Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ôn thi ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.95 KB, 22 trang )

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
ĐỀ THI SỐ 11
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông
-----------------------------------------Thời gian làm bài: 120 phút.
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU:
Cho ngữ liệu sau:
Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng
giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi
dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào,
đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con
lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương
chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lịng mình rõ như thế. Cịn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó
đang đè nặng ở trên vai…
(Trích Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi)
1. Đoạn văn trên miêu tả sự việc gì?
2. Sự gắn bó giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc
được thể hiện như thế nào trong đoạn văn?
3. Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi?
4. Xác định kiểu câu của mỗi câu trong đoạn văn trên theo cấu tạo ngữ pháp?
II. PHẦN LÀM VĂN
Cảm nhận của em về nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Sách
Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008). Từ hình ảnh con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ,
em có suy nghĩ gì về lịng u nước của tuổi trẻ hiện nay?
-------------------------- HẾT-------------------------GỢI Ý ĐÁP ÁN THI 2013-2014
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU:
1. Đoạn văn miêu tả việc hai chị em Việt, Chiến thu xếp việc nhà, khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú
Năm trước ngày lên đường nhập ngũ; tình cảm của Việt đối với chị mình...
2. Sự gắn bó giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc


được thể hiện sâu sắc và cảm động: Chiến và Việt đi tòng quân đánh giặc để trả thù nhà nợ nước, nối tiếp
truyền thống vẻ vang của gia đình. Đó là hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam, con người Việt Nam trong kháng
chiến chống Mĩ.
3. Nhan đề của truyện “Những đứa con trong gia đình” vừa có ý nghĩa cụ thể là anh em cùng huyết
thống, cùng máu mủ ruột rà trong một gia đình nhỏ; vừa có ý nghĩa khái qt, đó là những đứa con trong một
gia đình lớn, gia đình cách mạng.
Mỗi người con trong “Những đứa con trong gia đình” có một vẻ riêng nhưng đều có chung một bản
chất: căm thù giặc sâu sắc, dũng cảm, gan góc trong chiến đấu; say mê, khao khát được đánh giặc trả thù nhà
nợ nước; yêu thương người thân gia đình và thủy chung son sắt với CM. Ấy là bởi họ cùng sinh ra và lớn lên
trong một gia đình có truyền thống u nước, cách mạng. Đó cũng chính là hình ảnh tuổi trẻ Việt Nam, con
người Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước.
4. - Câu (1), (2), (3), (5), (6), (7), (8), (9): câu đơn
- Câu (4): ghép
II. PHẦN LÀM VĂN
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
- Nội dung
+ Tnú có số phận đau thương, mất mát bởi chiến tranh.
+ Tnú có lí tưởng đúng đắn; mưu trí, dũng cảm; ý thức kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Tnú có trái tim yêu thương; sống chân thực, nghĩa tình và có lịng căm thù giặc sâu sắc.
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 2

- Nghệ thuật: Nhân vật hiện lên trong cách trần thuật đậm chất sử thi, những tình huống thử thách, vừa
có nét cá tính vừa khái qt tiêu biểu; sử dụng bút pháp biểu tượng, ngôn ngữ mang sắc thái Tây Nguyên; …
- Đánh giá: Cuộc đời bi tráng và con đường cách mạng của Tnú tiêu biểu cho con đường đến với cách
mạng của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ; thể hiện tình cảm gắn bó của nhà văn đối với
con người nơi đây.
- Liên hệ, nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay

-------------------------------------------------------------------------------------------------------BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
ĐỀ THI SỐ 12
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông
-----------------------------------------Thời gian làm bài: 120 phút.
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU:
Cho ngữ liệu sau:
Miếng đất dọc chân thành phía ngồi cửa Tây vốn là đất cơng. Ở giữa có con đường mịn nhỏ
hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa
nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía
tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ.
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 12 mà em đã học? Của tác giả
nào?
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Đặt nhan đề?
3. Nêu ý nghĩa chi tiết “con đường mòn”?
4. Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?
II. PHẦN LÀM VĂN: Học sinh chọn một trong hai đề sau
1. Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Bill Gates: “Ai trong chúng ta cũng đều chứa đựng yếu tố
đi đến thành cơng. Chỉ có điều chúng ta có nhận ra và quyết tâm theo đuổi hay không”.
2. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:
…Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được
Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ cịn thức
Dẫu xi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương...

(Sách Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU:
1. “Thuốc” của Lỗ Tấn
2. Đoạn văn miêu tả hình ảnh nghĩa địa, nơi bà mẹ Thuyên và Hạ Dụ gặp nhau ở cuối tác phẩm. Nhà văn
đặc biệt chú ý đến hình ảnh con đường mòn giữa nghĩa địa, chia cắt nghĩa địa thành hai, mộ những người
chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải.
Đặt nhan đề: Con đường mịn, hình ảnh nghĩa địa...
3. Ý nghĩa chi tiết con đường mòn:
“Con đường mòn” là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, suy nghĩ đương nhiên của người
dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Ở đây, con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém là người phản
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 3

nghịch, người CM với nghĩa địa người chết bệnh là nhân dân lao động nghèo khổ chính là biểu tượng cho
mối quan hệ lỏng lẻo giữa nhân dân và CM. Người dân TQ lúc bấy giờ ngu muội, thiếu hiểu biết về chính trị
và người làm CM thì lại xa rời quần chúng nhân dân.
Hình ảnh “con đường mịn” cịn là biểu tượng để nói lên căn bệnh mê tín, lạc hậu, ngu muội đã đưa người
dân Trung Hoa đến những bi kịch: cái chết Hạ Du (người CM) và tiểu Thuyên (người chết bệnh).
Do đó, cần một thứ thuốc để chữa bệnh thể xác lẫn tinh thần cho toàn xã hội.
4. Nghệ thuật:
- Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn (xem thêm câu 3)
- So sánh: Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ → rất
nhiều mộ, hệ quả tất yếu của tình trạng ngu muội, lạc hậu của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
II. PHẦN LÀM VĂN
1. a. GIẢI THÍCH
- “Thành cơng” là đạt được những kết quả, mục đích như dự định
- “Yếu tố đi đến thành công”: là năng lực, sở trường và phát huy chúng; quyết tâm hiện thực hóa năng

lực, sở trường của mình.
→ Ai trong chúng ta cũng đều có năng lực, sở trường để thành công trong cuộc sống. Chỉ có điều chúng ta
có nhận ra và quyết tâm hiện thực hóa năng lực, sở trường của mình hay khơng.
b. BÀN LUẬN
- Mỗi người sinh ra đều được tạo hóa ban cho một số phẩm chất nhất định như sự thơng minh, niềm say
mê cơng việc, năng lực phán đốn, tư duy… Đó là điều kiện đầu tiên giúp chúng ta tạo được sự thành công.
- Tuy nhiên, để biến những yếu tố ấy thành hiện thực còn cần nhiều yếu tố khác:
+ Cần nhận ra năng lực của mình và phát huy chúng để gặt hái được thành công. Ngược lại, không nhận ra
năng lực, lựa chọn những công việc khơng phù hợp thì dễ dẫn đến thất bại.
+ Phải có quyết tâm để hiện thực hóa những năng lực, sở trường và đi đến thành công...
- Dẫn chứng
- Phê phán một số người sống quẩn quanh, không dám ước mơ và phát huy năng lực, ý chí để đạt đến
những thành cơng; để sống hữu ích, làm được nhiều việc tốt.
c. BÀI HỌC
- Nhận thức được năng lực bản thân và biết tận dụng, phát huy những khả năng ấy
- Luôn vươn lên trong cuộc sống, khao khát thành công.
2. a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”
- Giới thiệu đoạn thơ: vị trí, nội dung…
- Trích dẫn đoạn thơ
b. Thân bài:
* Hình tượng “sóng” và “em”trong bài thơ
* Khổ 5: nỗi nhớ trong tình u
- Nhà thơ mượn “sóng” để nói lên nỗi nhớ trong tình yêu: Nỗi nhớ bao trùm cả khơng gian và thời gian…
- Mượn sóng để nói lên nỗi lịng dường như chưa đủ, nhân vật trữ tình tách ra để trực tiếp bộc bạch nỗi
nhớ “lòng em…”
- Cách thể hiện mới mẻ của Xuân Quỳnh…
* Khổ 6: ước nguyện thủy chung trong tình u
Dùng cách nói ngược (xuôi – Bắc, ngược – Nam) )→ tác giả khẳng định dù cuộc đời có nghịch lí, ngang
trái thì em vẫn hướng về một phương, “phương anh”. “Phương anh”, đó là tâm trạng, là nơi hướng về của

một ty đắm say.
* Đánh giá chung
Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 4

- Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển,
nhịp lịng của thi sĩ
- Hình tượng ẩn dụ độc đáo
- Giọng thơ tha thiết, sâu lắng
- Đoạn thơ đã thể hiện rõ phong cách thơ XQ. Đó là vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu..
c. Kết bài:
- Khẳng định lại về hai khổ thơ
- Khái quát chung về bài thơ, liên hệ…
-------------hết---------BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
ĐỀ THI SỐ 13
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông
-----------------------------------------Thời gian làm bài: 120 phút.
I/ PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 : Đọc và trả lời các câu sau : (3điểm)
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
Núi rừng đây là của chúng ta
Mùa thu nay khác rồi
Những cánh đồng thơm mát
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Những ngả đường bát ngát
Gió thổi rừng tre phấp phới
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa

Trời thu thay áo mới
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Trong biếc nói cười thiết tha
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Trời xanh đây là của chúng ta
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Câu 1:Nêu nội dung đoạn thơ ?Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì ?
Câu 2 : Trong ba dịng thơ « Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười
thiết tha », tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3 : Đoạn thơ từ câu « Trời xanh đây là của chúng ta » đến câu « Những buổi ngày xưa vọng nói về
» có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
Câu 4 : Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì ? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?
Câu 5 : Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên.
Câu 6: Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì
?
II/ PHẦN VIẾT
Câu 2: Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh đất nước được thể hiện qua đoạn thơ sau trong bài Đất nước
của Nguyễn Đình Thi :
Mùa thu nay khác rồi
Tơi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Tài liệu ơn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014



Trang 5

Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
(Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.86-87)
Câu 3: BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Sau khi tiếp cận tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, một bạn đọc viết: “Bên
ánh lửa bập bùng của đêm thiêng kể chuyện, tiếng cụ Mết dõng dạc vang lên dặn
dò, khắc sâu vào tâm can con cháu: “ Chúng nó cầm súng ,mình phải cầm giáo”
Và đây cũng là ý tưởng chủ đạo để nhà văn Nguyễn Trung Thành triển khai tồn bộ nội dung câu chuyện
“Rừng Xà Nu” của mình”.
Bằng những hiểu biết về tác phẩm “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành, anh (chị) hãy phân
tích và chứng minh rằng: Câu nói trên của cụ Mết là đúng, nó trở thành chân lý sống động của dân làng Xô
Man trong cuộc chiến tranh nhân dân chống lại kẻ thù tàn ác, hung bạo.
ĐÁP ÁN THI:
Câu 1: Đọc hiểu văn bản
Câu I (3 điểm):
Câu 1 :Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng 8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi
của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tự do
Câu 2 : BPTT nhân hóa. Tác dụng : miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu
trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hình
ảnh đất nước mới mẻ, tinh khơi, rộn rã sau ngày giải phóng.
Câu 3 : Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ : cụm từ « của chúng ta », « chúng ta » được nhắc lại nhiều lần
trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta.
Câu 4 : Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động,
chân thực, gần gũi. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
Câu 5 : Cảm xúc của nhà thơ : yêu mến, tự hào về đất nước .

Câu 6: -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được
hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống
dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê hương. Chữ “khuất” còn được hiểu là
bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câu thơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất
khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù.
Câu II: Có thể trình bày bài làm theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được một số ý chính
sau :
1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Thi, bài Đất nước , đoạn thơ :
- Nguyễn Đình Thi là một tác giả tài năng trên nhiều lĩnh vực, là một trong những gương mặt thơ tiêu
biểu, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Đình Thi cũng là nhà thơ viết rất thành công về đề
tài đất nước – đặc biệt đậm chất cảm xúc khi viết về đất nước đau thương mà anh dũng.
- Đất nước – là bài thơ được Nguyễn Đình Thi sáng tác trong một thời gian dài (1948 đến 1955), được rút
ra từ tập Người chiến sĩ. Mặc dù được kết hợp từ nhiều bài thơ nhưng Đất nước vẫn là một chỉnh thể nghệ
thuật, là kết quả dồn nén cao độ những chiêm nghiệm nghệ thuật và những suy tư về đất nước.
- Đoạn thơ có một vị trí đặc biệt trong bài thơ, trong mạch vận động của thi tứ, thể hiện rõ những cảm xúc,
tự hào và suy tư về đất nước.
2. Trình bày cảm nhận về hình ảnh đất nước được thể hiện qua đoạn thơ :
- Hình ảnh đất nước bắt đầu với bức tranh mùa thu ở chiến khu Việt Bắc (Mùa thu nay … thiết tha) : bao
trùm lên tất cả là bức tranh mùa thu mới – mùa thu hiện tại ở chiến khu với gam màu sáng đẹp (Trời thu thay
áo mới), với không gian rộng mở (Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi) ), hình ảnh sống động và khỏe khoắn (Gió
thổi rừng tre phấp phới), âm thanh trong trẻo(Trong biếc nói cười thiết tha)
Tài liệu ơn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 6

- Hình ảnh đất nước tươi đẹp, giàu có : (Trời xanh … nặng phù sa) : cái nhìn bao quát cả không gian bao
la, rộng lớn của đất nước. Chú ý việc sử dụng phép điệp (những, của chúng ta), liệt kê ( Trời xanh, núi
rừng, cánh đồng ngả đường, dịng sơng), tính từ (thơm mát, bát ngát, đỏ nặng…) nhằm nhấn mạnh hình
ảnh một đất nước vừa tươi đẹp hiền hòa vừa đầy tiềm năng, chan chứa niềm tự hào của con người khi được

làm chủ đất nước.
- Đất nước với truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất (Nước chúng ta…vọng nói về) : đất nước với
những người chưa bao giờ khuất được nhắc tới với niềm tự hào, trân trọng. Những câu thơ ( Những người
chưa bao giờ khuất - Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất ) khơi gợi những đặc tính quí báu của con người, dân
tộc Việt Nam - vừa chân chất, giản dị vừa bất khuất, anh hùng. Điểm đặc biệt là cái nhìn phát hiện các yếu tố
truyền thống qua việc cảm nhận những âm thanh vơ hình bằng thính giác (Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất /
Những buổi ngày xưa vọng nói về).
3. Đánh giá chung :
- Hình ảnh đất nước vừa tươi đẹp vừa giàu truyền thống hiện ra qua niềm vui rạo rực, qua tâm trạng sảng
khối, qua cái nhìn tự hào của một con người đang ý thức rõ rêt về sự thay đổi lớn lao của đất nước cũng như
những biến chuyển trong lòng mình. Cái tơi nhỏ bé đã chuyển thành cái ta chung rộng lớn, đang náo nức
ngân vang ..
- Nhịp thơ có lúc nhanh mạnh, sơi nổi (2 khổ đầu), có lú trầm lắng, suy tư (khổ cuối), hình ảnh thơ dân dã
khỏe khoắn, câu thơ tự do biến đổi linh hoạt, âm hưởng thơ hào sảng đậm chất sử thi … tất cả các yếu tố
nghệ thuật này đã góp phần mang đến cho người đọc một bức tranh đất nước trong kháng chiến chống Pháp,
ấn chứa niềm tự hào vô hạn của tác giả.
Câu III:Yêu cầu về kiến thức: Cơ bản đáp ứng những ý chính sau :
- Khi chưa có vũ khí, dân làng Xơ Man cay đắng chịu đựng trước sự tàn ác, huỷ diệt của kẻ thù.
- Được sự động viên nhiệt tình của anh Quyết, dân làng Xơ Man chuẩn bị vũ khí kháng chiến. Bọn giặc đánh
hơi, tìm cách truy tìm Tnú,(người lãnh đạo cuộc kháng chiến) nhằm đập tan “ mộng cầm vũ khí” mà chúng
rất sợ. Chúng bắn doạ Dít, đánh chết một cách tàn nhẫn mẹ con Mai.
- Không chịu được cảnh kẻ thù tra tấn vợ con, trong cơn bức xúc,(bỏ qua sự can ngăn khôn ngoan của cụ
Mết) Tnú đã xơng vào bọn lính. Mặc dù anh có đầy đủ sức khỏe và tố chất người cộng sản, nhưng với “hai
bàn tay trắng”, không những anh không cứu được vợ con, mà bản thân mình cũng bị chúng trói lại và sau đó
tra tấn bằng cách đốt đơi bàn tay, để thị uy cả dân làng không được cầm vũ khí đối đầu với chúng.
- Khơng để cho kẻ thù sát hại Tnú, dưới sự lãnh đạo của cụ Mết, bằng vũ khí tự tạo trong tay, bằng lịng hờn
căm tích tụ, dân làng Xơ Man đã đồng loạt đứng dậy giết chết kẻ thù, giải phóng cho Tnú.
- Nhờ trang bị vũ khí, dân làng Xơ Man đã làm chủ bn làng của mình.
- Khẳng định lại câu nói của cụ Mết là đúng, có tính chân lý.
* Nghệ thuật:

- Khắc họa sinh động khung cảnh hoành tráng về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man –tác phẩm mang đậm
âm hưởng sử thi.
- Thành công trong việc xây dựng tính cách nhân vật Tnú.
------------------------------------------------------------------BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
ĐỀ THI SỐ 14
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông
-----------------------------------------Thời gian làm bài: 120 phút.
I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(5,0 điểm)
Câu1 (2 điểm):
-Hình ảnh “con cá kiếm” trong tác phẩm “Ơng già và biển cả” của Hê-minh-”có ý nghĩa biểu tượng gì?.
Câu 2(3 điểm):
Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 7

-Viết một đoạn văn ngắn cho biết ý kiến của anh/chị về quyết định của hồn Trương Ba khi Đế Thích đề
nghị cho hồn Trương Ba nhập vào xác Cu Tị để được sống thì Trương Ba khơng từ chối ngay mà tỏ ra rất
phân vân rồi mới đi đến quyết định .
(Hồn Trương Ba-da hàng thịt- Lưu Quang Vũ, Sách Ngữ Văn 12-Tập 2)
II- PHẦN RIÊNG(5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3 a) Theo chương trình chuẩn(5,0 điểm)
Hãy phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn
Nguyễn Minh Châu
(Sách Ngữ Văn 12-Nxb Giáo Dục 2008)
Câu 3 b) Theo chương trình nâng cao(5,0 điểm)
Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan của người nghệ sĩ
trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu

(Sách Ngữ Văn 12-Nxb Giáo Dục 2008)
……………………………………………………………………………….
ĐÁP ÁN BÀI THI SỐ 14
I.PHÀN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1( 2 điểm):
a) Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, song cần nêu các ý chính sau:
- Trước tiên đó là biểu tượng của ước mơ, khao khát chinh phục được một con cá lớn, đẹp trong cuộc
đời của một ngư phủ
- Từ đó mở rộng hơn là biểu tượng của ước mơ ,của lí tưởng mà mỗi con người khao khát theo đuổi
trong cuộc đời
Câu 2(3 điẻm):
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả,dùng từ và
ngữ pháp.
b) u cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành,
thiết thực, hợp lí chặt chẽ và thuyết phục.Cần nêu bật được các ý chính sau:
- Điều đó chứng tỏ Trương Ba cũng là con người bình thường, cũng ham sống ,sợ chết
- Cuộc đấu tranh với dục vọng bản thân diễn ra quyết liệt, khó khăn “ Thắng kẻ rthù đã khó, thắng chính
bản thân mình càng khó hơn”
- Ca ngợi tinh thần chiến đấu của Trương Ba chống lại cái dung tục để khẳng định bản thân mình
II. PHẦN RIÊNG( 5 điểm)
Câu 3. a. Theo chương trình Chuẩn( 5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm tự sự, kết cấu bài viết chặt chẽ ,diễn đạt lưu lốt, khơng
mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
b)Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm nội dung tác phẩm”Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và ghệ thuật khắc
hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa, học sinh có thể triển khai

vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Hoàn cảnh , số phận, đặc điểm ngoại hình của nhân vật
- Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà làng chài khiến nhiều người ngỡ ngàng:
+ Chấp nhận đòn roi
+ Tự trọng, nhẫn nhục, thấu hiểu lẽ đời, thương con vô bờ, một sự hi sinh mê muội đáng thương
- Nghệ thuật:
Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 8

+ Chú ý sự dụng công của Nguyễn Minh Châu vào sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế của người đàn
bà làng chài
- Đánh giá
+ Người đàn bà làng chài biểu tượng của tình mẫu tử, chị quặn lịng vì thương con, chấp nhận san sẻ
nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng
+ Xây dựng nhân vật người đàn bà, Nguyễn Minh Châu khẳng định bản chất tốt đẹp của người lao
động nghèo khổ
Câu 3. b. Theo chương trình Nâng cao( 5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm, kết cấu bài viết chặt chẽ ,diễn đạt lưu lốt, khơng mắc
lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức;
Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần phải thể hiện được yêu cầu của
đề: Hình tuyượng người nghệ sĩ, bức ảnh nghệ thuật, hiện thực cuộc sống trên chiếc thuyền ngoài xa, biển
mù sương biểu hiện rõ quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu:
1- Bản chất của cái đẹp trong quan niệm cuae Nguyễn Mnh Châu:
+ Trong tác phẩm: đối tượng biểu hiện, hình thức, ý tưởng đều hướng tới cái đẹp.Là sự đồng nhất giữa
hai phạm trù: cái đẹp- đạo đức
+ Bức ảnh: là sự gắn kết hài hòa của cuộc sống , của con người, thiên nhiên và cuộc sống sinh tồn trên

chiếc thuyền lặng phắc trước bình minh.
+ Khoảnh khắc tuyệt vời của nghệ thuật vẫn chưa là tất cả. Cuộc truy tìm chân lí, sự thật, cái đẹp vẫn
chưa kết thúc.Bức ảnh không phải là nhầm lẫn ngộ nhận, sự dối lừa nhưng cái thế giới ẩn sau nó là điều bí
ẩn của người nghệ sĩ.Để hiểu nó, người nghệ sĩ phải tiếp tuch khám phá sự thật ẩn sau cái khoảnh khắc ấy
2- Thế giới nhân sinh đầy nghịch lí và bi kịch ẩn chứ sau khoảnh khắcđột khởi của cái đẹp trong bức
tranh:
+ Sự thật phơi bày ngay sau khoảnh khắc ấy, không phải là sự đối nghịch mà là sự soi tỏbản chất của
khoảnh khắc lì lạ
+ Khoảnh khắc lặng yên và bùng nổ xung đột bi kịch, chứa đựng năng lượng tiềm tànglớn của thế giới
nghệ thuật trong tác phẩm.Sự nhìn thấy ở bãi cát là sự bùng nổ, sự phát lộ toàn bộ những xung đột.Bi kịch
làm cho người nghệ sĩ phẫn nộ
+ Tương phẩn giữa thế giới nhân sinh và thế giới nghệ thuật.Song không thể tách rời nhau.Cảm quan hiện
thực sâu sắc của Nguyễn Minh Châu
--------------------------------------------------------BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
ĐỀ THI SỐ 15
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông
-----------------------------------------Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN BÀI TẬP ĐỌC HIỀU
Bài tập 1:
Đọc bài ca dao sau:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi kiếm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
(Ca dao)

a. Bài ca dao trên có những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy được khắc họa như thế nào và chúng có
đặc điểm gì chung?
Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 9

b. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng, phân tích ý nghĩa, tác dụng?
c. Chủ đề của bài ca dao?
d. Đặt nhan đề?
Trả lời:
a. Những hình ảnh có trong bài ca dao: con tằm, con kiến, con hạc, con quốc.
- Những hình ảnh ấy được khắc họa cụ thể qua hành động sống hàng ngày của chúng: nhả tơ, kiếm mồi,
bay mỏi cánh, kêu ra máu.
- Đặc điểm chung: chúng là những sinh vật nhỏ bé, luôn siêng năng chăm chỉ kiếm ăn nhưng lại yếu ớt.
b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng:
- Ẩn dụ: Hình ảnh các con vật được tác giả sử dụng nhằm chỉ những con người lao động nghèo khổ, bần
hàn.
- Điệp ngữ “thương thay” lặp lại 4 lần thể hiện sự thương cảm ở mức độ cao. Mỗi lần lặp lại là một nỗi
thương.
Biện pháp nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
c. Chủ đề: Thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, họ là những người nhỏ bé, thấp cổ
bé họng phải chịu nhiều bất công, khổ cực, vất vả,
d. Nhan đề: Thương thay…Tiếng hát than thân..
Bài tập 2:
Đọc văn bản sau:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng
ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu
trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tế.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngồi.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn
bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Ngữ văn 6 tập một – NXB Giáo Dục 2002)
a. Văn bản trên thuộc thể loại truyện gì?
b. Khi sống ở đáy giếng ếch thấy những gì? Xung quanh ếch là những ai? Ếch thấy vai trị của mình như
thế nào?
c. Khi ếch ra khỏi giếng thái độ của ếch thế nào? Kết cục ra sao?
d. Chỉ ra và và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu chuyện trên?
e. Bài học rút ra từ câu chuyện?
Trả lời:
a. Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngụ ngôn.
b. Khi sống ở đáy giếng ếch thấy: trời như một cái vung.
Xung quanh ếch là: vài con cua ốc bé nhỏ.
Ếch thấy mình như một vị chúa tể.
c. Khi ra khỏi giếng: nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời, kết cục bị con trâu giẫm bẹp.
d. Biện pháp tu từ ẩn dụ: con ếch ẩn dụ cho con người; giếng, bầu trời, ẩn dụ cho môi trường sống…
TD: thể hiện điều muốn nói một cách bóng bẩy, kín đáo, sâu sắc, tăng sức thuyết phục
e. Bài học rút ra từ câu chuyện
- Tự cao, tự đại làm hại bản thân.
- Biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
- Hành trang quý giá nhất của con người là sự hiểu biết.
- Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trị.
- Sự hiểu biết là chìa khóa của thành công.
Bài tập 3.
Đọc văn bản sau:
Chị Phan Ngọc Thanh (29 tuổi) cùng chồng là Jae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau
chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có với nhau 2 người con, con trai lớn năm nay 6 tuổi và bé gái
Jae Yeon 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Nhưng số phận đã không mỉm cười
với vợ chồng chị Thanh và các con. Phà Sewol gặp nạn và gia đình chị Thanh chỉ có một chiếc phao duy

nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết, người mẹ cũng như anh trai đã quyết định
mặc cho con gái nhỏ chiếc phao và đẩy cô bé ra khỏi phà. Bé Jae Yeon được cứu sống tuy nhiên đến thời
điểm này những nhân viên cứu hộ dù đang làm việc cật lực vẫn chưa tìm thấy tin tức gia đình bé.
Tài liệu ơn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 10

(web: doi song phap luat.com ngày 16/04/2014)
a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
b. Văn bản trên giúp anh chị biết được những thơng tin gì?
c. Hãy viết 3 câu bình luận về chiếc áo phao trong văn bản trên.
Trả lời:
a. Văn bản trên thuộc phong cách ngơn ngữ báo chí.
b. Văn bản trên nói về vụ chìm tàu ở Sewol:
- Hồn cảnh gia đình chị Thanh (gia đình bị mất tích trong vụ chìm tàu).
- Lý do gia đình anh chị lên chuyến phà.
- Chiếc áo phao cứu sống cháu bé nhỏ nhất của gia đình anh chị.
c. Suy nghĩ về chiếc áo phao:
- Trước sự sống cịn , tình u thương đã bừng sáng.
- Áo phao – trao sự sống.
- Áo phao – biểu tượng của tình yêu gia đình.
Bài tập 4:
Đọc đoạn văn sau:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời
có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình
hắn chửi ngay cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó chừa mình ra!”. Khơng ai
lên tiếng cả.Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào
không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu khơng? Thế thì có
khổ cho hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A

ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo.
Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn khơng biết, cả làng Vũ Đại cũng khơng
ai biết…”
(Trích Ngữ văn 11tập một NXB Giáo dục 2012)
a. Trong đoạn văn trên Nam cao đã sử dụng những kiểu câu gì?
b. Chí Phèo chửi những ai?
c. Ý nghĩa của tiếng chửi?
Trả lời:
a. Trong đoạn văn trên Nam cao đã sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau: câu miêu tả, câu kể, câu cảm
thán, câu nghi vấn.
b. Chí phèo chửi: chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn.
c. Ý nghĩa của tiếng chửi:
- Tiếng chửi mở đầu tác phẩm bất ngờ có tác dụng giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng.
- Qua tiếng chửi ta cảm nhận được nỗi đau của Chí Phèo: vẻ ngồi thì ngang ngược, hung hãn nhưng bên
trong lại vơ cùng cơ đơn, bế tác vì bị mọi người hắt hủi, ruồng bỏ.
- Qua tiếng chửi nhà văn Nam Cao bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc đối với nỗi đau khổ của Chí Phèo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
ĐỀ THI SỐ 16
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông
-----------------------------------------Thời gian làm bài: 120 phút
I. ĐỌC - HIỂU (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. Cho đoạn văn văn sau: (2,0 điểm)
"...Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất
nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành
những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất
nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương
nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm
cho nòi giống ta suy nhược.
Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 11

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ
xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất
cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở
nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột cơng nhân ta một cách vơ
cùng tàn nhẫn...". (Trích Tun ngơn Độc lập - Hồ Chí Minh).
a/ Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Em hãy đặt tiêu đề phù hợp cho đoạn văn? ( 1đ)
b/ Nội dung của đoạn trích trên như thế nào? Nghệ thuật cơ bản nhất của đoạn trích trên là gì, tác dụng của
biện pháp nghệ thuật ấy?(1đ)
2. “Bước vào thế kỉ mới,nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới….
nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước”.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới Trích trong Một góc nhìn tri thứcNXB Trẻ- TPHCM 2002).
a/ Đoạn văn trên của Vũ Khoan đang nói đến thói quen nào của người Việt Nam?
b/ Nếp nghĩ sùng ngoại, hay bài ngoại sẽ ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất nước ?
(2.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (6 ĐIỂM) HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
Câu 1: Vụ việc hai bảo mẫu ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, thành phố Hồ Chí Minh hành hạ nhiều
cháu bé được gửi tại cơ sở này đã khiến dư luận vô cùng đau xót, căm phẫn. Những em bé cịn non nớt, vơ
tội chưa đủ khả năng để có thể tự bảo vệ mình, phải nhờ vào bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu, người
được coi là “mẹ thứ hai” của chúng lại bị chính những người này đang tâm hành hạ…
Không phải đến bây giờ, những vụ việc đau lòng như thế này mới xảy ra, mà mới đây, dư luận chưa hết
sửng sốt về hành động vô nhân tính của Hồ Ngọc Nhờ làm bé trai 18 tháng tuổi thiệt mạng, rồi “bảo mẫu”
Quảng Thị Kim Hoa ở Biên Hòa (Đồng Nai) cũng hành hạ, đánh đập dã man các em nhỏ….
Từ những sự việc trên, anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về quyền trẻ em và việc thực

hiện quyền đó trong cuộc sống hơm nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu xây đựng rất thành công nhân vật người đàn
bà hàng chài. Có nhận định cho rằng: "Người phụ nữ này hiện lên trong tác phẩm vừa đáng thương, nhưng
cũng vừa đáng trách". Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
-----------------------------------------------------------------------BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
ĐỀ THI SỐ 17
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông
-----------------------------------------Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN VIẾT
CẤU 1
Giáo sư Ngơ Bảo Châu có viết :
« Cách tốt nhất để ni dưỡng niềm tin chính là đặt nó vào những dự định cụ thể và có ý nghĩa ».
( Dự định, niềm tin và sự bền bỉ - Báo Tuổi trẻ, trang 5, Xuân Tân Mão 2011)
Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên.
ĐÁP ÁN ;
1. Giải thích:
- Niềm tin là những gì mà ta tin tưởng, là sự hi vọng mà ta đặt vào đó. Đó là cảm giác chắc chắn về một điều
gì đó trong cuộc sống cũng như chính bản thân mình.
- Ni dưỡng niềm tin là làm cho niềm tin lớn hơn, hoàn thiện hơn.
- Dự định cụ thể là những phác thảo, kế hoạch chi tiết hướng đến những mục tiêu cụ thể.
- Dự định có ý nghĩa là những dự định thiết thực, phù hợp với khả năng, tình huống và khả thi.
=> Giải pháp tốt nhất để giữ vững cho mình một niềm tin trong cuộc sống cũng như với chính bản thân mình
là biết hướng niềm tin vào những điều cụ thể, có giá trị thiết thực với cuộc sống. Khi đó, niềm tin ấy khơng
chỉ được khơi dậy mà cịn được ni dưỡng và phát triển thành niềm tin lớn trong cuộc sống.
2. Phân tích – Chứng minh
Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014



Trang 12

Ý 1: Đặt niềm tin vào những dự định cụ thể chính là giải pháp tốt nhất để ni dưỡng nó:
- Ai cũng có những mong muốn, dự định và mục tiêu cho riêng mình, nhưng trước hết phải suy xét xem niềm
tin ta gửi gắm có hướng tới những mục tiêu cụ thể, phù hợp chưa. Nếu ta đặt niềm tin vào một mục tiêu
mông lung, xa vời thì khó có kết quả như ta mong muốn.
- Mỗi người có những mục tiêu và kì vọng khác nhau. Điều ta mong muốn, kì vọng có thể trở thành hiện
thực khi ta biết đặt nó vào những dự định cụ thể. Đó chính là con đường ngắn nhất dẫn ta đến thành công,
cho ta niềm tin về những điếu tốt đẹp trong cuộc sống cũng như chính bản thân ta.
Ý 2: Để niềm tin của mình của mình được nuôi dưỡng một cách thiết thực, trọn vẹn cần phải gắn kết nó
vào những dự định có ý nghĩa của cuộc đời mình:
- Niềm tin là vơ hạn nhưng ta cần phải cân nhắc xem những gì thực sự đáng để ta đặt niềm tin vào nó.
- Dành thời gian suy nghĩ về dự định của mình xem nó có ý nghĩa như thế nào và có thể thực hiện được
khơng.
* Thí sinh có thể lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh.
3. Đánh giá – mở rộng:
- Ý kiến của giáo sư Ngô Bảo Châu thực sự là một lời khuyên sâu sắc, hướng con người vươn tới những giá
trị đích thực của cuộc sống.
- Trong xã hội ngày nay, vẫn cịn khơng ít những bạn trẻ không xác định được “nơi gửi gắm” niềm tin của
mình nên bỏ mất những cơ hội thành cơng, rồi rơi vào tình trạng chán nản, dần dần khơng cịn khả năng
đương đầu với những khó khăn, thử thách.
- Chỉ có niềm tin thì chưa đủ, phải biết ni dưỡng niềm tin để vươn tới những điều tốt đẹp và làm cho cuộc
đời thực sự có ý nghĩa.
4. Bài học
- Nhận thức: Niềm tin đóng vai trị rất quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc sống con người. Đó là chìa khóa
của mọi thành cơng. Cần hiểu rõ điều mình thực sự mong muốn và hoạch định một kế hoạch cụ thể để đạt
được điều đó.
- Hành động: Nỗ lực trau dồi kiến thức, rèn luyện ý chí nghị lực để có thể biến niềm tin của mình thành
những mục tiêu cụ thể và có ý nghĩa cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Ta khơng chỉ ni dưỡng niềm tin
cho bản thân mà cịn cho cả những người xung quanh mình.

CÂU 2 :Trong truyện có kể, khi bị bắt vào nhà thống lí, Mị đã định tự tử bằng lá ngón, nhưng rồi lại
từ bỏ ý định vì thương cha. Nhưng đến lúc cha Mị chết đi rồi, Mị lại khơng cịn ý định tìm đến cái chết
nữa. Vì sao vậy?
- Ý muốn ăn lá ngón là một phản ứng trước một cuộc sống không ra cuộc sống. Điều đó cho thấy, phải tha
thiết sống lắm thì khi mất nó, người ta mới muốn chết ngay đi. (Cho nên, về sau này, trong một ngày tết đáng
nhớ của đời Mị, khi tình xuân bất chợt trở về bừng nở trong lịng thì Mị lại có ngay ý nghĩ: “Nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”).
- Còn khi niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc đã băng giá lại thì cũng chẳng cịn gì thúc đẩy người ta
nghĩ về cái chết. Đấy là lí do cắt nghĩa vì sao khi người cha đã mất rồi, mà ý nghĩ về nắm lá ngón sẽ khơng
trở lại với Mị. Chừng nào Mị cịn là một cái bóng vật vờ trơi theo guồng cơng việc thì khơng cịn nhớ đến cả
sự xót thương mình.
- Diễn biến tâm lí của nhân vật này đã được nhà văn phát hiện và miêu tả nhiều góc độ khác nhau theo mạch
phát triển rất logic, chân thật không giản đơn, không gượng ép giả tạo.
CÂU 3: Trong bức tranh mùa xuân ở Hồng Ngài của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, chi tiết nghệ
thuật nào được nhà văn đặc tả nhiều lần? Chi tiết ấy có vai trị gì trong việc thể hiện sức sống tiềm
tàng của nhân vật Mỵ?
- Chi tiết nghệ thuật được đặc tả nhiều lần: âm thanh tiếng sáo
- Vai trò của tiếng sáo
+ Tiếng sáo là biểu tượng đẹp đẽ nhất của mùa xuân, của tình duyên, của tuổi thanh xuân căng đầy sức sống
của Mỵ.
Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 13

+ Trong đêm tình xuân , tiếng sáo ấy làm Mỵ “thiết tha , bồi hồi”, là tác nhân quan trọng làm thức dậy trong
Mị khát vọng tình yêu và hạnh phúc - dấu hiệu đầu tiên của sự hồi tỉnh là Mị sống lại với những kỉ niệm
ngày trước. Nếu như trước đây, Mị tồn tại trong trạng thái vô hồn, vô cảm, với cảm thức phi thời gian, thì
bây giờ Mị đã có ý thức về thời gian, trái tim đã đập những nhịp bồi hồi, xao xuyến, thôi thúc Mỵ bất chấp
cảnh ngộ, muốn đi chơi.

+ Tiếng sáo đã làm sống dậy sức sống tiềm tàng nhưng mãnh liệt ở nhân vật Mị
CÂU 4: Nói về việc sáng tác Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi cho biết ông đã đưa “những ý thơ” vào trong tác
phẩm. Chỉ ra “những ý thơ” ấy trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ?
- Ý thơ được biểu hiện qua:
+ Không khí của thiên nhiên đất trời mùa xuân; những tập tục sinh hoạt giàu tính nhân văn của con người
Tây Bắc trong việc đón tết, vui xuân ở Hồng Ngài
+Tâm hồn trong sáng và giàu khao khát của Mị; tính cách ngang tàng, táo bạo, phóng khống của A Phủ.
+ Những chi tiết đặc sắc: âm thanh tiếng sáo, khúc ca gọi bạn tình, trạng thái bay bổng của tâm hồn Mị…
- Ý nghĩa: Những ý thơ như thế góp phần nâng cao giá trị tác phẩm, tô đậm thêm phong cách văn xi Tơ
Hồi, gieo vào lịng người đọc tình yêu và những rung cảm lành mạnh đối với núi rừng và con người Tây
Bắc.
CÂU 5: Hình tượng người cách mạng Hạ Du:
Xuất hiện gián tiếp qua những mẩu đối thoại của các nhân vật trong quán trà nhưng nhân vật này có ý
nghĩa quan trọng. Hạ Du là hình tượng tiêu biểu cho những người sớm giác ngộ lí tưởng, cho cách mạng Tân
Hợi thời buổi đầu. Anh có lí tưởng rõ ràng, dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn. Thế nhưng, Hạ Du lại sai lầm
trong đường lối hoạt động: đúng lí ra anh cần phải tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân
dân, để họ hiểu và ủng hộ cách mạng; thì ở đây Hạ Du lại chọn đối tượng để giác ngộ là bọn ác bá đồ tể như lão Nghĩa đề lao. Việc làm đó đã khiến cho quần chúng khơng hiểu biết gì về cách mạng. Họ xem Hạ Du
là kẻ điên, là làm giặc, đồng thời đã tố giác anh với chính quyền phong kiến... Cái chết của Hạ Du là bi kịch
của ngưòi chiến sĩ cách mạng hoạt động xa rời quần chúng.
Tác giả bày tỏ thái độ trân trọng kính phục, song cũng ngầm ý phê phán anh làm cách mạng mà xa rời quần
chúng.
Câu 6: Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du và câu hỏi của bà mẹ “Thế này là thế nào?”:
* Ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du:
- Là biểu tượng của sự kính trọng, cảm phục người chiến sĩ cách mạng.
- Là niềm lạc quan, niềm tin vào tương lai tiền đồ của cách mạng.
* Ý nghĩa câu hỏi của bà mẹ:
-“Thế này là thế nào?”, câu hỏi thể hiện sự băn khoăn, suy nghĩ của bà mẹ về nguồn gốc của vòng
hoa; người mẹ bắt đầu suy nghĩ về cái chết của con, quần chúng suy nghĩ về cách mạng.
- Câu hỏi cịn ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu và trân trọng con mình (chứng cớ là liền sau đó bà
mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con quạ chứng nghiệm).

- Tác giả ngầm gợi cho người đọc suy nghĩ về sự hy sinh của người chiến s cách mạng, về mối quan
hệ giữa người làm cách mạng và quần chúng nhân dân.
Câu 7: Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
- “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt”: Hình ảnh này gợi về căn bệnh u
mê, lạc hậu của quần chúng và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong.
- Đây là phương thuốc chạy chữa căn bệnh mù quáng, mê muội, lạc hậu của quần chúng nhân dân cũng như
sự sai lầm trong đường lối hoạt động của cách mạng Trung Quốc.
C©u 8: Nhận xét không gian v thời gian trong truyện ngắn Thuốc?
- Thời gian có sự vận động, có một ngày mùa thu và một ngày mùa xuân - có ba buổi sớm: một buổi sớm nơi
pháp trờng, một buổi sớm tiƯm trµ, mét bi sím b·i tha ma. Thu qua, xuân tới là quy luật của đất trời; thu là
buổi chiều của năm, là sự thu vén để kết thúc, mùa thu lá vàng rơi để tích nhựa qua đông đón mùa xuân õm
chồi nảy lộc. Cái chết của hai con ngời do sự u mê, lạc hậu ca mi ngi quanh mỡnh cũng nh hai chiếc lá
rời cành tÝch nhùa cho mïa xu©n hy väng, cịng nh sù gieo mầm, nh trả giá cho một sự giác ng.
Ti liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 14

- Không gian: một quán trà lặng lẽ trong đêm - ồn ào ban ngày, mt pháp trờng nhốn nháo, hỗn tạp, một
nghĩa địa mênh mông, lạnh lẽo. Đây là không gian của xà hội Trung Quốc ng thời./.
B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
ĐỀ THI SỐ 18
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông
-----------------------------------------Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 ; Chép lại và nêu ý nghĩa lời đề từ của bài thơ « Đàn ghi ta của Lor- ca » ?
Gợi ý trả lời
I. Lời đề từ:
- « Khi tơi chết hãy chơn tơi với cây đàn ». Đó là lời đề từ cho bài thơ « Đàn ghi ta của Lor- ca » của Thanh
Thảo viết về Lor- ca.

II. Ý nghĩa lời đề từ của bài thơ :
- « khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn » - đó là lời di ngơn đầy tâm huyết của người nghệ sĩ Lor- ca. Người
nghệ sĩ đấu tranh chống lại nền độc tài phát xít đang ngự trị trên đất nước Tây Ban Nha bấy giờ như luôn bị
ám ảnh, tiên cảm về cái chết. Và Lor- ca muốn được nằm trong lòng đất nước cùng cây đàn thơ của mình,
Lor- ca viết : « Hãy chơn tơi với cây đàn ». Cây đàn ghi ta là phần hồn của đất nước Tây Ban Nha nên câu
thơ của Lor- ca chứa đựng một tình yêu Tổ quốc nồng nàn, tình yêu nghệ thuật say đắm của Lor- ca.
- Hình ảnh đàn ghi ta còn là biểu tượng cho sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca với ước nguyện cách
tân nghệ thuật. Cho nên « khi tơi chết hãy chơn tơi với cây đàn » - cịn là mong muốn của Lor-ca : muốn xóa
bỏ ảnh hưởng bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới. Lor-ca không muốn nghệ thuật của mình vì
được cơng chúng u mến đưa lên đài danh dự rồi vơ tình trở thành vật cản trên con đường sáng tạo nghệ
thuật vốn không có giới hạn của thế hệ sau.
- Câu thơ đề từ gợi về chân dung và lý tưởng cao đẹp của một nghệ sĩ chân chính có sức khơi gợi cảm hứng
cho toàn bài.
Câu 2 : Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca, hình tượng Lor- ca được Thanh Thảo khắc họa qua
những hình ảnh nào? Nét độc đáo trong cách thể hiện của Thanh Thảo ?
Gợi ý trả lời
- Lor- ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá có tính chất tiêu biểu về một nhạc sĩ thiên tài với con
đường cách tân nghệ thuật: « tiếng đàn bọt nước », « áo chồng đỏ gắt », với giai điệu ghi ta « li-la li- la lila », với « vầng trăng chếnh chống », « n ngựa mỏi mịn », « lang thang về miền đơn độc ».
- Các hình ảnh đều có giá trị tượng trưng cho âm nhạc, cho đất nước Tây Ban Nha - quê hương của đàn ghi
ta, của môn đấu bị tót. Hình ảnh ấy gợi lên một đấu trường Tây Ban Nha, đấu trường giữa con người cách
tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua, đấu trường giữa khát vọng tự do dân chủ của công dân- nghệ sĩ
Lor- ca với nền chính trị độc tài.
Câu 3: Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca, cái chết của Lor- ca được khắc họa bằng những chi tiết
nào ? Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về cái chết ấy ?
Gợi ý trả lời
I. Cái chết của Lor- ca :
- Cái chết của Lor- ca được khắc họa bằng chi tiết « áo chồng bê bết đỏ » và tiếng ghi ta « rịng rịng –
máu chảy ».
- Cái chết của Lor- ca là cái chết bi tráng, đột ngột làm mọi người cảm thấy « bỗng kinh hoàng ». Lor-ca
chết, tiếng đàn tượng trưng cho khát vọng tự do và sự sống, khát vọng tình yêu đã « vỡ tan » và « rịng rịng

máu chảy ». Lor- ca chết nhưng tiếng đàn của Lor-ca vẫn « như cỏ mọc hoang », sự nghiệp của Lor-ca thì bất
tử.
Câu 6 : Ở 6 dịng mở đầu bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca, hình tượng Lor- ca được nhà thơ Thanh Thảo
giới thiệu bàng những hình ảnh nào ? Nêu ngắn gọn ý nghĩa của những hình ảnh ấy.
I Hình tượng Lor- ca được nhà thơ Thanh Thảo giới thiệu bằng những hình ảnh : tiếng đàn bọt nước,
áo choàng đỏ gắt, li- la li- la li- la, vầng trăng chếnh chống, n ngựa mỏi mịn, đi lang thang về miền đơn
độc.
II. Ý nghĩa các hình ảnh :
Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 15

- Các hình ảnh ấy có ý nghĩa tượng trưng cho âm nhạc - cho nghệ thuật dân tộc Tây Ban Nha, gợi về đất
nước Tây Ban Nha – quê hương của cây đàn ghi ta ( Tây Ban Cầm), q hương của mơn đấu bị tót – nét văn
hóa độc đáo của xứ sở Tây Ban Nha ; đó là q hương của Lor- ca.
- Các hình ảnh góp phần tơ đậm chân dung của Lor –ca : một công dân Lor- ca đấu tranh cho tự do, dân chủ,
chống lại chế độ độc tài phát xít Phrăng- cô, một nghệ sĩ Lor- ca đấu tranh cho khát vọng cách tân nghệ
thuật.
- Các hình ảnh trên cịn gợi hình ảnh trên nền đất nước Tây Ban Nha, Lor- ca hiện lên là người nghệ sĩ lãng
du có tâm hồn phóng khống, tha thiết u đời và cơ đơn trong hành trình sáng tạo, cách tân nghệ thuật và
đấu tranh.
- Những hình ảnh viết về Lor- ca là những thi liệu quen thuộc trong thế giói nghệ thuật của Lor- ca. Chính vì
thế mà hình tượng Lor-ca trong suy cảm của Thanh Thảo và những hình ảnh thơ trong thi phẩm của chính
Lor- ca như hịa trộn vào nhau làm nên tiếng nói tri âm chân thành và cảm động.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
ĐỀ THI SỐ 19
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông
-----------------------------------------Thời gian làm bài: 120 phút

I./ PHẦN ĐỌC HIU VN BN
Cho on vn sau:
Ngọc không mài , không thành đồ vật; ngời không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ
đối xử hằng ngày giữa mọi ngời. Kẻ đi học là học điều ấy () Phép dạy, nhất định theo Chu Tử.
Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ th, Ngị kinh, Ch sư. Häc réng råi
tãm lỵc cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập đợc công, nhà nớc nhờ thế mà
vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng ngời
Câu 1(1 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2(1.5 điểm): Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 3(1 điểm): Câu: Học rộng rồi tóm lợc cho gọn, theo điều học mà làm thuộc kiểu câu gì? Để thực
hiện hành động nói nào?
Câu 4(0,5 điểm): Câu Ngọc không mài , không thành đồ vật; ngời không học, không biết rõ đạo là
câu phủ định . Đúng hay sai?
II./ LÀM VĂN XÃ HỘI
Ngày 17/3/2014, các phương tiện thông tin đại chúng đăng tin cô giáo và học sinh bản Sam Lang,
xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên phải chui vào những bao nilon để những người biết bơi đẩy
bao “đựng” cô giáo và học sinh vượt qua suối đến trường. Khi các phóng viên hỏi, sau lần đó, cơ giáo
có qua suối bằng túi nilon nữa không? Cô Minh cười: “Em đi 15 lần rồi anh ơi”.Cơ chia sẻ: “Lần thứ
nhất, thứ hai cịn sợ, nhưng giờ em thấy nó cũng bình thường”.
Anh/ chị có những suy nghĩ gì về sự việc trên ?
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Suy cho cùng, vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài thơ ln gắn liền với những tìm tịi phát hiện của
Xn Quỳnh về hình tương “sóng”. “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người phụ nữ đang u, nói
cách khác”sóng’’ là tình u. Trong thứ tình cảm của nhân loại, nhà thơ phat hiện có sự sơi nổi mãnh liệt,
có những bí ẩn, những nỗi khát vọng cháy bỏng có sự bao la vơ tận, ln nim tin mónh lit.biu
P N:
PHN 1
Câu 1(1 điểm): Bàn về phép học
- Tác giả cho 0,5 điểm: Nguyễn Thiếp
Câu 2(1.5 điểm): Trả lời đúng nội dung chủ yếu của đoạn văn cho 1,5 điểm: Nêu mục đích chân chính của việc học

và các phép học.
Câu 3(1 điểm): Học sinh trả lời đúng:
- Kiểu câu: Trần thuật (0,5 điểm)
- Để thực hiện hành động nói đề nghị (0,5 điểm)
Ti liu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 16

Phần 2:
- Cần nắm ý cơ bản sau:
+ Nội dung chính của sự vất vả của các học sinh miền núi
+ Phân tích nội dung chính của bản tin và đưa ra giải pháp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
ĐỀ THI SỐ 20
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông
-----------------------------------------Thời gian làm bài: 120 phút
I./ PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Câu 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 600 -800 từ về bản tin sau:
Nhiều người đã bật khóc khi xem clip cảm động về tình cha con của Thái Lan.
Khơng ít người khẳng định “đây là clip hay nhất về tình cha con” mà họ được xem.
Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là người cha nghiêm khắc và cậu con trai chơi bời
lêu lổng. Khi nhìn thấy cảnh bạn bè con chăm chỉ ăn học nên người ông buồn phiền im lặng.
Tới một ngày, người con trai mời cha đi ăn cơm, lúc đó ơng đang rất bận nên cáu gắt “Tất cả
những gì mày làm chỉ là ăn”. Quá nóng giận, người con trai bỏ nhà ra đi và kiếm việc làm tại
một công trường. Nhưng số phận đã không mỉm cười khi anh chẳng may bị té ngã, rồi bị liệt cả
hai chân. Người bố xót thương đã tìm mọi cách dìu dắt, hướng dẫn con vượt qua tất cả.
(theo vtc new, 5/5/2014)

Anh/chị có những nhận định gì về bản tin trên.
Câu 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 600 -800 từ về bản tin sau:
Mấy ngày gần đây người dân thôn Trại, xã Tân Kim (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Ngun)
khơng khỏi sửng sốt trước sự việc chị Vi Thị L. trầm mình xuống dịng sơng Thương cách nhà
hơn 40km để tự tử. Theo tìm hiểu thêm của PV, trước ngày chị L. quyên sinh, gia đình anh chị
L. có đi xem bói ở xã bên, sau đó mời thầy có về nhà cúng giải hạn. Với suy nghĩ "có thờ có
thiêng có kiêng có lành" nên anh Tn cũng khơng can ngăn gì vợ.
(Theo báo Online , 6/5/2014)
Anh/chị có những nhận định gì về bản tin trên.
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 600 -800 từ về đoạn văn sau:
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai
bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi Nguyện vọng V1 lấy tới hai bảy phẩy năm?
Đó thật ra khơng phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hỗn mà thơi.Cuộc sống vẫn
chào đón họ với Nguyện Vọng 2, Nguyện vọng 3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng
định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
và môt nhà văn Mĩ- Henry Ford.cú cõu núi Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại
mọi thứ một cách thông minh h¬n”. Henry Ford.
Anh/chị có những nhận định gì về đoạn văn và câu nói trên trên.
Câu 4:
Đến thăm gia đình anh Phùng Văn Trường tại thơn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội vào một ngày cuối tuần. Văng vẳng tiếng trẻ con ê a đọc
bài khiến cho không gian của làng quê trở nên thân thương. Với đôi tay co quắp, run rẩy, anh
Trường đang cố gắng lật từng trang sách giảng bài cho các em nhỏ.Phùng Văn Trường sinh
năm 1979, là con lớn trong một gia đình có 5 anh em. Chân tay ngày càng co quắp lại đến khi
không thể viết được bằng tay, Phùng Văn Trường vượt qua khó khăn để luyện viết bằng miệng.
(Theo Báo Online , 22/4/2014)
Anh/chị có những nhận định gì về bản tin trên.
Câu 5:
Ngày 22/2/2014 , Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp tổ chức chung kết cuộc thi “Tài
năng trẻ” chào Xuân 2014, đồng thời đánh dấu 10 năm thành lập Hội. Cuộc thi thực sự đã trở

thành sân chơi cuốn hút để các bạn trẻ Việt Nam tại khắp các tỉnh thành của nước Pháp bộc lộ
những tài năng đa dạng của mình. “Đừng nản lòng trong cuộc sống và hãy yêu thương khi cịn
Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 17

có thể” - là thơng điệp của các tiết mục tham dự đêm chung kết “Tài năng trẻ”.
(Theo Báo Online 22/2/2014)
Đáp án:
Câu 1: Tình cha con – tình cảm gia đình
Câu 2: Hiện tượng mê tín
Câu 3:
1. Gi¶i thÝch.
- Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn, điều ấy có nghĩa là:
thất bại chính là cơ hội rất tốt để ta bắt đầu làm lại khi đà có kinh nghiệm hơn, sẽ không lặp lại sai lầm
tr-ớc để dẫn đến thất bại. Đó là sự khởi đầu thông minh hơn!
- Nếu ta thất bại mà lại thất vọng, bi quan, chán nản thì sẽ chẳng đạt đ-ợc bất cứ thành công nào hết. HÃy
biến thất bại thành một cơ hội tốt để ta sửa chữa, khắc phục những nguyên nhân gây ra thất bại thì có
nghĩa là ta đà bắt đầu lại một cách thông minh nhất.
2. Phân tích, Chứng minh, Bình luận.
- Phân tích:
- Chứng minh:
- Bình luận:
III. KTVĐ- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói, ý nghĩa, tác dụng đối với tất cả chúng ta
- Bài học cho bản thân
Cõu 4: Ngh lc vt khú.
Cõu 5: Ý chí vượt qua khó khăn thử thách

Câu 1: Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp nghệ thuật

đặc sắc nào đựơc Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện của mình?
Trả lời
- Viết về sơng Đà, Nguyễn Tuân phát hiện hai nét nổi bật nhất của sông Đà là hung bạo và trữ tình.
- Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều thủ pháp
nghệ thuật:
+ Trước hết, phải kể đến nghệ thuật nhân hóa. Đá trên thác sơng Đà mai phục, bày “thạch trận” để tiêu
diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước thì kêu rống lên, vào hùa với đá để đánh những miếng đòn
“hiểm độc nhất”.
+ Nghệ thuật trùng điệp và bút pháp trữ tình đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét trữ tình của con sơng
“tn dài tn dài như áng tóc trữ tình”. Con sơng cịn đẹp với “mùa xn dịng xanh ngọc bích”, mùa thu
thì nước “ lừ lừ chín đỏ...”…
+ Nguyễn Tn cịn sử dụng nhiều cách so sánh những hình ảnh của đá, của nước, của thác, con
thuyền, người lái đò, … Qua ngòi bút của nhà văn, cuộc vượt thác hiện ra như một trận thủy chiến,…
Câu 2: So sánh Chữ người tử tù với Người lái đị Sơng Đà, nhận xét những điểm thống nhất và khác
biệt về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Trả lời.
I. Điểm thống nhất.
- Cả hai tác phẩm đều thể hiện cảm hứng mãnh liệt của nhà văn trước cái tuyệt mĩ, những cảnh tượng độc
đáo, tác động vào giác quan của người nghệ sĩ. Đó là cái tài thư pháp của một Huấn Cao, đó là cái hùng vĩ,
dữ dằn cũng như vẻ diễm lệ, trữ tình của sơng Đà và tài vượt thác của người lái đò.
- Tiếp cận thế giới thiên về phương diện văn hóa thẫm mĩ, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa,
nghệ sĩ.
- Câu chữ được gọt giũa tinh xảo, câu văn giàu hình ảnh, tài hoa, uyên bác.
II. Sự khác biệt.

Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 18


- Trước cách mạng, Nguyễn Tuân hướng đến sự tài hoa của những nhà nho “vang bóng một thời”, tiếc nuối
quá khứ, tiếc nuối những nét đẹp văn hóa đã xa; sau cách mạng, ngòi bút tác giả hướng đến cuộc sống lao
động hiện tại của nhân dân.
- Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ ở tầng lớp những con người đặc biệt (Huấn
Cao, quản ngục…). Trong Người lái đị Sơng Đà, ơng tìm chất tài hoa ở người lái đị, người lao động bình
thường.
Câu 3: Chép lại nguyên văn và nêu ý nghĩa của hai câu thơ đề từ trong tùy bút Người lái đị Sơng Đà
của Nguyễn Tn.
Trả lời.
1. Hai câu thơ đề từ trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân:
- “ Đẹp vậy thay tiếng hát trên dịng sơng”
(Wladyslaw Broniewsski)
“Chúng thủy giai đơng tẩu, Đà giang độc bắc lưu”
(Thơ Nguyễn Quang Bích)
2. Ý nghĩa hai câu thơ đề từ
- “ Đẹp vậy thay tiếng hát trên dịng sơng”: Câu thơ gợi về vẻ đẹp trữ tình , gợi cảm của Sơng Đà; Sơng
Đà như có sức sống, như có linh hồn.
- “Chúng thủy giai đơng tẩu, Đà giang độc bắc lưu”: Câu thơ gợi về hình ảnh Sơng Đà với tính cánh ngang
ngược như cưỡng lại qui luật của tự nhiên, một Sông Đà rất cá tính, độc đáo.
Đề bài: Cảm nhận của anh chị về hình tượng Sơng Đà qua tùy bút Người lái đị Sơng Đà của Nguyễn
Tn.
Bài làm cần có các ý sau:
Ý 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, có phong cách độc đáo.
+ Người lái đị Sơng Đà in trong tập Sông Đà (1960). Ở tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện khá thành
công vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc qua hình tượng Sơng Đà và người lái đị.
Ý 2: Hình tượng Sơng Đà:
I. Cách giới thiệu : Sông Đà được nhà văn quan sát và miêu tả ở nhiều góc độ :
“Chúng thủy giai đơng tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”

(Mọi con sông đều chảy theo hướng Đơng, / chỉ có sơng Đà theo hướng Bắc)
 Cách giới thiệu tạo ấn tượng về Sông Đà ; đã thâu tóm được cái thần, cái độc đáo của sơng Đà và cái thần
chữ của Nguyễn Tuân.
II. Về tính cách :
1.Một dịng sơng hung bạo – hiểm ác:
- Cảnh đá bờ sơng dựng vách thành/ vách đá chẹt lịng sơng Đà như một cái yết hầu/ ngồi trong khoang đò
qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh...trên cái tầng thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện
 Cảnh tượng hùng vĩ, huyền bí= Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều giác quan - so sánh, liên tưởng mới mẻ,
độc đáo
- Mặt ghềnh Hát Lng/ nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió/địi nợ xt bất cứ người lái đị sơng Đà...
 Cái dữ dằn của ghềnh sơng với sự hợp sức của gió, của sóng, của đá = điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc,
tăng tiến và sự hỗ trợ bởi các thanh trắc
=> mối đe doạ thực sự với người lái đò.
- Những cái hút nước giống như cái giếng bê tông/ nước ặc ặc/ từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút
mặt sơng chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải.
+ Những cái hút nước khủng khiếp  qua: so sánh, nhân hoá, kết hợp tả kể, liên tưởng, tưởng tượng, thủ
pháp điện ảnh = gây cảm giác lạnh người, hãi hùng.
- Sự hung bạo của sơng Đà cịn thể hiện ở thác nước, nhà văn đã nhân hố con sơng thành một sinh thể dữ
dằn, gào thét  Sông Đà như một bầy thuỷ quái: hung hăng, nham hiểm, bạo ngược, xảo quyệt.
(“ Khi thì “ốn trách van xin” , khi thì “ khiêu khích, giọng gằn và chế nhạo”, khi thì “rống lên”, “reo
như đun sơi”…)
Tài liệu ơn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 19

Đá trên sông Đà bày thạch trận chặn đánh tiêu diệt con người  qua trí tưởng tượng phong phú, tài quan
sát, sử dụng ngôn từ điêu luyện, nhân hố hợp lí
Sơng Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một” sẵn sàng dìm chết con thuyền.
=> Khung cảnh sơng Đà giống như sa bàn khổng lồ, một trận đồ thiên la địa võng thách đố, khủng bố tinh

thần ngêi lái đò làm nghề sơng nước.
Sơng Đà có vẻ đẹp hoang dại, hùng vĩ và « chất vàng » chính là tiềm năng thủy điện to lớn của sông Đà. Khi
nghĩ đến những « tuyếc- bin thủy điện », có lẽ nhà văn đã cảm nhận được vị trí, vai trị của Đà giang trong sự
nghiệp xây dựng đất nước.
2. Một dịng sơng thơ mộng- trữ tình:
- Về dáng sơng : Từ trên cao nhìn xuống: “Sơng Đà tn dài như một áng tóc trữ tình… ; Sơng Đà như một
áng tóc mun, dài ngàn ngàn vạn vạn sải”.
 qua liên tưởng, so sánh: Sông Đà hiện lên như người thiếu nữ Tây Bắc với vẻ đẹp trữ tình trẻ trung và
duyên dáng, man sơ.(so sánh giàu giá trị nhân văn)
- V sc màu : Nhìn ngắm sơng Đà từ nhiều thời gian và không gian khác nhau: phát hiện những màu sắc
tươi đẹp và đa dạng của dịng sơng: Màu nước của dịng sơng thay đổi theo mùa :“Mùa xn, dịng xanh
ngọc bích”, Mùa thu lừ lừ chín đỏ như da người bầm đi vì……
- Hai bên bờ sơng :
+“ lặng tờ,
+ hoang dại như một bờ tiền sử…”
+ “ Hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”…
=> S«ng Đà thật m lệ và như “một cố nh©n…lắm bệnh nhiều chứng” một ngời tình nhân cha quen biết
gi cm hng ngh thuật vµ cảm xóc: vừa Đường thi lại vừa hiện đại.
- Sông Đà thực sự là một sản phẩm nghệ thuật vơ giá của tạo hóa. Nhà văn kín đáo thể hiện tình cảm yêu
mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước qua việc thi tài cùng tạo hóa làm hiện ra vẻ đẹp của con sông qua
những trang viết tài hoa của mình.
3. Nghệ thuật miêu tả:
- S«ng Đà đợc nhìn từ nhiều góc độ: Văn hóa, địa lí, lịch sử, văn học trí tởng tởng phong phú, khả
năng quan sát tinh tờng bằng nhiều giác quan ; vốn tri thức rộng, sâu của tác giả về nhiều ngành nghề:
quân sự, văn học, thể thao
- Biện pháp: liên tởng so sánh có sức diễn tả chính xác và sắc sảo , liệt kê, động từ mạnh có giá trị tạo
hình cao, sức gợi lớn để xây dựng, khiến Sông Đà nh một sinh thể có hồn, có tính cách mụ dì ghẻ chuyên
làm mình, làm my với ngời lái đò.
V p ca thiờn nhiờn Tõy Bc = vừa hùng vĩ vừa diễm lệ, thơ mộng.
Đề bài:

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp người lái đò trong tùy bút Người lái đị Sơng Đà của Ngưyễn
Tn.
Bài làm cần có các ý sau:
Ý 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, có phong cách độc đáo.
+ Người lái đị Sông Đà in trong tập Sông Đà (1960). Ở tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện khá thành
công vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc qua hình tượng Sơng Đà và người lái đị.
Ý 2: Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ ở hình ảnh ơng lái đị:
+ Ơng lái đị được đặt trong tình huống thử thách đặc biệt: chiến đấu với thác dữ sông Đà, vượt qua
ba trùng vi thạch trận bằng tài nghệ “ tay lái ra hoa”.
+ “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”và ung dung chủ động trong hình ảnh “ trên thác
hiên ngang người lái đị sơng Đà có tự do, vì người lái đị ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu của dịng
nước Sơng Đà”
+ Rất nghệ sĩ trong hình ảnh “ nắm chắc lấy cái bờm sóng đúng luồng, ơng đị ghì cương lái, bám
chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh…”; với lũ đá nơi ải nước, “đứa thì ơng tránh mà
rảo bơi chèo lên, đứa thì ơng đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”, con thuyền trong sự điều khiển
của ông lái: “ như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn
được.”…
 Việc đưa con thuyền tìm đúng luồng nước đúng, vượt qua bao cạm bẫy của thạch trận sông Đà quả thực
là một nghệ thuật cao cường từ một tay lái điêu luyện.
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 20

+ Sau cuộc vượt thác, ơng đị ung dung trở về nhịp sống đời thường, tâm hồn bình dị, u mến gắn bó
với q hương trong hình ảnh: “ Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, toàn bàn tán
về cá anh vũ cá dầm xanh…”, nhớ tiếng gà gáy ấm áp nên ông lái đị cho buộc bu gà vào đi thuyền : “ có
tiếng gà gáy đem theo nó đỡ nhớ nương ruộng bản mường mình…”Đó cũng là bản chất của tâm hồn nghệ
sĩ.

Ý 3: Vẻ đẹp trí dũng ở hình ảnh ơng lái đị:
+ Một mình một thuyền, ơng lái giao chiến với sóng thác dữ dội như một viên dũng tướng ln bình
tĩnh đối đầu với bao nguy hiểm: “ hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào
mình…”, gan góc và bản lĩnh trước “ sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà
thúc gối vào bụng và hơng thuyền…”, và “ ơng lái đị cố nén vết thương…hai chân vẫn kẹp chặt lấy
cuống lái…” , mặc dù “ mặt méo bệch đi ” vì những luồng sóng “ đánh địn âm, đánh địn tỉa”, “ nhưng
trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái” …
+ Đối mặt với thác dữ sơng Đà, ơng đị có một lịng dũng cảm vơ song: “Cưỡi lên thác sơng Đà, phải
cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” …
+ Ông lái đị khơn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh, đưa con thuyền vượt thác an toàn khi
“ những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền” , còn lũ đá thì “thất vọng thua cái thuyền”… Cuộc đọ sức giữa
con người với thiên nhiên thật ghê gớm, căng thẳng, đầy sáng tạo và con người đã chiến thắng.
 Vẻ đẹp người lái đị Sơng Đà là vẻ đẹp của người anh hùng lao động trong công cuộc dựng xây cuộc
sống mới của đất nước.
Ý 4: Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng của Nguyễn Tuân:
- Người lái đị bình thường, vơ danh nơi sóng nước hoang vu, khuất nẻo qua lăng kính nghệ sĩ của Nguyễn
Tuân là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh.
- Phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú, vận dụng những kiến thức của nhiều lĩnh vực để làm nổi bật
hình ảnh người lái đị trí dũng, tài hoa…
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ có ở nơi địa đầu, tuyến lửa, mà cịn có mặt ngay trong cuộc sống
rất mực bình thường của những con người vô danh hằng ngày trong cuộc mưu sinh phải đương đầu với một
thiên nhiên dữ dội, ghê gớm.
- Vẻ đẹp người lái đị chính là “ chất vàng mười” mà Nguyễn Tuân đã khám phá được trong chuyến thực tế
Tây Bắc và thể hiện thật độc đáo trong thiên tùy bút. Nhà văn đã tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ cũng như
phẩm chất anh hùng ngay ở những con người làm những cơng việc bình thường trong cuộc sống.
Câu hỏi về VỢ NHẶT:
Ở phần cuối truyện Vợ nhặt của Kim Lân, khi nghe tiếngtrống thúc thuế dốn dập, trong suy nghĩ của
nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào? Cho biết ý nghĩa của những hình ảnh đó.
Gợi ý trả lời
I. Hai hình ảnh hiện lên trong suy nghĩ của Tràng ở cuối truyện Vợ nhặt là : hình ảnh đám người đói và lá cờ

đỏ bay phấp phới.
II. Ý nghĩa:
- Về nội dung: Tràng đã nghĩ đến những người đói được Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho. Lá cờ đỏ
thắm là hình ảnh của cách mạng. Lá cờ đỏ gắn với ước mơ, tín hiệu dự báo về một sự đổi đời.
- Về nghệ thuật: Tạo kết thúc mở cho tác phẩm của giai đoạn văn học mới. ( Đây là điểm khác so với văn
học phê phán 1930- 1945).
Câu hỏi về NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH:
Trong Những đứa con trong gia đình, chuyện được thuật lại chủ yếu qua dịng hồi tưởng
của nhân vật nào? Sự thuật lại như vậy có tác dụng thế nào với kết cấu truyện và đối với việc thể hiện
các nhân vật, tình tiết.
Trả lời
I. Nghệ thuật trần thuật:
- Chuyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt. Lúc này Việt bị thương nặng. Dòng
hồi ức của Việt đứt nối sau những lần ngất đi, tỉnh lại.
II. Tác dụng:
- Lối kết cấu dựa vào dòng hồi tưởng như thế làm cho truyện giàu cảm xúc, diễn biến linh hoạt, không phụ
thuộc vào thời gian. Mỗi lần liên tưởng, một số sự kiện được chấp nối và các thành viên trong gia đình lần
lượt hiện ra, được tơ đậm dần dần. Đồng thời bản thân người hồi tưởng cũng dần dần thể hiện được bản lĩnh
và tính cách của mình, đặc biệt là trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.
Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 21

Câu hỏi về CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA:
Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn Nguyễn Minh Châu viết: “Thế rồi chẳng
biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.Anh (chị) hãy cho biết câu văn trên
diễn tả hành động của nhân vật nào trong tác phẩm? Tình huống dẫn đến hành động đó là gì? Nêu ý
nghĩa của tình huống ấy?
Trả lời

I. Nhân vật được đề cập qua câu văn:
- Câu “Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” là câu văn diễn tả
hành động của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
II. Tình huống dẫn đến hành động :
- Tình huống dẫn đến hành động đó chính là từ phát hiện thứ hai của Phùng về chiếc thuyền ngoài xa. Khi
chiếc thuyền tiến vào gần, bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ kia là một người đàn ông và một
người đàn bà, họ băng qua quãng bờ phá và tiến về bãi xe tăng hỏng. Và Phùng đã tận mắt chứng kiến cảnh
người đàn ông dùng chiếc thắt lưng đánh vợ, người vợ cam chịu, nhẫn nhục “ khơng hề kêu một tiếng, khơng
chống trả, cũng khơng tìm cách trốn chạy”. Trước cảnh tượng đó, anh vơ cùng ngạc nhiên, khơng kìm được
lịng mình, anh đã vứt chiếc máy ảnh xống đất chạy nhào tới.
III.Ý nghĩa của tình huống:
- Tình huống ấy góp phần khắc hoạ vẻ đẹp trong phẩm chất của nhân vật. Đó là bản chất của người lính, anh
khơng thể làm ngơ trước cảnh bạo hành và sự độc ác. Phùng không chỉ là một người nghệ sĩ có niềm đam mê
nghệ thuật mà anh cịn là một con người có lịng nhân ái, giàu tình yêu thương.
- Tình huống ấy dẫn đến “nhận thức” của nhân vật:
+ Phùng nhận ra đằng sau con thuyền đẹp như trong mơ kia là một sự thật trần trụi, phũ phàng, là sự
phức tạp và đầy nghịch lí của cuộc sống con người.
+ Anh nhận ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống không hề đơn giản; cần có cái nhìn đa chiều để
có thể khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời.
+ Anh khơng vì nghệ thuật
mà qn đi cuộc đời; bởi nghệ thuật chân chính là cuộc đời, vì cuộc đời. Phùng là một nghệ sĩ chân chính.
- Khơi dậy những cảm xúc và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
=> Chi tiết này không chỉ khắc hoạ phẩm chất của nhân vật mà cịn góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của
tác phẩm.
Câu 6: Sau khi khuyên người đàn bà làng chài khơng được ,đã khiến “một cái gì mới vừa vỡ ra trong
đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển ..”.Theo anh /chị ,nhân vật Đẩu “vỡ ra” (nhận thức )
được điều gì sau tình huống đó ?
Trả lời
- Điều “vỡ ra” trong Đẩu:
Đẩu ngộ ra cuộc đời này cịn có nhiều góc khuất; cịn có nhiều trái ngang mà lí thuyết sách vở chưa soi tỏ.

- Điều Đẩu nhân thức được:
Đẩu hiểu ra những nghịch lí của đời sống và hiểu được rằng chỉ có thiện chí và những kiến thức sách vỡ
sẽ khơng giải thốt được những cảnh đời tối tăm, đau khổ. Muốn con người thoát khỏi cảnh đau khổ ,tăm tối
,man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lý thuyết đẹp đẽ nhưng xa
rời thực tiễn.
Câu hỏi về HỒN TRƯƠNG BA VÀ XÁC HÀNG THỊT :
Anh/chị hãy cho biết ý nghĩa biểu tượng của hai nhân vật Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt
trong đọan trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ ( Sách Ngữ văn , 12). Nêu ngắn gọn
ý nghĩa cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt trong đoạn trích.
Gợi ý trả lời
I. Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
- Hồn Trương Ba là biểu tượng cho phần tâm hồn thanh cao, trong sạch. Xác hàng thịt là biểu tượng cho
phần thể xác phàm tục, tội lỗi với những nhu cầu bản năng thấp hèn.
II. Ý nghĩa cuộc đối thoại:
- Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác thể hiện:
+ Tình trạng bi kịch “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” của nhân vật Trương Ba. Tình trạng đó
thể hiện mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và sự thấp hèn.
+ Một triết lý nhân sinh: khơng thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục. Con người
phải là sự hài hòa thống nhất giữa tâm hồn và thể xác.

Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014


Trang 22

-

Cuộc đối thoại thể hiện tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ: xây dựng xung đột kịch quyết liệt, sử
dụng ngôn ngữ đối thoại sắc nét và giàu chất triết lý, nghệ thuật khắc họa tâm trạng nhân vật qua ngôn
ngữ đối thoại.

MỘT SỐ DỀ TẬP LAM VAN HAY GẶP TRONG DỀ THI

Câu 1: Trong bài thơ “Đất Nước”,Nguyễn Khoa Điềm viết:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay,giã,giần,sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên.
Câu 2:Giải thích vì sao bản “Tun ngơn Độc lập” của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản “Tun
ngơn Độc lập” của Mĩ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp
- Đó là căn cứ pháp lí cho bản tun ngôn của Việt Nam. “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ và “Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền” của Pháp là những bản Tuyên ngôn tiến bộ, được thế giới thừa nhận.
- Tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe đồng minh.
- Buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của
chính bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp.
Câu 3: Là một nhà thơ xuất thân là một người lính từng vào sinh ra tử trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước,
Thanh Thảo đã yêu mến, kính phục Lor – ca trong cả hai tư cách: nhà thơ và người chiến sĩ. Cảm nhận của anh chị về
đoạn thơ sau
Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

------------------------------ HẾT -------------------------------


Tài liệu ơn thi TN THPT MƠN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×