MÔN: QUẢN TRỊ HỌC
GVHD: ThS. Nguyễn Tấn Hoành
Lớp: DH09H2
Câu 1 : Phân tích các yếu tố vi mô?
a) Khách hàng:
Khách hàng là người quyết định đầu ra, nuôi sống doanh nghiệp.
- Khả năng mua (sức mua) là cơ sở thông tin để ra quyết định trong
- Nhu cầu, thị hiếu của khách. ⇒ hoạch định chiến lược , chính sách, mục tiêu
- Sự tín nhiệm của khách hàng và tổ chức phục vụ
b) Người cung ứng:
- Cung cấp tài chính, lao động, hàng hoá, nguyên vật liệu, thông tin: quyết định
yếu tố:
+ Số lượng nhà cung ứng
+ Chất lượng
+ Giá cả
⇒ Quyết định tính thường xuyên, đều đặn của kinh doanh, chất lượng, giá cả, khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. ⇒ Là cơ sở ra các quyết định quản trị.
c) Đối thủ cạnh tranh:
- Đối thủ trực tiếp, gián tiếp.
1
- Đối thủ chủ yếu, thứ yếu.
- Đối thủ trước mắt, tiềm ẩn.
⇒ Hoạch định chính sách chiến lược và đối sách để tồn tại và tăng tính cạnh tranh.
d) Các cơ quan hữu quan:
- Giới tài chính (nguồn cung cấp vốn)
- Cơ quan thông tin đại chúng.
- Các cơ quan Nhà nước hữu quan (thuế, quản lý thị trường, công an, UBND,…)
- Tổ chức xã hội (hội bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ môi trường, quần
chúng trong xã hội…)
Câu 2: Trình bày các kỹ năng cần thiết nhà quản trị phải có?
1. Kỹ năng kỹ thuật ( hay kỹ năng chuyên môn )
Kỹ năng chuyên môn là những hiểu biết, những kiến thức chuyên môn về
lĩnh vực hoạt động của bộ phận do nhà quản trị phụ trách.
Nhà quản trị cần phải có kỹ năng chuyên môn để có thể hiểu được các công
việc của bộ phận mình phụ trách, từ đó đưa ra các quyết định chính xác về các lĩnh
vực chuyên môn, hướng dẫn, chỉ đạo các nhân viên thực hiện tốt các hoạt động tác
nghiệp, đồng thời giúp nhà quản trị có thể xử lý kịp thời những tình huống phát
sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức.
2. Kỹ năng nhân sự
Kỹ năng nhân sự là khả năng làm việc với người khác, khả năng giao tiếp
với người khác và khả năng phối hợp hoạt động của các cá nhân, bộ phận.
Kỹ năng nhân sự là cơ sở hình thành nên năng lực giao tiếp, cho phép các
nhà quản trị đạt hiệu quả cao khi tác động đến những người khác, chẳng hạn trong
2
việc thỏa thuận với bên ngoài, làm hài lòng các nhà quản trị cấp trên và các cơ
quan nhà nước, tạo ra sự tuân thủ của cấp dưới.
Nhà quản trị cần hiểu biết tâm lý con người, biết tuyển chọn, đặt đúng chỗ,
sử dụng đúng khả năng của các thành viên trong tổ chức mình.
Nhà quản trị có kỹ năng nhân sự là nhà quản trị biết lắng nghe ý kiến người
khác và dung hòa các chính kiến, các quan điểm khác nhau, tạo ra môi trường làm
việc trong đó các cá nhân cảm thấy hài long, kích thích họ đóng góp ý kiến, tham
gia vào quá trình ra quyết định quản trị.
3. Kỹ năng tư duy
Kỹ năng tư duy là khả năng nhận thúc, phán đoán, hình dung và trình bày
những vấn đề ngay cả khi chúng còn trong dạng tiềm ẩn hay trong tương lai.
Khả năng nhận thức, phán đoán giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về tổ
chức, định hướng cho hoạt động của tổ chức.
Kỹ năng tư duy giúp cho nhà quản trị phát triển những năng lực cá nhân và
nề nếp văn hóa của tổ chức.
Kỹ năng tư duy đặc biệt cần thiết khi các nhà quản trị hoạch định hay ra
quyết định nói chung.
Câu 3: Hãy làm rõ các đặc tính trong trường phái quản trị hành chính của
Max-weber?
Quản trị kiểu thư lại là một hệ thống dựa trên những nguyên tắc, hệ thống thứ bậc,
sự phân công lao động rõ ràng và những quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Lý
thuyết quản trị kiểu thư lại đưa ra một quy trình về cách thức điều hành một
tổ chức. Quy trình này có 7 đặc điểm, bao gồm:
- Hệ thống các nguyên tắc chính thức,đảm bảo tính khách quan, phân công lao động cơ cấu
hệ thống cấp bậc của tổ chức, cơ cấu quyền lực chi tiết , sự cam kết làm việc lâu dài, tính hợp
lý.
3
Những lợi ích của lý thuyết quản trị theo kiểu thư lại:
- Tính hiệu quả và tính ổn định của tổ chức,.
- Công việc của nhân viên trở nên đơn giản hơn
Những hạn chế:
- Nguyên tắc cứng nhắc và quan liêu.
- Tìm cách mở rộng và bảo vệ quyền lực.
- Tốc độ ra quyết định chậm.
- Không tương hợp với sự thay đổi công nghệ.
- Không tương hợp với những giá trị nghề nghiệp.Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận
này vẫn được áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao ở những tổ chức thoả mãn những
điều kiện sau:
- Những tổ chức có khối lượng thông tin chuyên ngành lớn và đã tìm được biện pháp xửlý hữu
hiệu.
- Nhu cầu của khách hàng có tốc độ thay đổi chậm.
- Công nghệ ổn định và có tốc độ thay đổi chậm.
- Quy mô hoạt động của tổ chức lớn, đủ điều kiện cho phép tiêu chuẩn hoá dịch vụ
hay sản phẩm
Thực chất những đặc tính về chủ nghĩa quan liêu của Weber là:
+ Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ
+ Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mồi chức vụ nằm dưới
một chức vụ khác cao hơn.
+ Nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử, huấn luyện và
kinh nghiệm.
+ Các hành vi hành chính và các quyết định phải thành văn bản.
+ Quản trị phải tách rời sở hữu.
Câu 4: Vẽ và giải thích tháp nhu cầu của Abraham Maslow (1908-1970)
4
Tháp nhu cầu của con người
Maslow đã thiết lập một hệ thống gồm năm cấp độ của nhu cầu cơ bản.sắp
xếp từ thấp lên cao theo thứ tự: (1) nhu cầu vật chất,(2) nhu cầu an toàn,(3) nhu
cầu xã hội,(4) nhu cầu được tôn trọng và (5) nhu cầu tự hoàn thiện
1. Nhu cầu vật chất (nhu cầu sinh học )
Đây là những nhu cầu sinh học. Chúng bao gồm nhu cầu khí thở, thực phẩm,
nước, và cơ thể có nhiệt độ tương đối ổn định. Đây là là những nhu cầu mạnh mẽ
nhất, bởi vì nếu một người bị tước đoạt tất cả các nhu cầu trên, thì nhu cầu về sinh
học sẽ là cái đầu tiên con người tìm kiếm để sống còn.
5
2. Nhu cầu an toàn (Safety Needs)
Khi tất cả các nhu cầu sinh học được thỏa mãn và không còn làm cho con
người lo lắng, bận tâm, thì cái nhu cầu cho sự an toàn có thể phát sinh
3. Nhu cầu xã hội
Khi nhu cầu về an toàn và sinh học (vật chất) được đáp ứng, cái nhu cầu kế
tiếp tiếp là nhu cầu tình cảm, tình yêu,xã giao,giao tiếp và được nhìn nhận xuất
hiện. Maslow nói rằng con người luôn tìm cách vượt qua cảm giác cô đơn và xa
lánh. Điều này liên quan đến cả tình cảm cho và nhận tình yêu,những cuộc xã giao
giữa người với người.
4. Nhu cầu cần được tôn trọng
Khi ba loại nhu cầu đầu tiên được thỏa mãn, nhu cầu lòng tự trọng có thể
phát sinh. Điều này liên quan đến lòng tự trọng mà con người tạo ta cho mình và cả
lòng tự trọng mà họ nhận được từ người khác. Con người luôn cần có một nhu cầu
về lòng tự trọng được duy trì, vững chắc, ở mức độ cao, và cần có sự tôn trọng từ
người khác nữa. Khi những nhu cầu này được thỏa mãn, con người cảm thấy tự tin
chính mình và cảm thấy mình có giá trị như là một con người trên thế giới. Nếu
không được như thế, khi những nhu cầu này mất đi, con người cảm thấy kém cỏi,
yếu đuối, bất lực và vô giá trị.
5. Nhu cầu tự hoàn thiện
Khi tất cả các nhu cầu nói trên được thỏa mãn, thì nhu cầu muốn hiện thực
hóa, tự chứng tỏ bản thân xuất hiện. Maslow mô tả việc tự chứng tỏ bản thân như
là nhu cầu vốn dĩ của con người và họ có khả làm được điều đó, có nghĩa họ được
"sinh ra là để thể hiện chính mình." Maslow nói, "Một nhạc sĩ phải sáng tác âm
nhạc, một nghệ sĩ phải biết vẽ, và một nhà thơ phải làm thơ." Các nhu cầu này làm
cho con cảm thấy luôn trăn trở làm sao cho mình thể hiện được chính mình. Con
6
người có nhu cầu tự hiện thực bản thân mình – nghĩa là làm sao cho những khả
năng của mình phát triển và đạt được nhiều kết quả.
Câu 5: Vẽ mô hình thông tin trong quản trị và giải thích đặc điểm, nguyên tắc
thông tin?
A, Giải thích đặc điểm, nguyên tắc thông tin:
_ Thông tin là những tin tức cho nên nó không thể sản xuất để dùng dần được:
thông tin trong cuộc sống hằng ngày chỉ mang tính chất nhất thời và chỉ đúng tại 1
thời điểm nhất định, thông tin sẽ bi mất đi nhiều hay ít tính đúng đắn và thực tế
theo thời gian. Có thể tại 1 thời điểm 1 số lượng thông tin mang tính chất đúng
7
Sơ đồ 4.1 Mô hình thông tin trong quản trị học
ĐỐI TƯỢNG QUẢN TRỊ
NHÀ QUẢN TRỊ
Nhiều
nhưng sau 1 thời gian, tính đúng đắn đó của thông tin bị mất dần và co thể sai lệch
hoàn toàn so với thời điểm khác trong tương lai.
_ Thông tin phải thu thập và sử lí mới có giá trị: mọi thông tin đều được thu thập
mà có, sau quá trình thu thập thông tin, có rất nhiều thông tin khác nhau nếu không
được sử lí trước khi được mang vào sử dụng thì sẽ có sự sai lệch rất nhiều. để
thông tin có được giá trị đúng của nó, người ta phải biết so sánh và sử lí kịp thời.
_ Thông tin càng cần thiết càng quý giá
_ Thông tin càng chính xác, càng đầy đủ, càng kịp thời càng tốt: lượng thông tin
càng chính xác, đầy đủ thì càng có giá trị. Thông tin không phải là hoàn toàn đúng
với mọi thời điểm, vì vậy, cung cấp thông tin kịp thời thì giá trị thông tin càng
đúng với thời điểm cần sử dụng.
B, Giải thích nguyên tắc thông tin:
_ Chính xác, trung thực : Đảm bảo tính chính xác của thông tin cho đến người
nhận là yếu tố quan trọng nhất của thông tin.
Thông tin trải qua nhiều cấp bậc khác nhau trước khi đến được người sử dụng cuối
cùng, do vậy đảm tính chính xác, trung thực của thông tin là yếu tố rất quan trọng.
Để đảm bảo tính chính xác của thông tin cần phải tạo ra những thông tin bằng văn
bản, hạn chế các thông tin “phi chính thức”.
_ Kịp thời: thông tin cần thu thập đúng lúc, phản ánh đúng thực trạng của đối
tượng để người quản lí có đủ thời gian phân tích, phán đoán, xử lí nếu cần thiết.
_ Khách quan: thông tin cần phản ánh đúng tình hình khách quan của đối tượng
quản lí và môi trường xung quanh để trở thành kim chi nam tin cậy cho quản trị.
8
_ Đầy đủ: thông tin cần phản ánh được các khía cạnh cần thiết, không để xảy ra
tình trạng chỉ cung cấp 1 vài hình ảnh phiếm diện, méo mó, lệch lạc về đối tượng
được quan tâm. Tính đầy đủ của thông tin thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng
yêu cầu của nhà quản lí.
_ Liên tục: thông tin phải được gắn theo mạch thời gian, có tính hệ thống, phải
nằm trong 1 xâu chuỗi có tính hợp lí. Đồng thời lượng thông tin cần được cung cấp
1 cách liên tục trong xâu chuỗi mới làm tăng tính chính xác của thông tin.
_ Hiệu quả: thông tin cần mang lại hiệu quả cao để đạt được mục tiêu, hiệu quả của
thông tin ảnh hưởng đến hiệu quả của mục tiêu mà người quản trị cần đạt được.
9
Câu 6: Quy trình hoạch định?
Tt
Bước 1:Tìm hiểu và nhận thức vấn đề là điểm bắt dầu của hoạch định
Trong bất kỳ tổ chức nào cũng luôn có vấn đề, vấn đề có thể thuộc về hiện
tại hoặc tương lai, khi xem xét chúng , đòi hỏi phải có cách nhìn toàn diện, chính
xác. Sớm dự đoán, phát hiện, nhận thức được cơ hội lớn và quan trọng với tổ chức
hay với doanh nghiệp mình
10
Đánh giá và so sánh các phương án(5)
Tìm hiểu và nhận thức
vấn đề(1)
Hình 6.1: Các bước của quy trinh hoạch định
Lập ngân quỹ và các chi phí thực hiện(8)
Xem xét những tiền đề
và cơ sở khách quan(3)
Thiết lập các mục
tiêu(2)
Xác định các phương án
có khả năng thực hiện(4)
Lập kế hoạch hỗ trợ(7)
Lựa chọn phương án tối ưu(6)
Bước 2:Thiết lập các mục tiêu
Bước này đòi hỏi phải xác định được mục tiêu với các kết quả cụ thể cần đạt
được tại từng thời điểm nhất định .Từ đó cần xác định các công việc cần làm; khi
nào sẽ bắt đầu thực hiện và trong lúc nào sẽ hoàn thành, nơi nào cần chú trọng và
ưu tiên.
Bước 3: Xem xét những tiền đề và cơ sở khách quan
Đó là các dự báo, điều kiện khách quan về môi trường và chính sách cơ bản
có thể áp dụng, các kế hoạch thực hiện của công ty …Điều quan trọng đối với nhà
quản trị là đánh giá chính xác và dự đoán được những biến động cùng sự phát triển
của nó.
Để những người lập kế hoạch hiểu và đánh giá đúng các điều kiện tiền đề và
các cơ sở khách quan của hoạch định , đòi hỏi các nhà quản tri từ cấp cao nhất
trong tổ chức phải có trách nhiệm giải thích và tạo điệu kiện cho những người dưới
quyền hiểu rỏ chúng .
Bước 4:Xác định các phương án có khả năng thực hiện
Đối với những vấn đề và tình huống phức tạp , quan trọng ở mối tổ chức đòi
hỏi các nhà quản trị phải có nhiều phương án kế hoạch để từ đó có thể lựa chọn
phương án tối ưu. Nghiên cứu và xây dựng các phương án để có khả năng xây
dựng được nhiều phương án hoach định đúng đắn và hiệu quả.
Khi các kế hoạch càng to lớn ,càng quan trọng thì việc tìm kiếm và xây dựng
càng nhiều phương án kế hoạch càng tốt. Các nhà quản trị không nên vội vàng, thật
thận trọng trong khâu lựa chọn và thực hiện phương án.
Bước 5: Đánh giá và so sánh các phương án
11
Sau khi xây dựng được các phương án thực hiện mục tiêu khác nhau, chúng
ta cần phải xem xét những điểm mạnh (ưu điểm ) và yếu (nhược điểm ) của từng
phương án trên cơ sở các tiền đề và mục tiêu phải thực hiện.
Có nhiều cách để đánh giá và so sánh các phương án tuy nhiên người ta thường
làm như sau :
1. Lựa chọn các chỉ tiêu hoặc khía canh quan trọng nhất để so sánh và đánh giá ;
2. Xem xét và đánh giá mức độ quan trọng của những chỉ tiêu hoặc mặt( khía
cạnh )nào là nhất , nhì, hai, ba….vv
3. Tiến hành đánh giá các chỉ tiêu và khía cạnh theo hướng để có thể so sanh giữa
chúng càng chính xác càng tốt;
4. Tổng hợp đánh giá chung xem phương án nào giải quyết đươc nhiều vấn đề
quan trọng và cốt yếu nhất
Bước 6:Lựa chọn phương án tối ưu
Sau khi so sánh các phương án, người ta sẽ chọn 1 hoặc các phương án tối
ưu. Để chọn được phương án tối ưu, người ta dựa vào các phương pháp cơ bản sau
đây:
a) Dựa vào kinh nghiệm;
b) Phương pháp thực nghiệm;
c) Phương pháp nghiên cứu và phân tích;
d) Dựa vào các phương pháp mô hình hóa …Vv
Bước 7: Lập kế hoạch hỗ trợ
Trên thưc tế phần lớn các kế hoạch chính đều cần các kế hoạch phụ (bổ
sung) để đảm bảo kế hoạch được thực hiện tốt.
Bước 8:Lập ngân quỹ , các chi phí thực hiện
Sau khi kế hoạch đã được xây dựng xong, đòi hỏi các mục tiêu , các thông
số cần phải được lương hóa như: tổng hợp thu nhập; lợi nhuận ….các khoản mục
12
này sẽ là các mục tiêu chuẩn quan trọng để tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả
kinh tế cùng chất lượng các kế hoạch đã xây dựng.
Câu 7: Thuyết X: Quản trị viên chuyên quyền?
Thuyết X được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, đó là kết
quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các
doanh nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ. Thuyết X đưa ra giả thiết có thiên hướng
tiêu cực về con người:
- Công việc không có gì thích thú đối với phần lớn mọi người.
- Hầu hết mọi người không có khát vọng, ít mong muốn trách nhiệm và thích được
chỉ bảo.
- Hầu hết mọi người ít có khả năng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề tổ
chức.
- Động cơ thúc đẩy chỉ phát sinh ở cấp sinh lý và an toàn.
- Hầu hết mọi người phải được kiểm soát chặt chẽ và thường bị buộc phải đạt được
những mục tiêu của tổ chức.
Từ những giả thiết về bản tính con người nói trên, Thuyết X cũng cung cấp
phương pháp lý luận truyền thống là: “Quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự trừng
phạt; “Quản lý ôn hòa” dựa vào sự khen thưởng; “Quản lý nghiêm khắc và công
bằng” dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng, cụ thể như sau:
- Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động nhằm đạt được những mục
tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người.
- Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp
ứng nhu cầu của tổ chức.
- Nhà quản lý cần phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện,
lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác.
13
- Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc
chống đối của người lao động đối với tổ chức.
Phương pháp quản lý như trên có tác động tới nhân viên:
- Nhân viên luôn cảm thấy sợ hãi và lo lắng.
- Nhân viên chấp nhận cả những công việc nặng nhọc và vất vả, đơn điệu, miễn là
được trả lương xứng đáng.
- Nhân viên thiếu tính sáng tạo.
Khi nhận xét về Thuyết X người ta thấy rằng đây là lý thuyết có cái nhìn
mang thiên hướng tiêu cực về con người và là một lý thuyết máy móc. Theo lý
thuyết này thì các nhà quản trị lúc bấy giờ chưa hiểu hết về các mức nhu cầu của
con người nên chỉ hiểu đơn giản là người lao động có nhu cầu về tiền hay chỉ nhìn
phiến diện và chưa đầy đủ về người lao động nói riêng cũng như bản chất con
người nói chung.
Tuy có những hạn chế như trên nhưng chúng ta không thể kết luận rẳng học
thuyết X là học thuyết sai hoàn toàn vì những thiếu sót của học thuyết X xuất phát
từ thực tế lúc bấy giờ - đó là sự hiểu biết về quản trị còn đang trong quá trình hoàn
chỉnh. Như vậy, việc nhìn ra những thiếu sót của học thuyết X lại là tiền đề để cho
ra đời những lý thuyết quản trị tiến bộ hơn.
Câu 8: Thuyết Y: Quản trị viên mềm dẻo là gì?
Thuyết quản trị viên mềm dẻo, hoặc thuyết “Y” cho rằng:
1. Làm việc là một hoạt động bẩm sinh, cũng giống như nghỉ ngơi hay giải trí;
2. Mỗi người đều có khả năng tự điều khiển và kiểm soát bản thân, nếu như họ được
ủy nhiệm để đạt được các mục tiêu;
3. Người ta sẽ trở nên tận tụy gắn bó với các mục tiêu của tổ chức, nếu họ được khen
thưởng kịp thời và đúng lúc;
4. Một con người bình thường có thể học cả cách chấp nhận và tự nhận trách nhiệm;
14
5. Trong dân chúng nói chung, có rất nhiều người có trí tưởng tượng phong phú, khéo
léo và sáng tạo.
Thuyết “Y” là một khoa học quản trị thông qua tự giác và tự chủ.
Thông qua sự thích ứng có lựa chọn đối với bản thân của con người, nhà
quản trị phải sáng tạo ra những điều kiện phù hợp để cho các thành viên trong tổ
chức có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt nhất bằng tất cả cố gắng.
Quan điểm này khiến ta đi đến một số kết luận quan trọng đối với công tác quản
trị:
1. Cá nhân là mối quan tâm nhất của con người.
2. Cá nhân sẽ cố gắng thỏa mãn những nhu cầu căn bản của bản tính nếu cái lợi lớn
hơn.
3. Cá nhân có thể chịu được sự lãnh đạo.
4. Cá nhân muốn sống và làm việc trong một khung cảnh, xã hội.
5. Cá nhân góp phần tạo lập những cơ chế để phục vụ những nhu cầu chung của tập
thể.
6. Không có con người trung bình.
7. Cá nhân nỗ lực cao nhất khi được trọng dụng.
Câu 9: Thuyết 2 nhân tố của HerBeng
Cơ sở hình thành:
Herzberg đã tiến hành phỏng vấn 203 kỹ sư và nhân viên kế toán tại Mỹ. Kết
quả của cuộc khảo sát này đã tạo ra sự ngạc nhiên lớn vì nó đã làm đảo lộn nhân
thức thông thường.
Nội dung:
Chúng ta thường cho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại.
Nhưng Herzberg lại cho rằng đối nghịch với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là
không bất mãn và đối nghịch với thỏa mãn không phải là bất mãn mà là không
thỏa mãn.
Theo Herzberg:
15
• Nhân tố động viên: là tác nhân của sự thỏa mãn, hài lòng trong công
việc.
• Nhân tố duy trì: là tác nhân của sự bất mãn trong công việc tại một tổ
chức.
Các nhân tố động viên và các nhân tố duy trì được Herzberg liệt kê như sau:
Các nhân tố duy trì Các nhân tố động viên
1. Phương pháp giám sát
2. Hệ thống phân phối thu nhập
3. Quan hệ với đồng nghiệp
4. Điều kiện làm việc
5. Chính sách công ty
6. Cuộc sống cá nhân
7. Địa vị
8. Quan hệ qua lại giữa các cá nhân
1. Sự thách thức của công việc
2. Các cơ hội thăng tiến
3. Ý nghĩa của các thành tựu
4. Sự nhận dạng khi công việc được
thực hiện
5. Ý nghĩa của trách nhiệm
Nhân tô động viên Nhân tố duy trì
Liên quan đến tính chất công việc, nội
dung công việc và những phần thưởng.
Khi thực hiện đúng thì sẽ tạo ra sự thỏa
Liên quan đến quan hệ của cá nhân và
tổ chức, bối cảnh làm việc hoặc phạm vi
công việc.
Khi thực hiện đúng thì sẽ không có sự
16
mãn và hưng phấn trong quá trình làm
việc (hăng hái hơn, trách nhiệm hơn).
Khi thực hiện sai thì sẽ tạo ra sự không
thỏa mãn nhưng cũng không có sự bất
mãn ( vẫn giữ được mức bình thường)
bất mãn nhưng không tạo ra sự hưng
phấn hơn.
Khi thực hiện sai thì sẽ tạo ra sự bất
mãn, ảnh hưởng tiêu cực ( chán nản, thờ
ơ …)
I. Kết luận:
1. Nhóm yếu tố làm thỏa mãn người lao động khác với nhóm yếu tố gây nên sự bất
mãn của họ. Vì thế, xóa bỏ sự bất mãn không có nghĩa là mang đến sự thỏa mãn
cho họ.
2. Để động viên nhân viên, nhà quản lý phải đồng thời:
Thực hiện các yếu tố duy trì để không gây ra sự bất mãn.
Thực hiện các yếu tố động viên để tạo ra sự thỏa mãn.
Câu 1 : Phân tích các yếu tố vĩ mô?
Câu 2 : Trình bày các kỹ năng cần thiết mà nhà quản trị phải có?
Câu 3: Hãy làm rõ các đặc tính trong trường phái quản trị hành chính của Max –
Weber?
Câu 4 : Vẽ và giải thích tháp nhu cầu của Abralam Maslow ( 1908 – 1970 )?
Câu 5 : Vẽ mô hình thông tin trong quản trị và giải thích đặc điểm, nguyên tắc
thông tin?
Câu 6 : Quy trình hoạch định?
Câu 7 : Thuyết X. Quản trị viên chuyên quyền?
Câu 8: Thuyết Y. Quản trị viên mềm dẻo?
Câu 9 : Thuyết 2 nhân tố của Herbeng ?
17