Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

bảo vệ quyền lợi trẻ em theo pháp luật hình sự việt namx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.6 KB, 30 trang )

MỤC LỤC

A. LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ em luôn luôn được coi là một trong những chính
sách hàng đầu của quốc gia. Từ ngày phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em
vào năm 1990. Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi và ban hành một số luật và chính sách
để thực hiện ở Việt Nam như: luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; luật lao
động, luật bình đẳng giới,luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự và một số văn bản
dưới luật về bảo vệ quyền lợi trẻ em như: chỉ thị 1408/CT_TTg ngày 01/9/2009 của
thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình ngăn chặn và giải quyết tình
trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng
nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004_2010. Các vấn đề về trẻ em
cịn được đưa vào chương trình phát triển kinh tế xã hội 2006_2010.Mặc dù đã đạt
được một số thành tựu to lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhưng
chúng ta vẫn còn những bất cập, hạn chế và thách thức nhất định liên quan đến việc
thực hiện hố đầy đủ và nâng cao khơng ngừng khả năng được thụ hưởng quyền con
người của trẻ em.Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề này lại càng được quan tâm
hơn, song hiện nay tình trạng trẻ em phạm tội cũng như trẻ em bị xâm phạm càng
ngày càng gia tăng và có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn, mức độ trẻ hoá tội phạm
tăng nhanh đột biến. Mặt khác tình trạng trẻ em bị lạm dụng tình dục ngày càng phổ
biến, hơn nữa vấn đề giáo dục trẻ em còn thiếu thống nhất, chưa đáp ứng được nhiệm
vụ bảo vệ quyền lợi trẻ em.Chính vì thế, bảo vệ quyền lợi trẻ em là vấn đề bức xúc,
cần thiết hiện nay.Thực tiễn khi nhìn lại việc bảo vệ quyền lợi trẻ em tại địa bàn
thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi chúng ta sẽ càng nhận thấy vấn đề này một
cách khách quan hơn, bảo vệ quyền lợi trẻ em ở đây còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất
cập cần phải được khắc phục với những biện pháp phù hợp điều kiện kinh tế xã hội
ở Quảng Ngãi nhằm bảo vệ quyền lợi trẻ em được tốt hơn.Xuất phát từ những lý do


trên,nhằm đáp ứng được tính cấp thiết, thực tế địi hỏi hiện nay và mong muốn đóng


góp một phần cơng sức bé nhỏ của mình vào việc đưa ra những biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ em nói chung và trẻ em ở tỉnh Quảng Ngãi
nói riêng thì tơi đã mạnh dạn chọn đề tài cho niên luận của mình là :”bảo vệ quyền
lợi trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam”kính mong thầy cơ và các bạn đóng
góp ý kiến cho bài viết này để trong thời gian tới tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn
nữa.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo vệ quyền lợi trẻ em theo pháp luật hình
sự Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ em hiện nay, căn
cứ vào quy định của hiến pháp 1992, bộ luât hình sự 1999, bộ luật tố tụng hình sự
2003 và các văn bản pháp luật có liên quan về bảo vệ quyền lợi trẻ em. Niên luận chỉ
đề cập đến những vấn đề chung nhất về lý luận và thực trạng bảo vệ quyền lợi trẻ em,
đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em tai địa
bàn thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi nói riêng một cách tốt hơn.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài nhằm nắm được những lý luận chung về bảo vệ quyền lợi trẻ
em, thực trạng bảo vệ quyền lợi trẻ em tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Nghiên cứu đề tài với mục đích khẳng định vai trò hết sức quan trọng của hệ
thống pháp luật nói chung cũng như pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, từ đó nhận
thấy được những ưu điểm và hạn chế của việc bảo vệ quyền lợi trẻ em để đưa ra
những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ quyền lợi trẻ em đáp
ứng nhu cầu hồn thiện pháp luật góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh,
bộ luật hình sự 1999, bộ luật tố tụng hình sự 2003 và các văn bản pháp luật có liên
quan.Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp phân tích đánh giá , tổng hợp, so sánh,
giải thích , chứng minh các vấn đề được đưa ra.

2
2


5. Bố cục đề tài
Ngoài mục lục, chuyên mục tài liệu tham khảo đề tài được chuyển tài trong 3
phần sau:
A. Lời nói đầu
B. Phần nội dung
Chương I: Những vấn đề chung về bảo vệ quyền lợi trẻ em theo pháp luật
Việt Nam
Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự với vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ
em
C. Phần kết luận

3

3


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI TRẺ EM
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Khái niệm trẻ em
Luật hình sự là một ngành luật điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và tội
phạm. Người chưa thành niên phạm tội là một chủ thể đặc biệt của pháp luật hình sự.
Do đó pháp luật hình sự có chính sách hình sự riêng đối với người chưa thành niên
nhắm bảo vệ người chưa thành niên khi họ là đối tượng bị tội phạm xâm hại, đồng
thời cũng quy định trách nhiệm hình sự nhưng theo hướng giảm nhẹ đối với người

chưa thành niên khi họ chính là người thực hiện tội phạm, chính sách hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội về trách nhiệm hình sự , về nguyên tắc xử lý, về hệ
thống hình phạt và các biện pháp khác.
Theo cơng ước về quyền trẻ em:”trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa
là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy
định tuổi thành niên sớm hơn”.
Pháp luật Việt Nam chưa có các quy định thống nhất về khái niệm trẻ em trong
từng ngành luật cụ thể. Theo luật bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 của Việt
Nam:” trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Theo bộ
luật dân sự 2005 thì trẻ em là những người dưới 15 tuổi. Theo pháp luật liên bang của
Hoa kỳ thì “trẻ em là người dưới 18 tuổi”
Nhìn chung mỗi nước có qui định khác nhau về độ tuổi để được coi là trẻ em.
Việc qui định độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển về thể chất, tâm sinh
lý của trẻ em ở mỗi quốc gia. Do đó có những quốc gia qui định độ tuổi thành niên
sớm hơn hoặc trể hơn 18 tuổi như được xác định trong công ước về quyền trẻ em.
Tuy độ tuổi được coi là trẻ em ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung trẻ
em ở tất cả các quốc gia đều có các đặc điểm sau:
-

Thể chất và trí tuệ chưa trưởng thành.

4

4


-

Cần có sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội cả về mặt
pháp lý.

Ngoài ra trong các qui phạm pháp luật Việt Nam còn xuất hiện các khái niệm
“người thành niên”, “người chưa thành niên”. Như vậy vấn đề đặt ra là phân biệt giữa
các khái niệm trên và khái niệm “trẻ em”.
Theo pháp luật Việt Nam:

-

Người thành niên: là người trên 18 tuổi

-

Người chưa thành niên: là người dưới 18 tuổi
Như vậy khái niệm người chưa thành niên rộng hơn khái niệm về trẻ em, người
chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và những người từ 16 tuổi đến 18 tuổi Việt Nam
dưới 16 tuổi. Theo bộ luật hình sự 1999 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra một số ngành luật khác cũng quy định nhằm bảo vệ quyền lợi trẻ em
như sau:
Hiến Pháp năm 1992
Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, đánh dấu một mốc quan trọng trong
việc xác định một cách rõ ràng, toàn diện các quyền cơ bản của công dân, thừa nhận
vấn đề quyền con người, trong đó có quyền trẻ em.
Hiến pháp 1992 đã thể hiện có tính ngun tắc sự cam kết của Nhà nước Việt Nam
trong thực thi Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em, là cơ sở quan trọng để hình
thành hệ thống pháp luật trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cụ thể như:
quyền được sống, tồn tại, được chăm sóc, ni dưỡng (Điều 40, 63); quyền được giáo
dục (Điều 35); trẻ em thiệt thịi, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ cơi không nơi nương tựa cũng
được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện giúp đở (Điều 59, Điều 67).

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
Được Quốc hội thơng qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực từ ngày
01/01/2005 (thay Luật BVCS&GDTE năm 1991). Theo Luật, trẻ em là công dân
dưới 16 tuổi, mọi trẻ em không phân biệt đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đó
là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và công dân, các
5
5


quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện, mọi hành vi xâm hại trẻ em đều
bị nghiêm trị. Luật BVCS&GDTE đã quy định 10 nhóm hành vi bị nghiêm cấm liên
quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như: Cha mẹ bỏ rơi con; dụ dỗ lôi kéo
trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi; dụ dỗ, lừa dối, ép buộc
trẻ em mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em
đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại
cho sức khoẻ; dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm;
xâm hại tình dục trẻ em; Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua bán, sử dụng văn hoá
phẩm độc hại; Lạm dụng lao động trẻ em. Luật năm 2004 đã bổ sung đầy đủ hơn các
quyền và bổn phận của trẻ em, theo đó, trẻ em là cơng dân nên trẻ em có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước
Quốc tế về quyền trẻ em. Luật đã quy định trẻ em có 10 quyền cơ bản là: quyền được
khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, ni dưỡng; quyền được sống
chung với cha mẹ; quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và
danh dự; quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyền được học tập; quyền vui chơi giải
trí, hoạt động văn hố, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch; quyền được phát triển
năng khiếu; quyền có tài sản; quyền được tiếp cận thơng tin, bày tỏ ý kiến và tham
gia hoạt động xã hội.
Bên cạnh những quyền nói trên, pháp luật cũng quy định trẻ em có bổn phận:
u q, kính trọng, hiếu thảo với ơng bà cha mẹ, kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ
phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu,

người khuyết tật, tàn tật, người gặp hồn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;
chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự cơng cộng và
an tồn giao thơng, giữ gìn của cơng, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi
trường; yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình; sống khiêm
tốn, trung thực và có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tuân theo nội quy của nhà trường;
thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hố, tơn trọng giữ gìn bản sắc văn hố dân
tộc; yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa và đồn kết quốc tế.
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000
6

6


Đây là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần xây dựng, củng cố gia đình Việt Nam
XHCN, giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; Luật cịn
là cơng cụ để xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là
nghĩa vụ của cha mẹ đối với con như: cha mẹ có nghĩa vụ thương u, ni nấng,
giáo dục con cái; cha mẹ không được hành hạ con cái, không được đối xử tàn tệ với
con nuôi, con riêng; nghiêm cấm việc vứt bỏ hoặc giết hại trẻ em mới đẻ và người
gây ra việc ấy phải chịu trách nhiệm hình sự. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi
dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể
chất, trí tuệ, đạo đức; cha mẹ khơng được phân biệt đối xử giữa các con; cha mẹ phải
làm gương tốt cho con về mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức
xã hội trong việc giáo dục con; cha mẹ có nghĩa vụ ni dưỡng con đã thành niên mà
khơng có khả năng lao động để tự ni mình; các con có nghĩa vụ và quyền ngang
nhau trong gia đình; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ, lắng
nghe những lời khun bảo của cha mẹ.
Bộ Luật Dân sự 2005
Quy định nhiều nội dung liên quan đến các quyền của trẻ em, trong đó có các

quyền về nhân thân, quyền về tài sản như: Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 20); Cá nhân khi
sinh ra có quyền được khai sinh (Điều 29); cá nhân có quyền có quốc tịch. Việc công
nhận, thay đổi, nhập quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định
của pháp luật về quốc tịch (Điều 45);
Bộ Luật Lao động liên quan đến trẻ em
Bộ Luật Lao động năm 1994, qua các lần sửa đổi, bổ sung một số điều vào các
năm 2002-2006-2007 quy định nhiều nội dung liên quan đến lao động trẻ em như:
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp
đồng lao động. Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi
riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra
sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu. Nghiêm cấm lạm
dụng sức lao động của ngườichưa thành niên (Điều 119); cấm nhận trẻ em chưa đủ
7
7


15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ LĐTB&XH quy định (Điều
120); cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại (Điều 121).
1.2. Nguyên tắc xử lý tội phạm là trẻ em theo pháp luật hình sự
Về chính sách hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội đã xác
định: Người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm
tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi
trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Việc xử lý người chưa thành niên
phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh
và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong điều tra, truy tố, xet xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội
phạm( khoản 1 điều 69 BLHS).
Khi người chưa thành niên phạm tội , các cơ quan tư pháp phải xác định tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Có như vậy mới giúp họ
nhận thức ra được lỗi lầm và sửa chửa để trở thành công dân có ích cho xã hội trong
tương lai. Tính bền vững của ý thức phạm tội trong những trường hợp người chưa
thành niên phạm tội rất khác nhau. Nó ảnh hưởng đến sự lưa chọn các biện pháp xử
lý áp dụng đối với họ. Các cơ quan tư pháp còn cần làm rõ nguyên nhân và điều kiện
gây ra tội phạm. Những nguyên nhân và điều kiện phạm tội có thể xuất phát từ mơi
trường xã hội hoặc từ chính bản thân người chưa thành niên phạm tội. Từ đó có các
biện pháp cụ thể đấu tranh ngăn ngừa hiện tượng phạm tội ở người chưa thành niên.
Người chưa thành niên có thể được miễn TNHS nếu người đó phạm tội ít
nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ
và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Người chưa thành niên được miễn TNHS khi thoả mãn bốn điều kiện sau:
-

Tội phạm thực hiện là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng
Chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại khơng lớn
Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát giáo dục
8

8


Việc truy cứu TNHS người chưa thanh niên phạm tội và áp dụng hinh phạt đối
với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của
hành vi phạm tội, vào những đặc điểm ở đây là nhân thân và yêu cầu của việc phịng

ngừa tội phạm. Nếu thấy khơng cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội thì tồ án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục
tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
Nguyên tắc này cho thấy việc xử lý người chưa thành niên phạm tội thể hiện
tính nhân đạo sâu sắc. Khơng phải mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội
đều bị truy cứu TNHS. Việc truy cứu TNHS chỉ đặt ra khi nó thực sự cần thiết và
xuất phát từ yêu cầu phòng ngừa tội phạm. Kể cả khi người chưa thành niên phạm tội
và bị truy cứu TNHS thì họ vẫn có khả năng khơng bị áp dụng hình phạt.Thay vào vị
trí của hình phạt họ có thể được áp dụng các biên pháp tư pháp này đủ tác dụng cải
tạo họ thành cơng dân có ích cho xã hội.
Khơng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm
tội. Khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
Khơng áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi. Khi xử phạt tù có thời hạn, tồ án cho người chưa thành niên phạm
tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối người đã thành niên tương ứng.
Tử hình và tù chung thân là những hình phạt có tính nghiêm khắc cao, chỉ áp
dụng trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc xử lý người chưa thành
niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, cải tạo họ. Do đó, khơng áp dụng các hình
phạt đặc biệt nghiêm khắc này đối với họ.
Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp
dụng các hình phạt tù. Nếu bị xử phạt tù có thời hạn thì mức áp dụng phải thấp hơn
so với người thành niên phạm tội tương ứng.
Thể hiện nội dung nhân đạo, điều 69 BLHS quy định: “không áp dụng các hình
phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội”. Trong trường hợp người chưa
thành niên phạm tội tương đương với người đã thành niên (điều 74 BLHS).
Cuối cùng là án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ
16 tuổi không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
9

9



1.3. Những quy định của pháp luật hình sự với vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ em
1.3.1. Trẻ em là người bị hại
Luật hình sự quy định về vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ em thông qua hai khía
cạnh là bảo vệ quyền lợi trẻ em khỏi sự xâm phạm của tội phạm và quy định chế tài
xử lý đối với trẻ em phạm tội.
Phạm tội đối với trẻ em là tình tiết có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Tình tiết
đó khơng những được quy định là tình tiết tăng nặng TNHS tại điều 48 BLHS 1999,
buộc các tồ án xem xét khi quyết định hình phạt mà còn là dấu hiệu định tội danh và
dấu hiệu định khung hình phạt của nhiều tội danh được quy định trong BLHS. Ví dụ
như tình tiết hiếp dâm trẻ em là dấu hiệu định tội “hiếp dâm trẻ em” được quy định
tại điều 112 bộ luật hình sự 1999,cịn tình tiết phạm tội đối với trẻ em là dấu hiệu
tăng nặng của tội “đe doạ giết người” được quy định tại điều 103 bộ luật hình sự
1999, tình tiết người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến
dưới mười sáu tuổi là đấu hiệu định khung tăng nặng của tội giao cấu với trẻ em
được quy định tại khoản 1 điều 115 bộ luật hình sự 1999 với tình tiết này thì bị phạt
tù từ một năm đến năm năm. Và còn nhiều tội khác nữa cũng quy định điều này.
Tội giết người(điều 93 BLHS 1999) bổ sung tình tiết định khung tăng nặng
TNHS”giết trẻ em”. Tội giết con mới đẻ điều 94, nạn nhân là đứa trẻ mới đẻ theo
hướng dẫn tại NQ 04/86 trẻ mới đẻ là người sinh ra trong vòng 7 ngày.BLHS 1985
quy định” tội đe doạ giết người” chỉ có khung cơ bản,khơng có khung tăng nặng
TNHS, khơng có sự phân biệt đối tượng đe doạ là người lớn hay trẻ em và điều 108
BLHS 1985 quy định”người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ người bị đe doạ lo
sợ rằng việc đe doạ sẽ được thực hiện,thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 1 năm
hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Hiện tại để khắc phục sự bất hợp lý này tại điều
103 BLHS 1999 quy định hai khung hình phạt.Nếu có tình tiết đe doạ giết người là
trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Điều 110 quy định tôị hành hạ người khác mà người đó là trẻ em thì bị tù từ 1
năm đến 3 năm.Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em(điều 120 BLHS

1999) được quy định tai chương 12 các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con người.Theo BLHS 1985 thi tội này được quy định tại chương
5 “các tội xâm phạm đến chế độ hơn nhân và gia đình và các tội đối với người chưa
10
10


thành niên”. Điều này thể hiện vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ em ngày càng được nâng
lên một tầm quan trọng hơn.
Như vậy BLHS 1999 ban hành đã thể chế hoá đường lối xử lý nhân đạo của
đảng va nhà nước đối với người phạm tội đặc biệt là đối người chưa thành niên
phạm tội, thể hiện rõ số lượng hình phạt tử hình trong các tội danh đã giảm xuống.Từ
ngày 10/05/1997 trong BLHS 1985 có thêm tội mới là” tội hiếp dâm trẻ em” được
quy định tại điều 112. BLHS 1999 quy định tại điều 112 như sau: người nào hiếp
dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau thị bị phạt từ 12 năm:
a)
b)
c)
d)
e)

Có tính chất loạn ln;
Làm nạn nhân có thai;
Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
Tái phạm nguy hiểm;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù 20 năm, tù chung
thân hoặc tử hình:


a)
b)
c)
d)
e)
f)
g)

Có tổ chức;
Nhiều người hiếp một người;
Phạm tội nhiều lần;
Đối với nhiều người;
Gây tổn hại sức khoẻ của nạn nhân mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên;
Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ
em và phạm tội bị phat tù từ 12 năm đến 20 năm,tù chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm một công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.Từ đó cho ta thấy nếu người phạm
tội thực hiện tội phạm đối với người chưa thành niên thi sẽ bị xử lý ở mức hình phat
cao nhất. Cũng theo quy định tại điều 114 BLHS 1999 thì đã thay cụm từ “ người
chưa thành niên” thành cụm từ “trẻ em” nhằm nhấn mạnh đối tượng được bảo vệ là
trẻ em ngày càng được đảng và nhà nước quan tâm hơn. Ngồi ra vấn đề bảo vệ
quyền lợi trẻ em cịn được BLHS 1999 quy định tại điều 252 là tội dụ dỗ,ép buộc
hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, điều 254 tội chứa mại dâm, điều
255 tội môi giới mại dâm. Là những tội khi có tình tiết phạm tội đối với trẻ em thì
11

11



đều là những tình tiết tăng nặng.Điều 228 BLHS 1999 quy định về tội vi phạm quy
định về lao động trẻ em.Những quy định nay nhằm bảo vệ quyền lợi trẻ em một cách
tốt nhất trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội để trẻ em được phát triển một cách
tồn diện nhất về thể chất và trí tuệ .
Nhằm làm rõ hơn thái độ của nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em trước sự xâm
hại của tội phạm BLHS quy định tại chương 18”các tội phạm về ma tuý”,BLHS, nhà
làm luật coi việc”sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc buôn bán ma tuý cho trẻ em
như một tình tiết định khung tăng nặng của điều 194, điểm đ khoản 3 điều,điểm c
khoản 2 của điều 197,điểm c khoản 2 điều 198 và điều 200. So với BLHS 1985 thì
BLHS 1999 đã có sữa đổi tình tiết định khung tăng nặng hình phạt” sử dụng người
chưa thành niên phạm tội” thành “sử dụng trẻ em vào việc pham tội”.Thể hiện thái độ
bảo vệ đặc biệt đối với trẻ em.Điều này được thể hiện cụ thể hơn tại điểm đ khoản 2
điều 134,điều 151,điều 152.
Các tình tiết tăng nặng TNHS có tình tiết phạm tội với trẻ em được quy định tại
khoản 1 điểm h điều 48 BLHS 1999. Như vậy phạm tội đối với trẻ em là một tình tiết
tăng nặng TNHS được quy định cụ thể chặt chẽ ,thống nhất quan điểm bảo vệ quyền
lợi trẻ em về phương diên pháp lý.
1.3.2. Trẻ em là người pham tội
Song song với vấn đề trẻ em bị tội phạm xâm hại thì hiện nay trẻ em là người
thực hiện tội phạm ngày càng gia tăng và có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội
ngày càng cao.Do đó BLHS 1999 đã quy định những chế tài để xử lý người chưa
thành niên phạm tội phù hợp với đặc điểm sinh lý của họ.Như chúng ta đã biết việc
xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo duc, giúp đỡ họ sữa chữa
sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội.
Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Chính vì vậy,
tâm lý lứa tuổi “chuyển tiếp” này có tác động rất lớn đến hành vi của các em. Với
mong muốn trở thành người lớn, trẻ vị thành niên thường có biểu hiện học làm theo
cách cư xử của người lớn. Chính vì vậy, những hành vi sai trái của người lớn hoặc
những mặt trái (tiêu cực) của xã hội, phim ảnh, mạng internet... đã tác động không nhỏ

đến hành vi của trẻ vị thành niên và khơng ít trẻ đã sớm trở thành tội phạm.
12

12


Theo số liệu thống kê, trong những năm trước đây, tội phạm lứa tuổi vị thành
niên ở nước ta chỉ tập trung vào nhóm tội “trộm cắp tài sản”, “gây rối trật tự cơng
cộng”, “cố ý gây thương tích”... thỉnh thoảng mới xảy ra vụ án “giết người”. Thế
nhưng, từ năm 2000 đến nay, tội phạm ở lứa tuổi này có sự thay đổi rõ nét, bộc lộ
nhiều lo ngại cho xã hội. Khi đề cập đến vấn đề này, nhiều thẩm phán cho rằng: “Đó
là nhóm tội phạm có nhiều thay đổi rất phức tạp, rất táo bạo và liều lĩnh”. Đúng vậy,
dù mới 17 tuổi nhưng Lê Văn Luyện (ngụ ở Bắc Giang) dám liều lĩnh đột nhập vào
tiệm vàng Ngọc Bích vào rạng sáng 24-8-2011, cắt hệ thống camera, cắt chuông báo
động, sát hại ba người và cướp số vàng trị giá hơn 1,27 tỷ đồng. Đây là “tội ác dã
man chưa từng có” - như lời bình luận của nhiều độc giả trên mạng internet khi nói
về hành vi của đối tượng 17 tuổi này. Với tội ác đó, lẽ ra Luyện sẽ bị xử phạt ở mức
cao nhất là tử hình nhưng vì chính sách nhân đạo của pháp luật nước ta, người chưa
thành niên phạm tội chỉ xử phạt ở mức cao nhất là 18 năm tù và vì thế ngày 11-12012 TAND tỉnh Bắc Giang đã xử phạt Luyện 18 năm tù về các tội “giết người”,
“cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Táo bạo không kém, dù mới 15 tuổi, nhưng Hồ Thị Mỹ Dung và Ký Thị Ngọc
Nhung (cùng ngụ ở TPHCM) đã dựng màn kịch để cướp tài sản của những “đại gia”
ham vui. Dung và Nhung lên kế hoạch: Dung mua thuốc ngủ và Nhung gọi điện thoại
cho “đại gia” tên Dũng hẹn gặp nhau ở nhà trọ Hiệp Thủy (Q.Tân Bình, TPHCM) để
“quan hệ” với Nhung. Lợi dụng sơ hở của anh Dũng, Nhung sẽ bỏ thuốc ngủ vào ly
nước cho anh Dũng uống. Sau khi uống thuốc, anh Dũng ngủ say, Dung sẽ vào phòng
cùng Nhung cướp tiền, điện thoại di động và chiếc xe SH của anh Dũng. Thực hiện
“kịch bản” này, Nhung “dụ” được anh Dũng đến nhà trọ Hiệp Thủy. Thế nhưng, khi
đến nhà trọ, anh Dũng thấy Nhung còn nhỏ tuổi nên đã bỏ đi, “kế hoạch” cướp không
thành. Ngay sau đó, Dung và Nhung rủ thêm đồng bọn cùng bàn bạc, “dụ” anh

Huỳnh Tử Tuấn đến nhà trọ để “quan hệ” với Dung, còn Nhung và đồng bọn sẽ xông
vào khống chế Tuấn để cướp tài sản. Trước những lời dụ dỗ ngon ngọt của Dung, anh
Tuấn sập bẫy. Biết mình bị “gài”, anh Tuấn chống trả tìm đường thốt khỏi phịng trọ,
nhưng đã bị Dung và đồng bọn đâm thiệt mạng. Trả giá cho hành vi ấy, ngày 21-92011 TAND TPHCM đã xử phạt Hồ Thị Mỹ Dung 12 năm tù về tội “giết người” và
“cướp tài sản” khi bị cáo chỉ mới 15 tuổi. Đồng bọn của Dung cũng cùng lứa tuổi, bị
13
13


tòa tuyên phạt từ 5 năm đến 15 năm tù về các tội danh trên. Điều đáng nói là, mặc dù
chưa đến tuổi trưởng thành nhưng Dung, Nhung và đồng bọn đã nghĩ ra những thủ
đoạn phạm tội tinh quái, rất liều lĩnh và táo bạo.
Có thể nói, tội phạm ở tuổi vị thành niên trong những năm gần đây rất đa dạng
và phức tạp. Chưa đến 15 tuổi nhưng Phan Minh Trọng (ngụ ở Q6, TPHCM) dám
cầm đầu nhóm bạn cùng lứa tuổi trèo trụ điện cắt dây điện chiếu sáng để bán phế
liệu, hay như Nguyễn Văn Thạnh con của một “đại gia” ở Q.Gò Vấp dù cuộc sống
khơng thiếu thốn gì, nhưng Thạnh lại cầm đầu nhóm bạn con nhà giàu đi cướp giật tài
sản... Do nông nổi của tuổi mới lớn và do không hiểu biết pháp luật, nhiều trẻ vị
thành niên đã sa vào con đường phạm tội như thế. Thậm chí, các em thực hiện hành
vi phạm tội rất tinh vi và chuyên nghiệp. Theo thống kê của ngành tòa án, số vụ phạm
tội ở lứa tuổi vị thành niên tuy ít hơn so với người đã trưởng thành nhưng ở nhóm tội
nào cũng có. Đó là thực trạng rất đáng báo động.
Nếu như trước đây, nhiều trẻ em phạm tội khai nhận là do hồn cảnh kinh tế gia
đình khó khăn nên các em “lỡ bước” sa vào con đường trộm cắp, cướp giật... hay một
số trẻ vì nghe lời bạn xấu, bỏ nhà theo bạn đi lang thang bụi đời và khi khơng cịn
tiền tiêu xài, các em nghĩ ra cách “mượn” xe của người thân đi cầm cố, hay rủ nhau
đi trộm cắp, cướp giật tài sản, cướp tài sản... để kiếm tiền phục vụ cho những cuộc ăn
chơi. Thì nay, nhiều trẻ vị thành niên phạm tội xuất thân từ gia đình khá giả, các em
là những con cưng, được cha mẹ nng chiều, cuộc sống no đủ. Vì bạn bè rủ rê, vì
chứng tỏ mình trước bạn bè, vì muốn làm như phim ảnh... hay chỉ đơn giản là “muốn

đi cướp cho vui” - như một “cậu ấm” đã khai trước tịa, trẻ vị thành niên đã khơng
ngần ngại thực hiện hành vi phạm tội.
Nhiều bậc phụ huynh ra tòa với vai trò là “người giám hộ” cũng đổ lỗi cho hồn
cảnh, họ cho rằng do khó khăn về kinh tế, do bận rộn với công việc mưu sinh nên cha
mẹ khơng có thời gian quan tâm chăm sóc con cái, nên khơng biết con trẻ nghĩ gì, cần
gì... và chỉ biết sự việc khi công an thông báo về gia đình. Nhiều bậc cha mẹ khi ra
tịa cịn đổ lỗi do nhà trường thiếu quan tâm chăm sóc hay đổ lỗi cho xã hội đầy rẫy
những tệ nạn xã hội để con học làm theo cái xấu... nhưng họ qn rằng, gia đình
chính là cái nơi ni dạy và quản lý con trẻ. Điều day dứt là, nhiều trẻ vị thành niên
14

14


đứng trước vành móng ngựa từng nhiều năm liền là học sinh giỏi nhưng chỉ trong
thời gian ngắn đã trở thành tội phạm.
Qua các vụ án do người chưa thành niên gây ra cho thấy, nguyên nhân chính
dẫn đến việc trẻ em phạm tội là do phía gia đình (nơi các em sinh sống, sinh hoạt
thường ngày) đã thiếu quan tâm, dạy dỗ, định hướng cho các em hướng tới những giá
trị cao đẹp của cuộc sống. Bên cạnh đó, phía nhà trường cũng có phần thiếu trách
nhiệm trong quản lý, giáo dục trẻ. Việc phân xử không đúng những tranh chấp nhỏ từ
lớp học của một số thầy cô đã khiến cho các em bức xúc, có nhận thức lệch lạc và có
những hành vi sai trái. Ngồi xã hội, nhiều người lớn có nhiều hành vi khơng hợp
chuẩn, không là tấm gương sáng cho các em noi theo trong khi trên mạng internet đầy
rẫy phim ảnh bạo lực, đồi trụy... Chính những điều đó đã tác động khơng tốt đến nhân
cách của các em.
Do vậy, để phòng ngừa tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên, các bậc cha mẹ phải
gần gũi, quan tâm chăm sóc, chia sẻ những tâm tư tình cảm của các em, uốn nắn kịp
thời những suy nghĩ và hành vi lệch lạc của trẻ, giúp trẻ tự tin vươn lên trong cuộc
sống. Song song đó, chúng ta cần gắn kết chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội

để giáo dục, định hướng trẻ có nhận thức đúng và có hành vi phù hợp. Các cơ quan
chức năng cần phối hợp với nhà trường và gia đình tăng cường cơng tác tuyên truyền
giáo dục trẻ từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, định hướng cho các em
hướng đến những giá trị tốt đẹp, giúp các em biết nhận biết các hành vi nào là đúng
là bổ ích và hành vi nào là sai trái cần né tránh, để các em nhận thức đúng và hành
động đúng. Đối với các trẻ em bỏ học vào đời sớm, chính quyền địa phương các cấp
cùng các ban ngành đoàn thể tạo điều kiện cho các em có điều kiện học tập, có cơng
ăn việc làm phù hợp, giáo dục để các em thấy việc làm của các em là có ích cho xã
hội và có ích cho chính bản thân các em sau này. Khi trẻ em lang thang được học
hành hoặc có việc làm phù hợp thì rõ ràng khơng có thời gian để làm những việc
khơng có ích, gây bất lợi cho xã hội và ắt hẳn tội phạm ở tuổi vị thành niên sẽ được
ngăn chặn, đẩy lùi.

15

15


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI TRẺ EM
2.1. Tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm do trẻ em thực hiện
tại địa bàn thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến 2012
2.1.1. Tình hình trẻ em bị xâm hại
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ: Tình hình tội phạm năm 2011
trong cả nước vẫn diễn biến phức tạp với gần 75.000 vụ phạm tội các loại. Trong đó,
nổi lên là tội phạm giết người; cướp, cướp giật tài sản; tội phạm hoạt động theo kiểu
xã hội đen: đâm thuê, chém mướn, bảo kê, xiết nợ, đòi nợ thuê… Tội phạm vị thành
niên cũng tăng với gần 12.000 thanh thiếu niên phạm tội. Đáng chú ý, tội phạm trộm
cắp xảy ra nhiều, chiếm 51% tổng số vụ phạm pháp hình sự, phát sinh nhiều vụ sử

dụng công nghệ cao trộm cắp tiền trong tài khoản cơ quan, cá nhân, trạm ATM. Tội
phạm sử dụng vũ khí quân dụng tăng 68,6% (500 vụ) với hành vi gây án ngày càng
nghiêm trọng, manh động và liều lĩnh. Đáng lo ngại là nhiều đối tượng hình sự trong
các băng nhóm đã triệt phá trước đây có biểu hiện hoạt động trở lại dưới hình thức
thành lập doanh nghiệp, dịch vụ, nhà hàng, vũ trường, quán bar, cầm đồ để cho vay
nặng lãi, tổ chức bảo kê hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá...
Tình hình tội phạm xâm hại trẻ em ở Quảng Ngãi :
Ở tỉnh ta, trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay đã phát hiện hơn 41 phụ nữ bị
bn bán ra nước ngồi; các cơ quan chức năng đã giải cứu 25 nạn nhân, 16 nạn
nhân cịn ở nước ngồi. Năm 2008 đã tiếp nhận, giải cứu 6 nạn nhân ở Trà Bồng, sơn
Hà, Ba Tơ Sơn Tây, Đức phổ, TP QN: gồm Nguyễn Thị Thanh Thanh (1998) trú tại
TT Trà Xuân, Trà Bồng bị lừa bán sang Trung Quốc năm 2006; Võ Thị Thanh Thúy
(2000) trú tại 303/34 Hùng Vương, TP. Quảng Ngãi, bị lừa bán sang Singapore để
hoạt động mai dâm; Nguyễn Thị Tuyết Mai (1997) ở thôn Hiển Văn, xã Phổ Hịa,
huyện Đức Phổ; Phạm Thị Ca (1999), ở thơn Mang Lùng 1, xã Ba Tô, huyện Ba Tơ;
Phạm Thị Nhơn (1998) ở thôn Mo Lang, Ba Tô, Ba Tơ và Phạm Thị Thảo (20 tuổi), ở
Sơn Tây, Quảng Ngãi.
16

16


Trung bình mỗi năm có khoảng 6 trường hợp kết hôn với người Đài Loan và
01-02 trường hợp kết hôn với người Hàn Quốc, từ 1-2 phụ nữ kết hôn với Hàn Quốc
hiện chưa phát hiện mua bán người qua môi giới hôn nhân, nhận con nuôi.
Tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp. Năm 2011 tồn tỉnh có
213 người nghiện ma túy là trẻ em (tăng 16 người so với năm 2010); 39/184 xã,
phường, thị trấn có tệ nạn ma túy. Cơng tác cai nghiện, chữa bệnh cho người nghiện
ma túy và quản lý sau cai nghiện, chữa bệnh còn nhiều bất cập, tỷ lê tái nghiện vẫn
còn ở mức cao.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy vẫn diễn biến
phức tạp và có xu hướng gia tăng; đặt biệt đã phát hiện các loại ma túy tổng hợp
(dạng đá); phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi. Lực lượng chức năng đã bắt giữ
14 vụ - 21 đối tượng vận chuyển, tang trữ, mua bán trái phép chất ma túy (tăng 09 vụ
- 12 đối tượng so với năm 2011). Tồn tỉnh có 209 người nghiện ma túy (giảm 4
người). Chưa phát hiện việc trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh.
Tình hình lợi dụng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ (karaoke, cà phê, massage, hớt
tóc…) để hoạt động mại dâm vẫn cịn xảy ra, các chủ chưa thường dụ dổ, lơi kéo trẻ
em phạm tội đặc biệt là những trẻ em có hồn cảnh khó khăn được dung để làm mịi
nhử để câu khách.Các trụ sở này đã được triệt phá nhưng chưa giải quyết được dứt
điểm. Hiện tại toàn tỉnh có 1.095 cơ sở kinh doanh dịch vụ; trong đó có 460 cở sở
kinh doanh dịch vụ có biểu hiện nghi vấn liên quan đến tệ nạn mại dâm (01 vũ
trường, 59 khách sạn, 64 nhà nghỉ, 74 nhà trọ, 101 quán karaoke, 26 nhà hang, 60
quán cà phê, 24 điểm kinh doanh dịch vụ massage, 33 tiệm cắt tóc và 18 cơ sở dịch
vụ khác). Trong 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện 170 người bán dâm và nghi bán
dâm (tăng 11 người so với cuối năm 2011), trong đó số bán dâm là 46 người và nghi
bán dâm là 124 người. Tất cả các đối tượng trên dều là những người chưa đủ độ tuổi
thành niên.
Ở Quảng Ngãi đã có 692 trường hợp nhiễm HIV/AIDS (trong đó HIV :436
người, chuyển sang AIDS là 256 người) và đã có 258 người chết do AIDS; trong đó
năm 2011 phát hiện mới 86 người nhiễm HIV/AIDS và 28 người chết do AIDS; trong
6 tháng đầu năm 2012 phát hiện mới 20 trường hợp nhiễm HIV. Trong đó hơn một
nửa trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS là trẻ em.
17
17


Thống kê của ngành chức năng, trong năm 2011, cả nước đã xảy ra gần 100 vụ
xâm hại tình dục đối với người vị thành niên (giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2010 và
chiếm 60% số vụ xâm hại trẻ em), với 150 đối tượng và hơn 50 nạn nhân bị xâm hại;

trong đó, hiếp dâm trẻ em 60 vụ (giảm 2,5%), dâm ô với trẻ em 15 vụ (giảm 31%),
giao cấu với trẻ em 18 vụ (tăng 19,7%), cưỡng dâm trẻ em 7 vụ (ngang bằng so với
2010).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do tác động của mặt trái nền kinh tế thị
trường; sự du nhập của lối sống thực dụng. Theo nhận định của Bộ Công an, tình
hình tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục người vị thành niên còn diễn biến phức
tạp. Đáng chú ý là tình trạng loạn luân (bố đẻ hiếp dâm con gái nhiều lần; bố dượng
hiếp dâm con gái riêng của vợ; anh trai hiếp dâm em gái…) đang có chiều hướng gia
tăng, phản ánh những hiện tượng tâm lý xã hội khơng bình thường; số trẻ em ít tuổi
bị xâm hại tình dục có chiều hướng gia tăng; đối tượng xâm hại tình dục trẻ em đa số
là người có quan hệ gần gũi với nạn nhân, trong đó có cả người nước ngồi đến Việt
Nam du lịch, kinh doanh; phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng đa dạng và
nghiêm trọng hơn, thậm chí một số đối tượng lợi dụng sự mê tín dị đoan để xâm hại
tình dục trẻ em; cho trẻ em uống rượu say, uống thuốc lắc để xâm hại tình dục.ng, sa
đọa từ các nước phương Tây; sự xuống cấp của đạo đức xã hội; trách nhiệm phối hợp
quản lý, giáo dục và tuyên truyền của xã hội, nhà trường và gia đình chưa cao; nhận
thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; khả năng nhận thức, phòng
vệ và tự vệ của nạn nhân cịn non nớt; cơng tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay
còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có cả thái độ bất hợp tác từ phía nạn nhân và gia
đình nạn nhân; một số tội danh chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe tội phạm…
Trước tình hình trên, Bộ Cơng an đã tiếp tục tham mưu cho Chính phủ đẩy
mạnh thực hiện Chương trình quốc gia phịng chống tội phạm, trong đó có Đề án về
đấu tranh phịng chống tội phạm liên quan đến xâm hại phụ nữ, trẻ em (Đề án IV);
đồng thời phối hợp với Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết liên tịch số 01về phối hợp quản lý, giáo dục con em trong gia đình khơng phạm
tội và tệ nạn xã hội; với Mặt trận Tổ quốc các cấp đẩy mạnh thực hiện Đề án tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia phịng chống tội phạm, cảm hóa giáo dục người
18

18



phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư; với Trung ương Đoàn thanh niên về đẩy
mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng….
Thời gian tới sẽ tổ chức rà soát, phân loại số trẻ em lang thang có nguy cơ cao
bị xâm hại tình dục để phối hợp với các lực lượng bảo vệ, chăm sóc trẻ em và hội
phụ nữ để đưa trẻ em về đồn tụ với gia đình và phân cơng các đơn vị, cá nhân có
trách nhiệm giúp đỡ, tư vấn pháp lý, tâm lý, vận động các tổ chức xã hội, các doanh
nghiệp, những người hảo tâm… hỗ trợ vật chất và tinh thần đối với các gia đình có
trẻ em gái bị xâm phạm tình dục thuộc hộ nghèo, cận nghèo.
2.1.2. Tình hình trẻ em phạm tội
Trong thời gian qua, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá với các vi
phạm pháp luật mang tính tập thể, quy mô ngày càng lớn; tội phạm vị thành niên
ngày càng gia tăng (chiếm 15-18%); điều đáng lo ngại hơn là trẻ vị thành niên trong
thời gian gần đây lại phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết
người, hiếp dâm, buôn bán ma tuý, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… ngày càng có xu hướng tăng lên; theo số liệu
thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm
giết người ngày càng tăng lên, nguy hiểm và đáng báo động là trong thời gian gần
đây nhiều đối tượng thực hiện tội phạm giết người lại rơi vào một số bị can, bị cáo có
tuổi đời cịn rất trẻ và số lượng này khơng ngừng tăng lên trong thời gian gần đây;
phải chăng đó chính là những dấu hiệu đã đến lúc phải báo động về việc giá trị đạo
đức của một bộ phận trẻ vị thành niên đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Qua tìm hiểu từ các chuyên gia tâm lý, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà
án, và một số luật gia, cũng như các gia đình có con cháu thực hiện hành vi phạm tội
để tìm hiểu căn nguyên của việc trẻ hoá tội phạm trong thời gian gần đây được bắt
nguồn từ đâu? Trên cơ sở phân tích đánh giá một cách khoa học và khách quan trên
nhiều phương diện cả về kinh tế, xã hội, gia đình, mơi trường sống… nhận thấy rằng,
có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ hố tội phạm, việc có nhiều đối tượng
phạm tội trong độ tuổi còn rất trẻ ngày càng phức tạp với thủ đoạn và tính chất, mức

độ với hành vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng, phần lớn các đối tượng phạm tội có
độ tuổi cịn rất trẻ tăng hơn so với những năm trước đây.
19

Trẻ em phạm tội có nguồn gốc gia đình làm nghề bn bán bất hợp chiếm 51,9%
19


-

Gia đình có người phạm tội chiếm 10%

-

Cứ 10 trẻ em phạm tội có 3 em có bố, mẹ nghiện hút

-

Trẻ em là đồng phạm với bố mẹ 5%

-

28% trẻ em phàn nàn không được bố mẹ đáp ứng nhu cầu

-

50% trẻ em phạm tội vì bị đối xử hà khắc

-


Bị bố đánh là 23%, bị dì, dượng đánh 20,3%
Theo thống kế của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, trong 6 tháng đầu
năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng,
trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên). Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng do
người chưa thành niên gây ra như vụ án Lê Văn Luyện tại Bắc Giang, vụ án Đào Văn
Tài tại Vĩnh Phúc,...
Theo số liệu của Bộ Cơng an, hiện cả nước có khoảng 20.000 trẻ em trong độ
tuổi tới trường lang thang bụi đời, tụ tập băng nhóm ngồi xã hội, đó chính là mầm
mống của tội phạm đã và đang nảy sinh trong lứa tuổi vị thành niên.
Theo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trẻ em dễ mắc phải những tội như: trộm
cắp, cướp của, giết người, vận chuyển ma túy....
Trong đó, lứa tuổi phạm tội cao nhất từ 16 đến dưới 18 tuổi, chiếm khoảng
60%; từ 14 đến dưới 16 tuổi là 32% và dưới 14 tuổi là 8%.
Ở Quảng ngãi: Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, Từ năm 2000 đến 2009
có 1.092 vụ - 1.461 em vi phạm pháp luật. Năm 2007 - 2008, đã xảy ra 892 vụ học
sinh, sinh viên vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ khác nhau. Trong đó, nổi lên
là giết người (7 vụ), cướp tài sản (4 vụ), cướp giật tài sản (8 vụ), hiếp dâm (2 vụ), gây
rối trật tự công cộng (64 vụ), cố ý gây thương tích (9 vụ), trộm cắp tài sản (19 vụ);
mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý (8 vụ).
Phổ biến nhất vẫn là vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an tồn giao
thơng với 730 vụ - 764 lượt học sinh, sinh viên vi phạm. Tình trạng học sinh, sinh
viên bỏ học, tụ tập băng nhóm gây rối trật tự cơng cộng, đánh nhau gây thương
tích… gây bức xúc trong dư luận.
Nhóm tội phạm giết người, cướp tài sản tại Quảng Ngãi do Hồ Thị Mỹ Dung
(SN 1994) cầm đầu, Cao Hoàng Điệp (SN 1992), Ký Thị Ngọc Nhung (SN 1995),
Trần Hoàng Nhân (SN 1990)
20

20



Để có tiền tiêu Tết, 3 học sinh lớp 11, trường THPT Thu Xà, huyện Tư Nghĩa là
Đào Lê Công Thắng (SN 1994, xã Nghĩa Phú), Phạm Bảo Toàn (SN 1993) xã Nghĩa
Phú) và Trần Minh Mừng (SN 1994, xã Nghĩa Hà, đã tổ chức bịt mặt, dùng dao đi
cướp xe máy của người đi đường. Đặc biệt, Ở TP Quảng Ngãi thời gian gần đây liên
tục ra các vụ nữ sinh đánh nhau, "ra tay" bằng vũ lực.
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có trên 366.000 học sinh, sinh viên đang học tập tại 557
trường, cơ sở giáo dục đào tạo. Trong đó, bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp có trên 25.400 sinh viên; bậc phổ thơng trên 308.000 và trên 32.500 học sinh
mầm non. Trong đó, nổi lên là giết người (7 vụ), cướp tài sản (4 vụ), cướp giật tài
sản (8 vụ), hiếp dâm (2 vụ), gây rối trật tự công cộng (64 vụ), cố ý gây thương tích (9
vụ), trộm cắp tài sản (19 vụ); mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý (8 vụ)
… Tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học, tụ tập băng nhóm gây rối trật tự cơng cộng,
đánh nhau gây thương tích… gây bức xúc trong dư luận.
2.2. Thực tiễn xét xử
2.2.1. Kết quả đạt được
Năm 2012, Toà án nhân dân (TAND) thành phố đã triển khai thực hiện tồn
diện các mặt cơng tác theo đúng phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra. Chất lượng giải
quyết án tiếp tục được nâng lên, cơng tác thi hành án hình sự có chuyển biến tích cực,
bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong năm số lượng án hủy đã giảm
4/534 vụ chiếm 0,7%, thấp nhất trong 5 năm qua; án tồn đọng quá hạn luật định đã
giảm 49 vụ xuống còn 27 vụ. Cụ thể, thụ lý 629 vụ việc các loại, tăng 119 vụ việc so
với năm 2011; đã xét xử, giải quyết 534 vụ, việc (tăng 107 vụ việc), đạt 85% số vụ
thuộc thẩm quyền; cụ thể:
Án hình sự về người chưa thành niên phạm tội và tội phạm xâm hại đến trẻ em:
Tổng số án thụ lý 100 vụ/195 bị cáo; đã xét xử giải quyết 189 vụ/192 bị cáo, đạt
96,7% số vụ, còn 04 vụ/08 bị cáo (tội vi phạm chủ yếu là tàng trữ mua bán trái phép
chất ma tuý, cắp giật tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện tham gia giao thơng). Nhìn chung, chất lượng xét xử án
hình sự năm 2012 tiếp tục được giữ vững, đã hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót,

bảo đảm khơng kết tội oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm; đặc biệt, trong năm,
TAND thành phố đã xét xử lưu động 15 vụ hình sự sơ thẩm đối với người chưa thành
21
21


niên phạm tội. Tại các phiên tòa lưu động, Hội đồng xét xử đã chủ động phối hợp với
Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của địa phương tập trung tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, trọng tâm là các quy định của pháp luật có
liên quan đến vụ án được xét xử lưu động, đặc biệt là tuyên truyền phổ biến pháp luật
đối với thanh thiếu niên,tạo môi trường lành mạnh để trể em toàn diện cả thể chất lẫn
tinh thần,cha mẹ ,nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn nữa đến trẻ em.Từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn.
Riêng các vụ án xét xử tội phạm vị thành niên là hơn 60 vụ, với hơn 100 bi
cáo chưa thành niên phạm tội. Trong đó bị cáo chưa thanh niên phạm tội hiếp dâm
là trên 50%.
2.2.2. Vướng mắc và tồn tại trong hoạt động xét xử với vấn đề bảo vệ quyền
lợi trẻ em
Mục đích xử lý tội phạm chưa thành niên là nhằm giáo dục, giúp đỡ các em
sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân tốt cho xã hội. Vì vậy
đối với trẻ vị thành niên phạm tội có thể miễn trách nhiệm hình sự và đưa về gia đình
hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục nếu nếu người chưa thành niên phạm
tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại khơng lớn,có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Nếu trẻ thực
hiện các hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, tái phạm hoặc trẻ em
khơng có nơi cư trú nhất định, có thể xử lý bằng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng. Chỉ áp dụng trách nhiệm hình sự đối với trẻ đủ từ 14 tuổi đến 16 tuổi phạm
tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trẻ từ đủ 16 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Thực tế cho thấy số trẻ chịu trách
nhiệm hình sự khơng nhiều. Số này sẽ được giam giữ riêng trong khu vực dành riêng
cho tội phạm vị thành niên. Mỗi trại giam chỉ có từ 10 đến 15 , nhiều lắm cũng chỉ

vài ba chục đối tượng. Số còn lại chủ yếu được xử lý hành chính bằng cách đưa vào
trường giáo dưỡng. từ năm 2010 đến 2012 đã xử lý hành chính lên tới 2.543 vụ với
3.200 đối tượng trong đó giao cho gia đình giáo dục 1.500 đối tượng, xã phường
quản lý giáo dục 1000 đối tượng, lập hồ sơ đưa đi trường giáo dục 300 đối tượng, áp
dụng các biện pháp khác 400 đối tượng.
Các đối tượng chưa thành niên vi phạm pháp luật này nếu đã được gia đình, địa
phương giáo dục nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì trẻ vị thành niên phạm tội
22
22


buộc phải bị xử lý hành chính bằng cách đưa vào trường giáo dưỡng. Đây là những
ngôi trường đặc biệt với những học sinh cũng hết sức đặc biệt. Chính sách nhân đạo
được đặt lên hàng đầu nên nội dung hoạt động của các trường gioá dưỡng chủ yếu là
giáo dục, từ văn hoá, ý thức cho đến dạy nghề cho các cháu chứ không phải là giam
giữ hay trừng phạt. Dạy văn hoá, dạy nghề tức là trang bị kỹ năng sống, điều kiện
lao động kiếm sống cho trẻ để khi rời trường chúng có thể lo được cho tương lai của
mình mà khơng phạm tội. Xét theo nghĩa đó thì mục đích cách ly với cộng đồng và
mơi trường cũ là thứ yếu. Nói tóm lại, đưa vào trường giáo dưỡng là tạo cho các
cháu một cơ hội có thể thay đổi tương lai cho bản thân chứ khơng phải là hình thức
trừng phạt.
Tuy nhiên trong hoạt động xét xử còn tồn tại một số vi phạm đến vấn đề bảo vệ
quyền lợi trẻ em.
Thứ nhất vi phạm trong việc hỏi cung trẻ em vị thành niên không có mặt của
người giám hộ. Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự” trong trường hợp người bị
tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người chưa thành niên
có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác
, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình,
trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng.” Đại
diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được điều tra viên đồng ý, được

đưa ra tài liệu, đồ vật yêu cầu, khiếu nại, đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.Nhưng
các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng quy định này.Cụ thể là có
nhiều vụ án điều tra viên đã tự động đưa các em về trụ sở công an hỏi cung mà khơng
thong báo cho gia đình, người giám hộ biết. Nhiều em đã bị ảnh hưởng thần kinh, có
dấu hiệu rối loạn thần kinh hoặc trí nhớ. Việc này dẫn đến hậu quả ảnh hưởng rất
nặng nề đến tâm sinh lý của trẻ.Nhiều trẻ sợ quá nên đã khai khơng chính xác.
Ví dụ 1: Tháng 2/2008 , một nữ sinh lớp 9 là em Trần Thị Thanh Thuỷ trường
trung học cơ sở An Khánh( huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) bị nghi lấy cắp tang vật
vụ án là chiếc điện thoại di động, công an xã Phú túc, huyện Châu Thành đưa Thuỷ
về xã hỏi cung mà khơng có người giám hộ. Sau đó em Thuỷ có dấu hiệu rối loạn tâm
lý.
23

23


Ví dụ 2 : Tháng 4/2009 một vụ tương tự như vậy đã cũng xảy ra ở huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang, tối ngày mồng 3, sang ngày mồng 4/2009 từ việc nghi ngờ
lấy cắp 1 chiếc điện thoại di động, công an xã Tâm Lý Đông đã cách ly em Thanh để
“ hỏi cung”, khi công an xã đưa em Thanh, một học sinh lớp 11 đi một số nơi để xác
minh tối mồng 3 tháng 4 và sáng mồng 4 tháng 4 mà không thông báo cũng như
không cho người thân của Thanh đi cùng.
Thứ 2 vi phạm trong việc bắt giữ, tạm giam người chưa thành niên. Theo quy
định của bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người
chưa thành niên phải thơng báo cho gia đình, người đại diên hợp pháp của họ biết
ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam. Các vụ án trên là ví dụ điển hình trong việc tạm
giữ, tạm giam người chưa thành niên khi không thông báo cho đại diện hợp pháp của
trẻ. Trên thực tế , nhiều vụ khi được nghe thông báo về các hành vi phạm tội của
người chưa thành niên các điều tra viên đã bắt và đưa trẻ về trụ sở để hỏi cung, lấy
lời khai mà khơng báo cho gia đình, có vụ đưa các em di xác minh thậm chí chuyển

lên cơng an thành phố mà cũng không thông báo cho người thân của họ.
Vi phạm trong việc giam giữ trẻ em.Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự
trẻ em phạm tội được giam riêng, cách ly với các phạm nhân khác. Tuy nhiên trên
thực tế , có nhiều trại giam đã khơng thực hiện đúng quy định này . Giải thích việc
giam giữ trẻ em chung với người lớn, các cán bộ trong các trại giam đưa ra lý do là
nếu giam riêng một nhóm trẻ với nhau rất dễ dẫn đến việc trẻ tái phạm, khó giáo dục
dạy bảo kịp thời. Mặt khác chúng ta cũng chưa có điều kiện về mặt vật chất để giam
giữ riêng. Việc làm này được xem là một sang kiến của trại giam trong việc giam giữ
trẻ em và người lớn tuy nhiên đây là việc làm trái với quy định của pháp luật về giam
giữ và cải tạo trẻ em. Chắc chắn bên cạnh những mặt tích cực nhìn thấy trong việc
giam giữ trẻ em sẽ tồn tại nhiều tiêu cực mà chính vì vậy pháp luật đã phải quy định
các chế độ giam giữ riêng và đặc biệt cho trẻ em.
Trước các số liệu về tình trạng trẻ em phạm tội tăng nhanh đột xuất và cơ cấu
tội phạm, lứa tuổi tội phạm vị thành niên, các tồn tại trong việc xử lý tội phạm vị
thành niên như đã được nêu trên chúng ta thấy việc đấu tranh với tội phạm chưa
thành niên đòi hỏi sự tham gia của cả xã hội. Trong đó gia đình giữ vai trị quan trọng
đặc biệt và chỉ có cha mẹ là người gần gũi với trẻ và biết hơn ai hết trẻ cần gì. Khi trẻ
24
24


phạm có nghĩa là các điều kiện ni dạy đang áp dụng với trẻ chưa hợp lý và gia cần
thiết phải nhận biết các dấu hiệu, thay đổi kịp thời để giúp trẻ đi đúng hướng Các cơ
quan cũng cần thiết phối hợp với gia đình kịp thời để ngăn chặn các hành vi phạm
tội. Đặc biệt khi trẻ đã phạm tội cần có sự phối hơp, kết hợp từ phía cơ quan cơng an,
luật sư , tồ án và các nơi giam giữ trẻ để giáo dục, tạo điều kiện để trẻ quay về với
xã hội. Các vi phạm trong xử lý tội phạm vị thành niên không những đã xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em, của gia đình các em mà thậm chí cịn có
thể để lại những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình
thường của các em. Với vai trò và trách nhiệm nghề nghiệp trong xã hội, các luật sư

tham gia bảo vệ quyền lợi cho trẻ em cần thể hiện trách nhiệm của mình, ngăn chặn
kịp thời các hành vi trái pháp luật của những người có thẩm quyền, từ việc giam giữ,
hỏi cung đến việc kiên trì, vận dụng các tình tiết của vụ án để thuyết phục các cơ
quan chức năng tìm biện pháp giáo dục phù hợp nhất cho trẻ phạm tội. Vì “ mặc dù
có phạm tội đi chăng nữa chúng vẫn tiếp tục là trẻ em “. Đặc biệt cần thiết phải thực
hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc giam giữ trẻ em trong các trại cải
tạo, nhà tù.
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi trẻ em
trong lĩnh vực hình sự
Trẻ em cần được chăm sóc, bảo vệ một cách tồn diện vì trẻ em là tương lai của
đất nước, là nhân tố quyết định đến sự phát triển cua đất nước.Song hiện nay hệ
thống pháp lt nước ta cịn nhiều thiếu sót do đó viêc bảo vệ quyền lợi trẻ em cịn
chưa thống nhất, vì vậy tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo
vệ quyền lợi trẻ em như sau:
Trước hết là giải pháp cải cách trong pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam có
ít những điều khoản đặc biệt quy định đối với trẻ em có liên quan đến thủ tục tố tụng
hình sự với tư cách là nạn nhân, nhân chứng. Những quy định của pháp luật hiện nay
là chưa đầy đủ để bảo vệ hoàn toàn và hỗ trợ cho nạn nhân, nhân chứng trẻ em trong
các vụ án hình sự. Nên chăng, chúng ta cần xem xét những khuyến nghị sau đây,
nhằm khắc phục những khó khăn nói trên:

25

25


×