Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

trình bày lý thuyết về chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu và phân tích vai trò sự tham gia của công ty xuyên quốc gia trong chuối giá trị cung ứng toàn cầu của ngành nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.01 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ/CUNG ỨNG TOÀN CẦU. .4
1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị/cung ứng toàn cầu 4
1.2. Các kênh tham gia chuỗi giá trị/cung ứng toàn cầu 7
CHƯƠNG 2 9
SỰ THAM GIA CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs) VÀO
CHUỖI GIÁ TRỊ/CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA NGÀNH KINH DOANH
NÔNG NGHIỆP 9
2.1. Đặc điểm của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 9
2.1.1. Đặc điểm về tính mùa vụ và bảo quản 9
2.1.2. Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm 10
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất nông nghiệp 11
2.1.4. Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm 11
2.2. Sự tham gia của TNCs vào lĩnh vực nông nghiệp 12
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNCs Công ty xuyên quốc gia
DN Doanh nghiệp
VN Việt Nam
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
PTNN Phát triển nông thôn
2
LỜI MỞ ĐẦU
Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là quy luật tất yếu nhằm phát triển các
nền kinh tế trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay


. Đặc biệt đối với
các quốc gia đang và kém phát triển, để tránh khỏi sự tụt hậu, càng cần thiết hơn khi
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đối với ngành nông nghiệp ở các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam với nhiều hạn chế về vốn, công nghệ, đầu vào, đầu
ra tham gia vào chuỗi giá trị/ cung ứng toàn cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cải
thiện và thúc đẩy ngành nông nghiệp quốc gia phát triển.Trong đó, sự tham gia của
các công ty xuyên quốc gia vào các phân đoạn trong chuỗi giá trị nông nghiệp ngày
càng phát huy vai trò. Bài viết này sẽ tập trung vào việc trình bày lý thuyết về
chuỗi giá trị/cung ứng toàn cầu và phân tích vai trò sự tham gia của TNCs trong
chuối giá trị/cung ứng toàn cầu của ngành nông nghiệp. Do giới hạn về sự hiểu biết
cũng như khả năng khai thác thông tin, bài viết còn nhiều phần thiếu sót. Kính
mong sự góp ý của thầy cô và bạn đọc.
Kết cấu:
Chương 1: Những vấn đề chung về chuỗi giá trị/cung ứng toàn cầu
Chương 2: Sự tham gia của TNCs vào chuỗi giá trị/cung ứng toàn cầu của ngành
nông nghiệp
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ/CUNG ỨNG
TOÀN CẦU
1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị/cung ứng toàn cầu
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì chuỗi giá trị là một
khái niệm dùng trong quản trị kinh doanh và được đưa ra đầu tiên bởi Michael
Porter vào năm 1985 trong cuốn sách Competitive Advantage: Creating and
Sustaining Superior Performance
(tạm dịch là “lợi thế cạnh tranh: tạo dựng và duy
trì hoạt động có có hiệu quả”).
Trong tài liệu này, chuỗi giá trị được định nghĩa là:
“Tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc
dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần

và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động phân phối, tiêu thụ
sản phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của
chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi”.
Trong chuỗi giá trị, các công đoạn cơ bản và tất yếu bao gồm: chuẩn bị sản
xuất, sản xuất, sau sản xuất, tiếp thị và bán hàng. Các công đoạn này diễn ra kế
tiếp nhau và tác động lẫn nhau để cùng tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm đó.
Để chuỗi giá trị diễn ra bình thường thì bên cạnh các hoạt động sản xuất phải có
các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, đó là: quản lý hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng,
quản lý nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, và những dịch vụ bảo trì thiết bị, nhà
xưởng sản xuất ”
Tổng hợp các hoạt động khác nhau trong một chuỗi giá trị bao gồm: (i).
Nghiên cứu chiến lược phát triển sản phẩm; (ii).Thiết kế mẫu mã sản phẩm, quy
trình sản xuất; (iii).Tổ chức sản xuất; (iv). Tổ chức tiếp thị và bán hàng; (v). Phân
phối lợi ích của chuỗi cho các tác nhân tham gia vào từng công đoạn của chuỗi;
(vi). Dịch vụ chăm sóc, hậu mãi khách hàng; (vii). Các biện pháp bảo vệ môi
trường và phát triển kinh doanh bền vững.
Quá trình phát triển kinh tế của loài người đến nay đã đạt tới sự liên kết,
quan hệ vượt qua phạm vi biên giới một quốc gia để hình thành các công ty
xuyên quốc gia trong một khu vực và tới nhiều khu vực khác trên thế giới. Đó
4
là quá trình toàn cầu hóa về kinh tế trong một số thập niên gần đây. Trong quá
trình này, các chuỗi giá trị của các sản phẩm đã hình thành trước đó trong một
quốc gia đã từng bước mở rộng ra khỏi biên giới quốc gia đó, xâm nhập vào các
quốc gia khác, tạo ra chuỗi sản phẩm dài hơn, mang lại giá trị cao hơn hay nói
cách khác là quy mô lớn hơn, có nhiều tác nhân tham gia hơn. Thực tiễn toàn cầu
hóa về kinh tế những năm vừa qua, đặc biệt trong thập kỷ gần đây đã cho thấy
rằng, một sản phẩm được sản xuất ra ở một quốc gia nào đó, được xuất khẩu và
tiêu thụ ở những quốc gia khác đã tạo ra chuỗi các giá trị toàn cầu, trong đó có
những giá trị được tạo ra ở nơi sản xuất và những giá trị tạo ra ở nơi tiêu thụ.
Nói cách khác, giá trị của một chuỗi sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả giá trị ở

nước sản xuất và giá trị ở nước tiêu thụ cộng lại, giá trị đó được gọi là giá trị
mang tính toàn cầu.
Trong chuỗi giá trị toàn cầu, từ các công đoạn cơ bản nói trên sẽ hình thành
nhiều công đoạn nhỏ với sự tham gia của nhiều tác nhân, đa dạng hơn trước rất
nhiều. Ví dụ công đoạn nghiên cứu sản phẩm có thể được phân công cho các cơ
sở nghiên cứu công nghệ ở một quốc gia hay một vài quốc gia cùng tham gia;
công đoạn sản xuất ra sản phẩm cũng có thể diễn ra ở một nước hay một số
nước với sự tham gia của một hay nhiều công ty (nhà sản xuất); công đoạn tiêu
thụ được diễn ra theo hệ thống phân phối (màng lưới) ở nhiều nước tham gia vào
chuỗi giá trị. Các công đoạn nghiên cứu, phát triển và xây dựng thương hiệu,
tiêu thụ sản phẩm của chuỗi là nơi tạo ra giá trị cao và đóng góp lớn nhất trong
việc tạo lợi nhuận cho toàn chuỗi, những giá trị này thường nằm trong tay các
nước phát triển, các nước giàu, có tiềm lực kinh tế mạnh, mang theo cả những
giá trị được tạo ra ở nước nghèo hơn. Chính vì vậy, nếu các nước đang phát
triển, kinh tế nghèo nàn, công nghệ thấp kém không nỗ lực vươn lên để chiếm
lĩnh lại những thành tựu công nghệ mới theo khả năng và lợi thế của mình, từ đó
giành lại lợi ích ở cả công đoạn nghiên cứu tạo sản phẩm mới, tạo giá trị gia tăng
mới, cao hơn, thì sẽ luôn rơi vào tình trạng thua thiệt. Đây chính là thách thức to
lớn đối với các tác nhân của nền kinh tế
chậm phát triển khi tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu.
Các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới là những nước đang sở hữu
5
những tập đoàn kinh tế có thương hiệu lớn và nắm giữ hầu hết các bằng phát minh
sáng chế công nghệ sản phẩm mới của thế giới. Từ các công nghệ này họ khống
chế chuỗi giá trị toàn cầu về một sản phẩm nào đó và kéo theo nhiều quốc gia tham
gia. Tuy nhiên quá trình toàn cầu hóa cũng tạo ra lợi thế khác cho các nền kinh tế
chậm phát triển, đó là lợi thế cạnh tranh hơn về chí phí lao động rẻ và các nguồn
đầu vào về tài nguyên như đất đai, năng lượng…mà các nước giàu không có
được. Vì vậy, trong chuỗi giá trị toàn cầu các nước nắm công nghệ cơ bản của

chuỗi buộc phải chuyển giao cho các nước kém phát triển hơn, chẳng hạn nhiều
mặt hàng nổi tiếng mang thương hiệu Nhật Bản, Mỹ, Đức, Pháp, Phần Lan, Đan
Mạch…nhưng đã hàng chục năm nay đã được chuyển giao sản xuất tại các quốc
gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Những sản phẩm nổi tiếng của Intel,
Sam Sung, Mercedes, Hon Da, Mitsumitsi, Hyudai, Nokia… đã không chỉ sản
xuất ở chính quốc, mà đã được sản xuất tại nhiều nước khác có nền kinh tế
nghèo nàn hơn và mang thương hiệu của các hãng này.
Sự tham gia của nhiều nước vào quá trình sản xuất các sản phẩm dưới thương
hiệu của các hãng nổi tiếng nói trên là một quá trình phát triển chuỗi giá trị ngày
càng phong phú, phức tạp. Trong quá trình này lợi ích của các hãng chính quốc
đã buộc phải chia sẻ nhiều hơn cho các tác nhân ở các nước chậm phát triển hơn,
khi họ tham gia được vào chuỗi giá trị diễn ra ngay trên quê hương họ và chính các
tác nhân này vừa làm giàu thêm cho chuỗi (nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi)
vừa phân phối lại lợi nhuận được tạo ra trong sản xuất và phân phối sản phẩm
đó, theo đó chuỗi giá trị khi mở rộng ra nhiều nước (theo sự phát triển của các
công ty đa quốc gia) thì lợi ích càng phải chia sẻ nhiều hơn, chi phí ngày càng lớn
hơn. Như vậy có thể thấy bản chất của chuỗi giá trị toàn cầu là sự phát triển
của những hoạt động sản xuất trực tiếp và những hoạt động liên quan đến sản
xuất, phân phối một sản phẩm xuyên quốc gia, theo nhiều kênh và phương thức
khác nhau, với sự tham gia ngày càng nhiều các tác nhân ở các nước mà sản phẩm
của chuỗi với đến, từ đó tạo ra sự đa dạng của các chuỗi giá trị và sự đa dạng về
quy mô, về giá trị và số lượng tác nhân tham gia vào
chuỗi.
Với sự phát triển mang
tính rộng mở và hấp dẫn nhiều đối tượng tham gia, đặc biệt trong công đoạn phân
6
phối sản phẩm

mà ngày nay chuỗi giá trị toàn cầu đã có thể mang sản phẩm của
mình đến tất cả các nước trên hành tinh này. Những chuỗi giá trị như vậy đã và

đang trở thành công cụ để kết nối các nền kinh tế, không phân biệt chế độ chính
trị trên quy mô toàn cầu. Trong sự kết nối đó, lợi ích của chuỗi được chia sẻ cho
các tác nhân tham gia (tuy chưa đồng đều và thỏa đáng giữa các công đoạn và
các tác nhân tham gia chuỗi) và đồng thời làm tăng giá trị với sự thu hút thêm
nhiều tác nhân tham gia. Khi đó, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị
toàn cầu ngày càng trở nên chặt chẽ hơn, phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
1.2. Các kênh tham gia chuỗi giá trị/cung ứng toàn cầu
Về bản chất, sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của một tác nhân (một
DN, một tổ chức hay một cá nhân) của một quốc gia nào đó phụ thuộc vào nhiều
yếu tố liên quan đến bản thân DN, tổ chức và cá nhân của một quốc gia. Một
nền kinh tế phát triển và có mối quan hệ kinh tế rộng mở với thế giới sẽ tạo ra
nhiều cơ hội cho các DN, tác nhân trong nước tham gia vào các cỗi giá trị sản
phẩm toàn cầu khác nhau theo lợi thế của nền kinh tế đó và lợi thế của từng tác
nhân trong nền kinh tế đó có được. Chính vì vậy, việc nâng cao vị thế kinh tế của
mỗi quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu trở thành một vấn đề quan trọng đối với
các tác nhân trong nước muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nào đó, sức
mạnh kinh tế của một quốc gia sẽ là điều kiện cần để các tác nhân của quốc gia
đó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với những lĩnh vực hoạt động mà quốc gia
đó có lợi thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm toàn cầu.
Trong sự toàn cầu hóa chuỗi giá trị, các tác nhân của một quốc gia có thể
tham gia vào khâu đầu cũng như khâu cuối của chuỗi, nghĩa là có thể tham gia
cả vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm, cung
cấp một số bộ phận nào đó của sản phẩm và tham gia phân phối, tiêu thụ.
Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là sự lựa chọn tất yếu của các nền
kinh tế chậm phát triển và để thoát khỏi tụt hậu. Tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu là quy luật tất yếu trong phát triển các nền kinh tế trong điều
kiện hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay
. Phân phối ở đây được hiểu là hoạt động bán buôn, bán lẻ
sản phẩm của chuỗi giá trị. Việt Nam đang hướng đến quá trình này, các công ty

phát triển phần mềm, các công ty trong ngành nông, lâm, thủy sản, dệt may, giày
7
da…đang tập trung vào nâng cao sự hiểu biết về chuỗi giá trị đang xâm nhập vào
nền kinh tế nước ta.
Tuy nhiên, như đã trình bày, sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đặt ra nhiều
thách thức đối các tác nhân trong toàn nền kinh tế do sự lệ thuộc vào những
chuỗi này. Sự phát triển thuận hay không thuận của các chuỗi giá trị sẽ tác động
ngay đến kinh tế trong nước, điều này nghĩa là việc tham gia các chuỗi giá trị toàn
cầu sẽ mang lại lợi ích, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức và
rủi ro không nhỏ, chẳng hạn ngành điện tử VN khi tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu nếu chỉ khai thác sản phẩm cũ thì lợi nhuận gần như không có, giá trị gia
tăng của ngành sẽ rất thấp. Ngành công nghiệp chế tạo ôtô cũng như vậy và trong
ngành dày da thì hãng Nike đã vào Việt Nam với hệ thống văn phòng gồm 30 xí
nghiệp vệ tinh, nhưng đều do các DN, tác nhân của Hàn Quốc, Đài Loan và
Hong Kong đầu tư chưa chưa phải các DN, tác nhân của VN, do vậy những
lợi ích kinh tế mà các chuỗi giá trị này tạo ra ở Việt Nam đã không chia sẻ cho
các DN Việt Nam.
8
CHƯƠNG 2
SỰ THAM GIA CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
(TNCs) VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ/CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
2.1. Đặc điểm của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
Về cơ bản sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
cũng giống như sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị nói chung. Tuy
nhiên do những đặc thù rất riêng của sản xuất hàng hóa nông sản từ khâu canh
tác trên đồng ruộng tới chế biến và tiêu thụ mà chuỗi giá trị hàng nông sản có
những đặc thù và tính chất riêng cần lưu ý, nghiên cứu để tham gia thành công và
có hiệu quả vào các chuỗi giá trị này. Những đặc điểm riêng của chuỗi giá trị
nông sản toàn cầu được khái quát như sau:

2.1.1. Đặc điểm về tính mùa vụ và bảo quản
Do đối tượng cây trồng, vật nuôi của sản xuất nông nghiệp luôn mang tính mùa
vụ nên hàng hóa nông sản làm ra cũng mang tính mùa vụ theo, làm cho chuỗi giá
trị sản phẩm nông sản thường mang đặc điểm không liên tục và có sự thay đổi rất
nhanh khối lượng, chất lượng trong qua trình cung ứng ra thị trường. Thể hiện:
vào vụ thu hoạch, khối lượng hàng hóa nông sản tăng nhanh, chất lượng cao và
nhu cầu bán ra thị trường rất lớn, làm cho giá nông sản trên thị trường hạ, ngược
lại khi hết vụ thu hoạch thì hàng hóa giảm rất nhanh, chất lượng thấp, nhưng giá
bán trên thị trường lại cao. Đặc điểm này làm cho việc phân phối hàng hóa trở
nên rất khó khăn và giá cả không ổn định.
Nông sản là hàng hóa sinh vật tươi sống, dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất
sau khi thu hoạch, việc vận chuyển đi xa khó khăn nếu không được chế biến, bảo
quản tốt trước khi vận chuyển, điều này đồng nghĩa với giá thành sản xuất sẽ tăng
lên nếu sản phẩm được trải qua các cộng đoạn chế biến, chọn lọc và bảo quản
đúng yêu cầu kỹ thuật. Đặc điểm này gây ra nhiều khó khăn cho người sản xuất
và hạn chế sự phát triển mở rộng của chuỗi giá trị, đặc biệt đối với những sản
phẩm được tiêu dùng dưới trạng thái tươi sống như rau xanh, hoa tươi, động vật
sau giết mổ, sữa nước…Và cũng vì vậy, tính toàn cầu hóa các hàng hóa nông sản
9
trở nên rất hạn chế, muốn phát triển được các chuỗi giá trị toàn cầu các sản
phẩm này tới nhiều quốc gia và với không gian mở rộng, đòi hỏi các nhà sản xuất,
kinh doanh phải có công nghệ công nghệ cao, thích hợp về chế biến và bảo quản
đồng thời giá cả tiêu thụ phải tăng lên nhiều lần so với giá bán sản phẩm tại nơi
sản xuất.
Công nghệ được sử dụng để kéo dài chuỗi giá trị các sản phẩm này thường

đông lạnh, bảo quản bằng hóa chất hoặc chân không. Nói chung chi phí để bảo quản
là rất lớn và thời gian bảo quản không được lâu.
Ngoài các hình thức chế biến, bảo quản nói trên, để kéo dài chuỗi giá trị người
ta thường sử dụng các cộng nghệ chế biến khác như: nấu chín và đóng hộp hoặc

làm khô và bảo quản trong những thiết bị không quá tốn kém, nhưng chất lượng
sản phẩm thường bị thay đổi và không thích ứng lắm với nhu cầu tiêu dùng của đa
số dân cư các nước, do vậy cũng dẫn đến khó kéo dài chuỗi giá trị.
2.1.2. Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm
Sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh bởi các nhân tố khí hậu, nhiệt độ,
ánh sáng và các nguồn lực khác như đất đai, nguồn nước. Sự thay đổi những
nhân tố này theo bất kỳ chiều hướng nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ
đến kết quả sản xuất, có thể là tích cực có thể là tiêu cực và làm cho tính ổn định
của chuỗi giá trị trở nên không bền vững và biến động mạnh theo thời gian.
Sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên đã làm cho sản xuất nông nghiệp bị hạn
chế mạnh bởi những điều kiện tự nhiên không phù hợp và sản phẩm nông sản bị
“khu vực hóa” mạnh mẽ, tập trung nhiều ở một số vùng, trong khi những vùng
khác không thể phát triển được. Chính vì vậy hơn bất cứ sản phẩm nào của các
ngành nghề phi nông nghiệp, chuỗi giá trị nông sản thường mang tính vùng rất
cao. Cộng thêm khả năng vận chuyển khó khăn, chi phí tốn kém đã hạn chế
mạnh khả năng phát triển các kênh tiêu thụ của chuỗi nông sản đến các vùng xa
nơi sản xuất và tính toàn cầu bị hạn chế hơn nhiều so với hàng hóa phi nông sản.
Vấn đề dịch bệnh, đòi hỏi về an toàn thực phẩm, đồ uống cũng là những cản
trở lớn đến sự phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản trên phạm vi toàn cầu bởi
những hàng hóa này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống người tiêu
dùng. Chính phủ các nước thường đặt ra những hàng rào kiểm soát chặt chẽ về vệ
10
sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu và không cho phép nhập
khẩu những lô hàng kém phẩm chất, có mầm bệnh hoặc có chứa hóa chất độc
hại quá mức cho phép. Những biện pháp này là chính đáng và cần thiết, nhưng
ảnh hưởng xấu tới thương mại nông nghiệp toàn cầu vốn đã rất khó khăn do
những đặc điểm nói trên, gây ra
nhiều rủi ro cho người sản xuất nông nghiệp,
mà ta thường gọi là thất bại
của thị trường, từ đó ảnh hưởng không thuận tới sự

phát triển và lan tỏa của chuỗi giá trị nông sản.
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất nông nghiệp
Do tính truyền thống và tính sinh học của cây trồng, vật nuôi quy định nên tổ
chức sản xuất nông nghiệp (phần cung hàng nông sản) cũng mang những đặc
thù khác hẳn với tổ chức sản xuất của hàng hóa phi nông sản.
Sự khác biệt lớn nhất của chuỗi giá trị nông sản so với các chuỗi giá trị phi
nông sản là quá trình sản xuất nông nghiệp thường có sự tham gia của số lượng rất
đông các hộ nông dân với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh và nhận biết về
thị trường nông nghiệp rất khác nhau. Điều này làm cho chuỗi giá trị trở nên
phức tạp và rất khó điều chỉnh để có thể tạo ra khối lượng lớn sản phẩm đồng
nhất về chất lượng, đặc biệt là khả năng tự điều chỉnh quy mô sản xuất theo tín
hiệu của thị trường, nhất là đối với những sản phẩm được sản xuất ở những quốc
gia có số lượng nông dân đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan,
Inđônêsia
Đặc điểm số lượng nông dân đông trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có
các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để thu hút hữu hiệu nông dân cùng sản
xuất ra sản phẩm cùng chất lượng, cùng mẫu mã và đưa ra thị trường khối lượng
sản phẩm theo đúng nhu cầu thị trường, giảm thiểu tình trạng bất cập giữ cung và
cầu trên thị trường về sản phẩm nông sản nào đó. Đây là vấn đề nam giải của
chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và đang là những thách thức lớn đối với các nhà
sản xuất, chế biến trong các chuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị nông
sản toàn cầu nói riêng.
2.1.4. Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm
Trong chuỗi giá trị nông sản, hàng hóa muốn vận chuyển đi xa đến những
thị trường nằm cách xa nơi sản xuất thì hàng hóa đó không thể vận chuyển dưới
11
trạng thái tươi sống, mà phải thông qua chế biến thành hàng hóa khô hoặc đóng
hộp bảo quản, nếu là tươi sống thì cũng phải thống qua các thiết bị bảo quản
tốn kém như đã trình bày. Chính vì vậy mà công nghiệp chế biến nông sản đã
phát triển đa dạng với nhiều thành tựu to lớn về kỹ thuật và các bí quyết công nghệ

cao trong những năm vừa qua, nhưng vẫn chưa tháo gỡ hết mọi vấn đề của chuối
giá trị nông sản toàn cầu.
Thường những công nghệ chế biến cao cấp thì chí phí đầu tư sẽ rất lớn và từ đó
giá thành sản phẩm nông sản đã qua chế biến sẽ rất cao, làm cho hiệu quả của
chuỗi giá trị có thể giảm, lợi ích của các tác nhân, nhất là những nông dân tham
gia chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia có thể sẽ mất đi. Khi đó
chuỗi giá trị có thể sẽ bị phá sản. Đặc điểm này thường là nguyên nhân gây ra
tình trạng thiếu thừa lẫn lộn trên thị trường nông sản toàn cầu, tạo ra sự chênh
lệnh về giá tiêu thụ rất lớn giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ tùy theo khoảng cách
và điều kiện vận chuyển và hiện là thách thức lớn đối với các biện pháp mở rộng
các chuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị những nông sản Amau hỏng,
khó bảo quản…Những người nông dân tham gia sản xuất ở những chuỗi nông sản
này thường chịu rủi ro và thu thiệt lớn khi thị trường biến động
2.2. Sự tham gia của TNCs vào lĩnh vực nông nghiệp
Chuỗi giá trị kinh doanh nông nghiệp bao gồm 4 phân đoạn:
(1)Cung cấp nguyên liệu đầu vào
(2)Sản xuất
(3)Chế biến
(4)Phân phối và bán lẻ
TNCs tham gia vào trong tất cả các phân đoạn của chuỗi giá trị kinh doanh nông
nghiệp
Phân đoạn 1: TNCs sản xuất nguyên liệu và cung cấp cho nông dân
Hạt giống, hóa chất dùng cho nông nghiệp, máy móc… là những đầu vào không
thể thiếu trong nông nghiệp. Các quốc gia đang phát triển có lợi thế về diện tích đất
canh tác, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp dồi dào nhưng bị
cản trở bởi yếu tố vốn, do đó các đầu vào trong nông nghiệp luôn ở trong tình trạng
thiếu hụt trầm trọng. Những nguyên liệu đầu vào này được cung cấp bởi các công ty
12
sản xuất trong nước, tuy nhiên do trình độ công nghệ, nguồn vốn hạn chế, nguồn
cầu lớn do đó các công ty này chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người nông dân.

Khi đó, TNCs sẽ đóng vai trò quan trọng khi cung cấp các nguyên liệu đầu vào để
có thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Nhờ sự tham gia của TNCs, hạt giống cung
cấp trong nông nghiệp đa dạng, phong phú hơn về chủng loại, chất lượng được đảm
bảo hơn, người nông dân được sử dụng những máy móc hiện đại, những hóa chất
dùng trong nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…chất lượng
cao, giảm được sức lao động của người dân, cải thiện được chất lượng sản phẩm và
nâng cao năng suất thu hoạch. Ngoài ra thông qua cung cấp nguyên liệu, ngành
nông nghiệp trong nước còn được tiếp cận với những công nghệ hiện đại của các
quốc gia phát triển. Thông qua việc cung cấp nguyên liệu đầu vào, các TNCs còn
đồng thời thực hiện chuyển giao công nghệ và tác động tích cực tới hệ thống sáng
kiến cải tiến trong nông nghiệp. Đây chính là điều kiện rất quan trọng để phát triển
ngành nông nghiệp của các quốc gia đang phát triển có nền nông nghiệp còn lạc hậu
như Việt Nam.
Phân đoạn (2): tham gia trong trồng trọt hoặc ký hợp đồng thuê khoán với nông
dân
Trong phân đoạn sản xuất của ngành nông nghiệp, TNCs cũng tiến hành tham
gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và thực hiện việc trồng trọt, bên cạnh việc quản
lý kế hoạch thực hiện hợp đồng trồng trọt (Sontract farming). TNCs có vai trò quan
trọng trong việc tăng đâu tư, cung cấp tài chính cho nông dân để có thể mở rộng quy
mô sản xuất nông nghiệp. Người dân có động lực để hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, lao động nông thôn cũng nhờ đó có sự chuyển biến đáng kể cả về chất
lượng và số lượng. Bên cạnh đó, TNCs còn là chất kết nối, liên kết trong và vượt ra
ngoài chuỗi giá trị kinh doanh nông nghiệp, từ đó tạo ra những tác động đến nhiều
mặt trong nền kinh tế nói chung.
Phân đoạn (3): TNCs mua sản phẩm nông nghiệp và chế biến
Phân đoạn (4): TNCs mua sản phẩm nông nghiệp đã chế biến và phân phối
Dựa vào kênh tác động là giới thiệu và thực hiện tiêu chuẩn và điều phối chuỗi
giá trị; bán ở thị trường nước chủ nhà hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài,
trong phân đoạn (3) và (4) của chuỗi giá trị nông nghiệp, TNCs đã tác động đến
13

nhiều mặt như: Thúc đẩy thương mại hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, lôi kéo một
số nông dân tham gia vào chuỗi giá trị và trợ giúp họ, thúc đẩy tiếp cận thị trường
quốc tế và xuất khẩu, tác động tới năng lực cạnh tranh ở các khâu khác nhau trong
chuỗi giá trị, lạm dụng áp lực thị trường do các công ty con khác gây ra.
Một trong những vấn đề cốt lõi của phát triển nông nghiệp đó là tìm được đầu ra
cho sản phẩm. Đặc trưng của hàng nông sản như đã nói ở trên là chỉ bảo quản được
trong thời gian ngắn, có tính mùa vụ (sản phẩm thu hoạch dồn dập trong một thời
gian ngắn), do đó nếu có ách tắc trong khâu đầu ra thì tất cả sự cố gằng trước đó
xem như đổ bể. Sự có mặt của TNCs đặc biệt quan trọng khi họ tiến hành thu mua
nông sản với số lượng lớn, chế biến giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm nông nghiệp
và đưa vào các kênh phân phối khác nhau. Hơn nữa, người nông dân ở các nước
đang phát triển có những hạn chế như: không có kiến thức, không được đào tạo
những kỹ năng cơ bản trong kinh doanh, trong xuất nhập khẩu, không có các mối
quan hệ rộng ra bên ngoài do vậy khả năng có thể tự mình tìm các đối tác nước
ngoài để xuất khẩu sản phẩm của mình là không có. TNCs giúp nông dân có thể đưa
sản phẩm của họ ra trường quốc tế, một mặt giải quyết khâu tiêu thụ, mặt khác giúp
người nông dân thu lợi nhiều hơn từ nông sản. Ngoài ra, sự tham gia của TNCs
trong chuỗi giá trị nông sản còn tạo ra áp lực cạnh tranh trên thị trường , giúp thúc
đẩy nền nông nghiệp phát triển.
Nông nghiệp Việt Nam hiện nay mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định,
tuy nhiên còn tồn tại nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề đó là sản phẩm nông
nghiệp Việt Nam vẫn còn là sản phẩm thô. Sản phẩm giá trị gia tăng chiếm tỉ trọng
không cao. Sự có mặt của các TNCs đưa các công nghệ mới để tác động làm tăng
giá trị gia tăng của các sản phẩm Việt Nam, giúp giới thiệu hàng nông sản Việt Nam
rộng rãi ra thế giới.
Thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư của các TNCs là một trong những chiến
lược phát triển kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chính vì vậy từ
những năm 1987, sau khi Luật đầu tư nước ngoài ra đời, các công ty xuyên quốc gia
đã vào Việt Nam dưới nhiều phương thức và hình thức khác nhau. Hiện nay đã có
hàng trăm tập đoàn, doanh nghiệp từ nhiều châu lục, khu vực tới Việt Nam đầu tư

và tiếp cận thị trường Việt Nam. Các xí nghiệp liên doanh, 100% vốn đầu tư nước
14
ngoài của các TNCs xuất hiện ngày càng nhiều ở các khu công nghiệp của Việt
Nam. TNCs tham gia vào hầu hết các ngành của nền kinh tế. Lĩnh vực công nghiệp
khai thác, sản xuất công nghiệp và khách sạn du lịch được coi là địa bàn hấp dẫn và
thu hút nhiều TNCs nhất. Tuy nhiên, các công ty TNCs đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp còn rất ít. Do đó, trong thời gian tới, các nhà quản lý Nhà nước cần có những
chính sách hiệu quả hơn nữa để tăng thu hút sự tham gia của TNCs trong chuỗi giá
trị nông sản.
15
KẾT LUẬN
Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới khiến tất cả các ngành nghề trong các quốc
gia tham gia vào chuỗi giá trị/cung ứng toàn cầu là một thực tế tất yếu. Đặc biệt đối
với ngành nông nghiệp ở các quốc gia đang và kém phát triển với nhiều hạn chế về
vồn, công nghệ, đầu vào, đầu ra tham gia vào chuỗi giá trị/ cung ứng toàn cầu sẽ
tạo điều kiện để cải thiện và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển.
Không thể phủ nhận vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong từng phân
đoạn của chuỗi giá trị/cung ứng toàn cầu nói chung và chuỗi giá trị trong ngành sản
xuất nông nghiệp nói riêng. Đặc biệt với Việt Nam là một quốc gia tỷ trọng nông
nghiệp còn khá cao, nền kinh tế vẫn dựa vào nông nghiệp như một trụ cột chính để
phát triển đất nước, việc thu hút sự tham gia của TNCs vào chuỗi giá trị nông sản là
rất quan trọng. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách, Bộ Nông nghiệp & PTNN,
Sở Nông nghiệp các tỉnh và các cơ quan có liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa trong
việc tạo mối quan hệ lâu dài với các TNCs, nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp
nói riwwng và kinh tế Việt Nam nói chung.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, NXB ĐHQG HN
2. Khu Thị Tuyết Mai, Vũ Anh Dũng (2010), Kinh tế quốc tế , NXB ĐHQG HN
3. Chu Tiến Quang, Một số vấn đề về chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

4. Kim Giang, Chuỗi giá trị toàn cầu: Con đường ngắn nhất tới tương lai, Báo Thế
giới và Việt Nam
5. Kim Nga, Kinh doanh theo chuỗi giá trị, Báo Nông thôn điện tử
6. Đinh Hồng Long, Tham gia chuỗi giá trị của ngành xe máy Việt Nam, Tạp chí
Thương mại số 16 - 2008
7. World Investment Report (2009)
8. Cao Xuân Hiếu, Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản
17

×