Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm (2).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.43 KB, 64 trang )

Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Đã tồn tại và phát triển qua nhiều năm, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm vẫn hoạt động theo phương châm “gắn bó
với nông dân, nông thôn, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương”.
Chi nhánh đã có những đóng góp rất lớn vào quá trình thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước “công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”. Chi
nhánh đã thực hiện rất tốt chức năng “cầu nối” giữa những nơi thừa và những nơi
tạm thời thiếu vốn để quá trình sản xuất của họ được liên tục cũng như mở rộng,
phát triển hơn nữa. Điều đó đã góp phần tích cực vào việc cải thiện và nâng cao
đời sống của hộ sản xuất, hộ nông dân của huyện Vũng Liêm.
Để thực hiện tốt chức năng, vai trò, nhiệm vụ của một ngân hàng thì trong
quá trình hoạt động các nhà lãnh đạo ngân hàng phải biết rõ vị thế, những điểm
mạnh, điểm yếu của ngân hàng để có những chiến lược kinh doanh phù hợp với
từng hoàn cảnh, từng giai đoạn kinh tế xã hội cụ thể. Để làm được điều này thì vấn
đề phân tích tài chính là việc làm tất yếu đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
nói chung và các nhà lãnh đạo chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Vũng Liêm nói riêng. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình
hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt
động tài chính của doanh nghiệp, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên
nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của ngân hàng, để
từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính
của ngân hàng. Do vậy, phân tích tình hình tài chính là một việc làm tất yếu đối
với các nhà quản trị, giúp họ đưa ra những quyết định chuẩn xác trong quá trình
kinh doanh.
Và đây cũng là lý do để tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm” để làm


nội dung nghiên cứu.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
1
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá toàn bộ thực trạng tài chính của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Vũng Liêm, phát hiện các nguyên nhân tác động đến đối
tượng phân tích và đề xuất các giải pháp có hiệu quả giúp nâng cao hiệu quả quản
lý tài chính của ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết cấu đầu tư vào tài sản của NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm.
- Đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối sử dụng và quản lý các loại
vốn và nguồn vốn, vạch ra khả năng tiềm tàng về vốn của NHNo & PTNT huyện
Vũng Liêm.
- Thông qua việc phân tích chi phí hoạt động của NHNo & PTNT huyện
Vũng Liêm, đánh giá khả năng quản lý chi phí của ngân hàng.
- Đánh giá khả năng thanh toán của NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm.
- Đánh giá khả năng sinh lời của NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của NHNo &
PTNT huyện Vũng Liêm.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Vũng Liêm.
1.3.2. Thời gian
Đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình hoạt động của chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-
2006.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

Phân tích các bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng
Liêm để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính cho chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
2
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính
2.1.1.1. Khái niệm
Tài chính là tất cả các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ
phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan
trong quá trình tái sản xuất của xí nghiệp.
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ
cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản
lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của
doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết
định quản lý phù hợp. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý là một công cụ để
kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý trong doanh nghiệp.
2.1.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính giúp cho nhà quản trị có thể tìm ra những điểm
mạnh, điểm yếu, có thể lựa chọn được đầu tư thích hợp, vì vậy phân tích tài chính
có ý nghĩa rất quan trọng.
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình
phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng
về vốn của ngân hàng. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
- Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý

của cấp trên, cơ quan tài chính như đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính
sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
Với những ý nghĩa trên, nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính bao gồm:
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như xem xét việc phân bổ vốn,
nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động
kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa thiếu vốn.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
3
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
- Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của ngân hàng, tình
hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước.
- Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả
năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.1.1.3. Mục tiêu và vai trò của phân tích tình hình tài chính trong ngân
hàng thương mại
a) Mục tiêu [6, tr. 143]
Phân tích tình hình tài chính trong hoạt động của ngân hàng là dùng các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
trong một kỳ kinh doanh nhất định mà thông thường là một năm. Qua đó để tìm
hiểu các nguyên nhân dẫn đến hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả của
ngân hàng, nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng và để
nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
b) Vai trò của phân tích tình hình tài chính trong ngân hàng [6, tr. 143]
 Phân tích tài chính là công cụ để đánh giá hoạt động của ngân hàng.
Qua phân tích tài chính chúng ta cũng có thể thấy được chiến lược đề ra có
phù hợp hay không để từ đó có thể điều chỉnh kịp thời.
 Phân tích tài chính là một công cụ để ngân hàng đánh giá lại chiến lược
kinh doanh của mình và đề ra chiến lược mới.
Phân tích tài chính có thể đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình có

đúng đắn, chính xác hay không, có phù hợp với thực tiễn hay chưa để có những
điều chỉnh lại cho phù hợp, có cần thay đổi định hướng đầu tư không hay phải tiếp
tục phát triển theo định hướng đã chọn.
 Phân tích tài chính là công cụ để xác định mặt mạnh và mặt yếu của ngân
hàng.
Thông qua phân tích này giúp cho ngân hàng có thể đánh giá được khả năng
quản trị của ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ
và thiết bị hoạt động của ngân hàng có thích hợp cho điều kiện phát triển và cạnh
tranh của ngân hàng hay chưa. Những mặt nào cần phát huy và những điểm nào
cần khắc phục và hoàn thiện thêm.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
4
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
 Phân tích tài chính là một công cụ để kiểm soát sự chính xác của hoạt
động kế toán và thống kê trong ngân hàng.
Phân tích thì ngân hàng cần dựa vào những số liệu được thu thập từ các báo
cáo tài chính như bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Số liệu được thu thập này là do bộ phận kế toán và thống kê của
ngân hàng cung cấp nên qua việc phân tích tài chính của ngân hàng, bộ phận phân
tích cũng có thể phát hiện ra những sai sót của quá trình thu thập và tổng hợp của
bộ phận kế toán và thống kê.
2.1.2. Khái quát về nội dung phân tích và các chỉ tiêu dùng để phân
tích [6, tr. 145]
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, người ta thường dựa vào các báo
cáo kế toán, trong đó chủ yếu là bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh đồng thời phân tích các tỷ số tài chính. Tuy nhiên, phân tích tài chính
còn có mục tiêu đi tới những dự đoán tài chính, dự đoán kết quả tương lai, trên cơ
sở đó mà đưa ra các quyết định phù hợp. Như vậy, khi phân tích tài chính không
thể chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo biểu tài chính mà phải tập hợp
những thông tin liên quan đến tình hình tài chính của ngân hàng, như các thông tin

chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khóa của quốc gia và quốc tế, các thông tin về ngành
kinh tế, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với ngân hàng.
2.1.2.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối tài sản
(BCĐTS) [6, tr. 145]
Bảng cân đối tài sản của ngân hàng là một báo cáo tài chính tổng hợp, được
trình bày dưới dạng cân đối, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành
tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Hay nói cách khác, bảng cân đối tài sản là
một báo cáo tài chính phản ánh điều kiện tài chính của ngân hàng tại một thời
điểm nhất định. Các số liệu trên bảng cân đối tài sản phản ánh số dư, nên chúng
thay đổi từ thời điểm này qua thời điểm khác. Vì BCĐTS là bảng chụp ví như bức
tranh trưng bày về tình hình tài chính tại thời điểm cuối năm, trên cơ sở đó ta tính
được các chỉ tiêu tài chính, do đó nó trở thành công cụ tốt để so sánh các chỉ tiêu
tài chính giữa các thời kỳ khác nhau, đồng thời tạo cái nhìn tổng quát về cơ cấu và
sự biến đổi trong bảng cân đối.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
Vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp
5
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
Bảng cân đối tài sản là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất.
Nó phản ánh một cách tóm tắt về tài sản và nguồn hình thành tài sản. Trong đó, tài
sản là phần sử dụng vốn của ngân hàng chủ yếu là những khoản tín dụng và đầu
tư, phần nguồn vốn là những khoản mà ngân hàng phải thanh toán, mà chủ yếu là
tiền gửi của khách hàng và các khoản vay từ những hình thức khác. Qua BCĐTS,
nhà quản trị có thể biết được tài sản hiện có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình
hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Thông qua
BCĐTS, các nhà phân tích có thể nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý, chất
lượng kinh doanh cũng như những dự đoán triển vọng của ngân hàng trong tương
lai.
a) Phân tích phần tài sản

• Phân tích tổng quát tài sản
Chỉ số được dùng để phân tích tổng quát các khoản mục đầu tư của ngân
hàng .
Tỷ trọng từng khoản mục
tài sản
=
Số dư từng khoản mục tài sản
X 100%
Tổng tài sản
Ý nghĩa của chỉ số này là giúp cho các nhà phân tích biết được kết cấu các
khoản mục đầu tư của ngân hàng. Qua đó, nhà quản trị có thể biết được những
điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng mình. Bởi vì, mỗi khoản mục đầu tư khác
nhau sẽ có mức sinh lời khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau. Thông qua việc
phân tích những chỉ tiêu này nó sẽ giúp ngân hàng có những quyết định chính xác
các chiến lược đầu tư của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định.
• Phân tích nghiệp vụ cho vay
Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của
các ngân hàng. Việc phân tích khoản mục đầu tư tín dụng của ngân hàng là nội
dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tùy
theo mục tiêu phân tích, các nhà quản trị đưa ra nhiều phương thức phân tổ khác
nhau khi phân loại dư nợ của ngân hàng. Chẳng hạn như ngân hàng có thể phân
tích dư nợ theo thành phần kinh tế, theo đối tượng cho vay, theo thời hạn cho
vay… Với mỗi cách phân loại khác nhau, nhà quản trị có thể xác định được những
rủi ro ngân hàng đang và sẽ gánh chịu để từ đó có thể đưa ra những giải pháp thích
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
Vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp
6
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
hợp nhằm để hạn chế nó và góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng của

ngân hàng.
• Phân tích nghiệp vụ đầu tư và góp vốn liên doanh
Khoản đầu tư vào chứng khoán của ngân hàng hiện nay cũng chiếm tỷ lệ rất
lớn trong tổng đầu tư, đặc biệt là chứng khoán của Chính phủ. Đây là các chứng
khoán có độ an toàn cao, có lợi nhuận. Đồng thời nó còn là khoản dự trữ thứ cấp
của ngân hàng. Do đó, trong tình huống bị động, không có đầu ra các ngân hàng
xem trái phiếu kho bạc là cứu cánh trong kinh doanh. Trong tương lai, khi thị
trường chứng khoán phát triển với tư cách là một trung gian tài chính, các ngân
hàng có thể tham gia đầu tư cho nhiều loại chứng khoán. Vì mỗi loại chứng khoán
có những đặc điểm khác nhau về khả năng sinh lợi cũng như tốc độ an toàn khác
nhau, do đó việc phân tích đánh giá khoản đầu tư vào chứng khoán cũng như hùn
vốn liên doanh của ngân hàng nhằm để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng trong những khoản đầu tư này nhằm đề ra giải pháp để tối đa hóa lợi
nhuận và tối thiểu hóa rủi ro cho ngân hàng.
Chỉ tiêu này cho thấy mức độ sử dụng vốn để mua cổ phần (tối đa là 15%).

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư vào các
doanh nghiệp, hùn vốn liên doanh (được phép dùng 50% vốn chủ sở hữu để hùn
vốn liên doanh và các khoản đầu tư khác).
b) Phân tích phần nguồn vốn
• Phân tích tổng quát nguồn vốn của ngân hàng thương mạị
Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
Mỗi một khoản mục nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính
thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… do đó, ngân hàng cần phải quan sát,
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
=
Vốn của doanh nghiệp
X 100%
Tỷ lệ mức góp vốn,
mua cổ phần

=
Vốn của doanh nghiệp
X
100%
Tỷ lệ tổng mức góp
vốn, mua cổ phần
Tỷ trọng từng khoản mục
nguồn vốn
=
Số dư từng khoản mục nguồn vốn
X 100%
Tổng nguồn vốn
7
Tổng mức góp vốn, mua cổ phần
Mức góp vốn, mua cổ phần
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động
tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.
• Phân tích nguồn vốn huy động
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền
kinh tế, điều này cũng cho thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ với
các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân
hàng là việc làm quan trọng mà các nhà phân tích cần phải làm.
Đây là chỉ số xác định cơ cấu huy động vốn của ngân hàng. Mỗi loại tiền gửi
có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, kỳ hạn… do đó, việc xác
định cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối
thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng.
• Phân tích vốn vay
Bên cạnh việc huy động vốn dưới dạng tiền gửi, các ngân hàng còn có thể
thu hút vốn dưới dạng đi vay. Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng

nguồn vốn. Khi thiếu vốn kinh doanh ngân hàng có thể vay ngân hàng nhà nước,
vay các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài.
Trước hết, ngân hàng có thể vay vốn các tổ chức tín dụng khác ở thị trường
tiền tệ liên ngân hàng. Về mặt nguyên lý thì chi phí trả vốn vay ở thị trường liên
ngân hàng trong nước lớn hơn chi phí trả cho vốn huy động trực tiếp từ nền kinh tế
dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi của tổ chức kinh tế. Như vậy, các ngân
hàng thường chỉ có nhu cầu vay các tổ chức tín dụng khác khi phải đối phó với
những rủi ro về thanh khoản, là những rủi ro phát sinh khi những người gửi tiền
đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức, hoặc trong tình huống
dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ
mà ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời
một khoản tiền lớn hơn mức bình thường.
Hơn nữa, các ngân hàng có thể vay vốn ở ngân hàng Nhà nước. Hiện nay
theo quy định của ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố
chỉ được xét cho vay thanh toán bù trừ, còn vay khác phải do ngân hàng Nhà nước
trung ương quyết định. Với yêu cầu này ngân hàng Nhà nước trung ương muốn tập
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
Tỷ trọng từng loại tiền gửi =
Số dư từng loại tiền gửi
X 100%
Tổng vốn huy động
8
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
trung quản lý nhằm kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền trong lưu thông. Song việc
làm này gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng thương mại bởi vì nếu muốn nhận
được vốn vay, ngân hàng phải tốn nhiều thời gian và chi phí trong khi đó điều kiện
kinh doanh cạnh tranh không cho phép chờ đợi. Do đó, số lượng các ngân hàng
thương mại vay vốn ngân hàng Nhà nước trong những năm qua không nhiều.
Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể vay các tổ chức tín dụng nước ngoài. Vốn
vay trong trường hợp này là ngoại tệ mạnh. Để vay được vốn của tổ chức tín dụng

nước ngoài ngân hàng phải là một doanh nghiệp có uy tín, quan hệ quốc tế rộng
rãi, công nghệ ngân hàng tiên tiến… mới được sự đồng ý của ngân hàng Nhà
nước. Mặc dù điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng nước ngoài rất khó khăn
nhưng nếu được cấp ngân hàng sẽ được một số vốn lớn với lãi suất thấp, chi phí
giao dịch nhỏ.
• Phân tích vốn tự có của ngân hàng
Khả năng thanh toán cuối cùng là khả năng trang trải tất cả các khoản nợ của
ngân hàng khi ở vào tình trạng tồi tệ nhất. Người ta thường xuyên đánh giá nó để
xác định mức độ an toàn của một ngân hàng.
Khả năng thanh toán cuối cùng của một ngân hàng có liên quan với mức vốn
tự có của nó. Nó là khả năng đáp ứng toàn bộ cam kết của một ngân hàng và có
tính chất cơ cấu, lâu dài hơn khả năng sẵn sàng chi trả. Một ngân hàng có thể thiếu
tạm thời khả năng chi trả, nhưng về cơ bản lại có khả năng thanh toán cuối cùng
và ngược lại. Ở Việt Nam, các tổ chức tín dụng phải duy trì thường xuyên ở mức
5% và không được huy động vốn quá 20 lần vốn tự có. Tổ chức tín dụng hoạt
động vượt quá mức này bị đánh giá là ở trong trạng thái mất an toàn.
2.1.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng [6, tr. 157]
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) của ngân hàng là báo
cáo tài chính tổng hợp, cho biết tình hình thu, chi và lãi lỗ trong kinh doanh của
ngân hàng. Thông qua các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD có thể kiểm tra, phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, chi phí, thu nhập và kết quả kinh doanh sau
một kỳ kế hoạch. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của
ngân hàng đối với nhà nước.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
9
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp nhà phân tích
hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý và từ đó có biện pháp tăng cường
các khoản thu, nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

a) Phân tích thu nhập của ngân hàng
Các khoản thu nhập của ngân hàng bao gồm 2 khoản:
- Thu về hoạt động kinh doanh gồm: thu lãi cho vay (đây là khoản thu chủ
yếu của ngân hàng), thu về lãi tiền gửi (tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các tổ
chức tín dụng khác), thu về lãi hùn vốn, lãi cổ phần, lãi kinh doanh vàng bạc đá
quý, kinh doanh ngoại tệ, thu về mua bán chứng khoán, về dịch vụ ngân hàng và
thu khác về hoạt động kinh doanh như thanh lý tài sản, tài sản thừa chờ xử lý trong
kinh doanh, các khoản tiền phạt theo quy chế.
- Thu về phí và hoa hồng gồm: phát hành thư bảo lãnh, phát hành thư tín
dụng dự phòng, phí bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Chỉ số này giúp nhà phân tích xác định cơ cấu của ngân hàng để từ đó có những
biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận, đồng thời có thể kiểm soát rủi ro trong kinh doanh.
b) Phân tích chi phí của ngân hàng
Chi phí của ngân hàng bao gồm:
- Chi về hoạt động kinh doanh: bao gồm chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, lãi
phát hành trái phiếu; chi về kinh doanh vàng bạc đá quý, kinh doanh ngoại tệ, mua
bán chứng khoán và chi khác về hoạt động kinh doanh.
- Chi nộp thuế: bao gồm thuế môn bài, thuế vốn, thuế nhà đất.
- Chi bảo toàn vốn.
- Chi phí cho nhân viên: bao gồm chi lương, chi BHXH, KPCĐ và các chi
phí khác.
- Chi khác, gồm: khấu hao tài sản cố định, chi về công cụ lao động, sửa chữa
và bảo dưỡng tài sản, vật liệu giấy tờ in, chi về kho quỹ, chi cước phí bưu điện và
chi khác…
= Số chi cho từng khoản mục X 100%
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
Tỷ trọng từng khoản mục
thu nhập
=
Số thu từng khoản mục

X 100%
Tổng thu nhập
10
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
Tỷ trọng từng khoản mục
chi phí
Tổng chi phí
Chỉ số này giúp nhà phân tích có thể biết được kết cấu các khoản chi để có
thể hạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt
động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược đã đề ra.
c) Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân
hàng. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản…, hoặc vô hình như uy tín của
ngân hàng đối với khách hàng, thị phần ngân hàng chiếm được.
Trong kinh doanh, các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để có thể
đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp
hành đúng các quy định của ngân hàng nhà nước, thực hiện được kế hoạch kinh
doanh của ngân hàng. Để làm được điều này, các nhà quản trị buộc phải phân tích
lợi nhuận của ngân hàng. Thông qua phân tích lợi nhuận, các nhà phân tích có thể
theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho vay của ngân
hàng, xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời,
qua phân tích lợi nhuận, có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết
quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của
ngân hàng.
2.1.2.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính là bước đầu tiên trong phân tích tình hình tài
chính. Các tỷ số được xây dựng qua mối quan hệ giữa các khoản mục trong các
báo cáo tài chính. Các tỷ số tài chính vừa thể hiện mối quan hệ giữa các khoản
mục khác nhau trong báo cáo tài chính, vừa dùng để so sánh các khoản mục của
ngân hàng qua nhiều giai đoạn.

 Các chỉ tiêu thanh khoản
a) Tài sản có thanh khoản trên vốn huy động (%) [3, tr. 513]
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng, nghĩa là có
bao nhiêu đơn vị tài sản có thể dùng để thanh toán ngay trên 100 đơn vị vốn huy
động được.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
11
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
b) Tổng dư nợ tín dụng trên vốn huy động (%) [3, tr. 513]
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của ngân hàng sử dụng tiền gửi để cho vay
như thế nào. Chỉ tiêu này thấp phản ánh tính thanh khoản của ngân hàng càng cao.
c) Tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản (%) [3, tr. 514]
Chỉ tiêu này nói lên có bao nhiêu đơn vị tài sản có thanh khoản trên 100 đơn
vị tài sản. Nếu chỉ tiêu này tăng sẽ làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng giảm
xuống, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng lên và ngược lại.
d) Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản trên tổng tài sản (%) [8, tr.73]
d) Chỉ số thành phần tiền biến động (%) [8, tr.34]
Tiền gửi thanh toán gồm: Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng,
tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế.
Chỉ số này càng cao thì thanh khoản của ngân hàng càng thấp.
e) Khả năng thanh toán tức thì (%) [5, tr.640]


Chỉ số khả năng thanh toán tức thì cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng
thanh khoản tốt. Nhưng nếu quá cao nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
ngân hàng, bởi vì tài sản Có động là những tài sản không sinh lời của ngân hàng
hay mức sinh lời rất thấp.
- Tài sản Có động là tài sản dễ chuyển đổi thành tiền như tiền mặt tồn quỹ,
tín phiếu.
- Tài sản Nợ dễ biến động là loại tài sản dễ bị rút ra bất cứ lúc nào, đặc biệt

khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính. Tài sản Nợ dễ biến động gồm các loại
tiền gửi không kỳ hạn bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
Tỷ số thành phần tiền biến động =
Tổng tiền gửi (VHĐ)
12
Tiền gửi thanh toán
Tài sản Có động
Tài sản Nợ dễ biến động
=
Khả năng thanh toán tức thì
Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản =
Chứng khoán có tính thanh khoản
Tổng tài sản
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
a) Mức lợi nhuận trên thu nhập (%) [6, tr. 160]. Chỉ số này cho biết hiệu
quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của
ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích
cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập.
b) Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (%) – ROA [6,tr. 160]
Chỉ tiêu này cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của ngân hàng
trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích
xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động
linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế.
Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận.
Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán có thể rút ra nguyên nhân thành
công hay thất bại của ngân hàng.
c) Tỷ suất thu nhập lãi [2, tr.637]


Tỷ suất thu nhập lãi
Thu nhập lãi suất: Bao gồm thu lãi tín dụng, thu lãi tiền gửi và thu lãi thu lãi
suất đầu tư chứng khoán. Đối với một ngân hàng thương mại đặc trưng thì thu
nhập từ lãi suất là nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng trong đó thu nhập từ tín dụng
chiếm tỷ trọng quyết định.
Chi phí lãi suất: Bao gồm các khoản chi cho tiền gửi, tiền vay và phát hành
các giấy tờ có giá.
Chỉ số này cho biết một đồng tài sản sinh lời đem lại cho ngân hàng bao
nhiêu đồng thu nhập lãi suất ròng. Tỷ số này càng cao thì càng tốt.
d) Hệ số sinh lời vốn khả dụng
Hệ số này càng cao thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng
cao.
 Phân tích các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
13
Thu nhập lãi – Chi phí lãi
Tài sản sinh lời
=
Hệ số sinh lời vốn tín dụng
=
Thu nhập lãi
Doanh số cho vay
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
a) Vòng quay vốn tín dụng (vòng): [6, tr. 151]

Trong đó:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ
vay nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn càng tốt.
b) Hệ số thu nợ (%, lần)

Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = *100%
Doanh số cho vay
Hệ số này càng lớn càng tốt vì nó thể hiện sự so sánh giữa số tiền ngân hàng
thu nợ với số tiền ngân hàng cho vay trong một thời kỳ kinh doanh nhất định.
c) Tổng chi phí trên tổng thu nhập (%) [6, tr. 160]
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây
cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số
này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động không hiệu
quả. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
 Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản
a) Tổng thu nhập trên tổng tài sản (%) [6, tr. 160] Chỉ số này đo lường hiệu
quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ
tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận
của ngân hàng.
b) Tổng chi phí trên tổng tài sản (%) [6, tr. 160]
Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư.
Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
14
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng
cao lợi nhuận cho ngân hàng trong tương lai.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006. Cụ thể:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện
Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006
+ Bảng cân đối kế toán của NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm qua 3
năm 2004-2006.
+ Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ
quá hạn của NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006.
2.2.2. Phương pháp phân tích
2.2.2.1. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ
giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y
1
- y
o
Trong đó:
y
o
: chỉ tiêu năm trước
y
1
: chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các
chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các

chỉ tiêu kinh tế.

y
1
∆y = *100 - 100%
y
o
Trong đó:
y
o
: chỉ tiêu năm trước.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
15
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
y
1
: chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu
kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các
năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và
biện pháp khắc phục.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong bảng cân đối kế toán,
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.2.4. Phương pháp biểu bảng
Thống kê những số liệu cần thiết làm cơ sở phân tích tình hình tài chính tại
chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vũng Liêm.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
16
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VŨNG LIÊM
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VŨNG LIÊM.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm.
- Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng
Liêm được thành lập theo quyết định số 64/NH_TCCB ngày 14- 07-1988, là một
trong bảy đơn vị trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Vĩnh Long.
- Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
- Chi nhánh đặt tại: Khóm II, Thị trấn Vũng Liêm
- Điện thoại: 070.870027-870186-870212-970622-970611
- Fax: 070.870120
- Năm 1988 đến năm 1990 ở huyện Vũng Liêm chỉ có 1 trụ sở giao dịch
chính đó là chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm đặt tại thị trấn Vũng
Liêm. Đến nay chi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động gồm 5 phòng giao dịch
đặt tại các xã trọng điểm. Lúc đầu hoạt động chủ yếu của chi nhánh là cho vay độc
canh cây lúa, doanh số cho vay thấp, đối tượng cho vay hạn chế, thời hạn ngắn, vì
vậy hiệu quả kinh tế xã hội chưa cao. Đến năm 1991 trở đi hoạt động của chi
nhánh đã có bước chuyển biến lớn đối tượng cho vay rộng, mức dư nợ cho từng
đối tượng được nâng lên, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất và chăn nuôi,
đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
NHN
0
& PTNT huyện Vũng Liêm được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến bao

gồm: 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc và 3 Giám đốc cấp III.
Mạng lưới giao dịch của ngân hàng rộng khắp đến tận các xã vùng xa: Ngoài
trụ sở chính còn có thêm 5 chi nhánh cấp III gồm chi nhánh Thanh Bình, chi nhánh
Hiếu Nhơn, chi nhánh Hiếu Phụng, chi nhánh Cầu Mới và chi nhánh Trung Hiếu, .
. Thời điểm này người dân trong huyện đến giao dịch rất thuận tiện, nơi xa nhất
cũng chỉ khoảng 6 km và hệ thống ngân hàng phục vụ không chỉ cho vay mà còn
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
17
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
bao gồm cả việc huy động vốn và các dịch vụ khác như chuyển tiền điện tử, thanh
toán liên hàng,…
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm

Chú thích: P.GĐ: Phó giám đốc
CN: Chi nhánh
KT-KQ: Kế toán - kho quỹ
Giải thích sơ đồ
Giám đốc cấp II
- Là người điều hành quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, là người quyết
định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay.
- Đại diện cho ngân hàng trong quan hệ với Ngân hàng cấp trên, chỉ đạo thực
hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh dựa trên các qui
định trong phạm vi quyền hạn của chi nhánh.
- Là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của
chi nhánh.
Phó Giám đốc cấp II
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
18
GIÁM ĐỐC
CẤP II

P.GĐ
CẤP II
PHÒNG
TÍN DỤNG
PHÒNG
KT - KQ
P.GĐ
CẤP II
P.GĐ
CẤP II
GIÁM ĐỐC
CẤP III
GIÁM ĐỐC
CẤP III
CN. HIẾU
PHỤNG

CN. HIẾU
NHƠN
CN. CẦU
MỚI
CN. THANH
BÌNH
GIÁM ĐỐC
CẤP III
CN.TRUNG
HIẾU
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
- Hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của
ngân hàng.

- Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi
nhánh mà Giám đốc giao phó.
Giám đốc cấp III
Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh cấp III
Phòng tín dụng
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như: nhận đơn xin vay, thẩm
định xét duyệt cho vay trình lên Giám đốc, chịu trách nhiệm chính trong việc quản
lý đồng vốn và giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đề xuất và xử lý
các khoản nợ đến hạn.
Phòng kế toán - kho quỹ
- Bộ phận kế toán - vi tính
+ Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán
+ Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ
cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn.
- Bộ phận kho quỹ: Quản lý tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu chi, phát tiền
vay cho khách hàng
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm
NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm là một đơn vị tạo vốn, đóng góp đáng kể
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội để
phục vụ cho vay vốn đối với hộ sản xuất kinh doanh. Ngân hàng là chỗ dựa, là
người bạn thân thiết của những khách hàng có nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời và
lâu dài, là cầu nối quan trọng giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn.
NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm là nơi đáng tin cậy mang lại mức sinh lợi
cho những khách hàng có nhu cầu sinh lợi từ đồng vốn nhàn rỗi của mình một
cách an toàn.
3.2.1. Chức năng
 Về hoạt động huy động vốn
- Tiếp nhận vốn tài trợ uỷ thác cho vay của các chương trình quốc gia, các dự
án phục vụ phát triển nông nghiệp từ ngân hàng cấp trên, từ các tổ chức quốc tế
và Cơ quan Nhà nước các cấp.

GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
19
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
- Huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế thông qua các hình
thức: tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán, phát hành giấy tờ có giá…
- Vay vốn từ Ngân hàng cấp trên.
 Về hoạt động sử dụng vốn
- Cho vay ngắn hạn đối hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ
chức kinh tế và dân cư trong địa bàn huyện.
- Cho vay trung hạn đối với các tổ chức cá nhân thực hiện các dự án phát
triển sản xuất.
- Đầu tư các chương trình uỷ thác như: Chương trình uỷ thác cho vay hộ
nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo, chương trình tín dụng của ngân hàng
phát triển Châu Á, chương trình tín dụng tài chính nông thôn.
3.2..2. Nhiệm vụ
- Huy động các nguồn tiền gởi ngắn hạn và dài hạn đáp ứng cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh, phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng cơ sơ hạ tầng nông thôn
thông qua việc đầu tư vốn cho nhân dân kéo điện, làm đường giao thông nông
thôn, nước sạch, xây dựng nhà ở…và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho khách
hàng trên địa bàn.
- Là cầu nối quan trọng trong việc đưa vốn từ các chương trình quốc gia,
các dự án phục vụ phát triển nông nghiệp đến khách hàng ở địa phương.
3.3. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2004 - 2006
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN
o
&PTNT
HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004 – 2006
ĐVT: Triệu đồng
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan

20
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết
quả hoạt động tín dụng của NHN
O
& PTNT huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006)
Qua bảng số liệu ta thấy ngân hàng hoạt động theo chiều hướng ngày càng tốt
cả trong lĩnh vực huy động vốn lẫn lĩnh vực tín dụng. Nguồn vốn huy động luôn
tăng qua 3 năm và hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng thể hiện qua doanh số
cho vay tăng qua các năm.
Cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng được
đảm bảo. Đồng thời tốc độ dư nợ cũng tăng cùng với tốc độ tăng của doanh số cho
vay nhưng nó chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay chứng tỏ doanh số thu
nợ của ngân hàng đạt kết quả tốt. Chỉ riêng năm 2005 do ngân hàng nghiêm túc
tiến hành phân loại nợ theo quy định mới nên số nợ quá hạn ở mức cao là 3.103
triệu đồng tăng 1.803 triệu đồng hay tăng 1,38% so với năm 2004. Nhưng đến năm
2006 do ngân hàng đã có những biện pháp thu hồi nợ xấu giám sát chặt chẽ các
loại nợ, có những chiến lược lựa chọn khách hàng, cho vay đối với những khách
hàng làm ăn hiệu quả, tuyệt đối từ chối những khách hàng không thực hiện tốt
nghĩa vụ tín dụng đối với ngân hàng nên nợ xấu đã giảm đáng kể, giảm 771 triệu
đồng hay giảm 0,24% so với năm 2005.
Kết quả hoạt động của ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tốt thể hiện thu
nhập luôn tăng qua các năm nhưng bên cạnh đó thì ta thấy ngân hàng hoạt động
trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong môi trường các chi nhánh
bưu điện ngày càng mở rộng, phòng giao dịch của ngân hàng ngoại thương vừa
mới xây dựng thêm. Vì vậy, để đạt được thu nhập ngân hàng phải bỏ ra một khoản
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
CHỈ TIÊU NĂM
2004
NĂM

2005
NĂM
2006
CHÊNH LỆCH
2005 so với
2004
2006 so với
2005
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Nguồn vốn
261.724 278.936 311.909 17.212 6,58 32.973 11,82
2.Vốn huy động
90.271 120.527 127.297 30.256 33,52 6.770 5,62
3. Doanh số cho vay
274.341 312.910 404.851 38.569 14,06 91.941 29,38
4. Doanh số thu nợ
262.880 298.669 374.881 35.789 13,61 76.212 25,52
5. Dư nợ
238.492 252.733 282.703 14.241 5,97 29.970 11,86
6. Nợ quá hạn 1.300 3.103 3.874 1.803 1,38 771 0,24
7. Tổng thu nhập
30.828 35.287 40.199 4.459 14,46 4.912 13,92
8. Tổng chi phí

21.349 24.879 29.172 3.530 16,53 4.293 17,26
9. Lợi nhuận
9.479 10.408 11.027 929 9,80 619 5,95
21
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
chi phí khá lớn do vậy mà tốc độ tăng của lợi nhuận chỉ ở mức tương đối. Năm
2005 tốc độ tăng của lợi nhuận là 9,80% so với năm 2004, năm 2006 tốc độ tăng
của lợi nhuận là 5,95% so với năm 2005.
3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CHI NHÁNH NHN
O
&
PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM
3.5.1. Những thuận lợi
 Chi nhánh NHN
o
& PTNT Vũng Liêm nằm tại thị trấn Vũng Liêm. Ngoài
ra thì chi nhánh không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động gồm 5 phòng giao
dịch đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
 Vị trí của 5 phòng giao dịch được đặt ở những xã trọng điểm rất thuận tiện
cho việc giao dịch với khách hàng. Đây là một trong những lợi thế của chi nhánh.
Và ngoài ra thì trên địa bàn hoạt động thì chi nhánh không phải chịu nhiều áp lực
của nhiều đối thủ cạnh tranh. Địa bàn hoạt động chỉ có các chi nhánh ngân hàng
Công Thương nhưng mạng lưới của chi nhánh ngân hàng Công Thương thì không
có rộng khắp và chưa có các ngân hàng khác như ngân hàng đầu tư và phát triển,
ngân hàng ngoại thương …
 Địa bàn hoạt động của chi nhánh được chia nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho
cán bộ tín dụng theo dõi và quản lý địa bàn chặt chẽ hơn.
 Đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng nâng cao trình độ, có ý thức trách
nhiệm hơn với công việc nên góp phần rất lớn nâng cao chất lượng tín dụng mang
lại hiệu quả kinh doanh cao.

3.5.2. Những khó khăn
 Nền kinh tế của huyện chủ yếu còn thuần nông sản xuất nhỏ, khách hàng
của ngân hàng phần lớn lại là nông dân. Như chúng ta đã biết thì sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, vì vậy mà rủi ro đối với ngân hàng là
rất cao.
 Các hoạt động cung cấp dịch vụ còn nghèo nàn.
 Khó khăn cho ngân hàng không chỉ nằm ở hoạt động tín dụng mà còn khó
khăn trong hoạt động huy động vốn. Phần đông dân cư sống bằng nghề sản xuất
nông nghiệp nên thu nhập không cao lắm mặt khác thì họ ít có xu hướng gởi tiền
vào ngân hàng vì tâm lý nông dân thích để tiền trong nhà hơn là gởi vào ngân
hàng.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
22
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
 Nhận thức của nông dân còn rất yếu kém về lĩnh vực ngân hàng.
 Phương tiện máy móc thiết bị của ngân hàng còn lạc hậu không đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng như hiện nay ngân hàng chưa có trang bị máy rút
tiền ATM.
 Khó khăn lớn nhất mà ngân hàng phải quan tâm đó là nước ta đã gia nhập
WTO về lĩnh vực ngân hàng đã hội nhập hoàn toàn. Nước ta sẽ có những chi
nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài với năng lực tài chính mạnh. Vậy đây là
một áp lực cạnh tranh rất lớn đối với ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung
và chi nhánh NHN
o
& PTNT huyện Vũng Liêm nói riêng.

CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VŨNG LIÊM
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN

ĐỐI KẾ TOÁN.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
23
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
4.1.1. Phân tích phần tài sản
4.1.1.1. Phân tích tổng quát tài sản
Việc tiến hành phân tích tổng quát tài sản sẽ cho thấy được cơ cấu sử dụng
vốn của ngân hàng. Qua cơ cấu sử dụng vốn, giúp ta thấy được tỷ trọng tài sản
sinh lời của ngân hàng cao hay thấp, có những biến động như thế nào, mức lợi
nhuận ra sao và ngân hàng phải chấp nhận những rủi ro gì trong hoạt động kinh
doanh của mình. Tất cả những điều này được thể hiện qua bảng số liệu (bảng 2).
Tổng tài sản tăng lên qua các năm cụ thể năm 2005: 278.936 triệu đồng, tăng
17.212 triệu đồng hay tăng 6,58% so với năm 2004, năm 2006: 311.909 triệu
đồng, tăng 32.973 triệu đồng hay tăng 11,82% so với năm 2005. Sự gia tăng của
tài sản sinh lời đặc biệt là đầu tư vào tín dụng làm cho tổng tài sản tăng lên.
Trong tổng tài sản sinh lời của ngân hàng thì thì tín dụng chiếm tỷ trọng cao
mà tín dụng ở ngân hàng thì luôn mở rộng qua các năm nên làm cho tài sản sinh
lời tăng qua 3 năm, năm 2005: 274.392 triệu đồng, chiếm 98,37% tổng tài sản,
tăng 14.807 triệu đồng hay tăng 5,70% so với năm 2004, năm 2006: 304.485 triệu
đồng, chiếm 97,62%, tăng 30.093 triệu đồng hay tăng 10,97% so với năm 2005.
Tài sản không sinh lời cũng liên tục tăng qua 3 năm, năm 2005: 4.542 triệu
đồng, chiếm 1,63%, tăng 2.403 triệu đồng hay tăng 112,34% so với năm 2004,
năm 2006: 7.424 triệu đồng, chiếm 2,38%, tăng 2.882 triệu đồng hay tăng 63,45%
so với năm 2005.
Sự biến động của các khoản mục tài sản sinh lời và không sinh lời sẽ được
thể hiện qua bảng số liệu:
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
24
Phân tích tình hình tài chính… Luận văn tốt nghiệp
 Tiền mặt và số dư tại ngân hàng nhà nước

Khoản mục này bao gồm tiền mặt dự trữ, chứng khoán đầu tư tại ngân hàng
nhà nước như tín phiếu kho bạc, chứng khoán trung và dài hạn… Tiền gửi và các
khoản đầu tư chứng khoán tại ngân hàng Nhà nước tăng qua các năm do nguồn
vốn huy động tăng lên nên tỷ lệ trích dự trữ tại ngân hàng nhà nước cũng tăng
theo. Mặc dù đầu tư vào chứng khoán khả năng sinh lời thấp nhưng để đảm bảo
thanh toán thì ngân hàng thường đầu tư vào chứng khoán của Nhà nước vì chứng
khoán chính phủ khả năng thanh khoản cao góp phần đảm bảo khả năng thanh
toán cho ngân hàng. Vì vậy, cùng với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động ngân
hàng tăng đầu tư vào chứng khoán chính phủ. Điều này, đã làm cho khoản mục
này tăng lên năm 2005, đầu tư tín phiếu tăng 1 triệu đồng hay tăng 11,11%, chứng
khoán trung và dài hạn tăng 14 triệu đồng hay tăng 14,43% so với năm 2004, năm
2006 tín phiếu giảm 2 triệu đồng, hay giảm 20,00%, chứng khoán trung và dài hạn
tăng 7 triệu đồng hay tăng 7,63% so với năm 2005.
Tiền mặt dự trữ cũng tăng qua các năm, năm 2005 do đặc điểm của nguồn
vốn huy động đòi hỏi khả năng thanh khoản cao nên ngân hàng tăng dự trữ tiền
mặt, tiền mặt dự trữ tăng 1.164 triệu đồng, hay tăng 81,28% so với năm 2004, năm
2006 do muốn tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng giảm dự trữ tiền mặt 837 triệu đồng
hay giảm 32,24% so với năm 2005.
 Khoản mục cho vay
Qua bảng số liệu ta thấy trong kết cấu tài sản của ngân hàng thì đầu tư vào tín
dụng qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, khoản mục này bao
gồm cho vay đầu tư chương trình ủy thác, và cho vay thông thường, mặc dù ngân
hàng có sự mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác nhưng sự chuyển dịch này
không đáng kể.
* Cho vay đầu tư chương trình ủy thác.
Đây là hoạt động cho vay mà NHN
O
& PTNT huyện Vũng Liêm chỉ đóng vai
trò trung gian chuyển giao vốn theo hợp đồng ủy thác của các chương trình dự án,
của các tổ chức trong và ngoài nước như chương trình tín dụng tài chính nông

thôn, chương trình tín dụng của ngân hàng phát triển Châu Á, chương trình ủy thác
cho vay hộ nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo…rồi thu phí dịch vụ. Vì
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Loan
25

×