Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

báo cáo thực tập tại xí nghiệp khoan và sửa giếng vietsopetro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 70 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
Mục Lục
Mục Lục 1
TÓM TẮT BẢN BÁO CÁO THỰC TẬP 5
1.1.Các phương pháp khai thác giếng: 18
1.2.Hệ thống thu gom công nghiệp : 19
Tổng quan bình tách C_1: 49
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 1 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn: Ban giám đốc, Ban lãnh đạo Xí Nghiệp Khai
Thác, các chú, các anh lãnh đạo phân xưởng xưởng tự động hóa sản xuất, các
anh trong phòng Sữa Chữa và Hiệu Chỉnh, phòng Tích Hợp Hệ Thống và toàn
thể cán bộ công nhân viên trong phân xưởng tự động hóa sản xuất của Xí
Nghiệp Khai Thác thuộc XNLD VIETSOVPETRO đã tận tình giúp đỡ em
trong thời gian thực tập tại xưởng. Sự quan tâm và giúp đỡ tận tình đó đã giúp
em hoàn thành tốt kì thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Điện-Điện tử Trường
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã tận tình dạy học và giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Em cảm ơn những lời thăm hỏi, sự giúp đỡ và động viên nhiệt tình của
các bạn trong lớp DH08TĐ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập tốt.
Kính chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 2 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP














































SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 3 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường


Lãnh đạo Xưởng/Xí nghiệp CBHướng dẫn
(Ký tên đóng dấu) (Ký tên)

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1.Thái độ tác phong trong quá trình thực tập.






2.Kiến thức chuyên môn.












3.Nhận thức thực tế sản xuất.





4.Đánh giá khác.




SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 4 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
5.Đánh giá kết quả thực tập.



Giảng viên hướng dẫn
(Ký & viết đủ họ tên)

TÓM TẮT BẢN BÁO CÁO THỰC TẬP
Trong thời gian 4 tuần thực tập tại Xí Nghiệp Khoan Và Sửa Giếng thuộc Xí
nghiệp Khai Thác của Tổng Cty Liên Doanh Việt –Nga (Vietxovpetro) em được
phân thực tập tại bộ phận là :

Phòng Tích Hợp thuộc xưởng Tự Động Hóa
Thời gian thực tập tại mỗi phòng là 4 tuần. Dưới đây là những công việc chính em
đã thực hiện trong quá trính thực tập tại xí nghiệp:
1. Tại phòng tích hợp hệ thống (từ tuần 1 đến tuần 2).
 Đọc bản vẻ P&ID của một giàn khoan thực tế- giàn MSP9
 1.Nghiên cứu quá trình hoạt động của giàn.
 Tìm hiểu cấu hình phần cứng của hệ thống PLC S7-300 ,
SCADA
2. Tại phòng sửa chữa và hiệu chỉnh (từ tuần 3 đến tuần 4).
 Đọc tài liệu và tìm hiểu thực tế về cấu tạo,nguyên lý hoạt động
của một số loại thiết bị đo nhiệt độ, áp suất, mức, lưu lượng( bao gồm:
gauge, transmitter, switch) và bộ IP (current to pressure).
 Tham gia kiểm tra,hiệu chỉnh các thiết bị trên.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 5 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
NỘI DUNG BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 6 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
Phần 1: Giới Thiệu Đơn Vị Thực Tập:
I-LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ NHỮNG THÀNH TỰU:
 Lịch sử phát triển:
Ngày 19-6-1981 lễ kí hiệp định liên chính phủ giữa hai chính phủ Việt Nam và Liên
Xô cũ thành lập Liên doanh dầu khí Việt Xô nay là Xí nghiệp liên doanh
Vietxovpetro.
 Vị trí địa lí:
Thăm dò và Khai thác dầu khí ngoài khơi vùng biển phía nam Việt Nam trên hai mỏ
Bạch Hổ và Rồng.
 Những thành tựu:
NGÀY

NGÀY
SỰ KIỆN
SỰ KIỆN
19.06.1981
19.06.1981
Ký Hiệp định Liên Chính phủ về việc thành lập XNLD
Ký Hiệp định Liên Chính phủ về việc thành lập XNLD


Vietsovpetro
Vietsovpetro
31.03.1984
31.03.1984
Khởi công lắp ráp chân đế số 1 giàn MSP-1 mỏ Bạch Hổ
Khởi công lắp ráp chân đế số 1 giàn MSP-1 mỏ Bạch Hổ
24.05.1984
24.05.1984
Phát hiện dòng dầu công nghiệp ở mỏ Bạch Hổ tại giếng thăm
Phát hiện dòng dầu công nghiệp ở mỏ Bạch Hổ tại giếng thăm


dò BH-5
dò BH-5
29.12.1988
29.12.1988
Khai thác tấn dầu thứ 1 triệu từ mỏ Bạch Hổ
Khai thác tấn dầu thứ 1 triệu từ mỏ Bạch Hổ
12.11.1993
12.11.1993
Khai thác tấn dầu thứ 20 triệu từ mỏ Bạch Hổ

Khai thác tấn dầu thứ 20 triệu từ mỏ Bạch Hổ
12.10.1997
12.10.1997
Khai thác tấn dầu thứ 50 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
Khai thác tấn dầu thứ 50 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
21.11.2001
21.11.2001
Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
27.12.2004
27.12.2004
Khai thác tấn dầu thứ 140 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
Khai thác tấn dầu thứ 140 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
2005
2005
K
K
hai thác tấn dầu thứ 150 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
hai thác tấn dầu thứ 150 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
15.06.2009
15.06.2009
K
K
hai thác tấn dầu thứ 1
hai thác tấn dầu thứ 1
8
8
0 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
0 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
A-XÍ NGHIỆP KHAI THÁC:

Khái quát chung về tình hình khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ:
Mỏ Bạch Hổ được đưa vào khai thác từ ngày 26-6-1986 tổng sản lượng khai thác
tính cho đến nay là 100 triệu tấn thương phẩm.
Hiện nay mỏ Bạch Hổ có trên 171 giếng gồm :
79 giếng đang khai thác trong đó có 23 giếng ở tầng Oligoxen, ở tầng móng có 33
giếng(18 giếng vòm Bắc và 5 giếng vòm Nam).
7 giếng Quan Trắc,trong đó ở tầng Mioen hạ 5 giếng,4 giếng vòm Bắc và 1 giếng vòm
Nam. Tầng móng ở vòm Nam có một giếng,Oligoxen hạ một giếng.
18 giếng bơm ép, theo tính kinh tế,kĩ thuật ở tầng Oligoxen dự kiến đưa vào khai thác,
28 giếng ở tầng Oigoxen hạ,với lưu lượng 290 tấn/ngày_đêm.Sự giảm giá sản phẩm
khai thác dầu ở tầng Oligoxen đã đưa đến bù bằng sản lượng khai thác ở tầng phong
hóa ở vòm Nam đang được khai thác tăng cường.Hiện nay,đã đưa vào khai thác 8
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 7 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
giếng lưu lượng bình quân lớn hơn 1,5 lần so với lưu lượng tính theo tính toán kinh tế
và kĩ thuật (770 tấn/ngày_đêm so với 800 tấn/ngày_đêm).
Hiện nay, Xí nghiệp đang quản lý hệ thống các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các
thiết bị chuyên dụng trong khai thác và vận chuyển dầu khí gồm:
Hiện nay, Xí nghiệp đang quản lý hệ
thống các phương tiện kỹ thuật hiện
đại, các thiết bị chuyên dụng trong
khai thác và vận chuyển dầu khí
gồm:
• 13 giàn cố định.
• 2 giàn công nghệ trung
tâm.
• 2 giàn ép nước 70.000
m
3
/ ngày đêm.

• 10 giàn nhẹ.
• 3 tàu chứa dầu.
• 257 km đường ống dẫn
dầu, khí ngầm dưới biển.
• Căn cứ dịch vụ sản xuất
trên bờ, bao gồm các phân
xưởng sản xuất và hệ thống
kho, bãi hiện đại.
• Xưởng Tự động hoá
sản xuất.
• Đội Khảo sát giếng
khoan.

Căn cứ vào dịch vụ sản xuất trên bờ, bao gồm
các xưởng sản xuất và hệ thống kho, bãi hiện
đại
257km đường ống dẫn dầu khí
dưới biển
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 8 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
2 giàn công nghệ trung tâm
B-LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
 Khoan thăm dò và khai thác dầu thô, khí đồng hành trên hai vùng mỏ Bạch Hổ
và Rồng.
 Vận hành và bảo dưỡng các giàn khoan khai thác dầu trên các mỏ Bạch Hổ và
Rồng với sản lượng 30.000 thùng dầu và 7 triệu mét khối khí/ngày, bơm nước
duy trì áp suất vỉa với hơn 70000 mét khối nước/ngày.
Xí nghiệp Khai thác Dầu khí Vietsovpetro: Dự kiến khai thác 31,4 triệu tấn dầu giai
đoạn 2011-2015
Ông Từ Thành Nghĩa - Giám đốc Xí nghiệp Khai thác Dầu khí (XNKTDK)

Vietsovpetro cho biết: Trong 5 năm 2011-2015, dự kiến XNKTDT sẽ đạt sản lượng
khai thác dầu là 31,4 triệu tấn, sản lượng khí đồng hành thu gom từ các mỏ là 4 tỉ
m3.
Để đạt được sản lượng trên, XNKTDK đặt mục tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch khai
thác từng năm với chất lượng và hiệu quả cao, không để xảy ra sự cố, tai nạn lao động
gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, đảm bảo thu gom và tận thu các nguồn khí đồng
hành từ hai mỏ Bạch Hổ, Rồng và các mỏ kết nối như: Cá Ngừ Vàng, Nam Rồng - Đồi
Mồi vận chuyển về bờ phục vụ cho phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh
năng lượng cho đất nước.
Ngoài ra, XN tiếp tục xây dựng, khảo sát, sửa chữa, hoán cải các công trình biển, hệ
thống công nghệ nhằm đảm bảo an toàn sản xuất và bảo vệ môi trường; duy trì hiệu
lực chứng chỉ ISO 9001, OHSAS 18001, ISO 14001; tham gia công tác phát triển và
vận hành các dự án mới của Vietsovpetro.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 9 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
Trong hoạt động dịch vụ, XN chủ trương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ cho bên ngoài,
thực hiện có chất lượng cao, chuyên nghiệp dịch vụ vận hành mỏ Cá Ngừ Vàng cho
Hoàn Vũ JOC, mỏ Tê Giác Trắng cho Hoàng Long JOC và mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
cho Công ty VRJ, đồng thời đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ mà XNKTDK
có thế mạnh như: kết nối mỏ, quản lý dự án, sửa chữa và cho thuê thiết bị chuyên
dụng, xử lý axit vùng cận đáy giếng, cáp tời Dự kiến, doanh thu từ cung cấp dịch vụ
trong giai đoạn 2011 - 2015 của XN đạt khoảng 250 triệu USD, tăng gần 300% so với
giai đoạn 2006 - 2010.
Trong 3 năm vừa qua, sản lượng khai thác dầu suy giảm do các mỏ khai thác đang ở
vào giai đoạn cuối, các công trình biển, trang thiết bị già cỗi, chi phí duy trì chúng
ngày càng lớn. Trước tình hình chung đó, XNKTDK đã tích cực đưa vào khai thác các
giếng mới ở các giàn nhẹ nhằm chặn đứng đà suy giảm sản lượng khai thác. Tuy
nhiên, làm thế nào để duy trì sản lượng ở mức trên 6 triệu tấn/năm như hiện nay trong
những năm tới lại là một vấn đề đặt ra nhiều thách thức.
XN đã đặt ra 3 mục tiêu chiến lược trong hoạt động của mình để hoàn thành kế hoạch

giai đoạn 2011 - 2015: đảm bảo khai thác dầu khí an toàn, hiệu quả trên cơ sở kế
hoạch được LD Việt - Nga Vietsovpetro giao cho và sơ đồ công nghệ mỏ Bạch Hổ và
mỏ Rồng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, cơ chế quản lý và lượng
lao động để chuyển XN sang giai đoạn hoạt động theo cơ chế mới; duy trì, hoàn thiện
công tác dịch vụ hiện có, tăng cường dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, dịch vụ trọn
gói, liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 10 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
II-HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA XN KHAI THÁC DẦU KHÍ:
A-Hệ thống quản lý chung của XN:
Xưởng tự động hóa sản xuất thuộc Xí Nghiệp Khai Thác, có nhiệm vụ sữa chữa,
cân chỉnh các thiết bị sensor, transmitter,… phục vụ cho dàn khoan cũng như lập
trình sữa chữa, cấu hình cho toàn bộ hệ thống điều khiển.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 11 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
1.Hệ thống quản lý trên một giàn khai thác dầu:
2.Hệ thống quản lý của xưởng tự động hoá sản xuất:
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 12 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
3.XƯỞNG TĐHSX- THỐNG KÊ CÔNG VIỆC,CHỨC NĂNG, ĐẶC
ĐIỂM:
TT
Công việc chính của
Xưởng TĐHSX
Đặc điểm chính của
công việc
Đơn vị đảm
nhận
Chức năng chính

của đơn vị, đảm
nhiệm
1
Vận hành toàn bộ hệ
thống Đo lường-Tự
động hóa trên các công
trình biển: MSP1-11;
RP1,3; PPD-30000,
PPD-40000; CTP2,3;
UBN1-4.
- Theo ca SX trên
công trình biển.
Phân xưởng
vận hành.
1- Vận hành kĩ
thuật hệ thống ĐK:
công nghệ, điện,
khoan.
2- Bảo trì kĩ thuật
tại chỗ theo kế
hoạch.
2
Lắp đặt,hiệu chỉnh các
hệ thống,thiết bị ĐL-
TĐH trên các công
trình biển, các công
trình trên bờ.
- Lắp đặt, hiệu chỉnh
trên các công trình
biển.

- Sửa chữa các thiết
bị ĐL_TĐH cho các
XN trực thuộc LD.
Phân xưởng
sửa chữa
hiệu chỉnh.
Phân xưởng
vận hành.
1- Lắp đặt, sửa
chữa, hiệu chỉnh
các thiết bị ĐL-
TĐH.
3
Sửa chữa các thiết bị
điện, điện tử và thiết bị
đo áp suất, nhiệt độ,
kiểm định các thiết bị
đo lường…trong hệ
thông tự động hóa trên
các công trình biển, các
công trình trên bờ.
- Sửa chữa tại
xưởng.
- Kiểm định trên các
công trình biển.
- Kiểm định, hiệu
chuẩn các thiết bị đo
tại xưởng, tại các xí
nghiệp trực thuộc
LD.

Phân xưởng
sửa chữa &
kiểm định.
1- Sửa chữa các
thiết bị điện tử,
thiết bị đo áp suất,
nhiệt độ, lưu lượng,
nồng độ khí.
2- Kiểm định thiết
bị đo lường.
3- PTN Điện- Điện
tử.
4- PTN kiểm định
TBĐL.
4
Tham gia xây dựng &
triển khai các dự án
xây dựng mới, cải tạo,
các công trình, hệ
thống, thiết bị khai thác
dầu khí của XNLD.
- Phối hợp các
phòng ban chức
năng XNKT,Viện
TK, các phòng ban
điều hành.
Phân xưởng
sửa chữa &
hiệu chỉnh.
1- Nêu yêu cầu kĩ

thuật, chấm thầu,
duyệt thiết kế, theo
dõi thi công,
nghiệm thu…
5
Đảm bảo thiết bị và vật
tư cho công tác vận
hành, sửa chữa, hiệu
chỉnh, kiểm định hệ
thống tự động hóa trên
các công trình biển,
trên bờ.
- Nhiều chủng loại,
số lượng rất lớn và
thường xuyên đổi
mới.
1- Quản lý vật tư.
2- Xây dựng và
triển khai đơn hàng
đảm bảo thiết bị,
vật tư cho sản xuất.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 13 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
4.Năng lực kỹ thuật của xưởng tự động hóa:
4.1 Dịch vụ sửa chữa, kiểm định và hiệu chuẩn các thiết bị đo nhiệt độ và
áp suất - đã được cấp chứng chỉ phòng thí nghiệm VILAS 212/ISO 17025:
Năng lực chuyên môn:
- Sửa chữa, hiệu chỉnh, kiểm định và hiệu chuẩn tất cả các thiết bị đo áp suất, lưu
lượng, lực và nhiệt độ trên các công trình thuộc XNLD "Vietsovpetro".
- Có trên 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, kiểm định và hiệu chuẩn

các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất.
- Đội ngũ kỹ sư, công nhân đã qua đào tạo chuyên môn tại các trung tâm đào tạo quốc
gia và quốc tế và đã được Tổng cục đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận và được
cấp thẻ Kiểm định viên quốc gia.
- Các chuyên gia có chứng chỉ đào tạo T-BOSIET của SEATAG OFFSHORE Ltd về
Cấp cứu và An toàn trên công trình biển.
Thiết bị hiện có:
- Các thiết bị chuẩn áp suất cấp chính xác đến 0.02, dải đo đến 2000 bar.
- Lò chuẩn nhiệt độ ATC 157B , dải đo từ -47
o
C đến 150
o
C .
- Lò chuẩn nhiệt độ 650SE, dải đo từ 50
o
C đến 650
o
C
- Các bể chuẩn nhiệt độ sử dụng Silicon.
Khả năng cung cấp dịch vụ:
- Sửa chữa, hiệu chuẩn các loại thiết bị đo nhiệt độ từ -47
o
C đến 1200
o
C.
- Sửa chữa, kiểm định (hoặc hiệu chuẩn) các thiết bị đo áp suất có cấp chính xác đến
0.4 , dải đo từ -1 đến 2000 bar.
- Có thể cho thuê thiết bị và chuyên gia trong các lĩnh vực nêu trên.
- Sản phẩm được thực hiện theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO/IEC 17025, được
cấp chứng chỉ/kết quả hiệu chuẩn hoặc kiểm định

4.2 Dịch vụ sửa chữa, hiệu chuẩn các thiết bị đo vạn năng, Volt kế, Ampe
kế, Ohm kế, Megaohm, Công tơ đo đếm điện năng 1 pha và 3 pha, Tần số
kế – đã được cấp chứng chỉ phòng thí nghiệm VILAS 211/ISO 17025:
Năng lực chuyên môn:
- Sửa chữa, hiệu chuẩn các thiết bị đo vạn năng, Volt kế, Ampe kế, Ohm kế,
Megaohm, Công tơ đo đếm điện năng 1 pha và 3 pha, Tần số kế cho tất cả các đơn vị
thuộc XNLD “Vietsovpetro”.
- Có 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, hiệu chuẩn các thiết bị đo
điện.
- Đội ngũ kỹ sư, công nhân đã qua đào tạo chuyên môn và đã được cấp giấy chứng
nhận và thẻ kiểm định viên.
Thiết bị hiện có:
- Nguồn chuẩn đa năng Fluke 5700A.
- Nguồn chuẩn đa năng Fluke 5520A.
- Bàn tạo áp và dòng xoay chiều Y 1134, 0 ÷600 v, 0 ÷ 50 A .
- Nguồn chuẩn tần số Fluke PM 5193.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 14 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
- Máy đếm tần số Fluke 6685.
- Các đồng hồ đo Dòng -Áp, công suất YOKOGAMA cấp chính xác 0,5.
- Hộp điện trở chuẩn VRS – 100-9-1K.
- Nguồn công suất 3 pha , 500 vAC , 120 A
- Dự kiến trang bị thêm bàn kiểm công tơ 1 pha, Nguồn dòng 2500 A , v.v
Khả năng cung cấp dịch vụ:
- Sửa chữa, hiệu chuẩn các loại thiết bị đo điện, đo - đếm điện năng.
- Có thể cho thuê thiết bị và chuyên gia trong các lĩnh vực nêu trên.
- Sản phẩm được thực hiện tại phòng chuẩn được công nhận đạt ISO/IEC 17025, được
cấp chứng chỉ/kết quả hiệu chuẩn .
Dịch vụ sửa chữa, hiệu chuẩn các hệ thống, thiết bị đo lưu lượng dầu, nước:
Năng lực chuyên môn:

- Sửa chữa, hiệu chuẩn các thiết bị đo lưu lượng kiểu turbine, siêu âm, chênh áp v.v…
- Đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực sửa chữa, hiệu chuẩn các
hệ thống chuẩn thể tích, đo xuất dầu, đo lưu lượng dầu khí.
Thiết bị hiện có:
- Bình chuẩn hạng 1 dung tích 60 lít
- Hệ thống chuẩn thể tích Brooks compact prover
- Hệ thống hiệu chuẩn các thiết bị đo lưu lượng kiểu turbine và siêu âm.
Khả năng cung cấp dịch vụ:
- Sửa chữa hiệu chuẩn các thiết bị đo lưu lượng dầu, nước, khí kiểu turbine, siêu âm,
chênh áp v.v
- Cho thuê chuyên gia và thiết bị chuẩn COMPACT PROVER hoặc liên kết với các
trung tâm đo lường nhà nước để thực hiện việc hiệu chuẩn các hệ thống đo xuất trên
các tàu chứa dầu.
- Sản phẩm được hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn API.
5. Dịch vụ Sửa chữa hiệu chuẩn các thiết bị đo thông số khoan:
Năng lực chuyên môn:
- Sửa chữa, hiệu chuẩn các thiết bị đo thông số khoan (Tải trọng, Mômen, Lưu lượng
dung dịch v.v )
- Có 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, hiệu chỉnh.
Thiết bị hiện có:
- Máy kéo nén P 100, 500 KN.
- Máy kéo nén AT – 50.
- Các thiết bị chuẩn áp suất: Cấp chính xác 0.15.
Khả năng cung cấp dịch vụ:
- Sửa chữa, hiệu chuẩn các thiết bị đo thông số khoan.
- Sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng .
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 15 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
5.1. Dịch vụ thiết kế, tích hợp, lắp đặt thiết bị, lập trình, chạy thử, khởi động các
hệ thống điều khiển và giám sát các quá trình tự động hóa công nghiệp:

Năng lực chuyên môn:
- Kiểm tra giám sát quá trình lắp đặt các thiết bị đo lường và điều khiển trên các công
trình của XNLD “Vietsovpetro”, JVC, Petronas.
- Tham gia Onshore pre. commissioning and offshore commissioning các hệ thống
điều khiển.
- Đội ngũ kỹ sư được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về các lĩnh vực điều khiển tự động,
có kinh nghiệm trong việc lập dự án, giám sát thi công, lắp đặt, kiểm tra, chạy thử,
chuyển giao các hệ thống điều khiển.
- Lập trình cho hệ thống PLC (SIEMENS S5, S7, AB SLC500, PLC5, ControlLogix
5000) & SCADA (FIX 7.0, IFIX), HMI (RSVIEW32, PROTOOL, WINCC) - Chạy
thử nghiệm chương trình điều khiển trên bộ mô phỏng các tín hiệu Vào/Ra
(INPUT/OUTPUT Soft & Hard Simulator).
Khả năng hợp tác liên kết:
Có thể hợp tác với các hãng để thực hiện các dự án
Khả năng cung cấp dịch vụ:
- Thiết kế, tích hợp, lắp đặt, kiểm tra giám sát quá trình lắp đặt các thiết bị đo lường và
điều khiển .
- Tham gia Onshore pre. commissioning and offshore commissioning các hệ thống
điều khiển.
- Tham gia thiết kế, lập trình các chương trình của hệ thống điều khiển PLC &
SCADA.
- Tham gia viết chương trình từng phần theo logic điều khiển đã xác định
- Cho thuê chuyên gia tư vấn giám sát, làm thuê.
- Chất lượng dịch vụ có thể đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng.
Phân xưởng Vận hành:
Khả năng cung cấp dịch vụ:
- Vận hành, bảo dưỡng định kỳ các hệ thống, thiết bị đo lường
- Điều khiển của các nhà máy, các hệ thống, cụm thiết bị, các dây chuyền công
nghệ bởi các kỹ sư, công nhân Đo lường
- Tự động hóa có hơn 20 năm kinh nghiệm, đang trực tiếp vận hành và bảo dưỡng các

hệ thống Đo lường
- Tự động hóa trên tất cả công trình của XNLD "Vietsovpetro”.
Một số hợp đồng đã thực hiện với các đối tác nước ngoài:
- Hiệu chình các transmitter, control valve và đồng hộ của 02 giàn Ruby & Rạng Đông
năm 1997;
- Cùng đối tác Australia kiểm định, hiệu chuẩn hệ thống đo xuất dầu thô của tàu chứa
dầu FSO Ryby Princess năm 2001 & 2006;
- Bảo dưỡng và hiệu chỉnh Control Valve tại nhà máy điện Phú Mỹ 3;
- Hiệu chuẩn và cấp chứng chỉ các Transmitter tại nhà máy điện Phú Mỹ 3 năm 2006
và nhà máy điện Cà Mau năm 2007;
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 16 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
Phần 2: Nội Dung Thực Tập
Lời nói đầu
Hiện nay các hệ thống điều khiển tự động với bộ điều khiển PLC kết hợp hệ
thống SCADA đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Hệ thống này giúp cho việc theo
dõi và điều khiển trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo hiệu quả, chất lượng sản phẩm trong
quá trình sản xuất, giảm bớt chi phí về quản lí. . . Qua việc tìm hiểu công nghệ thu
gom trên giàn khai thác em đã chọn đề tài:
“Thuyết minh qui trình hoạt động của bình tách ba pha C-1”
Báo cáo này gồm có:
Chương 1: Hệ thống khai thác và thu gom công nghiệp của giàn
MSP9.
Chương 2: Khảo sát tham số PID hệ thống điều chỉnh mức và áp
suất bình tách.
Chương 3: . Thuyết minh qui trình hoạt động của bình tách ba pha
C-1.
Chương 4: Quy trỉnh vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa các
thiết bị
Chương 5: Kết Luận

SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 17 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
Chương 1 Hệ thống khai thác và thu gom công nghiệp của
giàn MSP9.
1.1.Các phương pháp khai thác giếng:
Phần này đề cập đến việc hình thành, điều khiển, duy trì dòng dầu chảy từ đáy
giếng lên mặt đất (miệng giếng) còn được gọi là khai thác giếng. Các phương pháp
này có liên quan chặt chẽ với cơ chế mỏ, trị số năng lượng vỉa. Dòng chảy bị khống
chế bởi hai trị số áp suất đáy Pwf và áp suất miệng giếng Pwh. Các phương pháp phổ
biến là phun tự nhiên, phun nhân tạo liên tục, bơm sâu, bơm điện ly và các phương
pháp đặc biệt gồm phun nhân tạo gián đoạn, Piston tự do, bơm và phun kết hợp hoặc
dùng các loại bơm đặc chủng: bơm rung, màng, điện từ.
a.Phun tự nhiên : áp dụng trong giai đoạn đầu khi năng lượng vỉa còn cao đủ
nâng chất lỏng lên mặt đất, là giai đoạn chi phí ít nhất.
b.Phun nhân tạo : Khi năng lượng vỉa giảm, phun tự nhiên trở nên kém hiệu
quả, năng suất thấp; dẫn đến phải chuyển qua phun nhân tạo, bổ sung năng lượng bằng
cách ép khí vào khoảng giữa ống chống khai thác ép chất lỏng nhờ giãn nở của khí.
Phương pháp này có một số ưu việt : có thể khai thác với lưu lượng lớn, khả năng điều
chỉnh chế độ làm việc (qua điều chỉnh chế độ khí ép),vừa khai thác vừa làm sạch
giếng.
Tuy nhiên với vỉa có áp suất thấp, mặc dù có lưu lượng lớn nhưng năng suất
vẫn thấp, dễ hình thành các nhũ tương bền vững.
Nói chung nên dùng cho các giếng có tiềm năng lớn, các giếng không thể sử
dụng bơm do quá sâu, quá cong, các dàn có trạm khí nén đủ công suất, giếng bé
Do việc sử dụng không khí dễ gây cháy nổ vai oxy hoá nên không sử dụng mà
chủ yếu nguồn khí nén được sử dụng ở đây là khí dầu hoặc khí thiên nhiên. Các dạng
sử dụng:
- Tái sử dụng qua trạm nén: khí từ giếng phun qua bình tách có áp suất
cỡ 1-2 at, đi qua máy nén đến áp suất cần thiết, sau đó được làm lạnh, tách khí
ngưng tụ và trở lại giếng.

- ép khí trực tiếp: Dùng trực tiếp khí từ các vỉa dầu hoặc khí cao áp cho
các giếng phun. Lúc đó khí từ các giếng khí cao áp sẽ đi qua bộ gia nhiệt hở
( nếu nhiệt độ khí thấp) đề hoà tan các hydrat, sau đó qua các bình tách xoáy lốc
để táchcác khí ngưng tụ, còn lại khí khô tiếp tục được qua gia nhiệt không lửa
nâng nhiệt lên 30
0
-90
0
C và vào các mạng cấp. Người ta cũng có thể dùng các
tầng khí cao áp trong giếng nếu có các vỉa khí cao áp để khai thác vỉa dầu, gọi
là dùng phương pháp ép khí trong giếng.
c.Phương pháp bơm : Tại đoạn cuối cùng, khi cơ chế tiêu dẫn chủ yếu là hấp
dẫn trọng lực, việc phun nhân tạo có tiêu hao khí quá lớn.
- Phương pháp bơm Piston cần: là phương pháp phổ biến nhất, khoảng 65-70%
so giếng, và 25-30% sàn lượng dầu thế giới dùng phương pháp này. Công suất
của bơm từ vai chục kg đến vài trăm tấn/ngày đêm tuỳ theo chiều sâu và chỉ số
IP, chiều sâu khai thác đạt 3000m. Đây là một phương pháp đơn giản và rẻ.
- Phương pháp bơm ly tâm điện chìm: Do loại bơm cần không phù hợp với các
giếng sâu, đặc biệt là giếng có độ sâu 5000m. Một mặt do thiết bị cồng kềnh,
đòi hỏi vật liệu cần phải tốt , mặt khác tốc độ thu hồi sẽ hạn chế khi chiều sâu
tăng lên. Cho nên người ta chuyển qua dùng loại bơm không cần chẳng hạn
như: bơm trục vít, bơm điện chìm. Bơm điện chìm đã được sử dụng rộng rãi và
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 18 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
lâu năm trong công nghiệp. Loại bơm này cho lưu lượng lớn, hàng trăm
tấn/ngày đêm, bền vững, có thể làm việc liên tục, hai đến ba năm, có thể dùng
cho các giếng sâu, cong, nghiêng, các thiết bị bơm điện thường dùng cho dầu
độ nhớt thấp, mực nước động cỡ 1.500m trở lại, nhiệt độ không quá 100
0
C,

giếng ít khí, cỡ 2% vì khí sẽ giảm áp suất đẩy và hiệu suất bơm.
1.2.Hệ thống thu gom công nghiệp :
1.2.1. Hệ thống thu gom hở:
Thường dùng ở các mỏ cũ, xây dựng trước đây vài chục năm, còn gọi là hệ
thống hai tuyến ống, đa số là ống tự chảy. Có nhiều sơ đồ khác nhau song về nguyên
tắc dầu và khí được tách ở các bình tách (đặt ở mỗi miệng giếng hoặc các điểm thu
gom cho mỗi cụm giếng) tới trạm thu gom trung trâm theo đường ống riêng theo
nguyên tắc tự chảy. Nghĩa là sự chuyển động của dầu trong các đường ống xả và thu
gom thực hiện nhờ chênh lệch cao tầng trắc địa.
Đặc điểm của hệ thống hở :
 Trong ống thu từ trạm tách tới điểm thu gom là tự chảy nên phải có độ
chênh về cao trình, nếu địa hình không cho phép thì phải tạo ra khi xây
trạm.
 Cần thiết phải tách sâu để tránh tạo thành các nút khí ( tại các điểm cao) trên
đường ống, giảm khả năng vận chuyển.
 Đường xả và gom không thích ứng cho việc tăng lưu lượng giếng, hoặc sự
thay đổi độ nhớt, nhũ tương theo thời tiết.
 Dễ lắng đọng trong ống các tạp chất cơ học, muối kết tủa, parafil.
 Trong hệ thống tự chảy, các bình đo, bể chứa các loại ở miệng giếng, điểm
thu gom, trạm thương mại đến bể đều hở nên thành phần nhẹ trong dầu sẽ
bay đi gây tổn hao cỡ 3%.
 Khó thực hiện quá trình tự động hoá.
 Cần nhiều nhân lực để vận hành.
 Ưu điểm duy nhất là đong đo chính xác.
1.2.2. Hệ thống thu gom kín:
Dùng cho các mỏ mới xây dựng, toàn bộ hệ thống kín, dầu khí sau trạm tách đo
được gộp lại vào đường ống chung tới trạm bơm định lượng dầu khí mới được tách ra
đi theo đường riêng. Các sơ đồ có đặc thù riêng theo qui mô, hình dáng mỏ, theo địa
hình, theo thành phần hoá lý và loại hình khoáng sàng trên biển.
Ưu điểm

 Giảm tiêu hao thành phần nhẹ do bay hơi, tiết kiện 3%.
 Giảm lắng đọng parafil trên thành ống.
 Giảm tiêu hao kim loại.
 Giảm chi phí sử dụng vận hành.
 Tạo khả năng tự động hoá toàn bộ quá trình.
 Tạo khả năng vận chuyển dầu trong toàn mỏ nhờ áp suất dư ở miệng giếng.
 Giảm công suất các trạm bơm có khí hoà tan.
Nhược điểm:
 Độ tin cậy của các thiết bị kiểm tra thấp.
 Tăng rò rỉ, do đó giảm hiệu suất ở các giếng dùng bơm piston.
 Giảm thời gian khai thác tự phun.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 19 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
1.2.3.Hệ thống đường ống:
Trong hệ thống thu gom của một mỏ, mạng lưới đường ống phân nhánh chiếm
một khối lượng rất lớn, với mỏ trung bình, mạng lưới có thể đạt đến hàng chục ngàn
km, phân bố lộn xộn, kích thước đa dạng từ 100-1100mm. Các ống xả ( từ miệng
giếng đến trạm tách đo đầu tiên) có kích thước bé nhất, còn loại lớn nhất thường dùng
bơm nước để duy trì áp suất vỉa.
Có thể phân loại đường ống theo công dụng, theo áp lực, theo phương pháp xây
lắp.
1.3. Sơ đồ công nghệ hê thống thu gom và xử lý dầu trên giàn khai
thác (hình 1.1)
1.3.1Mục đích và nhiệm vụ:
 Dầu thô khai thác là một hỗn hợp của nhiều chất : chất khí, nước, parafin và
tạp chất.
 Để lấy dầu thương phẩm và vận chuyển được, ta phải xây dựng hệ thống
thiết bị để thu gom xử lý.
 Nhiện vụ của hệ thống thu gom và xử lý là:
• Tách dầu ra khỏi khí và nứơc.

• Dùng hoá phẩm để gia nhiệt hoặc hạ nhiệt độ đông đặc của dầu.
• Phân phối dòng sản phẩm, nhờ cụm Manhephon, đến các thiết bị ,
kiểm tra, xử lý theo sơ đồ công nghệ
1.3.2.Sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom và xử lý:
Hệ thống thu gom và xử lý trên giàn cố định cơ bản được lắp trên 6 block khai
thác sau :
1.Block modul N
0
/1và N
0
/2:
Đây là hai block quan trọng nhất. Hai block này được lắp đặt thiết bị miệng
giếng và các hệ thống đường ống thu gom bao gồm 5 đường ống công nghệ chính :
• Đường gọi dòng: dẫn về bình gọi dòng.
• Đường làm việc chính: dẫn về bình tách 25m
3
.
• Đường làm việc phụ.
• Đường ống xả: Để xả áp suất trong trường hợp cần
thiết. Nếu có áp suất thấp dầu được dẫn về bình 100m
3
để tách.
• Đường dẫn về bình đo.
- Các đường phụ trợ:
• Đường dập giếng.
• Đường tuần hoàn thuận.
• Đường tuần hoàn nghịch
- Ngoài ra trên block này còn được lắp đặt:
• Bình tách 16m
3

• Bình Gazlift
• Hệ thống đường vận chuyển: dầu thô, nước ép vỉa, giữa
các giàn và chuyển dầu ra tầu chứa.
2.Block modul N
0
/3: Được lắp đạt hệ thống sau
- Binh tách áp suất cao ( bình C-1):
• Thể tích: 25m
3
.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 20 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
• áp suất giới hạn 25 bar.
• áp suất làm việc 10-15 bar.
- Bình bufe ( hay còn gọi là bình tách áp suất thấp C-2 )
• Thể tích: 100m
3
• áp suất giới hạn: 6,6 bar
• áp suất làm việc: 0,6-3 bar
- Hệ thống máy bơm đề bơm dầu từ bình 100m
3
ra tầu chứa.
- Hệ thống đường ống nối từ các bình tách đến các Block 1,2 và
4,5
3 Block modul N
0
/4: Được lắp đặt các hệ thống sau:
- Hệ thống hoá phẩm cho Gazlift.
- Trạm phân phối khí cho các giếng Gazlift.
- Hệ thống đo bao gồm:

• Bình đo.
• Hệ thống turbin đo dầu và khí.
- Hệ thống bình gọi dòng.
- Bình sấy áp suất cao và sấy khí áp suất thấp.
4 Block modul N
0
/5: Lắp đặt các hệ thống sau
- Các hệ thống bơm ép và thiết bị pha hóa phẩm cho công nghệ
bơm ép nước, và xử lý vùng cận đáy giếng.
- Hệ thống tủ điều khiển bằng thuỷ lực.
- Xưởng cơ khí.
5 Block modul N
0
/6: lắp đặt hệ thống sau
- Các thiết bị phụ trợ.
- Các máy bơm phục vụ cho công nghệ bơm ép nước.
- Hệ thống máy nén khí để duy trì áp suất cho các hệ thống tự
động trên giàn.
1.3.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống thu gom và xử lý dầu:
Dòng sản phẩm sau khi ra khỏi miệng giếng được đi qua hệ thống phân dòng
(cụm manhephon) để phân phối dòng theo các đường ống phù hợp với từng mục đích
công nghệ sau:
1. Đối với giếng gọi dòng:
Sản phẩm dầu khí , sau khi ra khỏi miệng giếng được phân phối về đường gọi
dòng để đưa vào bình gọi dòng. Tai dây:
 Dầu được tách ra và đưa về bình 100m
3
để tách lần 2
 Khí đưa ra pakel đốt
 Nước, dung dịch khoan, dung dịch gọi dòng xả xuống biển

Khi thấy dầu phun lên thì người ta không đưa sản phẩm vào bình gọi dòng mà
chuyển sang bình tách(25m
3
hoặc 100m
3
).
2. Đối với giếng cần đo:
- Khi tiến hành khảo sát giếng, kiểm tra định kỳ hoặc đột suất, để xác lập các
thông tin của vỉa và giếng nhằm xây dựng chế độ khai thác hợp lý, cần phải tiến hành
công tác đo.
- Quy trình công nghệ như sau: Dầu, khí sau khi ra khỏi miệng giếng được đưa
về đường đo dẫn vào bình đo. Bình đo có tác dụng tách dầu riêng, khí riêng :
* Dầu sau khi qua hệ thống turbin đo được đưa về bình 100m
3
để tách
tiếp.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 21 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
* Khí sau khi qua thiết bị đo nếu:
- áp suất cao thì đưa về bình 25m
3
để xử lý
- áp suất thấp thì đưa ra pakel để đốt
3. Đối với giếng khai thác bình thường:
Sản phẩm đi ra khỏi miệng giếng, qua đường làm việc chính vào bình tách
25m
3
 Dầu tách được sẽ chuyển sang bình 100m
3
tách tiếp, sau đó dầu được bơm

ra tầu chứa, còn khí đưa lên bình sấy áp suất thấp.
 Khí tách được sẽ chuyển sang bình tách tia ( bình condensat ):
• Dầu thu được đưa về bình 25m
3
hoặc 100m
3
.
• Khí đưa ra pakel đốt.
Trường hợp giếng có áp suất thấp, sản phẩm theo đường xả trực tiếp dẫn về
bình 100m
3
để tách.
4 Những đặc điểm chung:
 Tất cả các bình trong hệ thống làm việc trong khoảng áp suất và mức dầu
quy định. Nó được bảo vệ bằng hệ thống tự động và hệ thống van an toàn
đặt trên nóc bình.
• Nếu áp suất trong bình vượt quá giới hạn, thì van an toàn nổ xả áp
suất theo đường dẫn tới pakel đốt. Khi áp suất giảm tới giới hạn làm
việc thì van tự động đóng lại.
• Cửa ra của dầu và khí từ các bình, đều lắp hệ thống van “min” để tự
động điều chỉnh mức dầu khí và áp suất trung bình.
 Để cấp khí có áp suất cao cho phương pháp khai thác gazlift, người ta lắp
đặt bình gazlift ở block 1 và 2. Sản phẩm của giếng có áp suất cao đi theo
đường làm việc phụ đến bình gazlift.
• Khí có áp suất cao được đưa vào trạm phối khí để dẫn đến giếng khai
thác bằng phương pháp gazlift.
• Dầu được dẫn vào bình 25m
3
để tách tiếp.
1.4. Sơ đồ công nghệ bình tách 25m

3
C-1 của hệ thống thu gom dầu
(hình 1.2):
1.4.1.Sơ đồ gồm 4 block chính:
1.Block1 gồm có:
- Đường ống làm việc chính dẫn dầu từ giếng khai thác tới bình tách C-1.
- Van an toàn SDV (van shutdown) được điều khiển bằng tín hiệu khí nén
thông qua 1 van Solenoi(xy). Van đóng lại khi có tín hiệu điều khiển hoặc các tín hiệu
khẩn cấp (ESD) tín hiệu báo nguy hiểm áp suất (PSD).
2Block 2bao gồm bình tách, hệ thống van xả an toàn và đường ống xả:
 Bình tách C-1 thuộc loại bình tách ngang. Van xả an toàn gồm co 2 van an
toàn áp lực lắp song song nhau, và chỉ mở khi áp suất của bình ở mức báo
động cấp cao (25bar).
 Đường ống xả bao gồm:
 Đường ống xả an toàn, hệ thống đường ống này gắn liền với cặp
van an toan áp lực đặt trên nóc bình có chức năng dẫn khí xả ra
pakel để đốt.
 Đường ống xả chất lỏng được đặt dưới đáy bình, dùng để xả trong
các trường hợp cần tẩy rửa bình, nên ít sử dung đến.
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 22 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
3.Block3 là hệ thống điều khiển áp suất gồm có :
 Bộ biến đổi áp suất.
 Bộ điều khiển PID .
 Bộ điều khiển van kỹ thuật số.
 Van điều khiển áp suất .
 Hệ thống đường ống dẫn .
4.Block 4 là hệ thống điều khiển mức bao gồm:
 Bộ biến đổi mức.
 Bộ điều khiển van kỹ thuật số.

 Van điều khiển mức .
 Đường ống dẫn, đưa dầu tới bình tách 100m
3
C-2
1.4.2Nguyên lí làm việc của hệ thống điều khiển mức và áp suất của
bình tách :
Khi dầu vào bình được đưa đến tấm chặn, các tấm chặn có tác dụng làm ổn định
mức chất lỏng với dòng chảy có xung động lớn. Dựa trên sự va đập của dầu vào các
tấm chặn nên các bọt khí trong dầu đươc tách ra và bay lên phía trên do tỷ trọng nhẹ
hơn. Trong quá trình va đập, dưới tác dụng của trọng lực chất lỏng nặng hơn có hướng
chuyển động xuống phía dưới, còn khí lên phía trên, đồng thời nước trong dầu cũng
được tách ra và đưa ra ngoài theo van 100/16. Khí này cũng được xử lý lại một lần nữa
bằng cách đặt một tấm chặn có cấu tạo đặc biệt hơn, dưới tác dụng của tấm chặn này
dầu có thể xem là hoàn toàn được tách ra. ở đây, nếu không có bộ chỉ thị mức và áp
suất thì dầu sẽ theo đường dầu, khí sẽ theo đường khí, lúc đấy trong bình mức và áp
suất sẽ không giữ được ở vị trí ổn định. Do vậy mà người ta có đặt bộ điều chỉnh mức
và áp suất để duy trì sự ổn định của dầu.
Điều chỉnh áp suất:
áp suất của bình tách phụ thuộc vào lượng khí tách ra từ dầu, lượng khí đi qua
van điều khiển đến hệ thống thu gom khí và thể tích chứa khí trong bình. PT 501
(Pressure transmitter) là bộ cảm biến áp suất trong bình tách. Tín hiệu ra được so sánh
với các ngưỡng đặt trước là PSL 501 và PSH 501. Nếu áp suất vượt quá các giá trị này
sẽ xuất hiện tín hiệu báo động áp suất cao PAH 501 và áp suất thấp PSL 501. Tín hiệu
từ PT còn được đưa vào bộ điều khiển PC 501. Tín hiệu ra của bộ điều khiển tác động
vào bộ biến đổi dòng áp suất PY 501 để điều khiển van PCV 501 (Pressure Control
Valve), nếu áp suất cao van PCV sẽ mở lớn để khí đi qua nhiều và ngược lại nếu áp
suất thấp van PCV sẽ được đóng lại. Trong trường hợp sự cố van này sẽ mở hoàn toàn.
Ngoài PT còn có van an toàn với giá trị đặt 27,5 Atm. Khi áp suất vượt quá giá
trị này, van an toàn mở đưa khí về đường Flare. Hệ thống xảy ra sự cố dừng công nghệ
nếu 2 rơle áp suất thấp PSLL 501 và rơle áp suất cao PSHH 501 tác động. Khi PSHH

501 tác động sẽ phát tín hiệu PSD tác động lên van SOL XY 502. Van XY 502 đóng
nguồn khí nuôi làm van sự cố đóng lại.
Người vận hành theo dõi áp suất tại bình tách nhờ bộ chỉ thị tại chỗ PI 501 và
PI 503 và tại phòng điều khiển chung nhờ tín hiệu PIR.
Điều chỉnh mức bình tách:
Mức của bình tách phụ thuộc vào lưu lượng dầu vào từ đường thu gom và lưu
lượng ra qua van điều khiển LCV 501. Tín hiệu ra của LT 501 tỉ lệ với mức bình tách.
Tín hiệu này được đưa so sánh với trị số mức thấp LSL 501 và trị số mức cao LSH
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 23 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
501. Nếu vượt quá các trị số này, hệ thống sẽ cho các thông báo mức thấp LAL 501
hoặc mức cao LAH 501. Tín hiệu của LT 501 còn được đưa vào bộ điều khiển LC
501. Tín hiệu ra của bộ điều khiển LC 501 sẽ điều khiển van LCV 501 thông qua bộ
biến đổi dòng áp LY 501.
Để nâng cao độ tin cậy trong hệ thống còn sử dụng rơle mức thấp LSLL 501 và
rơle mức cao LSHH 501. Khi một trong hai rơle này tác động sẽ xuất hiện tín hiệu
PSD hoặc LALL 501 hoặc LAHH 501. Nếu LSLL tác động van SOL LXY 501 mất
điện, khí nuôi ở bộ biến đổi dòng áp mất, van LCV đóng hoàn toàn. Khi LSHH tác
động tín hiệu dừng công nghệ, PSD tác động đến van sự cố đầu vào của bình tách.
Người vận hành theo dõi mức tại bình tách nhờ thiết bị chỉ thị mức LG 501 và
tại phòng điều khiển trung nhờ tín hiệu LIR.
ở đầu bình người ta có đặt một van sự cố hay còn gọi là van dừng khẩn cấp.
Dầu và khí từ đường thu gom qua van sự cố SDV 502 vào bình tách. Van sự cố đóng
lại khi có tín hiệu đóng khẩn cấp ( ESD : Emergency Shutdown ) hoặc tín hiệu đóng
công nghệ ( PSD : Procces Shutdown ). Tín hiệu đóng khẩn cấp có thể tự động cài từ
hệ thống báo cháy ( F&G System ) hoặc nhấn nút đóng khẩn cấp. Trong trường hợp
vận hành bình thường, ta đóng mở van bằng tín hiệu HS 502 hoặc ZS 502. Trạng thái
mở đóng của van sự cố được đặc trưng bằng 2 tín hiệu ZSH 502 và ZSL 502.
Dầu và khí sau khi tách ra, được đưa ra ngoài có thể dùng trong khai thác
Gaslift, một phần được đưa vào bờ để chạy các nhà máy nhiệt điện, phần còn lại

không dùng hết đưa ra Flare để đốt.
1.5. Bình tách C_1:
a. Cấu tạo :
1-Đường vào của sản phẩm 6-Lỗ thoát khí
2-Tấm chắn 7-Đường an toàn
3-Tấm vách 8-Đường xả
4-Tấm chắn dạng lưới nằm ngang 9-Đường thoát dầu
5-Tấm chắn dạng lưới thẳng đứng 10-Nắp cửa qua sát
Hình 1.3: Cấu tạo bình tách C-1
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 24 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Phan Cường
b.Nguyên lý làm việc:
 Tách sơ cấp: Hỗn hợp dầu, khí, nước đi vào cửa thứ nhất, khi gặp tấm chắn ,
dòng chảy thay đổi hướng chuyển động và tăng tốc độ làm cho nhũ tương
của hỗn hợp bị phá vỡ. Những giọt chất lỏng có khối lượng lớn được tách ra
khỏi hỗn hợp và rơi xuống bộ phận tụ chất lỏng. Kết thúc phần tách sơ cấp
 Tách thứ cấp: Hỗn hợp gồm các giọt chất lỏng có khối lượng nhỏ, sau khi ra
khỏi bộ phận tách sơ cấp chuyển động vào phần tách thứ cấp. Do cấu tạo
của phần tách thứ cấp, mà hỗn hợp tăng tốc độ và chuyển động theo nhiều
hướng. Tại đây hỗn hợp được phân tán:
• Các giọt chất lỏng có khối lượng nhỏ tách khỏi hỗn hợp rơi xuống bộ
phận tích tụ chất lỏng.
• Khí được tách ra khỏi bộ tách thứ cấp được dẫn đến bộ chiết sương
mù.
 Bộ chiết sương mù: khí ra khỏi bộ tách thứ cấp còn chứa một lượng nhỏ
chất lỏng. Tại đây chúng tiếp tục được tách :
• Hạt sương chất lỏng được tách ra khỏi khí và rơi xuống bộ phận tích
tụ chất lỏng.
• Khí khô thoát ra khỏi bộ chiết sương mù đi vào buồng chứa khí khô
và thoát ra ngoài qua cửa thoát khí.

Đặc tính kĩ thuật của bình tách 25m
3
:
- áp suất làm việc của bình: P= 2,2 Mpa
- áp suất tính toán của bình: P= 2,5 Mpa
- áp suất thử của bình: P= 3,6 Mpa
- Nhiệt độ môi trường làm việc của bình: 0 ÷100°C
- Nhiệt độ của tấm chắn cho phép nhỏ nhất là: 30°C
- Đường kính trong của bình ΗΓC là 2000 mm
- Thể tích của bình ΗΓC là 25m
3
- Công suất tách:
- Dầu có thể tách được 416,6 m
3
/h
- Khí có thể tách được 50 000 m
3
/h
1.6. Van điều khiển lưu lượng (FCV):
Dựa vào yêu cầu của hệ thống cần có loại van tiết lưu điều chỉnh áp suất và lưu
lượng của bơm ép chính nhằm đặt các thông số làm việc của bơm và của công nghệ
bơm ép .
a. Cấu tạo và nguyên lý làm việc:
Sơ đồ cấu tạo các chi tiết của van như trong hình 2.4
Bộ điều khiển van gồm có:
Module khí: Đưa khí nén đến đóng mở van
Module I/P : Biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu điều khiển Module khí.
Khi có tín hiệu dòng điện điều khiển (4÷20 mA) từ trung tâm tới Module I/P,
theo các giá trị khác nhau của dòng điều khiển mà Module I/P sẽ đưa áp suất khí điều
khiển khác nhau tới Module khí . Module khí sẽ theo dòng điện để điều chỉnh áp suất

khí vào xi lanh của Actuator. Khí nén vào xi lanh tác dụng đẩy piston, ty đẩy và ty van
đi lên mở van cho dòng chất lỏng đi qua. Module khí có hệ thống nhận tín hiệu phản
hồi định vị vị trí của ty đẩy để điều khiển mức mở của van theo dòng điều khiển
SVTT : Đỗ Trung Đô Trang - 25 -

×