MỤC LỤC
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHÁC NHAU VỀ XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN
ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI
1. Phương pháp tiếp cận trước Mác
1.1. Phương pháp tiếp cận của triết học duy tâm tôn giáo
Các nhà triết học duy tâm, tôn giáo thường tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần nên khi
đề cập tới xã hội, họ tiếp cận vấn đề từ các khía cạnh khác nhau.
a. Khía cạnh đạo đức: Khổng tử và Nho giáo cho rằng vạn vật trong thế giới cũng
như đời sống xã hội của con người đều bắt nguồn từ thiên mệnh, do thiên mệnh
chi phối “ Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên” (Tính chuyện trong bụng người
còn chuyện thành công hay không là do ông trời quyết định.) Để có một xã hội
lý tưởng thì phải xây dựng được người quân tử - mẫu người lý tưởng hiểu trời,
sợ trời và làm theo ý trời, thông qua sự nghiệp giáo dục đạo đức.
b. Khía cạnh tinh thần: Ph.Heghen coi xã hội là kết quả của sự sáng tạo ý niệm
tuyệt đối, sự phát triển của xã hội bị chi phối bởi ý niệm tuyệt đối, là biểu hiện
của sự phát triển ý niệm tuyệt đối.
Ý niệm tuyệt đối là điểm khởi đầu của tồn tại, tự tha hóa thành thế giới tự nhiên
và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. “Tinh thần, tư tưởng ý niệm là
cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm. Thể hiện
sự thần bí và có trước tự nhiên và con người “Ý niệm tuyệt đối” phát triển theo 3
cấp (tam đoạn thức):
1
+ Cấp logic: chưa có thế giới “ý niệm tuyệt đối chỉ hoạt động tư duy với tính
chất một hệ thống logic gồm khái niệm và phạm trù,
+ Cấp triết học tự nhiên:” ý niệm tuyệt đối chuyển hóa thành tự nhiên.
+ Cấp triết học tinh thần “ ý niệm tuyệt đối phủ định tự nhiên, trở về bản thân-
tiếp tục biến hóa nhưng chỉ trong tư duy con người. Cấp này bao gồm cả ý thức
cá nhân và ý thức xã hội, nó đạt đến nhận thức cao nhất qua tôn giáo, nghệ thuật,
triết học. => ý niệm tuyệt đối phát triển lên thì sinh ra tự nhiên, xã hội, con
người.
c. Khía cạnh tôn giáo:
Theo L.Phoiobac, bản chất con người chỉ bộc lộ ở bản tính tự nhiên-sinh học,
hơn nữa đó là một bản tính bất biến, trừu tượng. Mặt khác, khi nhấn mạnh tới
bản tính tình yêu thương con người như là bản chất bẩm sinh và sự phê phán tôn
giáo đương thời, Phoiobac cho rằng lịch sử loài người là lịch sử tôn giáo. Với sự
bất lực trong việc giải quyết những vấn đề bất công trong xã hội, ông cho rằng
đã đến lúc xây dựng tôn giáo mới giải quyết được sự đối lập giai cấp và sự bất
công, bất bình đẳng trong xã hội=> ảo tưởng, phiến diện.
Nhận xét: Sự giải thích này chỉ mang tính thần bí, trừu tượng, không nhận thức
được vai trò của kinh tế, sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội. Quá trình phát triển của xã hội đối với các nhà triết học duy tâm không phải
là quá trình khách quan, tự thân, bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan
nằm trong xã hội mà đó chỉ là quá trình vận động bị quy chụp từ yếu tố nào đó.
1.2. Phương pháp tiếp cận của lý thuyết về sự tiến triển của các nền văn minh.
Cách tiếp cận này phân chia lịch sử phát triển nhân loại thành văn minh nông
nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp Thuyết này cho rằng trong
sự phát triển nhân loại , các quốc gia dân tộc khác nhau tùy thuộc vào việc nó nằm nền
văn minh nào ?.
Thực chất đây là sự phân chia xã hội dựa vào trình độ chinh phục tự nhiên, từ
phương diện kinh tế- kỹ thuật, dựa vào trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Sự
phát triển của một xã hội không chỉ phụ thuộc vào phương diện kinh tế- xã hội, thậm
chí còn chịu sự chi phối bởi các phương diện phi kinh tế khác như văn hóa, xã hội,
thậm chí chính trị. Do đó, với tính phiến diện của học thuyết, cách tiếp cận xã hội từ
2
phương diện kỹ thuật, phương diện nền văn minh không thể thay thế được học thuyết
hình thái kinh tế xã hội, vì nó không vạch ra mối quan hệ giữa các mặt trong đời sống
xã hội và các quy luật vận động, phát triển của xã hội từ thấp đến cao.
2. Phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin
Trái ngược với các nhà triết học duy tâm, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lê
Nin khi xem xét đời sống xã hội đã không tiếp cận vấn đề từ phương diện phi kinh tế
như đạo đức, chính trị, tôn giáo. Bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, các ông tiếp cận đời sống xã hội loài người từ những cơ sở hiện thực, những thực tế
hiển nhiên đang diễn ra một cách khách quan không phụ thuộc vào sự suy diễn tư biện
của con người ta. Cụ thể các ông xem xét tới tín thống nhất giữa các cặp phạm trù khác
nhau
Một là: Xã hội và cá nhân trong xã hội cùng với những nhu cầu và hoạt
động cơ bản của họ:Xã hội là một tổ chức sống được tạo nên từ sự tồn tại và sự liên
kết giữa các cá nhân nhất định. Nói tới xã hội là nói tới xã hội của con người, xã hội
được tạo thành từ con người thực tế. Chính sự thừa nhận những con người hiện thực
của Mác đòi hỏi phải xem xét trước hết đến những nhu cầu, lợi ích cơ bản của sự tồn tại
người và cùng với điều đó là sự xem xét những hoạt động cơ bản nhằm đáp ứng nhu
cầu và lợi ích đó. Sự suy luận logic đó cho phép Các Mác đi tới quan điểm của mình về
sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất đối với mọi lĩnh vực khác của xã hội
nói chung. “ Con người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”,
nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và
một vài thức khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra nhửng tư
liệu để thỏa mãn nhu cầu đó, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”
Như vậy, việc thừa nhận sự tồn tại hiện thực của con người gắn liền với sự tồn tại, phát
triển của xã hội và gắn liền trước hết đến sản xuất vật chất đòi hỏi khi nghiên cứu đời
sống xã hội trước hết phải nghiên cứu đời sống vật chất, đánh giá vai trò của lĩnh vực
này đối với các lĩnh vực khác và toàn thể xã hội.
Hai là: Sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội trong hoạt động sản xuất vật
chất của con người:Trong quá trình hiện thực hoạt động sản xuất vật chất để thỏa mãn
nhu cầu tồn tại của mình, con người buộc phải quan hệ với nhau và quan hệ với tự
nhiên. Con người cần quan hệ với nhau trước hết trong hoạt động sản xuất vật chất là vì
3
một cá nhân không thể thực hiện được hành vi sản xuất, không thể sử dụng hiệu quả tư
liệu sản xuất, kinh nghiệm sản xuất… Mặt khác, con người cũng phải thực hiện quan hệ
với tự nhiên trước hết là trong hoạt động sản xuất vật chất. Bởi lẽ con người cần có
nguyên vật liệu, cần nhiên liệu để lao động và cần điều kiện tự nhiên thuận lợi để thực
hiện quá trình lao động.
Như vậy, chính sự tồn tại của con người với với các hoạt động của mình mà trước hết là
hoạt động sản xuất vật chất đã tạo nên mối quan hệ thống nhất chặt chẽ giữa tự nhiên và
xã hội.
Ba là: sự thống nhất giữa hoạt động sản xuất vật chất với các hoạt động sản
xuất khác của con người trong hệ thống nhu cầu, lợi ích của họ. Để tồn tại và phát
triển, con người không chỉ hoạt động sản xuất vật chất mà còn tiến hành các hoạt động
khác như hoạt động chính trị, tinh thần. Các hoạt động này luôn thống nhất trong một
hệ thống nhu cầu lợi ích đa đạng của con người: nhu cầu vật chất, chính trị, văn hóa,
tinh thần…vì thế việc nghiên cứu xã hội cần xem xét cả mối quan hệ giữa các hoạt
động của con người, tương ứng là sự nghiên cứu mối quan hệ giữa các lĩnh vực của đời
sống xã hội trên cơ sở vai trò nền tảng của lĩnh vực kinh tế.
Bốn là: Sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan trong hoạt động
sản xuất vật chất và trong mọi hoạt động của con người:
Các chủ quan: Mọi hành vi của con người đều xuất phát từ những lợi ích, nhu
cầu cụ thể
Cái khách quan: Xã hội gồm nhiều cá nhân chủ quan mâu thuẫn, đối lập sẽ dận
đến việc phá vợ tính thống nhất, tính bền vững của xã hội
Sở dĩ như vậy vì hoạt động sản xuất vật chất nói riêng và mọi hoạt động nói
chung của mỗi cá nhân, nhóm người không chỉ xuất phát từ nhu cầu lợi ích chủ
quan của mình mà họ buộc phải tính tới những yếu tố khác nhu những yêu cầu
khách quan bắt buộc để hành vi của họ đạt kết quả mong muốn. Do đó trong mỗi
hoạt động của cá nhân đều chứa đựng tính khách quan và chủ quan
3. Tính cách mạng, khoa học về phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin
Xuất phát từ con người hiện thực, từ xã hội hiện thực ( con người sản xuất, xã
hội sản xuất vật chất). Bàn về xã hội, Mác bắt đầu bằng việc bàn về hoạt động cơ bản ,
đầu tiên, của sự tồn tại con người, đó là hoạt động sàn xuất vật chất. Sau khi bàn về sản
xuất vật chất, CMac bàn về quan hệ giữa sản xuất vật chất với các hoạt động khác, về
4
quan hệ giữa kinh tế với các lĩnh vực khác. Sauk hi nghiên cứu mối quan hệ giữa lĩnh
vực trong xã hội cũng như đánh giá vị trí, vai trò của từng lĩnh vực, Mác đi tìm câu trả
lời cho câu hỏi liên quan tới sự phát triền xã hội: Nhân tố nào, quy luật nào chi phối sự
phát triển của xã hội. Từ đó, ông sắp xếp tất cả những phát hiện của mình vào thành
một hệ thống lý thuyết: hình thái kinh tế xã hội.
Lịch sử xã hội do con người làm ra, con người tạo ra các quan hệ xã hội của
mình và đó là xã hội. Nhưng sự vận động của xã hội lại tuân theo quy luật khách quan,
không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa của sự thay thế nhau
giữa các hình thái kinh tế-xã hội nằm ở chỗ:
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây nên sự thay đổi của quan hệ sản
xuất.
- Và rồi đến lượt mình, sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở
hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi.
Do vậy, từ những yếu tố cấu trúc của mỗi một hình thái kinh tế xã hội thay đổi
dẫn đến hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội khác
cao hơn, tiến bộ hơn.
II. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Khái niệm xã hội và khái quát quá trình phát triển của xã hội
a. Khái niệm xã hội và khái quát quá trình phát triển của xã hội:
Xã hội là biểu hiện tổng thể các mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân, là
sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người.
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của con người:
5
- Quá trình hình thành và phát triển của xã hội gắn liền với quá trình hình thành
và phát triển của con người: chính sự hình thành con người gắn liền với sự hình thành
các quan hệ giữa người với người, cùng với quá trình chuyển biến từ động vật thành
con người, chuyển biến từ đời sống bầy đàn hành động theo bản năng thành đời sống
cộng đồng mang tính xã hội, hành động có ý thức tức đó chính là xã hội loài người. Vì
vậy Chính những con người hiện thực với cuộc sống hiện thực cụ thể của họ mới tạo ra
1 xã hội hiện thực.
- Quá trình phát triển của xã hội cũng không tách rời với môi trường tự nhiên:
Chính sự phát triển của tự nhiên là cơ sở đề hình thành con người trên trái đất từ đó
hình thành nên xã hội chính vì vậy giữa tự nhiên và xã hội luôn có một mối quan hệ hết
sức khăng khít:
+ Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội và cũng vừa là môi trường
tồn tại và phát triển của xã hội.
+ Triết học Mác nghiên cứu xã hội là nghiên cứu một xã hội hiện thực với những
con người hiện thực với những nhu cầu lợi ích cơ bản cho sự tồn tại người và
những hoạt động cơ bản đề đáp ứng nhựng nhu cầu đó chính là sản xuất vật chất.
Sản xuất vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên nhắm tạo ra của
cải vật chất đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. vì vậy xã hội luôn gắn
bó với tự nhiên qua quá trình sản xuất vật chất trước hết là quá trình lao động.
+ Chính vì vậy để giữ được môi trường tồn tại và phát triển của mình con người
cần phải nắm chắc các quy luật tự nhiên, hoạt động sản xuất vật chất phải dựa
trên cơ sở tôn trọng các quy luật tự nhiên, điều tiết hợp lý việc bảo quản khai
thác sử dụng và tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên
- Với tư cách bộ phận đặc thù của tự nhiên, xã hội vừa phải tuân theo những quy
luật của tự nhiên vừa phải tuân theo những quy luật của xã hội:
+ Quy luật xã hội mang tính khách quan: được thể hiện ở chỗ tuy các quy luật xã
hội được biểu hiện thông qua các hoạt động của con người tuy nhiên nó không
phụ thuộc vào ý thức ý chí của bất kỳ 1 cá nhân hay một lực lượng nào.
+ Quy luật xã hội cũng mang tính tất yếu và tính phổ biến.
6
+ Quy luật xã hội thường biểu hiện ra như những xu hướng mang tính xu hướng
+ Quy luật xã hội tồn tại và tác động trong những điều kiện nhất định: trong xã
hội có sự đối kháng giai cấp nảy sinh ra các cuộc đấu tranh giai cấp, tuy nhiên
quy luật đấu tranh giai cấp đó sẽ chấm dứt hoạt động khi xã hội chấm dứt sự
phân chia giai cấp
+ Quy luật xã hội chỉ được nhận thức bằng phương pháp khái quát hóa và trừu
tượng hóa:
2. Kết cấu học thuyết
2.1 Sản xuất vật chất
a. Sản xuất vật chất là nền tảng của sự vận động, phát triển xã hội:
Khái niệm và vai trò của sản xuất vật chất:
- Khái niệm: Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao dộng tác động
vào tự nhiên cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất
thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát riển của con người.
+ Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người bao gồm:
sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người trong đó
sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Vai trò:
+ Sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội
loài người: trong quá trình tồn tại và phát triển con người không bao giờ thỏa
mãn với những cái đã có sẵn mà nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú để
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao. Con người luôn luôn cải tiến, phát triển các
phương thức sản xuất vật chất nhằm tạo ra các tư liệu sinh hoạt thỏa mãn nhu
cầu của chính con người.
+ Sản xuất vật chất là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối
quan hệ xã hội của con người: trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho
sự tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các
7
mặt của đời sống xã hội như: nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật nhằm
thỏa mãn nhiều laoị nhu cầu lợi ích đa dạng của con người.
+ Sản xuất vật chất là cơ sở của sự hình thành biến đồi và phát riển của xã hội
loài người: trong qúa trình sản xuất vật chất con người không những làm biến
đổi tự nhiên, biến đổi xã hội mà còn làm biến đồi bản thân mình. Như vậy sự
vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội suy đến cùng có nguyên nhân
từ tình trạng phát triển của nền sản xuất xã hội.
Phương thức sản xuất:
- Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho
mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những quan hệ
nhất định với tự nhiên và có những quan hệ nhất định với nhau trong sản xuất vật chất.
+ Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một phương thức sản xuất đặc trưng nhất định
và theo đó có một phương thức sinh hoạt xã hội nhất định. Các phương thức
sản xuất trong lịch sử được thay thế lẫn nhau một cách tất yếu khách quan bằng
các cuộc cách mạng xã hội. Khi phương thức sản xuất mới ra đời, thì toàn bộ
kết cấu kinh tế, kết cấu giai cấp, xã hội, các quan điểm tư tưởng chính trị, pháp
luật, đạo đức cùng các thiết chế tương ứng của nó như nhà nước, đảng phái, v.v
cũng thay đổi.
+ Phương thức sản xuất là sự thống nhất hữu cơ của hai mặt: Lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất:
- Khái niệm:
+ Lực lượng sản xuất bao gồm con người (năng lực, kĩ năng, tri thức) và tư liệu
sản xuất (đối tượng lao động và tư liệu lao động), chúng tồn tại trong quan hệ
biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất, tức là tạo ra năng lực thực tiễn làm
biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu đời
sống của mình → ta có thể nói lực lượng sản xuất là nội dung vật chất – kỹ
thuật của quá trình sản xuất, vì không một quá trình sản xuất nào có thể thực
hiện nếu thiếu lực lượng sản xuất.
8
+ Mỗi hình thái kinh tế khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển
của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế nhau
giữa các hình thái
Quan hệ sản xuất:
- Khái niệm:
+ Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
Gồm 3 mặt:
• Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: Nói lên rằng trong quá trình sản
xuất, người lao động đang sử dụng những tư liệu sản xuất đó của ai, và ai là
người có quyền định đoạt tư liệu sản xuất đó. Trong quan hệ sản xuất, quan
hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định vì nó quyết định
bản chất của quan hệ sản xuất.
• Quan hệ trong tổ chức quản lý và phân công lao động: nói lên sự trao đổi
giữa các tập đoàn xã hội với nhau. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá
trình sản xuất
• Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: Là cách thức phân phối kết quả sản
xuất, kích thích trực tiếp đến lợi ích của con người
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất – kỹ thuật còn quan hệ sản xuất là hình thức
kinh tế - xã hội. Đây là 2 mặt của phương thức sản xuất, tồn tại và tác động qua lại lẫn
nhau
+ Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự tồn tại và thay đổi
quan hệ sản xuất: tương ứng với một trình độ và tính chất nhất định của lực
lượng sản xuất đòi hỏi phải có quan hệ quan hệ sản xuất phù hợp. quan hệ sản
xuất là yếu tố khá ổn định, thay đổi chậm. Lực lượng sản xuất là yếu tố động,
luôn thay đổi nên sựu phát triển của lực lượng sản xuất đến một lúc nào đó làm
cho quan hệ sản xuất không còn phù hợp nữa. Khi đó, quan hệ sản xuất kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Yêu cầu khách quan của lực lượng
sản xuất tất yếu dẫn đến việc thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản
9
xuất mới, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy lực
lượng sản xuất tiếp tục phát triển.
+ Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động
đến thái độ của con người, tổ chức và đến phát triển, ứng dụng khoa học –
công nghệ…qua đó tác dộng đén lực lượng sản xuất.
- Ý nghĩa của phương pháp luận: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất. Việc nắm vững quy luật này giúp
ta hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về nguồn gốc sự vận động, phát triển của xã hội, từ đó
giúp con người có thể tác động tích cực vào quá trình phát triển này
b. Cơ sở hạ tầng:
- Khái niệm:
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
- Kết cấu
Cơ sở hạ tầng bao gồm 3 quan hệ sản xuất khác nhau đồng thời cùng tồn tại hợp
thành cơ cấu kinh tế và một hình thái kinh tế xã hội nhất định đó là:
+ Quan hệ sản xuất thống trị
+ Quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ
+ Quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai.
Ví dụ các nước tư bản chủ nghĩa thì quan hệ sản xuất thống trị là quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa gồm có các doanh nghiệp kinh tế tư bản. Bên cạnh đó, quan hệ
sản xuất tàn dư của xã hội cũ như quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất nô
lệ vẫn còn tồn tại do quan hệ sản xuất thống trị chưa thể xóa bỏ hoàn toàn. Ngoài ra,
trong xã hội cũng nảy sinh các quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai như là
các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp kinh tế mà do những người lao động hợp tác, đầu tư
và phát triển.
Như vậy, cơ sở hạ tầng tạo ra mặt kinh tế của đời sống xã hội với các thành phần
kinh tế gắn liền với các quan hệ sản xuất trên.
10
Đặc trưng của cơ sở hạ tầng là quan hệ sản xuất thống trị. Đây là quan hệ chủ
đạo, quyết định, chi phối các kiểu quan hệ sản xuất còn lại, qui định xu hướng chung
của đời sống kinh tế - xã hội cũng như tác động đến các lĩnh vực đời sống xã hội như:
chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật….
Ví dụ trong xã hội có đối kháng giai cấp thì cơ sở hạ tầng cũng có tính chất đối
kháng giai cấp và xung đột giai cấp vì trong cơ sở hạ tầng có các quan hệ sản xuất mà
các quan hệ sản xuất này lại quyết định địa vị của các giai tầng và lực lượng tham gia
vào quá trình sản xuất, giai cấp nào làm chủ sỡ hữu tư liệu sản xuất thì giai cấp đó làm
chủ mọi mặt đời sống tinh thần xã hội và chia xã hội thành các giai cấp như làm chủ và
làm thuê, thống trị và bị trị từ đó tạo ra mâu thuẫn giai cấp, xung đột xã hội.
Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là hình thức
phát triển của lực lượng sản xuất nhưng xét trong tổng thể quan hệ xã hội thì các quan
hệ sản xuất “hợp thành” cơ sở kinh tế của xã hội, là cơ sở hiện thực tạo nên kiến trúc
thượng tầng tương ứng.
2.2 Đặc trưng về xã hội:Kiến trúc thượng tầng
- Khái niệm:
Là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật… cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như các đảng phái, nhà nước,
đoàn thể, giáo hội …. được hình thành và phát triển trên cơ sở hạ tầng nhất định.
- Kết cấu:
Kiến trúc thượng tầng có kết cấu rất phức tạp, bao gồm:
+ Các hình thái ý thức xã hội (hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo…)
+ Các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (nhà nước, chính đảng, giáo hội…)
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có qui luật hình thành và
phát triển riêng nhưng chúng tồn tại không tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫn
nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng.
11
Ví dụ Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra đường lối chính trị, làm công tác tư
tưởng, công tác tổ chức, lãnh đạo nhà nước, các đoàn thể và lãnh đạo giáo hội… Như
vậy, tồn tại mối liên hệ giữa Đảng phái, chính trị, nhà nước, đoàn thể, giáo hội,…
Ví dụ: Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm hiệu lực của pháp luật. Nhà
nước quản lý xã hội bằng luật pháp, sức mạnh của nhà nước thể hiện thông qua sức
mạnh của pháp luật. Ngược lại, luật pháp do nhà nước đặt ra, luật pháp không đứng
tách rời với nhà nước. Khi nói về luật pháp là nói về luật pháp của thể chế nhà nước
nhất định nào đó. Một nền pháp luật thực thi khi được bảo đảm bằng nhà nước.
Ngoài ra, mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng bao
gồm quan hệ trực tiếp như chính trị và pháp luật và quan hệ gián tiếp như triết học, tôn
giáo, nghệ thuật.
Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp trong đó nhà
nước có vai trò đặc biệt quan trọng, là một tổ chức đặc biệt, là công cụ của giai cấp
thống trị. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị đặt ra những qui tắc đạo đức và áp đặt
vào xã hội, buộc mọi người trong xã hội thực hiện.
2.3 Quan hệ biện chứng giữa kinh tế- xã hội
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện của đời sống xã hội
đại diện cho phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội. Chính vì vậy,
chúng có quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai
trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng thì có tính độc
lập tương đối tác động trở lại cơ sở hạ tầng.
a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng ấy. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể và cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến
trúc thượng tầng về tính chất (đối kháng hay không đối kháng), nội dung (nghèo nàn
hay đa dạng) và kết cấu (gọn nhẹ hay phức tạp). Cụ thể, trong xã hội có giai cấp, giai
12
cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống
tinh thần xã hội.
Ngoài ra, những biến đổi căn bàn trong cơ sở hạ tầng cũng dẫn tới sự biến đổi
trong kiến trúc thượng tầng. C. Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến
trúc trúc thường tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”. Ví dụ khi cách mạng
xã hội đưa đến sự thủ tiêu cơ sở hạ tầng cũ thì sự thống trị cũ cũng bị xóa bỏ và thay thế
bằng sự thống trị của giai cấp mới, từ đó, chính trị, bộ máy nhà nước cũng như ý thức
xã hội cũng biến đổi theo.
Bên cạnh việc thể hiện tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc
thượng tầng thông qua sự thay đổi hình thức các hình thái kinh tế - xã hội, mà nó còn
thể hiện ngay trong bản thân mỗi hình thái đó. Những biến đổi của cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng suy cho cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất nhưng lực
lượng sàn xuất không trực tiếp làm biến đổi kiến trúc thượng tầng mà trước hết sự phát
triển của lực lượng sản xuất làm thay đổi quan hệ sàn xuất tức làm thay đổi cơ sở hạ
tầng, thông qua đó cũng làm thay đổi kiến trúc thượng tầng.
Trong sự thay đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, không phải khi cơ
sở hạ tầng mới xuất hiện thì kiến trúc thượng tầng cũ mất ngay đi mà quá trình này diễn
ra rất phức tạp. Trong đó, có những yếu tố thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi
cơ sở hạ tầng như chính trị, pháp luật…; những yếu tố thay đổi chậm như tôn giáo,
nghệ thuật… hoặc có những yếu tố vẫn được kế thừa trong xã hội mới. Trong xã hội có
giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.
b. Kiến trúc tượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng:
Là một bộ phận cấu thành hình thái kinh tế xã hội, được sinh ra, phát triển và
quyết định bởi một cơ sở hạ tầng nhất định nhưng toàn bộ kiến trúc thượng tầng cũng
như các yếu tố cấu thành nên nó đều có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại
cơ sở hạ tầng. Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là yếu tố tác động mạnh nhất đối với
cơ sở hạ tầng vì nhà nước là 1 bộ máy tập trung sức mạnh kinh tế và chính trị, có sức
13
mạnh cưỡng chế, bảo vệ quan hệ sản xuất thống trị sinh ra nó bằng cách sử dụng pháp
luật và bạo lực như quân đội, cảnh sát, tòa án Các yếu tố khác của kiến trúc thượng
tầng như: đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… cũng tác động lại cơ sở hạ tầng
nhưng phải thông qua nhà nước và pháp luật thì mới phát huy được tác dụng.
Trong mỗi chế độ xã hội, sự tác động của các bộ phận của kiến trúc thượng tầng
không phải bao giờ cũng theo một xu hướng. Tuy nhiên, chức năng xã hội cơ bản của
kiến trúc thượng tầng là xây dựng, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu
tranh, xóa bỏ, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó.
Thực chất, trong xã hội có đối kháng giai cấp, kiến trúc thượng tầng đảm bảo sự thống
trị chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị. Nếu giai cấp thống trị không xác lập
được sự thống trị về chính trị và tư tưởng, cơ sở kinh tế của nó không thể đứng vững
được.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng chủ yếu diễn ra theo
hai chiều: thuận chiều hoặc ngược chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp
với các qui luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát
triển; còn nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế và xã hội. Nói cách
khác, kiến trúc thượng tầng có vai trò to lớn, định hướng những hoạt động thực tiễn cho
sự phát triển kinh tế nhưng lại không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan
của xã hội. Xét đến cùng, nhân tố kinh tế đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc
thượng tầng. Nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm phát triển kinh tế thì cuối cùng nó sẽ
bị thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới để tiếp tục thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây
là một quá trình đấu tranh phức tạp, khó khan và lâu dài giữa cái mới và cái cũ.
c. Ý nghĩa phương pháp luận:
Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thực chất biểu hiện
quan hệ giữa 2 lĩnh vực cơ bản trong xã hội là kinh tế (cơ sở hạ tầng) và chính trị - xã
hội (kiến trúc thượng tầng). Hơn nữa, đây là một quan hệ biện chứng, vửa thống nhất
chặt chã vừa tác động ảnh hưởng tới nhau, qua đó, ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển xã
14
hội. Vì vầy, việc nhận thức và vận dụng mối quan hệ biện chứng này giúp con người
không những có khả năng giải thích được đúng đắn và sâu sắc những biến đổi kinh tế
và chính trị trong đời sống xã hội mà còn có thể tác động tích cực vào sự biến đổi và
phát triển đó.
Thực tế cho thấy, muốn giải quyết tốt những vấn đề kinh tế xã hội cần có những
biện pháp từ kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là từ nhà nước. Ngược lại những vấn đề
nảy sinh trên kiến trúc thượng tầng như chính trị, giáo dục, y tế…. đề bắt nguồn từ cơ
sở hạ tầng trong xã hội. Việc giải quyết những vấn đề trên luôn có những giải pháp có
tính then chốt, quyết định từ cơ sở kinh tế.
3. Tính lịch sử tự nhiên của hình thái kinh tế - xã hội
1.Khái niệm:
Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để
chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng
cho xã hội đó, phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với kiến trúc
thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy
Kết cấu: Cấu trúc phức tạp gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng, Mỗi mặt có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất chặt
chẽ với nhau.
Bản thân lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có quan hệ sự thống nhất chặt
chẽ với nhau để tạo nên đặc trưng kinh tế trong 1 hình thái kinh tế xã hội => Đặc trưng
kinh tế trong hình thái kinh tế xã hội lại trở thành nền tảng kinh tế cho hình thành, tồn
tại và biến đổi của đặc trưng xã hội (kiến trúc thượng tầng)
2. Tính lịch sử- tự nhiên của quá trình phát triển hình thái kinh tế-xã hội:
Xã hội loài người đã vận động, phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội
nối tiếp nhau dưới sự tác động của các qui luật khách quan của xã hội. Đó là qui luật về
sự phù hợp của quan hệ sản xuẩ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, qui luật
cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các qui luật xã hội khác.Trên cơ sở
15
phát hiện ra các qui luật vận động, phát triển khách quan của xã hội, C.mác kết luận:
“Sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”
Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của
lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển làm thay đổi quan hệ sản xuất=> quan
hệ sản xuất thay đổi làm kiến trúc thượng tầng thay đổi=>hình thái kt-xh cũ được thay
thế bằng hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra khách
quan chứ không theo ý muốn chủ quan
Sự vận động phát triển của xã hội,tức là hình thái kinh tế xã hội chính là kết quả
của sự tác động biện chứng giữa nhân tố chủ quan con người và yếu tố khách quan
(điều kiện khách quan: tự nhiên, ; qui luật khách quan của xã hội, trong đó qui luật
khách quan đóng vai trò quyết định còn nhân tố chủ quan con người chỉ mang tính chi
phối
“Tính lịch sử - tự nhiên” trong sự phát triển của xã hội được hiểu là quá trình
lịch sử nhưng mang tính tự nhiên (tính khách quan) là sự tiếp tục lịch sử của giới tự
nhiên, nghĩa là vận động , phát triển theo các qui luật khách quan và xét đến cùng thì
không phụ thuộc vào ý muốn con người.
Sự tác động của qui luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế xã hội phát
triển thay thế nhau từ thấp đến cao, tuy nhiên mỗi dân tộc còn bị chi phối bởi các điều
kiện tự nhiên, chính trí, văn hóa…vì vậy cũng có những dân tộc bỏ qua 1 hay một số
hình thái kinh tế-xã hội.
Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra tuần tự
mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, phát triển rút ngắn trong điều kiện nhất định, một hoặc
vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định
4. Ý nghĩa của học thuyết:
Học thuyết kinh tế xã hội là một nội dung khoa học cốt lỗi của chủ nghĩa duy vật
lịch sử, do đó nó là nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin
16
Học thuyết chỉ ra rằng động lực của lịch sử là hoạt động thực tiễn của con
người dưới tác động của qui luật khách quan, trong đó sản xuất vật chất là hình thúc
cơ bản nhất của hoạt động thực tiễn được con người tiến hành để thỏa mãn nhu cầu
tồn tại và phát triển. Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản
xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Cho nên không thể xuất phát từ ý thức, tư
tưởng ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội
mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất.
Học thuyết kinh tế xã hội cũng chỉ ra quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản quyết
định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.
Điều này cho thấy phải đi sâu vào phân tích quan hệ sản xuất thì mới hiểu đúng đắn về
đời sống xã hội, vì vậy học thuyết kinh tế-xã hội của Mác lần đầu cung cấp cho con
người tiêu chuẩn quan trọng để phân kỳ lịch sử, giúp con người đi sâu vào bản chất
của quá trình lịch sư.
Học Thuyết giúp nhận thức đúng đắn về đời sống xã hội, cho thấy việc xem xét
lịch sử loài người theo quan điểm “hình thái kinh tế-xã hội” k chỉ giúp nhận ra những
nét chung, tương đồng, lặp đi lặp lại giữa các xã hội, từ đó có thể có những quyết sách
đúng dựa trên cơ sở tiếp thu các giá trị chung của nhân loại biểu hiện trong mỗi giai
đoạn, 1 xã hội cụ thể đồng thời học thuyết cũng chỉ ra những khác biệt cơ bản giữa
những xã hội đó để con người không rơi vào sự mơ hồ, dao động trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn
Học thuyết ra đời khắc phục những quan điểm trừu tượng về xã hội (như những
quan điểm thần bí theo hướng tiếp cận của chủ nghĩa duy tâm: Khổng tử và Nho giáo
cho rằng vạn vật trong TG, đời sống xã hội của con người đều bắt đầu và do thiên mệnh
chi phối)
17
III. Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ
NGHIỆP ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Đối với việc lựa chọn con đường phát triển của xã hội Việt Nam
Tính tất yếu phải đi lên CNXH của Việt Nam
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã được Marx vận dụng vào phân tích xã hội
tư bản, vạch ra các quy luật vận động, phát triển của xã hội đó và đã đi đến dự báo về sự
ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, hình thái cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn
đầu là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội đã hình thành phát triển từ sau CM tháng Mười
Nga.
Vận dụng chủ nghĩa Mác Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta đã
khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy luật phát
triển của cách mạng VN, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối CM của đảng. Trong Chính
cương vắn tắt của Đảng đã chỉ rõ: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Như vậy mục tiêu của CMVN là tiến lên CNXH với
định hướng: sau khi hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, sẽ tiến thẳng lên
CNXH, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sự lựa chọn này dựa trên 2 yếu
tố: lý luận hình thái KT – XH của Mác và thực tiễn CMVN cuối TK 19 – đầu TK 20.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần chú ý tới những điều
kiện cả khách quan lẫn chủ quan, cả thuận lợi cũng như khó khăn thách thức.
- Về điều kiện khách quan, quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có thuận lợi
là nó diễn ta trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, mang
tính chất quốc tế hoá lực lượng sản xuất, do đó được thúc đẩy mạnh mẽ. Chính vì vậy,
không những thực tế này sẽ làm cho khả năng phát triển hướng tới xã hội mới, xã hội
18
cộng sản của nhân loại càng trở nên tất yếu hơn và thuận lợi hơn vì chính sự phát triển
lực lượng sản xuất như vậy tạo ra khả năng ra đời xã hội mới từ xã hội tư bản chủ nghĩa
“dưới một hình thức ít nhiều phát triển” như nhận định của Ph.Ăngghen. Thông qua con
đường hợp tác “đa phương hoá”, “đa dạng hoá”, các nước chậm phát triển như Việt Nam
có thể thực hiện con đường phát triển rút ngắn để đuổi kịp các nước công nghiệp tiên tiến
về lực lượng sản xuất, chí ít cũng ở một số mặt cụ thể nhất định.Tuy nhiên hoàn cảnh
mới cũng chứa đựng vô vàn khó khăn và thách thức, nguy cơ nếu không tỉnh táo, khôn
ngoan thì không những không làm cho đất nước đuổi kịp mà còn tụt hậu xa hơn so với
các nước tiên tiến, thậm chí bị các nước này chi phối, thao túng bằng vô số những loại
quyền lực.
- Về điều kiện chủ quan, theo tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lê-nin, quá trình rút ngắn đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu, với xuất phát điểm
thấp ngoài việc đáp ứng yêu cầu khách quan về trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, cần phải có một nhân tố chủ thể cách mạng với trình độ và bản lĩnh cách mạng
tương xứng. Với tư cách là nhân tố cốt lõi của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền với nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh
chính trị, lãnh đạo hơn 80 năm cách mạng Việt Nam vượt qua muôn trùng khó khăn, thử
thách, giành thắng lợi hết sức to lớn. Mặc dù trong quá trình lãnh đạo, Đảng không tránh
khỏi có những sai lầm song với sự kiên định lý tưởng hết lòng vì sự nghiệp cách mạng,
vì lợi ích, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc; với sự nghiêm khắc , thẳng thắn nhìn
thẳng vào những sai lầm, khuyết điểm của mình, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, sai
lầm Đảng thật sự trở thành nhân tố chính trị không thể thiếu quyết định đến sự thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể đóng vai trò quyết định tới tiến trình phát
triển của một dân tộc, nhân tố chủ quan cần phải được “khách quan hoá”, cụ thể:
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật khách
quan của xã hội mà trước hết là quy luật kinh tế.
19
Thứ hai, Đảng và Nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách luật pháp đúng
đắn, phù hợp tạo điều kiện phát huy hết mọi tiềm năng, sự sáng tạo của mọi tầng lớp
nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, Đảng và Nhà nước phải tạo ra và sử dụng được tối đa, có hiệu quả sức
mạnh tổng hợp trong nước và quốc tế để thúc đẩy sự phát triển đất nước.
Thứ tư, Đảng và Nhà nước không chỉ cần ó trí tuệ mà còn cần phải có đạo đức,
phải xứng đáng “la dạo đức, là văn minh” ngang tầm là đại biểu cho trí tuệ và lương tâm
của thời đại để lãnh đạo đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2. Quá trình vận dụng học thuyết này trong xây dựng CNXH ở Việt Nam:
2.1. Giai đoạn từ 1975 đến 1986
Từ 2 yếu tố trên có thể thấy rằng việc Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiến
lên chủ nghĩa xã hội là là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể ở nước
ta.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất. Ngày 16 tháng 5 năm
1975, Bí thư thứ Nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Nam
nắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế. Ông thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế
tư nhân và của thị trường tự do ở miền Nam. Tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24
Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ông đã phát biểu:
“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức. Nhưng miền Nam bây giờ
không thể làm như vậy Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã Bộ Chính
trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết
trong giai đoạn bước đầu này Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì
chúng ta đã đi sai quy luật. Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng
sai lắm.”
Tuy nhiên, đa số Ban chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn áp dụng mô hình
kinh tế của miền Bắc cho miền Nam. Vì thế, Hội nghị cuối cùng quyết nghị: xóa bỏ tư
20
sản mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác
xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ.
Tiếp theo, Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Lao động Việt Nam được tổ
chức vào tháng 12 năm 1976. Tại đây, Đại hội quyết nghị đổi tên nước thành Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Nội dung chính của đường lối xây
dựng chủ nghĩa xã hội là:
Thứ nhất, thực hiện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Sản xuất lớn có nghĩa là nền
kinh tế dựa vào những đơn vị có quy mô lớn, huyện trở thành pháo đài kinh tế-xã hội,
các tỉnh được sáp nhập lại còn 29 tỉnh. Còn sản xuất xã hội chủ nghĩa tức là nền kinh tế
dựa vào 2 thành phần kinh tế cơ bản: quốc doanh (trong công vàthương nghiệp) và tập
thể (trong nông nghiệp - với hợp tác xã cấp cao là nòng cốt). Để thực hiện được sản xuất
lớn xã hội chủ nghĩa, cần tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa
học kỹ thuật, và văn hóa tư tưởng. Cách mạng quan hệ sản xuất có nội dung cơ bản là cải
tạo các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, biến chúng thành các thành phần kinh tế quốc
doanh và tập thể - gọi chung là cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, làm chủ tập thể. Đây là một tư tưởng do Lê Duẩn sáng tạo mà rất ít người
hiểu, kể cả các nhà triết học.
Thứ ba, áp dụng chế độ kế hoạch hóa tập trung. Đây là mô hình chung ở các nước
xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam nó được thực hiện theo một công thức do Lê Duẩn sáng
tạo, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Tại Đại hội
IV, đường lối này được thể hiện bằng chủ trương tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế 5
năm 1976-1980. Theo kế hoạch do Đại hội IV định hướng, sản xuất xã hội sẽ tăng bình
quân hàng năm 14-15%, thu nhập quốc dân tăng 13-14%, giá trị tổng sản lượng nông
nghiệp tăng 8-10%, năng suất lao động xã hội tăng 7,5-8%, lương thực quy thóc đạt ít
nhất 21 triệu tấn vào năm 1980, thịt hơi các loại đạt 1 triệu tấn.
21
Thứ tư, công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
Thứ năm, Nhà nước độc quyền về kinh tế đối ngoại.
Đẩy mạnh sản xuất tập trung ở Miền Bắc
Theo Kế hoạch 5 năm 1976-1980 thì diện tích đơn vị sản xuất, tức hợp tác xã
nông nghiệp ở Miền Bắc tăng gấp hai đến 2,5 lần hầu kích thích sản xuất nhưng năng
suất vẫn trì trệ. Tính trên đầu người thì lượng thực phẩm ở Miền Bắc giảm từ 248 kg vào
năm 1976 xuống chỉ còn 215 kg vào năm 1980. Dù không đạt được mục đích chính phủ
vẫn quyết định áp dụng cùng một chính sách ở Miền Nam vừa mới thống nhất.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam
Hợp tác hóa
Việc hợp tác hóa ở miền Nam được tiến hành khẩn trương trong các năm
từ 1977 đến 1980. Theo kế hoạch thì ruộng đất được tập hợp lại để tổ chức canh tác tập
thể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp. Máy móc nông nghiệp của
nông dân bị trưng mua để thành lập các tập đoàn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các tập
đoàn sản xuất có nghĩa vụ bán sản phẩm của mình cho Nhà nước theo giá kế hoạch thấp
hơn rất nhiều giá thị trường. Bù lại, Nhà nước cung cấp vật tư và hàng hóa tiêu dùng cho
các tập đoàn.
[8]
Tuy nhiên tình hình kinh tế Miền Nam không thích hợp với mô hình hợp
tác hóa vì chương trình "Người cày có ruộng" vào đầu thập niên 1970 đã phân phối
ruộng đất khiến đa số nông dân Miền Nam thuộc hạng trung nông với năng suất khá cao.
Hơn nữa chính quyền cũng đã nhận thấy lịch sử hợp tác hóa ở miền Bắc đã gặp nhiều
thất bại nên hợp tác hóa ở miền Nam cũng bị bỏ dở.
[7]
Tính đến cuối năm 1979, ở Miền Nam thành lập được 1.286 hợp tác xã và hơn
15.000 tổ sản xuất bao gồm khoảng 50% nông dân. Vậy mà sang năm 1980 các tổ chức
này đã tan rã, chỉ có trên giấy tờ mà không hoạt động được như kế hoạch. Hậu quả là sản
xuất nông nghiệp khựng lại trong khi dân số tăng, gây ra cảnh thiếu thực phẩm khiến từ
22
năm 1976 đến 1980 mặc dù trong hoàn cảnh hòa bình Việt Nam phải nhập cảng 5,6 triệu
tấn thực phẩm.
Cải tạo công thương nghiệp đánh tư sản người Hoa
Cuối tháng 8 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ đạo tiến
hành các chiến dịch cải tạo. Tiếp theo, Thường vụ Trung ương Cục miền Nam thông qua
một kế hoạch nhắm vào tư sản mại bản, gọi bằng mật danh là Chiến dịch X2. Đợt 1 của
chiến dịch này thực hiện bất ngờ vào nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1975; đợt 2 được tiến
hành từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 12. Trong Chiến dịch X2, nhiều nhà tư sản lớn của miền
Nam đã bị bắt, tài sản của họ bị tịch thu.
Song song với tấn công tư sản mại bản, chiến dịch di dân thành phố về nông thôn,
đưa những người buôn bán về các vùng kinh tế mới.
Dù vậy, các hoạt động cải tạo công thương ở miền Nam cho đến trước năm 1978
vẫn diễn ra một cách thận trọng. Vị Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lúc đó
là Nguyễn Văn Linh là người am hiểu tình hình giới tư sản miền Nam, nên các biện pháp
của ông mềm dẻo, tỏ thái độ trân trọng và có văn hóa đối với giới tư sản. Nhưng chính
điều này khiến Nguyễn Văn Linh bị mất chức bí thư thành ủy vào năm 1978, bị đưa ra
khỏi Bộ Chính trị, điều chuyển khỏi công tác phụ trách Ban Cải tạo công thương nghiệp
tư doanh Trung ương sang phụ trách công tác dân vận, công đoàn.
Từ năm 1978, hoạt động cải tạo công thương nghiệp diễn ra mạnh hơn. Đối tượng
bị cải tạo rộng hơn trước. Sâu rộng với toàn giới là cuộc đổi tiền năm 1978.
Hội nhập kinh tế
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ lập tức triển khai cấm vận kinh tế đối
với Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 năm sau, Hoa Kỳ đã có dấu hiệu muốn cải thiện
quan hệ với Việt Nam. Henry Kissinger đề nghị Việt Nam cùng Hoa Kỳ thảo luận bình
thường hóa quan hệ. Tổng thống Gerald Ford đề nghị Quốc hội Hoa Kỳtạm ngừng cấm
23
vận Việt Nam trong 6 tháng để tạo điều kiện cho trao đổi giữa 2 nước. Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ thì đề ra lộ trình 3 bước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Hoa Kỳ tuyên
bố sẵn sang bỏ cấm vận Việt Nam và tiến hành viện trợ nhân đạo nếu Việt Nam trao trả
hài cốt binh sỹ Hoa Kỳ và không đặt vấn đề bồi thường chiến tranh. Ngày 4 tháng 5 năm
1977, Hoa Kỳ đồng ý để Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc.
Tây Âu sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam. Năm 1978, Chủ tịch Hội đồng bộ
trưởng Phạm Văn Đồng đi thăm một loạt nước Tây Âu.
Đông Nam Á muốn tạo dựng mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam. Năm 1977,
Phạm Văn Đồng đi thăm các nước Philippines, Singapore, Thái Lan.
Dù có quan hệ quốc tế khá thuận lợi để đẩy mạnh hội nhập kinh tế rộng rãi, nhưng
Việt Nam đã không tranh thủ. Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh
tế.
Tình hình thực hiện
Việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1976-1980 gặp nhiều khó khăn. Trước tiên
là nguồn viện trợ từ phía các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút. Đặc biệt, viện trợ từ Trung
Quốc chấm dứt hoàn toàn từ năm 1977. Các nguồn viện trợ này gồm những mặt hàng
quan trọng như gạo, sợi, đường, sữa, vải vóc, thuốc men, v.v… Sau khi tham gia Hội
đồng Tương trợ Kinh tế, Việt Nam phải theo thể chế giá của khối này, trong đó có
nguyên tắc giá trượt. Với nguyên tắc này, mức viện trợ 1,5 tỷ ruble cho Việt Nam chỉ có
sức mua bằng 600-700 triệu ruble trước khi vào khối. Thứ hai, từ năm 1978, Khmer
Đỏ tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Chi tiêu cho quốc phòng của Việt Nam
vì vậy tăng mạnh. Tháng 1 năm 1979, Việt Nam phản công đánh sang Campuchia. Chiến
sự ở biên giới phía Bắc bùng nổ. Chi phí quốc phòng lại càng tăng vọt. Viện trợ
cho Lào và Campuchia cũng tăng lên. Trong khi đó, nhiều nước phương Tây và Nhật
Bản vốn có viện trợ cho Việt Nam đã ngừng cung cấp viện trợ. Thứ ba, cuối năm 1978
và cả năm 1979, đồng bằng sông Cửu Long chịu những trận lũ lớn. Diện tích canh tác bị
24
ngập úng tới 5-6 tháng. Thứ tư, và quan trọng, là cơ chế kinh tế mới áp dụng ở miền
Nam đã khiến cho nền kinh tế miền Nam nói riêng và cả nước nói chung sa sút.
Bài học
Ở nước ta trong thời kỳ từ Đại hội IV (năm 1976) đến trước Đại hội VI (năm
1986) của Đảng, chúng ta đã mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí, nóng vội và bệnh bảo
thủ trì trệ do vi phạm các quy luật khách quan, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chúng ta đã thoát ly khỏi điều kiện
thực tiễn của một đất nước kinh tế kém phát triển, còn nghèo nàn lạc hậu nhưng lại
muốn tạo ra một quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước để mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển. Nhưng hậu quả thì ngược lại.
Đúng như văn kiện Đại hội VI đã khẳng định: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực
lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả
khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Lúc đó chúng ta đã chủ quan muốn tạo ra một
quan hệ sản xuất vượt trước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng
kinh tế - xã hội. Chúng ta đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành
phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc
doanh; mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kìm hãm sự phát
triển của đất nước. Chúng ta vừa chủ quan nóng vội, vừa bảo thủ trì trệ, hai mặt đó cùng
tồn tại và cản trở bước tiến của cách mạng.
Sự nhận thức sai quy luật chứng tỏ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng
quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; thành kiến không đúng những quy luật
của sản xuất hàng hóa; coi nhẹ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Cuộc sống dạy cho
chúng ta một bài học thấm thía là không thể nóng vội làm trái quy luật.
25