào đắp nền trong địa bàn quận Gò Vấp
Sau một năm có nhiều nỗ lực và cố gắng, từ năm 2010 Công ty đã bắt đầu tiến hành
nhận thầu và thi công những công trình lớn, có giá trị hàng tỷ đồng, với phạm vi hoạt động
được mở rộng ra các vùng lân cận Cũng từ đây đội ngũ công nhân viên ngày càng lớn
mạnh và trình độ tay nghề được củng cố nâng cao qua từng công trình mà công ty đảm
nhận.
Từ năm 2011, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, để đáp ứng nhu cầu
của thị trường và đa dạng hóa sản phẩm- dịch vụ, Công ty đã hoạt động thêm về lĩnh vực
tư vấn thiết kế, đo đạc vẽ bản đồ, dịch vụ thuê máy móc xây dựng. Điều này càng khẳng
định tính linh hoạt và đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đến nay, sau hơn 4 năm hình thành và phát triển, mặc dù còn rất nhiều khó khăn

về vốn và những vướng mắc khách quan khác, nhưng với nỗ lực không ngừng công ty
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Với uy tín trong kinh doanh, Công ty đã ký kết
và thực hiện tốt nhiều hợp đồng, giải quyết nhanh chóng nhiều vướng mắc phát sinh.
Điều này làm cho các chủ công trình càng thêm tin tưởng khi giao các công trình cho
công ty thi công xây dựng.
II. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty
1. Chức năng
Công ty TNHH đầu tư Việt Nhật có chức năng chung là quản lý và điều hành
doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đó là:
-Thứ nhất :Chức năng kỹ thuật là phải thực hiện các công trình xây dựng thật hoàn
hảo đảm bảo cung cấp cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế
-Thứ hai: Chức năng tài chính là quản lí tốt việc huy động, sử dụng các nguồn vốn
trong hoạt động của công ty.
-Thứ ba :Chức năng quản trị là phải dự báo điều phối, kiểm soát, chỉ huy để tạo điều
kiện cho các hoạt động của công ty phối hợp nhịp nhàng, không để chệch mục tiêu
kế hoạch dự định.
2. Lĩnh vực hoạt động
Là một công ty chuyên về các dịch vụ xây dựng nên Công ty TNHH đầu tư Việt
Nhật kinh doanh trên các hoạt động như sau:
3
- Nhận thầu công trình xây dựng.
- Cung cấp dịch vụ đo đạc vẽ bản đồ
- Xây dựng nhà các loại, các công trình kỹ thuật dân dụng, công trình công nghiệp,
giao thông thủy lợi, cơ sở hạ tầng
- Kinh doanh hàng tổng hợp
III. Tổ chức quản lý sản xuất và quản lý tại công ty
1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức quản lý mà công ty áp dụng là mô hình quản lý trực tuyến chức
năng. Đứng đầu là giám đốc Công ty, là người điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty.
Bên dưới là các phó giám đốc, trưởng phòng của các phòng ban . Các tổ thi công xây dựng

do giám đốc và phó giám đốc trực tiếp quản lý như tổ điện, tổ xây dựng, tổ máy thi công
4
Giám đốc
Phó giám đốc
P.Kế hoạch Vtư P.Kthuật giám sát P.Kế toán tài chính
P.Hành chính tổng hợp
Đội sửa chữa
Tổ điện
Đội xe
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH đầu tư Việt Nhật
(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp)
2. Mối quan hệ giữa các phòng ban
+ Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm và điều hành trực tiếp hoạt động kinh tế và kỹ
thuật của Công ty, có trách nhiệm đối nội, đối ngoại, phê duyệt các văn bản, các quy
chế quan trọng của Công ty, quyết định các vấn đề hàng ngày của Công ty
+ Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo thi công tại các đội công trình
xây lắp.
+ Phòng kế hoạch vật tư:giúp giám đốc về việc lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ của Công ty để lập kế hoạch
cho sản xuất, trình cấp trên phê duyệt cho năm sau. Lập kế hoạch đầu tư và thanh lý
các trang thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Phòng kỹ thuật- giám sát: Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực kỹ thuật của sản
xuất. Lập các dự toán, quyết toán cho các công trình, sản phẩm được thực hiện. Quản
5
Tổ máy thi côngTổ xây dựng
lý kỹ thuật cơ sở hạ tầng và phương tiện thiết bị. Hướng dẫn đào tạo tay nghề các cán
bộ công nhân viên. Giám sát thi công các công trình xây dựng.
+ Phòng hành chính tổng hợp: có nhiệm vụ soạn thảo hợp đồng kinh tế, chuẩn vị các
tài liệu cho Giám đốc, thực hiện việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc nâng cấp
trụ sở làm việc. đồng thời làm công tác tổ chức cán bộ trong công ty

+ Phòng kế toán tài chính: nhiệm vu theo dõi và quản lý vốn và các tài sản của công
ty. Phòng có trách nhiệm lập các kế hoạch tài chính bảo đảm cho quá trình kinh doanh,
thực hiện hạch toán kinh doanh, thống kê, quyết toán,phân tích lãi lỗ, làm các báo cáo
theo quy định hiện hành của Nhà nước
+ Các tổ thi công: Mỗi tổ có nhiệm vụ riêng theo tên gọi của mình, các tổ hợp thành
một dây chuyền trong quá trình xây lắp, thi công các công trình
+ Đội xe, máy, đội sửa chữa: Có nhiệm vụ cung cấp các loại máy móc, sửa chữa bảo
dưỡng, phục hồi các loại xe, máy xây dựng, thiết bị thi công để đảm bảo cho việc thi
công công trình được đúng tiến độ và có hiệu quả.
IV. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1. Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị
- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác
kế toán được tiến hành tập trung tại kế toán khối văn phòng tại công ty còn tại các công
trường chỉ bố trí kế toán thực hiện việc hạch toán ban đầu rồi tập hợp về công ty chứ
không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Khái quát bộ máy kế toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH đầu tư Việt Nhật
-
Cơ cấu phòng kế toán
6
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế
toán tại công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và ban lãnh đạo về mọi mặt hoạt
động kinh tế trong công ty.
- Thủ quỹ:có nhiệm vụ thực hiện giao dịch với ngân hàng, rút tiền mặt về quỹ để
đảm bảo hoạt động sản xuất và hoạt động bình thường, thông suốt tại công ty, có
trách nhiệm quản lý nhập - xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, kim khí quý, đá
quý tại quỹ,…
- Kế toán thanh toán:phụ trách việc thanh toán các khoản thu – chi tiền mặt với nhà
cung cấp dựa trên các hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
- Kế toán tổng hợp:có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp

chi phí sản xuất, tính giá thành, xác định kết quả và lập các báo cáo kế toán.
- Kế toán vật tư, tài sản cố định:có nhiệm vụ thực hiện việc hạch toán vật tư trên cơ
sở các phiếu nhập - xuất , theo dõi tình hình biến động về tài sản cố định, công cụ
dụng cụ của công ty, xác định tỷ lệ khấu hao đối với từng loại tài sản cố định để
trích khấu hao cho các đối tượng sử dụng.
- Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hộ:icó nhiệm vụ tiếp nhận bảng chấm công từ các
đơn vị trực thuộc chuyển lên cùng với bảng chấm công cho khối văn phòng, tập
hợp số liệu để tiến hành tớnh lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ.
- Kiểm soát nội bộ:có nhiệm vụ đối chiếu, kiểm tra các khoản kế toán công trường,
các khoản chi phí ở công ty và các công trường, hoạt động độc lập.
2. Hình thức sổ kế toán
- Hình thức kế toán áp dụng
7
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái TK
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi ;ết
Bảng tổng hợp chi ;ết
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật lý chung
Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi những nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo từng thời gian ngoài ra nhật ký chung còn phản ánh quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ
ghi sổ cái. Số liệu trên nhật ký chung dùng để ghi sổ cái.
Nguyên tắc là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải ghi vào nhật ký chung. Nhưng
trong một số trường hợp một số đối tượng kế toán có khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều có
thể mở các nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng đó.
Sổ nhật ký đặc biệt là một phần của sổ nhật ký chung đã ghi sổ nhật ký đặc biệt thì
không ghi nhật ký chung. Căn cứ để ghi sổ cái là các sổ nhật ký chung , nhật ký đặc biệt .

3. Hệ thống tài khoản
Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty TNHH đầu tư Việt Nhật được áp dụng theo
quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bảng 1.1: Bảng tài khoản kế toán được sử dụn

TK
TênTK

TK
TênTK
111 Tiền mặt 343 Trái phiếu phát hành
8
112 Tiền gửi NH 344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
113 Tiền đang chuyển 347 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
128 Đầu tư ngắn hạn khác 351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
129
Dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn
352 Dự phòng phải trả
131 Phải thu của KH 353 Quỹ khen thưởng, phúc lợi
133 Thuế GTGT được khấu trừ 356
Quỹ Phát triển khoa học và công
nghệ
138 Phải thu khác 411 Nguồn vốn KD
139 Dự phòng phải thu khó đòi 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
141 Tạm ứng 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái
142 CP trả trước 414 Quỹ đầu tư phát triển
144
Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn
hạn

415 Quỹ dự phòng tài chính
151 Hàng mua đi trên đường 418 Các quỹ khác của chủ sở hữu
152 Nguyên vật liệu
153 Công cụ, dụng cụ 421 Lợi nhuận chưa phân phối
154
Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang
441 Nguồn vốn đầu tư XDCB
155 Thành phẩm 461 Nguồn kinh phí sự nghiệp
156 Hàng hoá 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
211 TSCĐ HH 511
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
212 TSCĐ thuê tài chính 512 DT nội bộ
213 TSCĐ Vô hình 515 DT hoạt động tài chính
214 Hao mòn TSCĐ 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
217 Bất động sản đầu tư 622 Chi phí nhân công trực tiếp
228 Đầu tư dài hạn khác 623 Chi phí sử dụng máy thi công
229
Dự phòng giảm giá đầu tư dài
hạn
627 Chi phí sản xuất chung
241 Xây dựng cơ bản dở dang 631 Giá thành sản xuất
242 CP trả trước dài hạn 632 Giá vốn hàng bán
335 CP phải trả 635 Chi phí tài chính
9
337
Thanh toán theo tiến độ HĐ
XD
641 Chi phí bán hàng

338 Phải trả khác 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
311 Vay ngắn hạn 711 Thu nhập khác
315 Nợ dài hạn đến hạn trả 811 Chi phí khác
331 Phải trả NCC 821 Chi phí thuế TNDN
333
Thuế & các khoản phải nộp
NN
911 Xác định kết quả kinh doanh
334 Phải trả cho CNV 001 Tài sản thuê ngoài
341 Vay dài hạn
342 Nợ dài hạn
Nhận xét:
Ưu điểm: Kế toán công ty đã có sự vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán
theo chế độ kế toán. Các tài khoản cấp 1 đã được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và chi
tiết theo đối tượng phù hợp với yêu cầu hạch toán cũng như yêu cầu quản lý của công ty.
Việc chi tiết các tài khoản kế toán giúp cho kế toán thanh toán theo dõi hoạt động kinh
doanh của công ty một cách cụ thể với từng đối tượng khách hàng, từng công trình, tình
hình công nợ,…
4. Sổ kế toán
- Hình thức kế toán: Sổ nhật kí chung
- Hệ thống sổ kế toán được áp dụng tại công ty:
+ Nhật ký chung
+ Sổ Cái các tài khoản
+ Các sổ kế toán chi tiết: Công ty hiện đang sử dụng các loại sổ chi tiết sau:
 Sổ quĩ
 Sổ kho
 Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá
 Sổ chi tiết tiền vay
 Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán
 Sổ chi tiết chi phí sản xuất

10
 Sổ chi tiết bán hàng
Hình thức Nhật ký chung đang được áp dụng ở công ty là rất phù hợp với trình độ kế
toán và quản lý cũng như phù hợp với mật độ, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hàng ngày, đặc biệt là công ty sử dụng kế toán bằng máy vi tính. Hình thức này với qui
trình đơn giản nên giúp cho công tác kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng hơn.
5. Báo cáo tài chính
Công ty sử dụng hệ thống báo cáo kế toán theo đúng chế độ và quy định của Nhà
nước và thực hiện tốt các báo cáo về các hoạt động tài chính của công ty.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các báo cáo tài chính trên được gửi vào cuối mỗi quý của niên đội kế toán và được
gửi tới các cơ quan sau:
- Cục thống kê.
- Cục thuế.
11
Phần 3: Cơ sở lý luận
I. Kế toán doanh thu bán hàng
1. Khái niệm
Là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ việc giao dịch và nghiệp vụ phát
sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm
các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán. Tổng số doanh thu bán hàng là số tiền ghi
trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ.
2. Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (
Mẫu số 01 - GTKT3/001)
- Hoá đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ (Hoá đơn thông thường) đối với doanh
nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

- Các chứng từ thanh toán (Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, uỷ nhiệm
thu, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng.)
Chứng từ kế toán khác có liên quan như: Phiếu xuất kho bán hàng, hoá đơn vận
chuyển, bốc dỡ.
3. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 511: “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- TK 511 có 5 tài khoản cấp 2:
• TK 5111 Doanh thu bán hàng hóa.
• TK 5112 Doanh thu bán thành phẩm.
• TK 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ.
• TK 5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
• TK 5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
• TK 5118: Doanh thu khác
12
Nội dung và kết cấu phản ánh
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp kịch vụ cuối kỳ không có số dư.
-Tài khoản 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ
Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ có 3 tài khoản cấp 2:
+) TK 5121- Doanh thu bán hàng hóa
+) TK 5122- Doanh thu bán các thành phẩm
+) TK 5123- Doanh thu cung cấp dịch vụ
Kết cấu và nội dung phản ánh.
TK 512- Doanh thu nội bộ không có số dư.
13
-Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
hoặc thuế GTGT tính theo phương pháp
trực tiếp phải nộp của hàng hoá , dịch vụ
trong kỳ kế toán.
- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã

bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ. Kết
chuyển doanh thu chuẩn hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ vào TK 911-
XĐKQKD.
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và
cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
thực hiện trong kỳ hạch toán.

Doanh thu bán nội bộ của đơn
vị thực hiện trong kỳ hạch toán.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt xuất
GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp phải nộp của
hàng bán nội bộ.
Chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, kết chuyển
cuối kỳ. Trị giá hàng bán bị
trả lại kết chuyển cuối kỳ kết
chuyển doanh thu thuần hoạt
động bán hàng
TK 512- Doanh thu nội bộ không có số dư.
4. Phương pháp hạch toán
Căn cứ vào chứng từ như hóa đơn bán hàng, hóa đơn gtgt, phiếu xuất kho…kế toán lên các
sổ chi tiết như :sổ chi tiết thanh toán người mua, sổ nhật kí bán hàng.
Căn cứ vào chứng từ kế toán kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung , sổ cái tài khoản 511,512
5. Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Sơ đồ 1.2 Hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 333 TK 511 TK 111, 112, 131
Thuế XK, thuế tiêu thụ đặc biệt, Doanh thu bán hàng và cung

thuế GTGT theo PP trực tiếp cấp dịch vụ phát sinh
TK 521, 531, 532
Kết chuyển chiết khấu thương mại
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
TK 911
Kết chuyển doanh thu thuần
để XĐKQKD
TK 3331
14
Thuế GTGT

Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại
II. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1. Khái niệm
- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị
khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
2. Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn giá trị gia tăng; hoá đơn bán hàng thông thường
- Hợp đồng mua bán;
- Các chứng từ thanh toán như: Phiếu thu, phiếu chi, séc chuyển khoản, séc thanh
toán, uỷ nhiệm thu, giấy báo có của ngân hàng;
- Các chứng từ liên quan như: Phiếu nhập kho hàng bị trả lại
3. Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng một số tài khoản sau để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Tài khoản531: “Hàng bị trả lại ”(nội dung, kết cấu tài khoản)

Tài khoản 532: “Giảm giá hàng bán” ( nội dung, kết cấu tài khoản)
Tài khoản 521: “ Chiết khấu thương mại ”( nội dung, kết cấu tài khoản)
15
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 531- Hàng bán bị trả lại.
4. Phương pháp hạch toán
Căn cứ vào chứng từ như hóa đơn bán hàng, hóa đơn gtgt, phiếu xuất kho…kế toán lên các
sổ tổng hợp các tài khoản TK531, TK532, TK521
Căn cứ vào chứng từ kế toán kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung , sổ cái tài khoản
531,532,521
5. Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Sơ đố 1.3 Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
a, Hạch toán chiết khấu thương mại
TK 131, 112, 111… TK 521 TK 511
Phát sinh các khoản chiết khấu Kết chuyển chiết khấu thương mại
thương mại cho KH phát sinh trong kỳ
TK 3331
Thuế GTGT
(nếu có)
b, Hạch toán giảm giá hàng bán
TK 112, 131, 111… TK 532 TK 511, 512
Giảm giá hàng bán Cuối kỳ kết chuyển
giảm giá hàng bán
TK 3331
Thuế GTGT
( Nếu có)
c, Hạch toán hàng bán bị trả lại
TK 112, 111, 131… TK 531 TK 511, 512
Thanh toán cho KH số tiền Giá trị hàng hóa, DV tiêu thụ
của hàng bị trả lại trong kỳ
TK 3331

Thuế GTGT
TK 632 TK 154, 155, 156, 611, 631 TK 632
Khi nhận lại sản phẩm, hàng hóa Giá vốn hàng bán trong kỳ
16
bị trả lại
III. Kế toán giá vốn hàng bán
1. Khái niệm
Giá vốn hàng bán dùng để phản ánh giá trị vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;
bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của doanh nghiệp xây lắp (Đối với doanh nghiệp
xây lắp) bán trong kỳ. Ý nghĩa của giá vốn hàng bán chỉ được sử dụng khi xuất kho hàng
bán và tiêu thụ. Khi hàng hoá đã tiêu thụ và được phép xác định doanh thu thì đồng thời
giá trị hàng xuất kho cũng được phản ánh theo giá vốn hàng bán để xác định kết quả. Do
vậy xác định đúng giá vốn hàng bán có ý nghĩa quan trọng và từ đó doanh nghiệp xác định
đúng kết quả kinh doanh. Và đối với các doanh nghiệp thương mại thì còn giúp các nhà
quản lý đánh giá được khâu mua hàng có đạt hiệu quả hay không để từ đó tiết kiệm chi phí
thu mua.
2. Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Hoá đơn bán hàng giao thẳng
- Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ
- Các chứng từ kế toán khác có liên quan
3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán “
Bên nợ
- Trị giá vốn hàng hóa, thành phẩm và dịch vụ đã cung cấp theo từng hóa đơn
- Phản ánh chi phí nguyên vật lieuj , chi phí nhân công vượt trên mức nình thường
và chi phí sản xuất chung cố ddingj không phân bổ được tính vào giá trị hàng bán
tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán
Bên có

- Phản ánh các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
17
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm , hàng hóa và dịch vụ vào bên Nợ tài khoản
911 “xác định kết quả kinh doanh “
4. Phương pháp hạch toán
Căn cứ vào chứng từ như hóa đơn bán hàng, hóa đơn gtgt, phiếu xuất kho…kế toán lên các
sổ tổng hợp tài khoản TK632
Căn cứ vào chứng từ kế toán kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung , sổ cái tài khoản 632
5. Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
154 632 911
Kết chuyển vào CP Kết chuyển để xđ KQHĐKD

IV. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
1. Khái niệm.
Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi
nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
2. Chứng từ sử dụng
- Giấy báo có, báo nợ của Ngân hàng.
- Các hợp đồng vay vốn
- Các chứng từ liên quan khác.
3. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính.
TK 515 không có số dư cuối kỳ.
4. Phương pháp hạch toán
- Căn cứ vào chứng từ như hóa đơn bán hàng, hóa đơn gtgt, phiếu xuất kho…kế toán
lên các sổ tổng hợp tài khoản TK515
- Căn cứ vào chứng từ kế toán kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung , sổ cái tài khoản
515.
18
5. Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Sơ đồ 1.4 Doanh thu hoạt động tài chính
TK 911 TK 515 TK 111, 112
Thu lãi tiền gửi, tiền cho vay
lãi cổ phiếu, trái phiếu
Thanh toán CK đến hạn
Cuối kỳ kết chuyển TK 121, 128
xác định kết quả kinh Dùng lãi để mua bổ sung Giá gốc
doanh cổ phiếu hoặc trái phiều
TK 222,223, 221
Cổ tức, lợi nhuận được chia bổ sung vào
vốn góp liên doanh, liên kết, công ty con
TK 331
Chiết khấu thanh toán mua hàng được hưởng
TK 1112, 1122, 221, 223… TK 1111, 1121
19
Bán các loại ngoại tệ
các khoản đầu tư
Lãi thu được từ bán ngoại tệ
và các khoản đầu tư
TK 156, 152
TK 1112, 1122 627, 642…
Mua hàng hóa, DV bằng ngoại tệ
Lãi do chênh lệch tỷ giá
TK 413
Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do
do đánh giá lại cuối kỳ
V. Kế toán chi phí tài chính
1. Khái niệm.
Chi phí tài chính: Phản ánh những khoản chiphí tài chính bao gồm các khoản chi phí
hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn,

chi phí góp vốn liên doanh liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao
dịch bán chứng khoán Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi
bán ngoại tệ
20
Chi phí hoạt động cho vay vốn, bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, chiết khấu thanh toán cho người bán…
TK 911
K/C cuối kỳ xác định KQKD
TK 111,112,131,141
TK 635
2. Chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng:
- Giấy báo có, báo nợ của Ngân hàng.
- Các hợp đồng vay vốn
- Các chứng từ liên quan khác.
3. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 635- Chi phí tài chính .
TK 635 dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Kết cấu của TK 635:
Bên Nợ: Các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Các khoản giảm chi phí tài chính
- Kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh.
TK 635 không có số dư cuối kỳ.
4. Phương pháp hạch toán
- Căn cứ vào chứng từ như hóa đơn bán hàng, hóa đơn gtgt, phiếu xuất kho…kế toán
lên các sổ tổng hợp tài khoản TK635
- Căn cứ vào chứng từ kế toán kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung , sổ cái tài khoản
635
5. Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Sơ đồ 1.5 : Kế toán chi phí tài chính
VI. Kế toán chi phí bán hàng

1. Khái niệm
Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng
hoá và cung cấp dịch vụ.
Chi phí bán hàng bao gồm các khoản như sau:
21
- Chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm
- Chi phí bảo quản đóng gói, vận chuyển hàng hóa
- Chi phí nhân viên bán hàng
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ công tác bán hàng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
2. Chứng từ sử dụng
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Mẫu số 11 - LĐTL)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 - TSCĐ)
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Mẫu số 07 - VT)
- Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT3/001)
- Phiếu chi (Mẫu số 02 - TT)
- Giấy báo nợ tiền gửi ngân hàng
3. Tài khoản sử dụng
TK 641 - Chi phí bán hàng
Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như:
TK 6411: Chi phí nhân viên
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415: Chi phí bảo hành
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK
6418: Chi phí bằng tiền khác
4. Phươg pháp hạch toán
a. Tài khoản kế toán:
Kế toán sử dụng TK 641 - Chi phí bán hàng, để tập hợp và kết chuyển CPBH thực

tế phát sinh trong kì để xác định kết quả kinh doanh.
Bên nợ:
+Tập hợp CPBH thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có:
+ Các khoản ghi giảm CPBH
22
+ Kết chuyển CPBH để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
TK 641 không có số dư cuối kỳ:
- TK 641 được mở chi tiết 7 TK cấp II:
TK 6411 - Chi phí nhân viên
TK 6412 - Chi phí vật liệu
TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414 - Chi phí KHTSCĐ
TK 6415 - Chi phí bảo hành
TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác
5. Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
23
Sơ đồ 1.6 Hạch toán chi phí bán hàng
TK 111, 112, 152, 153… TK 641 TK 111, 112
Chi phí vật liệu, công cụ Các khoản thu giảm chi phí
TK 133
TK 334, 338 TK 911
Chi phí tiền lương và các khoản Kết chuyển chi phí bán hàng
trích theo lương
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 352
Dự phòng phải trả về chi phí TK 352
bảo hành hàng hóa, sản phẩm Hoàn nhập dự phòng phải trả

TK 142, 242, 335… về chi phí bảo hành sản phẩm
Chi phí phân bổ dần
Chi phí trích trước
TK 111, 112, 331…
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 133
TK 512
Thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ
sử dụng nội bộ
TK 33311
Thuế GTGT
24
VII. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1. Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản
lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp. Chi phí
quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản như sau:
- Lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công và các khoản
phụ cấp ) bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của
nhân viên quản lý doanh nghiệp,
- Chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động,
- Khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp
- Tiền thuê đất, thuế môn bài, các khoản lập dự phòng phải thu khó đòi
- Dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
2. Chứng từ sử dụng
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Mẫu số 11 - LĐTL)
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Mẫu số 07 - VT)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 - TSCĐ)
- Phiếu chi (Mẫu số 02 - TT)

- Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT3/001)
- Hoá đơn thông thường (Mẫu số 02 GTT 3/001)
- Giấy báo nợ tiền gửi ngân hàng
3. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425: Thuế, phí và lệ phí
TK 6426: Chi phí dự phòng
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
25

×