LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Trong quá trình phát triển của xã hội, khi bắt đầu xuất hiện nền sản
xuất hàng hoá và kinh doanh trở thành một nghề độc lập, các thương nhân
cũng bắt đầu tích luỹ cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm trong sản xuất,
kinh doanh (know – how) đồng thời cũng tìm tòi, sáng tạo những bí quyết,
những kỹ năng mới để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh
của mình. Tính cạnh tranh trong sản xuất và thương mại đòi hỏi mỗi thương
nhân phải có những ưu thế nhất định để cạnh tranh với các thương nhân khác.
Yêu cầu này đã dẫn đến việc các thương nhân phải giữ bí mật những kỹ năng,
kinh nghiệm đã tích luỹ được cũng như những bí quyết, kỹ năng mới mà họ
sáng tạo ra và chỉ truyền cho con cháu họ. Những kỹ năng, kinh nghiệm, bí
quyết được giữ bí mật này chính là bí mật kinh doanh mà chúng ta đang bàn
tới ngày nay.
Trong nền kinh tế hiện đại, cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh ngày
càng khốc liệt. Lợi thế cạnh tranh ngày nay không còn nằm chủ yếu ở tài
nguyên thiên nhiên hoặc lao động rẻ, mà nghiêng về tiềm lực tri thức và công
nghệ. Xu hướng này làm cho các nhà sản xuất ngày càng quan tâm đến việc
sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng khoa học – công nghệ cao và đòi hỏi
nhà nước phải có những định hướng, tác động và bảo hộ nhất định cho những
nhà sản xuất kinh doanh đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo ra khoa học – công
nghệ.
Trên thế giới, các sản phẩm trí tuệ đã được bảo hộ từ lâu. Cùng với sự
phát triển của xã hội và tri thức, các nhà nước đã sử dụng nhiều hình thức
khác nhau để bảo hộ cho các sản phẩm trí tuệ khác nhau. Các sản phẩm trí tuệ
có liên quan đến kinh doanh và hoạt động kinh doanh có thể được bảo hộ
bằng cách cấp patent cho sáng chế, cho giải pháp hữu Ých trong sản xuất
hoặc cấp patent cho kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên,
bên cạnh việc nhờ đến các hình thức bảo hộ của pháp luật để bảo vệ các sản
phẩm trí tuệ và lợi Ých của mình, các chủ thể kinh doanh cũng tự mình giữ bí
mật các sản phẩm trí tuệ khác bởi họ nhận thấy trong một số trường hợp việc
giữ bí mật này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho họ. Chính vì vậy, để đảm bảo cho
các doanh nghiệp được cạnh tranh trong một môi trường lành mạnh, đảm bảo
cho các doanh nghiệp tự mình tìm tòi sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ có vị thế
cạnh tranh xứng đáng với những đầu tư tài sản trí tuệ mà họ đã bỏ ra, các nhà
nước cũng bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể
kinh doanh và hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được coi là một trong
những hành vi có tính chất cạnh tranh không lành mạnh. Ở cấp độ quốc tế,
bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh
trong đó bao hàm cả hành bảo hộ bí mật kinh doanh cho các chủ thể kinh
doanh được ghi nhận từ năm 1900. Cho đến 1994, khi các nước ký kết Hiệp
định TRIPs để bảo hộ các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ thì
thông tin bí mật trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã được bảo hộ như là
một đối tượng riêng biệt của quyền sở hữu trí tuệ.
Ở Việt Nam, trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam –
Hoa Kỳ đã ghi nhận cam kết việc bảo hộ thông tin bí mật cho các chủ thể kinh
doanh và phía Hoa Kỳ cũng đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện
pháp luật để thực thi cam kết này.
Đáp ứng yêu cầu đó và cũng để phù hợp với pháp luật quốc tế, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành Nghị Định 54/2000/NĐ - CP trong đó ghi nhận sự
bảo hộ đối với bí mật kinh doanh với tư cách là một đối tượng của quyền sở
hữu công nghiệp.
Nh vậy, ở pháp luật của các quốc gia còng nh luật quốc tế, bí mật kinh
doanh đã được thừa nhận với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng. Tuy vậy, ở Việt Nam, đối
tượng này còn khá xa lạ cả trong lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì vậy, tiếp cận
dưới góc độ khoa học pháp lý về đối tượng này nhằm nâng cao nhận thức về
pháp luật thực định cũng như lý luận khoa học về đối tượng này là nhu cầu có
tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Cho tới hiện nay, ở nước ta chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách đồng bộ và toàn diện về bí mật kinh doanh với tư cách là
một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Các nghiên cứu về bí mật kinh
doanh mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài khía cạnh riêng lẻ của nó
đang trên các báo và tạp chí trong nước và trình bày trong hội thảo khoa học
về bí mật kinh doanh do Cục sở hữu trí tuệ tổ chức, bao gồm nghiên cứu của
các tác giả sau:
- Tác giả Nguyễn Thị Quế Anh có bài “Một số vấn đề về bảo hộ bí mật
kinh doanh và hoàn thiện pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam”
đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Kinh tế –
Luật số 3 năm 2004. Trong bài viết này tác giả đã giới thiệu sơ lược về hệ
thống pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh trên thế giới và chỉ ra được các đặc
trưng của quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong mối
tương quan so sánh với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp.
Trong bài viết này, tác giả cũng chỉ ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam.
- Tác giả Kiều Thị Thanh và Nguyễn Thị Hằng có bài viết “Quyền sở
hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh đăng trên Tạp chí luật học số
3/2002. Trong bài viết này hai tác giả đã căn cứ trên các quy định của pháp
luật về bí mật kinh doanh được quy định trong Nghị Định 54/2000/NĐ - CP
để phân tích và chỉ ra được một số hạn chế của pháp luật về bí mật kinh
doanh của Việt Nam theo quy định của trong Nghị định 54/2000/NĐ - CP.
- Nghiên cứu bí mật kinh doanh cùng với các đối tượng khác của nhiều
tác giả được thể hiện trong cuốn sách “Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam –
một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Hồng Hạnh chủ
biên. Trong sách này các tác giả đã chỉ ra được sự không tương thích trong
pháp luật Việt Nam về bảo hộ bí mật kinh doanh với Hiệp định TRIPs và
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
Như vậy, có thể thấy khoa học pháp lý về bảo hộ bí mật kinh doanh ở
Việt Nam mới đang phát triển ở những bước đầu tiên. Nghiên cứu của các tác
giả nói trên đã đóng góp vào khoa học pháp lý Việt Nam một số khía cạnh
nhất định. Nhưng xét một cách toàn diện thì các nghiên cứu đó vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu nhận thức của xã hội nói chung về đối tượng này. Nghĩa là
trên thực tế có rất nhiều khía cạnh liên quan đến bí mật kinh doanh chưa được
xem xét đến. Đây là lý do thứ hai khiến tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Bảo
hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam” trong khoá
luận tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
3. Phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về
bí mật kinh doanh, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành nhằm
chỉ ra các thiếu sót, khiếm khuyết và kiến nghị các phương hướng và các giải
pháp hoàn thiện.
Với mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bí mật kinh doanh và bảo hộ bí
mật kinh doanh ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nghiên cứu pháp luật thực định, so sánh pháp luật thực định của Việt
Nam với pháp luật của các nước trên thế giới và các Điều ước quốc tế về bảo
hộ bí mật kinh doanh.
- So sánh, đánh giá phân tích để chỉ ra các thiếu sót, khiếm khuyết và
đề ra kiến nghị và giải pháp hoàn thiện.
Với đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cũng
như pháp luật thực định về bí mật kinh doanh, cụ thể bao gồm các vấn đề sau:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về bí mật kinh doanh như : Cơ sở lý luận
và thực tiễn của việc bảo hộ bí mật kinh doanh; khái niệm bí mật kinh doanh
và quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh; mối quan hệ giữa bí
mật kinh doanh với các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ;
- Thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trên cơ sở đó đề ra phương hướng và
giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành về bảo hộ bí mật kinh doanh.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đi sâu nghiên cứu về các vấn đề lý
luận về bí mật kinh doanh và các phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh bằng
biện pháp dân sự, hành chính, hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận cũng như thực trạng của pháp luật Việt
Nam trong việc bảo hộ đối tượng này.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đứng trên thế giới quan và phương
pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của
Mác - Lênin. Trong quá trình nghiên cứu, đối với từng vấn đề cụ thể của đề
tài, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, diễn dịch,
quy nạp để đạt được kết quả nghiên cứu.
5. Bố cục luận văn:
Ngoài phần Lời nói đầu, phần Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương và có kết cấu chi tiết
như sau:
Chương I: Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp đối với bí
mật kinh doanh.
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo hộ bí mật kinh doanh
1.2. Khái niệm bí mật kinh doanh, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí
mật kinh doanh.
1.3. So sánh bí mật kinh doanh với các đối tượng khác của quyền sở
hữu trí tuệ.
Chương II: Những quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
2.1. Các điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
2.2. Căn cứ phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí
mật kinh doanh
2.3. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
2.4. Bảo vệ bí mật kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam
Chương III: Định hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh.
3.1. Định hướng chung
3.2. Giải pháp hoàn thiện.
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BẢO HỘ QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH.
1.1.1. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và sáng tạo.
Mét trong những quan điểm lý luận làm cơ sở, nền tảng cho việc bảo
hộ bí mật kinh doanh là luận điểm cho rằng bảo hộ bí mật kinh doanh sẽ
khuyến khích được hoạt động nghiên cứu và sáng tạo. Paul Romer, trong một
nổ lực nhằm chứng minh rằng các nước đang phát triển hoàn toàn có khả
năng sử dụng ưu điểm của tiến bộ công nghệ đang có, Romer giả định rằng
tiến bộ công nghiệp đòi hỏi hoạt động phối hợp, hướng tới lợi nhuận tạo ra
hai bộ phận riêng biệt: (a)những đặc trưng kỹ thuật cụ thể được sáp nhập vào
những sản phẩm có khả năng nhận bằng độc quyền sáng chế và đưa vào sản
xuất, trong khi loại trừ hoạt động của các hãng khác ra khỏi hoạt động đó; (b)
sự giác ngộ rằng các đặc trưng nói trên về cơ bản là sản phẩm công cộng. Để
khuyến khích mọi người và tổ chức tham gia tạo ra tri thức truyền thống,
nguyên tắc về sự loại trừ phải được viện dẫn. Ông lập luận rằng có hai cách
để loại trừ những người khác: thứ nhất là giữ bí mật tri thức và thứ hai là viện
dẫn pháp luật có hiệu lực về sở hữu trí tuệ. [2, tr 30]
Có rất nhiều ý kiến phản bác lại quan điểm này, cho rằng dường nh sù
bảo hộ bí mật kinh doanh kìm hãm chứ không phải là thúc đẩy hoạt động
nghiên cứu và sáng tạo. Những người phản bác lại quan điểm này cho rằng:
để thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong kinh doanh thương mại đòi hỏi phảI thúc
đẩy tự do cạnh tranh bằng việc cho phép sử dụng không hạn chế các ý tưởng
trong khu vực công cộng. Trong khi đó, việc bảo hộ bí mật kinh doanh (kể cả
đối với bảo hộ sáng chế) lại cho phép chủ sở hữu độc quyền ở mức độ nhất
định đối với các ý tưởng (các sản phẩm trí tuệ) của mình. Riêng đối với bí
mật kinh doanh việc bảo hộ vô thời hạn sẽ làm cho chủ sở hữu trì hoãn sự đầu
tư để nghiên cứu và sáng tạo, đồng thời làm cho các chủ thể khác tốn thời
gian và tiền bạc để nghiên cứu một vấn đề đã được nghiên cứu rồi.
Tuy nhiên, những người ủng hộ quan điểm trên cho rằng: sự độc quyền
ở một mức độ nhất định không thể kìm hãm sự nghiên cứu và sáng tạo. Bởi
lẽ, việc cho phép độc quyền sẽ tạo ra cho chủ sở hữu, chủ thể đã đầu tư sáng
tạo ra ý tưởng những lợi Ých vật chất nhất định, đủ để bù đắp và trả công
xứng đáng cho việc đầu tư và sáng tạo của họ, từ đó khuyến khích họ tiếp tục
nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho xã hội, thúc đẩy sự
phát triển của xã hội. Mặt khác, sự độc quyền của chủ sở hữu đối với bí mật
kinh doanh không phải là sự độc quyền tuyệt đối, không có nghĩa là chủ sở
hữu bí mật kinh doanh là chủ thể duy nhất sử dụng bí mật kinh doanh. Những
người khác không phải là chủ sở hữu có thể sử dụng bí mật kinh doanh trên
cơ sở thiết lập các mối quan hệ tin cậy trên cơ sở hợp đồng với chủ sở hữu.
Việc bảo hộ bí mật kinh doanh là đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu, người
đã đầu tư tài sản hoặc trí tuệ để tạo ra hoặc có được bí mật kinh doanh, đồng
thời chống lại các hành vi bất hợp pháp của chủ thể khác xâm phạm quyền lợi
của chủ sở hữu.
Còng có quan điểm cho rằng để khuyến khích sự nghiên cứu và sáng
tạo, pháp luật bảo hộ sáng chế có tính ưu việt hơn. Bởi lẽ, pháp luật bảo hộ
sáng chế không chỉ đảm bảo sự độc quyền cho chủ sở hữu mà còn buộc chủ
sở hữu phải công khai thông tin trong khu vực công cộng nhằm thúc đẩy sự tự
do cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên thực tế chứng minh
rằng, không phải bất kỳ sản phẩm nào của trí tuệ cũng có thể được bảo hộ
theo pháp luật bảo hộ sáng chế. Truớc hết, bằng độc quyền sáng chế chỉ cấp
cho các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ chứ không cấp cho những thành
tựu trong hoạt động thương mại, cung ứng dịch vụ hoặc quản lý kinh doanh…
Hơn nữa, một số phát minh hay thông tin kỹ thuật trong khi tạo ra một lợi thế
thương mại giá trị cho mét doanh nhân nào đó thì có thể lại thiếu tính mới
hoặc tính sáng tạo theo yêu cầu để có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế,
chõng nào mà thông tin chưa được tiết lé cho công chúng thì, chủ sở hữu
thông tin được cấp bằng độc quyền sáng chế phải được cấp bằng để chống lại
bất kể việc người nào tiết lé thông tin sai trái, bất kể cuối cùng đơn xin cấp
bằng sáng chế có được chấp nhận hay không. Mặt khác, sự tồn tại của pháp
luật bảo hộ sáng chế cũng không thể triệt tiêu sự tồn tại của các hình thức bảo
hộ khác của pháp luật nhằm khuyến khích sự sáng tạo.
1.1.2. Duy trì và nuôi dưỡng sự trung thực trong kinh doanh –
thương mại.
Trong hoạt động kinh doanh – thương mại, lợi nhuận là vấn đề hàng
đầu mà các thương nhân quan tâm. Tuy nhiên, yêu cầu của xã hội là các
thương nhân có thể quan tâm đến lợi nhuận, có thể làm thế nào đó để thu
được lợi nhuận cao nhất nhưng không được xâm phạm đến lợi Ých xã hội và
lợi Ých của nhà kinh doanh khác. Để đảm bảo được điều đó, pháp luật phải
điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
Giả sử, đến một ngày nào đó, trong xã hội không tồn tại pháp luật và
trong xã hội đó, không ai có nhiệm vụ phải cạnh tranh công bằng và trung
thực với người khác. Trong xã hội đó pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
cũng không tồn tại. Khi đó, chắc chắn rằng thương trường sẽ nảy sinh rất
nhiều vấn đề. Việc ăn cắp và sử dụng ý tưởng có giá trị của người khác sẽ trở
nên phổ biến. Các thương vụ sẽ được thực hiện trong sự sợ hãi và nghi ngờ.
Bất cứ một ý tưởng có giá trị nào của doanh nghiệp cũng sẽ có thể bị bán
hoặc mua bởi các nhân viên của chính doanh nghiệp đó. Tại sao các thương
nhân phải đầu tư thời gian và tiền bạc để nghiên cứu hoặc phát triển một sản
phẩm hay quy trình mới khi tất cả những gì cần làm là tìm một nhân viên của
công ty khác để thu thập những kiến thức, ý tưởng, thông tin mới nhất. Tại
sao phải đầu tư một khoản tiền lớn để nghiên cứu trong khi kết quả nghiên
cứu có thể bị bán bất cứ lúc nào bởi một nhân viên của công ty cho đối thủ
cạnh tranh của mình hoặc cho người nào trả giá cao nhất.
Sù suy luận từ giả định trên là một minh chứng cho luận điểm phải bảo
hộ bí mật kinh doanh. Pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh tạo ra sự ổn định
cho môi trường kinh doanh, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh
bằng việc cung cấp và buộc các thương nhân phải tuân thủ các nguyên tắc
kinh doanh công bằng và trung thực, ngay cả khi các nguyên tắc này không
được xác lập trong hợp đồng. Đi xa hơn nữa, việc bảo hộ bí mật kinh doanh
còn tạo ra mét khung pháp lý nhằm khuyến khích việc trao đổi thông tin tù do
giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động của các chủ thể này.
[14]
Lịch sử phát triển của pháp luật cũng chỉ ra rằng nhiều xã hội đã quan
tâm tới việc duy trì và nuôi dưỡng đạo đức kinh doanh bằng việc bảo hộ bí
mật kinh doanh trong nhiều tình huống và mối quan hệ khác nhau. Chẳng
hạn, trong thời kỳ La Mã cổ đại ghi nhận nguyên tắc servi corrupti [5, tr 195]
– một nguyên tắc cho phép chủ nô kiện người thứ ba về sự bất trung của nô
lệ. Nếu một người thứ ba xui khiến nô lệ bất trung bất trung gây thiệt hại cho
chủ nô thì chủ nô có quyền kiện yêu cầu người thứ ba bồi thường thiệt hại vì
sự bất trung của nô lệ. Mức bồi thường là gấp đôi thiệt hại thực tế đã được
gây ra do việc sử dụng hoặc tiết lé thông tin bí mật. Thiệt hại cũng bao gồm
sự bồi hoàn của người thứ ba cho chủ sở hữu về giảm sút giá trị của nô lệ
(trong sù so sánh với một nô lệ trung thành).
Khi cách mạng công nghiệp thay thế cho sản xuất nông nghiệp với máy
móc và sự gia tăng người lao động lưu động. Sự thay đổi này đã tạo ra khả
năng các nhà kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh bằng cách lợi dụng sự
bất trung của công nhân đối với chủ cũ của mình hoặc bằng cách đánh cắp các
tài liệu, giấy tờ liên quan đến bí mật trong sản xuất và kinh doanh của các nhà
kinh doanh khác.Vì vậy, các nhà nước ở Châu Âu bắt đầu quan tâm đến việc
duy trì và nuôi dưỡng sự trung thực trong kinh doanh. Từ giữa thế kỷ XIX,
Pháp và Bỉ đã có ghi nhận trong Luật hình sự các tội phạm về tiết lé bí mật
của các nhà máy. Tương tự, các chế tài dân sự cho người xâm phạm bí mật
kinh doanh cũng được quy định trong Luật cạnh tranh không lành mạnh 1909
ở Đức.
Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ cũng bảo hộ bí mật kinh doanh để tăng
cường sự trung thực trong thương mại. ở Anh, tuy không có văn bản luật để
áp dụng đối với bí mật nhưng trong hệ thống pháp luật đã xem xét việc bảo hộ
bí mật kinh doanh từ rất sớm, từ những năm đầu của thể kỷ XIX. Cho đến
năm 1820, Toà án tối cao của Anh đã ban hành một sắc lệnh chống lại việc sử
dụng và bộc lé bí mật kinh doanh do vi phạm hợp đồng bảo mật.
Quan điểm về bảo hộ bí mật kinh doanh để tăng cường sự trung thực
trong thương mại ở Mỹ chịu sự ảnh hưởng của Anh và bắt đầu vào khoảng
năm 1837 và trung thành với quan điểm đó cho tới ngày nay. Hiện nay, Mỹ là
một trong sè Ýt các quốc gia có một đạo luật riêng để bảo hộ bí mật kinh
doanh. Đa số các quốc gia khác chỉ bảo hộ bí mật kinh doanh trong các văn
bản pháp luật chung cho các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ.
Nh vậy, bảo hộ bí mật kinh doanh để duy trì và nuôi dưỡng sự trung
thực trong thương mại và đạo đức kinh doanh là cơ sở lý luận còng nh thực
tiễn của việc bảo hộ bí mật kinh doanh ở đa số các nước trên thế giới. Hệ
thống pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh trong hệ thống pháp luật quốc
gia và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ là một minh chứng cho tính
đúng đắn của cơ sở lý luận nói trên và thực tiễn kinh doanh trên toàn thế giới.
1.1.1.1.Bảo vệ quyền dân sự cơ bản của cá nhân.
Có một nguyên tắc đã trở thành chân lý khi xã hội loài người bước ra
khỏi thời kỳ công xã nguyên thủy, đó là, bất kỳ ai cũng có quyền sở hữu đối
với thành quả lao động do mình tạo ra hoặc do mình đầu tư công sức, tài sản
hoặc trí tuệ mà có. Đó là quyền dân sự cơ bản của cá nhân. Lúc đầu, nguyên
tắc này chủ yếu được áp dụng đối với các thành quả lao động mang tính hữu
hình. Dần dần, cùng với sự phát triển của xã hội, nguyên tắc này còn được áp
dụng đối với các thành quả lao động được tạo ra từ hoạt động trí não của con
người. Trên cơ sở nguyên tắc này mà ngày nay pháp luật bảo hộ quyền sở hữu
nói chung trong đó có quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ nói riêng.
Việc bảo hộ bí mật kinh doanh cũng xuất phát từ nguyên tắc nói trên.
Mặt khác, tài sản trí tuệ là loại tài sản có đặc điểm khác với các loại tài sản
hữu hình. Chủ sở hữu các loại tài sản hữu hình nhìn chung có thể quản lý,
kiểm soát và ngăn cản người khác sử dụng tài sản của mình khi thực hiện việc
chiếm hữu tài sản đó. Đặc tính vô hình của tài sản trí tuệ nói chung không cho
phép các chủ thể có thể chiếm hữu tài sản trí tuệ theo cách thức thông thường.
Chủ sở hữu các tài sản trí tuệ rất khó quản lý, kiểm soát hay ngăn cản người
khác sử dụng tài sản trí tuệ của mình vào nhiều mục đích khác nhau khi họ đã
biết đến nó. Đặc trưng này của tài sản trí tuệ nói chung đòi hỏi pháp luật phảI
đảm bảo cho chủ sở hữu trí tuệ quyền được công bố công khai hay không
công bố công khai tài sản trí tuệ do mình tạo ra hoặc do mình đầu tư để tạo ra.
Cho dù chưa xét đến khía cạnh thương mại của sự bảo hộ này thì việc giữ bí
mật tài sản trí tuệ do mình tạo ra hoặc do mình đầu tư tà sản để tạo ra vẫn là
một quyền dân sự cơ bản của cá nhân nhằm đảm bảo cho cá nhân được quyền
quản lý và kiểm soát tài sản trí tuệ của mình tránh các hành động chiếm đoạt
hoặc lợi dụng tài sản trí tuệ đó.[14]
1.1.4. Ý nghĩa thực tiễn của việc bảo hộ bí mật kinh doanh.
Ngoài các quan điểm lý luận trên đây, việc bảo hộ bí mật kinh doanh
còn bắt nguồn từ những ý nghĩa thực tiễn của việc bảo hộ.
Ngày nay, hàm lượng chất xám cần có trong hoạt động kinh doanh là
vô cùng lớn. Để có được hàm lượng chất xám trong hoạt động kinh doanh của
mình, các chủ thể kinh doanh phải không ngừng đầu tư nghiên cứu và sáng
tạo. Chính vì vậy, tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp rất đa dạng về loại
hình và mức độ giá trị. Cho nên, cần phải phát triển nhiều hình thức và cơ chế
bảo hộ nhằm tối đa hoá sự bảo hộ của nhà nước đối với các loại tài sản trí tuệ
của doanh nghiệp.
Ở một khía cạnh khác, sự bảo hộ tài sản trí tuệ trên thực tế rất phù hợp
với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự hạn chế về vốn dẫn đến sự hạn chế về phát
triển công nghệ dẫn đến việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể đủ sức
để tạo ra một tài sản trí tuệ được cấp bằng sáng chế cũng như khó có thể có đủ
tiền để trả chi phí cho việc nép đơn cấp bằng sáng chế. Cơ chế bảo hộ bí mật
kinh doanh tạo ra sự dễ dàng và Ýt tốn kém trong việc xác lập và kiểm soát
quyền vì vậy nó thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bảo vệ tài sản trí
tuệ của mình. [7]
1.2. KHÁI NIỆM VÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ
MẬT KINH DOANH.
1.2. Khái niệm bí mật kinh doanh.
Thuật ngữ “bí mật kinh doanh” (còn gọi là “bí mật thương mại” hay “bí
mật sản xuất hoặc thương mại”) là một thuật ngữ không xa lạ đối với người
kinh doanh. Hoạt động kinh doanh và thương mại còng nh các hoạt động xã
hội khác, nếu muốn thành thạo, muốn đạt hiệu quả tối ưu thì con người cần
phải có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động. Kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng của con người thường được hình thành dần dần và được tích
luỹ từ đời này sang đời khác. Quyền tư hữu đối với sản phẩm lao động do
mình tạo ra đã dẫn đến việc con người thường chỉ truyền lại kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm cho con cháu mình hoặc những người thân thuộc với
mình. Trong kinh doanh, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng đó người ta gọi
là là bí quyết hoặc know – how. Mặt khác, nhằm đạt lợi nhuận tối đa trong
kinh doanh, thương mại con người cũng luôn phải tìm tòi, sáng tạo ra những
cách thức, những phương pháp sản xuất hoặc kinh doanh mới hoặc tạo ra các
thông tin có Ých khác. Vì lợi Ých của mình những cách thức, phương pháp
này cũng được các thương nhân giữ bí mật để sử dụng riêng. Đó là cội nguồn
của bí mật kinh doanh.
Trên thực tế kinh doanh hiện nay, các thương nhân có thể coi nhiều loại
thông tin khác nhau là bí mật kinh doanh[7]:
Đó có thể là các thông tin khoa học nh: Hướng nghiên cứu phát triển
khoa học của doanh nghiệp; các kết quả nghiên cứu khoa học ; các báo cáo
phóc trình về hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của doanh nghiệp…
Đó cũng có thể là thông tin công nghệ, kỹ thuật như: các công thức
hoặc thành phần phối liệu, tỷ lệ hàm lượng vật liệu; các phương pháp, quy
trình sản xuất; cấu trúc của sản phẩm; mã nguồn và các chương trình máy
tính; tài liệu thiết kế, thông số kỹ thuật, sơ đồ kiến trúc…
Đó cũng có thể là các thông tin thương mại, như: danh sách các nhà
cung cấp, danh sách khách hàng; nhu cầu, ước muốn, thái độ, cơ cấu tiêu
dùng của khách hàng; đặc điểm của khách hàng thân thiết; phương án cung
ứng, lưu trữ chăm sóc khách hàng; kế hoạch, chiến lược kinh doanh, tiếp thị,
quảng cáo; ý tưởng kinh doanh; kết quả nghiên cứu, khảo sát thị trường…
Đó cũng có thể là các thông tin tài chính: cấu trúc giá thành, phương án
đầu tư, chính sách hoa hồng, chi phí…
Ngoài ra, các bí mật về sơ suất hay thất bại của doanh nghiệp cũng
được coi là bí mật kinh doanh: nguyên nhân thất bại trong giải pháp khắc
phục kỹ thuật, nguyên nhân thất bại trong sản xuất một sản phẩm mới, kinh
nghiệm sai sót trong marketing, các khiếu nại, tranh chấp được xử lý kín…
Mặc dù rất đa dạng về loại hình nhưng các thông tin mà các nhà kinh
doanh coi là bí mật kinh doanh đều có các đặc điểm sau:
a) Đặc điểm về tính thông tin của bí mật kinh doanh.
Tính thông tin của bí mật kinh doanh thể hiện ở chỗ bí mật kinh doanh
phải mang đến cho những người có khả năng tiếp cận nó những nhận thức,
những hiểu biết nhất định về một sự vật, một hiện tượng nào đó trong thế giới
khách quan. Thông tin là bí mật kinh doanh có thể tồn tại hoặc được thể hiện
dưới những dạng vật chất hữu hình, cụ thể như tài liệu, sách vở chứa đựng
thông tin, mô hình, mẫu vật… nhưng bí mật kinh doanh không đồng nhất với
những vật chất đó. Bí mật kinh doanh, một mặt, là kết quả của hoạt động nhận
thức, trí tuệ của con người được thể hiện, tái tạo lại thông qua các vật chất
hữu hình nói trên, mặt khác, con người muốn biết, muốn nhận thức được bí
mật kinh doanh thì phải thông qua hoạt động nhận thức của trí tuệ. Chính vì
vậy, bí mật kinh doanh là một loại tài sản trí tuệ của người kinh doanh.
b) Đặc điểm về tính bí mật của thông tin.
Đây là đặc điểm cơ bản nhất và có tính chất quyết định của bí mật kinh
doanh. Nếu một loại thông tin mà không có tính bí mật thì không thể được
xem là bí mật kinh doanh được cho dù nó có thể có chức năng thông tin, có
thể có giá trị đối với hoạt động kinh doanh.
Thông tin có tính chất bí mật nghĩa là phạm vi những người biết đến
thông tin rất hạn chế. Mặt khác, những người quan tâm đến thông tin cũng
không thể dễ dàng lấy thông tin ở những nguồn thông tin công cộng.
Khi nói đến đặc điểm này của bí mật kinh doanh, có học giả cho rằng:
“Đặc điểm chủ yếu nhất của bí mật thương mại là phải thực sự bí mật. Thông
tin trong khu vực công cộng hoặc hiểu biết cơ bản trong một ngành công
nghiệp không thể là bí mật của một cá nhân. Thông tin mà hoàn toàn được
béc lé từ hàng hoá được bán trên thị trờng cũng không thể là bí mật của nhà
sản xuất hàng hoá đó.” [14]
Điểm a – Khoản 2 – Hiệp Định TRIPS giải thích về tính bí mật như
sau: “có tính chất bí mật với nghĩa là nó không được biết đến nói chung trên
nguyên tắc, đối với nội dung hoặc trong hình thể chính xác hoặc sự kết hợp
của các thành phần thông tin, trong số hoặc bởi những người thường xuyên
tiếp cận hoặc thường xuyên xử lý loại thông tin đó.”
Tuy nhiên, tính bí mật không có nghĩa là phải hoàn toàn bí mật. Bí mật
kinh doanh cũng có thể được biết bởi các nhân viên, người lao động trong
công ty, những người có liên quan đến việc sử dụng thông tin hoặc những
người khác có cam kết bảo mật. Về điểm này, The fist Restatement of Unfair
kết luận: “Một vài yếu tố cần thiết của sự bí mật phải tồn tại nhằm loại trừ
việc sử dụng bất hợp pháp hoặc tạo ra sự khó khăn trong việc thu thập, chiếm
đoạt thông tin.”
c) Đặc điểm về tính giá trị của thông tin
Thông tin bí mật được người kinh doanh coi là bí mật kinh doanh phải
là thông tin có giá trị. [4] Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của hoạt động
kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của mình, các chủ thể kinh doanh phải
thu thập, lưu giữ rất nhiều loại thông tin nhằm đưa ra các quyết định kinh
doanh có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận. Trong vô số các thông tin mà
các chủ thể kinh doanh thu thập được, họ chỉ giữ lại những thông tin có giá
trị.
Tính giá trị cuả thông tin thể hiện trên nhiều khía cạnh. Giá trị của
thông tin có thể thể hiện ở khoản tiền, vốn mà người có được thông tin đã đầu
tư để tạo ra hoặc có được thông tin đó. Giá trị của thông tin cũng có thể thể
hiện ở mức độ đầu tư thời gian, công sức để tạo ra hoặc thu thập thông tin.
Giá trị của thông tin cũng có thể thể hiện ở những khoản lợi mà chủ sở hữu
thu được khi biết và sử dụng thông tin. Đôi khi, giá trị của thông tin là bí mật
kinh doanh còn thể hiện ở sự mất mát, thiệt hại mà chủ sở hữu phải gánh chịu
hoặc khoản lợi mà người không phải là chủ sở hữu được hưởng nếu thông tin
đó bị tiết lé, bị người khác biết hoặc sử dụng.
d) Đặc điểm về khả năng sử dụng của thông tin.
Thông tin là bí mật kinh doanh phải là thông tin có khả năng được sử
dụng bởi chủ sở hữu hoặc người khác. Một thông tin được thu thập, lưu giữ
nhưng không có khả năng được sử dụng bởi chính chủ sở hữu hoặc người
khác thì không được coi là bí mật kinh doanh và cũng không được chủ sở hữu
giữ bí mật.
Nh vậy, trên thực tế, bí mật kinh doanh là loại thông tin có tính chất bí
mật, có giá trị và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Ở nước ta, sự bảo hộ chính thức của pháp luật đối với bí mật kinh
doanh bắt đầu từ năm 2000, trong Nghị Định 54/2000/NĐ - CP. Tại Nghị
định này ghi nhận “bí mật kinh doanh là thành quả đầu tư dưới dạng thông
tin” và phải thoả mãn các điều kiện mà pháp luật qui định. Với cách quy định
này thì thực chất pháp luật chưa đưa ra được khái niệm của bí mật kinh doanh
mà chỉ mới đề cập đến các điều kiện để một thông tin được bảo hộ như là một
bí mật kinh doanh.
Luật SHTT ra đời đánh dấu một sự phát triển mới trong khoa học pháp
lý về bí mật kinh doanh ở Việt Nam. Luật SHTT đã đưa ra khái niệm đầu tiên
về bí mật kinh doanh. Theo khoản 23 - Điều 5 – Luật SHTT thì : “bí mật kinh
doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư, tài chính, trí tuệ, chưa được
bộc lé và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”.
Khái niệm bí mật kinh doanh nói trên đã phản ánh được những đặc
điểm mang tính bản chất của bí mật kinh doanh nh tính thông tin, tính bí mật
và khả năng được sử dông .
Trên thực tế, ngoài ba đặc điểm này, bí mật kinh doanh còn mang tính
giá trị. Khi tìm hiểu khái niệm “bí mật thương mại” (trade secret) trong pháp
luật của Mỹ, tính giá trị cũng được thể hiện. Chẳng hạn, theo khái niệm được
quy định tại Điều 39 – The Restatement of Unfair Competition (Third) của
Mỹ thì “bí mật thương mại là bất kỳ thông tin nào có thể được sử dụng trong
hoạt động kinh doanh của một chủ thể, có giá trị và có tính bí mật đủ để tạo
ra một sự thuận lợi trong kinh doanh cho chủ thể đó so với các chủ thể
khác”. Hoặc theo điều 10 – Quy định số 240/96 ngày 31/01/1996 của Pháp thì
“thông tin bí mật được bảo hộ là tổng thể những thông tin mang tính chất kỹ
thuật, công nghiệp hoặc thương mại có tính chất bí mật, hữu Ých và người
nắm giữ thông tin đó phải bảo mật bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp”.
[1,tr 78] .Trong Hiệp định TRIPs, tính giá trị của thông tin cũng được ghi
nhận.
Có người lập luận rằng tính giá trị của thông tin được bao hàm trong
khả năng sử dụng trong kinh doanh của thông tin. Tuy nhiên, theo tác giả, khả
năng được sử dụng trong kinh doanh của thông tin không thể bao hàm tính giá
trị của thông tin được. Giá trị của thông tin thể hiện trên nhiều khía cạnh khác
nhau. Đôi khi, vì giá trị của thông tin mà thông tin được sử dụng không chỉ
trong hoạt động kinh doanh mà còn trong các hoạt động khác.
Nh vậy, khái niệm bí mật kinh doanh trong Luật SHTT hiện hành chưa
thể hiện được tính giá trị bí mật kinh doanh. Đây là điểm hạn chế của khái
niệm bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.
1.2.2. Đặc trưng của bí mật kinh doanh với tư cách là một đối
tượng của quyền sở hữu công nghiệp.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với một tài sản trí tuệ. Vì thế nó có những đặc trưng giống
với quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng khác của sở hữu trí tuệ nh: tính
chất vô hình của đối tượng, phạm vi và mức độ bảo hộ ngày càng được mở
rộng và có tính lãnh thổ.v.v… Tuy nhiên, bí mật kinh doanh có những đặc
điểm riêng biệt, khác với các đối tượng khác, cho nên, quyền sở hữu công
nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng[11]:
Thứ nhất, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là một
quyền có tính thực tế của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật
kinh doanh. Cơ sở của quyền này là sự độc quyền thực tế của chủ thể quyền
đối với một tập hợp thông tin nhất định. Mặt khác, sự bảo vệ quyền chủ thể
gần như phụ thuộc vào sự toàn diện và hiệu quả của các biện pháp mà chủ thể
quyền áp dụng để bảo vệ sự độc quyền của mình. Sự bảo vệ quyền có tính
pháp lý thông thường chỉ được áp dụng khi có sự xâm phạm của chủ thể khác.
Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không bị
hạn chế về thời hạn bảo hộ. Quyền của chủ thể đối với bí mật kinh doanh
được bảo hộ khi độc quyền thực tế của chủ thể đối với thông tin còn tồn tại và
thông tin đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do pháp luật quy định. Đặc điểm này
làm cho việc lùa chọn phương thức bảo hộ đối tượng với bí mật kinh doanh
trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà kinh doanh, đặc biệt là khi mà nguyên tắc
bảo hộ có thời hạn không làm thoả mãn lợi Ých kinh doanh của họ.
Thứ ba, với tư cách là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ – quyền sở hữu
trí tuệ với bí mật kinh doanh không đòi hỏi sự công nhận chính thức khả năng
được bảo hộ, không đòi hỏi việc đăng ký thông qua các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, không đòi hỏi việc thực hiện bất cứ một thủ tục mang tính chất
hình thức hay việc trả lệ phí. Điều này cũng có ý nghĩa đối vơí việc lùa chọn
phương thức bảo hộ bí mật kinh doanh cho đối tượng là kết quả của hoạt động
sáng tạo của con người
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA BÍ MẬT KINH DOANH VÀ CÁC ĐỐI
TƯỢNG KHÁC CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ.
Khi chóng ta phân tách một cách rõ ràng các loại tài sản trí tuệ để bảo
hộ và và từ đó thiết lập từng cơ chế bảo hộ riêng rẽ cho mỗi đối tượng thì sẽ
phát sinh vấn đề là thực tế có những tài sản trí tuệ có thể là các đối tượng
khác nhau của quyền sở hữu trí tuệ hoặc một tài sản trí tuệ nhưng có thể được
bảo hộ bằng các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Đặt trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn về bí mật kinh doanh, phần này sẽ tập trung
làm rõ mối tương quan giữa bí mật kinh doanh với các đối tượng sở hữu trí
tuệ khác.
1.3.1. Mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh với bảo hộ sáng chế,
thiết kế bố trí mạch tích hợp.
Theo cách hiểu được quy định tại Khoản 12 - Điều 4 – Luật SHTT thì:
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm
giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
“Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các
phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn”.
Trong mối quan hệ với sáng chế và thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh có
phạm vi rộng hơn vì nó có thể bao gồm cả các sáng chế và thiết kế bố trí bí
mật. Hơn nữa, nếu nh sáng chế và thiết kế bố trí chỉ có trong những lĩnh vực
kỹ thuật cao thì bí mật kinh doanh tồn tại cả trong hoạt động thương mại
truyền thống.
Trong trường hợp bí mật kinh doanh có đủ điều kiện để bảo hộ sáng
chế hoặc bảo hộ thiết kế bố trí thì chủ sở hữu có quyền lùa chọn để bảo hộ
theo cơ chế bảo hộ sáng chế hoặc bảo hộ thiết kế bố trí hay theo cơ chế bảo
hộ bí mật kinh doanh. Cả hai cơ chế bảo hộ này trong mối tương quan so sánh
với nhau thì phương thức bảo hộ nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng
của nó. Nếu bảo hộ theo cơ chế bảo hộ sáng chế hay thiết kế bố trí, chủ sở
hữu có thể độc quyền chiếm hữu sáng chế hay thiết kế bố trí đó. Mọi hành vi
sử dụng sáng chế hay thiết kế bố trí sau ngày được cấp Bằng bảo hộ (trừ
trường hợp đã có quyền sử dụng trước)đều được coi là xâm phạm sáng chế
hay thiết kế bố trí. Nhược điểm của cơ chế bảo hộ này là chủ sở hữu chỉ được
độc quyền sử dụng sáng chế có thời hạn, sau thời hạn đó, sáng chế hoặc thiết
kế bố trí không còn thuộc độc quyền của chủ sở hữu. Nếu chủ sở hữu lùa
chọn bảo hộ theo cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh thì chủ sở hữu có thể độc
quyền sở hữu sáng chế hay thiết kế bố trí đó cho đến khi nào vẫn còn giữ
được bí mật. Nhược điểm của phương thức bảo hộ này là tính bí mật rất khó
đảm bảo. Và chủ sở hữu cũng không thể ngăn cấm người khác thu thập hoặc
sử dụng sáng chế hoặc thiết kế bố trí trong trường hợp họ độc lập sáng tạo ra
sáng chế kể cả trong trường hợp người khác tìm ra sáng chế, thiết kế bố trí từ
việc phân tích các sản phẩm được bán hợp pháp trên thị trường.
Đối với sáng chế hoặc bố trí thiết kế đang trong quá trình nép đơn xin
cấp văn bằng bảo hộ mà bị xâm phạm thì được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ bí
mật kinh doanh.
Nh vậy, theo pháp luật hiện hành mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh
và sáng chế hoặc thiết kế bố trí đã khá rõ ràng và đã có cơ chế để giải quyết
sự giao thoa giữa chúng.
1.3.2. Mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh với nhãn hiệu, kiểu
dáng công nghiệp.
Theo quy định tại Điều 4 - Luật SHTT: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng
để phân biệt hàng hoá dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
“Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được
thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố
này.”
Cả nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp đều là yếu tố bên ngoài sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ nhưng nó đều thể hiện sự sáng tạo của trí tuệ con
người nhằm làm nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp muốn được bảo hộ đều phải đáp ứng
những điều kiện nhất định và phải được cấp bằng bảo hộ. Kể từ khi được bảo
hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp phải mô tả công khai
các thông tin liên quan đến nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp đã được bảo
hộ và được bảo hộ bằng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.
Hiện nay luật thực định và thực tiễn pháp lý Việt Nam chưa có quy
định còng nh án lệ để về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đang trong quá
trình nghiên cứu thử nghiệm. Theo tác giả, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm có thể được coi là bí mật kinh
doanh của doanh nghiệp nếu được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần
thiết. Trong trường hợp có hành vi thu thập, bộc lé hoặc sử dụng nhãn hiệu,
hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác một cách hợp pháp thì có thể
coi đó là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và được áp dụng pháp luật bảo
hộ bí mật kinh doanh để giải quyết.
Đối với kiểu dáng công nghiệp, trong trường hợp chủ sở hữu kiểu dáng
công nghiệp đã nép đơn đơn đăng ký sáng chế, thì mọi thông tin trong đơn
đăng ký sáng chế được coi là thông tin bí mật và cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và người có thẩm quyền có nghĩa vụ bảo mật thông tin trong đơn đăng
ký sáng chế. điều này có nghĩa là pháp luật đã thừa nhận đơn đăng ký kiểu
dáng công nghiệp là một bí mật kinh doanh. Trong trường hợp cán bộ, công
chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm lé bí mật thông tin trong đơn
mà gây thiệt hại cho người nép đơn thì phảI bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật.
1.3.3. Mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh.
Theo các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng như Luật SHTT Việt
Nam hiện hành, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh được bảo hộ với tư cách là hai đối tượng độc lập, riêng biệt của quyền
sở hữu công nghiệp.
Với tư cách là một loại tài sản trí tuệ và mang lại nhiều lợi Ých cho các
chủ thể kinh doanh, bí mật kinh doanh đuợc bảo hộ nhằm thừa nhận cho chủ
sở hữu sự độc quyền khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh và chống lại tất cả
các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
hại cho chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo cho môi trường kinh doanh lành mạnh,
khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh bình đẳng, công bằng trong mọi hoạt động
sản xuất, kinh doanh trên thị trường, bảo đảm lợi Ých và quyền cạnh tranh
hợp pháp của các nhà sản xuất, kinh doanh cũng như bảo vệ quyền và lợi
Ých pháp của người tiêu dùng, của Nhà nước và xã hội pháp luật phải bảo hộ
quyền chống cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh. Sự bảo
hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh cho phép chủ thể có thể chống
lại mọi hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức
kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
được coi là hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đực kinh doanh.
Vì vậy, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh cũng cho phép các chủ thể
chống lại hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nhằm mục đích cạnh tranh
không lành mạnh.
Như vậy, có thể nói, cả quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh
doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạng đều ghi nhận cho chủ sở
hữu quyền chống lại hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nhằm mục đích
cạnh tranh không lành mạng. Sự bảo hộ như vậy có thể dẫn đến một vướng
mắc: trong trường hợp có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và nhằm mục
đích cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng cơ chế bảo hộ nào để giải quyết:
theo Luật SHTT hay theo Luật cạnh tranh.
Pháp luật thực định Việt Nam chưa giải quyết vấn đề này một cách rõ
ràng, thống nhất. Điều 130 – Luật SHTT khi quy định về các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp đã không liệt kê
hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nhưng trong Luật cạnh tranh lại ghi
nhận hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh. Cả hai văn bản này đều là văn bản luật nên có giá trị pháp lý ngang
nhau, vì vậy, người áp dụng sẽ lúng túng không biết áp dụng theo luật nào.
Theo tác giả, về mặt lý thuyết, một hành vi xâm phạm bí mật kinh
doanh nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh (hành vi xâm phạm bí mật
kinh doanh của đối thủ cạnh tranh) có thể bị áp dụng cả cơ chế xử lý của Luật
SHTT và Luật cạnh tranh.
1.3.4. Mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh với các đối tượng của
quyền tác giả.
Quyền tác giả theo nghĩa rộng bảo gồm cả quyền tác giả và quyền liên
quan đến quyền tác giả. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
tác phẩm do mình tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm cả chương trình máy tính và
cơ sở dữ liệu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá
nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá.
Trong mối quan hệ với bí mật kinh doanh, bí mật kinh doanh có thể bao
gồm cả những chương trình máy tính hoặc cơ sở dữ liệu hoặc các kết quả
nghiên cứu khoa học đang được chủ sở hữu giữ bí mật. Trường hợp này, việc
áp dụng luật về bí mật kinh doanh để bảo hộ không làm triệt tiêu sự bảo hộ
của pháp luật về quyền tác giả.
Nếu bí mật kinh doanh là chương trình máy tính hoặc cơ sở dữ liệu
hoặc kết quả nghiên cứu khoa học…do người làm thuê, người thực hiện
nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc thì bí mật kinh
doanh đó thuộc sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, vì vậy sẽ được áp
dụng pháp luật bí mật kinh doanh để bảo hộ cho bên thuê hoặc bên giao việc
trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; trong trường hợp quyền tác cũng
bị xâm phạm thì người làm thuê, người thực hiện nhiệm vụ có thể áp dụng
luật quyền tác giả để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm do mình tạo ra.
Chương 2
Những quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với bí mật kinh doanh
2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ BÍ MẬT KINH DOANH ĐƯỢC BẢO HỘ
2.1.1. Điều kiện chung để bí mật kinh doanh được bảo hộ.
Trong thời đại ngày nay, những thông tin là sản phẩm của hoạt động trí
tuệ con người được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên không phải bất kỳ thông tin
nào cũng được bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh. Sản phẩm trí tuệ
chỉ được bảo hộ với tư cách là bí mật kinh doanh khi nó đáp ứng các điều
kiện do pháp luật quy định. Việc tìm hiểu các điều kiện bảo hộ bí mật kinh
doanh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn.
Theo quy định tại Điều 87 – Luật SHTT một thông tin được bảo hộ với
danh nghĩa là một bí mật kinh doanh nếu thông tin đó đáp ứng các điều kiện
sau:
2.1.1.1. Thông tin là bí mật kinh doanh không phải là hiểu biết thông
thường và không dễ dàng có được.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể tích
luỹ cho mình nhiều loại thông tin (kể cả thông tin thu được trên thị trường và
thông tin do mình tạo ra) nhằm đảm bảo cho công việc kinh doanh đạt hiệu
quả cao nhất. Các thông tin mà các thương nhân tích luỹ được có thể có giá trị
hoặc không có giá trị đối với công việc kinh doanh của họ. Tuy nhiên, lẽ
thường là các thương nhân chỉ giữ lại những thông tin có lợi cho công việc
của mình. Sự tích luỹ thông tin này có thể có hoặc không đi kèm với sự bảo
mật thông tin. Tuy nhiên, không phải thông tin nào có giá trị, có Ých đối với
công việc kinh doanh của chủ sở hữu cũng được bảo hộ với tư cách là bí mật
kinh doanh.
Với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bí mật kinh
doanh chỉ được bảo hộ khi nó là sản phẩm của hoạt động trí tuệ. Hơn nữa, sản
phẩm trí tuệ này không phải là hiểu biết thông thường, có nghĩa là biết mà
một người có kiến thức trung bình trong lĩnh vực đó không thể biết được. Mặt
khác, để biết được thông tin đó con người phải đầu tư về thời gian, nổ lực,
kinh nghiệm và cả tiền bạc mới có thể tạo ra thông tin.
Với nghĩa nh vậy kiến thức chung và kiến thức phổ thông có trong các
sách giáo khoa, giáo trình hoặc các sách báo có bán rộng rãi trên thị trường
không phải là bí mật kinh doanh.
Kiến thức mà bất kỳ một người nào quan tâm đến kiến thức đó cũng có
thể dễ dàng tìm thấy trong các nguồn thông tin, tư liệu công cộng cũng không
phải là bí mật kinh doanh.
Tuy nhiên, một kiến thức mới được tạo ra từ những kiến thức chung
hoặc kiến thức phổ thông hoặc tạo ra từ nhiều nguồn thông tin, tư liệu công