Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Khảo sát và đánh giá chất lượng nước mặt tại khu vực huyện Mỹ Hào Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.24 KB, 20 trang )

Đề tài : “Khảo sát và đánh giá chất lượng nước
mặt tại khu vực
huyện Mỹ Hào - Hưng Yên ”
GVHD : TẠ ĐĂNG THUẦN
SVTH : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
LỚP : MTK7.1
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA CN HÓA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
Cấu Trúc
MởMở
NỘI DUNG
1.1. Tính cấp thiết của đề tài : Kinh tế phát triển ảnh hưởng tới chất lượng môi
trường, nhất là môi trường nước mặt.Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên đang có dấu
hiệu ô nhiễm nguồn nước mặt vì vậy em chọn đề tài “Khảo sát và đánh giá chất
lượng nước mặt tại khu vực huyện Mỹ Hào - Hưng Yên ”.
1.2. Mục tiêu của đề tài : xây dựng bản đồ chất lượng môi trường nước mặt, đề
xuất một số giải pháp
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài : các vấn đề liên quan đến chất lượng nước
mặt tại huyện
1.4. Phương pháp nghiên cứu : thu thập tài liệu, lấy mẫu, phân tích, so sánh, thể
hiện trên Acrview
1.5. Nội dung nghiên cứu : Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường,
Đánh giá chất lượng, Xây dựng bản đồ
MỞ ĐẦU
1.1. Vai trò của nước
Nước chiếm 3/4 diện tích bề mặt trái đất, 95-99% trọng lượng loài cây dưới
nước, 80% trọng lượng của các loài cá, 70% các loại cây trên cạn, 65-75% trọng
lượng của con người và các loài vật.
Đối với con người : uống nước sẽ tăng quá trình phân giải, khả năng trao đổi
chất, đào thải chất độc…
Trong công nghiệp : làm mát thiết bị, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng, gia công


sản phẩm,…
Trong nông nghiệp : tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
Trong sinh hoạt : để ăn uống, tắm giặt…
Hoạt động du lịch cũng gắn liền với nguồn nước
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
1.2. Hiện trạng và chất lượng nước mặt
1.2.1. Trên thế giới
Khoảng 1,39 tỷ km3 trong đó 94% là nước mặn, 2% là nước ngọt 0,6%
là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Một năm con người sử dụng
khoảng 35.000 km3
Các nước Châu phi, Trung Đông, miền tây nước Mỹ… là vùng thiếu
nước. Brasil cung cấp nước ngọt lớn nhất, sau đó là Nga và Canada.
Khoảng 10% các con sông trên Thế Giới có nồng độ nitrat rất cao (9–
25 mg/l) và bị nhiễm phôtpho, khoảng 30 – 40% số hồ bị phú dưỡng hóa.
1.2.2. Ở Việt Nam
Tài nguyên nước thuộc trung bình khá trên thế, khoảng 830 tỷ m3 nước mặt,
trong đó 310 tỷ m3 trong lãnh thổ (chiếm 37%), còn lại là ngoài lãnh thổ chảy vào.
Các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khai thác trên 50% lượng dòng chảy, Ninh
Thuận 80%.
Ở VN mùa lũ từ 3-5 tháng chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm. Mùa cạn
chiếm 20-30% lượng nước kéo dài từ 6-9 tháng, 70% nhu cầu nước dùng vào mùa
cạn.
Hầu hết các sông lớn ở VN đều bị ô nhiễm như sông Hồng có Sắt rất cao (0,1
-1,6 mg/l); sông Việt Trì: BOD thấp (4 -4,5mg/l), COD cao (5 -7,6 mg/l); sông Thị
Vải ô nhiễm dầu, TSS, DO…
1.3. Các nguyên nhân ô nhiễm nước mặt
*Theo nguồn gốc :
Tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt …
Nhân tạo: Chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp…
* Theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm :

Ô nhiễm vô cơ : nitrat, phosphat, Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu,…
Ô nhiễm sinh học : các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy
đường, giấy
Ô nhiễm hữu cơ : khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị
nhiễm xăng dầu.
Ô nhiễm hóa chất từ chất tẩy rửa và nông dược
Ô nhiễm vật lý : do các chất rắn không thải vào nước làm tăng độ đục của
nước
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập tài liệu : điều kiện tự, điều kiện kinh tế - xã hội, hiện trạng
môi trường
* Phương pháp lấy mẫu : bao gồm vị trí lấy, lấy mẫu theo TCVN như TCVN
5992:1995-hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu, TCVN 5994:1995-hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao
tự nhiên và nhân tạo…
* Phương pháp phân tích : xác định các thông số chất lượng nước mặt theo TCVN
như TCVN 6492-1999-xác định pH, TCVN 5499-1995.– xác định DO
* Phương pháp so sánh số liệu với các QCVN như QCVN 08 : 2008/BTNMT
* Phương pháp thể hiện trên Arcview.
1.5. Giới thiệu về GIS và Arcview
1.5.1. Giới thiệu về GIS
* Định nghĩa GIS : như là tập hợp các công cụ để thu thập, lưu trữ, chỉnh sửa, truy
cập, phân tích và cập nhật các thông tin địa lý cho một mục đích chuyên biệt. GIS
dùng để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực tế trên trái đất.
* Các thành phần cơ bản của GIS : gồm 6 thành phần : phần cứng của máy tính, tập
hợp các modul phần mềm, cơ sở dữ liệu Gis, yếu tố con người, mạng kết nối, thủ
tục quản lý.
* Ứng dụng của GIS trong các lĩnh vực : môi trường, giao thông, nông nghiệp, lâm
nghiệp, y tế, viễn thông
* Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên nước : kiểm soát mức nước ngầm, phân
tích hệ thống sông ngòi, quản lý các lưu vực sông…

1.5.2. Giới thiệu về Arcview
Phần mềm Arcview là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa
lý GIS của viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI). Arview cho phép :
- Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu
thuộc tính )
- Truy vấn dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau
- Hiển thị,truy vấn và phân tích dữ liệu không gian
- Tạo bản đồ chuyên đề và tạo ra các bản in có chất lượng cao
Sử dụng Arcview nhằm xây dựng bản đồ về chất lượng nước mặt của huyện
Mỹ Hào để đánh giá về chất lượng nước, đưa ra các giải pháp quản lý.
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí
* Huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên.
* Tọa độ địa lý khoảng 20o53’ đến 20o58’ vĩ độ Bắc, 106o02’ đến
106o10’ kinh độ Đông.
* Diện tích tự nhiên là 79,10 km2 ( năm 2010 )
* Dân số là 87.206 người ( năm 2010 )
* Huyện có 13 đơn vị hành chính (12 xã và 1 thị trấn)
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN HUYỆN MỸ HÀO
Hình 2.1 : Bản đồ hành chính huyện Mỹ Hào
2.1.2. Địa hình
Đất đai tương đối bằng phẳng, có độ dốc theo hướng Tây Bắc xuống
Đông Nam theo độ dốc chung của toàn tỉnh Hưng Yên
2.1.3. Khí hậu
* Nhiệt độ: Trung bình năm là 24,10C. Nhiệt độ cao nhất 380C.
* Độ ẩm : Trung bình năm là 85%.
* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.323 giờ.
* Mưa: trung bình năm là 1.650mm.
* Gió bão: Mỹ Hào chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Đông Bắc
thổi vào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng. bị ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão.
2.1.4. Thủy văn
Có 2 con sông đào nhỏ đổ ra sông Sặt là sông Bần và sông Bắc Hưng
Hải, có sông Cẩm Xá, sông Cầu Lường chảy qua và 319 km kênh mương.
2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất: có hai loại chính là đất phù sa sông Hồng và đất phù sa
sông Thái Bình.
* Tài nguyên khoáng sản: bao gồm nước khoáng với trữ lượng lớn và là
nơi sản xuất vật liệu xây dựng với khối lượng lớn, chất lượng cao.
* Nguồn nước : nước ngầm dồi dào ở độ sâu 6 – 8 m, nước mặt với hệ
thống sông, kênh mương lớn.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế
GDP giai đoạn 2002 – 2010 đạt 25%/năm.
Năm 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 18%; công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp chiếm 63,3%; thương mại-dịch vụ chiếm 28,6%; nông nghiệp 8,1%
2.2.2. Phát triển công nghiệp
Năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế 32,96%; năm 2011 63,3%
Có nhiều KCN : Phố Nối A, Thăng Long, KCN Minh Đức
Nhiều làng nghề phát triển : đồ mộc ở xã Hòa Phong, vôi- Minh Đức,
tương Bần, chạm bạc- Ngọc Lâm…
2.2.3. Phát triển nông nghiệp
Giảm cây lương thực, tăng cây công nghiệp và chăn nuôi
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 252,41 tỷ đồng, giá trị sản xuất tăng
bình quân 4,50 %/năm.
2.2.4. Giao thông
Mỹ Hào có quốc lộ 5A và nằm sát tuyến đường sắt nối Hà Nội với Hải
Dương, Hải Phòng. Hệ thống đường liên huyện, liên xã như quốc lộ 39,
đường 196, đường 198A, 198B, đường 210-217
2.2.5. Phát triển du lịch

Hầu hết các xã có đình, chùa. Có 5 khu di tích lịch sử văn hóa được
Nhà nước công nhận xếp hạng.
2.2.6 Phát triển dân số và việc làm
Dân số toàn huyện là 87.206 người, mật độ 1.102 người/km2
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,99%; tỷ lệ tăng dân số cơ học là
0,04%. Dân cư nông thôn chiếm 89,69% dân số huyện.
Số người trong độ tuổi lao động là 46.754 (chiếm 53,61%)
2.3. Hiện trạng môi trường huyện Mỹ Hào
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước
Nước ngầm : không bị ô nhiễm, nhưng hàm lượng sắt (Fe2+) cao.
Nước mặt : đa số hệ thống sông, kênh mương bị ô nhiễm nặng như sông
Cầu Lường, kênh Trần Thành Ngọ…nước có màu đen, nổi váng, bốc mùi hôi
thối.
2.3.2. Hiện trạng môi trường đất
Môi trường đất huyện Mỹ Hào chưa bị ô nhiễm nặng, các chỉ tiêu
về hàm lượng Cu, Pb, Zn vẫn trong tiêu chuẩn cho phép
Bảng 2.1 : Hiện trạng sử dụng đất huyện Mỹ Hào năm 2010
Loại đất
Hiện trạng SDĐ năm 2010
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 7910.96 100.00
Đất nông nghiệp 4717.09 59.63
Đất phi nông nghiệp 3183.82 40.24
Đất chưa sử dụng 10.05 0.13
2.3.3. Hiện trạng chất thải rắn
Mỹ Hào có 3 nhà chứa rác ở thị trấn Bần và ở xã Nhân Hoà, ký
hợp đồng với Công ty Xử lý rác Đại Đồng để xử lý rác thải. Có
73/77 thôn trên địa bàn huyện đã thành lập được tổ vệ sinh môi
trường định kỳ thu gom rác
2.3.4 Hiện trạng môi trường không khí

Môi trường không khí ở huyện cũng bị ô nhiễm nặng. Điển
hình là xã Bạch Sam có Công ty giặt mài Phương Đông xả thẳng khí
thải ra môi trường, Công ty in bao bì Toàn Phát, Công ty Thái Hà
Hưng đốt lốp lấy dầu không có hệ thống xử lý nước thải….
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ ĐÃ
LẮNG NGHE

×